Một Đời Như Kẻ Tìm Đường - Chương 12

Chương 12 Mỏm đá Tarpeia Arx tarpeia Capitoli proxima

Mỏm đá Tarpeia chẳng xa mấy Dinh Capitole.

- NGẠN NGỮ LÂU ĐỜI

Lịch sử kể rằng xưa kia, có một cái đổi tên là Tarpeia ở gần Dinh Capitole tại Roma, thủ đô của Ý Đại Lợi (Italy). Tại nơi đó, từ thời Thiên Cổ đến tận khi Cộng Hòa La Mã kết thúc, người ta hành quyết các phạm nhân bằng cách đây họ rơi từ đỉnh mỏm đá.

Còn Dinh Capitole là nơi của đỉnh cao quyền lực. Dinh Capitole và Đồi Tarpeia về khoảng cách thì không xa nhau mấy. Biểu tượng của quyền lực ở ngay cạnh pháp trường, đó là nghĩa đen.

Dần dần câu chuyện lịch sử chính thống biến thành truyền thuyết và cuối cùng thành một câu ngạn ngữ: “Mỏm đá Tarpeia chẳng xa mấy Dinh Capitole”. Khi ai lên đến đỉnh cao, được tiếp nhận vào Dinh Capitole, thì người đó cũng phải vô cùng cẩn trọng, rất khó tránh số kiếp của những phạm nhân đã bị hành quyết ngay gần đó, trên Đồi Taipeia. Vị trí danh dự cao ngất ngưởng rất cận kề quy chế tội hình. Và đây mới là nghĩa bóng của ngạn ngữ.

Thời nay, cũng may, không phải thiên cổ. Ngày nay bên Ý, không còn những chuyện xa xưa, nhưng những bài học vẫn còn đó để các thế hệ sau rút tỉa: đỉnh cao của danh vọng thường Ở ngay cạnh vực sâu! Chẳng nói đâu xa, lịch sử hiện đại đã cho chúng ta chứng kiến nhiều cuộc đổi thay vô cùng ấn tượng. Bạn đọc nên tham khảo câu chuyện của các doanh nghiệp như Worldcom hay Enron khét tiếng và khét lửa quyền lực một thời. Rồi nếu nhìn sang các xứ Ả Rập, cuộc đời của Gaddafi bên nước Libya và Saddam Hussein bên Iraq cũng chẳng khác chi. Sau bao nhiêu năm huy hoàng quyền lực tuyệt đối, họ đã sa thế nhanh chóng và đã bỏ mạng dưới gót chân thâm ghét của kẻ tử thù.

Chương này không có mục tiêu thời sự mà chỉ triết lý thuần túy, để giúp cho bạn trẻ nào có những ý tưởng năng động cho tương lai hãy tự đề phòng. Ai chẳng muốn thành công, nhưng lộ trình nào sẽ giúp cho sự thành công đó trọn vẹn và bền vững?

Nói một cách khác, liệu đinh cao của sự thành công và hố sâu của sự thất thế có liên quan gì với nhau? Hẳn là không nếu nhìn về những lý do gốc rất khác biệt dẫn tới thành công hay thất thế. Nhưng về mặt địa hình thì chắc chắn có: chẳng bao giờ có định cao mà không có hố sâu ngay bên cạnh. Vậy có nghệ thuật sống nào cho phép lên đỉnh cao mà không chịu rủi ro của sự sa thế.

Tất nhiên là có! Ở mọi nơi trên thế giới rất đông người thành đạt mà không bị quy luật đó ám ảnh. Nhưng cũng có vô số ví dụ điển hình của những người thành công rồi cuối cùng ngộ thảm cảnh do chính sự thành công quá rực rỡ trực tiếp hay gián tiếp gây ra.

CHUYÊN BÁC THIẾT MÙ

Trong đám bạn của Cha tôi xưa kia có một bác bản tính rất vui vẻ và thường hay nói toạc móng heo. Đó là bác Thiết, mà các bạn thân thiết gọi, vừa yêu vừa chế giễu, là bác Thiết Mùa Việt Nam) chúng ta hay ghép Imột từ ngữ với tên người, một là VÌ nhân vật được người chung quanh yêu mến, nhưng chữ ghép cũng có chút chất khôi hài giống như những hình vẽ khôi hài về tất cả những nhân vật nổi tiếng, thu gọn họ vào những cá tính nổi trội mà xã hội nhận về họ. Thành thử những thằng Minh Đen, Hùng Mập, Dũng Cụt Tay hay Tuấn Đầu Đỏ đều mang những tên đệm làm cho xã hội không thể làm người mỗi khi có tên trùng với người khác.

