Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 09 - Phần 2

Rất khó nói địa phương nào vẫn bảo tồn một cách kỳ diệu cuốn thứ 2. Đây quyết là một cuốn sách phải ngừng xuất bản. Quả thực tôi không dám tin vào mắt của mình. Hai hàng cuối cùng của cuốn sách ấy có viết: "Sáng sớm ngày 6 tháng 8, ở Nông trường quốc doanh "Siêbankha" trực thuộc Cục sản xuất công nghiệp quân sự Trung ương cách Ôđétsa 30 dặm. Maduôtốp, Đội trưởng đội cảnh vệ Nhà máy đường Quân đoàn kỵ binh, dùng súng poọc hoọc bắn một phát vào lồng ngực Gơrigơri Ivanôvích, giết hại ông”. Té ra hung thủ là Maduôtốp. Nhưng tại sao trong cuốn sách xuất bản năm 1934 lại không có tên anh ta? Qua đối chiếu, nội dung hơn 30 hàng trong đó không hề có sửa đổi gì với cuốn sách của Sipiriacốp và A.Nicôlaép cùng biên soạn nhằm giới thiệu Kôtốpxki cho lớp trẻ. Có điều là trong cuốn sách không đề cập tới chi tiết về họ tên của hung thủ cũng như tấn bi kịch ở Siêbankha, lại tăng thêm một đoạn văn dùng từ ngữ tài hoa khéo léo, nội dung trống rỗng, không hề có đặc điểm nhân cách hoá, một đoạn văn có thể thêm vào bài thương nhớ bất kể một nhà cách mạng Bônsêvích nào. Rõ ràng Sipiriacốp cùng ngồi tù với Kôtốpxki hơn một năm đã đặc biệt tìm một người am hiểu viết về cách mạng và cuộc nội chiến cùng biên soạn cuốn sách ấy.

Như thế là trong cuốn sách nhỏ mong mỏng bỏ túi xuất bản trước đây ngót 70 năm ấy, lại không chú ý nhắc tới tên họ hung thủ đã giết hại Kôtốpxki. Nhân tiện xin bổ sung thêm, đó vẫn không phải là tên thật. Song sau đó tên họ kẻ giết hại vị tướng lĩnh nổi tiếng trong thời gian nội chiến cũng không thấy xuất hiện trên sách báo Liên Xô nữa, ở nước ngoài thì lại càng không thể có.

Năm 1990, nhà xuất bản "Quân cận vệ Thanh niên" đã xuất bản cuốn sách "Nguyên soái Hồng quân" do Rôman Phuli viết. Đây là cuốn sách đầu tiên xuất bản ở trong nước kể từ năm 1919, sau khi ông rời khỏi tổ quốc Một số sách khác của ông, như "Hành quân trên băng” "Giấy đen chữ trắng" trong những năm 20 từng xuất bản ở Nga Xô. Do ở chương một của cuốn "Nguyên soái Hồng quân" viết về Tukhasiépxki, cho nên chỉ đến 1932 một nhà xuất bản ở Béclanh có xuất bản. Êrenbua nói, chính phủ Xô Viết không tha thứ cho tác giả và con buôn xuất bản sách. Về sau, năm 1933, vẫn Nhà xuất bản ấy ở Béclanh, Phuli lại xuất bản cuốn sách giới thiệu các Nguyên soái Liên Xô khác như Vôrôsilốp, Buxiôngni, Buhaokhơn và Kôtốpxki.

Rôman Pôrisôvích Phuli năm 1986 mất ở Mỹ. Cho tới khi chết, ông cũng không được nhìn thấy những cái gọi là sách văn học chống Liên Xô của ông xuất bản ở Mátxcơva. Là người làm chứng rất sinh động ngót 80 năm lịch sử nước Nga, ông cảm thấy rất bức thiết cần phải thông báo cho nhân dân toàn bộ sự thật của lịch sử.

