Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 09 - Phần 1

CHƯƠNG 9

TIẾNG SÚNG Ở SIÊBANKHA

Rôbinhan
của Ôđétsa - làm quen với Zhaichiên - cuộc tập kích kiên quyết – vận quan may
mắn - hỷ đoàn trưởng kỳ diệu - sự bổ nhiệm mới - sự chẩn đoán khiến người ta
nghi ngờ - chiến dịch không triển khai được - tiếng súng ở Siêbankha.

Nhà
thổ của Macgiônkích Zhaichiên khai trương trước cách mạng vẫn được bảo tồn
trong thời kỳ Chính phủ cách mạng lâm thời cầm quyền sau khi Bônsêvích lên vũ
đài, thì nghề của nhà buôn tháo vát này, chỉ còn đợi chờ ngày đóng cửa thôi.
Hơn nữa còn ngấm ngầm cầu nguyện nhất thiết đừng để mất tự do. Việc bộ đội của
Đennikin mơ ước lật đổ được Bônsêvích, đối với ngành nghề của Zhaichiên rất
được hoan nghênh, hơn nữa ở mức độ nào đó giúp cho ông khôi phục được ngành
nghề. Khi trên đường Ôđétsa râm mát cây cối hai bên rải rác, thấy những chàng
bộ đội mặc quân phục ngoại quốc thì nghề nhà thổ của Zhaichiên trở nên thịnh
vượng. Bọn binh lính và sĩ quan đến từ Hi Lạp, Pháp, Anh, Rumani thay thế khách
thường xuyên của nhà thổ ngày trước - bộ đội Ucraina ăn mặc đúng mốt, sĩ khí
hiên ngang và Quân đoàn Ba lan với danh hiệu là vô địch.

Khách
chơi không bao giờ thiếu, khách chơi mà nhà thổ thích nhất phải kể đến các
thuyền viên trên chiến hạm"Không Sợ” đậu ở bến cảng Ôđétsa.
Nhưng ông chủ nhà thổ cũng không bao giờ từ chối được phục vụ đồng bào của mình
nhất là đối với người của đơn vị Đennikin. Bởi vì ở Ôđétsa bộ đội Đennikin được
coi là cơ quan phản gián. Trưa một hôm, trước cửa nhà thổ chật ních những gã
mua vui tìm thú đang tìm chọn người đẹp trẻ đen. Lúc này một đại uý pháo binh
với thân hình chắc nịch đến, ông chủ nhà thổ như tiếp khách nước ngoài vậy, hết
sức thận trọng mời chào ngài đại uý hơn nữa luôn miệng nói cười vui vẻ. Vâng,
bất kể khách nào đều không được làm mất lòng. Khách mà oán trách, thì phiền
phức lắm, nhưng ai mà hiểu rõ được các anh lính tráng ấy? Có thể phải ra mặt
trận vào ban đêm. Kìa, chưa đến cho người đi đặt phòng rồi.

"Chìa
khoá gác xép tầng chót ở đâu?”
Người đến ra lệnh thế "đưa chìa khóa
đến..
."

Zhaichiên
sợ hãi liếc nhìn vị khách, định nổi nóng, nhưng nhìn vẻ mặt của vị đại uý pháo
binh, rõ ràng ông không suy đoán được ý định của anh, thế rồi lập cập đưa chìa
khóa. Viên đại uý cầm chìa khoá tung lên, rồi đón lấy một cách thành thạo, sau
đó với sự hướng dẫn của chủ nhân, đi xuống cầu thang.

"Tôi
hy vọng ngài hiểu cho, tối nay một vị đại uý như ngài cũng chưa từng tới".

Ông
chủ nhà thổ buồn bã nghĩ thầm. Rõ ràng ông chưa đoán ngay được con người ấy là
ai, song cứ phải vất vả suy nghĩ ngầm. Lúc bấy giờ cả Ôđétsa đều đang bàn luận
một tên tuổi nổi tiếng của người Bisarabiya. Khi nhắc đến tên tuổi anh ta,
người thì sợ hãi, người thì phấn khởi. Có tin, người ấy đã từng mạo hiểm đột
nhập vào nhà tù cứu Đảng viên Bônsêvích bí mật bị bắt, phá hoại đường sắt, cướp
được nhiều vũ khí rồi vận chuyển sang tay đội du kích ở bờ bên kia sông
Đênhiếp. Tối đến, Zhaichiên nghe được tin đồn càng khó mà tin rằng một tên phỉ
cướp, tung tích bí hiểm trong thanh thiên bạch nhật, đột nhập vào cơ quan phản
gián của Đennikin, trải qua một trận đấu súng quyết liệt, hắn đã cướp đi nhiều
văn kiện bí mật, rồi ngang nhiên chạy trốn, mà tên thổ phỉ kẻ cướp ấy đúng là
mặc bộ quân phục của đại uý pháo binh.


