Một Đời Như Kẻ Tìm Đường - Chương 13
Chương 13 Phá sản, thất bại và định hướng I have not failed. I've just found 10,000 ways that won't work.
Tôi chưa bao giờ thất bại cả. Tôi chỉ khám phá ra 10 ngàn phương án không mang về kết quả mong muốn.
- THOMAS A. EDISON
Sometimes by losing a battle you find a new way to win the war.
Đôi khi chính vì thua một trận thế mà ta tìm ra một cách mới để thắng cả cuộc chiến.
DONALD TRUMP
Nếu chúng ta đều nhận định rằng trong cuộc sống thất bại là một chuyện bình thường, phá sản là một hiện tượng khá phổ biến thì câu hỏi ngay sau đó là liệu phá sản và thất bại sẽ ảnh hưởng như thế nào trên những định hướng mà mỗi chúng ta sẽ chọn cho tương lai trước mặt. Và trong những pha gay go như thế của cuộc đời chúng ta nên giữ lại những bài học gì và nên bỏ qua những lý luận suông gì? Tập trung hơn? Trau dồi kiến thức và kỹ năng hơn?
Đổi nghề? Tập đo đạc rủi ro kỹ hơn? Cái gì phải làm, cái Phá sản, thất bại và định hướng gì phải tránh để bản thân không lặp lại những lỗi lầm, và nhất là tìm được hướng đi chính thống và phù hợp với hoàn cảnh riêng?
* * *
Trong khuôn khổ của chương này, tôi sẽ không bàn bạc về những trường hợp cố tình phá sản để trục lợi, tuy tôi nhìn nhận đó cũng là một phương án để làm giàu, miễn là vẫn tôn trọng pháp luật, cho dù chỉ là một khe hở của pháp luật. Trong thương trường cũng như trong xã hội nói chung, mọi sự tráo trở đều có thể trở thành vũ khí, mọi vũ khí đều có thể được sử dụng. Tuy nhiên, trong sách này, tôi không đặt ưu tiên vào việc “làm tiền” mà vào tính bền vững của sự thành công và hạnh phúc tiếp theo. Khi ai đó chọn phương án mờ ám để lừa dối thì tính bền vững không thể bảo đảm. Tôi còn nhớ mãi câu ngạn ngữ mà ai cũng đều biết: “Bạn có thể lừa một người nhiều lần, hoặc lừa cả cộng đồng một lần, nhưng không thể lừa cả cộng đồng nhiều lần”. Ngược lại, những đề án đạo đức luôn luôn nhận được sự ủng hộ của đám đông vì chính đạo đức mới tạo được sự tin tưởng nơi mọi đối tác và từ đó mới lôi kéo được sự hỗ trợ của nhiều người.
Tôi đã nhiều lần có được những cuộc trao đổi ấn tượng với những người “gian hùng”. Cuối cùng họ đều hé mở rằng cuộc đời của họ là một con số cộng lẫn lộn của những dối trá, trốn tránh, lừa đảo, con số cộng này cứ “nhân” lên liên tục vì sự dối trá chồng chất lên sự dối trá để tạo nên một thế giới hoàn toàn ảo, nơi mà họ tưởng mình an toàn. Họ sợ nhất là ngẫu nhiên gặp lại những đối tác khi xưa bị họ lừa, những đối tác trực tiếp thì chẳng nói, nhưng còn vô số những đối tác gián tiếp mà họ không ngờ tới, đôi khi không biết tới. Những gian hùng sống thường trực với lo âu cho dù họ và trạng thái vô tư. Lo bị trả thù, lo bị chỉ điểm, lo rơi vào những cái bẫy của những nhân vật tương tự và tương xứng. Trực giác của họ bị động viên đêm ngày, đó là không kể đến những hối hận mà họ vẫn có, vì tuy lương tri của họ đã chai bạc, nhưng sẽ có lúc họ vẫn nhìn lại những sự phá hoại mà mình đã gây ra, rất nặng với lương tâm con người. Và họ sợ nhất gặp lại chính những đồng đội từng cùng với họ thả câu nước đục. Những chuyện chia chác xưa kia không đồng đều (Mà thế nào thực sự là đồng đều?). Những nợ nần mình đã quên béng nhưng lại bị xem như một sự phản trắc cho dù số tiền quá nhỏ... Đó đều là những món mà gian hùng rất sợ hãi phải trả nợ theo cách này hay cách khác, đối với chính những người đã đồng hành và biết rõ những thủ đoạn rốn của mình, cũng như những nơi mình ẩn náu. Và cuối cùng, thế giới trở thành quá nhỏ khiến họ không thể tìm ra một nơi yên thân trong thời gian còn lại. Ngày nay, bất cứ hành vị dù nhỏ đến đâu, ở những địa điểm kín đến đâu cũng đã được ghi dấu trên một trong hàng tỷ máy ghi hình ghi âm rải rác khắp nơi, trong đó có chính cái máy mình cầm trên tay. Không còn một sự cố nào xảy ra trên khắp nẻo đường trên thế giới mà màn hình không tìm lại được hình ảnh trong khoảnh khắc, và từ đó dung nhan của những sự tồi bại được phơi bày.
Từ những chuyện nhỏ như mua bằng, bòn mót, rút tỉa, đến những vụ lớn hơn, không còn chuyện gì mà thiên hạ không biết.
