Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 08 - Phần 3

Trước đây thì tâng bốc ca ngợi ầm ĩ, nay thì đả kích và bôi nhọ nói xấu. Ít lâu nay ông được coi là lãnh tụ giành được hàng trăm thành tựu kinh tế vĩ đại, nhà xây dựng khu công nghiệp mới tài ba, nhà sáng lập công nghiệp luyện kim và công nghiệp hàng không. Sau này Iurian C. Mennốp, khi nói tới "Cuộc triển lãm thành tựu của chúng ta" do Sécgây tổ chức ở Viện bảo tàng Mỹ thuật tổng hợp trước Đại hội 18 Đảng cộng sản Liên xô rằng, những người sáng tạo chân chính ra thành tựu ấy, là những cán bộ cấp phó của ông, cũng chính là số người bị bắt trong những năm ấy. Các bạn trước đây có đọc kết luận trong bài của A. Aurốp sẽ có phản ứng gì? Bởi vì căn cứ vào kết luận ấy, việc Sécgây ra sức bảo vệ tính mạng của người bạn chiến đấu thân thiết của mình, thuần tuý chỉ là xuất phát từ ý nghĩ thực dụng, vì ông chỉ trải qua lớp học y sĩ, nếu không có sự hỗ trợ của Phiyatacốp, thì ông không thể lãnh đạo được công nghiệp. Aurốp viết, các nhà hoạt động và lãnh đạo đảng các cấp Xã hội chủ nghĩa đều hiểu rất rõ người lãnh đạo thật sự về công nghiệp hoá và công nghiệp nặng là Phiyatacốp. Còn Sécgây cũng hiểu rõ điều đó "Đồng chí cần tôi làm việc gì?". Sécgây hầu như đã từng hỏi Phiyatacốp "Đồng chí biết đấy tôi vừa không phải là kỹ sư, lại không phải là chuyên gia kinh tế. Nếu đồng chí cho rằng hạng mục này hay thì tôi sẽ giơ hai tay tán thành, và sẽ cùng với đồng chí tranh thủ ý kiến mọi người tại Hội nghị Bộ chính trị".

Iuri Phiyatacốp chắc chắn là một người được trời phú cho nhất trong đảng bônsêvích. Khi cách mạng tháng 10 kết thúc, tuy ông mới có 27 tuổi, nhưng đã làm công tác cách mạng 12 năm. Còn như Lênin đánh giá cao Phiyatacốp như thế nào, trong Di chúc của người có nhắc đến thì có thể rõ. Bởi vì trong di chúc của Lênin tất cả chỉ nêu sáu nhà hoạt động đảng nổi tiếng nhất. Phiyatacốp và Bukharin đều là những người trẻ tuổi ưu tú nhất, còn Phiyatacốp vẫn là 1 con người có ý chí siêu phàm và khả năng hơn người, một cán bộ lãnh đạo hành chính rất có tinh thần trách nhiệm.

Sau cách mạng tháng 10, Phiyatacốp từng làm ủy viên chính trị thống đốc ngân hàng quốc gia, chủ tịch đầu tiên của ủy ban nhân dân Ucraina, từng lãnh đạo ủy ban kinh tế Trung ương. Năm 1931 Stalin bổ nhiệm ông làm chức Phó trong ủy ban nhân dân công nghiệp nặng. Do Stalin chưa quên vào những năm giữa thập kỷ 20, ông từng tham gia phe Trôtxki cho nên không dám để ông làm chức trưởng. Aurốp rất hiểu Phiyatacốp, ông xứng đáng là người xuất sắc của nước Nga. Bề ngoài ông giống như người anh họ Tây Ban Nha của ông. Ông vừa cao lại gầy, râu mầu hung nhạt, mặc bộ âu phục ống tay ngắn. Do làm việc nhiều thiếu chất dinh dưỡng nên người ông gầy, da xanh tái. Ông không có cuộc sống riêng tư và không thuộc về bản thân. Trước ba giờ sáng ông chưa rời khỏi văn phòng. Công việc của ông đầy ắp. Một tuần có đến mấy ngày không kịp ăn cơm trưa. Sở dĩ chúng tôi quan tâm đến Phiyatacốp và sinh hoạt của ông là vì nghiên cứu mới nhất cho thấy vì cái chết bí hiểm của Sécgây có quan hệ mật thiết tới mấy ngày cuối cùng của vị cán bộ cấp phó thứ nhất bị bắt. Xin nói thêm cách nói của Khơrútsốp 30 năm trước đây đã công khai tuyên bố là Sécgây tự sát vẫn im hơi lặng tiếng thì nay có người ủng hộ. Iu Karapuhuốc là một trong những người đó. Tờ Tạp chí "quân cận vệ thanh niên" của ông đầu năm 1991 đã suy đoán về cái chết của Sécgây.

