Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 11 - Phần 4

Tôi tuy là một thành viên của phái hữu phản cách mạng, nhưng thực tình khi thấy câu chuyện xoay chuyển một cách nhanh chóng quá như vậy, tôi cũng có phần nào kinh hoảng và bối rối. Tôi không ngờ câu chuyện lại xoay chuyển như vậy, tôi đã cố gắng trấn tĩnh để ông ta nói hết. Enukitchơ sau khi thấy tôi có vẻ lo lắng, ông ta tiếp tục nói: "Ông, rõ ràng là ông chưa đánh giá được hết sức mạnh của phái hữu ở trong nước, tổ chức và thành viên của phái hữu chúng tôi nhiều hơn nhiều so với dự đoán của ông", ông ta lại nói ngay: "Yacôta cũng là thành viên của chúng tôi, ông ta có điều kiện thuận lợi là có thể áp dụng các biện pháp trừng trị ngay những người nào trong mặt trận của chúng tôi mà lại phản lại chúng tôi. Điều này ông ta hoàn toàn có thể làm được với phạm vi quyền lực của ông ta."

Lúc đó tôi chưa biết trả lời thế nào về những lời nói của Enukitchơ, và ông ta cũng chưa nói hết, đành để đến hôm khác. Sau đó ít hôm, ông ta lại đến gặp tôi, lần này có cả Yacôta. Sau cuộc nói chuyện lần trước, lần này lại kéo thêm cả Yacôta chứng tỏ là rất quan trọng. Lần này ông ta chỉ nói đến công tác chuẩn bị sát hại Quibisep thôi. Tôi đã đồng ý tham gia vào sự kiện này. Sau đó sự việc phát triển rất nhanh, kết quả của cái gọi là chữa bệnh, sức khoẻ của Quibisep ngày một sa sút, đến khi Quibisep chuẩn bị đi công tác ở Trung Á. Enukitchơ lại gọi tôi đến và yêu cầu tôi là: "Trong thời gian đi công tác ở Trung Á cần phải mời bác sĩ của Mátxcơva, bác sĩ Lêôn sẽ đi lần này".

Quibisep khi ở Trung Á bị viêm họng, trong họng có những túi mủ, Quibisep không để bác sĩ Mátxcơva mổ, để bác sĩ địa phương Tácken mổ, cuộc mổ lần này thuận lợi, sau khi về tới Mátxcơva bệnh tình của Quibisep lại bắt đầu trầm trọng hơn, nhưng những bác sĩ đã từng khám bệnh cho ông ta vài ba lần đều cho rằng, tình hình sức khoẻ của ông ta có thể vượt qua được. Vì thế tôi đã dùng những lời nói của bác sĩ để động viên an ủi ông ta... cuối cùng thì tai hoạ cũng đã giáng xuống, hôm đó Quibisep đang làm việc, ông ta cảm thấy khó chịu, sắc mặt tái nhợt, rõ ràng đây là triệu chứng phát bệnh. Lúc đó là hai giờ chiều, ông ta về nhà, tôi liền gọi điện cho Enukitchơ nói là Quibisep đã về nhà rồi, bệnh của ông ta rất nặng. Lúc đó tôi đã khẳng định đây là kết quả của việc "chữa bệnh".

Enukitchơ bảo tôi phải bình tĩnh, làm theo yêu cầu của ông ta, không nên mời bác sĩ vội. Lúc đó đã qua khoảng mười lăm đến hai mươi phút. Quibisep lúc hai giờ thì về nhà, đến hai giờ ba mươi phút thì thần chết đã đến đón ông ta. Tôi nhận được điện thoại của người nhà Quibisep gọi tới, nói là bệnh của ông ta rất nặng, vì thế tôi đi gọi bác sĩ, nhưng khi bác sĩ đến thì Quibisep đã chết rồi, muộn quá rồi.

Tình hình thực tế là như vậy, tôi đã nói hết những gì có liên quan tới hành động khủng bố. Hành động khủng bố này là do Enukitchơ và Trung ương phái hữu Yacôta chỉ thị sắp xếp. Tôi đã tham gia vào hành động này, tôi có tội.

Toà án quân sự tối cao họp và đọc bản giám định y học. Bản giám định này viết theo hình thức hỏi đáp, người hỏi là Công tố viên nhà nước, người đáp là Giáo sư Buming một nhà hoạt động khoa học công huân. Dưới đây là trích đoạn của bản giám định y học có liên quan tới cái chết của Quibisep:

Hỏi: "Quibisep thường bị co thắt tim, động mạch xơ cứng có nên cho ông ta uống thuốc Dương địa hoàng với số lượng lớn và kéo dài như vậy không?".

