Bạn Đắt Giá Bao Nhiêu? - Chương 08
Chương 28: Giá trị của bản thân bạn?
Ngày trước khi quyết định khởi nghiệp, tôi có ba sự lựa chọn: mở một tiệm trà thật khác biệt, mở một Câu lạc bộ tư nhân dành cho chị em phụ nữ, hoặc thực hiện giấc mơ từ thuở nhỏ – kinh doanh châu báu.
Ông xã một mực ủng hộ tôi kinh doanh châu báu, anh ấy nói nghề này cần có trình độ giám định cực cao, mà tôi lại có mười mấy năm kinh nghiệm rồi. Ngoài ra đây còn là sở thích của tôi, đam mê chính là thành công lớn nhất, hơn nữa kinh doanh châu báu có cơ hội phát triển rất lớn, tôi có thể sử dụng hình thức thương mại điện tử để mở rộng kinh doanh toàn dốc, thậm chí là toàn cầu.
Dù sao người ta không thể lặn lội xa xôi tới chỗ tôi chỉ để uống cốc trà đúng không?
Còn câu lạc bộ cho nữ giới, làm sao một phụ nữ ở Bắc Kinh lại tới chỗ tôi được?
Tôi thấy anh ấy phân tích rất chuẩn xác, bởi vậy tôi chọn ngành châu báu. Sau đó có lần chồng tôi đi uống rượu về,lỡ miệng nói với tôi:
“Em biết tại sao anh lại một mực đề nghị em kinh doanh châu báu không? Bởi nhàn nhã chứ sao, em đã thấy ai kinh doanh châu báu mà lúc nào cũng đông khách chưa?”
Nhưng những chuyện sau đó vẫn nằm ngoài dự đoán của anh ấy, không biết là do giá cả tôi đề ra quá hợp lý, hay vì tôi có duyên buôn bán, từ lúc khai trương tiệm tới giờ, khách hàng của tôi luôn đông như trẩy hội, đôi lúc tôi bận rộn tới mức không kịp ăn cơm
Ban đầu ông xã chẳng mấy bận tâm, thấy tôi đắc ý thì còn không quên đả kích:
“Gớm, được mấy bữa đầu thôi, em mới khai trương tiệm nên bạn bè đều tới ủng hộ, đương nhiên việc kinh doanh sẽ thuận lợi, đợi vài hôm nữa là biết ngay ấy mà.”
Nhưng một thời gian sau, việc kinh doanh không những không giảm sút mà còn ngày càng tốt hơn. Sau khi đi hỏi thăm tôi mới biết, nhiều bạn bè mua hàng ở nhà tôi về, mọi người quanh họ đều thấy không tồi, liền tới đây chọn; những người bạn làm trong ngành truyền thông mà tôi quen ngày trước cũng nhiệt tình giới thiệu tôi mỗi khi có cơ hội thích hợp.
Chẳng bao lâu sau, tôi đã bận rộn tới tối tăm mặt mũi, chồng tôi lại giúp tôi tuyển người hỗ trợ, nhưng tôi vẫn rất bận, bởi hầu hết khách hàng đều tin tưởng ánh mắt giám định chuyên nghiệp của tôi, cũng thích được trò chuyện và nghe tôi đích thân tư vấn hơn.
Cuối cùng tôi đành để cô giúp việc gửi và nhận đồ chuyển phát nhanh, một nhiếp ảnh gia tới chụp ảnh cho tiệm một tháng một lần, còn lại tôi phải tự lo liệu hết.
Tuy vừa bận vừa mệt nhưng tôi lại rất vui vẻ. Một cuối tuần nọ, khi tôi đang cực kỳ bận rộn, ông xã ủ rũ than thở:
“Anh thấy từ khi kinh doanh châu báu, hình như em chẳng bận tâm tới chuyện khác, anh ở bên em cả ngày rồi mà em chẳng để ý gì đến anh cả.”
Tôi bỗng thấy có lỗi với anh ấy, không hiểu sao lại buột miệng nói:
“Nếu anh không thích em quá bận rộn thì hay là em không kinh doanh nữa?”
Ông xã chăm chú nhìn tôi:
“Thật hay đùa thế?”
Tôi cho anh ấy một ánh mắt khẳng định:
“Tuy em rất coi trọng sự nghiệp cá nhân, nhưng em cũng phải coi trọng cảm xúc của bạn đời, giờ anh đã có ý kiến rồi, sau này chắc chắn sẽ có ý kiến gay gắt hơn.”
Ông xã thấy tôi nói thật, bèn vội ngăn cản tôi:
“Anh chỉ nói vui thế thôi, em để tâm một chút là được, đã làm tới nước này rồi, em cũng phải hi sinh rất nhiều, sao có thể buông bỏ dễ dàng như thế.”
Tôi đưa mắt nhìn anh ấy:
“Không cần miễn cưỡng vậy đâu, mau nói thật với em đi, tại sao anh không muốn em ngừng kinh doanh?”
Sau đó tôi liền nghe được những lời thật lòng của anh ấy. Ông xã tôi nói, rất nhiều phụ nữ thích ngắm đàn ông khi tập trung làm việc, thực ra khi phụ nữ tập trung làm việc cũng rất cuốn hút, nói đúng hơn là khi một người tập trung làm việc gì đó thì họ luôn tràn ngập sức quyến rũ.
Bên cạnh đó, từ khi khởi nghiệp tới giờ, tôi cũng không còn than phiền việc anh ấy quá bận rộn với công việc nữa, tôi thông cảm cho anh ấy hơn bất cứ lúc nào. Khi bản thân tôi lĩnh hội được cái bất đắc dĩ của sự bận rộn, tôi không còn lo lắng chuyện anh ấy bận rộn tới mức quên mất tôi nữa.
Ngoài ra, khi thấy tôi nỗ lực bước từng bước về mục tiêu của mình, anh ấy cảm nhận được sức sống và niềm vui từ việc một phụ nữ hết lòng phấn đấu cho lý tưởng của mình, thấy được niềm hạnh phúc của bạn đời, và anh ấy cũng mừng lây cho tôi.