Nội dung của bài báo suy đoán là Sécgây cuối cùng đã tự sát. Vị học giả trẻ tuổi ấy có sự suy đoán như vậy là do sau khi thật sự nghiên cứu số phận sau cuộc chiến ở Vantơ Sơrêpiacơ. Đúng, tên Vantơ Sơrêpiacơ là Cục trưởng cục 6 tổng Bộ an ninh đế quốc phát xít Đức. Sau thất bại của bọn Đức quốc xã không lâu, y bị mọi người nhận mặt, bị bắt giam trong nhà tù với Gơrin ở Niurenbua một thời gian. Lúc bấy giờ y chỉ phó thác mặc trời, nhưng bỗng được đặc xá, Vantơ Sơrêpiacơ được thả, tùy ý đi đâu cũng được. Thế là tên đầu sỏ của phòng bảo an đối ngoại ấy của phát xít Đức được đàng hoàng cư trú ở phòng khám bệnh nổi tiếng của nước Ý. Y có thể tiếp phóng viên, viết hồi ký và tiêu tiền thoải mái. Bẩy năm sau chiến tranh, tức 1952 y chết về bệnh ung thư.

Song bỗng nhiên có bệnh đặc xá này? Tại sao sau chiến tranh tên Sơrêpiacơ không bị xét hỏi như những tên tội phạm chiến tranh khác? Tại sao Chính phủ Liên Xô không hề có biện pháp nào phán xét những tên lãnh đạo chủ yếu của Đức quốc xã. Câu trả lời của Carapunhuốc rất đơn giản, Vantơ Sơrêpiacơ đối với chúng ta chắc chắn đã giúp đỡ rất lớn về mặt nào đó. Những mặt nào hả? Vào thời gian nào hả? Trong thời kỳ chiến tranh thì tuyệt đối không thể có, bởi vì tình thế của Liên Xô và Đức lúc bấy giờ đều rất nguy cấp. Nên chỉ có trước chiến tranh thôi. Vậy thì trước khi đánh nhau với Đức, Sơrêpiacơ giúp đỡ chúng ta như thế nào? Vị học giả trẻ tuổi Carahuốc viết: Có thể là từ năm 1933 đến 1934 có một đường dây tình báo tuyệt mật do cơ quan tình báo Đức (được Sơrêpiacơ lãnh đạo) cơ quan tình báo Anh và cơ quan tình báo Liên Xô trong hệ thống Bêria (được Bêria, Stalin và Minrơnski lãnh đạo) tạo nên. Thông qua đường dây tình báo ấy, những người hoạt động bí mật phản cách mạng có liên quan đến Trôtxki tiến hành những hoạt động tình báo ở trong và ngoài Liên Xô đều có thể chuyển tới phía bên Stalin, sau đó truyền tới Tổng cục bảo vệ An ninh chính trị Quốc gia của ủy ban nhân dân Liên Xô, để bắt và chuyển giao cho cơ quan Tư pháp.

Sau khi Minrơnski chết, trạm cuối cùng của đường dây tình báo ấy còn lại một mình Stalin, Iu Carapuhuốc nhận định, những năm 30 chính nhờ có đường dây ấy mới đập tan được những hoạt động phản cách mạng bí mật của Trôtxki ở Liên xô. Vụ án Tukhasiépki có thể chứng minh đường dây tình báo này đã tồn tại. Khi bọn theo đuổi Trôtxki đang chuẩn bị thực thi kế hoạch của mình thì đã đặt cược toàn bộ cuộc đời mình vào Tukhasiépski. Tukhasiépski xuất thân từ một gia đình quý tộc. Y gần như tin tưởng rằng Stalin không có cách nào làm cho đất nước thoát khỏi vũng bùn của sự biến cách, hơn nữa sẽ xẩy ra những sự việc đáng sợ nhất. Đó là nước Nga sẽ ở vào tình trạng bị nô dịch khốn khổ hơn mấy trăm năm bị Mông Cổ chiếm đóng. Y nhận xét đường dây của Trôtxki là tuyệt đối chính xác, cần phải quay lại xã hội tư bản, chỉ có đợi sau khi giai cấp công nhân giành được thắng lợi ở mấy nước Tư bản phát triển nước Nga mới có cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa mới. Do phát xít phát triển ở châu Âu nên tình thế nước ta trở nên rất khó khăn.