Ôđétsa, Zhaichiên là một tay nghề, làm ăn nổi tiếng. Tuy vợ ông xuất thân là
người tầm thường, nhưng sau khi cưới đã trở thành quý phu nhân đeo chuỗi hạt
kim cương có giá trị. Khi chị có lòng tốt, thì chị sẽ không nề hà gì làm ra vẻ
đài các, đối với các bạn gái trước đây của chị. Nếu không phải vì tình hình
Ôđétsa không ổn, trong thành phố thường có tiếng súng, chị thường cùng với
chồng, dọn vào ở trong biệt thự hào hao ở ven biển. Do tình hình rối loạn trầm
trọng, cũng như ngày càng trở nên cấp bách, khiến cho Zhaichiên đã mấy lần muốn
đến xem tình hình cơ quan phản gián, sau khi bị bọn cướp ngang ngược hoành hành
ở đó đang treo giải thưởng nhiều lạng vàng tróc nã tên Bisarabiya xuất quỷ nhập
thần ấy. Với bản năng tự bảo vệ hoặc là do bẩm tính nhát gan, ông đã nhiều lần
xoá bỏ ý nghĩ mạo hiểm hành động.

Vào
lúc nửa đêm, viên "đại uý” từ trên gác xép tầng nóc đi
xuống. Với khẩu khí lịch sự chủ nhân ông trong cuốn sách Scôtt của nhà văn Anh,
anh tỏ lời cảm ơn ông chủ nhà thổ hấp dẫn ấy, rồi anh báo với ông chủ rằng anh
muốn thay bộ quân phục của mình lấy một bộ quần áo thường dân. Zhaichiên không
lấy bộ quân phục đại uý lượt là ấy bởi vì ông liên tưởng rất nhanh tới, rất có
thể tên thổ phỉ ăn cướp ấy mặc quân phục trong khi đấu súng bị người ta nhìn
thấy. Vì thế ông hiểu rõ ràng rằng, nếu bị cơ quan phản gián của Đennikin phát
hiện, điều đợi chờ ông sẽ là cái gì. Mặc dầu rất lưu luyến, nhưng ông vẫn đưa
cho vị đại uý lạ lùng ấy bộ thường phục. Trong nháy mắt đã thay xong quần áo,
thế rồi rút một búi tóc giả trong cặp da ra, đội lên đầu vừa tròn lại nhẵn thín
của anh. Quả thực khi người ấy mang lại búi tóc giả, người ta không nhận ra
nữa: đứng trước mặt Zhaichiên là một thân sĩ lực lưỡng, trắng béo, cử chỉ kiêu
ngạo. Khi chia tay, anh vô tình buột miệng ra một câu khiến cho Zhaichiên không
thể nào quên được. "Tôi mắc nợ tình cảm ngài...".

Sau
bảy năm, tức đêm ngày 6 tháng 8 năm 1925 Zhaichiên dùng khẩu súng poọc hoọc
giết chết người sẽ trả ơn ông - Gơrigơri Ivanvích Kôtôpxki, Quân đoàn trưởng,
anh hùng diệu kỳ trong nội chiến vinh dự được tặng thưởng ba Huân chương Hồng
kỳ. Anh là vị "đại uý” tạm thời trốn ở nhà thổ của
Zhaichiên sau khi tập kích chớp nhoáng cơ quan phản gián của Đennikin.