Bác Thiết Mù là một người rất đáng kính trọng, rất vui vẻ, tuy có mắt kém thật. Ông đi đâu cũng đóng bộ com-lê với một chiếc cà-vạt bảnh bao trên một chiếc sơ-mi trắng. Ông là một người bạn rất chân tình và trung thành của Cha tôi. Ở ông có hai điểm trội so với người khác. Một là tuy khuyết thị đến độ cao nhất có thể nhưng ông lại nhìn sáng mọi vấn đề y như một nhà bói toán kỳ tài, mặc dù hoàn toàn không phải thầy tâm linh, và lại có linh cảm rất bén nhạy, tại rất thính, âu cũng là luật đền bù của tạo hóa.

Bác Thiết Mù là một thông dịch viên đã được Tòa án tuyên thệ chính thức, nhưng ông không đọc được những tài liệu mình dịch do mắt kém, thành thử luôn luôn cần có phụ tá bên cạnh. Tuy khuyết thị đến gần độ mù, ông lại rất sáng suốt khi có người hỏi ý kiến về tương lai - của những cá nhân, cũng như của một miền, một nước. Ưu điểm đáng yêu thứ hai là ông rất khôi hài nên hễ có đám cưới đám hỏi cuộc vui nào, người ta cũng muốn có sự hiện diện của ông. Sự khôi hài của ông rất tế nhị, mẫu mực. Ông đi đến đâu cũng tạo nên không khí vui nhộn, nhưng bao giờ cũng giữ mực lịch thiệp chứ không xuống tới sự bệ rạc tục tằn.

Thỉnh thoảng, ông phán cho một câu, kiểu “cưới làm gì, mất công toi mình tới mừng đôi uyên ương, có yêu nhau đâu mà cưới, chi 6 tháng nữa tớ lại phải dịch đơn xin ly dị”. Đó là ông nói về những giấy tờ và hồ sơ của những người cưới nhau bên Pháp nộp đơn với giấy khai sinh Việt Nam, nên phải dịch trước khi nộp. Mỗi lần như thế thì chính bác Thiết Mù là người thông dịch viên, và chữ ký của bác có giá trị của một ấn đỏ.

Thế là trong nghề dịch hồ sơ, bác được thấy hết mọi thảm cảnh của xã hội người Việt tại nước ngoài, nào là đơn nhìn nhận con rơi; đơn xin cưới giả; đơn làm hộ chiếu cho tình nhân; đơn chia tài sản của một người quá cố nổi tiếng sống gương mẫu, song người này đến khi mất rồi thì xã hội mới ngã ngửa khám phá ra ông có một đời tư bí mật rất phức tạp, với 3 người vợ và 8 người con tranh giành tài sản. Những chuyện kinh điển mà bác Thiết Mù gọi là những “hồ sơ tôi đã thuộc lòng, xã hội nhan nhản những chuyện như thế, âu nghĩ cho cùng cũng là chuyện thường”. Thành thử bác Thiết Mù có một câu rất hài hước nhưng rất ác, Không thể đánh giá ai trước lúc họ mặc áo sơ-mi gỗ, ngụ ý phải đến lúc mệnh chung rồi mới lộ tẩy hết những tội tình và mới đánh giá thực con người được.

Chỉ cần ngồi chơi với bác Thiết Mù, bạn sẽ khám phá ra cuộc đời này nhiều âm khí hơn dương mệnh. Bác đôi khi chỉ mỉm cười trước cảnh tượng của thế gian, bảo cứ vào chùa hay nhà thờ xem thiên hạ cầu kinh thì toàn thấy họ sướt mướt sùng bái, trông như cả lũ trẻ sơ sinh vô tội. Ra ngoài đời rồi mới biết. Bác bảo tôi rằng ai cũng có chút tội, không có thì đã thành Phật rồi, và chính vì vậy mà khi mình sống không thuận lòng người, không vui lòng Chúa, không vừa con mắt của thiên hạ thì chính người tôn mình lên sẽ hạ mình xuống. Bác bảo quy luật “lên voi xuống chó” là thế – đeo mặt nạ vào là “voi”, tháo xuống lại trở về bản chất thật là “chó”. Và đây đúng là câu chuyện hố sâu thăm thẳm nằm ngay cạnh đinh cao chói lọi. Và chính bác có một lần nhắc lại câu chuyện về Mỏm đá Tarpeia: “Loài người may mắn thật, một trăm người trên một trăm đều có chút phạm tội, nhưng chỉ một hai người bị hành quyết trên đồi Tarpeia”!

Vậy điều gì làm cho số 99% còn lại thoát thảm cảnh?

Bác dặn dò tôi: “Cứ noi gương cha con. Bác biết cha con từ thời hai đứa còn là sinh viên, cứ sống ôn hòa và đạo đức con nhé.

