Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 09 - Phần 3

Sự mô tả đơn giản hoá, mô thức hoá về Kôtốpxki bắt đầu vào những năm 30, tất nhiên trước hết - xuất hiện trong “Giáo trình giản đơn về lịch sử Đảng (b) cộng sản Liên Xô" trong đó có nêu lên mấy vị anh hùng đã qua đời trong thời kỳ nội chiến lúc bấy giờ, rõ ràng là vì họ sẽ không gây mối đe doạ đối với những người lãnh đạo mới. Năm 1926 trên tờ tạp chí "Đảng viên cộng sản" Ucraina có đăng một bức thư ngắn của Stalin lấy đầu đề là "Về Kôtôpxki" đã khẳng định những tư tưởng chính về đặc điểm chủ yếu của Kôtốpxki trong "Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô (b) đơn giản”. Bức thư ấy được trích dẫn nguyên văn "Kôtôpxki mà tôi quen biết là một cán bộ tổ chức có kinh nghiệm phong phú, là một Đảng viên cộng sản ưu tú và là Cán bộ chỉ huy xuất sắc". Hầu như Tổng bí thư đã giúp cho các nhà sử học và các nhà viết tiểu thuyết ra chủ đề trong sáng tác. Người viết rằng: "Tôi nhớ rõ ràng tình hình năm 1920 lúc ở mặt trận Ba Lan, lúc bấy giờ Buxiôngni đã đột phá được phòng tuyến của Rhưthômin, tấn công vào hậu phương của quân đội Ba Lan, còn Lữ đoàn do Kôtôpxki chỉ huy đã cực kỳ dũng mãnh tập kích vào quân đội Ba Lan ở Kiép.. Theo các chiến sĩ Hồng quân lúc bấy giờ nói, đối với bọn Bạch vệ của Ba Lan, không có ai giống như Kôtôpxki, khiến cho chúng nghe tin đã sợ khiếp vía, bởi vì ông sẽ hoàn toàn nghiền nát chúng. Ông là một người dũng cảm nhất trong các vị chỉ huy khiêm tốn của chúng ta, là một người khiêm tốn nhất trong các vị chỉ huy dũng cảm. Đó là K ôtôpxki trong ký ức của tôi. Chúng ta sẽ mãi mãi tưởng nhớ ông, ca ngợi ông”.

Lời nói của lãnh tụ là phép tắc. Thế rồi, các học giả đã xoay quanh chỉ thị ấy bận rộn tới hết tốp này đến tốp khác, không dám vượt khỏi phạm vi cho phép nửa bước: Đảng viên cộng sản ưu tú, Nhà tổ chức quân sự kinh nghiệm dồi dào và Vị chỉ huy xuất sắc, mặt trận Ba Lan, đó là đầu đề cho các bạn, các bạn hãy sáng tác đi! Còn tình hình trước Cách mạng Tháng Mười cũng không có gì, tại sao vậy? Lẽ nào sự phản kháng tự phát của nhân dân lại có nhiều hình thức biểu hiện? Hay là sợ có người phát hiện Toà án của Nga hoàng lại xét xử Kôtốpxki là tội phạm hay sao? Sa hoàng trừng trị không phải là các đại thần vương công mà là bọn địa chủ. Nếu Sa hoàng trừng trị đại thần vương công, thì lại là một việc khác. Thí dụ Siêm Kôxki, giống như Kôtốpxki, ông cũng xuất thân là tạo phản, hơn nữa không có mối quan hệ nào với đảng phái nhưng ông lại chĩa họng súng vào đại thần Sêrêvan. Vì âm mưu mưu sát vương công đại thần, nên ông bị coi là chính trị phạm, còn Kôtốpxki lại chỉ có thể coi là phạm tội nói chung. Nhân dân không nên biết những điều ấy, hơn nữa cũng sẽ không hiểu được. Tốt nhất vẫn là viết các đề mục ấy như mặt trận Ba Lan, đảng viên ưu tú...

