Một Đời Như Kẻ Tìm Đường - Chương 15
TUỔI NÀO LÀ TUỔI CỦA THÀNH CÔNG?
Nếu cứ căn cứ vào các giải Nobel thì có lẽ các ngài đều được vinh danh vào tuổi bình quân trên 50. Còn nếu nhìn vào tuổi của vận động viên các bộ môn như điền kinh hoặc bóng đá thì chắc chắn tuổi trên 35 là giới hạn. Không thể chối cãi rằng tuổi tác có ảnh hưởng trong sự lựa chọn, cũng như trong sự thành tựu.
Nhưng cuộc đời không phải một cuộc thi đua, lỗi lầm chính là nghĩ rằng lúc nào mình cũng phải “tranh thủ”. Và đây là lỗi thường thấy nhất trong các em trẻ đang xây dựng cuộc đời.
Tôi từng kể một câu chuyện trong cuốn sách trước - Chủ tịch cũ của tôi có một đứa con trai không quan tâm mấy về nghề nghiệp bản thân. Một trường hợp tương tự ở nước ta có lẽ đã tạo nên một bi kịch gia đình. Bạn đọc cần hiểu thật rõ, cha mẹ người Pháp ít khi giúp con sau tuổi trưởng thành, một là vì văn hóa Tây Âu như vậy, hai là vì việc kiếm tiền để có được hai bữa cơm mỗi ngày là một chuyện vô cùng dễ trong kinh tế ngày nay, ba là vì cha mẹ nào cũng nghĩ rằng để đứa con tự khám phá cuộc đời, tự giải quyết những khó khăn là cách tốt nhất để giáo dục con.
“Thằng bé” của Chủ tịch đã làm đủ mọi nghề trong những năm ấy. Mãi đến khi 40 tuổi, nó mới khai với cha là muốn học quản lý khách sạn và xin cha giúp đóng học phí. Tất nhiên, người cha rất mừng rỡ và tạo điều kiện cho con vào học Trường Quản lý khách sạn tại Lausanne (Thụy Sĩ), một trường nổi tiếng thế giới.
Và quả nhiên, “thằng bé” xông vào cuộc học tập như đã bị cuốn theo đam mê. Nhưng đây là một thứ đam mê được chiết từ nhiều năm suy nghĩ, trải nghiệm, nằm gai nếm mật. Chính vì đam mê tới chậm mà nó sẽ rất bền bỉ. Cái hạnh phúc mà đứa con 40 tuổi được hưởng là thứ hạnh phúc của “người chín chắn”, thấu hiểu được “lẽ sao”. Đến năm 45 tuổi thì “thằng bé” trở thành Tổng giám đốc của một khách sạn 5 sao bề thế tại Las Vegas. Rút cục, chẳng vội vàng, câu chuyện kết thúc tốt đẹp, chẳng có bi hài kịch nào xảy ra trong gia cảnh. Và “thằng bé” 45 tuổi rất ư hạnh phúc. Tóm lại, chẳng có gì đáng nói khi ta sống tự nhiên, không tiêu chuẩn và cũng không áp đặt.
Tôi muốn bạn đọc hiểu rõ tư duy của người Châu Âu về cách họ dạy con. Họ muốn đứa con ý thức được trách nhiệm của bản thân, tự tìm hướng đi, tự khám phá những ý thích thực của mình. Đối với người Tây phương, không có gì quan trọng bằng việc tự lập, tự chọn vì chỉ như thế thì con người mới tìm ra động lực và cuối cùng hạnh phúc đúng nghĩa. Người Tây phương thực sự quan tâm đến thành công của đứa con, nhưng họ mang tư duy rằng thành công phải là kết quả của sự tự lựa chọn. Họ không tạo sự thành công cho mắt nhìn của xã hội, mà tìm trước hết sở thích, những việc phù hợp, những hướng đi theo hoài bão, ước mơ.
Bạn đọc có thể bất đồng với tôi, nhưng tôi khẳng định là chung quanh tôi có quá nhiều bạn trẻ tranh thủ để thành công cho thật sớm, trong khi trên bản chất sự thành công không mang yếu tố tuổi tác. Và tôi chỉ có một lời khuyên: hãy bỏ tư duy tranh thủ – sống ôn tồn rồi cũng sẽ thành công. Vì thành công là gì? Không nhất thiết phải là có chức, có tiền, có quyền, có vị. Đó là được sự công nhận của toàn xã hội rằng bạn đã hữu ích thật cho xã hội, trong một Công việc thật xứng đáng với bạn, thật đúng sức, đúng ước mơ của bạn, và làm cho bạn cảm thấy mỗi giây, mỗi phút trong công việc đó, bạn luôn luôn là chính mình.
Thế tại sao ta không phải tranh thủ để đi tới cái niết bàn đó?
Lý do rất đơn giản. Xã hội nào cũng chọn lọc người phù hợp nhất để việc giao cho họ được thực hiện tốt nhất. Tất nhiên, trong quá trình tìm người và tìm việc, sự chắp nối hoàn hảo không xảy ra ngay, và cũng vì vậy đòi hỏi thời gian.
Bạn có biết những đứa trẻ thần đồng tốt nghiệp đại học năm 20 tuổi, số đông không thành công? Đây là thống kê chính thống.
Và ngược lại, những bạn bỏ học hoặc chậm học rút cục cũng chẳng kém chi những thần đồng, khi đến lúc phải làm tổng kết về cuộc đời nghề nghiệp.
Một lần nữa, quản trị đúng cuộc đời của chính mình là không đi nhanh hơn hay chậm hơn nhịp độ tự nhiên cho môi trường hợp cá nhân: Chỉ cần chọn đúng việc, đúng thời điểm và đúng với năng lực. Biết bao nhiêu người Việt xuất ngoại sang Hoa Kỳ hay Châu Âu, Châu Úc lúc họ đã 45, 50 tuổi. Họ đã đi học lại, tốt nghiệp lại ở nước người, và tuy muộn vẫn thành công. Hàng triệu người Việt đã bắt đầu lại cuộc đời nghề nghiệp lúc họ trên 50.
Bạn có cần thêm minh chứng?
* * *
Văn hóa và lịch sử của dân tộc ta đã tạo ra cho mỗi người dân tinh thần phấn đấu và tranh thủ tuyệt vời. Chính vì vậy mà mỗi người trong chúng ta hãy giành lấy quyền tự lập, tự tạo, để rồi có thể tự hào. Cha mẹ, phụ huynh của chúng ta là những người có tinh thần trách nhiệm, nhưng đôi khi không ý thức được rằng mỗi đứa con đều cần có cơ hội để tự rèn luyện, tập lý luận và suy diễn.
Giúp đỡ con là một việc tốt, nhưng làm thay con là một việc hết sức phải tránh. Cuộc đời của mỗi người một khác. Không ai giống ai, không ai thành công cùng mức tuổi, cùng nơi, cùng nghề. Mỗi người một vẻ, mỗi người một tuổi để chín chắn, để thành công.
Cha mẹ hãy dạy con thành người, nhưng hãy để cho con tự tạo thành công.
Thời gian không còn là tiêu chuẩn!
Các bạn thân mến, Cách đây 40 năm, tôi may mắn gặp một nhà chiêm tinh nổi tiếng. Anh ấy chi tặng tôi một lời tiên tri: “Khi nào các em trẻ Việt Nam đẹp hơn các thế hệ trước thì đất nước sẽ khá hơn lên”. Ngày hôm nay, nhận xét của tôi là các em trẻ nói chung không những đẹp hơn các thế hệ trước rất nhiều, mà còn mang một sắc đẹp tuyệt đối nếu so sánh cả với các nước lân cận.
Điều này làm cho tôi phấn khởi cho các em và đất nước. Và lá thư này của tôi dành riêng cho các em, một thế hệ đẹp và tươi. Dân tộc chúng ta là một dân tộc đẹp. Đẹp với truyền thống lễ độ và tươi cười. Đẹp với trí óc thông minh tuyệt vời. Đẹp với tấm lòng vị tha và nhân ái. Đẹp với nhan sắc làm cho bao nhiêu người nước ngoài ngưỡng mộ. Đẹp với lòng quả cảm, tính chuyên cần. Đẹp với sức chịu đựng vô biên trước những khó khăn. Đẹp với tính nhẫn nại.
