Một Đời Như Kẻ Tìm Đường - Chương 14

CƠ HỘI TỚI VỚI MỖI CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

1. Có một nhà văn đã nói rằng cơ hội thường trá hình khi tới tận tay chúng ta. Rất nhiều khi cơ hội trông giống như một công việc nặng nhọc, khó khăn. Người thức thời nắm lấy công việc khó nhọc đó để khám phá ra rằng chính đây mới là một cơ hội hiếm có.

Trong suốt thời kỳ trẻ tuổi, đúng là tôi toàn nhận những việc thật khó khăn để rồi đến khi thực hiện xong những công việc được giao, tôi mới hiểu ra rằng có bao nhiêu người đã quan sát việc làm của mình và sẽ tín nhiệm mình sau này.

Trong những người bạn trẻ của tôi, biết bao người mơ lên làm giám đốc hay những vị trí nào khác cao hơn. Con đường nhanh nhất đưa tới đích là sự chứng tỏ mình có đủ khả năng kỹ thuật và tạo lòng tin.

Năm 1998, tôi vừa vào Tập đoàn Suez nhận vị trí Tổng giám đốc phát triển thị trường Châu Á. Tổng hành dinh của tôi ở Singapore. Đúng vào lúc đó thì bên Indonesia bệnh cúm gia cầm (SARS) hoành hành và đang lan rộng. Tại Jakarta có nhiều người tử vong. Công ty của tôi vội vàng ra lệnh sơ tán toàn bộ nhân viên về Singapore. Những chuyến bay đặc nhiệm đầu tiên đã tới Singapore ngay ban đêm. Tôi đã ra đón từng nhân viên một, thậm chí chính tay tôi đã giúp nhiều gia đình chuyên chở hành lý nặng cũng như bế các cháu bé về các khách sạn ở tạm thời.

Vì tôi mới vào công ty, nên không ai biết tôi, họ đang tản cư với tâm trạng “tang tình bối rối” nên cũng chẳng ai hỏi tung tích của tôi. Cứ như thế, từng đợt máy bay đêm, từng đợt nhân viên với hành lý và con nhỏ và đợt nào tôi cũng có mặt. Mỗi khi toàn thể nhân viên đã được vớt ra khỏi Indonesia rồi thì có bạn mới hỏi tôi là ai, vì họ vẫn đinh ninh tôi cũng chỉ là nhân viên của hãng hàng không nên mới phải đón tiếp họ vào giờ đêm. Họ ngã ngửa ra khi biết tôi là sếp cao trên cùng của họ. Họ tự ý báo cáo sự việc và ngay sau đó, Hội đồng Quản trị Tập đoàn đã viết thư cảm ơn tôi.

Và chỉ vài tháng sau, họ tặng tôi luôn vị trí Chủ tịch toàn bộ các công ty con của Suez bên Châu Á. Nếu bạn hỏi tôi việc khuân vác hành lý và dỗ các cháu bé đang khóc liên quan gì tới vị trí của chủ tịch tương lai thì không, chẳng có liên quan gì. Nhưng Tập đoàn đã được chứng kiến tận mắt tính nhân ái, khiêm tốn và tinh thần trách nhiệm cao của tôi, và tuy tôi mới vào công ty được vài tuần, họ đã có đủ chứng tích để tín nhiệm tôi hoàn toàn. Thử hỏi có Tổng giám đốc nào đi xách va-li ban đêm cho nhân viên trong cơn hoạn nạn của mình không? Lúc làm việc đó, tôi chẳng nghĩ gì, tính toán gì, mình làm sếp thì có bổn phận phải ân cần với nhân viên, chỉ có thế.

Tuy nhiên tôi đâu ngờ chính lúc đó tôi đã tự tạo một cơ hội để tiến thân.

Bạn nhé, không có cơ hội nào giống như ai đó mang một khay vàng khối đến tặng bạn. Cơ hội tới như một dịp để chính bạn chúng tỏ khả năng, nỗ lực và trí tuệ. Những cơ hội sau sẽ tới nhiều hơn nữa, dồn dập hơn nữa, vì bạn đã tạo ra lòng tin.

2. Khi cơ hội tới rồi thì đã đến lúc bạn cần có vốn để thực hiện những mục tiêu của mình. Tôi đã gặp rất nhiều bạn hơi ngỡ ngàng trước vấn đề tìm vốn. Tôi nhìn nhận vấn đề thật là khó. Ở những nước tiên tiến, trù phú và được hành lang pháp luật bảo vệ thì vấn đề tìm vốn cũng đã khó rồi. Ngân hàng là nơi tráo trở, không phải vì họ tự nhiên hay muốn như thế, nhưng vì họ phải quản lý rủi ro, do đó họ rất thích cho những người giàu mượn tiền!

Ở nước ta thì lĩnh vực địa ốc vẫn tiếp tục nuốt những số vốn khổng lồ, nên việc tìm vốn cho những công tác ngoài địa ốc càng khó.