Năm 1904, nếu có ai nói Kôtốpxki là Đảng viên cộng sản ưu tú, thì anh sẽ phải cười vỡ bụng ra. Bởi vì lúc bấy giờ anh đều không có quan hệ với bất cứ một đảng phái nào. Ông làm theo ý mình mười hai đấu sĩ dũng cảm khác thường đã hỗ trợ cho ông, họ ẩn náu trong rừng cây. Sau khi lần đầu tiên họ tiến hành cướp bóc điên cuồng, thì cảnh sát bắt đầu bận rộn, còn bọn địa chủ cũng bắt đầu ngủ không ngon. Họ ráo riết tăng cường cảnh vệ điền trang của mình. Khắp nơi đều có bố trí dầy đặc các trạm gác để lùng bắt thổ phỉ to gan lớn mật ấy. Nhưng chúng vẫn tiếp tục cướp bóc. Một lần, chúng đã bao vây một số đội nông dân, vì quần chúng bạo động, nên bị áp giải tới nhà tù ở Kítsưniốp trong rừng cây, Kôtốpxki đã thả họ ra và đã ký tên trên cuốn sổ nhỏ của Đội trưởng đội áp giải: "Đầu sỏ thổ phỉ diêm vương đã thả người bị bắt".

Thảo nào cậu bé vì nói lắp rất xấu hổ, nhưng sức cảm thụ rất mạnh, chìm đắm trong ảo tưởng của tiểu thuyết hoặc kịch bản, bởi vì hầu như từ đầu chí cuối chỉ nói về mình. Anh được người ta gọi là Charlemôrôm dưới ngòi bút của Silớc, Tubơrốpxki dưới ngòi bút của Puskin, Zelim Khanôm dưới ngòi bút của Biesarabốp. Bởi vì ông thường hay xuất quỷ nhập thần, thường hay ló ra ở những nơi không dự đoán được. Tiếng tăm của tên đầu sỏ thổ phỉ Kôtốpxki ngày càng lớn, thậm chí có người nhìn thấy ông ở Ôđétsa nói rằng khi ông đi, thường hay ngồi xe ngựa bỏ mui của ông, mang theo hai người bạn - Pusơkhalép, người đánh xe ngựa và sĩ quan cấp phó Chiêmianisân.

Trong toàn bộ khu vực Bisarabia, Kôtốpxki trở thành đề tài hàng đầu được mọi người bàn tán. Phóng viên nhiều tờ báo ở miền Nam luôn luôn có thông tin về hành tung của ông. Ngay cả bọn kẻ cướp trong các tiểu thuyết trinh thám cũng không dũng cảm nhanh trí như Kôtốpxki. Vợ con địa chủ và các phóng viên vẫn duy trì mối quan hệ mật thiết với ông. Thế là họ đã trở thành những người cung cấp nhiệt thành nhất về các câu chuyện ly kỳ được giải thưởng Romantích bao trùm như "Kẻ cướp quý tộc", "Thổ phỉ khôi ngô", "Người trả thù lương thiện".v.v... Trong nhiều thành phố, ông xuất hiện với danh nghĩa một nhà quan cách giầu có, ăn mặc lịch sự, ông ngồi trên xe ngựa mui trần của ông, là một chàng trai với vóc người cân đối, tóc đen, râu rậm. Nhiều người tranh luận về thành phần xuất thân của ông - có người nhận xét, nhìn xa ông giống một người dân, có người bảo rằng, thậm chí ông không biết dùng những từ ngữ của xã hội thượng lưu, để nói rằng. Thực tế Kôtốpxki đã thưởng thức và nếm chuẩn xác đủ các loại rượu ngon, thông hiểu âm nhạc, đua ngựa và thể dục, nên nói rằng ông được giáo dục rất tốt. Đồng thời ông lại là một người rất thông minh, ngay cả những khách hàng bị ông "bóc lột”cũng rất thông cảm. Thí dụ một từ báo nhỏ ở Ôđétsa có thông tin một việc là: kể chuyện về việc Kôtốpxki đã giúp đỡ nông dân một làng ở ngoại ô Kitsơniop bị cháy như thế nào.