Thế rồi Tukhasiepski cùng với bọn tay chân của mình đã giao động (trừ Primacôp ra, trong đó chẳng thiếu người xuất thân từ gia đình công nhân và nông dân nghèo khổ). Đúng, phải cứu nước Nga, thà để cho nó không phải là Xã hội chủ nghĩa, cũng phải làm cho nó thoát khỏi ách thống trị theo chế độ nô lệ của nước ngoài.

Sau khi hiểu được âm mưu ấy, bằng đường dây tình báo bí mật, Stalin hiểu rất rõ cần phải giữ bí mật cho Sơtêpiacơ, rồi qua đường dây "công khai” gửi chỉ thị cho chủ tịch bộ dân ủy nội vụ, yêu cầu nghiên cứu tài liệu về chuyên án Tukhasiépski. Sau khi vị Chủ tịch này nghiên cứu các tài liệu mới nhất của chuyên án đã mua tài liệu ấy với giá ba triệu rúp từ trong tay cơ quan tình báo Đức. Không ai biết được đường giây bí mật, còn tài liệu chuyên án công khai bịa đặt có liên quan Tukhasiépski là để lừa dối những người thực thà. Thế rồi Carapuhuốc rút ra kết luận là nguyên nhân Chính phủ Liên Xô không động đến Sơrêpiagơ mà để cho y sống những năm cuối đời ở Ý.

Sau đó căn cứ vào tưởng tượng của mình, tác giả phác hoạ ra đường dây chính của sự kiện năm 1936 - 1937 mà anh cho là rất hợp với lôgích. Chính lúc bấy giờ cơ quan dân ủy nội vụ đã thu được tin tình báo của những phần tử Trôtxki đủ mọi mầu sắc tiến hành những hoạt động phản cách mạng. Thế rồi lại xuất hiện màn sau - thông qua đường dây bí mật của hệ thống Bêria, Stalin đã thu được tin tình báo về hoạt động bí mật phản cách mạng của các phần tử Trôtxki. Tháng 12 năm 1936 chuẩn bị họp Hội nghị bí mật toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô (b) (tác giả xin nói thêm, trong văn kiện công khai không có tài liệu về cuộc Hội nghị này. Tiếp theo là ráo riết tiến hành điều tra các hoạt động của Bukharin, Licốp và những người khác. Từ ngày 23 tháng2 đến ngày 6 tháng 3 năm 1937 có kế hoạch Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô (b) lần nữa để thảo luận vấn đề để hoạt động phản cách mạng của Bukharin và Licốp.

Còn Sécgây? Carabuhuốc khẳng định, Sécgây tự sát ngày 18 tháng 2 năm 1937. Chính những lời nói gay gắt quá đáng của Stalin đã buộc ông phải tự sát. Carabuhuốc thận trọng suy diễn, Stalin chỉ trích Sécgây không biết chọn lựa cán bộ, bởi vì căn cứ vào những tài liệu mà cơ quan tình báo Liên Xô nắm được, những cán bộ mà Sécgây lựa chọn không phải là phần tử Trôtxki thì là những kẻ có liên quan tới những hoạt động phản bội phạm tội của Trôtxki.

Carabuhuốc trong sách có viết "Tin tình báo này đối với Séc gây là đáng sợ, thậm chí có thể một đòn mạnh. Sau khi Stalin thông báo tin tình báo này cho Sécgây, thì ông hoàn toàn nhận sự thực với Stalin, thừa nhận ở trong nước có những kẻ hoạt động bí mật phản cách mạng trong những phần tử Trôtxki mà trong đó, sự thực đáng sợ là có người do Sécgây giới thiệu cho đảng và nhân dân Liên Xô. Lương tâm đảng viên cộng sản buộc Sécgây quyết định tự sát..."