Bởi những nguyên nhân này, anh ấy nghĩ việc tôi tiếp tục phát triển sự nghiệp quan trọng hơn việc nhất thời quên mất anh ấy rất nhiều.
Nhưng từ những lời của anh ấy, tôi tổng kết ra được ý nghĩ sau: Đàn ông hi vọng người phụ nữ của mình có sự nghiệp riêng, nhưng lại mong sự nghiệp ấy không mang tới nhiều “tác dụng phụ”.
Có lẽ nhiều người sẽ cho rằng suy nghĩ này thật tham lam, nào có chuyện khế ngọt hái được cả chùm như thế. Nhưng thực ra nó hoàn toàn dễ hiểu, cũng tựa như phụ nữ mong đàn ông kiếm tiền bạc triệu, vừa mong mỗi ngày anh ta về nhà đúng giờ vậy.
Chẳng qua đàn ông chín chắn sẽ biết cách làm sao để cân bằng hai nhu cầu mâu thuẫn này, phụ nữ thông minh cũng sẽ thực sự hiểu được nhu cầu của đàn ông: Nếu sự nghiệp của bạn không mang tới quá nhiều phiền phức cho anh ấy, anh ấy cũng không ngại chuyện bạn có sự nghiệp thuộc về riêng mình.
Còn giờ thì nói về cảm nhận của chính tôi nhé!
Trước khi khởi nghiệp, ông xã cũng rất tốt với tôi, nhưng tôi vẫn có thể cảm nhận được sự khác biệt. Tôi ngày càng thành công, anh ấy sẽ ngày càng hãnh diện về tôi, cũng có thêm một chút lo được lo mất. Đôi lúc tôi đi họp mặt bạn bè cùng anh ấy, có người bạn hỏi về tôi, anh ấy sẽ khiêm tốn đáp lời với vẻ hãnh diện:
“Cô ấy yêu thích viết lách, sưu tầm chút châu báu, chẳng qua có thể phát triển sở thích thành sự nghiệp mà thôi, vậy cũng rất tuyệt.”
Bởi thế, tôi vẫn muốn nhắc nhở các chị em đang có ý định nghỉ việc vì một vài câu nói của chồng: Hãy thật thận trọng. Có lẽ lúc đàn ông yêu cầu bạn nghỉ việc, anh ta rất nghiêm túc và chân thành, nhưng anh ta cũng không biết những ngày tháng tiếp theo sẽ thay đổi thế nào.
Tôi có một cậu bạn, vì không muốn chia sẻ việc nhà nên yêu cầu vợ từ chức, chỉ để lo liệu nội trợ. Nhưng chẳng bao lâu sau, cậu ấy liền hối hận.
Từ khi vợ cậu ấy từ chức, một ngày phải gọi cho cậu ít nhất năm cuộc điện thoại, mà ngày xưa nhiều lắm là mỗi ngày một cuộc, hơn nữa cô ấy cực kỳ bận tâm tới “hành tung” của cậu, khiến cậu ấy thấy mất hết tự do. Sau đó cậu ấy lại yêu cầu vợ tiếp tục đi làm, nhưng cô ấy không chịu, những ngày tháng nghỉ việc ở nhà khiến cô ấy thấy rất thoải mái, không muốn quay lại chốn công sở nữa.
Thế rồi cậu bạn này nói với chúng tôi:
“Trước đây tớ rất yêu vợ tớ, nhưng từ khi cô ấy nghỉ việc, tớ thấy cô ấy ngày càng vô vị, suốt ngày chỉ nói với tớ mấy chuyện bếp núc. Bảo cô ấy nghỉ việc là lỗi sai của tớ, nhưng điều này cũng không thay đổi được chuyện tớ rất ghét con người hiện tại của cô ấy, sau này có lẽ chúng tớ sẽ ly hôn.”
Những lời này khiến tôi sởn gai ốc.
Nhiều phụ nữ nói:
“Chính anh ấy yêu cầu tôi nghỉ việc mà, có phải bản thân tôi muốn nghỉ việc đâu.”
Nhưng sự thật lại chứng minh, phụ nữ vẫn phải gánh chịu hậu quả, bởi vì người đưa ra lựa chọn chính là bạn.
Dù đàn ông có nói thế nào chăng nữa thì chúng ta cũng phải hiểu được một đạo lý: Phải nâng cao giá trị của bản thân. Nhiều phụ nữ ly hôn, là bởi giá trị con người của đàn ông ngày càng cao, còn giá trị của bản thân ngày càng thấp, vợ chồng không thể đối thoại bình đẳng với nhau.
Tuy nói vậy sẽ khiến nhiều bà nội trợ kêu oan:
“Giá trị con người của tôi giảm sút bởi vì tôi đã hi sinh quá nhiều cho gia đình! Bởi vì tôi đã hi sinh quá nhiều cho anh ấy!”
Nhưng hiện thực chính là hiện thực, đừng tưởng mọi sự hi sinh đều được đền đáp xứng đáng. Con người sẽ chỉ cam tâm tình nguyện đền đáp những người mà họ cho là có giá trị. Khi trạng thái sinh hoạt của hai vợ chồng không bình đẳng, không ăn ý thì dù là nam hay nữ, đều sẽ sinh lòng chán ghét với bên yếu thế hơn.
Bởi vậy, phụ nữ nên có sự nghiệp thuộc về riêng mình, trừ khi bạn chắc chắn rằng dù không có nó, bạn vẫn có thể khiến cuộc đời của chính mình trở nên đặc sắc; dù phụ thuộc vào đàn ông về mặt kinh tế, thì về mặt tinh thần bạn vẫn hoàn toàn độc lập, hơn nữa có thể bảo đảm rằng dù không có sự nghiệp cũng vẫn có người sẵn lòng cung phụng bạn cả đời. Nếu vậy thì bạn có thể không cần sự nghiệp làm gì.