Tên
thật của hung thủ giết hại vị Thống soái bộ đội được che giấu đã hơn 60 năm.
Hơn nữa trong hàng chục cuốn sách, Bách khoa toàn thư và tư liệu tham khảo về
căn bản cũng không nhắc tới tên tuổi của con người đó. Thí dụ trong bộ Đại Bách
khoa toàn thư của Liên Xô đầu tiên đã trình bày về cái chết của Kôtôpxki như
sau: "ông bị người ta âm mưu sát hại tại nông trang quốc doanh
"Siebankka".
Cuốn Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô tái bản năm
1953 và năm 1965 vẫn dựa theo bản xuất bản năm 1937. Còn những lần tái bản sau
đó thì hoàn toàn đã thay đổi. Thí dụ, trong cuốn Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô
xuất bản năm 1973, thậm chí không có tài liệu có liên quan đến địa điểm mà
Kôtôpxki bị sát hại. Cách nói hàm hồ trong sách rằng ông được an táng ở thành
phố Pilchun (nay là thành phố Kitôpxki ở Ôđétsa - tác giả) lại được trích dẫn
trong cuốn Bách khoa toàn thư quân sự Liên Xô xuất bản năm 1977. Những đầu mối
trong các sách lịch sử và các cuốn tiểu thuyết đều do văn kiện của chính giới
cung cấp. Tập sách "Tiểu sử danh nhân" xuất bản năm
1982, trong đó cuốn sách kỷ niệm Kôtôpxki đã trình bày cái chết của ông như thế
nào: “Tối ngày 5 tháng 8 năm 1925, ông đã tham gia buổi đốt lửa trại
của các đội viên thiếu niên Luchanốp, sau đó mọi người tham dự đêm liên hoan
cùng vui chung với nhau một thời gian. Nhưng trên đường về nhà, ông đã bị kẻ
địch đã phũ phàng giết hại ông”
.

Trong
một cuốn sách dày 200 trang, chỉ giới thiệu ngắn ngủi năm hàng chữ in nội dung
cái chết của vị Thống soái nổi tiếng trong cuộc nội chiến, điều đó càng dẫn tới
làm cho người ta không hiểu nổi về sự mô tả hàm hồ, không rõ ràng. "Từ
viên đạn của khẩu súng poọc hoọc kia đã kết thúc một cách phũ phàng sinh mệnh
của ông..".
Khẩu súng poọc hoọc đó là của ai? Rút cục tên hung
thủ vô danh ấy là ai? Tại sao nó lại bắn vào Kôtốpxki? Vẫn chưa có câu trả lời.

Đại
Bách khoa toàn thư Liên Xô đã xoá bỏ mất những nội dung có liên quan đến việc Kôtốpxki
bị ám sát ở Nông trường quốc doanh "Siebankha" vậy
thì sẽ không thể tìm thấy câu trả lời trong các cuốn sách khác xuất bản trước
đó chứ gì? Cuốn sách có thẩm quyền nhất về mặt này tức là bản hồi ký của vợ
Kôtốpxki bởi vì trong toàn bộ thời kỳ nội chiến, bà luôn luôn đi theo chồng.
Ngoài ra năm 1958, Kisơnióp đã xuất bản một cuốn sách nhỏ 50 trang lấy tên
"Những người con trung thành của nhân dân Liên Xô" lượng
phát hành rất ít, chỉ có 3.000 cuốn. Song cuốn sách đó lại là văn kiện tài liệu
duy nhất có thể giải thích hàm ý của "Siebankha" cũng
như mùa hè năm 1925 tại sao Kôtốpxki tới đó.

Căn
cứ lời kể của Ôlêga Pitơrốpna, bà trước đây là bác sĩ, bà làm quen với Kôtốpxki
trên chuyến xe lửa chạy ra mặt trận, sau đó ít lâu họ đã cưới nhau. Tháng 7 năm
1925, lần đầu tiên Kôtốpxki được phép đi nghỉ. Bởi vì từ 1924 ông thường hay bị
đau dạ dày. Một lần bị đau khi ông đang ở Kiép, Giáo sư Sanôpxki bước đầu chẩn
đoán ông bị loét dạ dày, đề nghị ông nằm viện để theo dõi. Nhưng sau khi cơn
đau qua đi, Kôtôpxki lại cảm thấy mình vẫn mạnh khoẻ như trước đây, không có
bệnh tật gì cả. Vợ ông đã giấu ông lặng lẽ báo cáo bệnh tình của ông cho Tư
lệnh quân khu Ucraina. Theo lệnh của Hội đồng quân sự, ông đến Mátxcơva để tiến
hành xét nghiệm toàn diện.