Những tay gian hùng đôi khi còn tưởng mình che mắt được thiên hạ. Họ mua chuộc nhân chứng và phá hủy bằng chứng, cho viết lại lịch sử, xây đình xây chùa để che mắt thiên hạ, nhưng rồi đâu đó sự thật vẫn hiện lên rõ mồn một. Một trong những gian hùng mang về đạo đức nhất là một vị lãnh tụ của Pháp, đã nghĩ ra một kế vô cùng độc địa để xóa những sự việc ông ta gây ra, bằng cách tìm tới một lãnh đạo phe đối lập để thương thuyết. Bạn tưởng tượng không, một chính trị gia lỗi lạc đi tìm sự ẩn náu bằng cách giúp phe đối lập thắng củ! Kết quả dĩ nhiên là phe đối lập thắng cử, và ai cũng đoán được sự phẫn nộ thầm lặng của phe có lãnh đạo cố tình thua. Trong suốt mười năm sau đó, người thay thế đã làm đúng cam kết. Trong một nước dân chủ hàng đầu mà ông này đã thành công trong việc cấm đoán mọi sách vở tài liệu liên quan đến người tiền nhiệm. Mọi bằng chứng, mọi vết tích, mọi hình ảnh nào có chút ảnh hưởng đều bị hủy xóa. Có người gọi gian kế này giống như các Pharaoh Ai Cập ngày xưa, không chút ngại ngùng dùng hàng trăm ngàn lao động để xây kim tự tháp, đủ đồ sộ để dân chúng một ngàn năm sau vẫn khó lòng tìm nơi mình chôn cất ngay trong lòng của kim tự tháp vĩ đại.
MỘT TÌNH HUỐNG ĐÁNG THƯƠNG CỨ LẶP ĐI LẶP LẠI NGÀN LẦN
Tôi viết chương này với một ý nghĩ đặc biệt dành cho tất cả các bạn trẻ của tôi đang ở trong quá trình khởi nghiệp, xây dựng doanh nghiệp, tìm khách hàng, tính toán và điều động vốn quá nhỏ bé, tuy nhỏ bé nhưng vẫn mong làm được việc, tức khởi nghiệp thành công. Trong cuốn sách Một Đời Quản Trị, tôi đã đề cập vấn đề khởi nghiệp một cách rộng rãi dưới góc độ kinh doanh. Trong sách này tôi muốn chia sẻ ý nghĩ của mình về khởi nghiệp dưới góc độ chọn lựa hướng đi.
Tôi không phủ nhận rằng khởi nghiệp là một công cuộc vô cùng khó.
Điều khó thứ nhất là sự đánh giá vô cùng sai của cả một tầng lớp tuổi trẻ về nhiều góc cạnh, như việc huy động vốn, sáng chế ra sản phẩm, hiểu biết khách hàng, và nhất là việc quản lý đối tác cùng tham gia về mặt pháp lý, tài chính và tâm lý.
Trăm lần như một, các em khoe với tôi về một sản phẩm mới với niềm tự hào công khai và chính đáng. Và mỗi lần như thế, tôi vô cùng lo lắng cho các em. Vốn của các em nhỏ mà chưa gì các em đã muốn hấp tấp nhảy luôn vào việc đầu tư sớm, giống như người ta nhảy vào chảo nóng. Một lần nữa, tôi bắt buộc phải khẳng định cho bạn đọc là việc chủ hữu một sản phẩm mới chỉ là một giai đoạn rất nhỏ trong việc khởi nghiệp. Có lẽ chưa tới 10%! Chính vì hiểu sai góc cạnh này mà vào khoảng 80% các công cuộc khởi nghiệp đã thất bại. Một tỷ số quá cao mà mỗi chúng ta hoàn toàn có khả năng tránh. Điều khổ nhất, khi thất bại ở ngay giai đoạn này, là mình chưa tích tụ được một bài học nào để tiến thân, trong khi đã tiêu hết vốn. Mình chỉ thất bại vì quá non và quá vội. Vốn đã mất trắng rồi mà vẫn chưa mua được một bài học cỏn con.
Không học được gì ở giai đoạn này thì khi lặp lại công cuộc khởi nghiệp, mình biết hướng nào phải đi?
Khó khăn thứ hai nằm ở giai đoạn tìm hiểu thị trường. Việc tìm hiểu thị trường vô cùng gian nan vì nó bắt buộc mình phải vào những chi tiết nhỏ nhất. Những ai đó lý luận kiểu “nhu cầu tất yếu” đều lầm lẫn nặng nề, vì đó chỉ là đầu vào, hay đúng hơn, chỉ là bước đầu để tìm hiểu đầu vào. Bằng chứng hiển nhiên là trong mọi nhu cầu tất yếu của cuộc sống, đều có những doanh nghiệp thành công và những công ty phá sản. Đôi khi giữa thất bại và thành công chỉ do bao bì không đúng màu sắc, quảng cáo không đủ duyên dáng, giá biểu không hợp lý, cho dù những sản phẩm cạnh tranh chỉ cách nhau có một xu. Vì vậy, việc hiểu thị trường là phải đi tới những chi tiết nhỏ nhất. Sai chỉ một tí là thất bại, đúng chỉ một tí là thành công!
Điều khó thứ ba nằm ở cách tổ chức nhân sự và vốn, cũng như đối tác. Trăm lần như một, đây là lý do thất bại số một. Nói một cách ngắn gọn, các đối tác cùng khởi nghiệp không quan tâm đến những thể thức cùng đầu tư khi công ty còn nhỏ như quả trứng. Nhưng đến khi công ty khởi nghiệp bắt đầu lớn lên thì đã quá muộn để viết qui trình, luật chơi và thể thức chia chác. Những quyền lợi đã xuất hiện và khó lòng cho phép một sự sắp xếp đòi hỏi sự hy sinh từ các đối tác. Bao nhiêu bạn thân tình đã chia tay nhau vào đúng lúc này.
