Chiến Tranh Tiền Tệ - Phần 2 - Chương 07
Chương 7
Các chủ ngân hàng và mạng lưới tình báo
CHỈ DẪN CHƯƠNG
Kể từ khi tài chính tiền tệ ra đời, bản chất của nó chưa bao giờ là một cuộc thảo luận lý thuyết trống rỗng và ảo tưởng, mà là một thực tiễn thông minh, chính xác và lạnh lùng. Tài năng của các nhà tài chính là sử dụng thông tin bất đối xứng để tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội chênh lệch giá trên thị trường. Cảnh giới cao nhất của các nhà tài chính là tạo ra sự bất đối xứng trong thông tin, tiến hành can thiệp, lừa dối và mê hoặc tư duy và phán đoán của những bên khác tham gia thị trường, từ đó tạo ra cơ hội kiếm lời cho chính mình.
Kỹ năng quan trọng nhất của các nhà tài chính không phải là làm thế nào để duy trì thông tin cân xứng, mà là làm thế nào để thao túng thông tin. Nếu thị trường được tạo thành từ con người và bản chất con người là ích kỷ, thì sự phân phối thông tin thị trường một cách đồng đều là một ảo tưởng “Utopia”107 chưa bao giờ và không bao giờ xuất hiện. Tất cả hệ thống lý thuyết dựa trên nền tảng của Utopia, trong mắt những người chơi siêu cấp ở lĩnh vực tài chính, sẽ luôn là phương tiện tuyệt diệu để tạo ra sự bất cân xứng thông tin.
Men theo quỹ đạo lan truyền thông tin, khám phá nguồn khởi phát, tập trung các nguồn thông tin, tiến hành phân loại các nguồn thông tin lộn xộn, xây dựng mối liên hệ giữa các thông tin được phân loại, khôi phục thông tin bị bóp méo. Từ đó, ta thu được thành phẩm cuối cùng của thông tin – tình báo. Việc thực hiện ngược lại quá trình này chính là thủ đoạn “phản tình báo”. Trong thị trường tài chính, không lúc nào là không tồn tại sự tranh đấu giữa các cao thủ tình báo và phản tình báo.
Do đó, tài chính và tình báo luôn là một gia đình.
Việc thiết lập và triển khai hệ thống tình báo quốc tế phần lớn phản ánh ý chí của các chủ ngân hàng quốc tế. Nó bắt đầu từ lợi ích, xoay quanh lợi ích và cuối cùng trở về với lợi ích. Sự hiểu biết sâu sắc về ý chí của các chủ ngân hàng quốc tế, và lợi ích của họ sẽ giúp chúng ta hiểu chính xác các chức năng cốt lõi và đối tượng phục vụ của các cơ quan tình báo quốc tế trên thế giới ngày nay.
* * *
107 Utopia là thuật ngữ lần đầu tiên được Sir Thomas More sử dụng trong cuốn sách cùng tên Utopia, miêu tả một cộng đồng lý tưởng trên một hòn đảo giả tưởng ở Đại Tây Dương. (ND)
NHÓM “CAMBRIDGE FIVE” CỦA KGB
Với những người có hiểu biết về các tổ chức tình báo quốc tế, có lẽ không ai không biết đến “đại danh” của Kim Philby, với tư cách là điệp viên cấp cao của tổ chức KGB Xô Viết, ông đã bí mật nằm vùng trong cơ quan tình báo Anh suốt hơn 20 năm. Ông cũng là một sĩ quan liên lạc cấp cao của Cơ quan Tình báo Trung ương Anh. Ông chịu trách nhiệm điều phối hoạt động gián điệp nhằm chống lại Liên Xô của hệ thống tình báo Anh và Mỹ. Trọng trách mà ông nắm giữ, thời gian nằm vùng, sự phá hoại ông gây ra cho mạng lưới gián điệp Anh và Mỹ có thể coi là đỉnh cao trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Nhà lãnh đạo hàng đầu của các hoạt động gián điệp chống Liên Xô của Anh và Mỹ hóa ra là gián điệp của Liên Xô. Thật chẳng có gì buồn cười và mỉa mai hơn thế. Philby đào tẩu sang Liên Xô năm 1963 và nhận huân chương Cờ Đỏ Liên Xô năm 1965. Năm 1968, ông xuất bản cuốn hồi ký của riêng mình, Cuộc chiến thầm lặng của tôi và nhanh chóng trở thành một cuốn sách bán chạy nhất thế giới. Sự kiện Philby có thể coi là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử của các cơ quan tình báo của Anh và Mỹ.
Trên thực tế, Philby không đơn độc trong hệ thống tình báo Anh - Mỹ, ông nhận được sự hỗ trợ từ một đội ngũ chủ chốt nổi tiếng thế giới – “Cambridge Five” (Năm anh tài của Cambridge). Các thành viên trong nhóm – những người “Anh em sắt” từ thời Đại học Cambridge sau đó đã trở thành lực lượng trụ cột của KGB Liên Xô trong quá trình đối đầu với mạng lưới tình báo của Anh và Mỹ.
Trong số đó, Donald Duart Maclean và Guy Burgess là những người đầu tiên bị bại lộ danh tính.
Maclean đảm nhận các vị trí quan trọng trong Cục Tình báo số 5 (MI-5, phản gián) và số 6 (MI-6, tình báo nước ngoài) của Anh và sau đó được chuyển đến Đại sứ quán Anh ở Washington để phụ trách công tác tình báo. Một lượng lớn thông tin hệ trọng về sự phát triển bom nguyên tử và tiến trình hoạch định chính sách giữa Churchill, Roosevelt và Tổng thống Truman liên tục qua tay Maclean truyền tới KGB của Liên Xô. Điều đặc biệt đáng nhắc đến là Maclean là người đầu tiên tiết lộ cho KGB ý định thực sự của Kế hoạch Marshall.
Kế hoạch Marshall về cơ bản là một diệu kế theo dạng một mũi tên trúng nhiều đích. Cốt lõi của diệu kế này là thay thế cho sự đền bù chiến tranh của Đức. Các tập đoàn quyền lực tài chính Mỹ sẽ đứng đầu quá trình tái thiết châu Âu, đồng thời gây ra những tác động nghiêm trọng trong việc tái thiết nền kinh tế Liên Xô. Hội nghị Yalta và Tuyên bố Potsdam làm rõ rằng Liên Xô đã nhận được bồi thường chiến tranh từ Đức, có thể được thanh toán dưới hình thức máy móc thiết bị, các doanh nghiệp công nghiệp, ô tô, tàu, nguyên liệu của Đức, v.v... Trong khi đó Liên Xô chịu thiệt hại chiến tranh cực kỳ nghiêm trọng, gần như mất khả năng xuất khẩu để thu về ngoại hối. Việc bồi thường chiến tranh của Đức trở thành nguồn lực bên ngoài quan trọng nhất trong quá trình tái thiết kinh tế của Liên Xô. Cốt lõi của Kế hoạch Marshall là bãi bỏ khoản bồi thường chiến tranh của Đức đối với Liên Xô, thay thế nó bằng các khoản hỗ trợ tài chính từ Hoa Kỳ sang châu Âu. Mặc dù bề nổi thì những khoản viện trợ rõ ràng sẽ cung cấp vốn cho Liên Xô và Đông Âu, nhưng các điều kiện tự do hóa kinh tế theo Kế hoạch Marshall hoàn toàn không phù hợp với hệ thống kinh tế của Liên Xô. Do đó, kế hoạch này sẽ “bức ép” Liên Xô nằm bên ngoài danh sách các nước được nhận viện trợ.
Một diệu kế khác của Kế hoạch Marshall là sử dụng tiền của người nộp thuế ở Mỹ để “bù đắp” cho những mất mát của các chủ ngân hàng quốc tế châu Âu trong cuộc chiến. Kế hoạch Marshall thực chất là một phiên bản của Kế hoạch Dawes của Mỹ và Kế hoạch Young trong giai đoạn Chiến tranh thế giới Thứ nhất. Khoản tiền khổng lồ trị giá 13 tỷ đô-la này đã được cho các chủ ngân hàng châu Âu vay, ngoại trừ Đức. Người trong cuộc chưa bao giờ tiến hành hoàn trả số tiền này. Trên thực tế, đối với các chủ ngân hàng quốc tế thì kết quả thắng thua trong chiến tranh không có nhiều sự khác biệt, quan trọng nhất là ai sẽ đứng ra chi trả các khoản nợ. Có một điều lạ lùng nhưng không đáng ngạc nhiên, đó là những người nộp thuế ở Hoa Kỳ – quốc gia giành chiến thắng, lại trở thành những người “trả tiền” lớn nhất trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới.
Chính nhờ nguồn thông tin chính xác của Maclean nên ngay từ đầu phía Liên Xô đã nhìn thấu được “lưỡi dao sau tay áo” của Kế hoạch Marshall. Liên Xô không những từ chối tham gia kế hoạch này mà còn ngăn chặn quyết liệt các quốc gia Đông Âu khác tham gia. Ngoài ra, Liên Xô còn đẩy nhanh việc loại bỏ các loại thiết bị công nghiệp nặng khác nhau khỏi Đức.
Ngày 25 tháng 5 năm 1951, vào sinh nhật lần thứ 38, Maclean – người bị tình báo Anh nghi ngờ, đã trốn sang Liên Xô với Burgess – cũng là một thành viên trong nhóm Cambridge Five và giành được cấp bậc đại tá KGB của Liên Xô.
Giai đoạn Thế chiến II, trong khoảng thời gian làm việc tại Văn phòng Ngoại giao Anh, Burgess đã cùng với Sir Anthony Blunt – một thành viên khác của nhóm Cambridge Five chuyển một số lượng lớn các kế hoạch chiến lược và chính sách đối ngoại của phe đồng minh cho KGB. Burgess sau đó cũng được gửi đến làm việc tại Đại sứ quán Anh ở Washington và sống cùng với Philby. Sau khi trốn sang Liên Xô, ông chết vì nghiện rượu.
Người thứ tư trong nhóm Cambridge Five bị bại lộ danh tính là Sir Anthony Blunt. Ông làm công tác phản gián tại MI-5 của Anh và tiết lộ một số lượng lớn thông tin tình báo quân sự Đức đã được giải mã cho Liên Xô. Trước khi kết thúc chiến tranh, ông được hoàng gia Anh bí mật ủy phái sang Đức để tìm kiếm những bức thư tuyệt mật giữa Công tước xứ Windsor và Hitler, cùng những thư từ liên lạc giữa Nữ hoàng Victoria của Anh và những người họ hàng ở Đức. Nữ hoàng Victoria là bà nội của Hoàng đế Đức Wilhelm II. Năm 1956, Anthony được hoàng gia Anh phong tước Hiệp sĩ và sau đó trở thành Giáo sư lịch sử nghệ thuật tại Đại học Cambridge. Sau khi hoạt động gián điệp của Liên Xô bị vạch trần, phong hiệu Sir của ông đã bị Nữ hoàng Elizabeth II tước bỏ, và sau đó thủ tướng Anh Margaret Thatcher đã công khai chỉ đích danh Sir Blunt là gián điệp của Liên Xô. Dư luận Anh lại được một phen sóng gió. Năm 1983, Anthony Blunt qua đời tại nhà riêng ở London.
Tuy nhiên, danh tính của người thứ năm trong nhóm Cambridge Five vẫn chưa được tiết lộ, điều này từ lâu đã là một dấu hỏi rất lớn trong cộng đồng tình báo thế giới. Trong những năm qua, mọi người đã tranh cãi không ngớt về việc rốt cuộc “người thứ năm” là ai.
Roland Perry, một học giả nổi tiếng quốc tế trong lĩnh vực tình báo học, dựa vào lượng lớn thông tin đã được kiểm chứng để chỉ ra rằng Victor Rothschild chính là “người thứ năm” bí ẩn đó.108
108 Roland Perry, The Fifth Man, Pan Books, 1994, xv-xlii.
“NGƯỜI THỨ NĂM”
Trên thực tế, gia tộc Rothschild chính là ông tổ của hệ thống tình báo quốc tế. Ngay từ Chiến tranh Napoléon, gia tộc Rothschild đã thu được lợi nhuận đáng kinh ngạc trên thị trường tài chính London nhờ có được thông tin về trận chiến Waterloo sớm hơn 24 giờ so với thị trường. Đối với một gia tộc ngân hàng quốc tế tham gia vào hoạt động kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính đa quốc gia, tính chính xác và tốc độ của thông tin tình báo chính là “cơ hội kiếm tiền hàng đầu”. Các phát minh công nghệ đã ảnh hưởng lớn đến phương hướng phát triển của các hệ thống tình báo. Trong thời đại chưa có điện tín và điện thoại, gia tộc Rothschild đã đi tiên phong trong việc sử dụng chim bồ câu để truyền dữ liệu thị trường tài chính và các lệnh giao dịch. Gia tộc Rothschild cũng tạo ra một bộ công nghệ mã hóa thông tin để ngăn chặn thông tin bị rò rỉ. Lĩnh vực tình báo, đối với gia tộc Rothschild có thể coi là một bộ môn khoa học lâu đời.
Victor Rothschild, vị nam tước thế hệ thứ ba của gia tộc Rothschild, lớn lên trong bầu không khí như vậy.
Là người thừa kế của ngân hàng gia tộc chi nhánh London – Victor mang theo danh dự và sự kỳ vọng mãnh liệt của cả gia tộc. Gia tộc của Victor đã lập nên vô vàn chiến tích huyền thoại. Kể từ thời ông tổ của ông, Meyer Rothschild xây dựng nên sự nghiệp, cho đến thời cụ nội ông thống trị thị trường tài chính thành phố London nhờ cuộc Chiến tranh Napoléon. Ông tằng tổ Lionel thì giành được Kênh đào Suez. Ông nội Natty thì huy động vốn cho gia tộc Rhodes tiến hành khai thác ở Nam Phi, độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh kim cương toàn cầu và thiết lập Quỹ học bổng Rhodes – một quỹ học bổng có ảnh hưởng sâu sắc đến giới thượng lưu Anh - Mỹ. Chỉ có cha của ông – Charles dường như là một mắt xích yếu của chuỗi di sản gia tộc. Ông mắc chứng trầm cảm nặng, và cuối cùng chọn cách tự tử vì không thể chịu đựng nỗi thống khổ mất ngủ tới 6 năm. Lúc đó, Victor chỉ mới 12 tuổi.
