Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 11 - Phần 1

CHƯƠNG 11

MỘT TRÁI TIM MẠNH KHOẺ

Cuộc
mưu sát "Y học" - câu chuyện thần thoại đã kéo dài nửa thế kỷ - bệnh
tim không ai biết - tin đồn dồn dập - viêm họng hay mệt mỏi quá độ - những tin
đồn khó tưởng tượng - lộ rõ chân tướng.

Đại
hội đại biểu Xô Viết lần thứ VII của Liên Xô dự định khai mạc vào sáu giờ tối
ngày 25 tháng 1 năm 1935. Các đại biểu trong mấy ngày vừa qua lục tục đến
Mátxcơva đã được trang hoàng rực rỡ của ngày hội. Mặc dù tiếng cười nói nhộn
nhịp của những người ra ga đón các đại biểu, từ các nơi về Mátxcơva, nhưng tâm
tình của mọi người vẫn có vẻ bàng hoàng lo lắng. Cả Mátxcơva từ tháng 12 năm
ngoái tới nay vẫn chưa thể hồi tỉnh trong tiếng súng ở cung Sưmônưi. Vụ án mưu
sát Kirốp đã gây ra biết bao tin đồn, một đồn mười, mười đồn trăm, khiến người
ta hoang mang lo sợ.

Các
đại biểu từ các nơi về Mátxcơva họp, nhân dịp đã tranh thủ thời gian tìm đến
các ủy viên nhân dân để bàn những công việc còn dang dở, vì thế những người của
văn phòng ủy ban bận rộn tối mắt tối mũi, không có lúc nào được nghỉ, ngay cả
buổi tối cũng vậy. Vì vào buổi tối, những người công tác ở các tỉnh xa, tin tức
không nhậy bén, thường tụ tập nhau ở văn phòng, rồi tìm những người bạn quen
của mình ở Mátxcơva rủ nhau tới uống trà. Câu chuyện của họ thường là vấn đề
tiếng súng ở cung Sưmônưi khiến người ta hoang mang lo sợ.

Tên
của hung thủ đã được công bố. Hai tuần trước đã đăng báo khởi tố và bản phán
quyết của ủy ban quân sự toà án tối cao Xô Viết. Lúc đó rất ít người biết rằng,
hai văn bản này đều do Stalin tự tay phê duyệt. Điều này đã được xác định sau
khi đã tiến hành giám định bút tích, và sau đó còn biết thêm bản phán quyết đã
được in sẵn ở Mátxcơva sau đó chuyển xuống Lêningrát vì hội nghị bí mật của ủy
ban quân sự họp tại Lêningrát, vì thế chứng minh rằng: Số phận của các bị cáo
hoàn toàn là do nơi khác điều khiển. Song song với thời gian thì quá trình của
việc Stalin tự mình dự thẩm và thẩm lý vụ án của toà án cũng dần trở thành sự
thật không cần phải tranh cãi.

Nhưng
tháng 1 năm 1935 lúc đó chưa ai biết. Lúc đó ủy ban quân sự phán xử tử hình
toàn bộ 14 bị cáo, và đã thi hành ngay một giờ, sau khi tuyên án. Phán quyết
này lúc đó được hoan nghênh nhiệt liệt. Cả nước đã dấy lên phong trào quần
chúng, người lao động mít tinh, biểu tình thông qua quyết nghị, ủng hộ những
biện pháp chính đáng trừng trị bọn hung thủ xấu xa đó, phẫn nộ lên án những
hành động tanh máu của bọn phỉ Zinôviép. Lúc đó chưa chắc có ai nghi ngờ có
phải đúng là phần tử Zinôviép giết Kirốp không.