Đẹp với khả năng truyền cảm. Đẹp với trí óc th mộng, biến cảnh vật tầm thường thành những câu thơ bất hủ. Đẹp với lòng hiếu thảo với cha mẹ và anh em. Đẹp với bạn bè và đồng bào. Đẹp với óc thẩm mỹ và tinh thần sáng tạo. Đẹp như vậy, tuy nhiên chúng ta chưa tìm ra hết hạnh phúc tiềm tàng mà tạo hóa muốn cho chúng ta. Một sức mạnh tiềm tàng mà chúng ta chưa khám phá ra trọn vẹn. Đó là vì khi có dương thì cũng có âm. Một triết gia nào đó từng nói rằng dân tộc nào cũng có những khuyết điểm dính liền với những ưu điểm của họ. Căn cứ theo nhận xét đó, dân tộc nào cũng phải giữ nguyên những ưu điểm của mình, đồng thời cố gắng nhận thức những khuyết điểm để tu sửa. Lá thư này được gửi tới tay các bạn trẻ tươi đẹp của tôi với mục đích đó. Gần như có thể nói dân tộc chúng ta sẽ hùng mạnh và hạnh phúc hơn nhiều nếu chúng ta biết thay đổi một chút tư duy và thói quen.
Các bạn ạ, Tôi đã viết một lá thư rất dài cho các bạn. Thứ nhất là vì có nhiều chuyện để chúng ta cùng suy nghĩ. Thứ hai là để trả lời hoặc đem lại giải đáp cho hàng ngàn lá thư các bạn gửi cho tôi từ nhiều năm. Với mỗi lá thư như thế, tôi đã hồi âm ngay, tuy nhiên ở đây tôi muốn lồng mọi câu giải đáp vào một khuôn viên đồng bộ và nhất quán. Thứ ba là vì tôi có cảm tưởng các bạn càng ngày càng rời xa thực tế, mất lý luận hệ thống. Điều này thật đáng tiếc, nhưng không một chút nào do lỗi của các bạn. Chính phụ huynh của các bạn, trong số đông, cũng đã mất khả năng quan sát tương lai, mất khả năng chọn đúng phương án hiện tại và nhất là khả năng nối liền nhiều hiện tượng với nhau để đưa ra những kết luận mang tính hệ thống. Toàn xã hội cũng không khác hơn. Tôi đã có một lá thư khác, cũng khá dài, cho các bạn phụ huynh trong cuốn sách này.
Bạn là ai? Bạn có thể là một học sinh cấp III sắp lên Đại học, không có một chút ý niệm gì về môn mình nên chọn. Bạn là một sinh viên đang ở giữa năm đầu Đại học, và cảm thấy môn mình đang theo đuổi không đúng theo sở thích, và muốn đổi môn học. Bạn đã đi làm và đang do dự đổi công ty, thậm chí đổi luôn ngành nghề cho dù bạn có đầy đủ bằng cấp hoặc chứng chỉ cho nghề đang làm. Bạn là một công chức, một giáo viên, nhưng đang mơ khởi nghiệp. Bạn là một nông dân có chút vốn cỏn con và một mảnh vườn nho nhỏ, nhưng không biết chọn hướng đi nào để khả năng thành công cao.
Lá thư cho những người tươi đẹp của thế kỷ XXI Bạn là người đã lập nghiệp thành công, nhưng cảm nhận rằng nếu muốn lớn lên thì phải đi học lại. Nhiều người lý luận như bạn lắm đấy. Bạn là người hiếu học, khóa nào cũng cố gắng đăng ký, nhưng không cảm nhận được lợi ích thật sự của các khóa học.
Bạn không phải là một trường hợp lẻ loi. Trên một mặt khác của cuộc đời, bạn đang dang dở, dở dang với một mối tình, nhưng gia đình lại có ý kiến khác. Bạn đang có đề nghị việc làm ở rất xa, đang lần lữa không biết nên chọn phương án nào. Thậm chí bạn vừa nhận được cơ hội đi du học hoặc làm việc ở nước ngoài, chẳng biết phải nghĩ gì, phải làm gì,... Một ngàn tình huống như trên, một trăm giải đáp, nhưng không giải đáp nào thực sự đem lại cho bạn sự tin tưởng vào tương lai cả. Bạn lo lắng vì rõ ràng không hướng quyết định nào là hoàn hảo, nhưng mặt khác bạn cũng vội, đang muốn tạo đà và tốc độ cho cuộc đời của mình nên bạn đang có ý tưởng làm liều. Trong những bức thư xin tham vấn, cũng có nhiều lá thư đầy nước mắt tuyệt vọng. Ngày hôm nay tôi muốn tặng lại bạn một món quà: đó là sự tự tin mà bạn lẽ ra xứng đáng có được.
Bạn hãy đọc tiếp và sau đó có thể vững tin vào khả năng sẵn có của mình. Ai cũng biết, xã hội chúng ta âm. Khác hẳn nhiều quốc gia khác, xã hội của chúng ta chẳng cho không ai cái gì. Miễn phí là ý tưởng ảo tại nơi này. Ở rất nhiều nơi trên thế giới sự học được xem là một nhu cầu thiêng liêng nên được miễn phí. Việc đổi môn học thì chỉ cần viết một đơn xin là xong. Tại một số quốc gia giàu thì còn hơn thế, ngay toàn bộ dụng cụ học sinh cũng được cho không, sự hỗ trợ là toàn diện, rủi ro nào cũng có quỹ và quy trình để giúp bạn đối phó, người tư vấn luôn luôn có mặt bên cạnh bạn khi cần. Rồi sau này, khi bạn khởi nghiệp thì đã có nhiều quỹ cấp độ quốc gia hỗ trợ bạn cả về tài chính cũng như tư vấn miễn phí.
Cứ thử đi một vòng thế giới, bạn sẽ khám phá ra một thực tế rất tự nhiên với người ta, mà quá kinh khủng với chúng ta, mỗi công dân ở các nước văn minh được bảo vệ trong cuộc sống của họ trên cả mức cần thiết. Họ có bảo hiểm cho mọi tình huống, thậm chí đôi khi còn có nhiều bảo hiểm quá nên bị trùng lắp. Lý do là vì những quốc gia đó hiểu một điều quả dĩ nhiên: Thế hệ trẻ là chủ hữu 100% của đất nước họ trong những năm trước mặt, và nếu không giúp thế hệ trẻ tiến lên thì thật vô thức - chẳng lẽ đợi họ thành công rồi mới giúp? Không có gì chính đáng hơn là giúp giới trẻ phát triển, nâng đỡ những trường hợp khó. Và phải bắt đầu bằng nền giáo dục. Một trong những lý do thâm sâu nhất, nhưng khách quan, gây ra tình huống của bạn (nỗi lo) là ở Việt Nam chúng ta không thực sự có thị trường công việc được tổ chức như một hệ thống đại chúng, bình đẳng và tích cực. Xa hơn thế chúng ta cũng chưa bao giờ tạo ra một hệ sinh thái để gắn bó mọi người với nhau, mọi nghề với nhu cầu, mọi sản phẩm với thị trường, mọi đòi hỏi với giải pháp, mọi khó khăn với sự hỗ trợ. Khi mọi thứ không còn gắn bó với nhau nữa thì ai cũng mù, ai cũng điếc, chẳng ai nhìn thấy tương lai và cũng chẳng ai nghe thấy tiếng gọi. Cũng vì lý do đó mà trên mặt nghề nghiệp, bạn không có hướng để nhìn, không có thông tin để tìm, không có cơ quan để vịn, và tất nhiên bạn chỉ có thể mù tịt về tương lai của mình! Thêm vào đó, không một nơi đào tạo nào (trừ một vài trường hợp) xây dựng học trình chiếu theo nhu cầu cấp thiết của thị trường công việc. Thành thử khi phải chọn một môn học, bạn chỉ có thể bối rối vì không biết sau chương trình đó, liệu còn có nơi nào cuối cùng sẽ đón nhận mình không. Đầu vào quá đắt đó, đầu ra chẳng ai thấy rõ, chẳng biết ở nơi đâu.