Nhưng với tư cách là một người kế thừa công việc kinh doanh của cả gia tộc, ông có trách nhiệm phải gánh chịu đủ mọi áp lực không thể tưởng tượng được.
Áp lực đầu tiên là vấn đề chủng tộc. Với tư cách là một người Do Thái, ông luôn rất nhạy cảm với việc bị phân biệt kỳ thị, nhưng ông cũng thấy mình vượt trội mạnh mẽ. Mặc dù chịu đủ sự phân biệt và đối xử, nhưng người Do Thái luôn giữ niềm tin kiên định rằng chỉ có họ mới là những người được Chúa chọn. Là những người thống trị của toàn thế giới, họ nắm quyền lực từ lúc sinh ra và không thể thay thế. Người Do Thái có lòng tự tôn vô cùng mạnh mẽ, pha trộn với tâm lý bị đè nén cực kỳ mãnh liệt. Với một tâm lý như vậy thường sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ và khả năng linh hoạt đáng kinh ngạc.
Áp lực thứ hai là danh tiếng của gia tộc. Vì gia tộc Rothschild đã ở trong giới tài chính quốc tế một trăm năm, họ có tác động rất lớn đến lịch sử thế giới hiện đại và áp lực từ danh dự gia tộc vốn dĩ không hề nhẹ nhàng. Trong các trường học quý tộc mà cậu bé Victor theo học, đại đa số các bạn học đều xuất thân từ những dòng dõi danh giá. Nhưng khi cậu bé Victor nói tên gia tộc của mình, tất cả các bạn cùng lớp vẫn tỏ thái độ kính nể và sợ hãi. Tuy nhiên, danh tiếng và địa vị quá đỗi nổi trội này cũng là một áp lực. Đôi lúc cậu bé Victor khó tránh khỏi một chút hẫng hụt và tự ti. Cậu bé bắt buộc và chỉ có thể mãi mãi đứng ở vị trí số một.
Áp lực thứ ba là thách thức về vấn đề IQ. Victor là một người rất thông minh với chỉ số IQ là 184. Đây là một đánh giá của các chuyên gia Đức Quốc xã dựa trên hiệu suất của ông về mọi mặt. Victor thực sự là một người rất đa tài đa nghệ. Ông vừa là một chủ ngân hàng xuất chúng, vừa là một chuyên gia phản gián trứ danh. Ông cũng là một nhà sinh vật học. Ông tương đối tinh thông vật lý hạt nhân và cũng có hiểu biết sâu sắc về hội họa, nghệ thuật và âm nhạc. Victor không ngừng học hỏi tất cả các loại kiến thức mới, và không có nhiều thời gian rảnh rỗi cho cuộc sống của mình.
Chàng trai trẻ năng động Victor bước vào Học viện Trinity College thuộc Đại học Cambridge với sở thích phiêu lưu mạo hiểm. Thời điểm đó, ông tham gia vào một loạt các ngành học, bao gồm vật lý, sinh học và tâm lý học. Ông luôn có hứng thú mạnh mẽ với các ngành khoa học tự nhiên và đặc biệt rất thích tiếng Pháp. Khi đang học tiếng Pháp, ông tìm được một đàn anh lớn hơn mình 3 tuổi để dạy kèm ngoại khóa. Người này chính là Sir Anthony Blunt nổi tiếng, thành viên thứ tư trong nhóm Cambridge Five.
Mối quan hệ giữa Blunt và Victor phát triển nhanh chóng. Blunt thường dạy Victor cách phát âm tiếng Pháp theo kiểu một kèm một.
Tháng 5 năm 1928, khi lên năm thứ hai đại học, Blunt đã gia nhập Cambridge Apostles – một tổ chức bí mật nổi tiếng của Học viện Trinity College. Đây là một tổ chức bí mật được khởi xướng bởi 12 người được xưng là “tông đồ”vào năm 1820. Các thành viên là 12 sinh viên đại học thông minh nhất trong trường. Không chỉ vậy, 12 người này phải được sinh ra trong giới quý tộc và có một mạng lưới quan hệ rộng rãi trong giới thượng lưu Anh. Hai yêu cầu này sẽ đảm bảo các thành viên của “Hội Tông đồ” gần như chắc chắn sẽ trở thành những nhân tố của giới cầm quyền Anh trong tương lai. Blunt sau này đã trở thành người giới thiệu Victor vào Hội Tông đồ.
Ngoài việc giới thiệu Victor với Hội Tông đồ, Blunt còn dẫn dắt một nhân vật quan trọng khác “nhập môn”, đó chính là Burgess, người thứ ba bị công khai danh tính trong nhóm Cambridge Five. Ngày 12 tháng 11 năm 1932, Burgess và Victor đã cùng tham gia Hội Tông đồ, thành lập một nhóm nhỏ với Blunt, Victor, Burgess và những người khác làm nòng cốt.
VÒNG TRÒN “HỘI TÔNG ĐỒ”
Vòng tròn được hình thành bởi các thành viên của Hội Tông đồ có một hệ thống giá trị tín ngưỡng hoàn chỉnh, hình thức tổ chức, cơ chế lựa chọn và các nghi lễ sự kiện. Họ tụ tập cùng nhau không phải để tề tựu ăn uống, mà dựa trên nguồn gốc lịch sử sâu sắc, mối quan hệ gia tộc, sự ngưỡng mộ lẫn nhau về chỉ số IQ và cùng huấn luyện nghiêm ngặt nhằm mục đích quản lý xã hội tốt hơn. Họ có động cơ mạnh mẽ trong việc cải tạo xã hội của tương lai. Nói cách khác, đây là một nhóm người có tham vọng chính trị lớn. Họ không chỉ là một nhóm học thuật, không chỉ là bạn cùng lớp, cũng không phải là một tổ chức bí mật thông thường. Tất cả các thành viên đều có gia thế, sự giàu có, trí thông minh và năng lượng không hề tầm thường. Điều đặc biệt quan trọng là họ đều sở hữu một khao khát “tinh túy” là làm cho xã hội hoạt động theo ý muốn của mình. Một nhóm người như vậy tổ chức cùng nhau, trở thành đồng minh không bao giờ phản bội nhau, họ thúc đẩy lẫn nhau, khuyến khích lẫn nhau và tạo thành một cộng đồng lợi ích không thể phá hủy. Đây là truyền thống của Hội Tông đồ. Để có thể tập hợp một nhóm những người có năng lực cao và thông minh như vậy, cốt lõi không chỉ là vấn đề lợi ích, mà là tín ngưỡng đã gắn kết họ với nhau.
Sau khi được giới thiệu vào Hội Tông đồ, Victor đã gặp Pyotr Kapitsa, một nhà khoa học Liên Xô rất nổi tiếng tại Cambridge. Kapitsa là một nhà vật lý nổi tiếng thế giới từng đoạt giải Nobel. Kapitsa được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia mời làm việc tại Phòng thí nghiệm Rutherford ở Cambridge. Ngay khi Kapitsa đến Cambridge, ông đã thành lập Câu lạc bộ Kapitsa rất nổi tiếng. Câu lạc bộ mời các nhà vật lý giỏi nhất ở Cambridge để thảo luận về những tiến bộ mới nhất trong vật lý. Các nhà vật lý Cambridge nói đùa rằng, mục đích hoạt động của câu lạc bộ Kapitsa là thường xuyên được tiếp thu những tiến bộ vật lý mới mẻ và tiên tiến nhất thông qua các buổi trao đổi với các nhà vật lý kiệt xuất này. Họ không còn phải tự đọc những bài luận văn khô khan, nhàm chán kia nữa. Trên thực tế, Kapitsa cũng có một sứ mệnh bí mật, là thu thập các thông tin mới nhất, tiên tiến nhất trong lĩnh vực vật lý từ Cambridge, sắp xếp phân loại và làm thành các bản báo cáo về sự phát triển mới nhất trong ngành vật lý, sau đó định kỳ gửi đến Moscow.
Thời điểm đó, chàng trai trẻ Victor thực sự bị cuốn hút bởi một loạt các khái niệm của Kapitsa, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới do Liên Xô phát triển. Hệ thống chính trị này được gọi là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên các quy luật khoa học nghiêm ngặt và xây dựng một hệ thống kinh tế xã hội hoàn chỉnh. Victor quan tâm nhất đến lĩnh vực vật lý và khoa học tự nhiên, khi nghe một khái niệm như vậy, ông đã hiểu ra rằng chủ nghĩa này sẽ tạo nên kế hoạch phát triển xã hội dựa trên cơ sở khoa học chuẩn xác như bản thiết kế công trình, để hệ thống chính trị và kinh tế của toàn xã hội vận hành dựa trên các lý thuyết và chuẩn mực khoa học tinh vi, khách quan. Trực giác của ông mách bảo rằng đây là một ý tưởng kỳ diệu và cao siêu. Thời điểm đó, hệ tư tưởng này không chỉ mê hoặc Victor, mà nó còn thu hút sự chú ý của rất nhiều thành viên trong Hội Tông đồ ưu tú của Đại học Cambridge.
Hội Tông đồ thường tổ chức nhiều hoạt động thảo luận và mọi người phải phát biểu một bài luận văn, tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến các phương diện hoạt động của xã hội. Hầu hết chủ đề mà các thành viên gửi đến để thảo luận đều lấy mô thức này và những kinh nghiệm tương quan của Liên Xô làm trọng điểm nghiên cứu. Trong suy nghĩ của các thành viên, mô hình này của Liên Xô có thể giải quyết nhiều khủng hoảng và vấn đề khác nhau trên khắp thế giới.
Nhiều bài luận văn mà Victor trình bày đều xoay quanh chủ đề đánh giá một cách logic vai trò của ngành ngân hàng trong các hoạt động xã hội. Trong số đó, tiêu đề của một trong những bài viết quan trọng của ông là Chủ nghĩa cộng sản và tương lai của ngành ngân hàng. Bài viết này chứa vô số điểm mới lạ và chứa lượng kiến thức phong phú, bên cạnh đó ông còn liệt kê những đề xuất hết sức thú vị và có thể đưa vào thực tiễn, nhưng Hội Tông đồ không hào hứng lắm với bài luận văn này. Bởi vì hầu hết các thành viên này đều không có kiến thức tương ứng trong lĩnh vực tài chính, họ không quá giỏi trong hoạt động kinh doanh. Khi thảo luận về các vấn đề, họ vẫn có khuynh hướng theo kiểu “học thuật hóa”. Điều mà họ quan tâm hơn đó là các vấn đề về sự thay đổi xã hội, hoạt động xã hội và các chế độ xã hội cơ bản.
Trong số những người này, Blunt là một người đi đầu, ông đã hoàn toàn chấp nhận hệ thống lý thuyết của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đồng thời, ông cố gắng định hướng Victor đi chung một con đường với mình. Trong các cuộc trò chuyện hàng ngày, ông thường khéo léo hỏi Victor quan điểm đối với ngân hàng gia tộc của chính mình. Vấn đề này chắc chắn khiến Victor cảm thấy khó xử. Một mặt, ông cảm thấy rằng toàn bộ hoạt động ngân hàng của gia tộc mình chỉ liên quan đến chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác để hưởng lợi. Ông ta tin rằng hệ thống tài chính của các gia tộc ngân hàng quốc tế có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho xã hội. Mặt khác, ông không muốn hoặc không sẵn lòng đứng về phía đối diện với tập đoàn thế lực ngân hàng quốc tế được đại diện bởi gia tộc của mình.
Quan niệm và tư tưởng của Victor ở độ tuổi 20 đang chịu những tác động to lớn. Blunt liên tục tiêm nhiễm cho Victor quan niệm rằng hệ thống độc quyền ngân hàng được xây dựng bởi các chủ ngân hàng quốc tế không phải là không có lợi ích, nếu xảy ra một cuộc cách mạng và toàn bộ hệ thống ngân hàng bị nhà nước quốc hữu hóa và kiểm soát hoàn toàn thì điều đó cũng có thể mang lại lợi ích to lớn cho xã hội.
Victor hoàn toàn không phải là một “chú thỏ trắng” có tư tưởng đơn thuần như những gì Blunt và Kapitsa nghĩ. Do sở hữu tính cách già dặn trước tuổi, niềm tin tôn giáo sâu sắc, cộng với dấu ấn gia tộc của bản thân, nên ngay từ khi còn rất nhỏ Victor đã là một người có tư duy năng động và phức tạp, có ý chí mạnh mẽ và khát vọng lớn lao. Quan trọng nhất là Victor có lập trường vững chắc và không bao giờ thay đổi vì sự thuyết phục hay ảnh hưởng lý thuyết từ bên ngoài. Tư tưởng của Victor luôn nhất quán, nhìn xa trông rộng và có phương hướng rõ ràng. Ông có những cân nhắc và kế hoạch của riêng mình, và đây cũng là cách tư duy được tích lũy và kế thừa từ gia tộc.
Tâm trí của Victor đang ấp ủ mục tiêu sâu xa và đầy tham vọng, thậm chí là vượt ra khỏi hình thái ý thức của quy hoạch phát triển xã hội. Trong quá trình tiếp nạp ý tưởng của những người xung quanh, ông cũng suy nghĩ xem làm thế nào để sử dụng những người này nhằm phục vụ mục tiêu của bản thân. Victor luôn đong đầy nguồn “gen doanh nhân” và khao khát đạt được lợi ích của ông luôn được đặt lên trên sự hứng thú đối với lý luận.