Thực ra, nhìn việc tìm vốn đơn thuần như vậy thì thực sự hơi ấu trĩ, vì khi bạn cần tiền thì chẳng ai đủ điên để bỗng nhiên lót đường tài chính cho bạn đi.

Việc tìm vốn không bao giờ là một sự bỗng nhiên theo nhu cầu, mà là một quá trình gây cảm tình, tạo tính thuyết phục, quảng cáo lợi ích, chứng minh lợi nhuận từ thuở dự án của bạn còn ở thời kỳ manh nha. Tôi có thể quả quyết với bạn đọc là khi dự án của bạn còn ở thời kỳ sơ khởi mà bạn đã đi ướm thử những ai có chung mục tiêu, hoặc sẽ thừa hưởng những kết quả của dự án, thì đến khi dự án chín muồi, bạn cứ yên tâm, sẽ có người tỏ ý muốn đồng hành với bạn. Họ sẽ đem vốn tới.

Bạn thử nghĩ xem, những dự án tốt đẹp thì hiếm, mà tiền vốn nhàn rỗi lại quá nhiều, tôi tin chắc rằng mỗi khi có một dự án nghiêm túc ra đời thì có người muốn nhập cuộc. Số đông sẽ nhập cuộc bằng vốn, vì đơn giản, nào họ có gì khác để đóng góp? Thành thử hãy tập trung vào việc xây dựng để dự án thành hình, bạn sẽ không phải quá lo về chuyện kiếm vốn. Còn nếu vẫn chưa kiếm ra vốn thì bạn hãy tự trách rằng mình chưa làm cho dự án thực sự chín muồi, chưa thể hiện được tính sáng tạo, chưa thuyết phục được rằng dự án đem lại được giá trị thật trước những nhu cầu hiển nhiên.

Tôi biết vô số những nhà đầu tư nhỏ, có vỏn vẹn một hai chục tỷ để đầu tư nhưng chỉ than rằng tiền nhàn rỗi của mình chưa tìm được một dự án nào đủ sức quyến rũ và thuyết phục. Chính đây cũng là mâu thuẫn, vì khi những dự án “tốt quá” thì xử lý tình huống vốn quá dồi dào lại rất khó. Bạn cũng phải biết sợ khi quá nhiều vốn tới ủng hộ dự án của mình.

3. Một trong những yếu tố khó kiếm nhất không phải vốn mà là óc sáng tạo. Nếu bạn có óc sáng tạo thì tiền vốn thích theo bạn lắm. Điều đó không có nghĩa là bạn sáng chế cái gì họ cũng sẽ theo. Con đường bạn phải chọn là củng cố tính khả thi, tính thực tế, phải đối chiếu dự án của mình với chính người tiêu dùng hay khách hàng của mình, họ có thích dự án không, giá nào thì họ mua... Bạn đang gần đích của mình lắm, nhưng chính vào lúc này bạn cần tỉnh táo để bảo đảm tính khả thi của việc làm. Đây không còn là lúc tạo cơ hội mà là đi tới thực hiện thật.

4. Trong mọi trường hợp, bạn chỉ thực sự thành công khi lấy được nhân tâm, tạo được sự ủng hộ của cộng đồng. Muốn đạt được mục tiêu này, bạn phải luôn luôn giữ tính liêm khiết, làm việc vì lợi ích của cộng đồng. Thuyết phục được cộng đồng thì cơ hội của bạn mới thực sự là một cơ hội, còn trước đó bạn vẫn phải xem nó là ảo. Một ý tưởng đơn thuần không bao giờ có thể được gọi là cơ hội. Có vốn rồi, vẫn chưa! Tạo ra sản phẩm rồi, vẫn chưa đâu!

Chi khi nhận được sự ủng hộ hiện thực của cộng đồng thì bạn mới có thể chắc chắn là cơ hội đã thực sự tới. Lúc đó nếu bạn đi vay vốn, cộng đồng sẽ ủng hộ dưới hình thức này hay hình thức khác.

Thậm chí sẽ có đông người muốn đồng hành cùng bạn.

5. Cơ hội sẽ càng nhiều khi lợi ích càng cao, giá trị được tạo ra càng được xã hội yêu thích.

Sometimes, the questions are complicated and the answers are simple. Đôi khi những câu hỏi đặt ra thì phức tạp, nhưng những đáp án lại đơn giản.

- DR. SEUSS Rút cục, nếu phải nói ngắn gọn cơ hội là gì, nó tới với mình như thế nào, tôi chỉ có một lời đáp cùng một lời khuyên. Bạn đừng bỏ công bình nó làm gì, vì những cơ hội đầy rẫy khắp nẻo đường.

Nhưng tất cả những cơ hội đó còn ảo, chưa có người hưởng ứng, chưa có nhà đầu tư, chưa có ai nhìn nhận giá trị tiềm tàng.

Cơ hội đi với con người của bạn. Đây là một bài học tôi mất rất nhiều năm để thấu hiểu!