Xã hội cho cái gì thì mình chỉ nên cảm ơn ngắn gọn thôi, chớ ăn mùng quá độ”. Hồi đó tôi còn quá trẻ để hiểu thấu ngụ ý, về nhà tôi hỏi lại thì Cha tôi chỉ nói ngắn gọn: “Khi ăn bao giờ cũng nhớ để phần, khi nhận được chuyện vui thì nhớ tạ ơn và chia sẻ. Chớ bao giờ tranh phần của ai đó mà sẽ có lúc gặp nạn”. Sống nhiều năm rồi tôi mới thấy lời nói của Cha chẳng bao giờ sai tuy chính mình thinh thoảng cũng yếu đuối không cưỡng được phạm lỗi lầm. Có điều phức tạp là dù mình ăn gì chăng nữa, dù chính đáng đến đâu, xã hội loài người vẫn có thể gán tội nặng, bảo là mình cướp miếng ăn của họ!

Vậy tại sao tôi lại kể chuyện với với chó giữa lúc bạn chờ đợi tôi giúp tìm hướng và chọn lựa? Đó là vì câu chuyện Mỏm đá Tarpeia có ảnh hưởng lớn trên lộ trình của mỗi cá nhân đi tìm bước tiến. Nói một cách khác, nắm được nghệ thuật sống là gần đủ để xây dựng sự nghiệp. Chỗ còn lại toàn là kiến thức, khả năng mà bạn có thể học được, hoặc thuê được ở ngoài thật dễ dàng, nếu chẳng may bạn không là một học sinh giỏi, một chuyên viên xuất sắc.

Nghĩ cho cùng, xã hội nào cũng tiến theo công lao của cả một cộng đồng, của một nhóm người, chứ không bao giờ hoạnh phát đơn thuần từ sự tài ba xuất chúng của một cá nhân nào. Công lao đã từng chia sẻ thì vinh quang sẽ là của chung. Không tôn trọng nguyên tắc này sẽ đương nhiên tạo ra sự phản cảm và ganh tỵ.

Biết bao nhiêu cá nhân xuất sắc, độc đáo đã không thấm nhuần nguyên lý này mà gặp nạn. Bác Thiết Mũ cứ hay nhắc khi kể chuyện vui: chính khi có người đưa bạn lên voi là lúc mà bạn phải toát mồ hôi tự hỏi mình sẽ phải xử lý tình huống khó khăn này như thế nào, vì nếu cư xử thì chính bàn tay đã đưa bạn lên sẽ là bàn tay sắp đẩy bạn xuống vực thẳm.

Thành thử bác Thiết Mù dưới con mắt của tôi là người biết rõ nhất về “lẽ đời”. Nay Bác và Cha tôi không còn những bài học thì vẫn quá thời sự.

ÔNG MAURICE, TỔNG GIÁM ĐỐC XƯA CỦA TÔI

Tôi đã kể chi tiết câu chuyện này trong cuốn sách Một Đời Quản Trị, ở đây chỉ nhắc lại để minh họa chuyện Tarpeia.

Xưa kia, hồi còn là một kỹ sư trẻ tuổi, tôi làm việc trong một công ty tư vấn mà ông Maurice làm Tổng giám đốc. Ông có một tật khó tha thứ là thường chi phối nhân viên và lãnh đạo cấp trung của ông như mèo chơi với chuột. Ông không ngại ngùng khuấy động chính nhân viên của mình để họ mất thăng bằng, thậm chí mất cả thể diện. Và ông hành xử như thế trong nhiều năm. Đối với cá nhân tôi, ông lại còn tệ hơn nữa, đôi khi còn làm tôi mất cả tự tin, và ngay cả cô thư ký của ông cũng tham gia vào trò chơi quái gở đó. Bọn họ là mèo, còn tôi là chuột, con chuột nhắt dưới con mắt của họ.

Nhưng chỉ vài năm sau, công ty xuống dốc và được bán đi bán lại, cuối cùng được sáp nhập với một công ty con của Alsthom, nơi tôi đã tới làm việc sau khi rời ông Maurice vì chán ngán.

Cuộc đời là một sự trùng hợp ngẫu nhiên liên tục, thực khó đoán trước. Sau khi vào Alsthom, tôi đã được thăng chức, và sau đó được bổ nhiệm để chủ trì một số công ty con liên quan đến khâu chuyên chở đường sắt, trong khâu đó có công ty của ông Maurice.

Alsthom đã mua lại công ty của ông, và đương nhiên Maurice trở thành cộng sự nhỏ của tôi! Ông Maurice tất nhiên ý thức được sự đảo lộn của thời thế. Ông bỗng nhiên nhận họ nhận hàng với tôi.

Những câu như “Cả hai chúng mình đều từ một lò ra đấy” có lẽ để xóa bài chơi lại, nào có bao giờ mèo với chuột nhỉ, “toàn đồng nghiệp đã sống chết với nhau trong một giai đoạn trước”. Không những đã sa thế, hắn lại còn cố chơi ván bài chót.