Trong Hội Tông đồ, cũng có một nhân vật tên tuổi là Keynes – nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh. Victor và Keynes rất thân thiết với nhau. Keynes là thành viên đầu tiên của Hội Tông đồ và giảng dạy tại Đại học Cambridge vào những năm 1930. Ông có một văn phòng riêng tại trường King College. Keynes không tin vào Chủ nghĩa Cộng sản, nhưng lại cực kỳ quan tâm đến ý tưởng rằng Chính phủ nên tham gia vào các hoạt động vận hành kinh tế. Keynes theo dõi sát sao một loạt cải cách và phát triển kinh tế của Liên Xô. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 đã đẩy hệ tư tưởng tư bản vào cuộc khủng hoảng lớn. Các xu hướng xã hội khác nhau đang cố gắng tìm lối thoát cho sự phát triển xã hội và các nhà kinh tế cũng không ngoại lệ. Có thể nói, tại thời điểm đó Keynes cũng bị ảnh hưởng bởi xu hướng của mô hình kinh tế kế hoạch của Liên Xô.
Victor thường đến văn phòng của Keynes ở Đại học Cambridge để trò chuyện. Mỗi lần đến, ông thường thấy Keynes đang ngồi trên một chiếc ghế bập bênh đọc các tác phẩm triết học của Locke109 hoặc Hume110. Victor gần như chưa bao giờ thấy Keynes tập trung vào kinh tế. Mỗi khi gặp nhau, họ luôn có rất nhiều điều để nói, vô cùng tâm đầu ý hợp, đặc biệt là sở thích chung - sưu tập sách thì lại càng không bao giờ hết chuyện. Trong lòng Victor luôn có một câu hỏi rằng: Khi nào Keynes mới làm công việc của mình?
109 John Locke (1632-1704) là nhà hoạt động chính trị người Anh, nhà triết học theo trường phái Chủ nghĩa Kinh nghiệm Anh trong lĩnh vực nhận thức luận. Ông cũng phát triển lý thuyết về khế ước xã hội, vai trò của nó tới chức năng và nguồn gốc nhà nước. (ND)
110 David Hume (1711-1776) là một triết gia, nhà kinh tế học và nhà sử học người Scotland, ông là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng của Scotland. (ND)
Keynes hơn Victor khoảng hai mươi tuổi, nhưng khoảng cách giữa tuổi tác và kinh nghiệm không ngăn họ trở nên thân thiết. Victor không cần hẹn trước với Keynes, có hứng thì có thể đến chơi bất cứ lúc nào. Mỗi khi gặp mặt, hai người họ luôn có những chủ đề bất tận để hàn huyên, từ triết học, xã hội, văn học, đến lý thuyết và thực hành chuyển đổi xã hội, và thậm chí đến câu hỏi lớn về cách xã hội vận hành. Một chủ đề lớn khác mà Victor và Keynes thường thảo luận là nhận thức về định chế kim bản vị của Anh, ngoài ra cũng không thể bỏ qua vị thế đặc biệt của gia tộc Rothschild trong lĩnh vực vàng trên thế giới. Victor quan tâm tương đối sát sao tới vai trò của vàng trong hệ thống ngân hàng Anh và hệ thống tiền tệ thế giới.
Trong các cuộc thảo luận của Hội Tông đồ, được yêu thích nhất là các bài luận văn và diễn giảng của Keynes. Thời điểm đó, Keynes đã gần 50 tuổi, kinh nghiệm xã hội và tầm hiểu biết của ông, cũng như sự nắm bắt thông tin và tài liệu mới nhất về các khía cạnh kinh tế, xã hội, chính trị và ngoại giao, đương nhiên sẽ khiến cho những sinh viên 20 tuổi này hết sức sùng bái. Ông vừa có chiều sâu lý thuyết, vừa có kinh nghiệm và kiến thức phong phú đối với thực tiễn xã hội. Tại một buổi thảo luận tại Hội Tông đồ, Keynes đã thực hiện một báo cáo đặc biệt mang tên Sự can dự của Chính phủ. Đây là bài luận văn đã truyền cảm hứng và gây sốc cho hầu hết các thành viên của Hội Tông đồ, bao gồm cả Victor. Sự quan tâm của Victor chưa bao giờ tập trung vào những thứ hoàn toàn mang tính lý thuyết và trừu tượng, kỳ thực ông dành sự quan tâm nhiều hơn đến các chi tiết của hoạt động thực tiễn. Trong một lá thư gửi cho một người bạn, Victor đã đề cập đến bài luận văn của Keynes và nói với giọng phàn nàn: “Đám người của Hội Tông đồ này lúc nào cũng ra rả nói về việc xã hội cộng sản như thế nào. Chủ đề này thực sự khá nhàm chán và khô khan. Burgess, Watson và Richard Davis nói về những vấn đề lý luận này, hai mắt lúc nào cũng sáng bừng, vô cùng hưng phấn. Nhưng những điều mà họ nói đều thiếu đi tính logic, chí ít đối với tôi là như vậy.”111
Một bài luận văn khác mà Victor cho là rỗng tuếch và vô ích có tựa đề Chủ nghĩa cộng sản và niềm hy vọng của khoa học lại được mọi người trong Hội Tông đồ đánh giá cao và hết lời ca ngợi.112
111 “Letter from Vivtor Rothschild to Keynes”, Keynes Papers.
112 Roland Perry, The Fifth Man, Pan Books, 1994, 43.
Trong thời gian này, có thêm một thành viên mới gia nhập vào nhóm nhỏ này, anh ta là sinh viên thuộc khoa Xã hội học tại Đại học Cambridge, người này chính là Philby – điệp viên KGB, người thứ ba bị bại lộ danh tính trong nhóm Cambridge Five.
CHA CỦA PHILBY
Cha của Philby, John Philby, cũng là một nhân vật huyền thoại. Ông tốt nghiệp Học viện Trinity College thuộc Đại học Cambridge. Bạn cùng lớp của ông, Nehru sau này đã trở thành thủ tướng của Ấn Độ. Mặc dù không nổi tiếng như con trai của mình, nhưng với tư cách là một người Do Thái, John Philby rất quan tâm đến tình hình ở Trung Đông và lãnh thổ của Palestine. Ông đóng vai trò quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến vấn đề địa chính trị của Trung Đông. John Philby – một quan chức của hệ thống tình báo thuộc địa Anh, đã tham gia vào kế hoạch khởi nghĩa Ả Rập, nổi dậy chống lại Đế chế Ottoman và bảo vệ các mỏ dầu ở vùng Basra, nguồn dầu mỏ duy nhất của Đế quốc Anh. John Philby hứa với người dân Ả Rập rằng sẽ hỗ trợ họ lập nên một nhà nước liên bang Ả Rập thống nhất. Cũng tham gia vào cuộc nổi dậy của người Ả Rập với John Philby là “Thomas Edward Lawrence” nổi tiếng, nhưng hai người họ lại ủng hộ những nhà lãnh đạo Ả Rập khác nhau. John Philby đánh giá cao người đứng đầu bộ lạc Ả Rập là Ibn Saud. Lawrence thì ủng hộ vua Hussein của Hejaz.
Gia tộc Hashemite ở vùng Hejaz (House of Hashemite) là hậu duệ trực tiếp của nhà tiên tri Muhammad và là người bảo hộ hợp pháp của thánh địa Mecca và Medina trong suốt 700 năm qua. Vua Hussein, với tư cách là thủ lĩnh của người Ả Rập, được tôn trọng rộng rãi trong thế giới Hồi giáo. Tháng 10 năm 1915, đại diện của Anh Mc Mahon và Hussein đã đạt được thỏa thuận và hứa rằng nếu bộ lạc Ả Rập phát động một cuộc nổi dậy thì họ sẽ có được quyền độc lập sau chiến tranh.
Cả Shad và Hussein đều không biết rằng Anh và Pháp đã bí mật đồng ý phân chia quyền lực ở khu vực Cận Đông sau chiến tranh. Tháng 5 năm 1916, Anh và Pháp đã ký Hiệp định Sykes-Picot, quy định rằng sau chiến tranh trong số các tỉnh của Ả Rập dưới sự cai trị của Đế chế Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp sẽ lĩnh nhận Syria và Lebanon, trong khi Anh sẽ được chia Jordan, Palestine và Iraq.113 Tháng 11 năm 1917, Vương quốc Anh đã ban hành Tuyên bố Balfour, trong đó công nhận Palestine là ngôi nhà chung của người Do Thái, để đổi lấy kết quả nghiên cứu quân sự của nhà khoa học người Do Thái Chaim Weizmann (Tổng thống đầu tiên của Israel). Cái gọi là nhà nước liên bang Ả Rập mà Anh hứa hẹn chỉ là một trò lừa đảo. Sự phản bội của người Anh đã tạo ra một màn sương bao phủ mối quan hệ giữa Ả Rập và phương Tây trong nhiều năm. Philby và Lawrence đều chỉ là một con tốt của chính phủ Anh. Cuối cùng, nhờ sự hỗ trợ của John Philby, Shad đã trở thành quốc vương của Ả Rập Xê Út. Với sự hậu thuẫn của Lawrence, con trai của Hussein trở thành quốc vương của Iraq.
Năm 1921, John Philby được chính phủ Anh bổ nhiệm làm người đứng đầu bộ phận tình báo của Anh ở khu vực Greater Palestine, và quyền tài phán của bộ phận này bao gồm cả Israel, Palestine và Jordan ngày nay. Chính tại đây, John Philby đã thiết lập mối quan hệ lâu dài với Allen Dulles, giám đốc của CIA. Đây cũng là một lý do quan trọng khiến Kim Philby có thể ẩn nấp trong CIA trong một thời gian dài mà không gây nghi ngờ.
Cuối năm 1922, John Philby trở lại London để tham gia các cuộc thảo luận chính sách về vấn đề Palestine. Những người tham gia chủ chốt bao gồm quốc vương George của Anh, Churchill – người sau này là Thủ tướng Anh, Rothschild và Weizman – người lãnh đạo phong trào phục quốc Do Thái. Kể từ đó, John Philby là cố vấn cấp cao của Shad, giúp ông ta mở rộng và củng cố các khu vực do Ả Rập Xê Út kiểm soát và trở thành một trong những người quyền lực nhất của Ả Rập Xê Út.
Năm 1933, John Philby đã ký thỏa thuận quyền khai thác độc quyền 60 năm với Công ty Dầu Tiêu chuẩn Hoa Kỳ (Standard Oil) trong khu vực Hasa của Vịnh Ba Tư, qua đó đưa thế mạnh dầu mỏ của Mỹ đến khu vực Trung Đông. Trên thực tế, John Philby là kênh liên lạc quan trọng nhất giữa Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út.
113 Liu De Bin, Lịch sử quan hệ quốc tế, Nhà xuất bản Cao đẳng Giáo dục, 2003, 275.
Năm 1936, Công ty Dầu Tiêu chuẩn California và Công ty East Suez đã cùng nhau thành lập Công ty Dầu mỏ Ả Rập - Hoa Kỳ, trong đó John Philby đứng ra làm đại diện cho lợi ích của Ả Rập. Công ty Dầu mỏ Ả Rập - Hoa Kỳ đã sở hữu những giếng dầu có trữ lượng lớn nhất thế giới.
Năm 1937, John Philby bắt đầu lên kế hoạch cho các cuộc nhập cư quy mô lớn của người Do Thái vào lãnh thổ của Palestine, Ả Rập Xê Út sẽ cung cấp sự bảo vệ bí mật. John Philby cũng đã nói chuyện với Đức Quốc xã và Phát xít Tây Ban Nha. Nếu như xảy ra một trận chiến lớn, Ả Rập ở vị trí trung lập sẽ bán dầu cho Tây Ban Nha cũng ở vị trí trung lập, sau đó lại từ Tây Ban Nha chuyển cho Đức. Nhóm điều tra đặc biệt về Đức Quốc xã thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã xác định rằng Adolf Eichmann, người đứng đầu bộ phận xử lý các vấn đề Do Thái của Gestapo, đã từng gặp gỡ John Philby ở Trung Đông vào giữa những năm 1930.
Năm 1935, Adolf Eichmann trở thành nhân vật chủ chốt trong việc lên kế hoạch và điều hành chính sách bài trừ Do Thái của lực lượng SS. Sau khi Đức sáp nhập Áo vào năm 1938, Eichmann chịu trách nhiệm buộc người Do Thái ở Áo phải di cư, và hợp tác với cơ quan “quản lý người nhập cư bất hợp pháp”, để giúp cho quá trình cưỡng ép người Do Thái di cư trở nên hiệu quả và ổn định hơn.
Tháng 2 năm 1939, John Philby đã thảo luận về vấn đề nhập cư của người Do Thái ở Palestine với Ben Gurion (thủ tướng đầu tiên của Israel) và Weizman ở London. John Philby đề nghị tổ chức phục quốc Do Thái của Weizmann trả cho Ả Rập Xê Út 20 triệu bảng để hỗ trợ tái định cư cho người Ả Rập ở Palestine. Weizman trả lời rằng ông cần thảo luận vấn đề này với Tổng thống Roosevelt. Vào thời điểm đó, Kim Philby cũng tham dự cuộc họp. Đến tháng 10, tổ chức phục quốc Do Thái đã đồng ý với Kế hoạch Philby, nhưng do tin tức bị rò rỉ, nên người Ả Rập kiên quyết phản đối kế hoạch này. Với sự nhạy cảm tôn giáo của Palestine, kế hoạch đã bị trì hoãn trong suốt ba năm. Ngày 3 tháng 8 năm 1940, John Philby đã bị phía Anh bắt giữ tại Mumbai với tội danh “có cảm tình với Đức Quốc xã” và sau đó bị áp giải trở về Anh. Bảy tháng sau, ông ta được phóng thích nhờ Keynes và những người khác giải cứu.
Đến tháng 8 năm 1943, đặc phái viên Trung Đông của Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt Harold Hoskins đến Ả Rập Xê Út để xem xét lại Kế hoạch Philby và nêu ra rằng khoản chi phí 20 triệu bảng sẽ được đảm bảo bởi Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt. Quốc vương Ả Rập Xê Út rơi vào tình thế hết sức khó xử trước số tiền khổng lồ này, vì tin tức đã bị rò rỉ, nếu ông chấp nhận số tiền và sau đó chuyển người Ả Rập ra khỏi Palestine thì chắc chắn sẽ bị cả thế giới Ả Rập coi là hành vi ”nhận hối lộ”. Suy đi tính lại, quốc vương Ả Rập cuối cùng đã từ bỏ “thỏi vàng nóng bỏng tay” này. Vậy là Kế hoạch Philby đã kết thúc trong vô vọng.