Có người than có rất ít cơ hội. Hỏi ra, bạn này không đóng góp mấy cho cộng đồng, thậm chí không nghĩ tới việc tham gia một công cuộc thực hiện nào. Nhưng cũng có người than ngược lại, có quá nhiều cơ hội, không lấy đâu cho hết. Hỏi ra bạn này tham gia nhiều việc xã hội, từ thiện, có mặt mỗi khi có sinh hoạt tập thể. Bạn này đóng góp vui vẻ, không kể công, lúc nào cũng tiền phong tự nguyện.

Xã hội sẽ tặng lại bạn gấp mười lần những gì bạn tặng cho xã hội. Và nếu bạn tặng cả con người liêm khiết và năng động của mình thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu xã hội sẽ luôn luôn dành ưu tiên cho bạn.

Vậy hãy cho đi bạn nhé, mỗi khi có cơ hội để cho. Càng cho nhiều thì sự lựa chọn của bạn sẽ càng rộng rãi, dễ dàng và được ủng hộ. Thành thử cơ hội sẽ tới với bạn khi bạn tạo cơ hội cho người khác.

Quả nhiên, như thế mới hợp lý!

Tản mạn về những ám ảnh không đáng có của tuổi tác Youth is the gift of nature, but age is a work of art.

Tuổi trẻ là món quà của tạo hóa, nhưng tuổi tác mới thực sự là tuyệt phẩm.

STANISLAW JERZY LEC

Tôi thường sống giữa nhiều nơi trên địa cầu, và một trong những điều làm tôi ngạc nhiên nhất là nhận thức về tuổi tác rất khác giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa. Thế giới đã và đang thay đổi nhanh chóng, tuổi thọ trung bình của con người cũng tăng rất nhanh, tuy không đồng đều mọi nơi, nhưng hình như chúng ta vẫn cứ khư khư trung thành với những ý niệm xưa về tuổi tác, không chịu đổi những thói quen mà chúng ta cho là phù hợp với một tuổi nào đó cố định. Chúng ta vẫn bồn chồn vội vã trong cuộc sống, y như mỗi người không còn nhiều thời gian trước mặt.

Hình như chúng ta quên mất rằng mình ngày nay được hưởng một quỹ thời gian sống bình quân 80 năm, tức gấp đôi tuổi thọ của Blaise Pascal – một nhà bác học, toán học, triết gia, một nhà văn nổi tiếng hoàn vũ vào thế kỷ XVII. Blaise Pascal, với vỏn vẹn 39 năm cuộc đời, nếu trừ đi 24 năm tuổi trẻ thì chỉ còn lại 15 năm ngắn ngủi, đã làm cho khoa học, triết học thế giới tiến hơn lên một bước dài.

80 năm là gấp đôi tuổi thọ của Frederic Chopin, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất hoàn vũ vào thế kỷ XIX. Chỉ cần 39 năm ngắn ngủi, ông đã có đủ thời gian để lại cho chúng ta vô số tác phẩm bất diệt.

80 năm cũng nhiều hơn tuổi thọ của Steve Jobs 24 năm, tức hai giáp, một vĩ nhân của thế kỷ XX và XXI, một người đã biến đổi hoàn toàn thế giới của chúng ta. Ông chỉ cần sống 56 năm trên đời để tạo ra cả một thế giới ảo và thật cho tất cả chúng ta. Những công trình của ông thật vĩ đại. Thử tưởng tượng ông còn được hưởng thêm 2 giáp nữa để nghiên cứu và phát triển, không biết thế giới còn thấy xuất hiện những thứ gì kỳ khôi nữa từ ông!

Những vĩ nhân nói trên đều được biết đến như những người không theo nhịp sống vội vã, hấp tấp. Đây có phải một bí ẩn chăng, hay chỉ là những chuyện dĩ nhiên, đáng lẽ phải giúp chúng ta hiểu và sống ôn tồn hơn, nhịp nhàng với thời gian hơn?

Nếu quan sát các dân tộc trên thế giới, có thể thấy rất nhiều dân tộc tiến bộ rất nhanh, tuy người dân lại cho ta cái cảm tưởng họ luôn luôn lững thững, tà tà trong nhịp sống. Dân tộc Thụy Sĩ hoặc Mã Lai chẳng hạn. Hai dân tộc này sống rất đúng đinh, chẳng hề vội vã. Không biết sao họ lại tiến nhanh như thế? Thiết tường chúng ta cần tìm hiểu tại sao, vì biết đâu, chúng ta lại tìm ra những bí quyết nào đã từng cho phép họ đi rất nhanh tuy vẫn bước rất chậm.

Không phải ai cũng cảm nhận thời gian giống chúng ta đâu!

Tôi có một người bạn tên là Jean Dumas, năm nay (2019, khi tôi viết chương sách này) đã 74 tuổi. Ông vừa mua một miếng đất bên bờ biển Bretagne (Pháp). Gặp Jean mới đây, ông vui vẻ khoe với tôi là ông đã xây xong nền móng của ngôi nhà mà ông bà dự định sống trong những năm tháng tuổi già.