Khó khăn thứ tư là việc đánh giá luôn luôn sai về nhu cầu vốn. Trong cuốn sách trước tôi đã khẳng định số vốn cần thiết để khởi nghiệp thành công bao giờ cũng vượt 3 lần số vốn mình ước đoán ban đầu. Do đó, tôi đã có lời khuyên là nên đầu tư vào những phân khúc sớm đem về doanh thu để có thể giảm bớt áp lực của nhu cầu tăng vốn (bớt marketing, vay tiền ngân hàng dễ hơn khi sản phẩm đã được khách hàng chiếu cố...)
Điều khó thứ năm là việc hiểu môi trường cạnh tranh. Ít đội khởi nghiệp nào hiểu được rằng khi mình đang chế tạo một sản phẩm mới thì cùng một lúc, ở đâu đó trên thế giới hay trong nước cũng có hàng chục đội khác với những ý tưởng tương tự. Họ cũng đang làm việc ráo riết trên cùng một loại dự án. Và đến khi một bên nào làm xong việc thì song song, có hàng chục đội khác đã chinh xong một dự án tương tự để sẵn sàng cùng đi vào thị trường.
Thế là ta đi vào một sai lầm kinh điển, tưởng mình sắp độc quyền lúc nhận thức ra ý tưởng, nhưng kỳ tình, xã hội còn có nhiều người thông minh và năng động khác nữa. Họ cũng có chung nhận thức cùng lúc với mình, thành thử giấc mơ độc quyền trên thị trường chỉ là sự hoang tưởng trong thời gian ngắn ngủi.
Khó khăn thứ sáu là thứ mà không ai kiểm soát được: may mắn! May mắn hay rủi ro là cùng một nhà. Không ai nắm được yếu tố này. Chính vào lúc rủi ro hoành hành, mình mới hiểu được dòng vốn là màu hồng đỏ của công cuộc khởi nghiệp. Còn vốn là còn phóng ngựa được, cho dù rủi ro to đến đâu. Mất hết vốn rồi khi rủi ro xuất hiện thì chỉ còn nước phá sản, hoặc đợi một hiệp sĩ cưỡi ngựa trắng tới cứu vớt.
Thành thử, nếu nhìn tổng quan thì việc khởi nghiệp vô cùng cam go. Đội khởi nghiệp nào thành công cũng đã thất bại nhiều lần, hay rất nhiều lần. Elon Musk, Steve Jobs, Bill Gates và hàng chục ngàn nhân vật khác đã thất bại rất nhiều lần. Sách viết về họ thường lướt qua những thất bại, thậm chí giấu nhẹm đi vì nhu cầu đánh bóng nhân vật, nhưng nếu nhìn cuộc đời của Steve Jobs hay Elon Musk thì những vị vĩ đại này đã miệt mài học nhiều bài học đắng cay sau mỗi thất bại để rồi cuối cùng mới thành công.
Dưới con mắt của tôi, việc khởi nghiệp là rất cần thiết cho mỗi bạn trẻ, cho dù ý tưởng sơ sài chăng nữa. Không có lĩnh vực nào ngoài khởi nghiệp sẽ dạy cho mình những bài học thâm thúy và nhanh chóng như những tình huống vô cùng gay go và bi đát.
Nói một cách tích cực hơn, khởi nghiệp sẽ đóng trọn vai khởi nghiệp nếu mỗi bước đi là một bài học sáng giá.
Còn nếu bạn nào nghĩ rằng mình đã có sẵn sản phẩm nên dám chắc rằng mình sẽ thành công, bạn đó sẽ còn nhiều dịp để mất ảo tường. Rất nhiều người tưởng rằng có được đầu vào là đủ.
Không, đó mới là điều kiện cần, chứ chưa đủ. Xa lắm, còn xa lắm những điều kiện đủ! Khi chưa hiểu và nắm được đầu ra thì chuyện còn quá viển vông.
Ngược lại nếu xem khởi nghiệp là một hướng đi, một sự chọn lựa, tôi nghĩ việc khởi nghiệp vẫn chỉ dành cho những tâm hồn bất khuất, can đảm và tích cực tột độ với chính bản thân.
MUA ĐI BÁN LẠI VÀ LẤY LỜI: DÙ PHÁ SẢN CŨNG KHÔNG ĐỔI NGHỀ!
Một trong những điều đáng ghi nhớ là số đồng doanh nhân thất bại một, hai lần trong ngành kinh doanh của mình vẫn tiếp tục trung thành với lựa chọn cố hữu. Họ đã chọn hướng đi ngay từ đầu, và những thất bại liên tiếp lại càng củng có ý nghĩ rằng họ đi đúng đường. Điều đó có nghĩa họ đã chiêm nghiệm và đánh giá rằng sự thất bại dương thời không do hướng đi sai, mà do những chi tiết nào ngoài định hướng.
Ông Warren Buffett, một trong ba người giàu nhất hành tinh đã làm việc trong ngành quản lý chứng khoán từ mấy chục năm vừa qua. Đã có lúc ông gần phá sản, nhưng rồi ông không thay đổi định hướng mà chi rút tia thêm bài học trong ngành để nắm bắt chặt chẽ hơn những bí quyết để thành công. Và ông đã thành công rực rỡ.