Các
cuộc hội chẩn, xét nghiệm và chiếu X quang kiểm tra của các Giáo sư đã tiến
hành khoảng hai tuần, cho rằng ông không phải mắc bệnh loét dạ dầy, mà là do
thần kinh bị suy nhược mà gây nên chứng bệnh về cơ năng thần kinh đường ruột.
Kôtôpxki cự tuyệt đi điều dưỡng ở viện điều dưỡng: đã dành chỗ ở rất gần biển,
nếu muốn cả nhà cùng đi nghỉ, thì hà tất phải đi đến một viện điều dưỡng nào?
Blôngtai đề nghị ông đến Nông trường quốc doanh"Siêbankha" của
quân đội ở ngoại ô Ôđétxa, để cả gia đình họ đến nghỉ ở đó vào cuối xuân đầu
hè.

Phòng
điều dưỡng của Nông trường quốc doanh"Siêbankha” không to, tất
cả có thể tiếp nhận được hơn 30 người đến nghỉ. Kôtôpxki được sắp xếp đến nghỉ
ở một căn phòng nhỏ riêng biệt. Căn phòng này ở bên ngoài làng, rất hẻo lánh,
không liền kề với các căn phòng khác. Tình hình ấy khiến Olêga Pitơrôpna rất lo
âu. Theo bà, trước khi họ tới nghỉ ở nơi này, Cục bảo vệ chính trị quốc gia đã
bắt được hai nhóm khủng bố phá hoại. Chúng được cử tới trụ sở của Bộ tư lệnh
quân cận vệ số 2 của Hồng quân tại Uman, là nhằm để ám sát Kôtốpxki. Ngoài ra
nơi này cách biên giới không xa, càng làm cho Ôlêga Pitơrốpna cảm thấy sợ hãi.
Vì thế, bà đã thi hành một số biện pháp đề phòng, chuẩn bị một khẩu súng máy
hạng nhẹ, trong nhà nuôi một con chó coi nhà ở nông trường. Kôtốpxki ngủ ở
ngoài hành lang, sau mỗi khi đợi để ông ngủ say, bà ra ngồi ở trước cửa sổ để
nghe ngóng tỉ mỉ mọi động tĩnh đáng nghi ngờ.

Kôtốpxki
nghỉ ở đây rất tốt, ông được sống yên tĩnh, nên hệ thống thần kinh của ông cũng
được tăng cường. Mặc dù như vậy, nên vẫn kéo dài thời gian nghỉ của ông, nhưng
ông quyết định trở về nhà ở Uman, vì vợ ông đang có mang, hơn nữa, chỉ còn một
tháng nữa, sẽ sinh con.

Ngoài
ra trong Quân đoàn còn có rất nhiều việc: có tin đồn rằng ông sẽ phải nhanh
chóng chia tay binh lính và các cán bộ chỉ huy thân yêu của ông, sắp tới sẽ có
bổ nhiệm mới đối với ông, các loại tin đồn tương tự ngày càng nhiều. Điều mà
mọi người đều biết là những tin đồn ấy không phải là không có căn cứ. Song
những người biết được tình hình thực tế đó, lại đã trầm mặc hơn 60 năm. Phần
lớn họ sợ liên lụy đến mình và người thân, thế rồi đem theo bí mật ấy đến khi
chết. Nhưng sau khi trải qua sự yên lặng trang nghiêm bị tổn thương, cuối cùng
chân tướng của sự thực trở nên rõ ràng.

Mọi
cái đều có báo ứng nhân quả. Chúng ta tạm thời không bàn việc có liên quan đến
Kôtốpxki sắp phải điều động lên Mátxcơva, mà là tiếp tục nghe Ôlêga Pitơrốpna
kể về tình hình Kôtốpxki qua đời. Chúng ta đặc biệt nhấn mạnh địa điểm này, bởi
vì địa điểm này rất quan trọng, đây là chứng cứ về người mục đích duy nhất được
công khai đăng trên báo chí.

“Tối
ngày 5 tháng 8, Kôtốpxki tham dự dạ hội lửa trại hè của Đội thiếu niên tiền
phong Luchanốp, 9 giờ tối ông trở về đến nhà".
Bà viết hồi
ký: "Những người điều dưỡng ở đó quyết định tổ chức tiệc tiễn chân
chúng tôi. Mười một giờ đêm khuya mọi người tụ tập lại. Kôtôpxki lại không muốn
tham gia, bởi vì ông không thích những cuộc dạ hội ấy, hơn nữa lúc bấy giờ ông
cảm thấy mệt mỏi, ông nói với các Đội viên thiếu niên tiền phong rằng, rằng
nhất định phải quét sạch tập đoàn phản cách mạng Antônốp vì thế ông thường cảm
thấy sức ép về tinh thần rất lớn".