Trên báo chí có viết: một hôm trời hửng đẹp, một chiếc xe ngựa tư nhân chạy đến trước cửa nhà một hộ cho vay nặng lãi ở Kítsơnióp, trên xe có một ông khách ăn mặc lịch thiệp, ông mặc một chiếc áo da sang trọng cổ áo bằng lông da hải ly. Con gái ông chủ cho vay nặng lãi ấy đã tiếp vị khách kia và nói với ông rằng cha cô vắng nhà. Vị khách ấy yêu cầu hãy đợi một lúc, tiểu thư đồng ý. Trong nhà khách, ông nói năng lịch thiệp và cử chỉ tao nhã, dần dà khiến cho tiểu thư ấy lúng túng vụng về. Cô nói chuyện với chàng trai hoạt bát ấy trong nửa tiếng. Vẫn không thấy cha cô trở về, chàng trai ấy bèn tự giới thiệu:

"Tôi là Kôtôpxki".

Nghe tên ấy, tiểu thư sợ mất vía, cô khóc cầu xin ông đừng giết cô. Kôtốpxki an ủi cô, như một vị cha cố vậy, thậm chí ông còn vào bếp rót cho cô một cốc nước. Sau đó ông giải thích cho tiểu thư bị hồn xiêu phách lạc kia rằng:"Không có việc gì lớn đâu, có lẽ cô cũng được tin một làng ở ngoại ô Kitsơnióp bị cháy chứ gì? Cần phải giúp đỡ gia đình những người bị cháy ấy. Theo tôi, chắc cô sẽ không từ chối để cho tôi chuyển ngay cho họ một ngàn rúp chứ?".

Một ngàn rúp được đưa tới tay Kôtốpxki. Khi ra đi, trong tập ảnh của tiểu thư ở phòng khách, hoàn toàn thuộc phong cách của một thị trấn nhỏ, ông có ghi một câu: "Cô con gái và cha đã để lại cho tôi ấn tượng tốt đẹp, Kôtôpxki".

Phu nhân Siênkhơtsơ, bà Giám đốc ngân hàng khi tiếp phóng viên tờ báo ấy cũng vui vẻ phấn khởi nói tới Kôtốpxki. Kôtốpxki xông vào nhà họ và lấy những đồ quý hiếm, phu nhân Siênkhơtsơ định lặng lẽ giấu kín một chuỗi ngọc trai đang đeo trên cổ bà. Có lẽ do căng thẳng nên bà vội giật, kéo chuỗi ngọc đang đeo ở cổ bị đứt ra, dây chuyền quý báu rơi xuống đất. Nhưng điều khiến bà giật mình là Kôtốpxki không cúi xuống nhặt những đồ quý báu đó, mà lại đánh giá cao sự nhanh trí của bà, và còn lộ rõ nụ cười vui vẻ.

Thành phần gia đình Kôtốpxki, như thế nào? Gia phả của ông như thế nào? Những truyền thuyết và tin đồn có liên quan về mặt này đều không ít. Chúng tôi xin giới thiệu những văn kiện tài liệu tin cậy nhất - đó là tự truyện do Kôtốpxki viết ngày 19 tháng 9 năm 1916 cho Viện tư pháp khu vực Ôđétsa. Ở đây chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn bản thảo: Tổ tiên tôi là quý tộc ở tỉnh Khamennhep Bôtuôlixki. Ông nội tôi từng là một sĩ quan. Khi giải ngũ mang quân hàm thượng tá. Đồn điền lớn của ông nội ở gần thị trấn Khơrutdiê, huyện Banta tỉnh Camiannhiêp Bôtuôlixki. Ông nội có một con gái và 5 con trai. Cha tôi là con út. Khi ông nội qua đời, cha tôi mới khoảng 12, 13 tuổi. Sau đó ít lâu, đồn điền phải bán đi hết, vì mấy người con trai khác của cụ, không muốn cùng nhau kinh doanh tài sản của gia đình. Một người anh của cha tôi từng làm sĩ quan của Sư đoàn bộ binh 14 ở Bôtuôlixki hoặc ở trong đoàn Rhưthômin, thành phố Binchiêri, tỉnh Bisarabia. Khi ông giải ngũ, mang quân hàm trung tá. Rút cục nguyên nhân nào và vì sao làm cho gia đình chúng tôi lại rơi vào tầng lớp tiểu tư sản thành phố Banta, tôi không thể giải thích nổi, cha tôi cũng chưa bao giờ nói tới. Nhưng có lẽ Sôphia Gơnxkaya, chị cả của tôi biết được việc này trước đây, ở chỗ của chị có thể còn bảo lưu một số văn kiện chứng minh là thành phần quý tộc và huân chương của ông nội cuối những năm 70 thế kỷ 19, được ManukBiei, một địa chủ lớn nhất ở Bisarabia giao cho Pitơ Nicôlaêvích, anh ruột cha tôi, làm kiến trúc sư xây dựng Nhà máy rượu ở thị trấn Cansiêxthơ, huyện Kítsơniốp, tỉnh Bisarabia, cách Kítsơnióp khoảng 35 dặm Nga. Thế rồi cha tôi dẫn cả gia đình (mẹ tôi và anh ruột Nicôla) di cư tới Bisarabia. Lúc đầu, cha tôi làm việc ở công trường xây dựng Nhà máy rượu, sau khi Nhà máy xây dựng xong, ông chịu trách nhiệm quản lý phân xưởng cơ khí, và làm việc ở đó mãi tới năm 1895, ông bị ốm rồi qua đời.