Hỏi Jean bao giờ nhà sẽ xây xong, tôi mới ngã ngửa ra khi nghe ông kể: “Anh Phan biết không, tôi làm việc đó chỉ có một mình, không có máy móc, chỉ dùng tay chân của bản thân, nên có lẽ phải ba bốn năm nữa mới xong. Mệt nhất là phải lên tinh để vác gạch, sắt và xi măng về công trường. Sylvie (vợ ông Jean) thì giúp tôi pha xi măng và sẽ thầu việc trang trí sau này, nhưng bà đã bắt đầu may màn cửa sổ để đến khi xây xong thì màn cũng có sẵn để treo luôn”.

Tôi lại hỏi Jean: “Sao anh không giao việc này cho công ty xây dựng thì anh chị sẽ được hưởng nhà sớm hơn?”.

“Ấy chết, đâu có! Hạnh phúc là chính tay mình xây cất nên ngôi nhà. Con cái sau này sẽ được hưởng ngôi nhà chính tay của tụi tôi xây. Nền xây cho một nghìn năm, tường dày và chắc đủ sức chống chọi với giông tố mạnh nhất. Nước sơn chúng tôi dùng là loại sơn cho tàu thủy, phải 20 năm mới tróc. Cái thú chính ở việc tự tay mình làm anh ạ, xây nhà là để tiếp tục sáng tạo nên một cái gì trong cuộc đời, chứ nào chúng tôi có thiếu nhà để ở! Và chăng, tôi với anh đều đã về hưu, mình không làm gì thì thời gian và không gian quá rỗng, sống thêm để làm gì?”.

“Bốn năm nữa anh 78, chị 74 nhi?”.

Jean hiểu ý tôi bèn vừa cười lộ răng trắng dn vừa nói: “Anh biết không, hôm qua tôi đọc báo thấy có một ông cụ 87 tuổi rồi mà ngày nào cũng vào rừng đến một hai cây để dần dần tự xây nhà bằng gỗ, tôi phục lăn! Trong đời tôi, lúc nào tôi cũng trân trọng cuộc sống. Mình làm người, không nên có tư duy vô dụng - vô dụng cho xã hội đã đành, nhưng lại còn vô dụng cho chính mình thì mới thê thảm. Tuổi là gì anh nhi, đối với tôi lúc nào đó thì cũng phải chết, cái chết nào mà chẳng gián đoạn chuyện đang làm? Nào tôi có dám nói tôi sẽ xong nhà trước khi chết đâu! Tôi chỉ nói chúng ta hãy trân quý sự sống như là một ân huệ. Sống là thực hiện ý thích, giấc mơ. Tôi còn đầy giấc mơ anh Phan nhé! Lúc nào chết thì buông, nhưng còn sống ta còn phải tặng cho chính ta thú vui rằng ta đã nhận được cái ân huệ của cuộc sống bằng cách tiếp tục thực hiện giấc mơ”.

Đối với Jean và Sylvie, tài sản là vô nghĩa, vì ông bà ấy có thừa để mua thẳng một biệt thự đã hoàn tất từ chủ đầu tư. Nhưng việc xây nhà là tạo giá trị trong sự khuây khỏa thư giãn. Nỗ lực không ngừng để tạo giá trị thì sống mới có ý nghĩa. Thành thử, câu chuyện với Jean bắt đầu bằng tuổi tác, mà rồi ý niệm về tuổi tác đã biến mất lúc nào không hay.

Tôi nghĩ chẳng phải cầu nguyện cho họ sống lâu để hưởng nhàn, vì tuổi tác rõ ràng không phải là vấn đề với họ, hưởng nhàn cũng không. Hạnh phúc với họ là ở trong công việc tạo giá trị, thể hiện chính con người của mình, ngay tại đây, ngay lúc này, trong một giấc mơ mình yêu thích. Và chỉ có thế!

NHỮNG NGƯỜI BỊ NHỐT TRONG LẦU VÀNG, TRONG THẾ GIỚI KHÔNG MANG THỜI GIAN TÍNH

Tôi xin kể một câu chuyện khác, trái ngược hẳn với chuyện của Jean và Sylvie.

Mỗi khi về Kuala Lumpur, nơi tôi có một căn hộ nhỏ bé và nhất là làm thành viên của một câu lạc bộ huyền thoại, “The Royal Selangor Club”, tôi gặp hai anh Syarir và Imran vào mỗi buổi sáng.

Tôi đã về hưu từ lâu, nhưng hai anh còn ở tuổi năng động. Syarir năm nay 35 tuổi và Imran thì mới tròn 22 xuân xanh.

Sáng nào cũng thấy hai anh đến câu lạc bộ trước tôi, ngày làm việc cũng như ngày cuối tuần. Họ có cái thú tắm buổi sáng trong câu lạc bộ trước khi điểm tâm, rồi sau đó chơi golf với nhau.