Chương 29: Trả thù nhẹ nhàng là được rồi
Mười mấy năm trước, sau khi xem bộ phim truyền hình Băng Dính Hai Mặt, tôi chưa từng có cảm tình với “Phượng hoàng nam” (một cách gọi phổ biến ở TQ, chỉ chung những người đàn ông xuất thân nông thôn, gia cảnh khó khăn nhưng lấy vợ là người thành phố, gia cảnh khá giả).
Tôi luôn cho rằng nếu hoàn cảnh lớn lên của hai người quá khác biệt, quan niệm sống hoàn toàn khác nhau thì làm sao mà hạnh phúc được? Trong phim, mỗi khi cha mẹ Á Bình đưa ra các yêu cầu vô lý thì Á Bình luôn tìm đủ mọi cách ép Lệ Quyên phải nghe theo, lý do là:
“Cha mẹ anh quá vất vả.”
Phim truyền hình phải trải qua thẩm định, nên cuối cùng họ đã đưa ra một cái kết có hậu, nhưng cái kết ban đầu là Á Bình bóp cổ Lệ Quyên tới chết.
Thế nên tôi luôn tránh xa Phượng hoàng nam. Cô bạn Tiểu Khiết của tôi còn bài xích hơn cả tôi, cô ấy từng căm phẫn nói với tôi:
“Phượng hoàng nam đều là loại ngu hiếu, ích kỷ, chỉ muốn phụ nữ hi sinh vì anh ta, nếu phải lấy Phượng hoàng nam thì thà chết còn hơn.”
Nhưng điều khiến tôi kinh ngạc ấy là cuối cùng Tiểu Khiết lại ngượng ngùng nói với tôi, người cô ấy muốn kết hôn là một Phượng hoàng nam. Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, cô ấy bèn biện giải cho Phượng hoàng nam:
“Trước đây bọn mình chưa từng tiếp xúc với Phượng hoàng nam, nên đều bị phim truyền hình lừa phỉnh, mọi tuýp đàn ông đều có người tốt kẻ xấu, Phượng hoàng nam cũng vậy, ít nhất thì người tớ yêu rất nhiệt tình với bạn bè, lại dễ tính, rất tốt với tớ, còn chăm chỉ cầu tiến, bỏ xa đám thành phố dày ăn mỏng làm cả kilomet.”
Tôi nghĩ không thể phủ nhận mọi quan niệm về Phượng hoàng nam, song nếu quan niệm của Tiểu Khiết đã thay đổi lớn như vậy thì hẳn là người đó phải rất tốt.
Nhưng hai năm sau, Tiểu Khiết kể với tôi, cô ấy và người chồng Phượng hoàng nam của mình đang làm thủ tục ly hôn. Tôi kinh ngạc một lần nữa, Tiểu Khiết chua chát nói:
“Tớ cứ tưởng anh ta là người cầu tiến, tốt tính, nhưng giờ thì tớ hiểu rồi, anh ta chẳng có gia thế cũng chẳng có tiền của, nếu không tỏ ra cầu tiến, tốt tính thì ai thèm lấy anh ta? Hồi trước tớ đã quá ngây thơ nên không thể hiểu thấu điều này. Sau khi kết hôn tớ mới biết, lấy một người chồng như vậy thì phải trả giá bao nhiêu.”
Tiểu Khiết kể cho tôi suốt một buổi trưa, tường tận từng chi tiết về cuộc sống hôn nhân suốt hai năm qua của cô ấy.
Lúc mới kết hôn, cô ấy đã biết điều kiện gia đình chồng không tốt, mỗi tháng chồng cô ấy đều phải gửi một ngàn tệ về quê, Tiểu Khiết nghĩ cha mẹ nuôi lớn một người con trai cũng ko dễ dàng, nên thấy hành động này là nên làm.
Nhưng dần dần, cô ấy không thể chịu nổi nữa, vì nhà chồng đòi hỏi quá nhiều, hết yêu cầu mua thứ này thứ kia, rồi yêu cầu đăng ký khám bệnh, lại yêu cầu ở nhờ nhà cô ấy để đi học, chồng cô ấy không những thấy chuyện đó là đương nhiên, mà còn cho rằng Tiểu Khiết cũng là một thành viên của gia đình họ, nhất định phải góp tiền góp công.
Em chồng cô ấy muốn tới tìm việc làm, định ở nhà cô ấy, cha mẹ chồng bèn đưa người tới tận cửa, chẳng thèm thương lượng với cô ấy một câu, trong khi nhà này là do cha mẹ Tiểu Khiết bỏ tiền ra mua. Cô ấy than phiền với chồng, chồng cô ấy nói:
“Ở chỗ tôi, lấy chồng là người của nhà chồng, đồ của vợ đương nhiên cũng là đồ trong nhà, cha mẹ chồng có quyền xử lý.”
Tiểu Khiết suýt nữa thì tức chết, trong cơn giận dữ cô ấy về nhà mẹ đẻ. Thế là nhân lúc này, không chỉ em chồng mà cha mẹ chồng cũng chuyển tới ở nhà cô ấy.
Nửa tháng sau, Tiểu Khiết quay về, thấy nhà mình hoàn toàn thay đổi, ngoài ban công còn nuôi gà, cô ấy giận đến phát điên, quẳng hết những thứ ấy ra ngoài. Cha mẹ chồng về thấy vậy thì nổi khùng, kêu gào đuổi cô ấy đi. Tiểu Khiết giận dữ đến cùng cực:
“Đây là nhà tôi, kẻ phải đi là các người mới đúng. Nhà này cha mẹ tôi mua cho tôi, các người ở đâu thì biến về nơi đó đi.”
Cha mẹ chồng cười lạnh:
“Của cô? Trên sổ đỏ cũng biết tên con trai tôi đấy.”