Nhà máy rượu khánh thành được ít lâu, thì bác Pitơ bị ho lao rồi tạ thế. Gia đình tôi ở Cansitơ lại có thêm nhân khẩu: Chị Sôphia sinh năm 1877, chị Elêna sinh năm 1879, tôi sinh ngày 12 tháng 6 năm 1881, em gái tôi Maria sinh năm 1883. Mẹ tôi sau khi sinh ra mấy chị em chúng tôi thì tạ thế, mặc dù cha tôi lúc đó còn rất trẻ, nhưng vì thương yêu chúng tôi, cha tôi không tái giá, mấy chị em chúng tôi đều có bảo mẫu chăm sóc. Cha tôi suốt ngày bận công việc tại nhà máy, vì thế trong những năm tuổi nhỏ chúng tôi thiếu người quan tâm tới nhu cầu tâm lý của trẻ nhỏ. Cả đời tôi chưa được hưởng cái tình cảm yêu thương đầm ấm mãnh liệt, thần kỳ và ngọt ngào không gì sánh nổi của tình mẫu tử. Cái số phận tàn khốc đã làm tôi mất đi...

Sau đó Kôtốpxky nói về người cha của mình. Cũng chỉ vì viết tự truyện trong lúc bị tù, nên hồi ký mới bi thương đến thế, trong hồi ký của mình, thì cha anh!à hiện thân của lòng lương thiện. Nhưng đồng thời cũng là người rất nghiêm khắc, thậm chí còn tàn bạo nữa. Không ai nhìn thấy ông cười bao giờ. Ông rất thành thực nên được đồng nghiệp thậm chí cả những chủ trang viên kính nể. Cha của Kôtốpxki tạ thế lúc 40 tuổi. Tình yêu tha thiết và sâu nặng của ông đối với con cái rất ít khi lộ ra ngoài, mà rất hàm súc. Ông chết vì cảm nặng chuyển sang ho lao. Lúc đó ông đã hơn một giờ ở trong nhà sửa chữa nồi hơi sau khi nồi hơi sửa xong đang phun hơi nóng, ông đi ra ngoài trong lúc trên mình ướt đẫm mồ hôi vì thế bị cảm lạnh.

Những năm còn tuổi thiếu niên, nhi đồng là thời kỳ rất quan trọng, đối với một con người. Nhưng những năm tuổi trẻ của Kôtốpxki lại rất đau buồn, không được sưởi ấm bằng tình mẫu tử, mà tình mẫu tử đối với tâm linh của trẻ nhỏ, chẳng khác gì ánh sáng mặt trời đối với cây xanh. Đối với Blôngtai, Kirốp và những người Bônsêvích bí mật nổi tiếng khác cũng vậy, những ngày vui vẻ hiếm hơi đã hình thành những giây phút hạnh phúc trong thời niên thiếu của họ. Cha mất khi Kôtốpxki mới vừa tròn 16 tuổi, lúc đó anh là đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Vì cô đơn nên càng buồn phiền, thêm vào đó là khiếm khuyết về cơ thể - miếng ăn gây ra những đau khổ về tinh thần. Chàng thiếu niên có khả năng tiếp thu rất mạnh, rất say mê những cuốn sách nói về Sêtêphan Lasin, sứ giả tự do của Spactac, ruồi trâu Côdắc và Phulasep tự xưng làm vua, ngoài ra anh còn thích xem những sách báo bị cấm. Lúc đó Kittsniốp chưa phải là hạt nhân của những người cách mạng Mác xít hùng mạnh, những kẻ vô chính phủ vẫn có đất hoành hành. Vì thế tất cả những sách báo có liên quan đến chủ nghĩa vô chính phủ Kôtốpxki đều đọc. Trong những sách báo đó đề cao việc áp dụng các thủ đoạn khủng bố, tước đoạt tài sản của địa chủ, cưỡng bức địa chủ và Nhà máy phải khảng khái mở ví nhiều hơn nữa. Rõ ràng là việc đọc nhiều những tiểu thuyết một cách bừa bãi, không có hệ thống và cố gắng bắt chước sách báo như vậy, đã có ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng vốn đã có màu sắc phiêu lưu lãng mạn của Kôtốpxki.