Chơi xong vào giờ trưa, họ lại tắm rồi dùng bữa trưa lê thê trước khi đi nghỉ trưa ngay tại câu lạc bộ. Đến 5 giờ chiều, khi một số bạn khác đi làm về, họ nhập bọn ngồi uống bia hơi với nhau cho đến bữa tối, đôi khi thấu khuya. Và ngay sáng hôm sau, Syarir và Imran lặp lại đúng chương trình ngày hôm trước. Ngày nào cũng giống như ngày nào, y đúc. Và chi lúc nhúc ở đúng một nơi, đó là Câu lạc bộ The Royal Selangor.

Imran là con của một siêu đại gia sở hữu hơn 20 công ty.

Nơi nào cha làm chủ thì con cũng có ghế trong Hội đồng quản trị.

Ông con được cha tặng lương khủng mỗi tháng, một chiếc limousine với tài xế và một chiếc siêu xe đua Maserati phiên bản mới nhất. Ở tuổi anh, người khác còn chưa tốt nghiệp đại học, nhưng đối với anh thì việc đi làm đã trở thành một món phụ thuộc và vài dòng trên thẻ tên. Cái gì anh cũng đã có rồi, và dường như anh muốn có thêm thứ gì cũng chẳng phải vấn đề nan giải.

Còn Syarir là con cháu của hoàng tộc một bang lớn của Mã Lai. Anh chẳng có việc gì mấy, đi một chiếc siêu xe thể thao tầm thường hơn, nhưng anh được ân huệ vĩnh viễn là nhà nước và gia đình nuôi anh trọn đời. Anh còn có thêm một ưu đãi là chẳng phải xin phép làm gì, giấy tờ hành chính đã có phụ tá lo cho hết. Nếu lỡ anh bị phạt khi lái xe thì cảnh sát sẽ vội vàng xin lỗi lúc nhận ra anh. Dòng dõi hoàng tộc là thế!

Xin nói toạc ra là cả hai anh, cũng như một số con nhà giàu khác, chẳng có việc gì làm ngoài đi chơi (golf) và ăn nhậu. Tôi gặp hai bạn này rất thường, họ rất lịch lãm, dễ thương, tuy chi có điều họ hay thở vắn thở dài, thinh thoảng buột miệng: “Chán quá, chẳng có việc gì làm chiều nay”.

Anh Syarir thì còn hiếu kỳ, muốn biết cuộc sống trong các công ty ra sao, việc làm như thế nào, tại sao lại có người bận bịu đến không kịp ăn trưa, không kịp về với vợ con. Anh hỏi thì người ta kính cẩn trả lời, nhưng rồi thực ra anh vẫn không hiểu, vì anh không thể mường tượng được cuộc đời của những người không may mắn như anh, không có ai hầu hạ, mà phải đi kiếm ăn.

Anh Imran vốn đẹp trai và còn ở tuổi dậy thì” nên chưa quan tâm mấy đến đời sống kinh tế. Khi anh vào họp Hội đồng quản trị thì cũng cho có lệ. Anh không hiểu thấu đáo những thách thức của cuộc sống kinh doanh. Bố anh làm hết. Và mẹ anh thì chỉ chăm lo cho anh và các con khác. Thỉnh thoảng, anh đi ngao du một vòng thế giới cho vui của vui nhà, rồi đâu lại vào đấy, mỗi ngày như mọi ngày, anh vào câu lạc bộ ở cả ngày và chơi golf với Syarir.

Hai anh chi có một khác biệt: Syarir ở tuổi 35 còn nghĩ đến tương lai, chứ Imran thì ít khi nào viễn tưởng tương lai đem lại chút ám ảnh nào cho anh. Có cha dọn đường, có mẹ dọn cơm, có người hầu dọn rác. Có xe, có tiền, không bao giờ thiếu. Không những anh không áy náy khi mình đứng ngoài xã hội, anh còn cho thế là một ân huệ. Đối với cả hai, tuổi tác không là vấn đề, tuy Syarir có một chút cảm nhận về thời gian đi qua hơi mau.

Nhìn hai anh mà tôi không thể không suy nghĩ. Không biết làm gì với thời gian, đôi khi cũng là một thảm cảnh, ít nhất là dưới con mắt của tôi.

* * *

HẤP TẤP

Vô cớ Tuổi trẻ Việt Nam thì khác hai anh Mã Lai kia. Người Mã Lai còn ôn tồn, họ là bạn của thời gian, cũng như thời gian là bạn của họ. Các bạn trẻ Việt thì vội vàng, thời gian không phải của họ nên chẳng bao giờ họ nắm vững yếu tố thời gian. Họ sống giữa sự tà tà câu giờ và những sự đột xuất, cả hai thứ lẫn lộn với nhau.

Đang tà tà thì đột xuất. Đột xuất xong lại câu giờ. Không một ai trong xã hội của Việt Nam mình quản lý nổi, hình như chuyện đột xuất đã nằm im trong ADN của chúng ta.

