Yêu Đương Cùng Người Lạ - Chương 80
Chương 80 – Quyển 8.3 – Cửu Nãi (bà 9) Kỳ Lạ
Tôi ngẩng đầu lên, nhìn hắn nói từng chữ: "Tại sao tôi phải tin anh?!"
Hắn cũng nhìn tôi, nhưng không nói gì.
Tôi chậm rãi thở ra, nói: “Thôi quên đi, tôi phải tự giữ tiền của mình.”
Tôi vừa quay người đi thì có một lực kéo tôi quay trở lại, bị quay tới 360 độ như vậy, chưa gì môi tôi đã bị bịt kín. Nụ hôn ngắn ngủi, nhanh chóng, nhưng mũi gỗ đã kịp lan khắp cơ thể tôi.
Hắn nhanh chóng rời khỏi người tôi, nhưng giọng nói đã kề sát bên tai tôi: “Anh làm sao mới thuyết phục được em? Nếu như anh không muốn trả lại thì chắc chắn Lý gia nhà em sẽ không lấy được gì cả.”
Tôi hung dữ trừng mắt nhìn hắn. Hiện giờ hai chúng tôi gần nhau tới vậy, nhưng mà từ tối qua tới giừo hắn đều lạnh lùng như thể đã quên mất chuyện ngày hôm đó. Tới mức, tôi thực sự nghĩ mình đã mất trí nhớ.
Tôi vội vòng tay ôm lấy eo hắn. Cử động này dường như khiến hắn bất an, muốn lùi lại, nhưng tôi nhất định ôm chặt khiến hắn muốn lùi cũng không được. “Em còn giấy nợ đó. Nếu anh dám làm mất giấy nợ của em, em sẽ bảo Dương Nghị ngày ngày giờ giờ đăng bài trên mạng, nói Liêu gia nhà anh hứa không giữ lời. Hồi đó muốn chống Nhật thì đi nhờ vả nhà em, xong rồi giờ thì sao? Vay nợ phải có lãi đó. Liêu gia anh tính quịt nợ luôn hay sao hả?”
Hắn trông có vẻ cạn lời, nhìn tôi như thể tôi điên rồi.
Tôi kiễng chân lên, hôn nhẹ lên cằm hắn: “Anh là người được gia tộc anh coi trọng! Em không quan tâm tại sao tên anh lại có trên bài vị! Anh là anh! Anh, là của em… anh càng không phải…”
Hắn chợt kéo tay tôi ra, đẩy tôi: “Về phòng đi, anh mang bữa sáng lên phòng cho em. Em ăn xong anh sẽ dẫn em đi tìm người.”
Nói rồi hắn quay người đi về phía bên kia sân. Tôi không chịu nghe lời nên đuổi theo và nắm lấy cánh tay hắn, lần này hắn cũng không gỡ tay tôi ra nữa.
Phòng bếp rất rộng, còn có chỗ để củi, nhưng hình như không dùng nữa. Trên chiếc bếp nhỏ gần đó, có cái gì đó đen xì xì? Hình như là một chiếc nồi đen đang tỏa hương cháo gạo lứt thơm lừng.
“Cái nồi ư?” Tôi kêu lên. “Mình xuyên không sao?” Tôi có thể hiểu tại sao Liêu Thanh Cơ luôn dùng đèn dầu, nó là sự giao thoa giữa văn hóa hiện đại và truyền thống cổ xưa. Nhưng nếu tôi không nghiên cứu lịch sử thì tôi sẽ không biết thứ nãy cũng là nồi.
"Nồi không thể thay thế được." Liêu Thanh Cơ vừa múc cháo vừa nói: “Nhọ nồi (*) là một loại thuốc cổ truyền rất quan trọng trong Đông y, nhưng giờ chẳng còn mấy nhà dùng nồi. Nếu như mình cũng bỏ nốt thì sau này cần biết tìm đâu.”
[(*) Góc cập nhật kiến thức: không biết các bạn còn nhớ Tây Du Ký hồi 69, Tôn Ngộ Không làm thuốc cho quốc vương nước nào đó đã dùng đến 2 vị thuốc đặc biệt là Bách Thảo Sương và Nước tiểu của Bạch Long Mã không? Nước tiểu của BLM thì bỏ qua, vì là nước tiểu rồng =)) nhưng Bách Thảo Sương – Nhọ nồi, thực sự là một vị thuốc đó nha.