Stalin muốn làm cho dư luận xã hội, nhất là các tổ chức Đảng, ở các cấp tin chắc
là những phần tử Zinôviép có những hành động khủng bố nên đã làm rất nhiều
việc. Khi các đại biểu tham dự Đại hội lần thứ VII Xô Viết ngồi uống trà với
các bạn của mình ở Mátxcơva, thì cơ quan thông tin cơ yếu của Điện Kremli đang
phân phát cuốn "Tài liệu về việc mưu sát đồng chí
Kirốp".
Ở các Nước cộng hoà và các khu vực biên cương. Cuốn tài
liệu này gồm những biên bản hỏi cung thẩm vấn Leonit Nicôlaiep cùng các bị cáo
và những nhân chứng khác, là những tài liệu do Acolanôp, Phó ủy viên nhân dân
Bộ ủy viên nhân dân nội vụ Liên Xô chủ biên vụ án mưu sát Kirốp định kỳ nộp cho
Stalin. Các đại biểu trước khi đến Mátxcơva cũng đã đọc bức thư mật của ủy ban
Trung ương Đảng Cộng sản (B) gửi cơ quan Đảng các địa phương đề ngày 18 tháng
1. Bức thư này do chính tay Stalin viết, với tựa đề "Bài học từ sự
kiện có liên quan tới việc mưu sát một cách độc địa Kirốp".

Trong
thư, Stalin đại biểu ủy ban Trung ương Đảng lên án tất cả những phần tử Zinôviep
"Chúng đi theo con đường hai mặt, chúng dùng những thủ đoạn hai mặt để
làm thủ đoạn chủ yếu đối phó với Đảng... mới đầu chúng đi theo con đường của
những phần tử bạch phỉ phản cách mạng, làm gián điệp và chui vào đảng, đó là
những con đường mà bọn gian tế thường dùng".
Trong thư Stalin còn
trực tiếp ra lệnh bắt những phần tử Zinôviep, ông viết: "Đối với những
phần tử hai mặt thì không thể chỉ khai trừ khỏi Đảng, mà còn phải bắt và cô lập
chúng để ngăn chặn chúng phá hoại uy lực của Nhà nước chuyên chính vô
sản".
Những chỉ thị này của Stalin trong bức thư mật đã xúc phạm
thô bạo pháp chế, từ đó đã dẫn tới phong trào đàn áp với quy mô lớn. Đối tượng
đàn áp không chỉ là phái đối lập trước đây, mà còn có cả các cán bộ lãnh đạo và
quần chúng vô tội nữa.

Ngay
từ tháng 12 năm 1934 Ephutôkimôp, Bakhaep, Salôp và Khucơlin đã bị bắt ở
Mátxcơva rồi áp giải đến Lêningrat. Không chịu nổi sự tra tấn tàn bạo, họ phải
thừa nhận mình là nòng cốt của cái gọi là "Trung ương
Mátxcơva".
Khi Zinôviép và Camichep bị vào tù thì hàng ngàn gia
đình cũng hoang mang lo sợ. Vì vừa nói hôm qua họ là bạn của nhau, đến nhà nhau
chơi, cùng nhau đi nghỉ mát, chỉ qua một đêm, đã trở thành nghi kỵ nhau. Trước
đây là những người bạn tâm tình nay đã trở thành dè chừng cảnh giác lẫn nhau,
nghi ngờ lẫn nhau.

