Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 09 - Phần 4

Giai đoạn đầu của việc vượt ngục là phải giải giáp vũ trang của hơn năm mươi người, vì thế khi đến giờ phơi nắng, các tù nhân phải hành động ngay. Tiếng nói của tên đầu sỏ thổ phỉ Kôtốpxki đối với các bạn tù được coi như luật pháp, hai người tù bị nhốt riêng phải đòi đi nhà vệ sinh cùng một lúc, khi lính gác mở cửa thì nhân dịp cướp ngay lấy súng, rồi dùng súng đó đến khống chế tên gác ở hành lang, sau đó tất cả những người tù đều chạy ra phía cửa lớn, nhưng những bước tiếp theo của kế hoạch lại không trọn vẹn, những tên lính gác lần cửa cuối cùng, đã vứt chùm chìa khoá ra ngoài tường, mấy người tù trèo qua tường nhưng bị bọn cảnh sát ở gần đó phát hiện và bắn chặn. Khi Kôtốpxki dẫn những người tù chạy ra phía sân, thì lính ở nơi khác đã được điều đến, thế là tù nhân bị chặn lại ở trong sân. Nhiều người tù quay trở lại phòng giam, một số người khác làm công sự ngay tại hành lang. Kôtốpxki tuy bị lưỡi lê đâm vào tay, nhưng hai tay hai khẩu súng lục giơ lên hô lớn: "Nếu ngài Tỉnh trưởng đến và hứa không đánh đập chúng tôi thì chúng tôi sẽ nộp súng".

Có lẽ anh không nghĩ rằng, ngài Tỉnh trưởng sẽ đến chăng, Tỉnh trưởng đã đến thật! Sau khi nhìn thấy tỉnh trưởng, Kôtốpxki mới chịu vứt súng xuống.

Để trừng phạt Kôtốpxki, Kôtốpxki bị giam trong một cái "cũi sắt" đặc biệt tận trên tháp cao tới mười tám thước mặc dù vậy, lần này Kôtốpxki lại trốn và đã trốn thành công.

Nghe nói lần vượt ngục này, có vẻ lãng mạn một chút: Kế hoạch táo bạo lần này thực hiện được là nhờ có sự giúp đỡ của một quý bà. Quý bà này là vợ của một quan chức có quyền thế ở Kitsniốp, bà ta đến nhà tù thăm Kôtốpxki, cùng đi còn có Trợ lý nhà giam, thì không còn gì phải ngại. Để tránh làm cho quý bà có quyền và có thế này, không được tự nhiên, người Trợ lý trại giam đã quay mặt ra phía cửa sổ. Lúc đó quý bà đã ngưỡng mộ Kôtốpxki từ lâu mới thừa cơ đưa cho Kôtốpxki một gói bánh mì lớn, trong đó có dấu một khẩu súng Broning, một lưỡi cưa và một sợi dây thừng rất chắc, và cả một số thuốc lá có tẩm thuốc phiện. Lúc này quý bà không còn nghĩ gì khác kể cả địa vị của chồng và danh dự của bản thân.

Kôtốpxki chọn một điếu thuốc không tẩm thuốc phiện vừa đi vừa hút ở trong phòng, miệng thở ra những làn khói thơm ngát và lẩm bẩm khen thuốc ngon. Tên lính gác không chịu nổi thèm khát, liền rút một điếu trong bao thuốc Kôtốpxki đưa mời, sau đó Kôtốpxki giả vờ ngủ, thực ra là đang chú ý!ắng nghe những động tĩnh trong nhà tù. Đợi tới khi tên lính gác đã ngủ say, Kôtốpxki mới dùng cưa, cưa đứt hai thanh chấn song cửa và bẻ cong về phía ngoài, rồi dùng thừng buộc vào tụt xuống sân. Khi trời sáng cũng là lúc đổi phiên gác mới phát hiện chiếc dây thừng và phạm nhân đã trốn mất.