Tôi ghét kiểu hạ cấp ấy lắm, nhưng trong thâm tâm, giai đoạn làm tớ trước đây đối với tôi chỉ là một cuộc thử thách chứ tôi không giữ hận thù. Tôi còn thú vị được trải nghiệm thêm một tình huống hi hữu với sự quay ngược của nghiệp chướng, quá vội vàng tới với tôi như một cơ hội để trả thù.

May cho hắn là tôi đã quá hả hê được trông thấy Đấng Bề Trên xét xử một thằng hèn đã quỳ gối nên tôi không làm gì thiếu đạo đức. Thực tình, trong thâm tâm, tôi nghĩ mình không nên phí thời gian với những chuyện thấp kém. Chuyện buồn cười là ông Maurice đã trở giọng ra mặt, nịnh bợ tôi không ngớt. Cô thư ký cũ mang hoa trang trí văn phòng tôi mỗi ngày với những lời lẽ ngọt như đường. Họ chỉ có thể có tư duy của người tiểu nhân, đây không phải là thế giới của bản thân mình. Và mình không chấp.

Câu chuyện này chỉ để bạn đọc thấy mỗi cá nhân phải rất cẩn trọng trong bước đi lối tiến của mình, vì Ở ví dụ trên, rõ ràng ông Maurice đã từ đỉnh cao rơi xuống hố. Ông là kẻ đã đi tôi trong nhiều năm, nay lại nằm dưới sự bảo trợ của tôi! Và cuộc sa thế giống như một sự sắp xếp để cân bằng lại mọi mối quan hệ, xảy ra rất nhanh chóng. Leo lên đỉnh cao đòi hỏi biết bao nhiêu thời gian, rơi xuống vực sâu thì chỉ cần giây lát. Những chuyện tương tự xảy ra rất thông thường trong công việc và ngoài đời. Riêng đời tôi cũng đã được trông thấy mấy lần những chuyện như thế.

* * *

ANH MICHEL

Đây lại là một câu chuyện khác vào thời kỳ tôi làm việc với Alsthom, và tôi đã kể chuyện về anh Michel trong một chương trước nên trong chương này chỉ nhắc vắn tắt.

Anh Michel vốn là một đồng nghiệp rất thông minh, ăn nói rất lịch thiệp và có một biệt tài là khả năng thuyết phục của anh rất cao. Anh luôn luôn đóng bộ trông rất đẹp mắt, và giống như nhiều người Pháp khác, anh xức nước hoa khá đậm đà. Có lẽ đây là điểm yếu của anh - rất thích phô trương và chăm sóc vẻ bề ngoài.

Nhưng anh còn có một khuyết điểm khác nữa là hay ganh tỵ vô lối, và người mà anh ghét nhất chính là tôi, do một sự trùng hợp ngẫu nhiên khó giải thích. Cứ mỗi lần có một vị trí tốt trong công ty được hở ra để tìm người thì lần nào cũng vậy, Hội đồng quản trị cứ tiến cử hai người là anh Michel và tôi. Và lần nào tôi cũng là người đạt được sự tin cậy, điều này lại càng khó lý giải cho tôi.

Nhưng chắc trong lòng anh Michel lại thầm nghĩ rằng tôi đã chơi xấu, và từ sự ghen ghét anh đã tự mình đưa chuyện đến độ căm thù. Thế là suốt ngày anh nói xấu tôi, mà tôi lại thường đi vắng ở nước ngoài nên anh ấy có rộng đường tấn công thỏa thích.

Cưa mãi cành thì cành cũng gãy, anh Michel rút cục thành công trong việc đẩy tôi đi sang một đơn vị khác (hoành tráng hơn) và đã lấy vị trí của tôi. Tuy nhiên, rất nhanh chóng, Hội đồng quản trị khám phá ra rằng một tay cừ trong việc chỉ trích người khác lại không phải là người tạo ra kết quả mong muốn. Anh Michel tiếp tục thói quen, chọn một mục tiêu mới để chỉ trích thay vì mang lại kết quả mà Hội đồng quản trị chờ đợi.

Chỉ vài năm sau, anh Michel bị thải. Trong nhiều năm, anh không kiếm được việc làm. Vợ anh chia tay, và có người đồng nghiệp đã hé môi cho tôi nghe rằng anh Michel đang ở trong cảnh ngộ rất bi đát về mặt vật chất. Tôi không hỏi thêm nên không rẻ chi tiết.

Lại một câu chuyện của người mình quen đã lao đầu xuống vực từ Mò đồi Tarpeia, như nhiều người khác.