Nghe
nói cuộc dạ hội tiến hành không được vui vẻ thoải mái. Mọi người với giọng nói
rất to, ngữ khí cũng rất cứng nhắc, nhưng Kôtốpxki không đồng lòng, rõ ràng ông
rất buồn. Sở dĩ ông lưu lại ở đó là vì có vị Tổng giám đốc kế toán của Cục sản
xuất công nghiệp quân sự trung ương tới thăm ông. Sau đó một mình tôi trở về
nhà trải giường.

Bỗng
tôi nghe thấy hai tiếng súng cấp bách, sau đó là sự yên lặng như tờ. Hình như
đầu óc tôi bị chững lại:“Không phải bắn vào ông đâu?” Tôi chạy bổ tới hướng
có tiếng súng nổ và kêu lên, "xẩy ra cái gì vậy?”
Không có một
hồi âm nào. Khi tôi chạy tới đó, nhìn thấy Kôtốpxki nằm phủ phục ở góc nhà
những người điều dưỡng ở. Tôi vội vào bắt mạch ông, không thấy mạch đập nữa.
Tôi vội kêu toáng lên "Hãy mau lên cấp cứu, Kôtôpxki
bị giết hại”.

Những
người điều dưỡng nghe thấy tiếng súng ở bên ngoài cửa sổ đều phải đi ẩn náu mãi
tới khi nghe thấy tôi hô hoán họ mới ra. Kôtốpxki được khiêng vào trong nhà
bếp. Tôi tỉ mỉ kiểm tra vết thương ở ngực ông. Ông đã mất hết cả những hiện
tượng sống còn, vì viên đạn bắn xuyên vào động mạch chủ của ông, nên ông chết
ngay.

Trước
khi cơ quan điều tra tới, tôi khoá cửa nhà bếp lại, rồi một mình trở về biệt
thự. Mệt rã rượi ra, tôi ngồi ở hành lang ngoài. Lúc này Đội trưởng đội cảnh vệ
Nhà máy đường Siêbankha đã đến. Anh quỳ trước mặt tôi nói: "Hãy
cứu
con với! Bà là mẹ của toàn quân, cũng là mẹ của con, hãy cứu
con với, chính con đã giết ông
...".

Tôi
chỉ có thể nói một câu: "Hãy cút khỏi nơi đây!"Anh
ta ra đi, tôi trấn tĩnh lại rồi chạy đi tìm Giám đốc Nông trường quốc doanh.
Anh em công nhân có phân công nhau đi tìm hung thủ, kỵ binh cũng men theo bờ
biển đi tìm theo hướng Ôđétsa.

Tối
đến, chúng tôi chuyển thi hài Kôtôpxki tới Ôđétsa. Ngày 11 tháng 8, quần chúng
Ôđétsa đưa Kôtôpxki đến Binchun, sở dĩ an táng ông ở đây là vì trong cuộc đời
cách mạng thời kỳ đầu chính ông đã sáng lập ra Đội xích vệ ở đây.


ràng trong bản hồi ký của bà quả phụ Kôtốpxki Olêga Pitơrôpna mất năm 1961,
không chỉ rõ họ tên của kẻ thích khách. Nhưng chúng tôi lại phát hiện một chi
tiết hết sức quan trọng, chức vụ của kẻ thích khách. Ôlêga Pitơrốpna gọi y là
Đội trưởng đội cảnh vệ Nhà máy đường.