Lúc này cảnh sát, đặc vụ và gian tế ở các thành phố đều được huy động vào cuộc. Kôtốpxki vẫn trốn ở thành phố Kitsniốp. Nhưng tự do mới được hơn một tháng, lại bị cảnh sát đến vây bắt. Khi phát hiện thấy cảnh sát, hắn đã bất thình lình chạy vọt ra khỏi nơi trú ẩn và bắn loạn xạ, bọn cảnh sát bị bất ngờ chạy cuống lên, nhân dịp đó hắn chạy tới một ngõ nhỏ, nhưng ở đây đã có hai cảnh sát phục sẵn, một tên đã bắn Kôtốpxki bị thương vào đùi, mặc dù bị thương hắn vẫn đẩy được người đánh xe ngựa qua đường và cướp xe tháo chạy. Do nhẹ dạ cả tin, một lần nữa lại làm hắn phải khổ sở, hắn nhờ ông chủ nhà trọ đi mua bộ quần áo thường phục, nhưng không ngờ ông chủ nhà trọ đi báo cảnh sát đến bắt, vì thế Kôtốpxki lại một lần nữa phải tra tay vào còng.

Nhưng nhà tù rất ngán "vị khách" này, vì hắn thường làm cho những người canh gác khiếp đảm. Hắn nói với tên Trưởng trại là hắn không muốn ngày nào cũng bị khám xét, thế là từ đó không bị khám xét nữa. Hắn có khả năng sai khiến người một cách khó hiểu. Hắn không lúc nào từ bỏ ý nghĩ vượt ngục, thế là hắn đã đưa ra một kế hoạch khiến người ta khó tin: Nào là phát động tất cả tù nhân vùng lên khởi nghĩa, nào là đào một đường hầm rồi trốn. Đúng, hắn đã đào hai tháng liền. Ngay khi hắn ở trong tù, những người đã từng chơi bời với hắn, khi hắn còn tự do vẫn cảm thấy ngán. Báo "đời sống Pisarapia" đưa tin kết quả khám xét tên tù đáng sợ này cho biết. Trong phòng giam Kôtốpxki người ta tìm thấy một dao găm Phần Lan, một khẩu súng Broning, một sợi giây thừng dài bơn mươi thước, hai cái kẹp, ngoài ra còn tìm thấy một đường hầm. Kôtốpxki bị nhốt trong phòng riêng, hoàn toàn cách biệt với bên ngoài, cửa phòng lúc nào cũng có hai lính gác. Vậy những thứ đó từ đâu đến và vào bằng cách nào mà cảnh sát không biết."Chỉ với những mẩu tin ngắn như thế, cũng đủ làm cho bọn địa chủ phải khiếp vía".

Những người có danh tiếng ở trong thành phố yêu cầu phải tiến hành điều tra xét xử sớm, không nên chậm trễ. Còn toà án chưa có cách gì để mở phiên toà xét xử. Hơn nữa tên đầu sỏ tội phạm này, lại bắt đầu lôi kéo những tên tội phạm khác, sai chúng đánh lại những tên tội phạm thuộc phe cánh khác, có lần trong nhà tù đã xảy ra cuộc đánh lộn giữa hai phe, một phe ủng hộ Kôtốpxki với phe chống lại Kôtốpxki. Nhưng tên "thổ phỉ lương thiện" này đã gặp may. Với thân hình khoẻ mạnh và với năng lực siêu phàm trong việc sai khiến người khác, trong cuộc hỗn chiến, Kôtốpxki đã chiến thắng và nhiều người đã trở thành đồng đảng của Kôtốpxki.

Tháng 4 năm 1907 Toà xử Kôtơpxki mười năm tù và tước bỏ hết quyền lợi, Kôtốpxki rất bình tĩnh tiếp nhận phán xử và cho rằng mười năm tù hay tù trung thân chỉ là việc nhỏ. Từ Sibêri đến Niepnhic để làm người tù khổ sai ở đó phải trải qua các nhà tù Nicôlaiép, Simônikhơ và nhà tù Vanôp ở đâu cũng có nhiều người muốn tìm đến để báo thù. Nhưng những người tù đã được ngầm sai giết, để trả thù, khi đứng trước mặt Kôtốpxki, thì lại run sợ như chó cụp đuôi, không dám đến gần Kôtốpxki nửa bước. Khi ở nhà tù Niépnhic, Kôtốpxki phải làm việc trong những hầm mỏ rất sâu trong lòng đất. Anh đã chuẩn bị hai năm để vượt ngục, cuối cùng anh đã thực hiện một kế hoạch vượt ngục rất táo bạo. Sau khi đánh được hai tên lính gác, Kôtốpxki đã nhanh chóng vượt qua một cái hào rộng, rồi biến mất trong cánh rừng nguyên sinh Sibêri.