Một nhân vật khác mà tôi từng gặp, nhưng không có mối quan hệ thân thiết là ông MY. Chua, nhà tài phiệt gốc Hoa nổi tiếng bên Mã Lai. Ông này hẳn là một bí ẩn. Ông đầu tư chứng khoán và làm giàu bằng chứng khoán, đến độ cả nước Mã Lai tìm cách do thám những mã số ông mua trên thị trường. Ông mua cái nào thì người ta ồ ạt mua theo cái đó. Chẳng trách, mã số được chiếu cố tăng giá mạnh, và khi mọi người đã mua thì Chua cũng bán ra với giá cao rồi. Đây hẳn là một người biết thao túng thị trường, biết rõ tâm lý người chơi, và làm giàu trên những mô hình toán học và linh tính cá nhân. Điều ông Chua giấu nhẹm là ông cũng từng mất nhiều, đã có lúc gần phá sản. Tuy nhiên nụ cười vô cùng cầu tài của ông sẽ quá dễ thuyết phục dân chúng tiếp tục đi theo ông. Có lần ông hé mở với tôi: “Khi dân chúng nói chung chơi chứng khoán, họ đều có những phản ứng giống y như nhau.
Và mình chỉ cần hiểu tâm lý đám đông một chút là mình làm giàu”.
Sau nhiều pha gần phá sản, tất nhiên việc mua bán chứng khoán đã trở thành nghệ thuật trong tay của ông Chua. Chính vì ông nắm được nghệ thuật mà ông nhất định không thay đổi định hướng cho cuộc đời của mình, bất chấp kết quả, ngược lại ông còn trau chuốt thêm cách sử dụng đồng tiền của người khác. Và tổng cộng, kết quả của ông là tốt, quá tốt. Ông còn có một biệt tài nữa là khi cần ai thì ông như xuất hiện từ hư vô, tuy nhiên khi ai cần đến ông thì đố tìm ra - ông đã lần đi đâu mất.
Ông Warren Buffett làm việc công khai hơn ông Chua, nhưng đó là vì ông Warren quản lý một khối tài sản khổng lồ, to đến độ mà nếu ông chỉ biến tích một giờ thôi thì thế giới sẽ biến động với một số người rất đông vội vàng đi tìm kiếm ông.
* * *
MỘT BIỆT NHÂN - ETIENNE LAURENT: ĐỒI LÃNH VỰC SAU PHÁ SẢN, NHƯNG KHÔNG ĐỔI TƯ DUY LÀM GIÀU
Tôi từng chơi rất thân với ông Etienne trong những năm 1980, 1990 và tôi đã học được vô số bài học từ con người rất đặc biệt này. Ông sinh năm Kỷ Sửu, 1949, kém tôi 3 tuổi. Ông mạng Hỏa, tôi mạng Thổ, nên ông luôn luôn rất trân quý những lúc tôi với ông gặp nhau, nhất là nếu ông có cơ hội hỗ trợ tôi một việc gì.
Tôi đã được theo dõi cách ông quản lý dự án Volback, gần tới đích rồi, nhưng phá sản. Tôi đã được quan sát khả năng phản ứng của Etienne trong vụ phá sản, để rồi ông nhanh chóng bắt nhịp sang một lĩnh vực mới, tuy nói là mới nhưng kỳ tình, ông vẫn áp dụng đúng những phương pháp cá nhân về kinh doanh để cuối cùng thành công. Người này chỉ có thể thành công dài dài vì những phương pháp làm giàu của ông không mang tính ngắn hạn.
Tôi sẽ kể ngắn gọn về dự án Volback. Vào những năm 1989, 1990 có rất nhiều vụ ăn cắp xe ô-tô bên Châu Âu, và nhất là ở Pháp. Ngày đó, thế giới chưa phổ biến các dụng cụ điện tử, các và khi một ai bị ăn cắp mất xe thì chỉ còn một việc phải làm là đi khai sự tình tại một bát công an. Số đông xe bị mất cắp camera...
chẳng bao giờ tìm lại được, vì kẻ cắp đã kịp thời tháo toàn bộ xe để bán lại phụ tùng riêng lẻ.
Một mình, ông Etienne quyết định tìm một giải pháp điện tử để tìm lại xe trước khi xe bị tháo gỡ. Ông gọi dự án của mình là Volback (vol là ăn cắp trong Pháp ngữ, back là trở lại theo Anh ngữ). Và một mình, ông đã tìm ra. Ông sẽ chế một máy điện tử rất nhỏ lắp trên mỗi xe ô-tô, ở một chỗ mà kẻ cắp sẽ không bao giờ tìm ra. Hệ thống điện tử trên công lộ sẽ theo dõi lộ trình của xe theo thời gian thật. Tất nhiên, công an chẳng còn khó chi nữa để tìm ra xe bị ăn cắp.
Lý do thất bại của ông thì quá đơn giản. Khi đụng tới việc trang bị ô-tô và sử dụng công lộ ở Pháp thì đều phải xin phép. Mỗi lần thay đổi hoặc bổ sung dự án cũng phải xin phép. Hệ thống công an bên Pháp thời đó không sẵn sàng ủng hộ một dự án của tư nhân có đủ khả năng thay thế một trong những dịch vụ chính của mình. Thế là mỗi lần ông Etienne xin phép thì phải đợi rất lâu để có được giấy phép. Thời gian qua mau, thế giới tiến rất nhanh về điện tử cho nên đến khi ông Etienne có đầy đủ giấy phép thì dự án không còn tính thu hút nữa, công nghệ điện tử đã bắt kịp óc sáng tạo của ông. Rút cục ông chỉ bán được có dăm chục máy, và ông đã phá sản!