Với đề mục giản đơn và mộc mạc không hào nhoáng"Cái chết của Kôtôpxki” ở chương một ông mô tả ngày cuối cùng của vị tướng Hồng quân ấy, nội dung không dài, chỉ có mấy dòng ngắn ngủi. Phuli có trích dẫn bài phát biểu của Siêmieo Buxiôngni, bạn chiến đấu của Kôtốpxki trên lưng ngựa tại buổi lễ tang. Phuli có bình luận về bài phát biểu của Siêmiao Buxiôngni rằng: "Có thể cho rằng Kôtôpxki bị đánh chết trên chiến trường”, tác giả với kinh nghiệm già dặn gây hứng thú cho bạn đọc rằng:"Không, rất nhiều điều nghi ngờ về cái chết của vị Nguyên soái kiệt xuất đã ba lần được tặng thưởng huân chương và được bầu vào Ban chấp hành Trung ương”.

Thậm chí ông còn nêu ra tấm gương trong lịch sử. Năm 1882, tướng M.Đ.Xkhơbierep nổi tiếng bỗng đột tử ở khách sạn Angơrêchen. Tính tình ông nóng nảy, chính phủ không ưa thích ông, vì thế mặc dù chiến công của ông rất lớn, nhưng mọi người đều hiểu rõ rằng, các sĩ quan cao cấp của quân đội Nga hoàng và triều đình đều rất ghét Xkhơbierep, thế rồi tin đồn ở khắp mọi nơi xoay quanh về nguyên nhân cái chết của ông, có tin nói rằng vị tướng bạch phỉ ấy bị tên thiếu uý kị binh được lệnh đầu độc ông.

(Xkhơbirep (1843 -1882) thượng tướng bộ binh nước Nga (1881), từng tham gia quân Viễn chinh Hi -va ở Trung Á năm 1873 và cuộc viễn chinh ở Anchiêkin 1880 - 1881, tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa Hảo Khan (1813 - 1876). Trong cuộc chiến tranh Nga -Thổ vào năm 1877 -1878, ông đã chỉ huy thắng lợi bộ đội.)

"Nhưng còn ai đã giết chết vị tướng Hồng quân? Ro. Phuli nghi vấn: "Vị sứ giả của Bộ tư lệnh trong quân đoàn của Kôtôpxki sai khiến Maduôrốp bắn mấy phát súng vào ngực ông làm cho ông phải bỏ mạng ngay ở hiện trường”.

Mãi tới 65 năm sau, chúng tôi mới được rõ, vốn dĩ kẻ bắn vào Kôtốpxki không tên là Maduôtốp. Y không phải là sứ giả tin cậy của Bộ tư lệnh, cũng không phải là sĩ quan cấp phó của Kôtốpxki, còn ông chủ nhà thổ Ođétsa trước đây - Zhaichiên, năm 1925 làm đội trưởng cảnh vệ Nhà máy đường Pâyrêgơnốpxki, Rô Phuli xuất bản cuốn"Nguyên soái Hồng quân" tại Béclanh, đã Nga hoá cái từ"Mácgiônkích" thành "Maduôrôp".

Tại sao Mácgiônkích lại có cử chỉ như thế? Rôphuli tiếp tục dẫn chứng các tài liệu khác viết rằng: Thông tin của báo chí về cái chết của Kôtốpxki rất hàm hồ, có thông tin cho rằng vị sứ giả cãi nhau gay gắt, nên súng bị cướp cò, viên đạn bắn trúng vào ông nên ông bị chết, có thông tin nói Maduôrốp là gián điệp của Cục Trinh thám Rumani.

Maduôrốp sứ giả của Bộ tư lệnh có bị thẩm vấn không? Trên báo chí nói rằng từ lâu y đã tích cực chuẩn bị hoạt động mưu sát này. Để tránh bị thất bại, trước khi ám sát, y đã từng bắn thử bằng một khẩu súng poọc hoọc, sau này chính y đã dùng khẩu súng này để ám sát Kôtốpxki.

Ở đất nước khủng bố này, Maduôrốp đã ẩn náu. Còn tên gián điệp của cục trinh thám Rumani đi đâu? Sứ giả ấy của Bộ tư lệnh chính không phải là cái gậy ảo thuật của Cục bảo vệ an ninh Chính trị quốc gia toàn Liên Xô à? Chính thông qua cái gậy ảo thuật ấy đã trừ khử kẻ âm mưu đảo chính, gây nguy hiểm cho đất nước.

Chính là đã lưu truyền những tin đồn ấy về Kôtốpxki.