Sau khi len lỏi vượt qua hàng ngàn cây số đường rừng qua các vùng Pulagoocvich, Sitta, Iêccút và Tômôshi. Bí mật tiếp xúc làm giả giấy tờ, sống cuộc sống ngoài vòng pháp luật, cuối cùng đã về tới phần châu Âu của nước Nga. Làm đủ thứ nghề, nào công nhân bốc vác trên sông Volga, công nhân tạp vụ trên công trường, đầu bếp trong xí nghiệp xay bột mì, xà ích (người điều khiển xe ngựa), thợ rèn v.v... Việc nhẫn nại lâu dài không hợp với tính cách của Kôtốpxki, cuối cùng anh quay trở về quê hương - Pisarapia. Anh mai danh ẩn tích làm quản gia cho một nữ chủ trang trại. Ai có thể ngờ rằng, một ông trông dáng người nho nhã, đàng hoàng, đứng đắn với một tên đầu sỏ thổ phỉ ăn cướp ở trang trại một cách điên cuồng vào ban đêm, lại là cùng một người. Chẳng bao lâu sau, đã có người nhận biết được bút tích của Kôtốpxki và Pisanlapia cũng biết rằng gần đây, Sa hoàng đã điều một đội cảnh vệ của cung đình do Haga dẫn đầu từ Sant Pêtecbua tới Kitsniốp để bắt Kôtốpxki.

Lần này do quá tin người và với cái bệnh thích thao thao bất tuyệt, đã làm cho hắn một lần nữa khốn khổ. Sau khi đã khẳng khái cho một nông dân có nhà bị cháy, tiền làm nhà và mua sắm dụng cụ, hắn đã thuận miệng nói:

"Cầm lấy đi, cầm lấy, tiền này cũng không phải của tôi, không cần phải cám ơn, Kôtôpxki này, không cần cảm ơn".

Người nông dân đứng ngây người ra, vì cái tên Kôtốpxki này ở đây, ai mà không nghe tiếng, mặc dù vậy người nông dân này, cũng không kìm nổi thèm muốn món tiền thưởng to lớn, nên đã đi báo với cảnh sát về hành tung của ân nhân mà mình bất ngờ gặp.

Đêm hôm đó Haga đã dẫn một số lớn cảnh sát đến bao vây trang trại. Khi người chủ trang trại, biết một năm nay ai là người đã giúp mình trông nom trang trại thì kêu lên một tiếng rồi ngất xỉu luôn.

Kôtốpxki kiên quyết không hàng, hắn bắn trả cảnh sát trong khi bắn nhau, hắn bị trọng thương và bị bắt. Từ trước tới nay ở đây chưa có một người tù nào được áp giải một cách nghiêm ngặt như đối với Kôtốpxki. Báo "Pisarapia"viết: "Có tới mười ba vệ binh áp tải Kôtốpxki đến nhà tù. Tin Kôtôpxki bị áp giải tới nhà tù nhanh chóng lan khắp thành phố, trên đường phố chen chúc những người tò mò. Lần này Kôtôpxki sẽ bị giải đến Ôđétsa và bị đưa ra xử tại Toà án quân sự”.

Để có thể nhanh chóng đưa Kôtốpxki ra xét xử, nhà cầm quyền Ôđétsa đã thúc ngành điều tra phải khẩn trương. Sau khi nghe tin có thể bị xử tử hình, Kôtốpxki lại nghĩ ra một kế hoạch vượt ngục không được thực tế là dùng những tấm ván hòm đóng lại thành thang để trốn. Kôtốpxki đã viết ra kế hoạch tỉ mỉ vào một mảnh giấy vứt xuống sân chỗ các tù nhân đang phơi nắng, hy vọng có phạm nhân nào quen biết hắn, biết được việc hắn đang ở trong nhà tù này chăng, nhưng kế hoạch này không thành. Ngày 17 -10 -1916, Toà án quân sự tuyên bố. "Bị cáo Nigoócni Kôtốpxki 35 tuổi bị xử treo cổ”. Khi nghe toà đọc phán quyết hắn rất dũng cảm, cuối cùng chỉ yêu cầu toà không treo cổ mà xử bắn. Nhưng toà không đồng ý, thế là hắn phải đợi ngày chui đầu vào thòng lọng.