Đáp: "Không, không thể".

Hỏi: "Uống dương địa hoàng với số lượng lớn, thời gian dài, (liên tục mấy tháng) có làm cho số lần co thắt tim nhiều hơn không?"

Đáp: "Đúng, có thể làm cho số lần co thắt tim nhiều hơn".

Hỏi: "Trong khi bệnh tim phát tác, có nên cho bệnh nhân đi bộ và leo cầu thang không? Có thể cứ để mặc cho người bị bệnh tim, mà không cho gọi bác sĩ được không?".

Đáp: "Tuyệt đối không thể được, mà còn phải cấm, vì nếu không sẽ dẫn tới tử vong, huống chi tình hình đó đã dẫn đến tử vong rồi".

Hỏi: "Căn cứ vào những tình hình đó có thể là xác nhận là phương pháp chữa bệnh cho Quibisep: là cố ý mưu hại làm cho ông ta chóng chết, để đạt mục đích này, các bị cáo đã lợi dụng sự hiểu biết về chuyên môn của mình, hơn nữa còn tìm mọi cách cố ý để Quibisep khi bị đau tim không cấp cứu kịp thời, được không?"

Đáp: "Thật thế, tuyệt đối là có thể cho là như vậy".

Tiếp đó, Kiểm sát trưởng Visensky trong lời khởi tố Quicôp và Bukharin đã tham gia vào việc mưu sát Kirốp, Mizenky, Goocki, con của Goocki và Quibisep. Visensky dùng những lời khai của các bị cáo để đánh một cách không thương tiếc đối với Yacôta, nói Yacôta đã dùng những thủ đoạn xảo trá đến cực điểm để giết người, theo lời vị Kiểm sát trưởng này, thì Yacôta là đại diện có trình độ cao nhất của "khoa học" trộm cướp, hắn

hơn cả những kẻ có tội ác thối tha nhất từ xưa tới nay. Visensky còn đưa ra hàng loạt những ví dụ về việc không cần đến những loại thuốc độc đặc biệt, mà vẫn làm cho người ta bị chết, nói tóm lại những ví dụ đó, là những kỹ xảo phạm tội. Visensky đầy bụng kinh luân nói một cách có sách vở rằng: Như mọi người đã biết Phêni đệ nhị đã từng sử dụng một loại thuốc độc ngay đến có nghiên cứu tỉ mỉ cũng không thể phát hiện được, loại thuốc độc đó được Phêni đệ nhị gọi là "Đi ngủ dài hạn đi", còn giáo hoàng Clêment đệ nhị đã bị chết, vì khói của cây nến độc, điều này mọi người cũng đã biết. Tiếp đó Visensky nói tới vụ án lớn Phêlaha. Phêlaha đã cho vật hy sinh của mình viêm màng niêm mạc dạ đầy mãn tính rồi chết. Vizenky còn nhắc tới vụ án của bác sĩ Phacme. Bác sĩ Phacme đã dùng loại thuốc làm bằng Asenic và Sitecning với khối lượng, mà y học cho phép để đầu độc chết vật hy sinh của mình.

Visensky đã đi quá xa đề mục, toàn lấy những kinh điển ra làm ví dụ, ông ta đã biến mình thành người thuộc lòng lịch sử của những tên tội phạm, với những âm mưu tàn nhẫn của các nước, ông ta khéo dẫn mọi người đến kết luận là những thủ đoạn mà bọn hung thủ thường dùng là bác sĩ và chữa bệnh, bề ngoài làm ra vẻ chữa bệnh, nhưng thực tế là nhằm đạt được mục đích tội ác của mình. Tiếp đó Visensky đã khéo liên hệ từ những câu chuyện từ đời thượng cổ với hiện tại, rồi nhân tiện nói tới những chi tiết mà bọn tội phạm giết người dùng để ám sát Yênôp. Vụ ám sát này cũng rất xảo quyệt bọn chúng dùng thủy ngân hoà tan trong acid để đầu độc bầu không khí trong phòng làm việc của Yênôp. Mà lúc đó Yacôta đã nhắc nhở là không dùng acid Sulfuric hoà tan thủy ngân, vì acid Sulfuric sẽ để lại dấu vết, có thể làm cháy rèm cửa sổ. Theo chỉ thị của Yacôta, những rèm cửa được ngâm vào trong acid đã hoà tan thủy ngân, như vậy Yênôp ở trong phòng thở hít không khí sẽ bị chết ngay.