Ngay sau đó, ông gọi cho tôi, xin tôi làm việc một buổi với ông. Và bạn có biết ông làm gì trong buổi đó không? Ông tự chỉ trích! Và xin tôi giám sát để sự tự chỉ trích phải thật đầy đủ và thành thực. Trong buổi đó, kết quả chính mà ông tự rút tỉa là ba điểm quan trọng. Một, không ai điên rồ mà làm việc một mình như ông đã làm trong nhiều năm, do đó dự án mới chậm. Hai, ngay từ đầu đáng lẽ phải xem tính khả thi về mặt hành chính. Khi thế giới này không đồng tình với mình 100% thì khả năng thành công sẽ thấp! Ba, ông sẽ không bao giờ làm việc với các cơ quan chính phủ.
Và ngay trong buổi tự chỉ trích, ông cười khoan khoái nói với tôi rằng đây là ba bài học sáng giá mà ông sẽ không bao giờ quên, Ông đã chi hơn 20 triệu francs (4 triệu đô-la) cho dự án, suýt nữa phải bán nhà để tiếp tục sinh tồn!
Nhưng chỉ vài năm sau ông lại trở thành người giàu có. Và lần này ông không làm việc với cơ quan chính phủ nào cả. Ông tự chế ra một phương pháp làm giàu nhanh chóng mà chỉ có ông mới áp dụng được thôi – là một trung gian tạo giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp có lợi khi họ sáp nhập. Mối kinh doanh to nhất mà ông đã thành công là giúp cho hai tập đoàn chế tạo thuốc lớn của thế giới sáp nhập với nhau. Các tập đoàn chế thuốc rất kín đáo trong việc chế những sản phẩm mới và tất nhiên họ không thể đoán tập đoàn đối thủ đang làm gì. Họ bỏ hàng chục triệu đô-la mỗi năm trong việc này đôi khi chỉ để chế ra một thứ thuốc mà tập đoàn đối thủ vừa phổ biến 6 tháng trước. Chỉ một mình ông Etienne đủ khả năng, quan hệ và thông minh để thuyết phục hai tập đoàn lớn ngồi lại với nhau để bàn bạc về các dự án có thể làm chung. Và ông Etienne luôn luôn hướng cuộc hội thảo đến một cuộc thương thuyết để sáp nhập.
Ông đã kiếm hàng chục triệu đô-la trong nhiều vụ sáp nhập thành công như thế. Ông nói với tôi: “Cứ để yên thì không có chuyện gì xảy ra. Tôi tìm ra những giá trị gia tăng cho cả hai tập đoàn, và tôi có đủ khả năng và quan hệ để đưa cả hai bên ngồi vào với nhau và tìm phương án sáp nhập. Mình tạo giá trị mới trong những giá trị có sẵn nhưng chỉ tiềm tàng. Chính mình biến sự tiềm tàng thành hiện thực. Không có tôi, cả hai bên đều chỉ nhìn nhau với nhiều thành kiến. Có tôi, họ đi tới hôn nhân.
Và từ ngày ấy đến nay, ông vẫn tiếp tục tạo giá trị mới cho những giá trị tiềm năng. Ông là một người mang trí thông minh và khả năng sáng tạo để biến đổi thế giới của chúng ta.
Bài học mà chúng ta có thể rút tỉa là ông Etienne đã thất bại khi không nắm vững những sắc thái của môi trường kinh doanh.
Nhưng khi trở về với tài năng bẩm sinh thì ông đã thành công rực rỡ. Đây là một bằng chứng hiển nhiên không thể chối cãi, rằng phải biết rõ chính mình (mình là ai) trước khi nhảy vào thử lửa.
* * *
ÔNG KEEREE KANJANAPAS - ĐỔI NGÀNH, NHƯNG KHÔNG ĐỔI TƯ DUY HOẠT ĐỘNG
Trong những năm 1990, tôi gặp khá thường ông Keeree Kanjanapas, một con người với bề ngoài mập mạp dễ thương, nhưng ở bên trong có một năng lực phi thường, nhất là khi ông gặp những tình huống nặng ngàn cân. Ông là người Hoa, quê ở Quảng Đông, tên tiếng Hoa của ông là Wong. Ông kém tôi 4 tuổi, sinh năm Canh Dần, là một “con hổ” không biết sợ, tuy quyết liệt và sòng phẳng nhưng lại rất dịu dàng. Ông Wong-Keepee đã lấy tên Thái Kanjanapas cùng với người anh, Anand. (Ông Anand Kanjanapas là nhà vô địch về địa ốc, là người đã phát triển khu vực Muang Thong Thani.)
Nói thật ngắn gọn, cuộc đời của ông Keeree Kanjanapas là một cuộc thăng trầm lên voi xuống chó. Ông phá sản nhiều lần, và ngay sau khi phá sản, ông chỉ cần vài ba năm để thành tỷ phú trở lại. Lúc phá sản thì ông đi mượn từng xu. Lúc lên voi thì ông sưu tập xe. May mà ông lên voi nhiều lần hơn xuống chó. Năm 50 tuổi, vào đúng năm 2000, ông có đúng 50 chiếc siêu xe như Bentley hay Rolls Royce, xe nào cũng mua mới và được sản xuất trong năm.