Không có hệ thống là thế. Bạn sẽ không có được một thông tin hay một dự báo nào đáng tin cậy. Ở những nước có tổ chức thị trường thì bất cứ lúc nào người sinh viên đều biết rõ thị trường công việc đang thiếu những bàn tay chuyên môn gì, và đang thừa chuyên gia gì. Thậm chí trong những ngành như y khoa, người ta còn cho bạn biết những khoa y nào thiếu bác sĩ, khoa y nào thừa.
Trong sự tối mù, nước đục thả câu, xuất hiện hàng trăm trường học dởm. Báo chí vừa nói đến marketing thì hàng chục trường marketing được khai trương sau đó, chính phủ vừa đả động đến khởi nghiệp thì hàng trăm trường mở khóa khởi nghiệp mới.
Bạn a, giáo viên trong những trường dởm đó không khác và không hơn gì chính bạn. Một số chưa bao giờ thực hành marketing hay khởi nghiệp. Bạn không nên thèm thuồng đi học, giống như một người muốn nuốt lửng một liều thuốc phiện để an thần. Mỗi tuần tôi khuyên hàng chục bạn trẻ học cách tự giúp mình: làm cách nào để kiếm thông tin trên mạng hoặc ngoài đời thường, nhất là học cách tự học cho thật hiệu quả mà không tốn một xu, cũng như tốn rất ít thời gian.
Bạn a, Cho dù tuổi tôi cách bạn khoảng nửa thế kỷ, tôi cảm thấy rất gần bạn. Vì ở tuổi của bạn, tôi cũng nếm đủ mùi khó khăn và thất bại. Thậm chí tôi còn chịu nhiều khó khăn hơn bạn vì hồi đó tôi còn giẫy giụa ở nước ngoài. Chúng ta có một hành trình giống nhau, người đi trước, người đi sau, nhưng rồi hành trình nào cũng có chung ý tưởng, một ít lý tưởng, và nhất là rất nhiều ảo tưởng. Tôi sẽ không giúp bạn phá vỡ cái bọng ảo tưởng của mình, vì ảo tưởng nào cũng là một thành phần của hạnh phúc đương thời.
Nó nuôi dưỡng động lực, thành thử tuy ảo, nhưng nó lại là cỗ máy thực để phục vụ đời thực. Xưa kia tôi không bao giờ tin vào câu “Trời sinh voi sinh cỏ”, nhưng rồi 50 năm sau tôi phải nhìn nhận ý nghĩa là không sai. Nói một cách khác, bạn đừng dùng chân ở một ước mơ bình thường, vì nó đương nhiên sẽ tới. Bạn hãy đi xa hơn thế, phải nuôi sự khát khao để cố gắng tạo thêm giá trị cho chính mình và cộng đồng. Xa hơn nữa là khai thác mọi tiềm năng mà tạo hóa đã cho mình. Và đây mới là ý nghĩa thực của cuộc sống: đi tới tận cùng của khả năng bẩm sinh để hiểu được giá trị của bản thân và nắm bắt được phần nào cái nghiệp đang theo đuổi mình. Chớ bao giờ mơ đơn thuần tới một mục tiêu vật chất. Giấc mơ phải hướng vào sự tạo thành con người của mình bằng cách khai thác hết mọi tiềm năng mà tạo hóa đã tặng. Xưa kia, lúc tôi đạt được mục tiêu đầu trong nghề nghiệp là lên chức Giám đốc, tôi còn nhớ mình hạnh phúc khôn xiết. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, tôi cũng chẳng màng tới cái vị trí này nữa. Nó giống như một món đồ chơi mà khi chưa có thì mình ao ước, đến khi sở hữu thật rồi thì không còn chút quyến luyến. Giống như đứa trẻ nhỏ ném đồ chơi dưới gầm giường khi vừa được tặng, trong khi nó nhai nhải xin đúng những thứ đó hàng tháng trước. Đúng là hành trình không ngừng tiến thân lý thú và sôi nổi hơn so với khi mình đi tìm một mục đích vật chất nào đó. Chức giám đốc rút cục chẳng để làm gì và cũng chẳng giúp gì cho tôi, ngoại trừ là một mốc đơn thuần để đo tiến độ. Chính khi những thách thức xuất hiện, chó mới thực sự là lúc mình phải nắm lấy cơ hội để tiến lên. Than văn trước những khó khăn là hiểu sai thời vận của mình. Cửa đang mở rộng mà mình lại có thể tưởng đó là vận xấu thì thật vô thức. Thành thừ khi việc không bao giờ xong, hãy xem như một điều may ngắn, vì nhờ đó mà ta sẽ tiến bộ không ngừng. Điều này trái hằn với “nỗ lực để tới cho xong”, như tôi thường quan sát trong xã hội chung quanh.
Không bao giờ tới, không bao giờ xong thì cuộc đời mới có ý nghĩa. Và đây là một mâu thuẫn đầy bị hài, kịch tính.
Trong thư này tôi cũng muốn nhắn nhủ bạn một vài điều.
1. Không biết hiện tượng có tự bao giờ, nhưng mỗi đứa trẻ Việt Nam sinh ra đều mang sẵn rất nhiều mặc cảm. Tôi xin nói ngay, không mặc cảm nào của các bạn chính đáng cả. Phải chăng các vua chúa ngày xửa ngày xưa bắt nạt dân nhiều quá nên dân mới mang thường trực mặc cảm bị bắt nạt. Các quan bắt các nhà nho bắt nạt người không may mắn được đi học người da trắng bắt nạt người da đen; người đi giày bắt nạt người đi dép; người đội mũ bắt nạt người đầu trần; người vai to bắt nạt người nhỏ bé; người nhiều tiền bắt nạt người nghèo mạt. Chính vì có hệ thống bắt nạt lâu đời đó mà tại Việt Nam mới sinh ra nhiều chứng xấu. Nhiều người muốn mua cho bằng được nhà to cửa rộng để tự tạo ra một vị thế đè người. Mua siêu xe và đeo nhiều vàng trên người cũng cùng chung một tư duy. Cứ như thế, để dần dần, qua nhiều thế kỷ, tạo ra một xã hội sống vì bề ngoài, mua chức mua quyển, khoe của, và tự nhận làm đại gia, Và chính vì thế nên càng ngày dân tộc càng sống một cách xa hoa và hời hợt. Không còn ai sống cho chính mình mà chỉ sống, cho con mắt của người khác. Thế nên hãy tự hỏi tại sao mình không hạnh phúc thực sự - VÌ mình có tự săn sóc và tự cho bao giờ đâu! Trên cùng cương vị, nhiều người tranh thủ nói suông chỉ vì muốn làm cho thiên hạ tưởng mình bận rộn và trách nhiệm, trong khi đó họ chỉ làm việc ẩu tả, tạm bợ cho xong.
Thậm chí họ không có một chút tự ái để tạo nên giá trị thật, mà ngược lại chỉ muốn chế ra một thứ hào nhoáng để cho người ngoài bị choáng, cho dù chỉ một phút ngắn ngủi. Nhiều kẻ hùa nhau mua bằng mua chức, với bất cứ giá nào, vì nghĩ rằng những thứ đó sẽ tạo ra sự trù phú. Sai hoàn toàn bạn nhé. Nào họ có ngờ làm vậy không đem lại hạnh phúc dù nó có thể đem lại sự trù phú chăng nữa. Từ nay, hãy sống cho chính bạn. May mắn thay, ai cũng có đủ, không nhiều thì ít. Từ nay, bạn không phải nhìn sang đĩa của người khác để tìm ra chân lý của cuộc sống. Hãy tạo ra giá trị cho xã hội và cho chính mình, bạn sẽ được xã hội dành cho một chút cơm thơm áo đẹp, cộng với một cuộc sống thực sự thoải mái. Thời đại của sự bình đẳng là thế, thời thế của tinh thần dân chủ là vậy.