Cái chết của Kôtốpxki hợp tính quy luật một cách hết sức lạ lùng. Những người ra vào trong mưa bom bão đạn, trải qua biết bao gian nan nguy hiểm mà vẫn bình yên vô sự, thường hay bị chết bởi những vụ ám sát ngấm ngầm của các tên thích khách.

Mà sứ giả của Kôtốpxki chính là loại người ấy.

Nếu khâm phục sự nhạy cảm phân biệt phải trái của Phuli. Ông mô tả rất tỉ mỉ lễ tang của Kôtốpxki: 20 khẩu đại bác của bộ đội kỵ binh Hồng quân số 2 đóng ở trong thành bắn những phát đạn đại bác để tiễn biệt, thành phố Ôđétsa treo cờ rủ tưởng niệm ông. Các Nguyên soái Hồng quân như Diêgiơrốp, Buxiôngni và Iakin có phát hiểu tại buổi lễ tang, họ ví Kôtốpxki là con đại bàng chiến của Hồng quân. "Cầu mong cho Kôtôpxki bay bổng trên bầu trời làm cho kẻ thù kinh hồn bạt vía hơn hẳn khi ông phi trên lưng ngựa”.

Một số thành phố lấy tên Kôtốpxki đặt tên cho đường phố. Về sau có người đề nghị xây bia tưởng niệm cho vị Thống soái kỵ binh ấy của Hồng quân. Rôphuli lúc bấy giờ suy đoán rằng, có thể xây dựng bia tưởng niệm Kôtốpxki, nhưng bia tưởng niệm không biết nói, nó không nói được gì.

Rút cục cuối cùng là tác giả di cư ra nước ngoài. Còn bia tưởng niệm Kôtốpxki cũng không chỉ xây dựng một cái. Tiếp theo lại bắt đầu quá trình thần thánh hoá con người, loại trừ mọi cái có thể gây nên những ảnh hưởng xấu, miêu tả một kẻ phản bội thích đấu tranh trở thành nhân vật chính diện lương thiện. Trong nhiều sách và phim ảnh kỷ niệm ông, hình như ông chưa bao giờ trải qua thời thơ ấu, phảng phất như mới sinh ra đã là nhà cách mạng, khi ông nói chuyện, làm việc đều không có văn kiện để làm chỗ dựa. Viện hồ sơ quốc gia chưa bao giờ cho các nhà sử học, nhà văn và phóng viên ra vào tự do. Bất cứ ai đều không được tra đọc những văn kiện có liên quan mà Cục cảnh sát Sa hoàng ghi chép về những hoạt động trước cách mạng của Kôtốpxki. Còn hiện nay tại sao trong nhiều văn kiện Cục cảnh sát gọi Kôtốpxki là "Thổ phỉ” hoặc "Tên đầu sỏ thổ phỉ” thì mọi người đều biết cả rồi. Ngoài ra những tài liệu điều tra về việc Kôtốpxki bị mưu sát ngay từ thời khởi đầu ấy cũng không biết tăm tích rồi. Những tài liệu ấy không biết có còn được bảo tồn ở chỗ nào không? Không chỉ tên của Zhaichiên, mà còn tất cả những tài liệu có liên quan với nông trường quốc doanh Siêbankha đều bị cấm không được đăng báo. Trong các bản hồi ký của các chiến sĩ lão thành cũng làm việc dưới sự chỉ huy của Kôtốpxki, bất cứ một chi tiết nào có liên quan đến tấn bi kịch ở Nông trường quốc doanh Ôđétsa đều bị xóa bỏ phũ phàng đi.

Tạp chí "Ngọn cờ” lần đầu tiên phá vỡ sự phong toả về câu chuyện Kôtốpxki bị hại. Năm 1989 tờ Tạp chí này đã đăng bài "Sau khi tiếng súng nổ” do Víchto Khachacốp viết, trong đó có nêu mấy cách nói khác nhau trình bày về vụ mưu sát xảy ra ở Siêbankha. Ông không né tránh những tin đồn lưu truyền trong những năm 30 có xảy ra đấu tranh về nguyên nhân vụ mưu sát.