Tuy nhà của ông được xây trên một mặt bằng “chống gậy trên sườn núi” nhưng vẫn có đủ số 50 ga-ra để mỗi siêu xe của ông có chỗ cất riêng như viên ngọc quý.
Tư duy của ông về kinh doanh rất đơn giản. Ông chỉ mua đi bán lại những sản phẩm tại chúng. Ông cho rằng khi mình bán hàng triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu thì chỉ cần lợi một xu trên mỗi sản phẩm cũng đủ để trở thành tỷ phú trong một đêm. Vậy nên ông đã kinh doanh quần áo thể thao Puma tại Trung Quốc, đã kiếm bạc tỷ trước khi phá sản. Sau đó ông kinh doanh phân phối đồng hồ Nhật Seiko, vẫn tại Trung Quốc, bán hàng triệu cái đồng hồ trước khi phá sản. Và ông sang Thái Lan, quyết định xây luôn cả metro cho đô thị Bangkok, mà ông nghĩ sẽ chuyên chở hàng triệu lượt đi mỗi ngày. Mong bạn đánh giá được phong cách phi thường của nhân vật này: ông dám lấy tiền riêng để xây hẳn hệ thống metro cho đô thị Bangkok!
Ông không nghĩ sai về mặt thu nhập và doanh số khi nhảy vào “chảo nóng” xây metro. Tuy nhiên ông có thói lạc quan là không bao giờ tính kỹ số vốn phải xuất ra. Metro Bangkok đã tốn của ông hơn 3 tỷ đô-la mà ông đã vay tại ngân hàng. Lần này thì chính phủ Thái Lan không để cho ông lỗ, vì cuối cùng, xã hội Thái nhìn nhận công lao vĩ đại của ông khi dùng tiền túi cá nhân để giúp cho chính quyền Thái giải quyết vấn đề giao thông của thủ đô, vấn đề mà cả chính quyền đô thị (Bangkok) không giải quyết nổi, trong khi ông Keeree chỉ cần làm “một phát” là xong. Ông quá may mắn vì nếu không, ông sẽ phá sản.
Ông này là một tay chơi bài xuất sắc, có lẽ chọn nghề đánh poker mới đúng. Thua thì thua trắng, thắng thì vét tiêu tùng đối thủ. Nhưng trên dự án Bangkok, ông Keeree biết trước là mình không thể bị bỏ rơi (vì nếu ông phá sản thì hệ thống metro sẽ không được vận hành): Ông thường chia sẻ với tôi là mình chẳng biết rủi ro là gì, đó là cách nói của ông. Ông không sợ rủi ro, không sợ những con số khổng lồ mà mình huy động, mà ngược lại con số càng to, qui mô càng lớn thì việc làm giàu càng chóng. Nếu phá sản thì ông sản sàng vào tù hoặc đi rửa bát trong quán ăn một thế kỷ để trả nợ. Con người này có một cỗ máy trong người tạo một sự lạc quan VÔ bờ bến, một sự ngất ngây đơn giản dễ yêu với đồng tiền, và có lẽ đây là người duy nhất trên thế gian này nhìn đồng tiền như một cái gì thật trừu tượng. Ông bảo thiếu 1 tỷ đô-la thì cứ ra mượn ngân hàng rồi trả nợ dần, giống như một bà cụ mượn 200 ngàn đồng vậy thôi.
Điểm đặc biệt nhất của ông là rút cục ông làm gì cũng thành công tuy thinh thoảng, về mặt tài chính đơn thuần ông nếm mùi thất bại ê chề. Ông làm giàu như người ta uống nước, một cách dễ dàng quá, và có lẽ chính vì vậy mà các ngân hàng quốc tế không sợ cho ông vay tiền.
Trông ông dễ thương, nhẹ nhàng, nhưng bướng bỉnh, và khi lao đầu đi thì không một ai có khả năng cản bước của ông. Và định hướng cá nhân của ông thì không bao giờ thay đổi, đó là có làm thì chỉ làm qui mô to chứ không đầu tư nhỏ lẻ. Nhưng ngược lại, ông không ngần ngại thay đổi ngành đầu tư, ngành nào theo ông cũng phải đi theo một qui luật duy nhất: thà lời nhỏ trên mỗi đơn vị được bán ra, nhưng phải tìm cách bán hàng tỷ hàng hóa mỗi ngày.
Keeree Kanjanapas là một con người tự phóng đại mà thành công.
Khi quan sát kỹ lưỡng những nhân vật phi thường như MY Chua, Etienne Laurent, hay Keeree Kanjanapas, có một điểm nổi trội: những người này chỉ làm việc mà họ thích, và việc mà họ tự xét có khả năng làm. Họ không làm cái gì thuộc chuyên môn của người khác. Họ “chết thì thôi” nhưng vẫn cứng đầu tiếp tục một hành trình duy nhất. Họ cho cảm tưởng rằng mình sinh ra với nghiệp chướng như thế, và cứ một lòng đi theo định hướng của nghiệp chướng. Họ không “nhảy việc”, mà vững tin vào việc mình làm, cho dù phá sản một lần, hai lần, nhiều lần. Thậm chí họ còn cho rằng chính vì mình thất bại và phá sản trong lãnh vực đó, hoặc phương pháp đó, mà mình phải vững tâm kiên trì giữ tay lái, Ở lại để phát triển một cách khác. Họ không bỏ cuộc, và không sợ ôn lại những bài học thấm thía và đau xót với ý nghĩ tích cực là sẽ không lặp lại những sai lầm. Họ mang theo mình một tinh thần bất khuất và dường như vui trong sự thất bại vì nghĩ giá phải trả có lẽ còn quá rẻ chăng! Không lúc nào họ ngoan cố, vì người ngoan cố là người vẫn đi nhưng không hiểu rõ tại sao mình đi. Ở đây, họ bướng bỉnh vì biết sau cùng mình sẽ thành công, và thấm những bài học, những gì phải làm và những gì phải tránh cho những chuyến sau.