Kết luận mà Carabuhuốc rút ra được ngoài dự đoán của mọi người. Có đúng thực như thế không? Yăng Kamaních cũng giải thích nguyên nhân tự sát như thế (Kamaních 1894 -1937, nhà hoạt động trong quốc vụ Liên Xô, năm 1927 là ủy viên Trung ương, ủy ban chấp hành Trung ương toàn Nga và ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô). Phần nhiều là do ông đã tham dự vào cái âm mưu của quân nhân, ông hiểu rõ sau khi âm mưu của ông bị lộ, thì số phận của Tukhasépski đang đợi ông. Kamaních không muốn sống, mà bị làm nhục và bị khinh bỉ nên đã tự sát. Carabuhuốc trong sách có viết, M. Thuamutski và các nhà lãnh đạo cấp cao khác cũng do những hoạt động phản cách mạng bị vạch trần, nên đã tự sát.

Bây giờ, trước hết hãy nói về Sécgây mà chúng ta quan tâm, Carabuhuốc nhận định rằng, Sau khi Sécgây biết được sự thực đáng sợ người phụ tá thân thiết của mình tham dự vào những hoạt động phản bội gây nhiều tội ác của phần tử Trôtxki đã tự sát. Từ lâu chúng ta đã biết, người đã bị bắt có Yuri Piyatacốp giữ chức phó thứ nhất của ông. Đứa con trai 10 tuổi và vợ của của Nga nay lại không bị bắt. Yuri và vợ quan hệ lạnh nhạt, trước đó hai người đã sống ly thân. Mối ràng buộc duy nhất của họ là đứa con trai. Các nhân viên coi nhà lao, sau khi hiểu được tình hình đó đã quyết định lợi dụng điểm ấy. Họ biết rằng những lời người thân thiết của bị cáo nơi có hiệu lực nhất. Tình cảnh vợ con bị cáo trong vụ án "Trôtxki - Zinôviép trung tâm khủng bố đồng thời bị xử tử hình đã hiện lên trước mặt vợ Phiatacốp. Nỗi lo sợ về số phận đứa con trai duy nhất bao trùm lên bà. Để bảo toàn tính mệnh cho đứa con trai bà đã đồng ý khai tất cả những lời không có lợi cho chồng. Song sự đả kích ấy cũng không thể đánh gục được Phiatacốp. Ý chí kiên định, đầu óc tỉnh táo ông không hề sợ hãi. Mặc dầu thể xác ông bị suy sụp trong thời gian ngắn, nhưng tinh thần ông vẫn vững vàng. Còn rất nhiều người lòng son dạ sắt như Sưmênôp và Murachicốpki, sau khi nghe thấy những lời cung khai của vợ mình thì không chịu được”.

Về việc Phiatacốp thừa nhận một cách trái lương tâm là đã tham gia vào những hoạt động gián điệp phá hoại, Carapuhuốc chỉ trình bày bằng mấy câu đơn giản "Stalin đã bàn giao đầy đủ cho Sécgây, nếu Phiatacốp và bạn chiến đấu của ông tự nguyện vạch trần cương lĩnh của chủ nghĩa Trôtxki hiện đại, giúp đỡ đất nước chống chủ nghĩa phát xít nên họ được miễn chết, vì đảng họ hy sinh chức vụ và quyền lợi của mình làm việc trong biệt thự viết hồi ký”.

Phiyatacốp đồng ý “tiếp tục làm việc cho đảng”. Tất cả những đảng viên cộng sản có quan hệ mật thiết với Sécgây bị tố cáo đã tham gia các hoạt động gián điệp và phá hoại sau bảy tiếng đồng hồ kết thúc xét xử, đều bị xử bắn.