Bạn ạ, cứ tôn trọng mọi người, quí trọng cá nhân họ, và tuân thú vị trí của họ thì khi thời thể thay đổi, bạn sẽ thấy chính những người này tỏ lại cho bạn sự quí mến và sẵn sàng nới tay hỗ trợ bạn. Lúc đó, mỗi cử chỉ tốt của họ đối với bạn là vô giá, đôi khi chỉ cần một lời để đỡ. Bạn sẽ thấy trong cuộc đời của mình gặp vô số những tình huống mà nghiệp chướng không đợi đến kiếp sau để trả nợ, vậy bạn hãy luôn luôn nhớ bài học khiêm tốn, nhân ái và đạo đức.

LỜI CỦA CHA

Xưa kia Cha tôi thường nhắc nhở: “Nếu mai kia, con làm được việc gì tốt cho xã hội, con chỉ nên tiếp tục công việc đó trong thầm lặng, con hãy cứ để xã hội đánh giá vì việc đánh giá không phải là việc của mình, không nên can thiệp vào. Và ngay đến khi xã hội trân quí việc con làm, hãy thật tỉnh táo giữ khiêm tốn, vì tệ nhất là lấy đó làm cơ hội để tự tôn vinh. Tự tôn vinh không mang một chút giá trị tích cực mà còn tiêu cực, người đời sẽ nhận ra sự khao khát quá đáng của mình.

Khi xã hội tô điểm vẽ môi vẽ mày cho mình, đừng bao giờ trở trẽn quay lại chính xã hội vừa tôn vinh mình để khoe lại 'Môi mày của tôi có đẹp không?. Làm vậy hẳn là đáy cùng cực của sự ngu dốt vì tự đưa mình lên mỏm đá Tarpeia để sẵn sàng cho người đời hành quyết”.

Cha tôi còn giải thích thêm rằng sự thành công sẽ rực rỡ nếu mình vừa thực hiện được những gì xã hội chờ đợi vừa mang cả phong cách đạo đức. Ông nói: “Đồng tiền cũng vậy, không nên quan tâm, vì khi mình tạo ra điều gì tốt cho xã hội thì mình sẽ có đủ ăn đủ mặc. Tiền chỉ là một phương tiện để được sử dụng vào việc có nghĩa cử, chứ không phải là mốc để đánh giá con người.

Họa may, nó đánh giá một cơ hội, một cuộc đua tranh, nhưng nếu con muốn được xem là người cao sang thì phải coi đồng tiền như một nô lệ của mình, một dụng cụ để sử dụng, không hơn không kém. Cũng vì vậy mà người xưa đánh giá chữ Quý cao hơn chữ Phú rất nhiều. Quý là cao sang, cao thượng, là người có phẩm chất cao nhất. Phú chỉ định sự giàu có. Người nào đi theo con đường Phú, khi giàu rồi thì chỉ có một giấc mơ là mua được một chút Quý, tựa như lấy tiền mua chức. Con ạ, dù có bao nhiêu tiền cũng không mua được sự quý phái".

Xã hội ngày nay gần như đánh giá mọi thứ bằng đồng tiền kiếm được. Thậm chí chất đô-la đã trở thành một cỗ máy để tạo nên cuộc chạy đua, về công nghệ thông tin về các kỷ lục... Dù sao cũng phải thừa nhận rằng những cuộc chạy đua đó đã đem lại thật nhiều giá trị cho nhân loại, đã làm giàu cho bao nhiêu giới kinh doanh. Đây là góc cạnh xứng đáng.

Bài học của Cha, tôi đã áp dụng suốt đời, và chẳng đáng ngạc nhiên khi đi đến đâu, tôi luôn luôn gặp được sự ấm áp ân cần.

Các tài sản khổng lồ cũng như quyền lực đã đổi tay nhiều lần trong lịch sử. Phú và Quyền sẽ còn tiếp tục đổi tay. Nhưng Quý và Đức thì không mua được, không chuyển được, và cũng không mất được! Chỉ Quyền và Phú mới có khả năng gài mình lên “Mỏm Đá Tarpeia”, chứ Đức và Quý thì thực sự khó lòng.

KHUYNH HƯỚNG TỰ HỦY!

Rất nhiều khi trong cuộc sống người ta không cần đi tới tận Mỏm Đá Tarpeia để bị hành quyết, vì đôi khi chính đương sự tự hành quyết. Và đây là một điều thật đáng ngạc nhiên!

Lịch sử đã cho chúng ta thấy không biết bao nhiêu trường hợp những người lên tới đỉnh cao danh vọng và thành công rồi thì tự phá hủy. Không yếu tố nào có thể giải thích nổi một tác động mà tôi tạm gọi là phản ứng của con người trước một tình huống hi hữu: khi không thể lên cao hơn nữa thì tự hủy. Phải chăng người đã quá thành công sẽ hành xử giống như người dỗi giận cuộc đời, và bỗng nhiên đá hết mọi thứ đi trong một khoảnh khắc, những thứ mà mình đã tích lũy sau bao nhiêu năm khó khăn vất vả? Phải chăng đây là một tác động của tự ái, cho rằng những gì trời cho chưa xứng đáng với mình? Phải chăng làm vậy mới tạo ra được cảm nhận mình còn đứng trên hẳn những thứ đó? Đúng là người ta chết vì tự ái.