KIM PHILBY VÀ VICTOR ROTHSCHILD
Tháng 6 năm 1933, Philby vừa hoàn thành khóa học kinh tế tại Đại học Cambridge với tổng điểm xuất sắc. Ông nhận được học bổng từ Học viện Trinity College. Philby đã sử dụng một phần tiền để mua một bộ các tác phẩm của Karl Marx, sau đó mua một chiếc xe máy đã qua sử dụng với số tiền còn lại. Philby định lái chiếc xe máy “second- hand” của mình đi du lịch khắp châu Âu. Xét cho cùng ông là con trai của John Philby, thế nên trong trái tim lúc nào cũng căng tràn niềm đam mê mạo hiểm.114
114 Roland Perry, The Fifth Man, Pan Books, 1994, 47.
Điều này chắc chắn gây ra một sự kích thích mạnh mẽ đối với Victor Rothschild. Hoàn cảnh gia tộc, địa vị đặc biệt, sự giàu có và danh tiếng đã dệt thành những sợi dây vô hình và trói buộc ông, khiến cho ông mãi mãi chẳng thể “sống một đời tiêu dao phóng khoáng” như Philby. Sự cám dỗ “nhìn thấy nhưng chẳng thể nào đạt được” này lại càng tạo ra một sức hút mạnh mẽ hơn đối với Victor. Victor không kìm được lòng mình, hỏi Philby rằng có thể đưa mình đi cùng được không. Có lẽ vì điều ước này là không thể thành sự thực, thế nên trong mắt Victor, hình ảnh Philby phất áo ra đi thật hào sảng và đầy mê lực.
Đến tháng 5 năm 1934, Philby dành khoảng một năm để hoàn thành chuyến du lịch châu Âu và gặp lại Victor, bên cạnh ông còn có một vị hôn thê, đó là Ritters Friedman, một người Do Thái gốc Áo, cũng là một đảng viên cộng sản ngầm. Chuyến du lịch này đã có một tác động quan trọng đến cuộc sống của Philby. Khi ở Áo, ông đã gặp Ritters và tham gia vào rất nhiều công việc bí mật, bao gồm giải cứu người Do Thái bị Đức Quốc xã đàn áp, che đậy các hoạt động ngầm của Đảng Cộng sản, gây quỹ, chống chủ nghĩa phát xít và giải cứu những công nhân bị mắc kẹt trong các cuộc đàn áp của Đức Quốc xã. Ngoài ra còn đem đến một số thư từ bí mật, thậm chí còn ngụy trang thành phóng viên để dò hỏi các bí mật của Đức Quốc xã. Khi nghe Philby nói về những trải nghiệm tuyệt vời trong suốt một năm này, chàng trai trẻ Victor hoàn toàn bị sốc.
Nhờ Philby, Victor đã nhìn thấy một cuộc sống mà cả cuộc đời ông cũng không thể nào trải nghiệm được, sâu thẳm trong lòng ông luôn khao khát được sống những tháng ngày mạo hiểm và kích thích đó.
Một lần sau bữa ăn, Philby đã thử kiểm tra xem Victor có sẵn sàng làm điều gì đó trực tiếp hơn là quyên góp tiền để hỗ trợ người nhập cư Do Thái hay không. Victor biết rằng những trải nghiệm của Philby có liên quan rất nhiều đến bối cảnh của Liên Xô. Ông biết rằng nếu nhận lời giúp Philby một cách trực tiếp hơn, thì ông sẽ trở thành người ủng hộ Liên Xô.
Đây là một lựa chọn mang tính bước ngoặt trong cuộc đời của Victor. Ông quyết định giúp đỡ Liên Xô không đơn thuần chỉ vì việc yêu hay ghét đối với vấn đề lý luận, mà còn vì kế hoạch “riêng” hết sức bí mật của ông. Sinh ra trong một gia tộc nổi tiếng bởi mạng lưới thông tin, sự hiểu biết của Victor về giá trị của tình báo là tương đối sâu sắc. Trong một thế giới đang ngày một tiến gần hơn đến chiến tranh, đánh mất thông tin tình báo đồng nghĩa với việc cơ nghiệp hàng thế kỷ của cả gia tộc sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn. Và cung cấp thông tin cho Liên Xô – một siêu cường trong tương lai sẽ giúp gia tộc Rothschild có được những lá bài để sau này có thể làm ăn và giao dịch với họ. Sự thật không thể chối cãi của gia tộc Rothschild trong suốt 100 năm qua là họ luôn đặt cược cho cả hai bên và mãi mãi sát cánh với người chiến thắng.
Sau khi hiểu được đạo lý này, Victor quyết tâm chơi một trò chơi cân bằng giữa các siêu cường của thế giới, để từ đó trở thành người chiến thắng cuối cùng.
NHÓM “CAMBRIDGE FIVE” XÂM NHẬP HỆ THỐNG TÌNH BÁO ANH
Do gia tộc Rothschild từ lâu đã có được một mạng lưới liên lạc khổng lồ ở Anh, nên khi những người bạn trong Hội Tông đồ tốt nghiệp và bắt đầu tìm việc làm, chuẩn bị gia nhập tầng lớp thượng lưu ở Anh, Victor cũng không hề chậm trễ trong việc triển khai nguồn năng lượng của mình, phát huy vai trò quyết định với việc dẫn dắt bạn bè của mình bước vào môi trường việc làm. Đầu tiên, ông sử dụng mối quan hệ của mình để giới thiệu người bạn Burgess với George Ball – một nhân vật nặng ký của Đảng Bảo thủ Anh. George Ball là quan chức chính của Cơ quan An ninh (MI-5) và là người sáng lập ra cơ quan tình báo của Đảng Bảo thủ. Burgess vào Phòng D của Cục Tình báo mật (MI-6) của Anh, nhiệm vụ đầu tiên của ông là nghiên cứu vấn đề Do Thái ở Palestine. Công việc do cấp trên sắp xếp là thành lập một phe đối lập với tổ chức Do Thái đang nằm dưới sự lãnh đạo của Weizmann. Từ đó, phân tán sức vận động hành lang của người Do Thái với Quốc hội Anh, tạo điều kiện cho Chính phủ Anh đạt được thỏa hiệp với người Ả Rập. Chính phủ cho rằng phe đối lập đó nên do Victor lãnh đạo. Trên thực tế, Victor là một người ủng hộ trung thành của Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Do gia tộc Rothschild luôn giữ sự khiêm tốn truyền thống và chiến lược riêng, nên người ngoài thường nghĩ rằng lập trường của gia tộc Rothschild tương đối ôn hòa hơn.
Vì Burgess luôn hoàn thành công việc xuất sắc, ông cũng giới thiệu Philby cho Cục D của MI-6. Burgess còn giới thiệu Guy Liddell – Phó phòng Thông tin Cục B, cho Victor, làm bước đệm cho Victor đặt chân vào MI-5.
Mối quan hệ giữa gia tộc Rothschild và Churchill cũng hết sức gần gũi. Kể từ thời Natty – ông nội của Victor, Churchill đã là thượng khách của gia tộc này. Churchill là bậc tiền bối đã chứng kiến sự trưởng thành của Victor. Chữ ký của Churchill trên cuốn sổ khách mời của gia tộc Rothschild trải dài suốt 40 năm từ 1890 cho đến 1930. Ông cũng có mối quan hệ thân thiết với người chú Walter của Victor. Churchill luôn ủng hộ với đề xuất của Walter về việc thành lập nhà nước Do Thái ở Israel. Cũng vì điều này mà Churchill trở thành đối tượng của gia tộc Rothschild trong chính giới Anh.
Năm 1939, Victor đã gửi một bản phân tích hệ thống ngân hàng Đức cho Churchill. Bài viết phân tích hệ thống tài chính của Đức một cách phi chính thống nhưng rất có tầm nhìn xa trông rộng. Các giao dịch tài chính được thu thập bởi các chi nhánh khác nhau của gia tộc Rothschild trên khắp đất nước hàm chứa rất nhiều dữ liệu và thông tin quan trọng về việc mua sắm và giao dịch các loại vật tư khác nhau của Chính phủ Đức. Chỉ cần tiến hành phân tích cẩn thận thì các dữ liệu này đều sẽ nằm trong phạm vi giám sát của gia tộc Rothschild. Victor phân tích rất cẩn thận và đưa ra những dự đoán về việc mua sắm vật tư và vũ khí quân sự trong tương lai của Đức. Kết luận là Đức Quốc xã đang thực hiện kế hoạch mở rộng quân sự. Văn phòng Chiến tranh của Churchill đánh giá rất cao cách tư duy nghiên cứu mới lạ của chàng trai trẻ này. Đây cũng chính là bài viết mở đường cho Victor gia nhập Phòng B, MI-5 vào năm 1940, chủ yếu tiến hành các hoạt động gián điệp thương mại.
Những biểu hiện và hiệu suất công việc tuyệt vời của Victor trong MI-5 đã giúp ông dễ dàng đưa Blunt vào Phòng D và giới thiệu Maclean cho MI-6.
Vào thời điểm này, nhóm Cambridge Five đã thâm nhập hoàn toàn vào bộ phận tình báo và bộ phận hoạch định chính sách đối ngoại của Anh, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển chiến tranh trong tương lai. Victor Rothschild thực sự là thành viên quan trọng nhất của nhóm Cambridge Five, tất cả các mối quan hệ đều được phát tán từ ông, và cuối cùng thu về phía ông.
MỐI QUAN HỆ SUÔN SẺ GIỮA LIÊN XÔ VÀ MỸ
Năm 1937, chú của Victor – Sir Walter qua đời. Walter không có con Victor là người thừa kế phong hiệu Sir. Ở tuổi 26, Victor chính thức trở thành Sir Rothschild thế hệ thứ ba. Với tư cách là huân tước trọn đời của nước Anh, Victor trở thành thành viên của Thượng nghị viện Anh và các hoạt động xã hội của ông được tăng cường đáng kể.
Thời điểm đó, nhà vật lý Liên Xô Kapitsa ở Vương quốc Anh đã trở về Moscow, Victor luôn duy trì liên lạc mật thiết với Kapitsa và thường xuyên gửi cho ông các báo cáo nghiên cứu về các ngành khác nhau, bao gồm cả những bước tiến mới nhất về vật lý nguyên tử, bên cạnh đó còn có các dữ liệu quan trọng công bố trong các ấn phẩm nội bộ. Những dữ liệu này tương đối nhạy cảm và có tính bảo mật cao, không có sẵn từ các kênh nghiên cứu khoa học quốc tế thông thường. Những lĩnh vực này bao gồm nghiên cứu về độc tố sinh học, và kết quả nghiên cứu của họ có thể được áp dụng trực tiếp vào quy trình sản xuất vũ khí sinh học. Những nguồn thông tin và dữ liệu mới nhất này liên tục rơi vào tay các nhà khoa học ở Liên Xô, có thể coi là báu vật.
Victor là một người vừa chăm chỉ vừa thông minh. Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng vốn là ngành nghề gia truyền, Victor còn đọc và nghiên cứu sâu rất nhiều tài liệu chuyên ngành khác. Ví dụ, trong lĩnh vực sinh học – dường như chẳng liên quan gì với Victor, nhưng ông từng phân tích quy luật di chuyển của tinh trùng, cố gắng tìm hiểu bí ẩn tại sao trong khoảnh khắc trứng gặp tinh trùng thì chỉ có một tinh trùng có thể xâm nhập vào bên trong, làm thế nào mà tinh trùng chiến thắng đó có thể tạo ra hiệu ứng độc quyền như vậy? Liên quan đến vật lý nguyên tử, ông cũng đọc tất cả các loại tài liệu khoa học khác nhau, cả công khai lẫn bí mật, sự nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực vật lý hạt nhân của ông đã đạt đến trình độ khá chuyên nghiệp.
Công việc đầu tiên của Victor tại MI-5 là phân tích hoạt động của tất cả các công ty thương mại và công nghiệp Đức đang hoạt động ở Anh liệu có gây ra mối đe dọa an ninh cho Vương quốc Anh hay không.
Đầu năm 1940, ông đã phát hiện ra một số lượng lớn các tổ chức thương mại ngụy trang và hoạt động đằng sau Chính phủ Đức Quốc xã. Đặc biệt, báo cáo của ông chỉ ra rằng rất có thể các tổ chức này đang tiến hành do thám Vương quốc Anh. Hoạt động của họ bao phủ rộng khắp nhưng lại được giữ bí mật tốt đến mức khó có thể xác định được mạng lưới gián điệp thương mại phức tạp và khổng lồ này bằng các phương tiện thông thường.
Vào thời điểm đó, trong ngành công nghiệp gia công máy móc của Vương quốc Anh, việc sản xuất các loại khuôn khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp Đức. Tình trạng này đã thu hút sự chú ý của Victor. Ông đề nghị tất cả các chuỗi cung ứng của các nhà cung cấp Đức sẽ được chuyển giao cho các công ty Hoa Kỳ. Các quan chức Hoa Kỳ nghe vậy thì cực kỳ sung sướng, họ vội vàng mời Victor đến Đại sứ quán Hoa Kỳ để thảo luận về các vấn đề chuyển nhượng cụ thể. Hành động này cho phép Victor nhanh chóng thiết lập mối quan hệ tin cậy hết sức quan trọng với giới quan chức Mỹ.
Nhờ có những biểu hiện xuất sắc trong công việc phản gián, Victor được tổ chức tiền thân của CIA – Cơ quan Tình báo Chiến lược Hoa Kỳ mời đến để đào tạo các sĩ quan tình báo tương lai. Các tài liệu do Victor soạn thảo đã trở thành giáo trình chính thức cho các cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Victor được nhận huy chương danh dự đặc biệt của Quân đội Hoa Kỳ và Huân chương Danh dự thánh George của Anh. Tổng thống Hoa Kỳ Truman cũng đặc biệt ghi nhận đóng góp của Victor Rothschild đối với quân đội Hoa Kỳ.