Khachacốp viết rằng, có một lần một vị quan chức đến trụ sở Ban biên tập "Báo buổi chiều Kitsniôp" của ông (Khachacốp), quan chức ấy sau khi đề cập đến việc của một số người, đột nhiên có nói rằng:

“Khi Kôtôpxki mất, tôi có ở hiện trường. Tôi có thể kể về tất cả những việc đã xảy ra. Không sở dĩ tôi muốn nói, không phải để cho ngài viết tất cả quá trình đã xảy ra. Những sự thật có liên quan đến cái chết của ông từ lâu người ta đã không cần nữa. Tôi chỉ tiện thể nói để ngài rõ”.

Thế rồi ông nói:

"Lúc bấy giờ tôi và Kôtôpxki đều ở Siêbankha. Tối hôm ấy chúng tôi ngồi uống rượu ở trước bàn ăn. Lúc này Kôtôpxki đưa tới một người đàn bà trẻ lạ... Chúng tôi uống rượu vốtca, cùng tán chuyện với nhau, thấm thoắt đã nửa đêm. Lúc này Kôtôpxki phát hiện thần sắc của mắt vị sĩ quan trẻ ngồi đối diện ông, nhìn người tình mới của ông không hay. Rồi ông cởi dây đeo súng, rút khẩu súng lục chỉ về phía viên sĩ quan nói, "Tao giết mày". Viên sĩ quan cấp phó của Kôtôpxki biết rõ ông đã nói, thì ông làm, nên vội lao tới giật lấy khẩu súng của ông, chính trong khi giành giật ấy, súng đã nổ. Là do bản thân Kôtốpxki đã vô ý bóp cò viên đạn xuyên vào trái tim ông..."

V.Khachacốp cho rằng, tuy con người này biết rõ mọi chi tiết, nhưng những điều ông nói, không có một câu nào là thật cả. Nhưng tại sao ông lại nói như thế? Phải chăng là nhằm đề cao mình? Sở dĩ có một cách nói rất không thể tin được về nguyên nhân cái chết của Kôtốpxki được lưu truyền rộng rãi, là vì cho đến nay vẫn không có ai nói rõ tình hình thực tế của tấn bi kịch ở Nông trường quốc doanh Siêbankha.

Con trai của Kôtốpxki Gơricơri, Gơricơriêvích Kôtốpxki hiện là Nghiên cứu viên nổi tiếng của viện nghiên cứu phương Đông, Phó tổng thư ký Hội liên hiệp những người làm công tác khoa học kỹ thuật thế giới, anh căm phẫn nói: Khi cha anh mất, anh mới được hai tuổi. Anh (Kôtốpxki con) sinh ra là một việc mừng lớn đối với Kôtốpxki: bởi vì ông và vợ trước sau không thể nào quên được nỗi đau mất đi bào thai sinh đôi con gái, ông ước mơ có một cậu con trai nữa. Khi biết được tin đứa con trai ra đời, Kôtốpxki đang ở Mátxcơva. Do tha thiết hy vọng sinh con trai, ông vội tới ga xe lửa. Nhưng vì tuyết nhiều chất thành đống, giao thông đường sắt bị tắc nghẽn. Rồi ông đổi sang cưỡi ngựa và chuyển sang đi xe goòng trở về Uman.

Kôtốpxki con vẫn luôn tìm cách giải đáp về nguyên nhân cái chết của cha anh. Mẹ anh đã từng phẫn nộ bác bỏ tin đồn nói rằng cha anh chết vì cãi cọ nhau. Anh tin ở mẹ anh, tin chắc chắn rằng mẹ anh hết sức thực thà. Ôlêga Pitơrốpna cùng với A.I.Uriăngnôva, chị của Lênin làm Hiệu đính viên cho cơ quan báo của Đảng dân chủ xã hội do chồng của Uriăngnôva chủ biên. Bà học ở trường Đại học y khoa Mátxcơva, bà là học trò tốt của Bunchiênkô, bác sĩ ngoại khoa nổi tiếng, khi bà làm ca mổ cuối cùng là bà đã 66 tuổi. Các bạn đồng nghiệp, láng giềng và tất cả những ai quen biết bà đều kính trọng bà. Kôtốpxki con không có một lý do nào nghi ngờ mẹ anh giấu giếm anh điều gì. Bởi vì dù cho đã phải trải qua những nỗi cực khó chưa tưng thấy, Ôlêga Pitơrốpna cũng chưa bao giờ để cho con trai có một chút nghi ngờ nào xảy ra đêm hôm tháng 8 đáng sợ ấy.