Những
phát hiện mới chỉ qua một đêm, đã làm cho người ta phải khiếp vía, khi nghe nói
có những phần tử hai mặt nguỵ trang, mọi người ai nấy đều dè chừng, nhìn đoàn
đại biểu Lêningrát, với con mắt nghi ngờ. Các đại biểu của Lêningrát bị cô lập.
Khi họ đến bàn đăng ký làm thủ tục, không còn thấy những người chụp ảnh xúm vào
chụp họ như trước đây nữa, trong khi đó những đại biểu của những thành phố nhỏ,
không có tiếng tăm gì thì lại trở thành đối tượng săn ảnh của các nhà báo. Đúng
thế các nhà báo họ rất nhậy cảm, họ là những người đầu tiên nắm được hướng gió,
họ đã kịp thời lái thuyền đúng theo chiều gió. Khi các đại biểu đến nhà ăn, họ
thì thầm với nhau "Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (B) đã
dự thảo quyết đinh cưỡng chế hơn một ngàn người Lêningrát phải rời khỏi thành
phố", "Không, họ không gặp phải số phận không may của một ngàn người
bị bắt sau ngày 1 tháng 12 năm 1934. Vì một ngàn người này bị vu là tham gia
vào hoạt động phản cách mạng, còn hơn một ngàn người này chỉ bị tước quyền được
sống ở Lêningrát thôi. Vì họ bị coi là người không đáng tin cậy".
Trong
tình trạng như thế thì các đại biểu của Lêningrát càng ngày càng cảm thấy bị xa
lánh, mặc dù họ không có liên quan gì tới vụ thảm án ở Cung Sưmônnưi, nhưng dư
âm của sự kiện này, vẫn cứ giáng xuống đầu họ. Mọi người đều muốn qua những
khuôn mặt thật thà của những vị đại biểu tỉnh ngoài này có thể thấy được những
manh mối nào đó có liên quan tới vụ án, nhưng đã tốn công vô ích.

Nhưng
rồi cũng có một lần các đại biểu của Lêningrát hầu như đã trút được gánh nặng,
đã yên tâm hơn. Đó là vào hôm khai mạc Đại hội. Đó là Hội nghị của Đảng Đoàn
cộng sản vừa kết thúc, nhưng chưa tới giờ khai mạc Đại hội, mọi người đi tới
quầy bar, ở đó những đại biểu của Lêningrát đang sôi nổi bàn tán về một nguồn
tin làm họ thích thú, tin này lan nhanh sang cả những người ngồi bàn bên cạnh.
Hoá ra vụ án mưu sát Kirốp đã ngừng điều tra, vì người cảnh vệ Boritsôp đã
chết, những người công tác trong bộ ủy viên nhân dân nội vụ bị bắt ngày 2 tháng
1 năm 1934 cũng đã được thả, họ đáng lẽ phải giải Boritsôp đến cho Stalin thẩm
vấn. Khi Kirốp bị giết, thì Boritsôp đang làm cảnh vệ. Việc Boritsôp chết đột
ngột và hiện trường khiến người ta nghi ngờ là Boritsôp cũng bị những kẻ âm mưu
giết hại, mà cái xe chở Boritsôp đến chỗ Stalin trên đường bị tai nạn cũng rất
đáng ngờ. Như mọi người đã biết chiếc xe chở Boritsôp đang đi trên đường ô tô
dừng lại rẽ sang đường người đi bộ, nên đã đâm vào tường của một toà nhà,
Boritsôp ngồi ở trong xe đã bị thương vào đầu hôn mê rồi chết tại chỗ.

Lúc
đó, những người ngồi cùng trên chiếc xe tải chở Boritsôp đều bị bắt. Yênôp,
Acơlanôp và Khơsanlep đích thân đứng ra thẩm vấn họ. Những người thẩm vấn hy
vọng là họ thừa nhận Boritsôp bị mưu sát, nhưng hy vọng của họ cũng trở thành
hão huyền. Cuchin người lái xe và Mali trinh sát của cảnh sát hình sự ngồi bên
cạnh. Cuchin trước sau vẫn cứ nhắc lại lời khai của họ lúc ban đầu là ô tô đang
đi đột nhiên rẽ bên phải ngoặt sang phía đường người đi bộ, phía phải của ô tô
va vào ngôi nhà, kết quả Boritsôp chết ngay tại chỗ. Các nhân viên công tác của
Bộ ủy viên nhân dân nội vụ ngồi cùng xe cũng chứng thực như thế. Khơrutchicôp
một cảnh sát đang đứng gác ở hiện trường lúc đó cũng chứng thực như vậy. Các
tài liệu giám định kỹ thuật cũng chứng minh lời khai của những người làm chứng.
Qua giám định cho thấy nguyên nhân của tai nạn là do nhíp bánh xe trước có sự
cố. Giám định pháp y cũng xác nhận Boritsôp chết do bị thương vào đầu vì tai
nạn xe ô tô.