Bách thảo sương có tên gọi khác là nhọ nồi, lọ nghẹ, táo muội, táo đột mặc, muội nồi, oa đề khôi, ngạch thương mặc, táo ngạch mặc,... Tên khoa học là Pulvis fumicarbonisatus. Đây không phải là một loại dược thảo, nên không được gọi là cây bách thảo sương.
Bách thảo sương là phần muội màu đen đóng lớp bên dưới đáy nồi, chảo. Lớp muội này hình thành khi sử dụng rơm rạ hoặc các loại cây cỏ nhóm lửa nấu ăn trong một thời gian dài. Theo giải thích từ y học cổ truyền, nhọ nồi được tạo thành từ hàng trăm loại cây (bách thảo), được đốt cháy thành lớp khói bám vào đáy nồi. Khi tán thành bột mịn thì muội nồi nhẹ như sương. Vì vậy, vị thuốc này được đặt tên là bách thảo sương.
Bách thảo sương có tính ôn, vị cay, có khả năng sát khuẩn, chống viêm, giải độc và cầm máu rất tốt. Vì vậy, loại dược liệu này được sử dụng để điều trị các bệnh lý như: Chảy máu cam, rong kinh, ho ra máu, nôn ói ra máu (sau khi dùng nhiều rượu bia), băng huyết, phụ nữ ra máu do động thai, chảy máu ngoài vết thương, chảy máu chân răng, tả lỵ, lở loét da đầu, hói đầu, rụng tóc,... Dược liệu này mới chỉ được sử dụng trong phạm vi đông y, chưa được khẳng định tác dụng bởi các nghiên cứu y học hiện đại.
Hết góc cập nhật. ]
“Anh còn kiêm cả làm bác sĩ à?”
“Là Đạo Y. Ngày nay nhiều phương pháp chữa bệnh của Đạo giáo bị thất truyền, cũng giống như kỳ môn độn giáo vậy. Quá nhiều thứ đã bị thất truyền, nhiều thứ thuộc về văn hóa của tổ tiên của chúng ta đã không được truyền lại. Ngày nay, tuy y học cổ truyền của chúng ta có chút liên quan, nhưng anh đã từng nói chuyện với một bác sĩ y học cổ truyền, ông ta nói rằng giáo sư dạy ông ấy Chúc Do Khoa cũng không tin vào điều đó thì làm sao mà ông ta học được bây giờ? Ngay như phong thủy cũng vậy, người tin, người không. Một quốc gia đã hoài nghi chính những kiến thức cổ đại của tổ tiên thì làm sao có được lòng tự tôn dân tộc đây?”
[Lại là góc cập nhật kiến thức: Mèo mới google xong về Khoa Chúc Do < Khoa chúc do: Thuật chữa bệnh thần bí cổ xưa trong Đông y (ntdvn.net)>
Trong Đông y cổ xưa có rất nhiều khoa mục trị bệnh rất đặc biệt, không cần bắt mạch, châm cứu, uống thuốc, chỉ dựa vào bùa, chú, cấm kỵ, cầu khấn để trị bệnh. Bởi vì khoa mục này trong phân loại đứng thứ 13 nên thường gọi là khoa 13 chúc do. ]
Đây là dịp hiếm hoi tôi nghe Liêu Thanh Cơ nói nhiều vậy mà lại còn sâu sắc nữa.
Hắn đặt bát cháo xuống trước mặt tôi, tôi cũng không ngại mà ăn sáng ngay trong gian bếp này. Trên chiếc bàn nhỏ trong bếp có một đĩa gừng chua, rất ngon. Món muối chua rất phổ biến ở Quảng Tây, nó không chỉ là món dưa bắp cải muối hàng loạt Thúy Hoa, mà là một loại muối chua riêng có của nơi đây. Rau được rửa sạch, cho vào vại cùng một vài loại rượu ngọt, một thời gian sau rau sẽ trở nên chua.
Tôi ăn cháo với gừng chua, cười nói: “Em còn nhớ hồi còn bé xíu em cũng ăn thế này. Bữa sáng có cháo gạo lức nè, sữa, bánh mì, bánh ngọt, sữa đậu nành, bánh trứng, quẩy… lâu rồi không được ăn nữa. Hồi em đi học đại học, em kể bạn nghe về món cháo này, nhưng bạn em đều cười bảo là gạo đen thui làm sao mà có thể ăn chứ? Ha ha, đó là họ không biết chúng ta còn có gạo huyết rồng nữa, chưa kể còn nếp than các thứ.” Tôi vừa nói vừa múc cháo.