Lý do bạn không cần tranh thủ là vì trên cuộc đời này, bạn hay bất cứ ai đều chi cần tạo ra một, hai lần giá trị thực là đủ sống cả đời.
Khi bạn nhắc nhở mọi người rằng bạn đang tranh thủ, cũng là lúc miệng bạn rỗng tuếch, óc bạn đầy bùn, tim bạn chẳng đập, lòng bạn chẳng quan tâm. Không có nội dung thì tâm lý con người là động viên bằng hình thức... tôi đang tranh thủ, em đang tranh thủ, chị đang tranh thủ, mọi người đang tranh thủ... Hãy chấm dứt từ ngữ “tranh thủ” vô nghĩa này và hãy nhớ rằng trong cuộc sống, chỉ cần tạo ra vài giá trị là quá tốt, quá đủ. Hãy nhìn cuộc đời của những danh nhân, vĩ nhân. Họ cũng chỉ phát huy được một, hai sáng chế, không hơn, và có người nổi tiếng muôn đời. Tóm lại, bạn không cần có sáng chế ấn tượng mỗi giờ mỗi phút. Vậy hãy từ tốn, bạn nhé.
2. Bạn hãy đi xa hơn việc tìm hiểu chính mình là ai. Tất nhiên ai cũng phải làm việc này, nhưng hơn thế nhiều, phải cố khám phá ra nghiệp của mình trong cõi đời này. Tôi mang nghiệp nào khi sinh ra trong vũ trụ này? Mỗi người có một cái nghiệp. Tôi khẳng định rằng khi hiểu đúng vai trò và vị trí của mình trong vũ trụ này thì bạn không thể thất bại. Việc khám phá ra chính mình và nghiệp mà mình mang không thể đạt kết quả trong một ngày. Chỉ khi nào lăn xả vào những công việc mà xã hội trao cho bạn, với một nhiệt tình đặc biệt thì bạn mới dần dần thấy rõ hơn vai trò và bản chất thật của mình. Trong mọi trường hợp, hãy là chính bạn.
Tự tạo, tự tồn, tự lập, tự lực, tự cường, tự quản, tự tại, tự vệ. Mọi sinh vật đều sống theo qui luật đó. Nếu không có tư duy đó, hoặc không thực hiện nổi, bạn phải tự đánh giá là mình quá yếu đuối.
Bạn sẽ chỉ trưởng thành khi mình giữ chủ động, cáng đáng mọi việc của mình mà không vịn vào người khác. Hãy ý thức được rằng làm việc này rất dễ nếu tư duy tự lập có ngay khi bạn mới sinh ra thế giới này. Hàng tỷ sinh vật làm việc này hàng ngày bạn nhé. Kiến, bọ, bướm, hươu, trâu, voi, hổ, rắn, chim đều tự lập chỉ vài tiếng sau khi sinh ra. Càng tự lập sớm, bạn sẽ càng mạnh mẽ.
Vậy hãy sớm tìm trong chính con người của mình nguồn lực tiềm tàng mà bạn sẵn có để tự lập. Đây là lựa chọn cơ bản cho mỗi đời người, trước khi chọn bất cứ hướng đi nào. Phụ huynh nào hỗ trợ cho con cái quá đáng là làm mất khả năng của con để đối mặt với những khó khăn. Những đứa trẻ tại mọi nước Tây Âu đều chối từ sự giúp đỡ của cha mẹ, và đôi khi còn bỏ nhà để chi về trở lại khi đã tự mình lập nghiệp xong. Bạn hãy bỏ thói xấu là chia sẻ mọi vấn đề cá nhân của mình cho “thiên hạ”. Đành rằng mỗi người đều cần lời khuyên từ những người thầy, những người thân, nhưng ở đây, tôi muốn nói tới tư duy “sống vì thiên hạ”, cái gì cũng trông chờ vào mắt nhìn của xã hội. Điều này là không nên. Nó chỉ làm loãng cuộc đời của bạn, phá vỡ mọi ý nghĩa của cuộc sống, mà không mang lại chút lợi ích. Tôi xin nói thêm là việc tự lập không liên quan gì đến “làm việc nhóm”. Thậm chí làm việc nhóm càng đòi hỏi mỗi thành viên tới buổi họp với tư duy độc lập và được chuẩn bị kỹ lưỡng.
3. Bạn hãy tránh phức tạp hóa cuộc đời. Văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung là làm gì cũng tạo thêm sự phức tạp, giống như người làm bếp luộc rau cứ đun đến khi rau quá nhừ rồi mà vẫn không chịu tắt bếp. Vì sao? Mặc cảm không có ích cho xã hội chăng? Lo sợ bị gán tội lười biếng chăng? Sao lại sợ mắt nhìn của thiên hạ và sự phán đoán của họ thế? Bạn có cần họ thật không? Bạn hãy cố suy nghĩ xem, chuyện gì trên đời cũng đơn giản nếu bạn muốn nó đơn giản. Mỗi lần tôi xem kịch xã hội truyền thống của chúng ta, hoặc đọc các mục tâm tình, có một điều cứ đập vào mắt tôi: đó là thói kỳ lạ hay đi vào sâu hơn mỗi ngày những tình huống phức tạp lôi thôi. Cùng trong một tư tưởng, chúng ta thường làm những việc mình không thích một cách miễn cường. Không ưa mà cứ nhận tham gia là một lô-gích không thể giải thích nổi và chi tạo thêm sự rối ren. Trong hôn nhân, không yêu cũng lấy. Trong công việc, không thích cũng làm. Hình như chúng ta ngại nói thật đến đỗi chọn thà sống cả một cuộc đời miễn cưỡng còn hơn là vượt cái khó khăn nhỏ để nói sự thật một cách thật giản dị. Hãy chấm dứt những chuyện ray rút. Hãy chi tiếp tục chuyện gì mà mình thực sự vui thú. Hãy từ chức khi không ưa sếp.
Hãy ly dị nếu cuộc sống bên nhau không còn mảy may thi vị. Mỗi người chỉ có một cuộc đời, ba vạn sáu nghìn ngày để mưu cầu hạnh phúc! Và hãy từ bỏ cái dối trá với văn của văn hóa cổ hủ, chi khuyên ta ngồi yên chịu trận.
4. Bạn hãy cảm nhận được cuộc sống là một con đường rất dài, chớ nên phí sức. Tôi đã được chứng kiến rất nhiều bạn trẻ vội vã phí sức trong những việc không mang thời gian tính. Hình như chúng ta mang trong ADN một tế bào thúc đẩy chúng ta làm gì cũng phải xong thật nhanh. Bạn thử nghĩ xem, có bao nhiêu việc trong cuộc sống thực sự mang thời gian tính? Hầu hết mọi việc đều có thể thực hiện lúc thuận lợi nhất, chứ không cứ phải mau nhất có thể. Khi đi nhanh hơn nhịp độ tự nhiên của mình, nhanh hơn nhịp tim, nhanh hơn nhịp thở, bạn sẽ thấy cuộc sống quá nhọc nhằn.
Bạn sẽ không đi đâu xa được nếu không sống theo nhịp của cơ thể.
Ai cũng có phần của mình, chẳng phải vội.
5. Bạn hãy làm những việc phù hợp với tuổi. Chớ lấy vợ lấy chồng sớm quá cho xong. Chớ sinh con đẻ cái trước khi mình có khả năng làm tròn nhiệm vụ người cha người mẹ. Bạn hãy hồn nhiên với thời gian mình đang sống. Tuổi trẻ Việt Nam ít khi tự tặng bản thân những giây phút ôn tồn đúng định của lứa tuổi. Ở nước ngoài, các bạn trẻ giữ tính hồn nhiên khá lâu, sống tuổi thanh thiếu niên khá dài. Họ như muốn hưởng trọn cuộc sống trước khi sang thời kỳ của trách nhiệm. Tại sao mình không có tư duy đó nhi?