Trong phim "Kôtốpxki" có một đoạn rất nổi tiếng như sau: "Khi chủ nhân ông vào phòng làm việc của một tên địa chủ có lắm tiền của ở Rasapia, anh ta ra lệnh: "Đứng lên trên bàn, tôi là Kôtốpxki", đoạn phim này có thực. Tên địa chủ ấy tên là Niêcơrut, có lần hắn đã nói khoác lác với một số người quen ở Kitsniốp là hắn không sợ Kôtốpxki, vì trong phòng làm việc của hắn có lắp chuông báo động nối liền với đồn cảnh sát ở gần đó, nút bấm của chuông báo động đặt ngay dưới chân bàn. Kôtốpxki cũng đã nắm được tin này. Kôtốpxki giữa ban ngày ban mặt đến nhà Niêcơrút bắt phải nộp tiền. Cái mệnh lệnh này của Kôtốpxki khiến các em nhỏ rất thích, đã có thời ở nông thôn cũng như ở thành phố, chỗ nào cũng thấy nói tới mệnh lệnh này. Các em nam giới hết lớp nọ đến lớp kia, rất thích đóng vai"Kôtôpxki".

Tôi cho rằng không ai hiểu bản chất của Kôtốpxki bằng Philip, ông viết: "con người Kôtôpxki thể hiện đủ cả sức mạnh, linh hoạt và cảnh giác của loài dã thú. Những lúc nguy hiểm nhất, ngay cả những lúc ngàn cân treo sợi tóc, cũng đều rất chủ động. Có lẽ là vì ông là một "kẻ cướp quý tộc" không tham của cải chăng? Đây cũng là điểm khác người của Kôtôpxki. Ông theo đuổi những cái khác, ông đóng vai thổ phỉ nguy hiểm nhất và có thể nói là đóng rất tuyệt vời".

Philip lúc đó nói, ý kiến cho rằng trong con người Kôtốpxki lẫn lộn cả tính chất khủng bố, tội phạm và thích cuộc sống căng thẳng, nói như vậy là rất đúng. Để chứng minh cho kết luận của mình, Philip đã đưa ra hai ví dụ: Có ba người cưỡi ngựa đến trang trại của một địa chủ, người đi ngựa phía trước, chạy đến tự giới thiệu với tên địa chủ đang đứng trên ban công rằng, mình là Kôtốpxki "Ông đã nghe thấy rõ chứ? thế này này. Con bò sữa của nhà nông dân Mamusưkhơ chết rồi. Tôi hạn cho ông trong vòng 3 ngày phải đem một con bò sữa của nhà ông đến cho ông ta, đương nhiên phải là con bò có sữa và béo khoẻ. Nếu trong vòng 3 ngày mà ông không thực hiện, lúc đó tôi sẽ lấy hết số gia súc của nhà ông đấy! Ông hiểu chưa?".

Sau đó ba người cưỡi ngựa đi khỏi trang trại. Bọn địa chủ rất sợ Kôtốpxki, không tên nào dám trái lệnh. Lần này rất có thể người nông dân kia có được một con bò sữa.

Những câu chuyện thẩn kỳ ngoài vòng pháp luật của Kôtốpxki ở Sarapia đồn ầm lên, khiến bọn cảnh sát mất mặt. Nỗi hoảng sợ luôn luôn vây quanh bọn địa chủ, nhiều tên đã phải dọn đến ở Kitsniốp.