Nhưng đã xảy ra một việc làm người ta không thể hiểu nổi. Thực ra Kôtốpxki là người rất yêu cuộc sống, và tử thần cũng luôn luôn tránh xa anh. Mấy đoàn thể xã hội ở Ôđétsa đã phát động phong trào đòi thả Rôbinsơn của Pisarapia. Các nhà văn, nhà nghệ thuật và các nhân sĩ các giới khác đã chạy vạy khắp nơi, họ thông qua quyết nghị, quyết định tiến hành xin tha cho Kôtốpxki. Khi gần tới ngày thi hành án, thì phu nhân của tướng Sêmacôp lại làm một việc, lại càng khó hiểu, là yêu cầu phải hoãn lại ba ngày. Việc kéo dài thêm ba ngày đối với Kôtốpxki, quả như một chiếc phao cứu sinh, và đúng trong thời gian gia hạn, thì nổ ra cuộc Cách mạng tháng hai. Vì Chính phủ lâm thời lúc đó chưa tuyên bố bãi bỏ tử hình, nên chiếc thòng lọng vẫn lơ lửng trên đầu Kôtốpxki, nhưng lại xuất hiện thêm một cơ may. Ngọn lửa hy vọng này do nhà văn A.Phêvatônốp nhen nhóm. Sau khi đến thăm Kôtốpxki ở nhà tù, ông viết cuốn sách làm cả thành phố Ôđétsa phải cảm động "Bốn mươi ngày của người tù”.

Bất kể về giác độ lãng mạn hay giác độ huyền diệu mà nói, quá trình Kôtốpxki được miễn giảm rồi đến tha bổng được tiến hành một cách khéo léo tài tình. Những người ủng hộ ý kiến của Philip cho rằng, Nhà văn A. Phêvatônốp đã có tác dụng chủ yếu trong việc này. Lúc đó Bộ trưởng Lục, Hải quân của chính phủ lâm thời là A.I. Côsinkhôp trên đường ra mặt trận Rumani khi đi qua Ôđétsa, Bộ trưởng hải quân A.Va. Caosai cùng đi đến khách sạn "Lantô". Nhà văn Phêvatônốp được phép đến tiếp kiến. Hai vị Bộ trưởng tỏ ý nghi ngờ về yêu cầu của nhà văn. Nhưng nhà văn nói với hai vị Bộ trưởng là xử tử hình đối với Kôtốpxki là tuyệt đối không được vì cách mạng đã bãi bỏ tử hình, nhưng nếu cứ giữ hắn ở trong tù thì không có ý nghĩa gì, vì hắn sớm muộn sẽ trốn. Sau đó hai vị Bộ trưởng cũng tán thành, chỉ có một biện pháp giải quyết duy nhất là thả ra. Bộ trưởng đánh điện gửi lên Thủ tướng và nhận được điện trả lời: "Cách mạng sẽ khoan hồng cho Kôtốpxki".

Vừa được ra tù Kôtốpxki liền đến thẳng nhà Phêvatônốp cảm động nói: "Thượng đế phù hộ, Ngài sẽ vĩnh viễn không bao giờ phải hối hận vì đã giúp tôi. Ngài hình như không biết tôi, nhưng mong ngài hãy tin tôi. Nếu có lúc nào ngài cần đến sinh mạng của tôi, thì ngài cứ bảo, Kôtốpxki đã nói không bao giờ nuốt lời".

Sau một thời gian Phêvatônốp vội vàng tìm đến gặp Kôtốpxki, ông ta đến không phải để đòi tính mạng của Kôtốpxki, mà là đối với ông ta mà nói, thì đứa con của ông ta còn quý hơn cả tính mạng của ông ta nhiều. Vì đứa con của ông ta là sĩ quan bị ủy ban tiễu phản bắt. Kôtốpxki đã báo đáp ân nhân của mình một cách đầy khảng khái và nhân tình. Kôtốpxki đã dùng biện pháp khiến người ta khó tin, để giành lại đứa con của ông ta từ tay ủy ban tiễu phản. Nhân dịp Philip đã kể rất nhiều việc làm rất có nhân tính của vị Thống soái Hồng quân có công huân kiệt tác trong cuộc nội chiến này.