6. Bạn hãy để cho linh tính, lương tri và trái tim hướng dẫn mình. Tạo hóa sinh ra bạn đã trang bị cho bạn đầy đủ. Đừng tin nhắm vào những thứ gì khác, nhất là phải tránh lời khuyên nhủ của những người chẳng mấy kinh nghiệm hơn bạn, chẳng mấy chia sẻ cảm thông tình huống của bạn. Linh tính, lương trị và trái tim của bạn sẽ luôn luôn giúp bạn lấy được những quyết định quan trọng trong cuộc sống. Và nếu có quyết định sai chăng nữa, phải nhớ rằng đó cũng là quy trình tự nhiên của tạo hóa để biến bạn thành con người mà bạn phải đạt tới. Không có gì thay thế được sự trải nghiệm. Người giàu trải nghiệm sẽ sớm tìm được hạnh phúc bền vững!
7. Đừng quan tâm đến việc tôn vinh, nhất là phải tránh việc tự tôn vinh, đừng lo lắng xã hội đánh giá bạn sai. Chính xã hội mới là nơi đánh giá mình đúng nhất. Đừng bao giờ mua chuộc bất cứ cái gì, vì nếu mua danh thì bạn không còn tự trọng và không còn tin vào khả năng của chính bản thân. Mua chuộc là vĩnh viễn thay đổi mình thành một sản phẩm giả dối. Mua chuộc là sống vì mắt của thiên hạ. Nếu như vậy thì bạn thật đáng thương, đã tự biến mình thành một con người khuyết tật, dối trá với xã hội và với chính bản thân. Không còn thảm cảnh nào thê thảm hơn khi ta không còn là chính mình.
8. Bạn hãy cố hết sức tạo một không khí ôn hòa với mọi người, trước nhất với cha mẹ và anh chị em. Tôi đã được trông thấy quá nhiều mâu thuẫn không cần có trong nhiều gia đình. Cha mẹ nào cũng thương con, và tình thương nào cũng vượt biên giới, phạm tới khả năng tự phán đoán của mỗi thành viên trong gia đình.
Gia đình Việt Nam lại có thêm dị tính là thích có nước mắt. Nhưng đó không phải lý do chính đáng để tạo ra những phản ứng mang cảm tính cao. Bạn càng chín chắn trong suy nghĩ cũng như đắn đo trong lời nói thì càng giữ được mảnh tự do quyết định. Vậy bạn cứ lắng nghe cha mẹ và anh chị em mà tránh phản ứng đối mặt, trái lại cứ xin suy nghĩ thêm về những điều bạn được chỉ giáo. Chỉ việc xin nghe và suy nghĩ thêm sẽ đủ để mọi người hiểu rằng bạn giữ nguyên quyền chủ động.
9. Bạn đang hoang mang, lúc nào cũng hoang mang. Bạn không biết thế giới này đi về đâu, chỉ thấy nó biến chuyển quá nhanh, bạn không theo kịp và cảm thấy văn hóa, kiến thức của mình quá nhỏ bé so với kích thước vĩ đại của cuộc xoay vần. Bạn sắp đến thời điểm phải lựa chọn. Môn học, nghề tương lai, khởi nghiệp, chọn người bạn trăm năm, định cư ở một nơi mới, và bao nhiêu thứ khác nữa. Bạn lo lắng, âu sầu và cảm thấy lẻ loi, chẳng biết vịn vào ai.
Chính vào lúc đó hãy nhớ rằng chung quanh bạn, ai cũng có đúng vấn đề như vậy, và chẳng ai có giải pháp hơn bạn. Nếu bạn đã có ý thích hoặc đã chọn một khuynh hướng nào đó thì bạn quá may mắn. Lời khuyên của tôi là hãy cứ nghiêng theo ý thích, đừng dằn vặt tư tưởng thêm nữa, vì trước sau gì bạn vẫn không có đủ thông tin để đặt tiêu chuẩn. Không ai có thông tin này cả. Tiêu chuẩn chính là ý thích của mình đấy bạn ạ. Không có đủ thông tin thì những tính toán hơn thiệt hoàn toàn vô ích. Các thầy giáo của bạn cũng chẳng biết hơn bạn, cha mẹ đôi khi còn biết ít hơn thế nữa. Với tất cả tinh thần trách nhiệm, tôi khuyên bạn hãy cứ vui vẻ nghiêng theo bản ngã của mình. Hãy công khai ý thích của mình một cách hồn nhiên, vì như tôi đã nhắc trước đây, trong mỗi con người có một vị thần tạm gọi là linh tính và lương tri, là người bạn chân thành nhất của bạn. Trong sương mù thì người bạn linh tính và lương tri là kim chi nam trung thành nhất dẫn đường, đó chính là bàn tay vô hình sẽ thôi thúc bạn làm đúng việc phải làm. Hãy nhất thiết tránh đi vào một cuộc tính toán đoán mò rằng môn học nào hay hơn, hoặc nghề nào kiếm tiền nhiều hơn, cứ như bạn muốn đoán kết quả của một cuộc đua ngựa: Bạn sẽ không bao giờ đoán ra, và cho dù có may mắn đoán trúng chẳng nữa, chính con ngựa thắng cuộc đua này sẽ lại thua cuộc đua sau. Vậy bạn đoán làm gì?
Trong một chương khác, tôi đã tường thuật cho bạn rằng một trăm bạn học gặp nhau khi về hưu rút cục giống nhau hết, chẳng ai hơn ai, thậm chí người bét lớp, “lười như hủi” thì có vẻ hạnh phúc và đầy đủ hơn người nhất lớp. Bạn không thích toán? Vậy dẹp toán học đi. Bạn không ưa khoa học tự nhiên? Cũng dẹp luôn đi, không phải thương tiếc. Bạn thích thơ văn hay nghệ thuật? Vậy cứ mạnh dạn đi theo con đường của sở thích. Xã hội cần mọi nghề bạn nhé, và xã hội cần nhất những người yêu nghề, đầu tư không mệt mỏi vào nghề. Hãy nhất thiết tránh thái độ lựa chọn đi theo đứa đúng nhất lớp, hoặc ý của đám đông - đây là một lỗi lầm kinh điển.
Đến khi phải chọn nơi làm việc hoặc công ty sẵn sàng thuê bạn, hãy ưu tiên chọn người lãnh đạo quý bạn và bạn cũng quý họ.
Hãy bất chấp lương bổng, hãy nhất thiết tránh chọn theo lý lịch của doanh nghiệp. Tôi từng làm việc này nhiều lần, nên bạn hãy nghe lời khuyên của tôi. Một lãnh đạo mà bạn quý và quý bạn, sẽ đem lại cho bạn một trăm lần những gì bạn muốn. Và bạn sẽ thú vị khi tới sở mỗi ngày, vì Ở nơi đó, bạn có những người chân thành, tích cực với mình. Tương lai của bạn sẽ được xây dựng trên sự tín nhiệm của những người quý bạn. Họ sẽ giúp bạn tự tin. Sự tự tin là cái vốn đáng quý nhất. Đừng bao giờ nghĩ rằng đứng trong một đạo binh đông đảo thì mình sẽ mạnh. Sự thật là ngược lại - không có gì vô danh và yếu ớt hơn con tốt trong một xã hội đông lúc nhúc. Ngoài ra, nếu bạn yêu việc, người ta sẽ chỉ mong bạn ở lại vì người tốt và đáng tin như bạn khó kiếm lắm. Tất nhiên lương bổng sẽ phải đi theo.