Tôi đã gặp vô số bạn trẻ vội vàng, hay tạm gọi là thích sớm sủa. Trên mặt nghề nghiệp, vô số tủi thân khi chưa làm trưởng phòng năm 28 tuổi, vô số than là mình quá chậm khi chưa là CEO năm 35 tuổi.

Tôi nghĩ đến Dũng, con của một người hàng xóm mới 22 tuổi mà đã thấp thỏm tranh thủ lên phó phòng. Tôi nghĩ đến Tuấn.

Vợ chồng Tuấn ở gần nhà tôi, Tuấn năm nay 33 tuổi thường bất mãn vì công sở không quan tâm đến anh. Còn vô số những Dũng khác, những Tuấn khác khắc khoải thấy đời mình không chút động tĩnh gì trong khi thời gian cứ lướt bay quá nhanh.

Song song với đó, họ bị gia đình hối thúc, giục lập gia đình, giục đi học, giục về nhà, giục ăn, giục ngủ, giục dậy sớm, bao nhiêu chuyện cần phải giục nhưng không có lý do thực. Đến cả khi đi chơi đơn thuần thôi mà rồi cũng phải giục nhau dậy sớm tinh sương, giục nhau ăn sáng, rồi giục nhau lên đường.

Nhưng rút cục, mỗi chúng ta không đi nhanh hơn những người Ở xứ khác, thậm chí hầu như mọi người đi đâu cũng tới muộn, trăm người như một! Một trong những dân tộc đủng đỉnh nhất hoàn vũ là Thụy Sĩ. Họ chậm chạp, khoan thai, tà tà, đi chậm rãi, làm việc chậm rãi, ăn uống chậm rãi, nhưng rồi họ cũng chẳng tới muộn hơn ai. Người Canada cũng thế, người Pháp cũng chẳng khác chi. Phải chăng chuyện hấp tấp, vội vã là một bản tính, chứ không phải một đòi hỏi thực của cuộc sống?

TÔI ĐÃ LẦM

Ham làm để ham tiến tới là một ước mong chính đáng! Và nếu tới đích sớm lại càng đáng quý, chẳng có gì phải mặc cảm.

Tuy nhiên, tôi mong các bạn đừng lặp lại những lỗi lầm của chính tôi. Suốt nhiều năm tôi đã chiến đấu để lên vị trí trong công sở, lên lương, thêm quyền, nhưng rồi tôi đã không thực sự quan tâm đến hạnh phúc cũng như những thú vui đơn giản của cuộc sống. Có lẽ tôi đã phí phạm một số năm trong dĩ vãng của tôi cho những chuyện hoàn toàn vô ích. Tôi đã chọn sai ưu tiên, một trăm thứ đáng lẽ phải được xem là quan trọng hơn nghề nghiệp. Ngày hôm nay, tôi phải nhìn nhận mình có rất ít kỷ niệm về những buổi êm đềm cùng cha mẹ, anh em, vợ con vào những năm tôi đấu tranh nhiều nhất. Tất cả cho nghề nghiệp, tôi chỉ có ý nghĩ đó trong đầu vào thời kỳ đó!

Tôi đã tự tạo ra một số mốc thời gian giống như những mục tiêu phải đạt, nhất là sau khi tôi được nghe một lời khuyên của anh Humbert, một nhà tư vấn săn đầu người (head hunter). Anh Humbert nói với tôi một câu mà tôi nhớ mãi: “Tuổi và chức vị phải đi với nhau thì mình mới không già. Nếu anh 40 tuổi mà chưa làm giám đốc thì anh già, nhưng nếu anh 55 tuổi mà đã làm Tổng thống thì anh còn trẻ!”. Từ đó, tôi đã nghe anh Humbert và đâm ra lo sợ cho bản thân. Sợ rằng 30 không lên Giám đốc, 45 không lên Tổng giám đốc, 50 không làm Chủ tịch. Và đến khi làm Chủ tịch thật của một mớ công ty trong một tập đoàn năm 52 tuổi, tôi mới vỡ lẽ ra là suốt hai chục năm qua, mình đã bỏ quên quá nhiều thứ trong cuộc rượt đuổi mình tự tạo. Lời nói của anh Humbert rút cục chi là một thứ thuốc độc làm cho con người phấn khởi với hư VÔ và thờ ơ với đời sống thật.

Ngồi nghĩ lại mà hối hận!

Nhưng rồi khi nhìn ra ngoài thế giới thì mình không khỏi ngạc nhiên thấy có người 90 tuổi mới đi học, có cụ ông 99 tuổi mới làm lễ cưới để lấy một cụ bà 95, có những ông bạn ở tuổi 55 thì sạt nghiệp mà đến 72 lại trở thành tỷ phú. Và nhất là rất động doanh nhân giàu có lại không chịu về hưu cho dù đã quá tuổi 80, như ông Warren Buffett chẳng hạn.

Thấy người ta sống không đếm tuổi tác, không nghĩ tới thời gian đi qua, chi tập trung vào đời sống thật... mà đâm thèm.