Như
vậy có nghĩa là Boritsôp chết do tai nạn ô tô, mà nguyên nhân là do ô tô có sự
cố, như vậy là không có âm mưu khử Boritsôp? Cũng có thể là Boritsôp cũng bị
lôi cuốn vào tập đoàn phạm tội Zinôviép? Các đại biểu của Lêningrát đang chuẩn
bị thở phào nhẹ nhõm. Vì Mali,Cuchin, Vênôlatôp đều đã được tha, thì họ không
còn bị nghi ngờ gì nữa. Cấp trên cũng sẽ không truy xét bọn"đồng mưu” nữa,
sẽ không có ai bị bắt thêm nữa,nhưng sự đời lại không như mong muốn. Đoàn đại
biểu của Lêningrát đã tốn công vô ích trong việc hy vọng để tự an tủ mình. Hơn
hai năm sau tức tháng 6 năm 1937 Mali,Cuchin, Vênôlatôp và những người áp giải
Boritsôp đi đến cung Sưmônnưi đều bị bắt. Cuchin không chịu nổi tra tấn đã phải
nhận là Mali đã cướp tay lái của anh ta, rồi lái xe đâm vào nhà. Mali và
Vênôlatôp mới đầu còn phủ nhận, không có chuyện đó nhưng sau khi bị tra tấn
cũng đã phải khuất phục thừa nhận là tai nạn ô tô được bố trí từ trước, mục
đích là khử Boritsôp. Sau đó Vênôlatôp trong khi được xét xử đã phản cung, nói
mình không có tội trong cái chết của Boritsôp. Mặc dù vậy Mali, Vênôlatôp và
những người áp tải Boritsôp tuy không có cái gì dính dáng tới cái chết của
Boritsôp cũng đều bị xử tử. Mãi tới sau Đại hội Đảng lần thứ XX mới có người
nêu thắc mắc, nói Stalin dùng cách nào để xoá hết dấu vết, khử tất cả những
người biết về vụ mưu sát Kirốp. Còn vụ mưu sát Kirốp lại chính là các cơ quan
Bộ ủy viên nhân dân nội vụ tổ chức thực hiện theo chỉ thị trực tiếp của vị lãnh
tụ vĩnh viễn của các dân tộc. Nhưng bất kể là có nghi ngờ gì, thì sự thực vẫn
là cái chết của Kirốp, đã làm cho chỉ ở thành phố Lêningrát và quận Lêningrát
đã có tới 9 vạn người bị liên luỵ. Sự thực vẫn là sự thực.

Đó
là tại sao khi Kremli triệu tập các đại biểu về họp Đại hội Xô Viết lần thứ
VII, khi họ được tin đồng chí Quibisep đột nhiên tạ thế, họ liền cảm thấy cái
nguyên nhân đã làm cho cái khung cửa lớn của Điện Kremli bị lắc lư sụp đổ trong
tiếng gào thét của sự hoảng sợ. Lúc đó Đại hội tuyên bố. Đáng lẽ đồng chí
Quybisep Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Nhân dân Liên Xô, Phó Chủ tịch thứ nhất
Ủy ban Lao động Quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban Kiểm sát Xô Viết, Ủy viên Bộ chính
trị, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (B) đọc báo cáo ngày hôm nay,
nhưng vì đột nhiên tạ thế nên phải bỏ. Đồng thời hầu như không ai tin rằng ông
ta chết một cách tự nhiên. Vì nghi có những hoạt động phá hoại và gián điệp
khủng bố điên cuồng như vậy nên trong đầu óc mọi người nghĩ là kẻ địch còn lẩn
khuất chưa bị vạch mặt, không còn nghĩ gì khác. Họ bắt đầu suy đoán, rút cục là
kẻ nào, chấp hành mệnh lệnh của ai? Ngày 1 tháng 12 Kirốp bị ám sát chưa đến
hai tháng sau lại một người nữa bị giết. Ngoài Trôtxki, Zinôviép thuê mướn bọn
đao phủ ra, còn ai vào đây nữa. Vì Trôtxki không thể buông tha cho đồng chí
Quybisep, vì Quibisep rất căm thù đến tận xương tận tủy đối với kẻ thù của
đường lối chung của Đảng. Chúng bắt đầu trả thù, vì đồng chí Quibisep rất giỏi
đánh bại những kẻ muốn làm tan rã Bônsêvích, rất giỏi vạch mặt những kẻ muốn
làm lung lay lòng tin của Đảng và giai cấp công nhân đối với việc giành thắng
lợi của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Quibisep không đội trời chung với bọn phản
bội xấu xa, ông có thể đứng lên vạch rõ bộ mặt thật của chúng ở Đại hội Đảng, ở
trong các cuộc họp của các đại biểu và ở trong các cuộc mít tinh của những
người lao động, vì thế chúng bắt đầu trả thù.