Trong bài viết của Kôtốpxki con trên tạp chí "Ngọn cờ”, có trình bày như sau: "Về nguyên nhân cái chết của cha luôn luôn trăn trở mẹ tôi, mà những tin đồn nói xấu danh dự của cha (bảo rằng cha tôi chết vì cãi nhau) dần dần đã trở thành cách nói của chính giới. Năm 1934 khi mẹ tôi nghỉ ở Viện điều dưỡng quân đội, bà nghe thấy mấy viên sĩ quan trẻ nói đùa rằng, sau khi mấy người ấy biết được con người ở trước mặt ấy là ai, thì rất băn khoăn, họ ấp a ấp úng nói với Ôlêga Pitơrôpna rằng, Cục chính trị Hồng quân công nông thông báo như thế đấy".

Kôtốpxki con còn kể một sự việc như sau: Năm 1936 mẹ anh là Đại biểu tham dự Đại hội đại biểu vợ các tướng lĩnh Hồng quân họp tại Điện Kremli. Khi Nguyên soái Tukhasiepxki tiếp kiến các Đại biểu dự đại hội, đã đặc biệt đi tới trước mặt Ôlêga Pitơrốpna, ân cần thăm hỏi bà rằng: " Vác sa va có xuất bản một cuốn sách do một sĩ quan Ba lan viết, trong sách xác nhận chắc chắn Kôtôpxki là bị chính phủ Liên Xô mưu sát". Năm 1949, Kôtốpxki con tìm được cuốn sách đó ở Thư viện trường Đại học Vácsava. Cuốn sách đó chẳng những là kỷ niệm cha anh, mà còn kỷ niệm một số tướng lĩnh quân sự nổi tiếng khác của Liên Xô. Trong cuốn sách đã quả quyết rằng Kôtốpxki bị chính phủ Liên Xô ám sát, chính vì ông thẳng thắn, không gió chiều nào theo chiều nấy, nên ông có uy tín rất cao trong nhân dân. Ông chẳng những chỉ huy được thiên binh vạn mã, mà còn hô một tiếng được trăm người hưởng ứng trong nhân dân khu vực hữu ngạn Ucraina. Kôtốpxki con cho rằng, Tukhasiepxki lúc bấy giờ rõ ràng ám thị cho mẹ anh rằng cái chết của Kôtơpxki có sắc thái chính trị.

Năm 1946, Kôtốpxki con ngẫu nhiên gặp một trinh sát viên quân sự quen biết. Trinh sát viên ấy đang thẩm tra xử lý vụ án Siemiaonôp, một tên đầu sỏ bọn bạch phỉ bị bắt ở Mãn châu lý một năm trước. Cuối những năm 20, Trinh sát viên này được điều đến làm nghĩa vụ quân sự ở Kiép từng đến nhà Kôtốpxki. Vì thế Kôtốpxki con biết được Trinh sát viên ấy đã từng nhìn thấy những tài liệu về vụ án Kôtốpxki trong Phòng hồ sơ tuyệt mật của Cơ quan An ninh quốc gia. Vốn là từ những năm 20, khi cha anh còn sống, những tài liệu mà cha anh tiến hành hoạt động gián điệp có liên quan đã được gửi tới Mátxcơva. Trinh sát viên đã rất hàm hồ trả lời những thắc mắc của Kôtốpxki con, ngoài ra cũng không nói gì hơn nữa. Kôtốpxki con nói, con người ấy và Ôlêga Pitôrốpna, bà mẹ anh đã qua đời đều không hề nghi ngờ cha anh là một trong tốp người đầu tiên ở trong nước bị mưu sát chính trị sau cách mạng tháng 10.