Góc cạnh buồn cười là tình huống ngược lại cũng đúng. Khi không mang tự ái vào cuộc chơi thì chẳng ai điên mà tự hủy. Đó là trường hợp những người ăn cướp, lên tới đỉnh rồi nhưng lại chẳng bao giờ có ý định tự phá: Đã ăn cướp rồi thì còn gì tự ái với tự trọng!

Xưa kia tôi có một người bạn Pháp thích đọc những cuốn sách bí ẩn về cái chết. Anh ấy khoe tôi tủ chứa đầy sách nói về cái chết, hoặc sách tâm lý về những người mong mỏi cái chết. Một chuyện làm cho anh ấy không giải thích được là hiện tượng của những người thành công quá, nổi tiếng quá, quyền uy quá, giàu có quá. Một số trong những người này, đến khi vừa đạt được đỉnh cao rồi thì ý tưởng tự hủy bắt đầu ám ảnh họ. Chấm dứt cuộc đời nghề nghiệp, chấm dứt một mối tình huyền thoại, chấm dứt một đường dây kiếm tiền một cách thật mạnh bạo và dứt điểm. Và rất nhiều khi chấm dứt luôn sự sống một cách thật tỉnh táo, gần như sáng suốt, gần như lạnh lùng.

Thật không sai, khi tôi nghĩ đến sự nghiệp của một Richard Nixon chẳng hạn. Ông là vị Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ (19131994), được bầu làm Tổng thống sau 8 năm làm Phó Tổng thống cho ông Eisenhower, một vị nguyên thủ được cả nước Mỹ yêu mến. Vài năm sau đến lượt ông Nixon đắc cử sau một cuộc bầu cử vẻ vang. Rồi sau đó là 4 năm hoành tráng ở nhà Bạch Ốc.

Thế nhưng, đúng lúc vị thế của Richard Nixon lên cao chót vót thì ông đã gây một lỗi mà không quan sát viên chính trị nào có thể giải thích nổi. Ông cho thân cận đi do thám đối thủ vào cuộc bầu cử sau, y như ông sợ thất cử, mà đó là một giả định không thể nào xảy ra vào một cuộc bầu cử tái nhiệm. Truyền thống chính trị của Hoa Kỳ luôn luôn tặng hai nhiệm kỳ cho vị nguyên thủ họ yêu mến.

Tuy nhiên ông Nixon đã làm một việc tối kỵ trong nền chính trị của Hoa Kỳ. Và ông đã trở thành vị Tổng thống duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ bị Lưỡng viện hạ bệ do tội tày trời này. Từ đỉnh cao vinh quang chính ông đã tự tạo hố sâu để lao xuống một cách nhục nhã. Chẳng ai bắt buộc và cũng chẳng ai hiểu vì sao ông lại tự vận một cách thiếu suy nghĩ như vậy. Có thật là ông thiếu suy nghĩ không, hay là một phản ứng cảm tính mà lý trí không kiểm soát nổi?

Trên một lĩnh vực khác, hầu hết các lãnh đạo khủng bố theo Đạo Hồi đều thuộc những gia đình quyền quý và giàu có. Họ từ bỏ dinh thự lộng lẫy, xe hào nhoáng, cuộc sống xa hoa để khoác áo chiến binh, cầm súng ngồi gác đêm gác hôm ngoài sa mạc. Có một cái gì lãng mạn trong thái độ của họ. Thế rồi vào một ngày thật đẹp trời, một số họ sẽ đeo dây nịt nối với bom để sa mình vào đám đông cho bom nổ. Gieo cái chết trả giá bằng chính tính mạng của mình.

Osama Bin Laden thuộc một trong những gia đình trù phú nhất tại nước A-rập Xê-út (Saudi Arabia). Thay vì nhận lấy cuộc sống vô cùng thoải mái và đầy đủ, ông ta lại trú ẩn trong hang sa mac nhiều năm tại Hội quốc, trước khi bị ám sát. Động lực nào đã thúc đẩy những người này đi vào con đường chiến đấu gian nan để cuối cùng bỏ xác trên chiến trường? Họ sùng đạo chăng? Tôi chẳng thể nghĩ thế, vì khi sùng đạo, mình chẳng cần mua súng ống để diệt hủy nhân loại và tự hủy. Hay những người lãnh đạo khủng bố phải là những nhân vật khát khao đứng trên nhân loại, muốn làm thành hay làm quỷ, chứ không chịu làm người phàm? Họ bị tự ái chi phối chăng?