Sự trẻ trung thì không có tuổi.

- PICASSO TUỔI GIÀ KHÔNG BAO GIỜ BẮT ĐẦU KHI MÌNH THỰC SỰ SỐNG

Một trong những thông điệp tôi muốn gửi cho các bạn kém tuổi tôi là hãy chớ bao giờ nghĩ mình già, và càng lầm lẫn hơn nếu nghĩ rằng sự nằm ỳ, ngủ kỹ, sống nhàn hạ là một phương pháp kéo dài cuộc sống. Nếu cuộc sống dài ra thật chăng nữa thì cũng chỉ là những chuỗi ngày lê thê. Kỳ tình, những nghiên cứu về tuổi thọ còn khẳng định rằng cơ thể con người sẽ rã sớm nếu thiếu hoạt động, thành thử không thể lầm nếu chúng ta năng động hơn.

Các bạn cũng chớ bao giờ đặt mốc tuổi với những giai đoạn. Vô số người mang ý tưởng đặt mốc 60 là tuổi hưu, mà tuổi hưu đối với họ là không làm gì hết, không tham gia vào việc gì hết, và cũng không để tâm vào xã hội nữa. Nếu vậy thì tuổi sống thực của họ chi là 60, cho dù có sống tới 80 chăng nữa.

Cảm nhận đắt giá nhất của tôi là càng cao tuổi, tất cả những việc mình làm càng có chất lượng, càng gọn và nhanh. Ở tuổi đó, óc vẫn còn bén nhạy, hai bàn tay đã tập trung và thu gọn mọi kỹ năng, kiến thức, trải nghiệm để thành công. Do đó, chính vào tuổi già mà mình càng phải tận hưởng cái quy chế ưu đãi đó. Tuổi già mới là tuổi cho phép con người tạo ra những tác phẩm tuyệt diệu.

Càng có tuổi và kinh nghiệm, ta càng phải sản xuất nhiều, chế tạo nhiều, đóng góp nhiều vì lý do đó! Những sản phẩm của ta, vào tuổi đó, mang những sắc thái không thể có được nếu ta chế nó ra 10 hay 20 năm trước. Hơn nữa, khi ta xông vào việc, việc sẽ làm cho thời gian ngừng trôi, những tế bào của ta được động viên, được giữ nóng, và chất xám được đo vật, thách thức, vấn chát, mắt sẽ giữ thần và thân sẽ giữ lực. Tuổi tác vào đúng lúc đó sẽ không còn ý nghĩa nữa. Điểm này cần được nhắc đi nhắc lại, để mỗi chúng ta không bao giờ quên rằng cơ thể không có tuổi, và sự lựa chọn không bao giờ hẹp đi, mà chỉ rộng ra khi tuổi chồng chất lên.

Với thời gian qua, tôi từng ngạc nhiên khi tự mình khám phá ra rằng năm 30 tuổi, tôi thấy khi mới 20 mình chưa biết gì. Khi sang tuổi 50, tôi lại thấy khi 30, 40 mình chưa hiểu gì! Và phát hoảng khi đến tuổi 60 rồi, mình vẫn còn những ảo tưởng, vẫn mơ tới những trải nghiệm chưa có, những chuyến phiêu lưu chưa thực hiện. Đến năm 70 tuổi mới vỡ lẽ rằng trí óc của mình vẫn vô cùng mạnh mẽ, hơn thời 60 tuổi nhiều, tuy sức lực có suy. Thật đáng tiếc nếu mình không tận dụng cái kho tàng chất xám trời cho, một thứ chất xám đã được động viên, thử thách, bổ sung qua bao nhiêu biến cố.

Rút cục, tôi mới khám phá ra rằng lý tưởng là có thân thể của người 30 và trí tuệ của người 70. Tôi chưa đoán ra được tuổi 80 sẽ còn coi “thằng” 70 như con nít hay không, nhưng tôi tin chắc rằng vào tuổi đó, cách hiểu cuộc đời sẽ còn thâm thúy đậm đà hơn nhiều! Bằng chứng là mãi đến năm 65 tuổi, tôi mới hiểu quá muộn bí quyết của sức khỏe. Thật quá đơn giản! Chẳng phải chạy mỗi ngày 5 km, hoặc cử tạ mỗi buổi sáng. Chẳng phải uống thêm vài viên vitamin hay một loại thực đơn nào. Hãy cứ ăn đủ mọi loại thức ăn, không cần tự cấm, nhưng chỉ mỗi thứ một ít. Hãy đi bộ tới sở nếu không quá xa. Hãy đi ngủ ngay khi cảm thấy buồn ngủ. Hãy quên việc sở khi về nhà, và tránh làm cái gì nhiều quá. Và hãy xem may rủi trong cuộc đời là chuyện bình thường. Rồi đầu sẽ có đó, trời sinh voi sinh có. Tóm lại, hãy bình dị hóa cuộc sống, chỉ có thế!