10. Bạn hãy tìm cơ hội đi đây đi đó để học hỏi. Du học nước ngoài là một phương án tốt, và tôi khuyên tất cả các bạn nào có cơ hội ra nước ngoài hãy nắm lấy cơ duyên đó. Tuy nhiên, các bạn phải nhớ rằng sự học hỏi là mọi lúc, mọi nơi, không nhất cứ phải ở trên một lãnh thổ xa lạ. Do đó, đi được thì đi, chưa đi được thì không cần vội vã. Khi ra khỏi đất nước, bạn sẽ gặp những thị trường công việc được tổ chức có hệ thống, bạn sẽ ngạc nhiên thấy các xã hội nước ngoài rất chuộng những bàn tay và trí óc người Việt Nam. Và đôi khi họ sẽ che chở bạn còn tận tình hơn chính xóm làng của bạn. Họ cần những người giỏi giang tốt lành như bạn, hệ thống của nước họ đang tìm những chân dung như bạn.
Nếu may mắn một chút thì bạn sẽ được đăng ký học những môn mình thích với những giáo viên có kinh nghiệm, và biết đâu bạn sẽ thành công như biết bao vĩ nhân Việt đã thành công ở nước ngoài.
Nhiều người là vô danh tiểu tốt Ở xứ mình, thậm chí đã làm những nghề thấp kém nhất ở xã hội nước nhà, sang nước người ta lại vẫy vùng, được trân quí và vinh danh. Đi đến đâu, dân tộc chúng ta cũng được nhìn nhận thực sự thông minh, chuyên cần, biến báo, lo toan, chu đáo, trách nhiệm. Mỗi con người của ta chỉ cần dùng một cơ hội là sẽ phát triển. Sau cùng, bạn sẽ về nước, lúc đó đã có đủ vốn để thực sự lập nghiệp tại nước nhà. Câu chuyện của Từ Thức trở về quê làng mà tôi chọn làm tiêu biểu trong cuốn sách cũng mang nặng ý nghĩa này.
11. Rồi một ngày kia bạn muốn lập gia đình, cũng chẳng cần vội vã cho dù cha mẹ thúc đẩy đến đâu. Bạn nên có nghề nghiệp ổn định, và nhất là nên đợi đến tuổi chín chắn hãy quyết định. Tuổi chín chắn là tuổi đã vượt qua cái ái quá bồng bột, lẫn lộn dục vọng với tình yêu, lầm lẫn hiện tại với tương lai, nhầm tưởng ý kiến của người khác với ý muốn riêng tư. Chọn sớm, chọn sai là tự tặng mình nhiều năm dằn vặt với một người đàn ông hoặc phụ nữ mình không thực sự yêu và hiểu.
12. Lời khuyên tối hậu của tôi là trong cuộc sống không có một mục tiêu nào phải lựa chọn vội vã. Càng tự tặng mình thời gian, bạn càng có được sự cân nhắc tránh cho mình những tiếc nuối mai sau. Một suy nghĩ chín chắn sẽ tiết kiệm cho mình hàng chục năm vật vã. Tuổi thọ trung bình cao ngày nay cho phép chúng ta biến thời gian thành đồng lõa. Trước những áp lực bên ngoài, cho dù từ cha mẹ hay người thân chăng nữa, bạn hãy mềm mỏng để đợi lúc thuận lợi nhất mới lấy quyết định. Vì trước sau gì, cuộc đời này là của riêng bạn, không ai khác, có phải thế không? Tập lấy quyết định một mình giống như luyện thép luyện sắt - bạn quen quyết định một mình thì con người của bạn sẽ cứng cỏilên dần dần.
Cuộc đời là gì nếu không phải là biến con người và cơ thể thành một đơn vị mạnh mẽ? Bạn chỉ cần nhớ một điều: không ai tiến thủ mà có sẵn trong tay đầy đủ chiến lược và vũ khí. Bạn đi trong sương mù, giống như mọi người, và thành công hay không là do nhuệ khí mà mình đang có. Bạn gồng mình vận động hết tâm lực và tự tin thì bạn sẽ qua. Bạn yếu ớt, than vãn, bám vịn, lần lữa, thì bạn cầm chắc thất bại. Và đôi khi mất cả sự tự trọng.
13. Khi còn trẻ, bạn nên cân đối cách dùng thời gian của mình giữa công việc, thư giãn và học hỏi. Làm như tôi khuyên, bạn sẽ giữ được sức khỏe lâu dài và nhất là sẽ trau dồi con người mình rất nhiều. Nếu còn trẻ nhưng đã tốt nghiệp, chưa có gia đình, bạn nên cứng rắn với việc trong công ty, hãy tránh thói quen làm việc quá giờ. Có thể công ty sẽ tìm ra đủ mọi cách để tạo cho bạn động lực làm việc muộn. Bạn cũng nên quan tâm và tặng công ty một, hai buổi mỗi tuần như thế, nhưng không hơn hai buổi một tuần bạn nhé. Trong vài tháng, vài năm, đằng nào bạn cũng sẽ đổi công ty, đổi nơi làm việc, tất cả những nỗ lực sẽ không còn dấu ấn lâu dài.
Ngược lại, bạn nên dành thời gian của mấy buổi tối kia để tạo giá trị mới cho mình. Tôi khuyên bạn nên bỏ thời gian thư giãn để đọc sách, ví dụ hai, ba buổi tối mỗi tuần, bạn sẽ trải nghiệm rằng sách là một thầy giáo uyên thâm, tận tình nhất mình có thể có. Nhưng còn nhiều cách khác nữa. Bạn nên đăng ký một nơi để “làm thân” với chính cơ thể của mình - yoga, thể dục, chơi một bộ môn thể thao... Hạnh phúc với chính cơ thể của mình sẽ giúp cho sức khỏe của bạn rất nhiều. Bạn sẽ tránh được nhiều bệnh tật nguy hiểm mà khi trẻ bạn hay coi thường. Và sau cùng, nên đi học thêm một nghề chân tay. Ví dụ học chơi một nhạc cụ, học hát tập thể trong ban hợp ca, học làm bếp như một thú vui, học trồng hoa, học nghề mộc hoặc nghề thợ hồ, sửa điện. Tôi có nhiều người bạn bên Pháp đã tự tay xây xong biệt thự. Cho vui. Giá trị của cuộc sống dưới hình thức đó thực sự mênh mông. Bạn hãy đăng bám lấy công việc để mong ông chủ chú ý, vì dù họ có quý mến bạn cách mấy thì cuối cùng, bạn cũng chỉ là con tốt. Họ chỉ có đồng lương cỏn con để khai thác bạn. Họa may trong thời gian công tác, bạn đã học hỏi nhiều, trải nghiệm nhiều, thậm chí được cọ xát với những đồng nghiệp có tài năng, nếu vậy thì đây là điểm tích cực nhất mà bạn sẽ giữ được. Nếu bạn đã có gia đình thì tôi có nhiều lời khuyên khác nữa. Hãy dành thời gian cho gia đình. Hãy rủ vợ hoặc chồng bạn tập thể thao chung. Hãy mỗi tuần đưa gia đình đi chơi thư giãn một lần, chẳng cần đi đâu xa, chẳng cần làm gì đặc biệt, nhưng đó là cơ hội tạo thêm sự gắn kết và thông cảm, rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Hãy dành mỗi tuần cho vợ hoặc chồng một bữa Cơm “tình nhân Valentine” để rồi sau này bạn sẽ được hưởng tất cả hệ quả tốt của việc đó. Nói về tuổi hưu trí thì quá xa, nhưng bạn có biết rằng khi tuổi cao, hạnh phúc của mình sẽ do chính gia đình mình đảm bảo? Nếu đến lúc đó bạn mới lo toan thì e rằng quá muộn. Quản lý thời gian là tạo điều kiện cho cơ thể được cân bằng, cho trí óc có vùng tự do để thư giãn, đời sống vợ chồng giữ được hạnh phúc, con cái giữ được vẻ hồn nhiên của tuổi trẻ. Có được tất cả những thứ đó thì bạn chớ lo về bệnh tật phát sinh, mặc cảm khó chữa. Và cuối cùng, nếu kỹ lưỡng tham khảo ý kiến của một ngàn vĩ nhân thì bạn sẽ khám phá ra rằng thời gian là thứ họ quý nhất, trên cả sự trù phú thịnh vượng. Không quản lý được thời gian của mình, chúng ta sẽ mất chủ động, và đây mới là thảm cảnh thực - và tất cả chúng ta đã quá quen thuộc với điều này, có phải thế không?