Rõ ràng chỉ có ngày nay thời đại vạch trần chân tướng đã đến, mới có khả năng đồng ý kết luận ấy của Kôtốpxki con. Trước hết chúng ta cần phải nghiên cứu lại lý lịch tiểu sử của Kôtốpxki, cần phải làm rõ tại sao mặc dầu Kôtốpxki đã lập nên những chiến công hiển hách cho Xô Viết, nhưng đối thủ của ông trong những năm hoà bình lại luôn luôn xảy ra. Có lẽ không phải vì vị Thống soái kỵ binh Hồng quân ấy đã khống chế vương quốc độc lập hơn mười thành phố ở miền Nam nước Nga và ven sông Đơnhiép, đến thời đã ngoài bốn mươi tuổi vẫn chưa chín chắn, mà còn vội vàng hấp tấp hay sao? Thời thơ ấu ông thích mạo hiểm, làm bộ hống hách và hiếu thắng, ngăn đường cướp giật ở vùng Bisarabia, ông chẳng những không hề sửa đổi những tính nết ấy, mà còn ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, vương quốc của Kôtốpxki còn xảy ra nhiều xung đột với Hội đồng quân sự cách mạng. Ở đó ngoài lệnh của Kôtốpxki ra, không có luật pháp. Ông vừa là Lãnh tụ, lại là Quan toà, hay là Nhà nước. Năm Kôtốpxki bốn mươi tuổi, vẫn giống như trước đây, trời không sợ, đất không sợ, song ông xưa nay là như thế.

Giống như thần thánh mà các hoạ sĩ vẽ vậy, các nhà đạo diễn điện ảnh, nhà tiểu thuyết và bọn bồi bút nổi tiếng, cần cù bận rộn nửa thế kỷ, họ đã sáng tạo ra hình tượng các nhân vật chính diện hoàn mỹ chu đáo, giống như đúc. Còn cuộc sống của Kôtốpxki thì đúng là không cần phải tạo dựng ra, bởi vì từ thời thơ ấu, cuộc sống của ông đã tràn đầy những câu chuyện li kỳ, trong bất cứ một cuốn sách hấp dẫn nào. Nếu câu chuyện viết dựa theo sự thật, thì nhất định sẽ hấp dẫn.

Lúc lên bảy, Kôtốpxki đã trải qua cuộc sống bay bổng lên đầu tiên trên bầu trời, từ trên nóc nhà cao sáu đến bảy trượng Nga của Nhà máy rượu, ông bị rơi xuống. Vì thế phải chữa vết thương mất một năm, mà hậu quả của câu chuyện lần này, là đã tạo ra tật nói lắp trầm trọng, sau này cùng với thời gian trôi qua, thì tật ấy đỡ nhiều. Cha ông muốn cho Kôtốpxki tiếp thu nền giáo dục tốt đẹp, nhưng vì cái tật nói lắp đã làm đảo lộn mọi thứ, rồi ông được gửi tới học ở Trường quốc dân theo chế độ hai năm.

Thời nhỏ, tinh thần ông luôn căng thẳng, tính tình bộp chộp. Rôphuli cho rằng, hình như do quá trình khổ tâm của thời thơ ấu, đã quyết định cuộc sống lung tung kiểu thổ phỉ của ông sau này. Thời nhỏ ông có hai sở thích - vận động và đọc sách. Vận động khiến cho thân thể ông khoẻ mạnh, còn đọc những tiểu thuyết mạo hiểm và những kịch bản rất hấp dẫn khiến cho cuộc sống của ông trở nên cuồng nhiệt. Do có những hành vi khiêu khích, ông đã bị Nhà Trường kia đuổi học, cha ông lại gửi ông tới học ở Trường nông nghiệp Kôrôchin. Nhưng Kôtốpxki không thích nông nghiệp. Khi ông 16 tuổi cha ông đã đột ngột qua đời. Thế là phải bỏ dở việc học hành, và bắt đầu đi làm công nhật cho một công tước giầu có tên là Khantacuchin ở vùng Bisarabia. Chính ở đây, ông đã bắt đầu cuộc đời mạo hiểm đầu tiên, và trải qua cuộc sống trước ngày làm cách mạng.