Còn có một loại ý kiến khác nói về việc Kôtốpxki được cứu sống. Ví dụ tờ "Ôđétsa tiểu báo" số ra tháng 3 năm 1917 có miêu tả: H.B.Pulusinốpva, vợ của Tổng tư lệnh phương diện quân Tây Nam đã tiếp kiến Kôtốpxki ngay tại nhà Tổng tư lệnh dưới hàng cây râm mát ở Nicolaiepski. Cuộc thăm hỏi cảm động này diễn ra như sau:

... Sau khi toà án xử treo cổ Kôtốpxki, anh bị giải đến nhà tử tù ở Ôđétsa, Cách mạng tháng hai đã mở cửa các nhà tù, một số người được thả, còn một số người được ra khỏi nhà tù, đi sưởi nắng tại thành phố và nghe nói chuyện về tự do. Kôtốpxki nằm trong nhóm người thứ hai này. Sau đó khi ở bên ngoài, anh đã vô tình được phóng viên của tờ “tiếng nói nước Nga" nói cho biết tên người đã cứu anh, hoá ra người cứu anh là Pulusinốpva. Vì thế Kôtốpxki quyết định đến thăm và cảm ơn bà.

Ba giờ chiều Kôtốpxki và nhà báo của tờ “tiếng nói nước Nga" cùng đến nhà bà Pulusinốpva. Pulusinốpva nhiệt tình tiếp đãi họ. Là một người đã từng bị thẩm vấn khổ dịch, lĩnh án tử hình, phải sống cuộc sống tù ngục và tử tù, nhưng vẫn rất cứng rắn, Kôtốpxki lúc đó lại rất cảm động, vì vị chủ nhân của toà nhà, là người đã làm tất cả, để cứu sinh mạng của anh, người đã quyết định số phận của anh.

Em gái của Pulusinốpva là E.B.Giênihôpsicaia cũng có mặt trong buổi tiếp. Hai tay Kôtốpxki nắm chặt tay của Pulusinốpva và nói, mãi tới tận bây giờ mới được biết ân nhân cứu mạng của mình, thì thật là xấu hổ. Pulusinốpva đáp, bà rất sung sướng là trong những năm gian khổ đã cứu được sinh mạng một con người, sau đó bà kể về quá trình hành động của bà trong việc cứu Kôtốpxki. Lá thư của Kôtốpxki gửi Pulusinốpva đã để lại trong bà một dấu ấn rất sâu sắc, sau khi nhận được thư của Kôtốpxki, bà đã viết thư cho chồng, nói rõ về tình hình của Kôtốpxki và yêu cầu ông giảm tội cho Kôtốpxki. Bà nói trong suốt cuộc đời chìm nổi của mình Kôtốpxki chưa từng vấy máu và chưa hề giết ai. Đồng thời bà cũng viết một bức thư gửi tướng Patrốp, Chánh án toà án quân sự. Tướng Patrốp viết thư trả lời, vị Tổng tư lệnh này nói, ông ta đã nắm được vụ án của Kôtốpxki và tin rằng anh ta không giết người và quyết định sửa thành án tù vô thời hạn.

Pulusinốpva sau khi nói cho Kôtốpxki biết những chi tiết này, và qua báo chí bà biết Kôtốpxki ở trong tù đã tỏ ý vừa lòng và hỏi còn cần phải giúp đỡ gì thêm từ nay về sau nữa.