Từ A. Aucốp chúng tôi còn biết được tình hình chi tiết dưới đây. Phiatacốp bị bắt tháng 9 -1936, ban đầu thậm chí còn cự tuyệt nói chuyện với nhân viên điều tra. Nhưng tháng 1 -1937, trước toà án ở hội trường của toà nhà liên minh cách mạng tháng 10 lại nhận mình phạm tội hoạt động phá hoại. Những việc ấy đã xẩy ra sau khi Sécgây mấy lần đến bộ dân ủy nội vụ và gặp Phiatacốp bị giam trong nhà lao. Cuộc gặp lần đầu tiên là theo lệnh của Aglanốp, Phiyatacốp bị đưa đến văn phòng của Yênốp vị cán bộ cấp phó. Lúc này Sécgây vội đến ôm hôn anh, nhưng Phiatacốp vội co người lại và chìa tay ra.

"Iuri! Với tư cách là bạn bè tôi đến thăm anh". Sécgây nói: "Vì anh đã trải qua một cuộc chiến đấu, hơn nữa tôi sẽ tranh đấu cho anh, tôi đã nói tình hình của anh với ông ấy (Stalin)...".

Tiếp theo Sécgây đề nghị Agranốp cho phép ông và Phiyatacốp ngồi với nhau. Hai người ngồi đối diện nói chuyện với nhau.

Dưới áp lực của Stalin, Sécgây bề ngoài tỏ ra vui vẻ với Phiyatacốp hay ông thực lòng? Thiết nghĩ đây là một câu mãi mãi không trả lời được. Tuy Aurốp không hề nghi ngờ sự thành thật và đạo đức của Sécgây, nhưng có thể Stalin yêu cầu Sécgây nghe theo chỉ huy để giải quyết các vấn đề trọng đại của đất nước. Song không chắc là có thể bức ông đóng vai kẻ tiểu nhân hèn hạ. Ngoài ra bản thân Sécgây có thể cũng không ý thức được mình đã đóng cái vai không hay ho như thế.

Dù sao mấy ngày sau cuộc gặp lần đầu, Sécgây lại đến toà nhà của bộ dân ủy nội vụ và nói chuyện riêng với Phiyatacốp. Khi chia tay, Sécgây đã truyền đạt một chỉ thị của Stalin cho Agranốp trước mặt Phiyatacốp. Không cho vợ và Môtskhalép thư ký riêng của Phiyatacốp dự phiên toà sắp tới, thậm chí không cho người làm chứng ra toà. Rất dễ hiểu Sécgây đề nghị Phiyatacốp nhượng bộ Stalin, tham dự phiên toà xét xử giả tất nhiên với tư cách bị cáo. Nhưng đối với Aurốp, đúng như ông đã viết, ông luôn thân chinh bảo vệ Phiyatacốp chứ không tin Phiyatacốp bị tử hình.

Phiyatacốp có tin Sécgây không, Aurốp thì tin Phiyatacốp biết rằng Sécgây không phải là gian dối xảo quyệt, ông tin vào tình bạn, ông đã không giúp đỡ Phiyatacốp nên không thể lãnh đạo công nghiệp. Sécgây công khai thừa nhận công lao thành tích của Phiyatacốp trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm xây dựng kinh tế. Phiyatacốp cũng hoàn toàn có lý, do tin tưởng ông vì ông là đồng hương, bạn chiến đấu thân thiết của Stalin, hơn nữa trong Bộ chính trị là người có ảnh hưởng nhất đối với Stalin.

Tóm lại sau hai lần Phiyatacốp gặp Sécgây, ông đã ký vào bản nhận tội trái với lương tâm mình. Ông thừa nhận lợi dụng chuyến đi Béclin đã viết cho Trôxki một bức thư ở Nauy lúc bấy giờ. Phiyatacốp hầu như đã thỉnh thị Trốtxki giúp đỡ tài chính cho bọn có âm mưu chống Liên Xô. Sau đó ông thừa nhận đã được thư trả lời của Trôtxki. Thông báo cho ông biết, Trôtxki đã thoả thuận với Đức quốc xã một bản hiệp nghị, theo bản hiệp nghị này, người Đức sẽ khai chiến với Liên Xô, để giúp Trôtxki giành lại quyền lực ở Liên Xô. Với việc ký kết bản hiệp nghị này, trong thư gửi cho Phiyatacốp. Trôtxki yêu cầu ông tăng cường những hoạt động phá hoại bí mật chống Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp.