Đây là một quỷ kế vô cùng xảo quyệt, hiểm độc, xấu xa, tồi tệ. Đây là quỷ kế do Yacôta bầy ra được những phần tử Trung ương phái hữu Trôtxki cho phép và tán dương. Âm mưu giết hại Misenky, Goocki và Quibisep cũng được bầy đặt tỉ mỉ và bố trí khéo léo. Công tố viên Visensky đã phẫn nộ, khảng khái vạch trần những hoạt động hai mặt, những hành vi vong ân bội nghĩa, giả nhân giả nghĩa của những tên bác sĩ xấu xa này. Visensky nói những tên đê hèn này, trong khi thực hiện những thủ đoạn hèn hạ đó, lại còn mặt dầy không biết ngượng đứng khóc bên giường của những vật hy sinh mà chúng gọi là "chữa bệnh" đó.

Ngày nay, nếu xem lại những bản tốc ký biên bản của toà án đó, thì bất giác cảm thấy mình như đang ở trong một vở kịch giả dối nổi tiếng. Bác sĩ Lêôn già nua đã nhận tội, cuối cùng ông ta đã đau khổ và tội nghiệp, hối hận là đã phạm tội..., ông ta xin toà hãy tha cho mạng sống của ông ta. Giáo sư Pơlêtơniôp hoàn toàn thừa nhận những hành vi tội lỗi của mình, ông là một nhà khoa học nổi tiếng thế giới, một người cần cù chăm chỉ, tuy ở trong tù nhưng cũng phát huy được cái học vấn của mình. Trong thời gian bị giam cầm, chờ ngày xét xử với việc thông thạo bốn ngoại ngữ, ông đã viết được một chuyên đề học thuật dài mười đến mười hai trang. Macsimôp Quicôpky tỏ ý tiếp nhận những trừng phạt đáng có, cuối cùng ông ta đã tự nhận mình có tội phản lại lợi ích của Đảng và lợi ích của Tổ quốc, mà những lợi ích đó, ngay từ khi ông mới mười tám tuổi, ông đã ra sức bảo vệ vì thế ông đã chiến đấu chống lại bọn bạch phỉ và đã bị chúng bỏ tù.

Hai mươi mốt giờ hai mươi lăm phút ngày 12 tháng 3 năm 1938, ủy ban quân sự rời toà vào phòng luận tội, để ra phán quyết. Đến bốn giờ sáng ngày 13 tháng 3 thì họp xong. Thực tế thì đúng như ngày nay chúng ta đã biết, hội nghị (luận tội) chỉ là hình thức, còn phán quyết thì đã được làm từ trước khi mở phiên toà và đã được làm tại văn phòng của cấp cao hơn nhiều rồi. Hai ngày sau khi đọc phán quyết, phán quyết đã được thi hành.

Nửa thế kỷ sau, tháng 1 năm 1988 Nicôncôp tổng kiểm soát trưởng của Liên Xô lúc đó đã không tin vào vụ án này, trước đó, tức năm 1985 Hội nghị của Toàn thể Toà án tối cao Liên Xô đã phán quyết bãi bỏ vụ án này, và không lập án với nhiều bị cáo trong vụ án này. Trong đó có Giáo sư Pơlêtơniôp, của Sở nghiên cứu chẩn đoán công năng. Ông cũng như nhiều người bị hãm hại một cách vô cớ khác đã được triệt để minh oan. Nhưng Lêôn và Macsimôp Quicôpky lại không được ai rửa cái tội xấu xa là "bỏ thuốc độc", mặc dù việc khởi tố họ rõ ràng là vu cáo. Phía Nhà nước vẫn cho rằng, họ có tham gia vào việc mưu hại Quibisep nên đã bị xử tử.

Nicôncôp, Tổng kiểm soát trưởng không tin vào vụ án là vì ông cho rằng, việc khởi tố các bác sĩ và những người khác bầy mưu hãm hại Quibisep chỉ dựa vào những lời khai của bị cáo, dùng tư liệu của bản án này để khởi tố là không đúng, bản phán quyết của Toà án quân sự tối cao Liên Xô cũng không nói lên được chứng cứ nào. Bản khởi tố lại lấy những lời khai của bị cáo để dẫn chứng trong khi lại không có những chứng cứ khác thì không thể là lý do để khởi tố được.