Gia tộc Rothschild từ lâu đã thiết lập mối quan hệ thân thiết với Haganah. Haganah là một tổ chức tình báo bí mật của người Do Thái được thành lập năm 1920, và là tiền thân của cơ quan tình báo Mossad của Israel. Sứ mệnh chủ yếu của Haganah là thành lập nhà nước Israel. Dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của gia tộc Rothschild, tổ chức này đã thiết lập một mạng lưới gián điệp và hệ thống giám sát rộng lớn trên khắp châu Âu, họ bí mật theo dõi tất cả các tổ chức chính trị phản đối Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái ở các thành phố lớn.
Trong quá trình không ngừng nâng cao “giá trị tài sản” trong lĩnh vực chính trị và quân sự, mối quan tâm lớn nhất của Victor là làm thế nào để tạo ra các cơ hội giao dịch lớn hơn, làm bước đệm cho các kế hoạch trong tương lai. Bằng cách lựa chọn các doanh nghiệp chế tạo của Hoa Kỳ trong hoạt động chống gián điệp thương mại, ông đã kiểm soát thành công lợi ích của Hoa Kỳ. Đồng thời, ông cũng dành sự chú ý nhiều hơn đến các tiến bộ trong nghiên cứu công nghệ quân sự tiên tiến, đáp ứng được “khẩu vị” của Liên Xô bằng cách cung cấp những thông tin kỹ thuật quân sự mang tính cấp bách nhất đối với họ. Nắm bắt được những động thái tình báo của cả Hoa Kỳ và Liên Xô, ẩn mình trong hệ thống tình báo cốt lõi của Anh. Đồng thời với mối quan hệ chặt chẽ với mạng lưới tình báo Haganah của Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, có thể khẳng định Victor chính là “trung khu tình báo” quan trọng nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
BÍ MẬT CỐT LÕI
Tận dụng mạng lưới quan hệ từ thời còn học ở Đại học Cambridge, Victor đã thiết lập cho mình một vị trí quan trọng trong bộ phận nghiên cứu tại phòng thí nghiệm công nghệ quốc phòng của Anh, Porton Down. Công việc mà phòng thí nghiệm Porton Down thực hiện đều là những dự án thuộc hàng tuyệt mật, chủ yếu nghiên cứu vũ khí sinh học. Những kết quả nghiên cứu này cuối cùng sẽ được áp dụng để sản xuất vũ khí vi khuẩn trong chiến tranh. Mục tiêu của chương trình nghiên cứu vũ khí sinh hóa là chế tạo được một loại vũ khí hóa học và sản xuất hàng loạt trong vòng ba năm, nó sẽ được sử dụng làm vũ khí cuối cùng để đối phó với quân Đức. Một khi Hitler thực sự hình thành được khả năng tác chiến đổ bộ lên lục địa nước Anh, Anh sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí sinh hóa để đối phó với Đức.
Tất nhiên, đặc thù của công tác nghiên cứu này là trong quá trình phát minh ra thuốc độc thì thuốc giải độc cũng sẽ được phát triển. Victor dành sự chú ý đến hai mảng dữ liệu quan trọng này và lặng lẽ thu thập dữ liệu từ Viện nghiên cứu chiến tranh vi khuẩn ở Maryland, Hoa Kỳ và các kết quả thử nghiệm thực tế ở Mississippi, Hoa Kỳ. Công việc được phòng thí nghiệm Porton Down tiến hành là một trong những dự án tuyệt mật nhất trong suốt cuộc chiến. Trong vòng bốn tháng kể từ khi Victor đến phòng thí nghiệm Porton Down, tổ chức KGB của Liên Xô đã nhận được một khối lượng lớn dữ liệu thử nghiệm, nhờ vậy mà tốc độ nghiên cứu vũ khí sinh hóa của Liên Xô cũng theo rất sát Anh và Hoa Kỳ. Các “tài sản tình báo” của Victor đã nhanh chóng nhận được sự đánh giá rất cao ở Liên Xô.
Trong giai đoạn chiến tranh, hứng thú trong nghiên cứu của Victor chủ yếu tập trung vào lĩnh vực vũ khí hủy diệt hàng loạt. Loại vũ khí càng có khả năng sát thương quy mô lớn thì càng khó nghiên cứu sức ảnh hưởng tiềm tàng. Các quốc gia sẽ sẵn sàng bằng mọi giá để có được thông tin. Những thông tin đó trở thành một dạng “tài sản đặc biệt” có tiềm năng cực lớn. Victor không bao giờ thiếu tiền và lợi ích kinh tế không phải là điều ông theo đuổi. Tính toán sâu xa của ông là biến những “tài sản đặc biệt” này thành những lá bài địa chính trị quốc tế quan trọng, cái giá để tiến hành giao dịch là phải hỗ trợ cho việc thành lập nhà nước Israel ở Palestine.
So với vũ khí hóa học, bom nguyên tử hẳn là một loại “tài sản đặc biệt” đắt giá hơn và Victor chắc chắn sẽ không bỏ qua giá trị của nó.
Trong những ngày đầu của Thế chiến II, Victor phát hiện ra giá trị chiến lược của bom nguyên tử với các cuộc chiến trong tương lai. Thời điểm đó, ông đã đặc biệt khuyến nghị Churchill cần tăng cường các chương trình nghiên cứu về bom nguyên tử. Vì lẽ đó, Churchill đã xác lập danh sách ưu tiên trong các nghiên cứu khoa học của Anh lúc bấy giờ là: Đầu tiên, phát triển radar để giải quyết nhu cầu cấp thiết cho cảnh báo không kích của Đức, tiếp theo là nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử.
Trong quá trình phát triển bom nguyên tử, Victor là người đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ dự án.
Việc phát triển bí mật bom nguyên tử ở Anh chủ yếu được thực hiện bởi Sir William Axe và nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Hóa chất Đế quốc (ICI) với mã dự án “Ống hợp kim” (Tube Alloys).
Tháng 10 năm 1941, Victor tham gia theo dõi sự phát triển bom nguyên tử của ủy ban nòng cốt. Ông tận dụng tầm ảnh hưởng rộng rãi của mình ở Anh giúp Sir William Axe tìm kiếm nguồn tài trợ của Chính phủ để tiến hành nghiên cứu. Trong suốt Thế chiến II, Victor là chuyên gia nắm vững nhất, có kiến thức uyên bác nhất và hiểu biết sâu sắc nhất về bom nguyên tử trong hệ thống tình báo Anh - Mỹ.
Cuối năm 1941, ngay sau sự kiện Trân Châu Cảng, hai nhà khoa học hàng đầu của Đại học Columbia đã đến Vương quốc Anh để đề xuất Anh và Hoa Kỳ nên tích hợp các nguồn lực trong dự án nghiên cứu vũ khí hạt nhân của cả hai nước. Mọi người đều nhất trí rằng cần phải phát triển bom nguyên tử thành công trước Đức Quốc xã. Thủ tướng Churchill rất quan tâm đến tiến trình nghiên cứu bom nguyên tử. Ông lắng nghe tiến trình nghiên cứu bom nguyên tử của Victor gần như mỗi ngày.
Tại thời điểm này, Victor đang ở một vị trí đặc biệt và thuận lợi. Ông được phép truy cập tất cả các giấy tờ bí mật và dữ liệu thử nghiệm. Khi học tập tại Đại học Cambridge, ông đã rất tích cực nghiên cứu về lĩnh vực vật lý hạt nhân. Khi đọc kỹ các tài liệu mật, ông liên tục hỏi ý kiến một số nhà khoa học nổi tiếng để đảm bảo rằng tất cả các chi tiết đều được hiểu đầy đủ. Victor nhanh chóng trở thành một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu bom nguyên tử. Sau khi hiểu được tất cả các chi tiết, ông thậm chí còn bắt đầu đề xuất sửa đổi các vấn đề thử nghiệm khác nhau trong quá trình phát triển bom nguyên tử.
Victor không chỉ nhận thức rõ các chi tiết của nghiên cứu, mà còn nắm bắt toàn diện và có hệ thống các tiến trình và từng mắt xích liên kết của dự án bom nguyên tử của Anh và Hoa Kỳ. Điều này đặt ông vào một vị trí rất thuận lợi để nghiên cứu bom nguyên tử, tiến hành phân tích và tích hợp các thông tin khác nhau để tạo nên một báo cáo toàn diện chi tiết về tiến trình chung của bom nguyên tử. Lúc này, “tài sản tình báo” mà Victor nắm trong tay đủ để tạo nên sức ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến toàn bộ quá trình chiến tranh.
Rudolf Peierls, một nhà vật lý hạt nhân người Do Thái di cư đến Vương quốc Anh năm 1933, về mặt lý thuyết đã chứng minh rằng phản ứng dây chuyền hạt nhân là hoàn toàn có thể. Do đó, việc xây dựng lò phản ứng để tạo nhiên liệu cho bom nguyên tử cũng rất khả thi. Đầu tiên, Pierce đề xuất khoảng 1kg U235 bị phân tách là đủ để chế tạo bom nguyên tử. Đến năm 1940, tất cả các nhà khoa học đều nghĩ rằng để chế tạo bom nguyên tử phải sử dụng tới hàng tấn U235, nhưng tính toán của Pierce đã phá vỡ dự đoán của mọi người.
Sau đó, Pierce và Sir Marc Orifen của Đại học Birmingham đã cùng nhau xác minh tính khả thi của công nghệ và đề xuất một bộ thiết kế hoàn chỉnh. Chương trình này nhanh chóng được Victor chấp nhận, sau đó ông đã tiến hành phân tích và nghiên cứu chi tiết chương trình.
Kế hoạch nhanh chóng được chuyển sang tay Liên Xô. Liên Xô thể hiện sự quan tâm và hứng thú cao độ đối với tiến trình chế tạo bom nguyên tử. Thời điểm đó, áp lực của Hitler đối với Liên Xô không ngừng gia tăng. Sau trận Stalingrad, chiến trường Xô-Đức rơi vào thế bế tắc và thông tin về sự phát triển của bom nguyên tử đã tạo ra sự thu hút cực độ đối với Liên Xô.
Các nhà vật lý của Liên Xô như Kapitsa vẫn chưa có bước tiến nào đáng kể trong nghiên cứu bom nguyên tử. Thời điểm này, những ý tưởng mới từ Victor chẳng khác gì mưa rào sau đại hạn, lan truyền cảm hứng cho Kapitsa và những người khác, ngay lập tức thúc đẩy tiến trình phát triển bom nguyên tử ở Liên Xô. Tại Hoa Kỳ, Fermi đã đề xuất trong cuộc thí nghiệm Chicago năm 1942. Dựa trên lý thuyết phản ứng dây chuyền của Peierls, bom nguyên tử có thể sử dụng plutonium và tạo nên lò phản ứng hạt nhân đầu tiên trên thế giới.
Tư duy của Fermi ở Anh đã bị Peierls và những người khác nghi ngờ. Trong hoàn cảnh như vậy, để hiểu đầy đủ liệu plutonium có thể trở thành nhiên liệu cho lò phản ứng hay không, Victor phải đến rất nhiều phòng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học và công nghệ quốc phòng. Đồng thời, ông tham khảo rộng rãi với các nhà nghiên cứu từ mọi lĩnh vực thì mới có thể hiểu toàn bộ các mắt xích kỹ thuật cốt lõi của lò phản ứng nguyên tử. Việc điều tra theo kiểu khoa trương về những chi tiết liên quan bom nguyên tử như vậy chắc chắn gây ra sự nghi ngờ
Victor là ai kia chứ? Ông nhanh chóng và bình tĩnh thiết kế một giải pháp hoàn hảo.
Đầu tiên, Victor viết một báo cáo cho Guy Liddell, Phó phòng Thông tin thuộc MI-5. Trong báo cáo, Victor nói rằng toàn bộ các phòng thí nghiệm quốc gia và sự hợp tác trong lĩnh vực thương mại đều thiếu ý thức đảm bảo an toàn thông tin, do đó không thể ngăn chặn một cách hiệu quả sự xâm nhập của gián điệp Đức. Ông đề nghị khẩn trương tăng cường quản lý an ninh và thiết lập nhận thức bảo mật lâu dài đối với các phòng ban. Liddell nhận thấy báo cáo của Victor rất hợp lý và đồng ý cho Victor chịu trách nhiệm về sự an toàn của toàn bộ dự án nghiên cứu khoa học quốc phòng. Vị trí này chính là điều mà Victor mong muốn. Có được sự đồng ý đó, ông hoàn toàn có thể kiểm tra một cách đầy đủ và hợp pháp “tình trạng an toàn” của tất cả các dự án mà mình quan tâm. Victor trở thành một “thanh tra an ninh” các dự án nhạy cảm ở Anh.
Năm 1942, ông đã đến thăm Đại học Birmingham và trực tiếp kiểm tra tiến độ công việc trong phòng thí nghiệm của Peierls và Forrick. Sau đó, ông lại đến một văn phòng khác để kiểm tra công việc của Orifen. Vào thời điểm đó, Orifen đang thực hiện nghiên cứu về radar. Trong hồi ký năm 1994, Orifen đã đề cập: “Đó là lần duy nhất tôi gặp anh ấy (Victor). Victor muốn biết tất cả tiến trình của dự án. Anh ấy đã đến thăm toàn bộ phòng thí nghiệm và đọc từng bản báo cáo nghiên cứu. Nghiên cứu toàn bộ các thông tin chi tiết trong các báo cáo này. Dù không phải là một chuyên gia, nhưng anh ấy liên tục đặt ra rất nhiều câu hỏi, ghi chú và thảo luận rất dài với tôi. Nội dung thảo luận thường xoay quanh các vấn đề khác nhau mà chúng tôi phải đối mặt trong quá trình thí nghiệm khoa học. Anh ấy là một người rất thông minh, tôi thực sự thích Sir Rothschild này.”