Chúng
rất sợ Quibisep vì Quibisep là một nhà chính luận thiên tài, một nhà diễn
thuyết tài ba. Những cuộc luận chiến của Quibisep nhằm thẳng vào bọn chúng, vì
thế bọn chúng tìm mọi cách để gạt bỏ mọi chướng ngại này. Bọn chúng đã ấp ủ một
kế hoạch hành động đáng sợ, và nhân một số sự kiện có liên quan tới cái chết
của Kirốp, bọn chúng muốn đẩy nhanh kế hoạch hành động. Ngay từ thời nội chiến,
Quibisep và Kirốp đã là những người bạn thân thiết của nhau. Kirốp chết khiến
Quibisep rất đau buồn, vì thế Quibisep không thể khoanh tay ngồi nhìn bọn đê
hèn ám sát Kirốp, thực tế là chúng đã tự kết luận về hành động của chúng, ông
đã phát biểu như vậy tại Đại hội đại biểu Xô Viết quận Mátxcơva tháng 1 năm đó,
bọn chúng đã trở thành kẻ chấp hành trực tiếp nhiệm vụ phản cách mạng quốc tế,
hành động phản bội đê hèn của chúng sẽ đi vào ngõ cụt. Quibisep chỉ ra rằng
thắng lợi thực sự là thắng lợi giành được trong cuộc đấu tranh gian khổ lâu dài
với kẻ thù của giai cấp và bọn chó săn của chúng. Những kẻ cơ hội"phái hữu
"phái tả". Quibisep nói: Không thể để một phút
nào lơ là cảnh giác giai cấp. Chính vì thế nguyên tắc lãnh đạo của chúng ta, là
từ nay về sau cần phải tăng cường cảnh giác giai cấp, đoàn kết chặt chẽ hơn nữa
xung quanh đồng chí Stalin và Đảng. Những lời nói đó của Quibisep đã làm cho
những phần tử Trôtxki, Zinôviép cảm thấy người của mình đã bị vạch mặt và đang
có nguy cơ bị trừng trị, vì thế chúng đã vội vàng hạ thủ người bạn chiến đấu
trung thành của đồng chí Stalin.