Qua ý kiến của Nicôncôp, Tổng kiểm soát trưởng có thể đưa đến kết luận là: Dự thẩm vụ án Trung ương các phần tử phái hữu Trôtxkit, đã phá hoại một cách thô bạo pháp chế Xã hội chủ nghĩa, nhiều biên bản thẩm vấn bị cáo, biên bản đối chất, và những văn kiện khác có liên quan đến trình tự tố tụng đều là nguỵ tạo. Chúng đã dùng các thủ đoạn uy hiếp, bạo ngược, lừa dối để ép bị cáo làm chứng giả cho mình và cho người khác... không những biên bản thẩm vấn và biên bản nhận tội đã được làm sẵn từ trước, mà còn bị sửa đổi một cách tuỳ tiện.

Phó ủy viên ủy ban nhân dân nội vụ Liên Xô trước đây Phênynôpky vì ngụy tạo nhiều vụ án hình sự và trấn áp người với quy mô lớn, nên ngày 3 tháng 2 năm 1940 đã bị toà án xét xử. Trong bản thanh minh của ông ta ngày 11 tháng 4 năm 1939 có nói: Những người công tác trong ủy ban nhân dân nội vụ Liên Xô sẵn sàng để cho những người bị bắt đối chất, để có thể thảo luận một số vấn đề gì đó và thảo luận việc nên trả lời những vấn đề đó như thế nào. Công tác chuẩn bị sẵn sàng là đọc những lời khai của họ trước đây, đọc những tài liệu có liên quan với người dối chất, sau đó Yênôp gọi những người đó đến chỗ của mình, hoặc ông ta tự đến phòng của các nhân viên trinh sát, hỏi những người bị xét hỏi xem có thừa nhận những lời khai của mình không, Yênôp hình như còn nhân tiện nói với những người bị xét hỏi là khi đối chất có thể có cả những thành viên của chính phủ cũng có mặt. Nếu những người bị bắt cự tuyệt không thừa nhận những lời khai của mình, thì Yênôp sẽ gọi ngay những nhân viên trinh sát tới chỉ thị cho họ hãy làm cho những người bị bắt "nhớ lại", tức là phải làm cho những người bị bắt thừa nhận những chứng cứ nguỵ tạo trước đó.

Họ làm thế nào để có được những chứng cứ giả tạo, điều này có thể đoán được qua bản tuyên bố của Giáo sư Pơlêtơniôp. Pơlêtơniôp sau khi bị tuyên án tù hai mươi lăm năm, ông bị tù ở nhà tù Phêlakimia. Ngày 10 tháng 12 năm 1940 trong bản tuyên bố gửi Bêria, ủy viên nhân dân, ủy ban nhân dân nội vụ lúc đó có nói: "Vì bản khởi tố tôi hoàn toàn là ngụy tạo, vì bạo lực và lừa dối nên tôi bị ép phải "thừa nhận"... mỗi lần thẩm vấn kéo dài 15 đến 18 tiếng đồng hồ, bị mất ngủ, bị bóp cổ, bị đánh đập thậm tệ không thể chịu nổi. Những cái đó làm cho tâm lý tôi thất thường, lúc đó tôi không ý thức được tôi đang làm gì. Tôi khẳng định là tôi không hề có liên quan tới bất cứ một tổ chức khủng bố nào. Trước đây tôi đã nói thế, và bây giờ tôi cũng vẫn nói thế... tôi không thể chết một cách mờ ám. Tôi tuyên bố với toàn thế giới là tôi không có tội. Người không có tội mà bị xử tội chết thì thật khó chịu..."

Pơlêtơniôp ngày 26 tháng 5 năm 1940 viết bản trần thuật cho Kiểm sát trưởng lúc đó là Visenky nói: Lúc tôi không chịu khuất phục, thì một người trinh sát nói với tôi:"Nếu những người lãnh đạo tối cao cho rằng anh sai, thì dù anh có đúng 100 %, thì anh vẫn là sai hoàn toàn". Ngày 15 tháng 1 năm 1941 Pơlêtơniôp đang tuyệt vọng đã viết cho Vôrôsilôp một lá thư nói: Tôi vì bị liên luỵ Bukharin, nên bị tù 25 năm, như vậy có nghĩa là thực tế tôi phải ở tù suốt đời trong cái nhà mồ này... người đời chửi rủa, nào tử hình, nào bóp cổ, không được ngủ (trong suốt năm tuần lễ mỗi ngày chỉ được ngủ hai đến ba tiếng) người ta xé rách cổ họng tôi, ép tôi phải nhận, rồi còn bị đánh đập bằng gậy cao su... tất cả những thứ đó giáng xuống đầu tôi, khiến tôi bị tê liệt nửa người. Những kẻ tiểu nhân bỉ ổi và độc địa đó khiến tôi kinh tởm. Đề nghị ông làm thế nào để Liên Xô chúng ta cũng có chân lý như những nước văn minh khác. Chân lý được lan tỏa khắp nơi.