Trên thực tế, dạng kiểm tra an ninh này của MI-5 đã vượt xa phạm vi bảo vệ an ninh thông thường. Victor thực ra đang tìm hiểu tình hình cụ thể của tất cả các dự án, đặc biệt là các chi tiết liên quan đến kỹ thuật. Nhân lúc Orifen không chú ý, ông đã lấy đi một ống điện tử nam châm (ống Magnetron) có đường kính 3 inch. Magnetron có ba cực từ để tạo ra sóng ngắn và là một thiết bị tiên tiến chuyên dành cho radar. Tối hôm đó, trong ngôi nhà của mình ở Cambridge, Victor đã lập bản vẽ chính xác tất cả các chi tiết và thành phần của thiết bị này. Kỹ năng hội họa của Victor khá tốt. Bản vẽ ba chiều dựa trên sự quan sát và lý giải của chính ông dễ hiểu hơn nhiều so với những bức ảnh được chụp bởi máy ảnh. Chẳng mấy chốc, bức vẽ ba chiều tuyệt đẹp này đã xuất hiện trên bàn của KGB.
Sáng hôm sau, Victor lại nhờ người gửi trả ống Magnetron cho Orifen và đính kèm một ghi chú: “Có lẽ anh nên tăng cường quản lý an toàn. Rất vui được nói chuyện với anh. Người bạn trung thực của anh, Victor Rothschild.“
Sau khi nhận được tờ giấy nhắn, Orifen toát mồ hôi lạnh, vì ống Magnetron bị mất mà ông không hề hay biết. Orifen hoàn toàn không nghi ngờ gì về hành động này của Victor. Theo một nghĩa nào đó, ông còn cảm thấy rất biết ơn, vì với vị trí và trách nhiệm của Victor, ông hoàn toàn có thể lập báo cáo phê bình về những lỗ hổng bảo mật của đội ngũ Orifen. Điều này sẽ gây ra nhiều rắc rối cho phòng thí nghiệm, nhưng Victor chỉ viết một tờ giấy nhắc nhở thiện chí. Điều này thực sự là một nghĩa cử cao thượng. Orifen không dám bê trễ, hồi âm ngay lập tức và tăng cường quản lý an ninh để đảm bảo rằng tất cả các thiết bị thử nghiệm sẽ không được mang đi nếu như chưa đăng ký.
Đầu năm 1943, Victor một lần nữa ghé thăm phòng thí nghiệm của giáo sư Thomson của Đại học Đế quốc London, cũng với danh nghĩa kiểm tra an ninh. Giáo sư Thomson giải thích tỉ mỉ cho Victor cách dùng plutonium để chế tạo bom nguyên tử. Tuy nhiên, dù nhóm của Thomson hiểu đúng nguyên tắc, nhưng họ lại sử dụng sai nước nặng làm chất điều tiết neutron trong lò phản ứng, dẫn đến sự thất bại của thí nghiệm.
Victor nhanh chóng vẽ lại các tiến triển trong nghiên cứu của nhóm Thomson thành một bản vẽ ba chiều tinh vi, và sau đó trao lại cho Blunt – người sẽ gửi nó cho KGB. Sau đó, các nhà vật lý Liên Xô phản ánh rằng dữ liệu này chính là thứ mà họ đang hao tâm tổn trí để tìm kiếm, và thông tin tình báo của Victor đã giúp họ rút ngắn đáng kể thời gian nghiên cứu. Nhiều năm sau, Liên Xô thừa nhận rằng quả bom nguyên tử đầu tiên phát nổ vào năm 1949 chỉ là một phiên bản theo thiết kế của Mỹ. Thiết kế này là một ý tưởng mới chưa từng có đối với họ, giúp các nhà vật lý hạt nhân Liên Xô hiểu được những nguyên lý cơ bản nhất của lò phản ứng hạt nhân. Vào thời điểm đó, ở cả Vương quốc Anh lẫn Hoa Kỳ, và thậm chí các nhà khoa học hàng đầu cùng các quan chức cốt lõi của chính phủ, bao gồm Churchill, chỉ e chẳng ai có được hiểu biết toàn diện và chi tiết như Victor về mọi phương diện liên quan đến bom nguyên tử.
Victor trở thành một nguồn thông tin tình báo chiến lược không thể thiếu cho Liên Xô tại thời điểm này. Cuối cùng, ông đã báo giá đối cho Liên Xô.
MỨC GIÁ CỦA VICTOR: TRAO ĐỔI BÍ MẬT BOM NGUYÊN TỬ ĐỂ ĐỔI LẤY VIỆC THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC ISRAEL
Kể từ năm 1947, Liên Xô đã bất ngờ thay đổi lập trường nhất quán về vấn đề xây dựng nhà nước Israel và công khai hỗ trợ cho Israel thành lập đất nước ở Palestine.
Giới học giả nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế luôn bối rối trước vấn đề này. Chúng ta phải biết rằng ngay từ đầu, Marx đã kiên quyết phản đối xu hướng tư tưởng của người Do Thái. Marx nói rõ rằng việc thành lập một nhà nước Do Thái chỉ là một ảo tưởng. Ông thể hiện thái độ dứt khoát với Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Stalin cũng chấp nhận thái độ này. Sau khi thành lập nhà nước Liên Xô, thái độ tiêu cực của họ đối với Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái về mặt chính trị vẫn không thay đổi. Lập trường của Chính phủ Liên Xô rất rõ ràng, Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái là một hệ tư tưởng phản động được các nhà tư bản Do Thái sử dụng để bóc lột các công nhân Do Thái. Ý tưởng thành lập một quốc gia Do Thái ở Palestine là một sự thụt lùi lịch sử và hoàn toàn đi ngược lại với cuộc vận động quốc tế vô sản. Tháng 5 năm 1939, Vương quốc Anh công bố sách trắng phản đối Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái.115 Sau khi chiến tranh Xô - Đức bùng nổ năm 1941, Liên Xô có phần ghìm lại thái độ phản đối với Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, nhưng lập trường tổng thể vẫn không thay đổi.
115 Paul R.Mendes-Flohr and Jehuda Reinharz, The Jew in the Modern World: A Documentary History, Oxford University Press US, 1995.
Thế nhưng nằm ngoài dự liệu của tất cả mọi người, tháng 4 năm 1947, khi Liên Hợp Quốc triệu tập một cuộc họp đặc biệt liên quan đến vấn đề Palestine, lập trường của Liên Xô đã quay ngoắt 180 độ, họ bày tỏ sự ủng hộ đối với sự phân chia của Israel và Palestine.116 Đại diện của Liên Xô tại Liên Hợp Quốc – Gromyko đã có một bài phát biểu dài tại Liên Hợp Quốc, thông cảm với “sự bất hạnh và đau khổ cùng cực của người Do Thái trong cuộc chiến”. Vì lẽ đó, mong muốn của người Do Thái có thể thành lập một nhà nước riêng là không thể bị bỏ qua. Thay mặt chính phủ Liên Xô, ông đề xuất “thành lập một nhà nước Do Thái - Ả rập có tính chất tương đồng, độc lập, nhị nguyên và dân chủ” ở Palestine. Nếu tùy chọn này không thể được thực hiện, thì nên xem xét “chia Palestine thành hai quốc gia tự trị độc lập, một là nhà nước Do Thái và bên kia là nhà nước Ả Rập”. Ông nói rằng việc từ chối xem xét hoặc từ chối các yêu cầu của người Do Thái trong việc thực hiện mong muốn này sẽ là không công bằng. Ngày 15 tháng 5 năm 1948, ngay sau khi Israel tuyên bố thành lập, Liên Xô đã ngay lập tức công nhận và thành lập đại sứ quán ở Israel vào ngày 26 tháng 5, và sau đó còn ủng hộ Israel trên nhiều diễn đàn đa phương. Ngày 11 tháng 5 năm 1949, Liên Xô và Hoa Kỳ đã cùng hỗ trợ Israel chính thức gia nhập vào Liên Hợp Quốc. Israel là một quốc gia vô cùng hiếm hoi mà khi ra đời đã giành được sự ủng hộ của hai siêu cường trên thế giới.
116 Roland Perry, The Fifth Man, Pan Books, 1994, 176.
Phân tích về khoảng thời gian cho thấy Victor Rothschild cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng cho Liên Xô. Đặc biệt là những thông tin tình báo chiến lược về thiết kế bom nguyên tử có mối tương quan thời gian đáng kể với thái độ của Liên Xô đối với Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái.
Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô phát nổ thành công ngày 29 tháng 8 năm 1949. Nói cách khác, khoảng thời gian Liên Xô bất ngờ thực hiện điều chỉnh chính sách với vấn đề Israel trùng khớp với thời gian Liên Xô tích cực chuẩn bị cho vụ thử bom nguyên tử.
Vũ khí hạt nhân chắc chắn có tầm quan trọng chiến lược lớn đối với Liên Xô. Hoa Kỳ sở hữu quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới vào năm 1945, còn Liên Xô bất đắc dĩ phải sống trong nỗi ám ảnh đối với vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Áp lực khó bề xua tan này khiến Kremlin ăn không ngon ngủ không yên. Chỉ khi sở hữu được một quả bom nguyên tử thì Liên Xô mới có thể thiết lập vị thế siêu cường của mình. Sử dụng thông tin tình báo cực kỳ quan trọng này để đổi lấy việc thành lập nhà nước Israel – suy đoán như vậy cũng là hợp lẽ thường tình. Khi phân tích khoảng thời gian mà hai sự kiện xảy ra, có thể thấy giữa chúng rõ ràng có mối quan hệ nội bộ nhất quán.
Tạp chí chuyên ngành của Hoa Kỳ mang tên Tin tức về các nhà khoa học nguyên tử đã báo cáo: Các tài liệu trong kho lưu trữ KGB chỉ ra rằng nguồn thông tin đầu tiên về bom nguyên tử mà Liên Xô nhận được đã đến Điện Kremlin vào tháng 10 năm 1941. Đó là bản sao tài liệu ghi chép về việc các nhà vật lý hạt nhân Anh kêu gọi Churchill chế tạo vũ khí hạt nhân. Nó gây ra một sự hoảng loạn trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Liên Xô, nhưng Stalin lại tin đây là thông tin sai lệch. Trong khi đó, tháng 10 năm 1941, Victor vừa hay tham gia vào ủy ban nòng cốt ”Ống hợp kim” của dự án bom nguyên tử của Anh, chịu trách nhiệm theo dõi tất cả các bước phát triển bom nguyên tử.
Bản tin Tin tức về các nhà khoa học nguyên tử cũng đưa tin thêm: ”Đầu năm 1943, Stalin đã bổ nhiệm nhà vật lý và thanh niên yêu nước Kurchatov làm người đứng đầu dự án bom nguyên tử của Liên Xô. Không như người Mỹ phải khởi đầu dự án với hai bàn tay trắng, Kurchatov lúc này đã có sẵn những tài liệu nghiên cứu hạt nhân tinh túy nhất của phương Tây do các gián điệp của Beria117 mang về. Những người đưa thư này đã chuyển thông tin bí mật đến Moscow, sau đó lại đưa đến nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân Saru, cách Moscow 400km. Dưới điều kiện bảo mật nghiêm ngặt, các nhà khoa học Liên Xô bắt đầu mô phỏng chế tạo các bộ phận của bom nguyên tử.” Trong khi đó, đầu năm 1943, Victor cũng “vừa hay” ghé thăm phòng thí nghiệm của giáo sư Thomson của Đại học Đế quốc London với danh nghĩa là thị sát kiểm tra an toàn. Giáo sư Thomson đã giải thích cho Victor mọi chi tiết của việc dùng plutonium để chế tạo bom nguyên tử.
117 Lavrentiy Pavlovich Beria (1899 - 1953) là một chính trị gia Liên Xô, Nguyên soái Liên Xô. Ông lãnh đạo bộ máy an ninh và cảnh sát mật Liên Xô thời Joseph Vissarionovich Stalin trong Thế chiến II và là Phó Thủ tướng trong những năm thời hậu chiến. (ND)
Victor không chỉ là người hiểu biết toàn diện và sâu sắc nhất về sự phát triển của bom nguyên tử Anh, mà còn nắm rất rõ về tình hình bom nguyên tử của Mỹ. Victor là bạn thân của Chủ tịch Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ Lewis Strauss. Strauss cũng là đối tác cao cấp của công ty Kuhn Loeb và có mối quan hệ chặt chẽ với các gia tộc ngân hàng quốc tế.
Vị thế quan trọng của gia tộc Rothschild trong cộng đồng tài chính quốc tế, cùng lượng lớn những bí mật cốt lõi liên quan đến bom nguyên tử và vũ khí sinh hóa mà Victor nắm được suốt quá trình nằm vùng tại Cơ quan Tình báo Anh, cộng thêm tầm ảnh hưởng và mối quan hệ sâu rộng của ông trong giới chính trị Anh, giá trị khối “tài sản tình báo” của Victor lại càng có sức nặng với Liên Xô.
Vào thời điểm này, Victor đã đưa ra mức giá, yêu cầu Chính phủ Liên Xô buông lỏng sự kiểm soát đối với việc người Do Thái nhập cư vào Palestine và ủng hộ việc thành lập nhà nước Israel ở Palestine.
Sau khi kết thúc chiến tranh, Victor ngày càng công khai và kêu gọi người Do Thái trở về Palestine để thành lập nhà nước Israel. Vào thời điểm đó, ông đã có hàng loạt bài phát biểu liên quan đến vấn đề này trong Quốc hội Anh và thu hút sự quan tâm rộng rãi của tất cả các các giai tầng trong xã hội Anh.
Người Do Thái và người Ả Rập có một cuộc xung đột lợi ích gay gắt về vấn đề thành lập Israel. Tất cả các nước Ả Rập đều kiên quyết phản đối việc thành lập bất kỳ hình thức nhà nước Do Thái nào. Các nước Ả Rập cho rằng, vùng đất này xưa nay luôn là đất tổ của người Ả Rập và không thể cho phép người nhập cư Do Thái tái lập một nhà nước Israel tại nơi đây.