Lúc
đó nếu không phải là tất cả thì cũng là đa số người có suy nghĩ như vậy, vì mọi
người đều bắt buộc phải suy nghĩ theo đúng hướng mà người thầy vĩ đại đã đề ra.
Quibisep cũng không phải ai khác, ông đã ra sức làm tốt người trợ thủ của
Stalin. Lãnh tụ vừa tuyên bố chân lý không thể nào phá vỡ nổi, thì Quibisep
liền đưa ra căn cứ lý luận. Việc xây dựng Xã hội chủ nghĩa muốn tiến hành thuận
lợi thì cuộc đấu tranh giai cấp càng gay go quyết liệt. Cái lý luận về đấu
tranh giai cấp gay go quyết liệt đó ngay từ năm 1929 đã bị phê bình công khai.
Người phê bình lý luận này không phải ai khác mà chính là Bukharin. Bukharin
nói, người đề ra lý luận này là đồng chí Stalin, còn người phát triển và đi sâu
một cách thiên tài lý luận này là đồng chí Quibisep. Chính vì thế mà số báo ra
ngày 26 tháng 1 cáo phó của Chính phủ về nguyên nhân cái chết đột ngột của
Quibisep, người ta cảm thấy rất lạ. Cáo phó nói, nguyên nhân chết là do tim bị
sơ cứng. Kết quả chẩn đoán này không giống với những gì người ta tưởng tượng là
cần phải không ngừng nâng cao cảnh giác mà biến thành cuồng nhiệt được.
Quibisep một nhân vật khiến kẻ thù của Đảng phải khiếp sợ đã bị chết vì một
bệnh tim thông thường, nói như vậy khiến người ta không thể lọt tai được. Không
có những chi tiết báo thù rùng rợn, không có những kẻ âm mưu bị tố giác, không
có hung thủ giả trang làm bạn bè mà thực tế là hung thủ đã được cài cắm từ
trước, cũng không có cạm bẫy tài tình nào, đã được bố trí sẵn. Mọi việc đều có
vẻ bình thường đến mức người ta không thể tin những điều đã nói trong cáo phó.
Bình thường thì có những tin là có những kẻ âm mưu chống lãnh tụ ở Điện Kremli
đã lộ nguyên hình và hành động ám sát đã bị thất bại triệt để v.v... ý thức của
quần chúng đã bị những tin tức loại đó kích thích quen rồi, thế nhưng cái ý
thức đã bị kích thích thành thói quen rồi đó lần này lại không được thoả mãn vì
những gì, mà lần này nhà nước đưa ra, người ta nghĩ đến những sự kiện xảy ra có
phần nào như thế.


sự việc phát sinh đúng như vậy, họ tin rằng đã có những hoạt động phá hoại với
quy mô rất lớn. Trong lòng họ đã bùng lên một nguyện vọng không có gì có thể
ngăn được là: Phải tìm ra và đánh mạnh vào kẻ thù, phải thông qua quyết nghị đề
nghị phải giết chết bọn chó săn bỉ ổi, bọn phản bội giai cấp công nhân. Cuối
cùng thì âm mưu cấu kết bẩn thỉu trong việc sát hại Quibisep cũng bị vạch trần.
Con người Quibisep như thế không thể tự nhiên mà chết được. Trôtxki, Zinôviép
và bọn phỉ Bukharin cũng không để cho ông ta chết một cách tự nhiên. Sự thực
này mãi ba năm sau khi Quibisep chết mới lộ rõ. Trôtxki, Bukharin cấu kết với
một số tên ác ôn. Bọn chúng ngấm ngầm cấu kết với nhau, bọn chúng giả làm những
người bạn của Quibisep, rồi dùng thuốc độc làm cho Quibisep bị chết dần chết
mòn, chúng đã giầy vò thần kinh của Quibisep, vốn trước đây đã bị thương tổn,
vì nhà tù và sự đầy đọa chế độ của Sa hoàng, chúng đã dầy vò một cách tàn nhẫn
đối với trái tim đã quá mệt mỏi trong 30 năm đấu tranh gian khổ của Quibisep.
Cuối cùng chúng đã hạ độc đối với trái tim mạnh mẽ và đầy nhiệt tình này, vì
thế trái tim này đã ngừng đập, không còn bùng cháy nữa.