Trên một lĩnh vực khác nữa, có lần tôi bị sốc khi nghe tin cách đây hơn một chục năm, một số bạn trẻ người Nhật nắm tay nhau nhảy ra khỏi phi cơ mà không mang theo dù để hạ xuống mặt đất an toàn. Họ là một đám trẻ con nhà giàu hoặc rất giàu. Họ vui vẻ tự vận vì, theo như được kể lại, họ xét rằng thế giới này không xứng đáng với mình. Họ tự hủy để tìm một thế giới xứng đáng hơn với đẳng cấp của họ chăng?

Ngay khi ông Bill Gates, một trong những người giàu nhất hành tinh, quyết định tặng 99% tài sản của mình cho việc từ thiện, tất nhiên tôi rất quý trọng nghĩa cử lớn lao của ông và gia đình.

Nhưng con số 99% vẫn làm cho tôi thắc mắc. Phải chăng, trong con người của ông, vẫn có một sự ham muốn để thế giới loài người chúng giám cho sự vĩ đại trên cả vĩ đại của ông? Đâu đó, ông còn muốn được nhìn nhận như một nhân vật có một không hai của cả lịch sử loài người chăng? Nếu ông chỉ tặng 1 tỷ đô-la, hoặc 50% tài sản thì có lẽ đó đã là một con số quá lớn rồi. Nhưng ông đã quyết định đi tới con số tuyệt đối là 99%, để chi giữ 1% còn lại cho gia đình. Từ bi vĩ đại pha với chút tự ái khổng lồ chăng? Tôi không biết khi viết như trên thì có công bằng với ông không, nhưng hẳn hai con số 1% và 99% quá tiêu biểu để thế gian có thể thờ ơ.

Mỏm đá Jarpeia Tại nước chúng ta, thiếu gì những đại gia lên đến đỉnh cao rồi lại tự phá mình. Có gia đình nọ, Ở tuổi hàn vi thì yêu nhau thán) thiết, vợ chồng ngoan ngoãn cùng nhau tát Biển Đông, đến khi tài sản kếch sù thì họ bắt đầu xâu xé nhau một cách tàn bạo, bất chấp những hệ quả chung quanh cho con cái và nhất là cho nền kinh tế địa phương. Tôi không nghĩ họ tranh giành nhau tài sản, vì tài sản của họ chia làm mấy cũng vẫn còn quá to. Phải chăng tự ái quá cao đã tạo nên hiện tượng hi hữu, rằng tự hủy là nước chót còn lại để tự hào?

Không ai ở đúng tư thế để thực sự hiểu rõ những lý do thầm kín cho những thái độ tự phá, tự hủy, tự vận như những ví dụ kể trên. Tuy nhiên, riêng tôi có cảm nhận rằng nó chẳng khác chi phản ứng của những đứa trẻ con được gia đình quá nuông chiều, nên cứ mỗi lần nhận được đồ chơi đắt tiền thì các bạn tí hon đó lại tỏ ra bất mãn một cách khó hiểu, rồi ném thẳng gói đồ chơi mới vào xó nhà, dù chưa mở ra.

Nó cũng chẳng khác chi phản ứng kỳ lạ của những cô con gái vô cùng nõn nà ở trong những nhà quyền quý vô cùng giàu có, khi các cô luôn luôn mang thói xấu là khóc thảm thương mỗi lần sắp đi dự dạ hội. Có cô đã đặt hàng may những cổ áo đắt tiền, hàng tỷ đồng cho chiếc áo quái dị chi để mặc một lần, để rồi ngồi bệt xuống đất khác chỉ vì cái khuy áo không đúng mẫu mà các cô đã đặt hàng. Được nuông chiều quá chăng? Thế mà chỉ vì cái khuy khốn nạn đó có cô đã lấy dao rạch tay chảy máu để hét lên tất cả nỗi tuyệt vọng. Đỉnh cao quyền quý cũng có lắm chuyện khó giải lý.

Người ta thường giảng là âm thịnh dương suy, dương thịnh âm suy, thật đúng quá. Cứ như vậy, Âm và Dương quấn quít vào với nhau đôi khi làm cho chúng ta lầm lẫn và khó hiểu thêm về cuộc đời. Càng trẻ đẹp, càng quyền uy, càng giàu có, lại càng gần ý tưởng tự hủy.

Không biết đến lượt mình cũng giàu có và quyền quý, liệu mình có mắc phải hiệu chứng đó không?

TÁI ÔNG THẤT MÃ: HÃY TƯƠNG ĐỐI HÓA NHỮNG BIẾN CHUYỂN CỦA CUỘC SỐNG!

Il ne faut pas appeler richesses les choses que l'on peut perdre.

Tài sản thực là thứ tài sản không thể mất đi.