Kôtốpxki đáp, sinh mạng cá nhân anh ta không còn tồn tại nữa, trong những năm giải phóng nhân dân anh chỉ muốn sống vì người khác... Mà Phêvatônốp rất có thể là người đã chuyển bức thư cảm động của Kôtốpxki cho Pulusinốpva. Ông đã động viên tất cả những lực lượng có thể để giúp Kôtốpxki. Chẳng bao lâu án tù vô thời hạn được đổi thành tù mười hai năm mà còn được rời nhà tù vào những ngày nghỉ. Và mấy tuần sau Kôtôpxki viết thư lên ủy ban Ôđétsa yêu cầu được ra mặt trận, tiếp đó Kôtốpxki được tha có điều kiện và được cử đến bộ đội của Kitsniốp. Tháng 8 năm 1917 Kôtốpxki trở thành một đội viên của đội trinh sát bộ binh của Binh đoàn bộ binh 136 dưới sự chỉ huy của Tacanrôcatsky trên chiến trường Rumani. Cái tin có tính bùng nổ này và sau đó lại là một tin khiến người Ôđétsa nói lại một cách rất thiện cảm đó là: "Ngày thứ hai sau khi ra tù, anh ta đến ngay nhà hát kịch. Vào giờ nghỉ giữa hai màn kịch, trong phòng nghỉ ồn ào tiếng cười nói, Kôtôpxki với giọng nam trầm và đầy nghị lực đã tuyên bố: Tôi đã bán đấu giá bộ còng mà tôi đã phải đeo vì nước Nga đã sinh và nuôi dưỡng tôi. Thế là một nhà tư bản yêu mến tự do đã mua bộ còng ấy với giá 10. 000 rúp".

Để chứng tỏ là người ăn mặc cầu kỳ, cử chỉ nho nhã, nói năng rành mạch. Kôtốpxki mặc bộ quần áo kỵ binh mầu đỏ bên cạnh có những đường kim tuyến, chân đi đôi ủng, đầu gối có đeo lắc vàng, nhỏ, gót ủng có đóng đinh chống trơn trượt, khi đi có tiếng kêu chói tai. Sau mấy ngày ở Ôđétsa. Sau khi thay đổi từ bộ quần áo kỵ binh lộng lẫy sang bộ quần áo lính thông thường, với hành vi độc đáo và dũng khí của kẻ thất phu, khiến người ta phải chú ý. Do có thành tích nổi bật trong chiến đấu, sau một thời gian không lâu ra mặt trận, anh được tặng thưởng Huân chương chữ thập Calepsky, và sau một thời gian giã từ người lính được lên chức chuẩn uý, được chỉ huy một đại đội kỵ binh Côdắc độc lập.

Khi Cách mạng tháng Mười, Kôtốpxki tham gia Đại hội đại biểu Tập đoàn quân số 6 mặt trận Rumani, trong Đại hội anh được bầu làm thành viên Chủ tịch Đoàn ủy ban quân sự, và tham gia Đảng đoàn Bônsêvích. Tuy lúc đó anh không hiểu lắm về Bônsêvích, nhưng anh tiếp cận một cách tự nhiên với những người có hành động thực tế. Cũng cần phải thấy rằng cách mạng, đặc biệt là trong thời kỳ nội chiến, đã thu hút nhiều lực lượng phản loạn không chín muồi, không an phận. Trong số họ nhiều người mới đầu nhiệt tình đón nhận cuộc sống mới, sau này có người đã phản bội lại cách mạng, có người đã phải đổ máu vì thắng lợi của cách mạng, cũng có người bị mất đầu ở chỗ khi người cách mạng cần phải thể hiện nghị lực kiên cường của mình. Nghị lực kiên cường không dễ mà có, và cũng không phải ai cũng có thể làm được.

Nếu nhìn nhận lịch sử cho đúng, thì cũng không nên quên, Kôtốpxki thậm chí ngay trong thời kỳ nội chiến, anh ta cũng thích nói câu "Tôi là một người vô chính phủ”, nhưng đồng thời anh ta cũng cho rằng, giữa anh ta và các Đảng viên Bônsêvích không có gì là khác biệt. Nhiều nhà sử học mãi tới những năm 30 đã chỉ ra rằng ngay dù sau này Kôtốpxki có là một người công tác cách mạng của quân đội, thì trên người anh vẫn có nhiều đặc điểm của người theo chủ nghĩa vô chính phủ. Đúng như ngay đầu chương này đã viết, những năm 30 là những năm ranh giới. Hình tượng của Kôtốpxki lúc đó được thần thánh hoá, mô tả anh ta như ông thánh trên trời vậy.