Một
trong những người cao thượng nhất trong thời đại Lênin - Stalin đã bị kẻ thù
độc ác của nhân dân Liên Xô giết hại một cách độc ác và xảo quyệt như thế.
Quibisep tại sao lại bị giết? Đó là kẻ thù đã trả thù ông, vì Quibisep trong 30
năm qua luôn thể hiện là một người bạn trung thành của Lênin và Stalin, bọn
Trôtxki và Bukharin trả thù ông, vì ông là vật cản trong việc cấu kết đê hèn
của chúng. Chúng trả thù ông, vì trong thời đại Sa hoàng, ông không thoả hiệp,
đã kịch liệt phản đối bọn Mensêvich, người của đảng cách mạng xã hội, những kẻ
vô chính phủ, ông chống lại tất cả những kẻ theo chủ nghĩa thủ tiêu và chủ
nghĩa thoả hiệp đi ngược lại với lợi ích của người lao động; Chúng trả thù ông
vì cho tới giờ phút cuối cùng của cuộc đời anh dũng của mình, ông vẫn mạnh mẽ
đả kích bọn phản bội, bọn gián điệp, bọn phá hoại Trôtxki, Bukharin, ông đã phê
phán một cách gay gắt. Để chúng không còn chỗ dấu mặt. Nhất là đối với Trôtxki
tên chó săn của phát xít tàn ác đến cực độ, ngay trong ngày cuối cùng của cuộc
đời, Quibisep cũng vạch mặt một cách triệt để không kiêng nể. Quibisep đã hiến
thân mình cho công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa vĩ đại, người đã có niềm tin
cao thượng đối với xã hội chủ nghĩa, người căm ghét kẻ thù của nhân dân, những
lời cay độc của ông đã làm cho kẻ thù không đội trời chung của nhân dân, bọn
Trôtxki không thể quên và lượng thứ được. Vì thế Trôtxki đã ngấm ngầm sử dụng
những tay sát thủ của mình để hãm hại ông.


cầu tất có cung. Stalin cần loại luận cứ nào thì luận cứ đó có ngay. Một người
của tầng lớp nào đó đã nhậy cảm đối với mỗi lời nói của Điện Kremli. Stalin có
cách nhìn rất đúng đối với bản tính này của họ, điều này không ai có thể phủ
nhận được. Những từ ngữ và những thuật ngữ được dùng trong những bài chính luận
thời đó đã thể hiện tâm trạng của người khởi thảo nghị quyết rất là lâm ly,
những nghị quyết này đã được tập thể ở các Nhà máy thông qua. Những quần. chúng
này sau khi đã ý thức được sức mạnh tiềm tàng của mình, mọi người đã hăng hái
phấn chấn không kiềm chế nổi nữa. Những điều trên đây, có thể nói, chỉ là
phương diện triết học của vấn đề, vậy thì phương diện sự thực của vấn đề là gì?
Những sự thực cụ thể về việc sát hại Quibisep lại rất ít. Cuốn "Cuộc
đời Quibisep"
của Pênetrôp xuất bản năm 1938 phần đầu có đưa ra
một số tư liệu có liên quan tới cái chết của Quibisep. Nhưng thực tế cuốn sách
này không nói đến những chi tiết của vụ mưu sát, sách nói Quibisep chết trên
cương vị chiến đấu ông ngã xuống cho đến giờ phút cuối cùng cũng không rời khỏi
cương vị. Trái tim khoẻ mạnh của ông đột nhiên ngừng đập. Ngày 25 tháng 1 năm
1935 cũng như mọi ngày, ngay từ sáng sớm ông đã đến phòng làm việc. 17 giờ ông
vẫn tham gia công tác của Đại hội Đại biểu Xô Viết lần thứ VII. Lúc đó Quibisep
thấy người không bình thường, nhưng cũng không để ý vẫn cứ tiếp tục làm việc,
xử lý hết việc nọ đến việc kia, ông tiếp những nhân viên công tác của ủy ban
nhân dân, nghe họ báo cáo, sau đó lại đọc cho họ viết điện báo, rồi ký vào các
văn kiện. Văn kiện mà ông ký cuối cùng là hai quyết định: Một là quyết định trợ
giúp cho nhân dân bị thiệt hại bởi trận động đất ở nước cộng hoà Tacgikistan,
vùng động đất này đã được Quibisep giải phóng khỏi tay bọn bạch phỉ và bọn vũ
trang can thiệp năm 1920. Quyết định thứ hai là quyết định tăng cường cơ sở vật
chất cho đội thiếu niên tiền phong "Antai".