Tiểu Khiết hối hận vô cùng. Sau khi nghe chuyện này, chồng cô ấy cãi nhau với cô ấy một trận, nói cô ấy sỉ nhục cha mẹ mình, anh ta không thể chấp nhận người vợ như vậy, nên kiên quyết đòi ly hôn. Tiểu Khiết nói:
“Tôi chịu đủ rồi, ly hôn thì ly hôn, đồ cha mẹ tôi mua cho tôi thì trả cho tôi, còn đâu các người thích làm gì thì làm!”
Không ngờ chồng và cha mẹ chồng cô ấy liền bắt tay nhau, ép cô ấy phải nhượng nhà cho họ thì mới được ly hôn, đồng thời còn lấy ra một tờ giấy nợ trị giá một triệu tệ, Tiểu Khiết phải gánh một nửa số tiền nợ đó, không gánh cũng được nhưng phải dùng một nửa căn nhà để thế chấp.
Tiểu Khiết giận đến suýt nôn ra máu, cô ấy đòi kiện ra tòa, nhưng cha mẹ chồng lại ngày ngày tới nhà cha mẹ cô ấy gây sự, đổi trắng thay đen, bẻ cong sự thật, khiến cha mẹ cô ấy mất hết mặt mũi, một người huyết áp lên cao, một người phát tác bệnh tim. Để cha mẹ có thể an hưởng tuổi già, Tiểu Khiết nuốt hận vào lòng, cắn răng từ bỏ căn nhà, rời khỏi cái gia đình khiến cô ấy ghê tởm kia.
Sau khi ly hôn, Tiểu Khiết tới gặp tôi, cô ấy đập bàn nói:
“Vãn Tình à, tớ không phục, tớ rất phẫn nộ, tớ thấy như có ngọn lửa đang bùng cháy trong ngực tớ, tớ nguyền rủa gia đình kia, tớ rất muốn trả thù bọn họ, suy nghĩ này hành hạ tớ tới sắp phát điên rồi.”
Tôi ngẫm nghĩ rồi đáp:
“Cậu muốn trả thù cũng đc thôi, nhưng phải tuân thủ mấy điều sau. Thứ nhất, tuyệt đối đừng vi phạm pháp luật; thứ hai, đừng liều mạng, cậu phải nhớ mạng sống của chúng ta đáng giá gấp trăm ngàn lần mạng sống của tên khốn đó; thứ ba, cậu nên bình tâm lại, đừng chìm đắm trong thù hận,mau chóng tiếp tục cuộc sống thường nhật của mình. Nếu có thể tuân thủ ba điều trên thì khi tìm được cơ hội thích hợp, cậu hãy giải hận cho bản thân đi!”
Tiểu Khiết do dự nhìn tôi:
“Cậu nói thật hay nói đùa đấy? Tớ tưởng cậu sẽ khuyên tớ từ bỏ thù hận, bắt đầu một cuộc sống mới.”
Nếu có thể từ bỏ thù hận mà bắt đầu một cuộc sống mới thì còn gì bằng, nhưng khi gặp phải những kẻ khốn khiếp, bị tổn thương và ghê tởm, mà vẫn phải bao dung từ bỏ thù hận thì thực ra chẳng mấy ai làm được, ít nhất cũng rất khó làm được ngay
Tôi đã từng gặp khá nhiều cô gái hỏi:
“Chị Vãn Tình ơi, chị nghĩ trên thế gian này có báo ứng không, liệu ông trời có trừng phạt anh ta không?”
Thật lòng mà nói thì tôi không tin kiểu lý luận: “Ông trời sẽ trừng phạt kẻ xấu”, “Người xấu sẽ không có kết cục tốt đẹp”, đó chỉ là lời tự an ủi của những người không phản kháng được mà thôi.
Thường khi phụ nữ gặp tổn thương trong tình cảm nói với tôi rằng họ muốn trả thù, đa phần tôi đều khuyên họ hãy sống thật thoải mái, sống tốt hơn đối phương chính là sự trả thù mạnh mẽ nhất. Nhưng có những chuyện, tới tôi nghe xong còn muốn thay trời hành đạo, tôi thực sự không thấy khuyên người khác rộng lượng và lương thiện trong hoàn cảnh ấy, huống chi hành vi của một số kẻ không còn giống con người nữa rồi,cũng nên được dạy cho một bài học. Có điều nếu để liên lụy đến bản thân thì tôi lại cho là không đáng.
Tiểu Khiết nói cô ấy sẽ cân nhắc ý kiến của tôi, lúc từ biệt cô ấy nói: “Cậu biết không? Nếu khi nãy cậu khuyên tớ buông bỏ thù hận thì cũng chẳng có tác dụng gì, tớ chỉ càng muốn trả thù hơn thôi. Nhưng những lời ban nãy của cậu lại khiến tớ phải suy ngẫm, có lẽ tớ sẽ sống thật thoải mái, yêu quý bản thân mình hơn. Nếu có cơ hội, tớ cũng không ngại đòi lại công bằng cho bản thân.”
Thế rồi Tiểu Khiết kể với tôi. Sau khi ly hôn, gia đình chồng cũ không cho cô ấy lấy lại đồ đạc của mình, cô ấy bèn tìm một người bạn cảnh sát, cùng đi thẳng tới công ty của chồng cũ, yêu cầu đối phương thực hiện thỏa hiệp ly hôn, trả lại cho cô ấy những thứ thuộc về cô ấy. Nếu không Tiểu Khiết sẽ khiến anh ta phải vào đồn cảnh sát vì tội chiếm dụng tài sản của người khác.
Không ngờ chồng cũ của cô ấy chẳng những không hung hãn như bình thường, mà còn sợ hãi hoảng hốt. Ngày tới lấy đồ, cô ấy cũng đi cùng người bạn cảnh sát nọ, cha mẹ chồng vốn nanh nọc lại sợ tới im thin thít, trơ mắt nhìn cô ấy thu dọn đồ đạc rồi rời đi.