Kôtốpxki một “Kỵ binh vô chính phủ” mặc bộ quần áo kỵ binh mầu đỏ, đeo kiếm Côdắc cảm thấy đi mặt trận đánh bọn Bạch vệ sắp bị tan rã, dưới sự áp đảo của làn sóng cách mạng giống như đi tắm vậy, rất thích hợp với Kôtốpxki. Trong chiến đấu, Kôtốpxki bị bọn Bạch vệ bắt được nhưng thần may mắn vẫn phù hộ, khiến Kôtốpxki lại trốn được. Kôtốpxki ở lại Mátxcơ va một thời gian, tinh thần dũng cảm và tài năng kiệt xuất của Kôtốpxki được đánh giá đúng và công bằng. Theo chỉ thị của Trung ương, Kôtốpxki được cử về vùng Ôđétsa do Bạch vệ chiếm giữ và liên lạc với những Đảng viên Bônsêvích bí mật ở vùng này. Những người chấp chính của thành phố Ôđétsa cứ thay đổi như đèn cù: Đầu tiên là người Ucraina, sau đến người Đức, rồi đến Bônsêvích, sau nữa lại là phần tử Cơligoocniep. Kôtốpxki làm hộ chiếu giả, hoá trang là địa chủ tên là Ganôp. Nhưng cả thành phố cũng đã nhanh chóng nhận ra bút tích của anh, mà mỗi việc làm của anh, việc nào cũng đáng sợ như: cướp ngân hàng và kho vàng của Tangnikin, trấn áp bọn phản gián Bạch vệ. Sau một lần đột kích chớp nhoáng, sau đó bặt tin anh đã ẩn trong một kỹ viện và đã thoát hiểm một cách an toàn.

Giống như trước ngày cách mạng, anh vẫn nhạy bén linh hoạt, thích giả dạng khi thì là sĩ quan quân đội, khi thì là người trợ tế của giáo hội, khi thì lại là địa chủ. Nhà đương cục treo giải thưởng lớn cho ai bắt được Kôtốpxki và đồng bọn, những nhân viên phản gián của cảnh sát và Bạch vệ săn lùng khắp thành phố vẫn tốn công vô ích, Kôtốpxki thích chơi những trò đấu dũng, đấu trí như vậy, anh vui thích vì những trò mạo hiểm. Trước ngày Hồng quân tấn công vào Ôđétsa, Kôtốpxki đã phải làm một việc mạo hiểm chưa từng có: hoá trang thành một Thượng tá chuyển ba hòm vàng bạc châu báu từ nhà hầm của ngân hàng nhà nước ra ngoài.

Lính dưới sự chỉ huy của Kôtốpxki, sau khi Hồng quân tấn công đều đổi thành kỵ binh. Bọn thổ phỉ dưới sự cầm đầu của Pêtônac, những người lính mặc áo xanh này trở thành mối uy hiếp lớn đối với khu vực Ucraina. Lực lượng của đơn vị kỵ binh này quân số không nhiều rồi được tăng cường, chẳng mấy chốc đã trở thành một Lữ đoàn kỵ binh thuộc Sư đoàn 45 do Aga chỉ huy. Lữ đoàn kỵ binh Kôtốpxki nổi tiếng vì kỷ luật nghiêm minh, đây là một điều hiếm thấy trong những năm tháng rối loạn, sinh mạng con người không đáng một xu. Lời nói của Kôtốpxki tức là luật pháp, ai không tuân theo thì lập tức bị bắn bỏ - Xung quanh người Lữ trưởng đã từng phải vật lộn với cuộc sống tù đầy khổ sai và đã từng phải đấu tranh gian khổ một mất một còn với bọn cảnh sát và cơ quan phản gián của Đennikin có rất nhiều chuyện hà khắc vô tình. Nhưng Kôtốpxki phân biệt rất rõ giữa việc bắn bỏ những tên tù binh với việc trả thù cá nhân. Sở dĩ anh là một tên "kẻ cướp lương thiện" là vì anh cả đời thật thà. Khi anh phát hiện ra trong số những tù binh bị bắt có người trước cách mạng đã bắt anh nhiều lần và lần cuối cùng suýt nữa thì lấy mất mạng sống của anh, đó là tên Hachikhơly, nhưng không phải như tên tù binh này đã nghĩ là mình thế nào cũng bị Kôtốpxki bắn bỏ để trả thù, ngọn lửa ân oán cá nhân trong con người Kôtốpxki đã đột nhiên tắt ngấm, anh đã tha cho hắn.