Họ giống như thợ làm đàn - mục tiêu cuối cùng là sản xuất được một cây đàn với âm thanh kỳ diệu. Một lần, mười lần, một trăm lần đẽo gỗ để biến cục gỗ thành cây đàn. Một trăm lần thất bại nhưng cũng một trăm lần đi gần hơn tới cây đàn hoàn hảo.
Và có lẽ, chỉ khi nào mỗi chúng ta nhìn thất bại và phá sản như một thợ đàn nâng niu miếng gỗ quý sắp tạo ra âm thanh thì chúng ta mới thấm được rằng tất cả những cây đàn lớn bé tốt xấu được sản xuất, rút cục chỉ là những thành phần phải có trong một cuộc hành trình dài để đi tới sự tuyệt diệu. Không ai bỏ cuộc hay đổi hướng. Ba ông, cùng một mẩu chuyện: đi tới cùng, tới cùng, tới cùng. Hướng đi không thay đổi, nhưng mỗi lần đều điều chỉnh cách làm. Chỉnhư vậy thì những bài học đau thương của ngày hôm qua mới trở thành vốn cho ngày hôm nay! Và khi họ miệt mài xây dựng thì quá trình bỏ công đó giúp cho họ hiểu chính bản thân hơn mỗi ngày, đo được giới hạn của chính mình, thấm được khả năng bẩm sinh để biến hóa khả năng đó thành sở trường.
Bạn tìm bí quyết phải không? Họ cũng như bạn đi tìm bí quyết, để rồi chỉ khám phá ra rằng không có bí quyết nào cả, mà chỉ có học bài và làm việc, chiêm nghiệm và rút tia, phân tích và đúc kết, để cuối cùng thử vận và phục thiện.
Tạo cơ hội We are all faced with a series of great opportunities - brilliantly disguised as insoluble problems. Tất cả những cơ hội lớn đều được khéo léo trá hình như những bài toán không có lời giải. ột trong nhiều câu hỏi của các bạn trẻ là cơ hội từ đầu tới, và quốc gia, người trẻ không nhìn tương lai của họ như chúng ta và cũng không đặt một câu hỏi về cơ hội như chúng ta.
Vậy cơ hội trên bản chất là gì mà có sự khác biệt về tư duy như thế?
Thật đơn giản, cơ hội là một cánh cửa hé mở đón mời những người có ý chí, có tự do sáng tạo và hành động, và đôi khi có cả vốn. Những người này tạo thêm giá trị cho bất cứ việc gì hoặc sản phẩm nào trong xã hội. Việc tạo giá trị không phải cái gì to lớn mà có thể là một cử chỉ đơn thuần. Ví dụ nhặt một miếng giấy dưới đất là đã tạo giá trị. Giúp một đứa trẻ học là một giá trị lớn, cũng như đưa một người khuyết thị qua đường. Mua một gói xôi rồi chia ra làm hai gói với bao bì mới cho khách hàng mới cũng là tạo giá trị. Nếu từ những công tác nhỏ nói trên, bạn thành lập ra công ty nhặt giấy, công ty dạy học tự cho trẻ con, công ty đưa đón người khuyết thị và công ty bao bì các món xôi, thì bạn đã tự tạo ra cơ hội để phát triển. Dưới góc độ nhìn như vậy thì mỗi ngày mỗi chúng ta sẽ gặp hoặc tự tạo một ngàn cơ hội.
Có những cơ hội tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Ở đây, những cơ hội đưa tới việc sản xuất hay kiến tạo sẽ được đánh giá bằng tiền. Nó sẽ tạo thu nhập cho người tạo giá trị. Nhưng cũng có những cơ hội không sản xuất ra dịch vụ hay sản phẩm có thể bán được. Ví dụ một người cha dạy con học tại gia, một người mẹ làm cơm cho con ăn. Tuy nhiên, những cơ hội này vẫn sản xuất ra những giá trị kinh tế và đóng góp cho những bước tiến của xã hội.
Và khi các phụ huynh dạy con phải có tinh thần tự lực tự cường, những giá trị được tạo ra là vô giá.
Tóm lại, bất cứ việc gì đóng góp cho nền văn minh của đất nước, cho nền kinh tế, cho nông nghiệp hay công nghiệp, cho nền giáo dục đều là con số cộng, giống như một số dòng suối chụm vào thành sông. Và những cơ hội để kiến tạo một quốc gia văn minh, một xã hội trù phú là có rất nhiều, mỗi ngày cho mỗi người. Thành thử tại những nước như Hoa Kỳ, một người trẻ tuổi rất dễ sinh sống tự lập, vì làm cái gì, cho dù đơn giản mấy, cũng được trả công. Người Pháp có câu Toute peine mérite recompense - Mọi đóng góp đều phải nhận được đền bù xứng đáng.