Trong ván cờ chính trị quốc tế vô cùng phức tạp này, Victor đã thể hiện những thủ thuật chính trị cao siêu của mình rất tài tình. Thông qua ảnh hưởng đặc biệt của gia tộc trên các phương tiện truyền thông đại chúng, ông định hình bản thân là một người theo chủ nghĩa Do Thái trung lập, ôn hòa và lý trí. Ông được mô tả như là một chính trị gia thân Ả Rập nhất trong thế giới Do Thái.
Ngày 31 tháng 7 năm 1946, Victor chủ trì cuộc tranh luận liên quan đến một loạt các hành động khủng bố nổ ra ở khu vực Palestine. Nổi bật là vụ nổ bom tại khách sạn King David do những kẻ khủng bố Do Thái gây ra và đã giết chết nhiều lính Anh.
Trong bài phát biểu của mình, Victor lần đầu tiên đã đưa ra phản ứng rõ ràng trước đề xuất của Hoa Kỳ về việc phân chia lãnh thổ Palestine. Trước tiên, ông phủ nhận rằng mình là người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, hay có bất kỳ mối liên hệ nào với Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Sau đó ông bắt đầu gợi nhắc một cách đầy cảm xúc về những sự kỳ thị và áp bức mà người Do Thái phải chịu đựng ở châu Âu trong nhiều thế kỷ qua. Tiếp theo, ông đề cập đến cuốn sách trắng nổi tiếng của Văn phòng Ngoại giao Anh năm 1939, trong đó nêu rõ thái độ phản đối người Do Thái định cư ở Palestine. Điều này đã bị người Do Thái trên khắp thế giới coi là phản bội lại Tuyên bố Balfour của Anh năm 1917. Đây là một sự phản bội đáng xấu hổ. Victor cũng trích dẫn quan điểm của Churchill về sách trắng. “Đây rõ ràng là sự phản bội các cam kết trước đây. Nó chẳng khác gì một Hiệp ước Munich.” Đối với đề xuất của Hoa Kỳ liên quan đến việc phân chia lãnh thổ Palestine, Victor trả lời rằng điều kiện đầu tiên để thực thi đề xuất này là mọi hành động khủng bố đều phải chấm dứt. Các lực lượng vũ trang phân bố ở khu vực Palestine được giải giáp hoàn toàn. Đây là điều kiện tiên quyết để người Do Thái mới di cư đến Palestine. Ông cho rằng tình hình hiện tại rõ ràng bất lợi cho người Do Thái, bởi họ có những kẻ thù mạnh mẽ đang chầu chực xung quanh Palestine, và nhiều quốc gia Ả Rập sẵn sàng sử dụng vũ lực đối với họ. Nói cách khác, Victor tin rằng các nhóm vũ trang Do Thái ở vùng lãnh thổ Palestine nên tồn tại và phát triển một cách hợp lý.
Trong phần hồi tưởng lại tiến trình lịch sử này, Victor chỉ ra rằng sau hơn 2.000 năm lang bạt khắp nơi, người Do Thái cuối cùng cũng có thể trở về vùng đất của chính mình và ngôi nhà mà họ từng sinh sống. Ông cực lực lên án việc Đức Quốc xã đàn áp dã man người Do Thái, nhấn mạnh rằng sự phân biệt đối xử khủng khiếp mà người Do Thái phải chịu trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã khiến họ khao khát có một nơi ẩn náu riêng, từ đó ngăn chặn mọi cuộc đàn áp trong tương lai. Bài phát biểu của ông gây được sự chú ý trên toàn thế giới. Đối với gia tộc Rothschild, chiến tranh chưa kết thúc và quyết tâm xây dựng đất nước Israel của họ sẽ không bao giờ dao động.
Vào thời điểm này, các quân bài bày ra trước mắt Liên Xô ngày càng rõ ràng hơn. Nếu Liên Xô muốn tiếp tục hợp tác trong việc phát triển bom nguyên tử với Victor và các nhà khoa học Do Thái khác, họ phải chấp nhận thỏa hiệp ngoại giao và ủng hộ ý tưởng thành lập Israel.
Sự ủng hộ của Liên Xô đối với việc thành lập nhà nước Israel bắt đầu vào năm 1947 và chỉ kéo dài trong 20 năm. Sau đó thái độ của Liên Xô đối với Israel một lần nữa lại quay về với quỹ đạo truyền thống trong nhiều thế kỷ trước đó.
Cũng trong khoảng thời gian đó, nhóm Cambridge Five đã bị lộ và chính bản thân Victor đã ngừng việc hợp tác với KGB vào đầu những năm 1960.
Khi phải đối mặt với những “tin đồn” nghi ngờ về mối quan hệ của ông với KGB, Sir Victor Rothschild từng gửi bức thư ngỏ trên một tờ báo của Anh hồi tháng 12 năm 1986: “Tôi không phải và chưa bao giờ là gián điệp của Liên Xô.”
MỤC TIÊU PATTON
Tháng 11 năm 2008, Hoa Kỳ đã xuất bản một cuốn sách gây rung động dư luận, có tên Target Patton (Mục tiêu Patton). Cuốn sách nói rằng vị đại tướng nổi tiếng trong Chiến tranh thế giới Thứ hai của Hoa Kỳ, tướng Patton không phải chết trong một vụ tai nạn xe hơi, mà thực ra ông đã bị sát hại.
Giới quân sự và giới học giả nghiên cứu lịch sử Hoa Kỳ từ lâu đã có chung một suy đoán như vậy. Nhìn chung, họ đưa ra một số suy đoán về động cơ mưu sát. Một là do Đức Quốc xã thực hiện, nhưng chiến tranh kết thúc rồi, Đức Quốc xã về cơ bản đã sụp đổ, việc sát hại tướng lĩnh Hoa Kỳ không mang lại ý nghĩa hay ảnh hưởng gì đến quá trình chiến tranh, nên khả năng này không cao.
Một suy luận khác là phía Liên Xô đã thực hiện vụ mưu sát. Vì Patton luôn giữ thái độ thù địch đối với Liên Xô. Vào cuối Thế chiến II, ông thậm chí còn ngạo nghễ yêu cầu Hoa Kỳ thả toàn bộ tù binh của lực lượng SS Đức Quốc xã. Ông sẽ lãnh đạo binh lính của mình và lực lượng SS của Đức Quốc xã tấn công quân đội Liên Xô, thế nên Liên Xô cũng có động cơ để giết Patton.
Có suy luận rằng Patton đã lấn át quyền hành. Thế chiến II kết thúc, ông đã đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình giải phóng châu Âu, gây ra sự bối rối cho các nhà điều hành quân sự Hoa Kỳ, đặc biệt là Eisenhower và Bradley. Eisenhower và Bradley đã nhiều lần thực hiện các biện pháp trì hoãn và kiểm soát Patton. Họ chấp thuận cung cấp vật tư và các thiết bị quan trọng cho Montgomery, nhưng lại không cho Patton. Từ đó, người ta suy đoán rằng Patton bị giết bởi tay của thượng cấp do tâm lý đố kị hiền tài hoặc để ngăn chặn ông tiết lộ những thông tin bê bối, nhạy cảm liên quan đến họ.
Cuốn sách Target Patton còn đưa ra một tuyên bố gây sốc khác. Cơ quan tình báo chiến lược Hoa Kỳ mới là chủ mưu thực sự đằng sau kế hoạch mưu sát Patton, và người điều phối toàn bộ sự việc này chính là Bill Donovan – người sáng lập Cơ quan tình báo chiến lược Hoa Kỳ, cộng đồng tình báo quốc tế gọi ông là “Crazy Bill”.118
118 Robert Wilcox, Target Batton, Regnery Publishing Inc, 2008, 25.
Cuốn sách đề cập đến tên của một người trong cuộc đã ra tay giết Patton là Bazata. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Bazata làm gián điệp cho quân Đồng minh và ông cũng là một xạ thủ khét tiếng. Ông tự xưng là người trong cuộc của sự việc này. Tháng 4 năm 1945, một ngày sau khi kết thúc chiến tranh châu Âu, Donovan đã gặp Bazata và nói rằng có một nhiệm vụ “liên quan đến một số lợi ích phức tạp của Hoa Kỳ” và “cần tới phẩm chất yêu nước dám làm dám chịu của anh”. Nhiệm vụ này là giết Patton. Donovan ra chỉ thị Bazata phải tự tìm người hỗ trợ, bởi sẽ không có tổ chức nào chìa tay ra giúp và cũng không có hỗ trợ chính thức từ phía Chính phủ. Bazata thầm nghĩ nếu không nhận nhiệm vụ này, chắc chắn anh ta sẽ bị giết. Mùa thu năm 1945, anh ta ký hợp đồng với Donovan để giết Patton với mức giá 10.000 đô-la. Donovan tuyên bố rằng: “Tôi tiếp nhận mệnh lệnh từ cấp trên, có rất nhiều người hy vọng vụ này sẽ thành công.”
Sáng ngày 9 tháng 12 năm 1945, Patton và thuộc cấp của ông ngồi trên một chiếc Cadillac đi vào một con đường hai làn. Đó là một ngày chủ nhật, không có nhiều phương tiện tham gia giao thông, đường đi thẳng và tầm nhìn xa có thể lên tới nửa dặm. Khi tai nạn xe hơi xảy ra, Patton đang nhìn ra ngoài cửa sổ. Lúc này, một chiếc xe tải quân sự đang phóng ở làn đường đối diện. Khi cách Patton chưa đến 6 mét, nó bất ngờ cua gấp tới 90 độ và chắn ngang chiếc Cadillac. Tài xế chỉ kịp đạp phanh và cố lái xe sang trái, nhưng đã quá muộn, chiếc Cadillac đã đâm sầm vào xe tải. Patton văng thẳng từ ghế sau lên ghế trước, và một vết rách kéo dài dọc từ sống mũi đến đỉnh đầu ông, máu tuôn như trút. Patton nói rằng cổ ông rất đau, và sau đó nói tiếp rằng: “Tôi không thể thở nổi, giúp tôi cử động ngón tay.” Vào lúc 12 giờ 30 phút cùng ngày, một chiếc xe cứu thương khẩn cấp chở Patton đang bị thương nặng lao về phía bệnh viện 130 tọa lạc ở thành phố Heidelberg gần đó.
Tính mệnh của Patton rơi vào trạng thái nguy kịch suốt vài ngày liền, các nhân viên y tế túc trực cấp cứu cả ngày lẫn đêm. Với một chấn thương nặng như vậy mà tốc độ hồi phục của ông thực sự rất nhanh. Bác sĩ nói rằng đây là một phép màu, và đám mây u ám trên nét mặt của gia đình và cấp dưới của ông dần dần tan đi. Vào ngày thứ 10 sau vụ tai nạn xe hơi, tức ngày 18 tháng 12, chấn thương của Patton đã được ổn định hơn và ông đã sẵn sàng trở lại Hoa Kỳ vào dịp Giáng sinh. Tuy nhiên sang ngày 19 tháng 12, chỉ một ngày trước khi Patton rời đi, tình trạng của ông đột nhiên chuyển xấu, trong não xuất hiện một cục máu đông. Chiều ngày 21 tháng 12, Patton qua đời, cơ thể không được khám nghiệm pháp y.
Cuốn sách tiết lộ rằng kế hoạch mưu sát này không có ý định để Patton chết trong một vụ tai nạn xe hơi, mà sẽ sử dụng thuốc độc. Trong bệnh viện, họ sẽ sử dụng xyanua để tinh chế ra một loại thuốc độc có thể gây ra cục máu đông và suy tim nhằm đoạt mạng Patton. Thuốc được sản xuất ở Tiệp Khắc, và với một chút liều lượng, nó có thể khiến con người tử vong chỉ trong vòng “18-48 giờ”.
Trong sự kiện tai nạn xe hơi đã giết chết Patton, tất cả các hồ sơ liên quan đến vụ tai nạn như báo cáo tai nạn chính thức, nhân chứng lời khai, v.v... đều bị mất tích. Chiếc xe Cadillac của Patton không được tiến hành bất cứ chu trình kiểm định tai nạn nào, nó bị kéo đi và cũng mất dạng kể từ đó. Người ta cho rằng Liên Xô đầu độc Patton trong bệnh viện, tuy nhiên họ không thể dễ dàng tiêu hủy một cách có hệ thống tất cả các tài liệu lưu trữ có liên quan vốn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Hoa Kỳ.
Ai đó đã từng hé lộ với Patton rằng, “người phe mình” sẽ ra tay ám hại ông. Tuy nhiên vào thời điểm đó, Patton chỉ nói rằng: “Được thôi, họ phải chạy nhanh hơn mới có thể đuổi kịp tôi.” Có lẽ Patton đã mơ hồ cảm thấy rằng ai đó đang chuẩn bị mưu hại ông, bởi vì ông đã trải qua ba vụ tai nạn xe hơi kỳ quái chỉ trong một tháng.
Nếu kẻ chủ mưu là Bill Donovan thì cũng thật khó hiểu. Là người sáng lập Cơ quan Tình báo chiến lược Hoa Kỳ, ông được Tổng thống Mỹ Truman đánh giá cao là “một người có đóng góp đáng kể cho Hoa Kỳ”. Hơn nữa, Donovan và Patton không có hiềm khích gì. Tại sao ông giết Patton? Cuốn sách này không đưa ra một câu trả lời đích đáng.
Bill Donovan là ai? Động cơ thực sự cho vụ giết Patton của ông là gì?
LAI LỊCH CỦA DONOVAN
Sinh ra ở Buffalo, New York vào ngày 1 tháng 1 năm 1883, Donovan[32] tốt nghiệp Trường Luật của Đại học Columbia. Một bạn học của ông tại Trường Luật sau này là Tổng thống Franklin Roosevelt. Khi ông theo học tại Trường Luật Columbia từ năm 1903 đến 1908, một giáo sư nổi tiếng đã đánh giá ông rất cao. Vị giáo sư này là Thẩm phán Tòa án Tối cao nổi tiếng của Hoa Kỳ Harlan F. Stone.