Đúng, chân lý đã được soi dọi, ngày 4 tháng 2 năm 1988, Hội nghị của toàn thể Tòa án tối cao Liên Xô đã xoá bỏ những phán quyết của Tòa án quân sự tối cao 13 tháng 3 năm 1938 đối với Bukhanin, Quicôp và những bị cáo khác trong đó kể cả Lêôn, vị bác sĩ đã "đầu độc", Kachacôp và Macsimôp Quycôpky thư kí cua Quibisep. Toà án chung thẩm sau khi xem xét thảy rằng trong các hành vi của các bị cáo không có yếu tố phạm tội.

Vậy Stalin tại sao lại cần phải có nhận xét là Quibisep, Mizenky, Goocki và con của Goocki bị thuốc độc giết hại? Tướng Aurốp người của ủy ban nhân dân nội vụ trước đây cho rằng, Stalin lợi dụng vụ án "Liên minh phái hữu Trôtxkit" chống Liên Xô để đả kích

những nhà phê bình nước ngoài, những nhà phê bình này cứ ngoan cố đưa ra một câu hỏi giống như thế. "Trong hai vụ án đầu tiên của Mátxcơva, cứ nhấn mạnh có mấy chục tập đoàn khủng bố có tổ chức chặt chẽ, nhưng các hành động khủng bố của chúng, chỉ duy nhất có một lần thành công thôi. Có phải là ám sát Kirốp? Nên giải thích sự thực này như thế nào?"

Đúng thế, đây chỉ là sự thực của một lần hành động ám sát, nó quá bé nhỏ so với cả một kỳ quan tố tụng với quy mô kếch sù. Muốn trả lời một cách mạnh mẽ bọn khiêu chiến, Stalin cần phải nói lên tên của những người lãnh đạo nằm trong tay của những kẻ âm mưu. Sau một hồi suy nghĩ Stalin đã nhậy bén, giải quyết được ngay vấn đề này. Trong những năm từ 1934 -1936, mấy vị hoạt động chính trị nổi tiếng của Liên Xô do tuổi tác đã chết một cách tự nhiên, trong số đó có người rất nổi tiếng là Quibisep ủy viên Bộ chính trị và Misenky, Chủ tịch Tổng cục bảo vệ chính trị quốc gia, cùng tạ thế trong thời gian đó còn có cả Goocki và người con của Goocki là Macsim Pếtsơcôp. Stalin đã quyết định lợi dụng cái chết của bốn người này để thực hiện ý đồ của mình. Mặc dù Goocki không phải là thành viên của chính phủ, và cũng không phải thành viên Bộ chính trị, nhưng Stalin vẫn muốn tô vẽ ông ta trở thành vật hy sinh của những hoạt động khủng bố của bọn âm mưu. Stalin muốn làm cho nhân dân phẫn nộ và căm thù bọn âm mưu.

Ba vị bác sĩ nổi tiếng chữa bệnh cho Quibisep, Misenky và Goocki, cấp trên đã quyết định giao ba người này cho các nhân viên trinh sát Bộ ủy ban nhân dân nội vụ. Nhưng ba vị bác sĩ nổi tiếng này không phải là Đảng viên, nên kỷ luật của Đảng không thể áp dụng đối với họ. Họ luôn tuân theo đạo đức của giai cấp tư sản kiểu cũ, họ coi việc “không giết người, không làm chứng cứ giả tạo" là khuôn vàng thước ngọc cao hơn những mệnh lệnh của Bộ chính trị. Yênôp xét thấy như vậy. Nên ông ta quyết định trước hết phải đánh đổ ý chí của một bác sĩ nổi tiếng, rồi sau đó lợi dụng lời khai của vi bác sĩ này, để làm áp lực đối với hai vị bác sĩ còn lại.