Năm 1926, nhà xuất bản ruộng đất và Nhà máy đã xuất bản một cuốn sách do Phôlichsơ Côân đề tựa cuốn sách của M. Bansucốp, lấy tên là "Đảng viên cộng sản không yên phận". Trong sách đã viết đoạn lịch sử mang tính chất bị kịch ấy... Kôtôpxki từng đi làm công nhật cho gia đình một địa chủ nhỏ, từng có nỗi niềm ân oán riêng với tên địa chủ ấy. Hiện nay làm công nhật cho một quán rượu nhỏ người Nga ở Mỹ, có ngoại tình với nữ chiêu đãi viên, phu nhân công tước Tatakuchinnơ cũng làm ở quán rượu này... Sau khi biết được quan hệ yêu đương với phu nhân công tước, công tước giận dữ lấy kiếm định chém Kôtôpxki. Kôtôpxki nhanh trí giật thanh đoản kiếm trong tay công tước, sau đó ôm gọn người công tước quăng vào phòng quản trị. Công tước chạy tới Kitsniốp và phát đơn kiện. Rồi Kôtốpxki bắt đầu báo thù. Ông châm lửa đốt trang trại của công tước ngọn lửa cao ngút trời."

Về đoạn ấy của cuốn sách xuất bản sau này lại có cách nói khác nhau. Trong đó không có nỗi niềm ân oán riêng tư. Còn nguyên nhân xung đột giữa người làm công nhật trẻ với công tước đã biến thành sự đối kháng gay gắt giữa lao động gian khổ của cố nông với cuộc sống xa hoa của các ông chúa đất. Khi Kôtốpxki bẩm sinh thẳng thắn lần đầu tiên xảy ra đối kháng với địa chủ, rồi với giọng điệu hống hách kiểu ra lệnh chứng tỏ ông coi khinh địa chủ. Tên địa chủ nổi giận đùng đùng múa may đoản kiếm, khi y còn chưa đụng tới Kôtốpxki, thì Kôtốpxki đã nhanh nhẹn khéo léo giải giáp được vũ khí của y, và quăng y từ trong nhà quản lý ra ngoài. Tên công tước tức điên lên, bèn ra lệnh cho bọn đầy tớ trong nhà trói tên học việc ấy lại, đánh đập anh, đến đêm quẳng anh ra ngoài đồng cỏ. Một cuốn sách khác xuất bản vào những năm 70 có miêu tả một đoạn như sau: Kôtốpxki bị địa chủ ra lệnh đánh đập, có tin người làm công nhật trẻ tuổi ấy đã chống lại hình phạt về thể xác và làm nhục không công bằng đối với nông dân.

Hình tượng của ông vẫn tiếp tục được khắc hoạ thành nhân vật kinh điển. Rất nhiều cảnh đều được cấu trúc lại, đều được phó thác cho cuộc xung đột giai cấp hoàn toàn khác nhau và phù hợp với nhiệm vụ tuyên truyền lúc bấy giờ. Trong đó mấy tác phẩm có viết: sau khi đối kháng với địa chủ ngang ngược hống hách, Kôtốpxki đã trở thành người nổi bật chống lại áp bức. Từ đó đi lên con đường đấu tranh chống lại Nga hoàng. Những tác phẩm ấy thậm chí đã lược bỏ bản tính sâu sắc của nó.

Trước Cách mạng Tháng Mười, ông chẳng qua chỉ là một người cộng sản tự phát, thậm chí còn bị ảnh hưởng của chủ nghĩa vô chính phủ. "Tất cả những đau khổ và hạnh phúc của Kôtốpxki, đều ở chỗ ông quan tâm đến nỗi đau khổ của mọi người, bản tính của ông là không thể tha thứ sự giễu cợt đối với quần chúng nhân dân, cũng như ông không bao giờ xung đột với những người mà ông dẫn dắt lên con đường cách mạng". Têlix Kôen khi đề từ cho cuốn sách "Đảng viên cộng sản không yên phận" của M. Bansucốp có viết như vậy Kôtốpxki cũng giống như chủ nhân ông trong lịch sử phong trào cách mạng nước Nga của Midơkhavích, họ phải chịu đựng gian khổ vất vả vì hạnh phúc của hàng chục triệu người, mặc dù họ đã cố gắng hết sức đấu tranh, nhưng trước ngày cách mạng, lại chỉ biểu hiện là sự phản kháng tự phát của nhân dân.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3