Tại hội nghị ở Điện Kremli, sau khi nghe xong bản báo cáo nhận tội của Phiyatacốp, Stalin hỏi Chỉ thị của Trôtxki gửi tay cho Phiyatacốp đã ghi trong bản khởi tố không tốt hơn gửi bưu điện hay sao? Thế rồi lại xẩy ra một chuyện Phiyatacốp bay tới Nauy gặp Trôtxki, nhà cầm quyền Đức đã chủ động cho chuyên cơ đón Phiyatacốp chứ không phải máy bay dân dụng. Giấy nhận tội về thông tin cho Trôtxki có chữ ký của Phiyatacốp đã được sao làm nhiều bản. Thế rồi lại có một cách nói mới: Trung tuần tháng 12 năm 1935 Phiyatacốp xuống máy bay ở sân bay Ôtslô, sau khi được chính giới kiểm tra giấy tờ thì đi ô tô đến nơi ở của Trôtxki và hai người đàm thoại trực tiếp. Họ đã thảo luận kế hoạch dựa vào lưỡi lê của người Đức, để lật đổ chính quyền Stalin.

Rút kinh nghiệm bài học đau đớn nhắc tới trong quá trình thẩm vấn ở khách sạn "Buritstôn" thực tế không có, các nhà tổ chức vụ án mới nghiêm trang cảnh cáo Phiyatacốp không nên nói quá nhiều về chi tiết, ông hà tất phải báo cáo đến Nauy với danh nghĩa nào. Nhận được visa nhập cảnh như thế nào. Dù như thế cũng không tránh khỏi xảy ra chuyện cười quốc tế. Sau hai ngày Phiyatacốp tường trình trước toà án cũng tức là ngày 25 tháng 1 năm 1937, tờ "Bưu điện buổi tối” của Nauy đã đăng một bài ngắn với đầu đề "cuộc gặp gỡ của Phiyatacốp với Trôtxki ở Ôtslô là hoàn toàn bịa đặt, bài báo nêu rõ, các nhân viên công tác ở sân bay Ôtslô quả quyết phủ nhận tháng 12 năm 1935 không có bất cứ một máy bay nào hạ cánh ở đó. Nhưng bài báo này đã không có một ý nghĩa gì bởi vì rất nhiều người Liên Xô căn bản không biết đến. Như mọi người đều biết, báo chí của Nauy lúc bấy giờ không thể truyền tới Mátxcơva được".

Việc xét xử Phiyatacốp, Sêrêfuriacốp, Ragiắc, Sôcôlinicốp và các bị cáo khác tiến hành vào tháng một năm 1937. Hai tháng trước Sécgây từ nơi nghỉ trở về. Ông nghỉ ở Kitsrôvôskhơ và kỷ niệm ngày sinh lần thứ 50 của mình. Để chúc mừng ngày 27 tháng 10 năm 1936, đã tổ chức mít tinh long trọng ở thành phố Piachigơnscơ. Nhưng bản thân Giơrigơri Côngstinnôvích lại không tham dự, mà Kinayta, vợ ông tới dự. Sau này trong hồi ký bà viết: "Về tới nhà, tôi ngồi trước máy thu thanh lúc 4 giờ sáng nghe giọng nói êm dịu của phát thanh viên phát thanh điện chúc mừng Sécgây đăng trên báo chí toàn Liên Xô" hầu như không ai dự cảm tới tai họa. Sau khi Sécgây trở về Mátxcơva thì lao ngay vào công việc ở Bộ dân ủy. Hình như không có gì đặc biệt, khiến người ta lo âu, bởi vì kỷ niệm 50 ngày sinh của ông, đã trở thành ngày hội của toàn dân, để tỏ lòng kính mến ông, Phrachicápcadơ đã lấy tên của ông, nhiều nhà máy, nông trang tập thể, trường trung học, đại học, đường phố đại lộ đều lấy tên ông. Thái độ của Stalin đối với ông vẫn như trước. Trước khi qua đời không lâu, Lênin cũng đã thờ ơ với Sécgây, có thể là vì càng hiểu được nhược điểm của ông, tức nhiệt tình có thừa lại thiếu kiến thức, trong những năm đấu tranh bí mật thì có thể tha thứ được, nhưng thời kỳ xây dựng rõ ràng là không được. Stalin đã chú ý tới sự thờ ơ của Lênin với Sécgây, đặc biệt là sau "sự kiện Grudia", nhưng không bỏ qua mà kéo ông về phía mình.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3