Nay
chúng ta hãy xem lại từng câu một của một đoạn trong cuốn sách nói về Quibisep.
Bênêptrop viết: khoảng hai giờ chiều, Quibisep cảm thấy trong người càng ngày
càng khó chịu, và rất mệt mỏi, vì thế ông cố gắng vịn bàn đứng lên.

"Tôi
phải nghỉ một lúc, tôi phải nghỉ một lúc trước khi khai mạc đại hội." Nói
xong ông liền đi về nhà.

"Nửa
giờ sau đột nhiên tử thần đã cướp đi sinh mạng của ông”.

Trước
hết chỉ có mấy từ rất tiết kiệm như vậy, ngoài lời nói đầu của cuốn sách chỉ có
ba, bốn câu khách sáo về cái chết của Quibisep ra, cũng không thấy nói gì về cái
chết của Quibisep. Qua hai điểm nói trên, có thể thấy rằng mấy chữ sơ sài trên
đây được thêm vào sau khi có tuyên bố về việc Quibisep bị chết, khi sách đã
được xắp chữ xong. Việc mô tả việc Quibisep bị tàn hại đến chết sẽ ảnh hưởng
tới cấu tứ của toàn bộ cuốn sách., vết tích của việc thêm vào đó chưa được
nghiên cứu kỹ lưỡng, những mẩu tin mà cuốn sách này đã sử dụng chẳng ăn nhập
với chiều hướng chính của cuốn sách, không khống chế được chiều hướng phát
triển của các tình tiết. Xem ra đây chỉ có thể coi là để giải thích sau đó trở
thành nét vẽ tồi tệ là vẽ rắn thêm chân. Để cuốn sách vốn đã viết xong phù hợp
với yêu cầu của tình hình, nên đã bổ sung một cách tuỳ tiện mấy đoạn vào đầu
cuốn sách, rồi lại thêm mấy trang vào cuốn sách. Đó là biện pháp thường dùng
của các sách báo chính trị xã hội.

Chúng
tôi phải nghiên cứu tỉ mỉ mục đích của những vấn đề đó để xác nhận năm 1938 có
đúng là không thấy nói tới việc Quibisep bị tàn hại đến chết không. Qua các tư
liệu có liên quan tới Quibisep xuất bản từ 1938 trở về trước và báo chí của
Trung ương phát hành trong ba năm sau khi Quibisep bị chết, có thể nói chắc
chắn rằng những tư liệu và sách báo nói trên không tìm thấy những gì trái ngược
với cáo phó ngày 26 tháng 1 năm 1935 của Chính phủ. Nhưng tất cả những sáng tác
và những sách báo nói về Quibisep xuất bản năm 1938 trở lại đây thì đều có bổ
sung thêm một chương: Bị kẻ thù của nhân dân giết hại một cách độc ác.

Nhân
vật đại diện điển hình cho cách làm này là Êlêna em gái của Quibisep, bà viết
cuốn hồi ký, cuốn sách này do Nhà xuất bản thư tịch chính trị quốc gia chuẩn bị
xuất bản năm 1938. Chương cuối của cuốn sách có nhan đề “Lần gặp mặt cuối
cùng”
. Trong chương này Êlêna mô tả tình hình của Quibisep hai ngày trước
khi chết. Cuộc gặp lần cuối cùng giữa Êlêna với Quibisep vào ngày 23 tháng 1
năm 1935.

Tối
khuya hôm đó, Quibisep định về biệt thự của mình, đã rủ Êlêna cùng đi, nhưng
Êlêna không biết vì lý do gì (bà quên rồi) không đi, Quibisep và vợ là Valica
tiễn Êlêna ra đến cửa.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3