Hắn ngồi cạnh tôi, tay cầm đũa khều khều mấy hạt cơm.
“Gạo trân châu, cũng chuyên để nấu cháo.” Liêu Thanh Cơ không ăn nhiều, chỉ nhìn tôi.
Những hạt cơm nấu bằng gạo trân châu thật sự giống những viên ngọc trai, hạt gạo to và tròn (Là gạo Nhật đó các bạn ạ_Mèo)
Tôi nghiêng đầu sát lại hắn: “Sao anh cứ nhìn em vậy? Anh thấy cô gái của anh có đáng yêu không?”
Hắn nhìn đi nơi khác và thay đổi chủ đề. Chúng tôi nói về việc ba mẹ tôi phải nhập viện và tình trạng của họ, tôi cũng hỏi thêm về Liêu Phúc Hải.
Hắn kể rằng Liêu Phúc Hải đã tạo nên vụ tai nạn của ba mẹ tôi, sau khi lấy được giấy nợ thì gã dùng giấy nợ để ép những người lớn trong gia tộc cho gã dẫn đội làm nhiệm vụ. Gã có giấy nợ, gã cũng có thể xé-hủy nó.
Chuyện đã xảy ra từ rất lâu, và gã muốn giấu những thông tin với cả đội, dù trên thực tế thì cả đội đều là người của Liêu gia. Nhưng tiếc rằng gã đã tính sai, những trưởng lão trong gia tộc dù rất muốn có được Huyền Quy (con rùa đen) đó, nhưng họ lại không đồng ý với những cách làm thiếu trung thực của gã. Thời chiến mà Liêu gia vẫn hạ bút viết giấy nợ cho thấy rõ họ thực sự nghĩ tới ngày trả lại cho nhà tôi.
Lúc chúng tôi gần ăn xong thì có một phụ nữ lớn tuổi bưng giỏ rau vào bếp. Thân hình bà khá đầy đặn, thấy tôi thì cười tới mắt chỉ còn một đường kẻ ngang. “Muội tể a, cháo của chúng tôi ngon hơn ở ngoài nhiều lắm nha.”
[Chỗ này Mèo chưa biết nghĩa là sao, nguyên văn bà thím gọi bé Phúc là 妹崽, trong đó Muội là em gái đó, còn chữ Tể có nghĩa là con trai, nam giới. Xem trong cách xưng hô tiếng Phổ Thông, tiếng Quảng với tiếng Tiều đều không có. Có lẽ do vùng Quảng Tây nó sẽ khác. Bạn nào rành nói Mèo sửa nha. Không thì chút nữa nếu có dùng chữ 妹崽mình sẽ dịch là ‘em gái’ nha.]
Tôi ngượng ngùng gật đầu. Mới sáng sớm đã bị bắt gặp ở đây, chẳng phải rõ ràng nói lên việc tối qua tôi ở đây sao? Tôi quay sang nhìn Liêu Thanh Cơ bên cạnh, hắn vẫn giữ vẻ mặt lạnh lùng và không nói gì.
Thím kia nói tiếp: “ Thật tốt khi cô tới đây đó. Bao nhiêu năm qua tôi chưa từng thấy có người ngồi ăn với cậu ấy.”
Tôi nhìn Liêu Thanh Cơ bên cạnh, vẫn im lặng.
“Cậu ấy vậy đó, chẳng nói năng gì, làm gì có ai muốn tới ăn cùng chứ.”
Tôi cười: “Con thấy tội anh ấy ghế. Mà thím à, cháo dì nấu ngon quá.”
“Gạo lức tốt cho dạ dày, cô ăn nhiều vào.”
Về phần vì sao tôi lại xuất hiện ở đây, thím cũng không hỏi lý do.
Ăn cháo xong, Liêu Thanh Cơ dẫn tôi ra khỏi sân.
Sau khi quan sát kỹ khoảng sân vào ban ngày, tôi nhận ra rằng đây có lẽ là nhà thờ tổ tiên của họ hay gì đó tương tự, và đó hoàn toàn không phải là nhà của ai cả. Sống ở một nơi như thế này, Liêu Thanh Cơ chắc chắn không có gia đình. Ít nhất là không có vợ.