Vì cảnh sát tới công ty của chồng cũ nên tin bọn họ ly hôn mau chóng lan truyền, hình tượng nam thanh niên nông thôn cầu tiến chăm chỉ mà chồng cũ khổ công gây dựng cũng hoàn toàn sụp đổ, sau đó anh ta gặp rất nhiều khó khăn trong công việc. Tiểu Khiết cứ ngỡ chồng cũ sẽ không chịu thua, ngờ đâu từ đó người đàn ông này không dám gây sự với cô ấy nữa.
Một ngày nọ tôi đi uống cà phê cùng Tiểu Khiết, cô ấy ung dung nói với tôi:
“Tớ đã hả giận rồi, mọi chuyện đều đã qua, bắt đầu từ bấy giờ tớ phải sống cho thật tốt.”
Với những người bạn có ý định trả thù, tôi luôn khuyên ba điều: Thứ nhất, tuyệt đối đừng vi phạm pháp luật; thứ hai, đừng liều mạng, phải nhớ mạng sống của chúng ta đáng giá gấp trăm lần mạng sống của tên khốn đó; thứ ba, nên bình tâm lại, đừng chìm đắm trong thù hận, mau chóng tiếp tục cuộc sống thường nhật của mình. Nếu có thể tuân thủ ba điều trên, thì khi tìm được cơ hội thích hợp, bạn hãy giải hận cho bản thân đi!
Chương 30: Bạn tiết kiệm vì ai?
Trước đêm Thất tịch, tôi tổ chức một hoạt động giới thiệu ngọc bích, thu hút được rất nhiều người tham dự. Có vị khách thích một viên ngọc như ý,hỏi tôi giá cả. Tôi nói viên ngọc như ý này là hàng đẹp, giá phải hơn hai mươi ngàn tệ.
Lúc đó tôi cũng không nghĩ chị ấy sẽ mua, vì trước đó chị ấy cũng thích một món trang sức hơn ba ngàn tệ, nhưng thấy quá đắt nên đã cân nhắc mấy ngày mà vẫn chưa quyết định có mua hay không, cuối cùng mấy hôm sau món trang sức đó bị một vị khách khác mua mất. Giờ viên ngọc này đắt gấp bảy, tám lần món trang sức kia, nên tôi cũng chỉ tưởng là chị ấy muốn hỏi thử giá cả mà thôi.
Sau đó chị ấy yêu cầu tôi quay một video về viên ngọc cho chị ấy, thế rồi năm phút sau, chị ấy nói với tôi: “Chị mua viên ngọc như ý này, tìm giúp chị một hộp quà thật đẹp nhé!”
Tôi bèn thiện ý nhắc chị ấy viên ngọc này không rẻ, có lẽ chị ấy nên cân nhắc thêm rồi quyết định mua, song chị ấy lại mau chóng chuyển khoản cho tôi, nói rằng chị ấy định mua viên ngọc này làm quà Thất tịch cho chồng, sợ là chần chừ thì sẽ bị người khác nhanh tay mua mất.
Thế là tôi bắt đầu tán ngẫu với chị ấy, tôi hỏi: “Sao chị không nỡ mua cho mình món đồ hơn ba ngàn tệ, mà lại sẵn lòng mua cho chồng món đồ hai mươi ngàn tệ?”
Chị ấy nói chị cũng không biết tại sao, chỉ là nếu mua đồ cho chồng cho con thì dù đắt tới mấy chị cũng không thấy tiếc, nhưng nếu mua cho mình thì sẽ thấy xót. Trò chuyện lâu hơn, tôi biết được hai vợ chồng chị trục trặc suốt mấy năm qua, nên chị cũng muốn nhân dịp này hàn gắn quan hệ vợ chồng.
Trong lúc tán gẫu, tôi biết gia cảnh của chị ấy khá tốt, là một vị phu nhân hiền hậu, có công việc ổn định, cũng chăm sóc chồng và con rất chu đáo, nhưng chồng chị lại luôn hờ hững lạnh nhạt. Chị ấy cũng không biết phải giải quyết vấn đề này thế nào, đành tự an ủi mình rằng có rất nhiều đôi vợ chồng cũng chung sống với nhau như vậy thôi.
Tôi đã gặp rất nhiều phụ nữ tiết kiệm, ban đầu tôi cứ ngỡ tiết kiệm là vì điều kiện sinh hoạt có hạn, nhưng sau đó tôi nhận ra, khá nhiều người trong số họ có gia cảnh rất tốt, hơn nữa họ chỉ tiết kiệm với bản thân mình, nhưng với chồng con thì luôn thoải mái hào phóng.
Điều khiến tôi phải suy ngẫm hơn cả, đó là rất nhiều phụ nữ thời còn trẻ không những không tiết kiệm, mà còn khá hoang phí, nhưng một khi bước vào hôn nhân, họ lại tự động bắt đầu sống tằn tiện.
Cô bạn thân L của tôi lấy chồng sớm hơn tôi hai năm, lúc chưa lấy chồng thì gần như tuần nào chúng tôi cũng đi mua sắm để thỏa mãn sở thích của chính mình. Ba tháng sau khi coi ấy kết hôn, chúng tôi hẹn nhau đi mua sắm, coi ấy thích một chiếc sườn xám, giá niêm yết là hơn hai ngàn tệ, cô ấy cứ băn khoăn mãi không biết có nên mua hay không. Tôi rất ngạc nhiên, bởi vì trước đây cô ấy thường mua những bộ quần áo giá bốn, name ngàn tệ mà chẳng cần đắn đo bao giờ, về khoản chiều chuộng bản thân thì cô ấy luôn thực thi triệt để hơn tôi nhiều. Song cuối cùng cô ấy vẫn bỏ qua chiếc sườn xám ấy, mà mua cho chồng hai chiếc sơ mi và hai chiếc quần.
Hôm sau, cô ấy gọi điện nói với tôi rằng cô thực sự rất thích chiếc sườn xám kia, tôi bèn đáp: “Nếu thích đến vậy thì cứ mua đi, sao tự nhiên cậu như biến thành người khác thế hả?”