14. Bạn hãy nắm vững nghệ thuật vắng mặt, nói không. Xã hội ngày nay bám lấy bạn, và đôi khi còn tạo ra cho bạn những tình huống khó chịu, những tình thế lưỡng nan. Bạn bịn rịn, sợ xã hội nghị này nọ về mình, nên gượng gạo tham gia và hơi sợ rằng một thái độ nào khác từ bạn có thể bị hiểu lầm. Văn hóa bịn rịn đã từ lâu đi vào máu. Một trăm đám cưới là một trăm vở kịch bị mời không biết lý do, tới để giữ lòng, xong món thứ ba thì chuồn. Họp hành không liên quan gì đến mình, nhưng không dám phụ lời mời họp, ngồi ngáp vắn ngáp dài, nửa chừng thấy có người về sớm bèn đứng dậy theo gót. Chẳng lẽ một triệu người chúng ta cứ tiếp tục phung phí thời gian và sức khỏe trong những sự “có mặt vớ vẩn” như thế sao? Tôi không muốn kể thêm những việc vô ích mà chúng ta sẵn lòng bỏ thời gian làm miễn cưỡng. Hãy vắng mặt nếu bạn không có lý do chính đáng để tham gia. Hãy từ chức khi việc không ra việc, hướng đi không rõ và mục tiêu không mang tính chiến lược. Hãy từ chối những việc không có chút ý nghĩa nhân văn hay ích lợi cho ai. Hãy dành thời gian cho chính mình, bằng cách giành lại sự chính đáng. Mà làm việc thừa là không chính đáng. Thử tưởng tượng mọi người đều làm thế thì cả tập thể chúng ta đang phung phí bao nhiêu thời gian?
15. Bạn hãy tham gia vào mọi việc có ích cho gia đình và cho cá nhân mình, hãy tích cực đón nhận cơ hội làm việc nhóm.
Bạn đừng nề hà đóng góp, hãy tự nguyện tham gia mọi cơ hội giúp mình có thêm những người bạn tốt. Chính những người bạn này, không ai khác, sẽ là gốc sinh ra những cơ hội trong đời của bạn.
Chính sự thành công nào cũng bắt nguồn từ những cơ hội do những người bạn mới đem tới. Trong một đoạn khác, tôi đã nhắc nhở rằng khi xã hội mến bạn thì bạn không thể không thành công.
Vậy hãy trau chuốt các mối quan hệ bạn bè nhé. Trau chuốt không có nghĩa là đi nhậu bí ti thâu đêm, mà là đem lại sự trân quý cho nhau, luôn luôn nghĩ đến nhau. Và như thế là đủ.
16. Bạn hãy tạo sự khác biệt để thu hút sự chú ý. Rất đông các bạn trẻ có tư duy đi theo “đàn”, bắt chước người bạn đúng nhất lớp hay đám đông - một cách để che đậy tính e dè, trốn tránh trách nhiệm nếu “chẳng may” có ai nghĩ tới mình. Tôi xin nói thật rõ: thái độ này tiêu biểu cho tư duy thất bại. Phải nghĩ ngược hẳn lại!
Bạn ạ, hãy có tư duy tích cực tạo sự khác biệt. Trên một thị trường phần lớn các sản phẩm giống nhau. Ở nước Việt Nam chúng ta, rất nhiều khi sự khác biệt chỉ được tạo ra bảng giá bán.
Và cũng vì vậy, những sản phẩm Việt Farm Cang, ngày phải càng rẻ, rẻ đến khi nào không thể rẻ hơn, bởi thiếu tư duy tạo sự khác biệt ngoài hạ giá. Chúng ta nên hưởng 37 nghĩ vào việc tạo ra những giá trị mới, cho dù cỏn con đến đâu, Việc tạo giá trị mới không khó như chúng ta tưởng. Tôi sẽ kể cho bạn đọc vài câu chuyện cá nhân minh họa cho việc tạo sự khác biệt, Rất lâu rồi, có lẽ khoảng năm 1975, một phái đoàn từ Anh Quốc muốn sang thăm công ty tư vấn của chúng tôi. Một phái đoàn phía chúng tôi được thành lập, lúc đầu không có sự tham gia của cá nhân tôi. Một ngày trước khi tiếp đón phái đoàn Anh, ông Tổng giám đốc mới hỏi xem ai là người thông dịch trong buổi gặp gỡ. Ngày đó người Pháp kém Anh ngữ lắm, và người Anh kém Pháp ngữ lắm. Họ không tìm ra ai. Một anh Giám đốc sực nhớ ra là chính tôi khá giỏi tiếng Anh, nên họ mời tôi tham gia vào giờ chót. Trong suốt buổi gặp gỡ, tôi là người thông dịch từ Pháp sang Anh, rồi từ Anh sang Pháp. Mọi người chi thấy tôi trong buổi họp. Người Mỹ gọi thế là one-man-show. Chẳng lâu sau, ông Tổng giám đốc mời tôi vào văn phòng và hỏi tôi có ốn lấy vị trí Giám đốc Quốc tế không! Bài học mà tôi rút tỉa rất thấm thía, và tôi không giấu bạn đọc là tôi đã khai thác tối đa chiến lược tạo khác biệt để tiến thân. Khác biệt ở ví dụ trên là sự nắm vững tiếng Anh Vẫn biết rằng nội dung của cuộc gặp gỡ không tựa vào đề thi học tiếng Anh, nhưng cơ hội đã cho phép người ta đánh giá được tôi một cách toàn diện. Tôi đã tự đưa mình ra ánh sáng, một cách khiêm tốn, nhưng vẫn là đi ra ánh sáng. Năm 1987, ông Jeffrey Koo, một siêu thương gia từ Đài Loan, Chủ tịch China Trust Bank tới thăm tập đoàn Alsthom. Sau buổi họp với Chủ tịch Deugeorges và một nhóm chúng tôi, ông Jeffrey Koo mới có ý mời Chủ tịch Deugeorges đi chơi golf. Cả công ty không ai biết chơi bộ môn thể thao này, trong khi ông Jeffrey Koc xưa kia còn là vô địch Đài Loan! Hồi đó tôi là một vận động viên có hạng trong bộ môn này (tôi từng chơi trong những giải quốc tế hạng thương gia). Trước sự thất vọng của ông Jeffrey Koo, tôi xin tự nguyện thay Chủ tịch. Mọi người hân hoan. Thế nhưng câu chuyện hi hữu sắp xảy ra là ông Jeffrey Koo, trong khi chơi với tôi, đã có một cuộc chơi thật xuất sắc. Ở lỗ thứ 8, ông vụt một phát, trái bóng bay thẳng chui vào lỗ. Người ta gọi thế là hole-in-one, một chiến công vô cùng hiếm hoi và hoành tráng. Từ ngày đó, tôi đã trở thành một người bạn trung thành của ông Jeffrey Koo, một người từng làm cố vấn cho Tổng thống Tướng Chính Quốc (con của Tướng Tưởng Giới Thạch), rồi sau đó làm Đại sứ tại Hoa Kỳ trong khi ông vẫn đang làm chủ tịch của nhiều ngân hàng và công ty bên Đài Loan. Sự khác biệt ở đây là khả năng chơi golf, chẳng liên quan gì đến nội dung chuyến sang Pháp của ông Jeffrey Koo. Sau đây lại là một chuyện hi hữu khác. Năm 1988, bất thình lình Chủ tịch Desgeorges nhận được một lá thư của ông Kim Woo Chong, Chủ tịch, Sáng lập viên của Daewoo, mời ông sang Hàn quốc để thương thuyết về một dự án quân sự tối mật cấp quốc gia. Thư mời khẩn khoản xin ông Desgeorges sang một mình, và đích thân thương thuyết với chính ông Kim. Tất nhiên, theo phong cách làm việc của nước Pháp, không bao giờ doanh nghiệp cho phép lãnh đạo thượng định đi đàm phán Ở ngay vòng đầu. Do đó công ty tôi phải chọn người có đủ điều kiện để ứng tên thay mặt Chủ tịch và cả Chính phủ Pháp. Thêm vào đó, có một điểm khá tế nhị là vì dự án quân sự tối mật nên người đại diện phải được cả sự ủy nhiệm của Chính phủ Pháp qua Bộ Quốc phòng và Văn phòng Tổng thống Pháp.