Ra khỏi sân, tôi theo hắn lên xe. Tôi hỏi hắn rằng đi có xa không, chẳng phải hắn đã nói rằng sẽ nói rõ với các trưởng lão của Liêu gia việc tôi sẽ tham gia với tư cách đại diện Lý gia sao? Sao lại phải đi bằng xe cơ chứ?
Hắn vẫn không đáp, nên tôi chỉ còn cách làm theo thôi. Xe chạy ra hướng cổng thôn, đi ngang qua sạp thịt ngay cổng thôn, hắn thò tay ra ngoài đưa 20 tệ, ông chủ cười cười, cắt cho hắn một miếng thịt, vừa cắt, vừa liếc nhìn tôi vài lần.
Sao tôi tự nhiên có linh cảm xấu nhỉ? Liêu Thanh Cơ không nói chuyện với mọi người nhưng sao mọi người vẫn hiểu nhỉ? Không phải là hắn muốn đem tôi đi bán, cả thôn biết và đang giúp hắn chứ hả?
Tôi tự mình bị hoảng sợ bởi suy nghĩ của chính mình. Nhưng, nếu chỉ xét về quan hệ giữa tôi và Liêu Thanh Cơ thì hắn chẳng cần phải mang tôi đi bán.
Tâm trạng bất an, tôi ngồi trên xe cùng hắn đi ra khỏi thôn, chạy một lát thì tới một ngôi làng khác. Các ngôi làng, thôn xóm đều rất gần nhau.
Cuối cùng, chiếc xe cũng dừng lại, Liêu Thanh Cơ đưa tôi xuống xe, không giải thích tiếng nào mà dẫn tôi vào một khoảng sân nhỏ đổ nát gần đó.
Khoảng sân có những bậc thang rất cao, tất cả đều là phiến đá to ghép lại. Trên cánh cửa, dưới mái hiên, mạng nhện giăng khắp nơi. Nhưng mà không phải mạng nhện đầy bụi bẩn thỉu, mà là những mạng nhện sạch sẽ, hoàn chỉnh, thậm chí còn thấy cả vài con nhện to đây đó.
Tôi có chút sợ hãi, nắm lấy cánh tay của Liêu Thanh Cơ mà hỏi: “Đây là đâu vậy? sao người ta còn không quét hết mạng nhện đi?”
“Nhà của Cửu nãi.” Hắn nói, “Cửu nãi kêu em làm gì thì em không cần sợ hãi, anh sẽ ở kế bên quan sát, hơn nữa, anh và bà ấy là người cùng thôn. Em là người anh đưa tới, nên bà ấy cũng không dám làm gì em đâu.”
Tôi chưa hiểu, tính hỏi thêm thì có một người bước ra khỏi cổng, nheo mắt, ngẩng đầu lên. Một bà già đang nheo mắt nhìn.
Liêu Thanh Cơ đưa miếng thịt heo ra: “Cửu nãi, ta mang người tới đây, ngươi giúp ta xem cô ấy có phù hợp không.”
"Ồ, tới đây nào cô gái, để ta xem nào.”
Liêu Thanh Cơ đẩy nhẹ tôi lại gần Cửu nãi. Bà lão cũng phải bảy tám mươi tuổi, tôi vốn luôn kính trọng người lớn tuôi nên cũng nhẹ gọi một tiếng Cửu Nãi.
Cửu nãi bước vào nhà, tôi đứng ở cửa nhìn theo, trong nhà tối om. Căn nhà không phải xây bằng gạch, mà là vách bùn đất, hoàn toàn không sơn phết thêm vôi vữa gì, nhìn đúng như những ngôi nhà của những người nghèo nhất thập niên 40-50 của thế kỷ trước.
Sau khi mắt quen với bóng tối, tôi có thể thấy rõ động tác của tay Cửu Nại. Bà lấy một ống tre trên kệ cao xuống, lắc vài cái rồi rút ra một thanh tre. Bà ấy bước đến gần tôi với cây gậy tre dài và nắm lấy tay tôi bằng một bàn tay nhăn nheo nhưng cứng rắn.
Tôi kêu lên, nhưng chưa kịp nói hết câu thì thanh tre dài và mảnh đã đâm vào ngón tay tôi, máu chảy ra.