Cô ấy cũng tự thấy bản thân thay đổi rất nhiều, từ lúc kết hôn, tâm lý hoàn toàn không giống ngày xưa, trước đây là mình tự kiếm tiền rồi mình tự tiêu, thoải mái hưởng thụ, nhưng sau khi kết hôn thì phải cân nhắc cho gia đình trước, nên đã vô tình xếp bản thân mình thành thứ yếu.
Tôi thở dài: “Cậu có còn là L – người từng muốn hưởng thụ cuộc đời với tớ không đấy?”
Cô ấy bật cười: “Không phải tớ thì là ai?”
Qua điện thoại, tôi lại bắt đầu thấy lo lắng cho hôn nhân của cô ấy. Tôi luôn nghĩ hầu như phụ nữ đều không đòi hỏi nhiều, họ cam tâm tình nguyện hi sinh cả đam mê và sự nghiệp, để đổi lấy sự tôn trọng từ người thân trong nhà, song cuối cùng lại chẳng tìm được bao nhiêu người biết ơn và ngưỡng mộ mình.
Tôi hiểu việc kết hôn sẽ khiến tâm lý của người ta thay đổi, kể cả tôi cũng vậy thôi. Chúng ta không thể tự kiểm soát sự thay đổi này, có thể gọi đó là “trách nhiệm”, chúng ta phải chịu trách nhiệm với gia đình và con cái, không thể thích làm gì thì làm như trước đây được nữa.
Tôi nghĩ sự thay đổi này rất tốt, nó giúp một người phụ nữ trở nên trưởng thành, chín chắn và có trách nhiệm hơn. Nếu sau khi kết hôn mà vẫn vô tư như trước đây thì cũng chưa chắc đã tốt. Nhưng đôi khi sự thay đổi này lại khiến ta tự đẩy mình vào ngõ cụt.
Giờ bàn một chút về nam giới nhé, trong buổi giới thiệu đó có kha khá nam giới tham gia chọn quà cho vợ hoặc bạn gái của mình, những người chọn quà cho vợ thì ngược lại. Có một người bạn thích hai món đồ có giá cách biệt khá lớn, cuối cùng anh ấy bỏ qua món đồ đắt tiền hơn, nói với tôi: “Mua đồ đắt quá cô ấy còn trách tôi ấy chứ, nên mua món rẻ thôi!”
Có lẽ sẽ có người cho rằng điều kiện kinh tế của người bạn này không tốt, nhưng thực tế thì không phải như vậy. Cách anh ấy nói cho thấy anh hoàn toàn tin là vợ mình chỉ thích đồ rẻ, không thích đồ đắt. Nhưng phụ nữ chúng ta điều biết, điều ấy đâu có đúng?
Ai chẳng thích thứ tốt?
Nhưng rất nhiều đàn ông lại tưởng lầm như vậy, bởi chính bạn mang đến cho anh ta cảm giác ấy. Anh ta cực kỳ tin tưởng, giữa chất lượng và giá cả, nhất định bạn sẽ chọn yếu tố thứ hai.
Tôi từng tán gẫu với L về vấn đề này, cuối cùng kết luận được rằng, có hai nguyên nhân khiến một phụ nữ trở nên tiết kiệm sau khi kết hôn: Phụ nữ có ý thức trách nhiệm với gia đình là do bản năng muốn vun vén cho gia đình nhiều hơn đàn ông, đồng thời phần lớn phụ nữ đều muốn dâng hiến tình cảm của mình và tự động đưa nhu cầu của mình về thứ yếu. Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa xuất phát từ tiềm thức, qua sự tiết kiệm – phụ nữ hi vọng đàn ông có thể thấy được sự hi sinh của mình cho gia đình, nhờ đó xây dựng hình tượng “mẹ hiền vợ đảm” để thu hút đàn ông, đây là bản năng.
Nhưng bạn thân hỡi, bạn có nhiều ưu điểm để thu hút đối phương như vậy, cớ sao phải dựa vào sự tiết kiệm cơ chứ?
Khi bạn chưng diện thật đẹp thì niềm vui và sự tự hào mà bạn cho anh ấy đã sớm thay thế sự tiếc nuối với tiền bạc rồi đấy. Bạn không những không đánh mất tình yêu của đối phương mà còn làm anh ấy yêu mình say đắm hơn. Trên thế gian này có rất nhiều đàn ông cạn tình chỉ vì phụ nữ không chăm chút cho bản thân, nhưng lại có rất ít đàn ông rời bỏ vợ mình chỉ vì cô ấy ăn mặc thật đẹp, bởi vì đàn ông cực kỳ coi trọng thể diện.
Đương nhiên mọi chuyện đều không thể quá đà. Mấy năm qua, có rất nhiều luận điệu xúi giục phụ nữ sống phung phí, ví dụ như thích gì thì phải mua nấy, nếu không sẽ có phụ nữ khác tiêu tiền “giúp” bạn.
Xét từ một góc độ khác thì đây cũng là một hình thức giác ngộ mới của phái nữ, nhưng giác ngộ thái quá cũng không hẳn đã tốt. Tôi có quen một vị phu nhân, ngày trước sống vô cùng tiết kiệm, tằn tiện chăm sóc cả gia đình, nhưng cũng chẳng được ai trong nhà thừa nhận.
Sau đó không biết chị ấy gặp phải chuyện gì mà bỗng cho rằng trước đây mình quá ngốc, thế là chỉ trong một ngày – chị ấy đã mua hết tất cả thứ mà trước kia chị ấy không dám mua, tiêu sạch tiền trong hai tấm thẻ tín dụng, dùng điều này thay lời tuyên bố từ nay về sau chị ấy sẽ yêu chính bản thân mình. Đương nhiên kết quả là một cuộc chiến gia đình đã bùng nổ.