Trong số các sinh viên được giáo sư Harlan Stone đặc biệt đánh giá cao, ngoài Donovan, còn có John Edgar Hoover – người đứng đầu Cục Điều tra Liên bang (FBI). Hoover cũng không phải là một người thích nhàn hạ. Vào thời điểm đó, với tư cách là Thẩm phán tối cao Hoa Kỳ, Harlan Stone đã bổ nhiệm Hoover làm giám đốc đầu tiên của FBI, tin tức này đã làm chấn động Washington. Từ năm 1924, Hoover giữ chức Giám đốc đầu tiên của Cục Điều tra Liên bang, đến năm 1972 thì qua đời. Tại vị 48 năm, ông trở thành lãnh đạo tình báo có quyền thế và khiến người khác nể sợ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Một “quý nhân” khác mà Donovan có cơ hội kết giao trong thời gian theo học Đại học Columbia là giáo sư Jackson E. Reynold. Người này sau đó trở thành Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Số 1 của New York, là một viên “mãnh tướng” của Morgan, chính nhờ sự hỗ trợ của ông mà Donovan mới ngồi lên được vị trí lãnh đạo Cơ quan Tình báo Chiến lược Hoa Kỳ.
Danh sách các mối quan hệ xã hội của Donovan toàn là những người nổi tiếng, trong đó có cả nữ diễn viên sở hữu sắc đẹp nổi tiếng – Eleanor Robson, con dâu của người đại diện gia tộc Rothschild ở New York – Auguste Belmont.
Donovan đã mở một công ty luật ở Buffalo, New York và gặp Ross Romsey. Ross xuất thân từ một gia tộc nổi tiếng giàu có, cha cô – Ernest De Roma và người chú – Bronson từng sở hữu 43 dặm vuông đất tại Buffalo. Đến năm 1890, tài sản của gia tộc họ lên đến hơn 10 triệu đô- la. Mẹ của Ross Romsey cũng là một phụ nữ danh gia vọng tộc từng sở hữu hàng ngàn nô lệ, có lẽ là chủ nô lệ có nhiều nô lệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Sau nhiều khúc ngoặt, cuối cùng Ross Romsey cũng được gả cho Donovan.
Dưới sự đề đạt của Đại học Columbia và những người bạn ở Phố Wall, trong Thế chiến I năm 1915, Donovan được Quỹ Rockefeller gửi đến châu Âu để tham gia vào “Nhóm Cứu hộ Chiến tranh”. Vào thời điểm đó, Herbert Hoover – một nhân vật cũng được gửi đến để điều hành dự án, sau này trở thành Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ.
Sau khi Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I, Donovan từng xông pha nơi tiền tuyến và bị thương một cách vẻ vang. Bảng chiến công ghi chép rằng ông đã bắt giữ được cả một đơn vị súng máy ở Đức vào ngày 15 tháng 10 năm 1918. Do đó, Donovan được trao Huân chương Danh dự của Quốc hội. Những hành động dũng cảm của ông được truyền thông Mỹ lan truyền rộng rãi và được nhiều chủ ngân hàng Phố Wall đánh giá rất cao. Năm 1919 và 1920, Donovan gánh vác sứ mệnh bí mật của Phố Wall và lên đường đến Trung Quốc và Siberia.
Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới Thứ nhất, JP Morgan thành lập một công ty thương mại ở nước ngoài, chuẩn bị phát hành 2 tỷ đô-la trái phiếu huy động vốn cho châu Âu sau chiến tranh. Tháng 2 năm 1920, Morgan đã mời Donovan bí mật tiến hành chuyến thăm châu Âu với mức lương 200.000 đô-la. Mục đích chính là để có được những thông tin bí mật từ thị trường trái phiếu châu Âu. Việc giao trọng trách này cho Donovan cho thấy rằng ông vừa có kinh nghiệm về chiến trường châu Âu, vừa sống ở châu Âu trong nhiều năm, có mối quan hệ xã hội sâu rộng, tích lũy được mạng lưới tình báo của riêng mình. Chính trong chuyến đi tới châu Âu này, Donovan đã gặp Hitler ở Berchtesgaden, Bavaria, Đức và nói chuyện với Hitler trong một đêm. Ông cho rằng Hitler là một “người nói chuyện thú vị”.
Năm 1922, Donovan được bổ nhiệm làm luật sư ở khu vực New York. Năm 1924, ông được cựu Giáo sư Trường Luật thuộc Đại học Columbia, Harlan Stone gọi đến Washington. Yêu cầu đầu tiên mà Donovan đưa ra khi gặp người thầy cũ của mình là hy vọng ông sẽ bãi nhiệm chức cục trưởng Cục Điều tra Liên bang của Edgar Hoover. Stone vừa là người bảo vệ Donovan, vừa là người bảo trợ của Hoover, vì vậy Donovan không có được điều mà mình muốn. Từ thực tế này, chúng ta có thể thấy rõ ràng giữa Donovan và Hoover có một hiềm khích nào đó, đây có lẽ là một trong những lý do khiến Cơ quan Tình báo Chiến lược và Cục Điều tra Liên bang luôn gặp trục trặc trong những lần hợp tác sau này.
Từ năm 1924 đến 1928, Donovan trở thành bạn đồng hành thân thiết của Tổng thống Hoover. Hoover đề nghị Tổng thống Coolidge bổ nhiệm Donovan toàn quyền phụ trách về vấn đề tổ chức và điều phối Hoover. Khi Hoover bước chân vào lĩnh vực chính trị, Donovan từng là cố vấn cao cấp nhất và phục vụ trung thành trong suốt 4 năm. Trong quá trình tranh cử tổng thống, Hoover thậm chí đã mời Donovan làm đối tác trong chiến dịch bầu cử của mình. Nhưng vì Donovan là người Công giáo, Hoover lo rằng ông sẽ đánh mất một số lượng lớn phiếu bầu của những người không theo Công giáo, nên sau khi cân nhắc kỹ càng, ông không mời Donovan nữa. Khi đắc cử và bước vào Nhà Trắng, đương nhiên Tổng thống Hoover cần phải tưởng thưởng cho các “công thần” của mình. Vậy mà với tư cách là một trong những thành viên cốt lõi của chiến dịch tranh cử, Donovan không có được vị trí nào trong Nội các. Tâm trạng chán chường, Donovan dự định rút khỏi vòng tròn chính trị của Washington.
Từ năm 1936 đến 1937, một người bạn của Donovan trong chính phủ Đức Quốc xã đã nhờ ông theo dõi diễn biến của Nội chiến Tây Ban Nha. Ở Tây Ban Nha, ông đã gặp Kim Philby - một thành viên trong nhóm Cambridge Five.
Năm 1937, việc Đức Quốc xã thôn tính Tiệp Khắc đã gây ra hệ lụy hết sức tiêu cực đối với các khoản vay của gia tộc Rothschild ở Tiệp Khắc. Ngân hàng gia tộc Rothschild cũng gặp rắc rối lớn ở Vienna. Vừa hay Donovan lại có rất nhiều mối quan hệ với chính quyền Đức Quốc xã. Vì vậy, Rothschild đã nhờ Donovan đứng ra giúp đỡ, đi thám thính những tin tức nội bộ của chính phủ Đức Quốc xã. Sau khi ra tay giúp đỡ, mối quan hệ của Donovan với gia tộc Rothschild đã được củng cố và trở nên thân thiết hơn.
CƠ QUAN TÌNH BÁO CHIẾN LƯỢC “OH SO SOCIAL”119
119 R. Harris Smith, OSS: The Secret History of America’s First Central Intelligence Agency, University of California Press, 1972.
Ngày 29 tháng 5 năm 1940, William Stephenson – cộng sự với Donovan trong Nhóm Cứu hộ châu Âu năm 1915, đã đến New York. Ông mang theo bức thư của Brink Howe – một người quen cũ ở châu Âu và là một sĩ quan tình báo Anh, đề nghị Hoa Kỳ thành lập một bộ phận tình báo chiến lược càng sớm càng tốt.
Donovan cầm bức thư này tìm đến một người bạn ở Phố Wall và là bạn học Trường Luật thuộc Đại học Columbia – Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt để vận động hành lang. Sau đó Roosevelt lệnh cho Donovan tới London để xây dựng Cơ quan Tình báo Chiến lược Hoa Kỳ. Cho dù là một “hoạt động bí mật”, thế nhưng nhiều phương tiện truyền thông Mỹ vẫn đoán ra rằng chuyến đi của Donovan tới London là nhiệm vụ bí mật của Tổng thống Roosevelt. Donovan cũng đã đến Đông Nam Âu để tìm hiểu tình hình chiếm đóng của Đức. Mặc dù phía Đức biết rằng ông đang gánh vác sứ mệnh thành lập một cơ quan gián điệp cho Hoa Kỳ, nhưng họ lại không gây bất kỳ khó dễ nào cho ông. Có lẽ nguyên nhân là vì Đức không muốn làm phật ý Hoa Kỳ.
Trở về từ châu Âu, Donovan đã trao lại thông tin tình báo mà ông đã tìm hiểu được cho Tổng thống Roosevelt. Ngày 13 tháng 6 năm 1942, Tổng thống Roosevelt chính thức bổ nhiệm Donovan làm Giám đốc Cục Tình báo Chiến lược. Kể từ đó, Donovan được Roosevelt gọi là “đôi chân bí mật của tôi”, chủ yếu giúp Roosevelt thực thi các kế hoạch bí mật.
Trong Cơ quan Tình báo Chiến lược Hoa Kỳ dưới thời Donovan, Niels – con trai của JP Morgan là thủ quỹ tài chính, Paul của gia tộc Mellon đảm nhận chức vụ quan trọng, và em rể của ông – David Bruce phụ trách văn phòng chi nhánh của Cục Tình báo Chiến lược ở London, sau đó được bổ nhiệm làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp. “Nhà thiết kế chính của Cục Dự trữ Liên bang” – James Warburg, con trai của Paul Warburg, là trợ lý riêng của Donovan. Các gia tộc Vanderbilt, DuPont và Ryan cũng không chịu lép vế, và họ lần lượt tác động và đưa các thành viên trong gia tộc mình vào Cục Tình báo Chiến lược để giữ các vị trí quan trọng. Không có gì ngạc nhiên khi một số người gọi Cơ quan Tình báo Chiến lược là “Oh So Social” (Toàn là những người có quan hệ rộng). Từ góc độ mối quan hệ xã hội, Cơ quan Tình báo Chiến lược Hoa Kỳ chỉ đơn giản là một nhóm xã hội gồm các chủ ngân hàng quốc tế, chủ yếu phục vụ cho các ông lớn trong lĩnh vực tài chính như Rockefeller, Morgan, Rothschild, Warburg, Vanderbilt, Mellon, DuPont và Ryan.
Thông tin tình báo và tài chính mãi mãi là một gia đình.
ĐỘNG CƠ GIẾT PATTON
Sau khi hiểu được sợi dây liên hệ giữa Donovan và Cơ quan Tình báo Chiến lược, chúng ta sẽ trở lại với cuốn sách Target Patton. Nếu Donovan và Patton không có thù hằn cá nhân, vậy thì theo lời Donovan tuyên bố, “Tôi tiếp nhận mệnh lệnh từ cấp trên, có rất nhiều người hy vọng vụ này sẽ thành công.” Vị “cấp trên” đó rốt cuộc là ai? Là Tổng thống Hoa Kỳ, hay thực chất “cấp trên” của ông lại là “rất nhiều người” gồm các chủ ngân hàng quốc tế?
Patton là một vị tướng có thái độ rất thù địch với Liên Xô. Trong suốt cuộc đời của mình, ông ta không ngừng tạo ra những lần “va chạm” với phía Liên Xô. Nếu không thể kiềm chế được ông ta thì có thể gây ra một cuộc xung đột quân sự giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, hoặc thậm chí có thể kích hoạt một cuộc chiến. Vào thời điểm này, một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô hoàn toàn không phù hợp với lợi ích của các chủ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là từ năm 1945 đến 1948, đây là giai đoạn quan trọng để Israel chuẩn bị thành lập nhà nước. Suốt gần 100 năm qua, những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đã mòn mỏi trông chờ đại nghiệp này được trở thành hiện thực.
Thông qua Chiến tranh thế giới Thứ nhất, Đế quốc Ottoman sụp đổ và khu vực Palestine cuối cùng đã được tách ra một lần nữa. Thông qua Thế chiến II, một số lượng lớn người nhập cư Do Thái đã đến Palestine. Khi Đức Quốc xã bị xóa sổ hoàn toàn, Anh và Pháp vẫn đang vật lộn trong đống đổ nát của chiến tranh. Hoa Kỳ chịu áp lực trước sức mạnh tài chính, Liên Xô thì “thèm khát” bom nguyên tử. Các nước lớn bắt nguồn từ những toan tính khác nhau nên đã đạt được sự đồng thuận trăm năm có một đối với việc thành lập Israel. Nếu như để mặc Patton – người có danh tiếng mạnh mẽ, mạng lưới quan hệ rộng lớn và có được sự trung thành hết mực của quân đội Hoa Kỳ – làm càn, sẽ khiến cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trở nên xấu đi, thậm chí là khai mào một cuộc chiến. Giấc mộng phục quốc kéo dài cả trăm năm sẽ càng trở nên phức tạp, thậm chí bị hủy hoại hoàn toàn và dây dưa mãi mãi. Cái giá như vậy là không thể chấp nhận nổi. Đừng nói là một Patton, mà ngay cả mười Patton dám xuất hiện để phá hỏng cục diện như vậy thì đều tuyệt đối không thể chấp nhận được!
Đôi mắt của một số ít nhân vật tinh hoa nắm quyền ra quyết định luôn rất đỗi thâm hiểm và lạnh lùng, họ cùng nhắm đến mục tiêu chung cuối cùng trong đức tin của mình. Bất kỳ chướng ngại và xáo trộn nào xuất hiện trên con đường của họ sẽ bị tiễu trừ ngay lập tức.