Nếu so sánh Hoa Kỳ với một số quốc gia khác như các nước ở Cộng đồng Châu Âu, rõ ràng nền tư bản của Mỹ sản xuất nhanh hơn và nhiều hơn những giá trị nói trên. Đó là nhờ sự tự do đảm đương và hành động rộng rãi hơn. Đó là do văn hóa cái gì cũng tạo ra tiền, giá trị nào cũng được đánh giá và đón nhận. Càng cần được cấp phép sinh hoạt thì tốc độ sáng tạo càng giảm và những cơ hội càng ít. Đó là chưa nói đến những quốc gia cố tình dập tắt mọi sáng kiến, mọi hành động thiện chí, và đôi khi còn tạo ra cả rào cản. Những rào cản như thế có thể ví như những cơ hội âm. Xã hội càng âm nếu có càng nhiều cơ hội âm, đó là những rào cản không chính đáng được đưa ra hoàn toàn giả tạo để làm ra tiền.
Những đồng tiền này không có giá trị kinh tế thực, tuy những cơ hội làm ra tiền kiểu này lại có thực. Những tình huống không tạo giá trị mà vẫn tạo ra thu nhập là những nỗi đau thương làm cho một xã hội trở thành âm, không tiến mà lùi, vì xã hội sẽ nghèo đi khi phải trả công thật cho những giá trị ảo. Đồng tiền thật để thường công lao ảo sẽ mất giá và tạo ra lạm phát.
Cơ hội ảo sẽ tạo ra những nỗ lực vô ích, vô hướng và vô giá trị. Tổng kết là một công cuộc phí phạm khổng lồ được tổ chức như một hệ thống âm- một bên của hệ thống thì nỗ lực tạo những giá trị ảo, còn bên kia cố tình tạo ra mọi rào cản có thể, như những giấy phép phải xin, những kỳ thi tuyển phải tham gia, những điều kiện quái gở phải chấp nhận... Ở cấp độ đó thì không còn có thể nói tới phát triển xã hội mà chỉ có thể gọi là tăng trưởng giả tạo đơn thuần – số lượng tăng nhưng không có chất và cũng không có nội dung.
Tôi sẽ không viết thêm về những hiện tượng kinh tế âm để tập trung vào một tương lai hướng dương.
Cách đây gần nửa thế kỷ, một sinh viên nghèo tạo ra một công ty hi hữu. Khi ông Jean Claude Decaux nhận thấy các bảng chỉ đường bên Pháp vừa xấu, vừa cũ kỹ dơ bẩn, vừa không dễ đọc và dễ hiểu thì ông đã nảy ra ý nghĩ làm cách nào để thay thế các bảng chi đường này. Ông đã đề xuất với chính quyền đô thị một hợp đồng trong đó công ty của ông nhận nhiệm vụ thay thế miễn phí toàn bộ các bảng chỉ đường trên toàn lãnh thổ của Pháp. Ông chi xin một điều kiện là được độc quyền quảng cáo tại những nơi được chi định. Các đô thị bên Pháp đều đồng lòng hưởng ứng. Các bảng của Decaux vừa đẹp, vừa chắc, vừa dễ đọc, không những thế còn được nhân viên mỗi tháng một lần tới lau rửa sạch sẽ, thành thử các chính quyền đô thị có bảng chỉ đường của ông rất hài lòng.
Dần dần cứ như thế công ty của ông chiếm cả thị trường thế giới.
Ông đã trở thành một trong những người giàu nhất Pháp trong khi ông chỉ sáng chế ra một dịch vụ tuy vô cùng lợi ích nhưng lại miễn phí. Nhưng ông còn tiếp tục tạo thêm nhiều giá trị khác nữa, ví dụ chính ông tạo những thiết kế mới cho những bảng chi đường, mỗi ngày một đẹp hơn, dễ thay hơn, để bảo quản hơn.
Công ty của ông đã mướn hàng chục ngàn nhân viên tại hàng trăm đô thị trên thế giới. Chỉ có thế – làm sao tạo một giá trị nhỏ và đơn giản hơn, lại miễn phí. Và ông đã thành công. Công ty Decaux nay đã trở thành một tập đoàn lớn mạnh đa quốc gia.
Nếu chúng ta noi gương ông Decaux quan sát kỹ những nhu cầu hiển nhiên của các đô thị, chỉ giới hạn trong phạm vi đô thị thôi, thì đã có rất nhiều nhu cầu hiện lên trước mắt: chinh trang, nhặt rác, trồng hoa... những cơ hội đầy rẫy, ở ngay trước mặt chúng ta. Cách đây vài năm, tôi có dịp đi thăm tỉnh Bình Định.
Hôm đó tôi được mời tới nói chuyện cùng các quan chức và doanh nhân thành phố Qui Nhơn. Tôi bộp chộp nẩy ý đề nghị thành phố trồng hoa thật nhiều trên các đường phố, ngụ ý là để tạo những phong cảnh tươi đẹp thoáng mát để đón du khách. Ý tưởng của tôi đã được thành phố đón nhận vui vẻ.
Trên đây, tôi đã chọn ví dụ về ông Decaux để chúng ta cùng thấy có hàng ngàn giá trị mới có thể được tạo nên trong phạm vi hạn hẹp của đời sống đô thị. Trong cuộc sống, mỗi bước đi là một lần chúng ta cảm nhận thấy có nhu cầu mới. Mỗi nhu cầu mới là nguồn cảm hứng cho việc tạo giá trị mới.