Chúng ta không nên đề cao sự hoang phí, quan niệm này không đáng được tôn thờ, nhưng ít nhất thì đừng đối xử với bản thân quá kém so với chồng, chúng ta có thể vừa yêu thương người thân quanh mình, vừa chăm chút cho bản thân thật tốt, bởi vì nếu bạn quên mất chính mình, thì những người xung quanh cũng sẽ quên mất bạn.
Chương 31: Bao nhiêu người còn đang làm những việc này?
Khu nhà của vợ chồng chúng tôi bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều lần bị đài CCTV nhắc tới, cuối cùng thì năm ngoái chúng tôi cũng quyết định chuyển nhà. Năm nay lúc nhận nhà, chồng tôi nói:
“Chuyện trang hoàng nhà cửa cứ làm theo ý em, anh chỉ có một yêu cầu thôi, ấy là TV trong nhà phải thật lớn, xem cho thoải mái, ngoài ra anh muốn mua một bộ rạp chiếu phim gia đình BOSS nữa.”
Tôi hỏi anh ấy muốn mua loại giá bao nhiêu, anh ấy nói đắt hơn TV bình thường khoảng bốn,năm vạn tệ, loại tốt hơn thì khoảng mười mấy hai mươi vạn tệ. Tôi vừa nghe vậy thì thốt lên:
“Mười mấy vạn tệ, đắt thế cơ à?”
Thấy tôi kêu đắt, anh ấy lẳng lặng nói:
“Thế thì cứ mua loại bình thường thôi.”
Thấy dáng vẻ thất vọng của anh ấy, tôi bỗng nhớ tới hai chuyện khi tôi còn bé.
Lúc lên mười, tôi cố sức đeo nhẫn của mẹ vào ngón cái, sau đó ko tháo ra được. Tôi bèn gào khóc kêu đau, cha mẹ vội tới giúp tôi bèn cầm kìm đến định vặn gãy chiếc nhẫn, nhưng mẹ tôi lập tức phản đối, nói làm thế thì sẽ làm hỏng nhẫn, sau đó mẹ tôi liền cố sức tháo nhẫn ra, khiến tôi đau đến òa khóc, ngón tay sưng đỏ, nhưng vẫn không sao tháo được, tôi bèn nói hay là vặn đứt nhẫn đi, nhưng mẹ tôi kiên quyết không đồng ý.
Thế rồi mẹ tôi bảo tôi cố nhịn để tháo nhẫn ra, ngón tay tôi đau như chịu cực hình, tôi vừa khóc vừa nói:
“Mẹ thà để con chịu nhiều đau đớn còn hơn là khiến chiếc nhẫn này không hoàn chỉnh.”
Mẹ tôi lườm tôi một cái:
“Ai bảo mày tự đeo vào tay.”
Trong khoảnh khắc ấy, lòng tôi lạnh buốt, tới bây giờ tôi vẫn chưa quên được tâm trạng của mình khi đó: Hóa ra trong mắt mẹ tôi thù một chiếc nhẫn còn quan trọng hơn ngón tay của con gái, hóa ra trong mắt mẹ tôi thì những thứ vật chất này còn quý giá hơn cảm nhận của tôi.
Về sau, mẹ giải thích với tôi rằng, thời đó mọi người đều rất nghèo, sao nỡ làm hỏng chiếc nhẫn?
Tôi thông cảm cho bà, nhưng cảm giác không được trân trọng đã luẩn quẩn trong lòng tôi rất nhiều năm.
Còn một chuyện nữa, hồi tôi còn nhỏ thì điều hòa chưa phổ biến như bây giờ, mùa hè người thường đổ rất nhiều mồ hôi, tôi hay đợi tới trước khi đi ngủ rồi mới tắm, để sau đó ngủ cho thoải mái mát mẻ, nhưng mẹ tôi lại luôn ép tôi phải tắm rửa ngay sau khi ăn cơm, lý do là mẹ tôi muốn giặt hết quần áo trong ngày, mọi người trong nhà phải phối hợp với bà.
Tôi đã phản đối chuyện này rất nhiều lần, nhưng nếu sau bữa tối tôi không tắm rửa ngay theo yêu cầu của mẹ thì bà sẽ nhắc nhở, cằn nhằn thậm chí nổi giận.
Tôi và mẹ thường đối thoại như sau, tôi vừa buông đũa là mẹ tôi nói ngay:
“Mau đi tắm đi, để mẹ còn giặt quần áo.”
Tôi không nghe theo mà đi đọc sách hoặc làm bài tập.
Mẹ thấy tôi còn chưa đi tắm, bèn bực bội nói:
“Sao còn chưa đi tắm? Mau đi nhanh lên!”
Tôi nói:
“Trước khi đi ngủ con mới tắm cơ.”
Mẹ tôi sẽ quát:
“Trước khi đi ngủ mới tắm? Thế quần áo thì sao?”
“Quần áo mai giặt cũng đc mà! Giờ tắm rồi lát nữa lại đổ mồ hôi.”
“Mày có làm gì đâu mà đổ mồ hôi, có việc đi tắm thôi mà cũng phải để nói nhiều thế nhỉ? Mày không để mẹ đỡ mệt được à? Có ai bắt mày giặt quần áo đâu, chỉ bảo mày tắm sớm một chút cũng khó thế cơ à? Nếu có người giặt quần áo cho mẹ thì bảo mẹ tắm rửa lúc nào cũng được.”
Sau đó mẹ tôi sẽ cằn nhằn cho tới khi tôi bất đắt dĩ đi tắm, hoặc là ra khỏi nhà mới thôi.
Bà ấy không thể khiến tôi ngoan ngoãn ăn tối xong liền đi tắm ngay, tôi cũng không thể khiến bà ấy đồng ý việc trước khi ngủ mới tắm, tranh chấp kiểu này kéo dài tới lúc tôi không còn ở chung với cha mẹ nữa. Lúc rời khỏi nhà, tôi cũng không mấy tiếc nuối, mà chỉ thấy như được giải thoát, thậm chí còn hưng phấn vì được sắp được hít thở bầu không khí tự do.