Lữ đoàn Kôtốpxki của Sư đoàn 45 dưới sự chỉ huy của Achi, sau khi bị vây bốn tháng, đã đánh bại được quân đội của Pêtônac, sau đó Lữ đoàn kỵ binh của Kôtốpxki lại tham gia chiến đấu giải cứu Thủ đô phương Bắc. Trong cuộc chiến đấu đập tan quân đội của Ukiniky, Kôtốpxki lập công lớn, đơn vị của Kôtốpxki đi xe lửa về phía Nam, còn bản thân Kôtốpxki bị bệnh thương hàn phải ở lại Pêtécbua. Mấy bác sĩ được cử đến chữa bệnh cho người chỉ huy kỵ binh dũng cảm nhất của Hồng quân. Sau khi khỏi bệnh, khi lên đường Kôtốpxki được tiễn như người anh hùng bảo vệ Pêtécbua đỏ, anh mặc chiếc áo da gấu do Chính phủ Pêtécbua tặng, trên ngực lấp lánh Huân chương Sao đỏ, ngồi trong một toa xe riêng đi về Ecachênin, ở đó có những tướng sĩ dưới quyền anh bị thương trong chiến đấu đang chữa trị. Trên Đường trở về Lữ đoàn kỵ binh Kôtốpxki đem theo cả vợ - Trên tầu hoả đi ra mặt trận anh quen biết một nữ bác sĩ, kết hôn ngay trên đường, rồi cùng đến đơn vị kỵ binh.

Tháng 1 và 2 năm 1920, chỉ một mình Lữ đoàn kỵ binh Kôtốpxki đã như một chiếc búa đánh gãy xương sống của bộ đội Đennikin. Kôtốpxki thừa thắng tiến sâu vào sau lưng quân địch mấy chục cây số, khi chúng còn đang hoang mang rối loạn, đơn vị của Kôtốpxki thu được rất nhiều quân trang quân dụng. Tiếp đó là áp sát Ôđétsa, người Lữ trưởng càng tỏ ra nóng ruột không thể chờ được. Tác phẩm văn học có mô tả một cuộc nói chuyện bằng điện thoại giữa Kôtốpxki với tên Tư lệnh Bạch vệ ở Rachưchierinêya và Ôđétsa hầu như hoang đường như sau: Phương diện quân Rachưchierinêya nhắc nhở đơn vị bảo vệ Ôđétsa là Kôtốpxki chỉ còn cách Ôđétsa ba ngày đường nữa thôi, cần phải có biện pháp khẩn cấp để đánh lui đơn vị kỵ binh này của Hồng quân. Cuối cùng, phía bên Rachưchierinêya hỏi lại, ai là người đang nói chuyện với tôi đấy, "Kôtốpxki” - phía Ôđétsa đáp. Bây giờ là lúc nào rồi, mà hãy còn đùa được? thế là hai bên cãi cọ với nhau trong máy điện thoại."Tôi bảo đảm với ông là, ông đang liên hệ với Kôtốpxki đấy". Là một người thích trêu đùa, đánh cờ và giả trang. Kôtốpxki không bao giờ để cho ngựa không sẵn sàng yên cương.

Ngày hôm đó, Kôtốpxki tấn công vào Ôđétsa, lao qua những đường phố đầy rẫy những quân Bạch vệ thẳng đến bờ sông Đênhiep để đi sâu vào tung thâm hậu phương quân Đennikin để cắt đứt đường rút lui của chúng. Thế là hơn một vạn quân từ sĩ quan đến binh lính Bạch vệ của khu vực Tilatbar bị chặn lại ở bên bờ sông Đênheip, đầy băng tuyết. Người Rumani ở bên kia sông cũng không cho họ sang, còn Kôtốpxki, thì từ phía Ôđétsa tấn công vào, anh ra lệnh cho bọn Bạch vệ đang bị vây khốn ở trên băng tuyết đầu hàng. Thế là Kôtốpxki tiếp kiến những tù binh, phương thức tiếp kiến tù binh có lẽ anh đã bắt chước ở những cuốn tiểu thuyết mạo hiểm mà anh đã đọc.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3