Đoàn người ngựa không ngừng săn đuổi những chiến binh nghĩa dũng của Kôtốpxki ở trong rừng. Có lúc hai bên đã gặp nhau, người của Kôtốpxki bắn nhau với cảnh sát. Mặc dù chính quyền đã treo tiền thưởng rất hậu, nhưng suốt trong một thời gian dài, không làm sao bắt được Kôtốpxki.

Việc lùng sục điên cuồng đối với bọn thổ phỉ lương thiện này cuối cùng lại kết thúc bằng việc làm cho tên Trợ lý Cảnh sát trưởng của Sở cảnh sát số 3, khi dẫn một đoàn kỵ binh đi lùng sục bị một phen xấu hổ. Tên Trợ lý Cảnh sát trưởng Chalibêca không phải là bị Kôtốpxki bắt mà hắn tự chui vào rọ. Hắn bị thủ hạ của Kôtốpxki bắt trói dẫn đến trước mặt Kôtốpxki, hắn vội vàng vái lạy xin tha chết. Người đứng đầu đám phỉ lại một lần nữa có những cử chỉ bất ngờ tha cho hắn về, nhưng bắt hắn thề, từ nay trở đi phải ngừng mọi hành động lùng sục bắt bớ. Chalibêca tuy đã thề, nhưng vì hắn không có cảm tình với bọn "Cường đạo lương thiện", nên sau khi được tha, hắn đã xảo trá, thâm hiểm thông qua những người Nga ở miền Nam nhẹ dạ, cả tin để thăm dò nơi ở bí mật của Kôtốpxki. Rồi vây bắt Kôtốpxki và những chiến hữu chủ yếu của Kôtốpxki. Việc Kôtốpxki bị bắt và bị giam tại nhà tù Kitsniốp là những tin mà những người bán báo rong đã khản cổ rao trong một thời gian. Chalibêca chiến thắng bắt được Kôtốpxki và được thưởng một ngàn rúp. Đó là vào hồi tháng 2 tháng 1906.

Ngày 31 tháng 8 năm 1906, một bức điện mật thông báo các nơi trong nước Nga, trong đó nói tên tội phạm nguy hiểm Kôtốpxki có ý đồ vượt ngục. Nhưng không phải ai cũng biết là Kôtốpxki bị nhốt trong một phòng đặc biệt có thể cơi là một cái "cũi sắt", mà lại ở trên tháp cao sáu tầng luôn luôn có người canh giữ ngoài ra ở dưới cũng như ở trên sân còn có những trạm gác. Ngay bản thân Kôtốpxki cũng cho là không thực tế chuẩn bị không đầy đủ, vượt ngục thất bại. Kôtốpxki với một thân hình tráng kiện, ý chí kiên cường, khao khát tự do mà bị nhốt vào một phòng riêng, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

Kế hoạch vượt ngục giống như những tình tiết mà nhà văn Anh, Khơnandow mô tả trong cuốn tiểu thuyết dài. Kôtốpxki nếu trốn được, thì sẽ làm cho cả nước Nga phải nhốn nháo. Bài viết trên đây là của tác giả M.Pasôcốp trong cuốn sách nhỏ. "Người đảng niên Đảng cộng sản không an phận" tác giả đã không giấu sự ca ngợi của mình đối với bản tính thích mạo hiểm của Kôtốpxki, ông ta còn nói, mặc dù kế hoạch này là rất không thực tế, thậm chí không thể thực hiện được, nhưng có thể là không ai, không có lúc nào lại có thể nghĩ là có. Kế hoạch của Kôtốpxki là trước hết hãy giải giáp vũ khí của lính canh và cảnh vệ trong nhà tù rồi khống chế nhà tù, sau đó mời Kiểm sát trưởng, Cục trưởng cảnh sát, Giám đốc Sở cảnh sát và Sĩ quan hiến binh đến nhà tù, rồi lần lượt bắt từng người một nhốt vào, sau đó nhử đội áp tải đến khám xét như thường lệ và nhân đó giải giáp vũ trang của đội áp tải. Sau khi những tù nhân đã có quần áo thường phục và vũ khí rồi sẽ giả làm đội áp tải một số lớn phạm nhân từ Kisniốp đến Ôđétsa, rồi cướp xe hoả chạy ra ngoại thành, sau đó toàn bộ tù nhân bỏ tầu hoả chạy trốn vào rừng.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3