Tướng Arcôp cho rằng, Yênôp cuối cùng đã chọn Giáo sư Pơlêtơniôp ông là một chuyên gia tim mạch nổi tiếng nhất Liên Xô, tên của ông được nhiều viện y học và các tổ chức chữa bệnh lấy để đặt tên. Để dìm uy tín của Pơlêtơniôp xuống bùn đen trước khi điều tra, Yênôp đã dùng một chiêu rất thâm độc. Một cô gái trẻ với danh nghĩa là người ốm đến nhờ Giáo sư chữa bệnh, người con gái này thường được bộ ủy ban nhân dân nội vụ dùng để chuốc rượu lôi kéo những nhân viên công tác của các đoàn đại biểu nước ngoài, sau một vài lần đến nhờ Giáo sư chữa bệnh, cô ta làm toáng lên, rồi đi kiện với cơ quan kiểm soát, nói là ba năm trước Pơlêtơniôp khi khám bệnh cho cô ta đã lên cơn dâm loạn, nhẩy vào ôm cô ra, rồi cắn vào vú cô ta.

Pơlêtơniôp bưng bít, không biết là cô gái này là do bọn ủy ban nhân dân nội vụ ngầm sai tới, và cũng không biết tại sao cô ta lại vì cớ gì mà bêu xấu mình như vậy, ông cảm thấy rất khó hiểu. Ông muốn đối chất để có thể từ miệng cô gái tìm ra được cái gì để giải thích cho cái hành vi quỷ quái này chăng, nhưng cô gái vẫn cứ nhất mực nói ra những điều cô gái đã nói. Lúc đó các tờ báo lớn hầu như ngày nào cũng đáng những bản quyết nghị của các tổ chức y tế ở các tỉnh thành phố lên án Pơlêtơniôp, chỉ trích Pơlêtơniôp bôi nhọ sự nghiệp y học Xô Viết. Trong những bản quyết nghị loại đó đều có chữ ký của các bạn bè và học sinh của Giáo sư. Đó chính là hiệu quả mà Bộ ủy ban nhân dân Bộ Nội vụ muốn có. Pơlêtơniôp bị chỉnh không mở mày mở mặt được, thậm tệ đến mức, thân bại danh liệt. Đúng lúc này, ông lại bị giao vào tay các trinh sát của Bộ ủy ban nhân dân nội vụ, ở đây có biết bao sự việc còn tệ hại hơn đang chờ đợi ông - ông bị gán tội đồng phạm trong vụ án "bác sĩ mưu sát" do Yacôta sắp đặt và Lêôn là thủ phạm.

Trong câu chuyện truyền kỳ do Yênôp biên soạn thì Yacôta đã gọi các bác sĩ đến phòng làm việc của ông ta để uy hiếp, ép họ phải dùng phương pháp không chính đáng để đưa người bệnh nổi tiếng của mình đến chỗ chết, vì sợ Yacôta nên các bác sĩ đã đồng ý.

Tướng Aurôp viết: "Câu chuyện truyền kỳ này hoang đường tới mức chỉ cần nêu một câu hỏi, cũng đủ làm cho nó bị phá sản. Câu hỏi đó là, tại sao các bác sĩ được người ta kính mến này, lại phải mưu sát theo yêu cầu của Yacôta? Các bác sĩ có thể kịp thời báo cho người bệnh có quyền lực của mình biết về âm mưu của Yacôta, những người bệnh này có thể báo ngay cho Stalin và chính phủ biết. Ngoài ra các bác sĩ không những có thể báo cho những người mà Yacôta chỉ định giết chết biết về sự cấu kết của hắn mà họ còn có thể trực tiếp báo cho Bộ chính trị biết nữa. Pơlêtơniôp có thể báo cáo với Môlôtôp, còn Lêôn làm việc ở trong Điện Kremli có thể trực tiếp báo cáo được với Stalin".

Visinky căn bản không đưa ra được một chứng cứ nào đối với các bác sĩ. Đương nhiên là, tự các bác sĩ cũng có thể dễ dàng đánh đổ việc khởi tố của vụ án mưu sát này. Thế nhưng trước Tòa họ lại phụ họa với Visinsky và họ lại nói đúng là họ đã kê đơn thuốc theo chỉ ý của người lãnh đạo âm mưu, tuỳ liều lượng thích hợp, nhưng phương pháp dùng thuốc của mình lại làm cho người bệnh của mình chóng chết hơn. Các bị cáo lúc đó không thể khai thác được vì có người đã ngầm báo với họ là việc cứu họ không phải là phủ nhận rằng, mình không có tội, mà ngược lại là phải nhận hết tội và hối hận.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3