Về chuyện này, tôi vẫn luôn không đồng tình với mẹ tôi. Theo quan điểm của tôi thì tối tắm rửa, mai giặt quần cũng có sao đâu? Không lễ quan hệ mẹ con còn không quan trọng bằng mấy bộ quần áo?
Bởi vậy lúc đó tôi đã thầm thề rằng, tới lúc tôi có chồng có con, nhất định tôi sẽ tôn trọng thói quen sống của họ, tôn trọng cảm nhận của họ, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất nhiều hơn được.
Khi thấy vẻ thất vọng của ông xã, tôi bỗng nhóe tới những chuyện hồi nhỏ, tôi nghĩ giờ phút này chắc chắn anh ấy cũng đang buồn như tôi ngày bé. Tôi gần như có thể đoán được suy nghĩ của anh ấy lúc này: Hóa ra trong mắt cô ấy tiền còn quan trọng hơn mình. Chẳng qua trước giờ anh ấy trước giờ luôn rộng lượng, không phản kháng mãnh liệt như tôi hồi nhỏ mà thôi.
Tôi nói với anh ấy bằng giọng khẳng định:
“Nếu anh đã thích như vậy thì chúng ta không thể mua loại bình thường, chúng ta nhất định phải mua loại mà anh thích nhất.”
Ông xã tôi nói không cần, nhưng tôi có thể dễ dàng nhận ra niềm vui trong mắt anh ấy. Lúc này tôi cũng hiểu, trên thế gian không gì quan trọng hơn cảm nhận của những yêu thương mình.
Hôm sau, tôi cũng anh ấy tới trung tâm điện tử để chọn bộ rạp chiếu phim gia đình mà anh ấy thích, cuối cùng chúng tôi không chọn loại đắt nhất, nhưng vẫn chọn một loại mà anh ấy cực kỳ yêu thích.
Sau chuyện này, tôi bắt đầu nghiêm khắc kiểm điểm lại bản thân. Lúc đó tôi không muốn tiêu quá nhiều tiêng vào việc mua rạp chiếu phim gia đình, bởi vì bản thân tôi gần như không xem TV, kể cả có mua rồi sau này cũng rất ít xem, bởi vậy tôi liền thấy nó đắt, phí tiền. Nhưng nếu tôi là người thích xem phim thì có lẽ không những không thấy đắt, mà còn cho rằng nhất định phải mua loại tốt nhất, bởi vì ngàn vàng cũng khó mua được sự vui vẻ.
Nhiều khi chúng ta phản đối một chuyện không hẳn là vì chúng ta có lý, đôi khi chỉ vì chúng ta không hiểu hoặc không có hứng thú, nhưng lại dùng lập trường và sở thích của mình để phán đoán xem chuyện này có đáng hay không, song hành động này lại khiến người thân của chúng ta vô cùng thất vọng.
Một người vừa đau buồn vì cảm nhận của mình không được coi trọng, nhưng vẫn đối xử với người yêu của mình bằng phương thức tương tự, thậm chí khiến đối phương ngày càng thất vọng, thế rồi hai người dần xa cách mà không biết rốt cuộc vấn đề nằm ở đâu.
Đương nhiên điều này không có nghĩa là chúng ta phải thỏa mãn một cách vô điều kiện mọi yêu cầu của bạn đời.
Thứ nhất phải xem khả năng chấp nhận, nếu đối phương đưa ra một yêu cầu mà mình không thể đáp ứng, hoặc phải dốc hết sức lực mới làm được thì lại là chuyện khác; thứ hai phải xem phản ứng của đối phương, việc có đáp ứng yêu cầu của đối phương hay không không quan trọng, quan trọng là mình trân trọng cảm nhận của họ.
Khi đối phương đưa ra một yêu cầu mẫu thuẫn với mình thì chí ít cũng nên nghe thử suy nghĩ của họ, xem có biện pháp giải quyết tốt hơn hay không, chứ không phải vừa nghe xong đã vội phủ quyết hay thậm chí có phản ứng quá khích.
Từng có một người chồng đề nghị đổi xe mới, người vợ vừa nghe đã nổi giận:
“Bây giờ anh không có xe để đi à? Đổi sang xe gì? Anh chỉ biết sướng mình anh thôi, trong mắt anh còn có cái nhà này nữa không? Sau này còn nhiều việc cần đến tiền, không được mua xe mới.”
Đồng thời người vợ cũng dùng phương thức cực kỳ cay nghiệt – để cho chồng hiểu là nhu cầu của anh ấy ích kỷ và quá đáng tới mức nào.
Người chồng không nhắc tới chuyện mua xe mới nữa, khi những người đồng cấp trong công ty lần lượt đổi xe mới thì anh ấy vẫn lái chiếc xe cũ từ tám năm nay. Chuyện này trở thành một trong những nguyên nhân khiến anh ấy quyết định ly hôn.
Hai năm sau, anh ấy để hết tiền lại cho vợ rồi chọn ly hôn. Có người hỏi anh ấy có hối hận hay không, anh ấy nói anh ấy không hối hận, dù sao thứ mà vợ thích nhất là tiền chứ không phải anh ấy.
Tôi luôn thấy tiếc nuối vô cùng, nếu khi đó cô vợ kia hòa nhã nói với chồng:
“Em biết anh rất muốn đổi xe mới, nhưng em nghĩ giờ nhà mình nên tiết kiệm tiền, một thời gian nữa bọn mình hẵng mua xe mới, được không?”
Thì kết cục sẽ ra sao, nhưng tôi cũng hiểu, phương thức giải quyết vấn đề của mỗi người đều đã ăn sâu vào tiềm thức, không thể chỉ có lần này họ mới phản ứng như vậy, hơn nữa, trong cuộc sống không tồn tại chữ “nếu”.
Tiêu hết tiền thì có thể kiếm về, nhưng đánh mất trái tim thì thực sự là không còn nữa. Quan hệ tốt nhất chắc chắn là đối xử tốt với bạn đời, cũng đối xử với chính mình.