- LEONARD DE VINCI

Cha tôi xưa kia là người bạn thân thiết nhất của tôi. Ông đã dùng nhiều điển xưa để khuyên nhủ mỗi khi tinh thần tôi suy sụp sau khi thất bại, và ông còn tiếp tục dặn dò kỹ lưỡng hơn nữa khi tôi hồ hởi thành công. Suốt từng ấy năm ông theo dõi lộ trình của đứa con và gắn bó với những trăn trở của nó.

Đây là câu chuyện Cha tôi thường kể đi kể lại, kể không chán và tôi vẫn lắng nghe, chẳng những không thấy nhàm mà còn hiểu sâu hơn. Cha vui vẻ nhắc rằng sở dĩ xưa kia mình giữ được tỉnh táo trong những pha thăng trầm của cuộc đời là nhờ cốt truyện của Tái ông thất mã.

Tôi xin chép lại đoạn sau đây được tôi trích trên mạng về truyền thuyết “Tái ông thất mã”.

“Sách Hoài Nam Từ có chép một câu chuyện như sau: Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ, có nuôi một con ngựa. Một hôm con trai ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất tăm.

Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.

Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tĩnh nói: “Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi”.

Mỏm đá Tarpeia Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ.

Người trong xóm hay tin liên đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây.

Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: “Biết đâu việc được ngựa Hồ này sẽ dẫn đến tai họa cho tôi”.

Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi.

Con ngựa này chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Một lần, con ông lão không cần thận để ngựa hất xuống, té gãy xương đùi, bị què chân, tật nguyền.

Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua này lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.

Ông lão thản nhiên nói: “Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa này mà được phúc”.

Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lược Trung Nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình.

Sau khi kể câu chuyện trên, sách Hoài Nam Tử đưa ra luận điểm: Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái hậu quả của nó.

Do đó, người đời sau lập ra thành ngữ: “Tái ông thất mã, an tri họa phúc”. Nghĩa là: “Ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc”.

Hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được phúc thì không nên quá vui mừng mà quên để phòng cái họa sẽ đến; khi gặp điều họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần. Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước Tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống.” Cha luôn luôn nhắc nhở tôi rằng khi mình mất cái gì, cho dù mình quý bao nhiêu chăng nữa, cũng bình tĩnh xem cái lợi gì tới với mình cùng lúc, phải tỉnh táo lắm mới thấy, cũng như khi mình may mắn nhận được cái gì tốt, chính vào lúc đó nên thận trọng tự cảnh báo, vì luật đền bù liên tục có tác động. Không có sự mất nào đơn thuần, không có sự nhận nào mà không phải trả giá. Âm dương luôn luôn đi với nhau. Đã mất là có đền bù, đã nhận thì sẽ phải trả. Sau này có người thầy còn nhắc nhở tôi rằng cả hai sự mất và còn đều là hai mặt của chung một sự kiện, đôi khi nghiệp chướng của mình còn mang tới sự bất ngờ, tạo điều bất lợi ban đầu để đem tới sau đó một điều tốt. Ngược lại, mỗi khi nhận được một sự may mắn, chúng ta phải tự xét mình có thực sự xứng đáng không, vì những thứ may mắn bay tới không có lý do và nguồn gốc thì mình nên biết sợ mà tránh. Cha tôi nói: “Sống là mở tai, mở mắt, mở tim, mở lòng, mở tâm khảm để chậm rãi cố hiểu được ý của Đấng Bên Trên”. Cha dặn dò tôi hãy thản nhiên trước những chuyện buồn vui. Sau này tôi cũng dặn dò các con, rồi các em các cháu trong họ hàng thân thuộc rằng hễ được cái gì, hãy đoán ngay cái mình sắp mất. Hễ mất cái gì, hãy bình tĩnh duyệt lại cuộc sống để cố khám phá ra cái mình sắp nhận. Nghệ thuật sống là giữ óc sáng suốt, tinh thần bình thản, trong việc trao và trả các giá trị, các tài sản. Và nhất là chớ “vơ vét vô tội vạ mà mang họa vô đơn chí”.

Cùng chung một lý luận về tư duy, bạn đọc nên rất cẩn trọng phân biệt bạn và nghịch. Một hôm một nhà hiền triết tặng tôi một câu rất khó hiểu: “Tình bạn là một thứ rất khó kiểm soát, đôi khi chính người thân nhất có thể biến trong khoảnh khắc thành người tử thù. Mà càng thân lại càng tử thù”. Thế nhưng vị hiền triết cũng dặn dò thêm: “Ngược lại, những kẻ ghét mình cũng có thể trở ngược thành những người bạn quý khi họ hiểu thấu tâm can của mình”. Tôi đã nhiều lần trải nghiệm!

Để biết được mình thực sự sở hữu cái gì và giá trị thực của nó, khó lắm bạn nhé.

Hôm nay tôi tặng lại các bạn những lời tâm huyết của Cha tôi tặng cá nhân tôi, đó là cách tối tạ ơn Cha.

Mong các bạn có thụ giáo.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3