Bây
giờ xin nói về việc bộ đội kỵ binh của Kôtốpxki xây dựng lại Nhà máy đường
Pêrêgơnôpxki ở gần Uman. Đơn vị của ông được lấy tên của vị ủy viên nhân dân
Ucraina, rải rác đóng ở các nơi trong vòng mấy chục cây số như Uman, Caixin và
Kơrigiơpôli. Từ năm 1922 trở đi ở Liên Xô không có chiến trường nữa. Điều đau
đầu nhất của các sĩ quan cấp tướng của Hồng quân là vấn đề ăn và mặc của các
chiến sĩ. Vì thế đã thành lập Hợp tác xã tiêu dùng riêng cho quân nhân, với tôn
chỉ chẳng những cung cấp hàng hoá cần thiết cho bộ đội, mà còn tiến hành sản
xuất nữa. Kôtốpxki tích cực ủng hộ bộ máy, xí nghiệp kinh doanh sản xuất tương
tự và trạm sửa chữa trong quân đoàn của mình. Nhà máy đường Pêrêgơnốpxki lúc
bấy giờ ở vào tình trạng ngừng sản xuất. Kôtốpxki có thân chinh thị sát Nhà máy
này. Ông cho rằng việc khôi phục sản xuất của Nhà máy này là có lợi. Thế rồi
ông đã ký những hợp đồng trồng củ cải đường với nông dân địa phương, kết quả
đạt được thành tựu chưa từng thấy, sau khi cùng với nông dân và công nhân hạch
toán các hạng mục, thì các Hợp tác xã tiêu dùng của quân nhân trực thuộc Quân
đoàn thu được lợi nhuận rất khá: Ba vạn tấn đường có chất lượng cao. Hội nghị
các nhân viên công tác ở các Nhà máy đường họp ở Mátxcơva, V.Ai Chirenxki, Chủ
tịch Ban kinh tế quốc dân tối cao lúc bấy giờ, xây dựng Nhà máy đường
Pêrêgơnôpxki thành xí nghiệp kiểu mẫu. Lẽ nào Đội trưởng cảnh vệ của Nhà máy
này lại là hung thủ giết hại Kôtốpxki? Hắn tên là gì?

Tên
họ của kẻ bắn vào Kôtốpxki không đề cập tới. trong các cuốn sách xuất bản sớm
hơn: "một phát súng vô nguyên cớ và không hề có ý nghĩa gì bỗng
nhiên đã kết thúc cuộc sông sôi sục của Kôtôpxki. Lúc bấy giờ anh đang ở độ
tuổi trẻ tráng kiện, thiết tha tham gia chiến đấu, luôn luôn sẵn sàng hiến dâng
thân mình cho thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Là một chiến sĩ
trung thành cam nguyện cống hiên tất cả cho tương lai tốt đẹp của con cháu thế
hệ sau, tên tuổi của ông sẽ mãi mãi được ghi vào sử sách đấu tranh giai
cấp".
Mấy câu ấy là lời kết thúc trong cuốn sách giới thiệu về
Kôtốpxki cho lớp trẻ xuất bản năm 1931 của C. Sibiriacốp và A. Nicôlaép. Lịch
sử giải thích hoàn toàn kiểu Stalin lúc bấy giờ chiếm địa vị chủ đạo, tức dùng
những luận điệu rập khuôn về hình thái ý thức để che đậy sự thực lịch sử, dùng
những từ ngữ khéo đưa đẩy để che đậy những chi tiết mà mọi người quan tâm.

Lẽ
nào lại không có một tài liệu ấn loát nào nhắc tới tên tuổi của hung thủ? Chính
lúc tôi hầu như hết hy vọng, bỗng phát hiện một cuốn sách nhỏ cũ kỹ đã ngả màu
vàng cất giữ trong một cái hòm có khoá ở Thư viện trung ương Đảng cộng sản Liên
Xô, khiến tôi cảm thấy rất bất ngờ. Cuốn sách nhỏ ấy to bằng cuốn bút ký bỏ túi
chỉ có 30 trang. Do thiếu không khí và ánh sáng nên cuốn sách nhỏ đó, hầu như
đã hoàn toàn mục nát, cầm lên tay thì liên tiếp rơi xuống đất những mùn giấy
mục nát. Căn cứ vào số và ngày đăng ký có con dấu của năm 1929 tôi phải rất vất
vả và khó khăn mới lấy được cuốn sách đó từ trong kho sách ra. Cuốn sách nhỏ ấy
xuất bản năm 1925 sau khi Kôtốpxki mất được ít lâu, được thu thập trong tập
sách, mà tạp chí "Khổ sai và đi đầy" xuất bản với
giá rẻ. Tờ Tạp chí ấy là do Hiệp hội những người bị khổ sai và phạm nhân tù đày
toàn Liên Xô chủ biên. Sau này theo lệnh của Stalin, Hiệp hội và Nhà xuất bản đều
phải hủy bỏ.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3