Hãy đừng quan tâm lượng cao thấp, vì lương nào cũng đủ sống. Hãy tránh giày vò chính mình và gia đình vì những chuyện vớ vẩn, nhất là những bài toán không có giải pháp. Hãy tránh can thiệp vào chuyện của người khác, vì mỗi người có nghiệp chướng khác nhau, bạn chẳng thay đổi được gì cho họ cũng như họ sẽ chẳng mang lại được cái gì cho bạn. Ngay cả với chính những đứa con của mình cũng thế!

Nếu bạn làm được tất cả những thứ đó, mà tâm trạng không vội vàng, không mang stress, thì bạn yên tâm, tôi cam kết rằng bạn sẽ sống hơn 100 tuổi.

Sống thế có gọi là ích kỷ không? Bạn a, đó mới chính là nghệ thuật sống để khỏe mạnh và hạnh phúc.

KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA XÃ HỘI VÀ NHẤT LÀ CỦA PHỤ HUYNH

Nói về tuổi tác, tôi lại nhớ tới hàng trăm lá thư tôi nhận được từ rất đông các em trẻ chung quanh tuổi đôi mươi về hôn nhân. Nhất là từ các em phái nữ.

Nội dung lặp đi lặp lại là cha mẹ các em nóng nẩy bồn chồn khi thấy các em chưa có chồng có vợ, hoặc tệ hơn, chưa nghĩ tới việc lập gia đình. Rồi cả nội ngoại cũng can thiệp vào để gây sức ép: “Bao giờ tui được bế cháu nội ngoại đầu lòng của tui đây?”.

Tệ hơn nữa là các cụ khám phá hoặc nghi ngờ đứa con, đứa cháu của mình chơi bời, vì các cụ không thể thoát khỏi văn hóa xưa, rất nghiêm nghị với sự gìn giữ. Tệ hơn một nấc nữa là các cụ có thông tin con cháu mình đi chơi với người chênh lệch tuổi hoặc khác biệt đạo giáo, chủng tộc. Nhưng ngày nay chuyện yêu đương nào đâu có tuổi, nào đâu mang tính đạo giáo, nào có Chúa hay có Phật can thiệp, nào đâu ảnh hưởng gì tới cuộc hôn nhân? Chung quanh chúng ta có rất nhiều trường hợp cách biệt hơn hai, ba chục tuổi. Còn về dị biệt đạo thì không kể nữa.

Tệ hơn một nấc nữa là các cụ thấy con cháu đồng tính! Ở đây không còn vấn đề tuổi tác gì nữa, nên tôi miễn bàn thêm, nhưng xã hội chúng ta chưa hiểu được rằng đó là một khuynh hướng tự nhiên bẩm sinh, chẳng đáng nói, chẳng đáng can thiệp, chẳng đáng đau xót. Đồng tính, hay lưỡng tính đều là chuyện tự nhiên của tạo hóa.

Tuy nhiên các phụ huynh hãy mở mắt ra xem nhé, vì tiếp theo đây mới là chuyện đáng nói và trực tiếp liên quan đến trách nhiệm của phụ huynh. Ngoài xã hội có nhan nhản phụ nữ trạc tuổi 30+ một con và đã ly dị. Hàng triệu, chứ không phải hàng ngàn.

Không thể chối cãi được rằng các bạn nữ này đã lấy chồng (hay không) quá sớm vào tuổi đôi mươi và đã thất bại trong hôn phối.

Phân chia trách nhiệm ra sao đây?

Nhưng khi chính những phụ nữ này tái hôn vào tuổi 30+, thậm chí 40+ thì hôn nhân lại suôn sẻ thành công. Vậy tại sao chúng ta không nhìn thực tế, mà cứ tiếp tục dằn vặt đứa con? Nếu các cụ để cho con cái hưởng trọn tuổi trẻ trước khi lập gia đình vào tuổi chín chắn thì đã sao chưa, có hay hơn không?

Nếu bạn là một người trẻ thì lời khuyên nghiêm nghị của tôi là hãy cứ sống trọn vẹn tuổi của bạn, ham chơi cứ chơi, ham học cứ học, ham khởi nghiệp cứ khởi nghiệp, nhưng khi chưa có nghề nghiệp ổn định thì bạn chưa nên nghĩ tới chuyện tuổi hôn nhân và sau đó là chuyện làm cha mẹ. Còn nếu là phụ huynh của các em, tôi khuyên vợ chồng bạn hãy rủ nhau đi chơi một vòng thế giới, đừng để chuyện hôn nhân của con nhâm nhẩm làm bạn bồn chồn rồi phá hoại tính lạc quan của bạn. Tôi đoán chính bạn cũng chưa có nhiều dịp dắt nhau đi chơi. Bạn hãy lo chuyện của chính mình thay vì can thiệp vào nghiệp của đứa con.

Thật không đáng, nếu mình tự chế ra những mục tiêu, tự tạo ra sự áp đặt để rồi tự gây ra thêm bao nhiêu chuyện phiền muộn không đáng có cho bản thân.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3