Sau khi ướm thừ danh sách thì không một tướng lĩnh nào trong Bộ Quốc phòng dám nhìn sứ mệnh đi Hàn, cũng không một công chức cao cấp nào tại Bộ Ngoại giao Pháp, hoặc Bộ Tài chính Pháp chịu đưa tên. Lý do là trong các Bộ, và ngay tại Alsthom mọi người đều biết tiếng ông Kim Woo Chong là một trí óc lắt léo, một gian hàng kiểu Tào Tháo, giống một tay chơi poker nhà nghỉ. Và cả cộng đồng phía Pháp đều muốn ứng tên tôi vì họ cho rằng tôi có đủ điều kiện nhất để thay mặt cả nước Pháp trong cuộc đàm phán tay đôi này. Đây là lần đầu tiên một người Việt cầm đầu một phái đoàn quân sự hùng hậu sang Hàn, vì tuy cuộc thương thuyết là tay đôi, nhưng người thương thuyết cần có dưới tay mỗi lúc ngày đêm mọi chuyên gia về vũ khí, giá biểu và công nghệ của Cộng hòa Pháp. Sau này tôi mới biết lý do thật tôi được bổ nhiệm: tôi là người da vàng giống ông Kim, hồi đó các quan chức bên Pháp nghĩ rằng người da vàng dễ hiểu người da vàng hơn nên tôi là người duy nhất được tất cả các cơ quan tín nhiệm. Sự khác biệt ở đây là màu văn hóa, cho dù nội dung của cuộc thương thuyết không liên quan gì đến màu da. Các bạn ạ, đôi khi điều tạo sự khác biệt lại là yếu tố phụ. Trong phái đoàn chuyên gia, rút cục người biết tiếng Anh nổi trội được chọn. Trong cuộc gặp gỡ thượng định về các dự án, rút cục văn hóa và kỹ năng chơi golf đã tạo sự khác biệt. Nói rằng tôi đã tiến thân chi trên những tiêu chuẩn phụ thì không đúng, nhưng tôi khuyên các bạn nên có trong tay nhiều lá bài tuy phụ nhưng đôi khi mang lại sự khác biệt cần thiết.
17. Bạn hãy liêm khiết với bản thân, vì nếu không bạn chẳng còn là chính mình, và do đó bạn không thể thành công - giống như một người đi xin việc với thẻ căn cước của người khác!
Tôi có nhận xét khắt khe là một phần của dân tộc không những quen nói dối với đối tác, nhưng còn nói dối cả bản thân! Xưa kia tôi được xem một phim khôi hài do tài từ Jerry Lewis đóng vai chính, tựa của phim là “Dr. Jekyll and Mr. Hyde”, từ cốt truyện của Robert Louis Stevenson. Truyện kể về hai nhân vật: Dr. Jekyll rất tốt lành vui vẻ, Mr. Hyde thì rất nanh ác tàn bạo. Nhưng dần dần, người xem phim khám phá ra rằng hai nhân vật đó chỉ là một người duy nhất. Ý nghĩa của cốt truyện là khá nhiều người hay có thái độ lưỡng thể, lúc thì tốt, lúc thì ác, khiến tôi nhớ lại một câu mình từng buột miệng khi tiếp sinh viên cao học: “Đọc báo thì rất thường khi mình được chứng kiến một số chuyện lạ và khó hiểu.
Trong nước có những người sáng đi chùa sướt mướt tín ngưỡng, nhưng đến chiều thì chém người không ngại tay, rồi tối về có những cử chị hiếu thảo với cha mę". Khi có hai thái độ thì chúng ta không thể liêm khiết với chính mình. Bạn ạ, thế giới cận kề sắp tới là thế giới của sự nói thật do Internet kết nối vạn vật chi phối (IOT - Internet of things). Bạn đi đâu chăng nữa, ít nhất cũng có hàng chục camera được đặt khắp nơi do thám. Bạn khai sai tên thì máy tự sửa cho bạn, vì từ nay, máy nào cũng biết nhận diện khuôn mặt, đánh luôn tên và ngày sinh tháng đẻ vào màn hình mà không bao giờ cần đến lời khai của bạn nữa. Hễ bạn nói dối bất cứ ai, với người hay với máy, máy sẽ tự động xác định ngay tức khắc. Bạn khai man tại quan thuế bên Thụy Điển nhưng khi đi qua hải quan của Phần Lan họ sẽ khám bạn kỹ hơn, vì họ biết bạn là người không đáng tin - máy bên Thụy Điển đã kịp thời khai báo hết sự việc cho máy bên Phần Lan, và cá nhân bạn đã vĩnh viễn bị đóng khung như là một người không nói thật! Vậy liệu bạn đã sẵn sàng sống thật, nói thật, làm thật chưa? Để đi tới “tam thật” này, con đường lắm chông gai, vì bạn phải có tâm hồn vững chãi, lòng dạ đạo đức, trí tuệ tráng kiện thì mới có khả năng nói thật. Những người dối trá cơ bản là những người yếu đuối, không bao giờ nhìn sự thật mà không sợ hãi. Tôi chi tặng bạn một lời: bạn không thể thành công trong thế giới sắp mở ra nếu bạn không thật trên bản chất, thật trong lời nói và tư duy, thật với chính mình. Hơn thua nhau sẽ được khảo sát qua tiêu chuẩn “thật”. Bạn ạ, thay vì lo âu, hãy cảm thấy thú vị với những sự kiện bất ngờ của cuộc đời, cho dù có lúc bạn thót tim với những tình huống này. Hãy tự tin đi trên một đường dây mỏng mà không sợ ngã, vì chính thử thách đó mới làm cho bạn nhận được sự chú ý. Hãy lạc quan vì bạn đang sống một thời kỳ vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, thời kỳ này đón nhận mọi thiện chí và mọi thái độ cầu thị. Và bạn nên nhớ rằng không chuyện gì tới trong một phút hay một giờ. Không việc gì phải vội, đâu còn có đó. Hãy cứ từ tốn tiến bước, nhưng đừng bao giờ dừng chân nghĩ rằng bạn đã xong việc. Không bao giờ xong, vì xã hội sẽ tiến mãi, tiến mãi. Xã hội sẽ sớm nhận ra bạn và sẽ không bao giờ để bạn rời tay. Những người nhiệt tình và tài ba như bạn không có nhiều, chẳng ai điên mà để bạn làm những việc không có ích lớn. Vậy bạn phải tự chuẩn bị kỹ càng, đọc thật nhiều sách, tham khảo nhiều ý kiến, hấp thụ nhiều kỹ năng, hãy trau chuốt văn hóa, làm giàu hiểu biết và động viên óc sáng tạo. Bạn phải tự học.
Bạn hãy vượt hoài bão đơn thuần có bằng to và chức lớn, hãy quên đi những tiêu chuẩn vật chất làm cho bạn nhỏ bé hơn mỗi ngày. Hãy tìm đường cho mình, một con đường giúp bạn lớn dần, một con đường tận dụng hết tài trí của bản thân. Bạn chỉ là chính mình khi nào đã đi đến giới hạn của sự “hiểu mình”, và cuối cùng biết mình là ai”.
Chúc bạn khám phá được hết tiềm năng của bản thân. Chúc bạn tạo được thật nhiều giá trị cho xã hội và cho chính bạn. Hãy tin vào sự trân quý mà cá nhân tôi dành cho bạn, sau khi đọc xong lá thư này. Và tôi chúc bạn thật nhiều may mắn, suốt đời!