Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 08 - Phần 2
Vận không may của gia đình cứ đeo đuổi cuộc đời của Sécgây cho tới sau khi ông mất. Ngay từ nhỏ Sécgây đã mất cả bố lẫn mẹ, chưa bao giờ nhận được tình thương của cha. Sécgây bị đi đầy ở Sibêri đã lấy một cô giáo ở địa phương. Họ không có con. A. Antônốp chứng thực rằng họ đã từng nuôi một cậu bé nhưng đến năm 14 tuổi bị ốm chết. Về sau Sécgây và Kinayta lại nuôi một bé gái tên là Aitơli dậy dỗ cháu ở nhà. Trước khi người cha nuôi mất không lâu thì Aitơli lấy chồng. Sau này chồng của cô đổi tên là Onchungnisítchơ.
Ban đầu Aitơli kể bí mật cho người quen. Sau này trong các trường hợp có tuyên bố cô là con đẻ của Sécgây. Cô là kết tinh của người cha sôi nổi, nhưng lại có cuộc sống ngắn ngủi. Kinayta nuôi bé gái trưởng thành, sau khi nghe những lời đó thì bà yêu cầu vợ chồng cô phải dọn đi nơi khác ở. Điều gì đã khiến cho Kinayta làm như thế? Phải chăng là hờn giận? Quả thật xét ở mức độ nào đó, sau khi Aitơli làm xong việc tang đã tìm cớ để lấy di sản của cha để lại. còn Đinaita nhận xét hành động vong ân bội nghĩa đó như thế nào?
Không phải chỉ riêng chuyện đó, mà vì nhiều chuyện khác thúc đẩy bà buộc phải cắt đứt quan hệ với cô con nuôi ấy. A. Antônốp chứng thực rằng, vợ chồng Aitơli vốn là gián điệp của Bộ dân ủy nội vụ. Stalin thông qua chúng để nắm được mọi cử chỉ hành động của Ônchungnisítchơ và bạn bè của ông. Sau khi Sécgây mất, có tin đôi vợ chồng trẻ này đã theo lệnh thu dọn và nộp lên trên tất cả bản thảo và những cuốn sách mà ông đã đánh dấu ở đó. Sau khi Kinayta biết được những hành động của vợ chồng Aitơli thì bà thẫn thờ cả người. Có tin trước khi bà mất được ít lâu, bà có viết thư cho Trung ương yêu cầu cấm Aitơli đến mộ của Sécgây. Có người suy đoán rằng, ngành do Bêria lãnh đạo đã triển khai công tác có hiệu quả, lấy biệt hiệu là con quỷ giám sát nhanh nhẹn đối với quả phụ Ônchungnisítchơ, đã ghi tất cả những nội dung mà Kinayta nói về cái chết của chồng mình.
Nhưng trước sau bà vẫn không để cho chúng nắm được đằng chuôi, để làm trái những điều bà thoả thuận với chúng trước thi hài ông chồng bà ngày 18 tháng 2 năm 1937. Vì thế ngành của Bêria để cho bà sống bình yên, không giống như những người bạn thân khác bị tai họa trong phong trào thanh trừng phản cách mạng. Dù cho sau khi Stalin mất, Kinayta vẫn giữ bí mật về nguyên nhân cái chết của chồng, mãi tới khi sắp mất mới nói ra sự thật về cái chết của chồng bà...
Gơrigôri thời nhỏ điềm đạm dễ thương, người trong làng không biết tại sao gọi cậu là Sécgây. Cậu nằm mơ cũng không nghĩ rằng sau này mình lại có kết cục như vậy. Chúng ta hãy nói về tình hình của Sécgây khi ở nhà vú nuôi. Khi cậu mới bảy tuổi, vú nuôi đưa cậu đến học ở Trường nhà dòng. Sau khi tốt nghiệp cậu vào học ở Trường đường sắt, nhưng sau một năm, do gia đình nghèo khó buộc phải trở về làng. Sau đó Simông Ônchungnisítchơ, một thày giáo cùng họ, đưa cậu đến một làng khác nuôi cậu ăn học ở một trường theo chế độ hai năm. Mùa xuân năm 1889 cậu tốt nghiệp ở trường đó. Trong cuốn sách có đóng bìa đẹp xuất bản nhân dịp chúc mừng Ônchungnisítchơ 50 năm nhân ngày sinh, kèm theo những bức ảnh quý của gia đình và các bản phô tô văn kiện, kể cả những báo cáo bí mật của cảnh sát nhưng điều kỳ lạ là trong cuốn sách lại không đề cập tới một việc sau đây, khi Sécgây vẫn còn là một học sinh ở trường theo chế độ hai năm, cậu đã bóc ảnh của Sa hoàng trên tường, rồi xé nát trước mặt mọi người, hành động đó nhằm kháng nghị nhà trường đã đuổi những học sinh con em nông dân nghèo. Mẩu chuyện tuyệt vời đó là khởi điểm của cuộc đời cách mạng của Sécgây và sau khi ông mất được xuất hiện trong các cuốn truyện của nhi đồng để kỷ niệm ông. Về sau cũng được trích dẫn vào sách cho mọi người cùng đọc. Có người hỏi nếu không có tình tiết này thì cuộc sống của Sécgây vẫn tràn đầy những sự kiện xuất sắc nhiều chiến công, tại sao lại phải thêm? Đây có lẽ là phục hồi theo truyền thống cũ chăng? Căn cứ vào những truyền thống cũ ấy, các anh hùng trước đây đều được khắc hoạ thành hình tượng thiêng liêng vĩ đại ngay từ thời niên thiếu đã bắt đầu làm nên những sự tích anh hùng.
Có văn kiện chứng thực lần đầu tiên Sécgây đi vào con đường cách mạng là lúc ông mười lăm tuổi đó là vào năm 1901, cũng là sau khi Tara - người anh họ của ông cùng với Paven Pakhavariôni, một người thân thích khác đưa ông đến Tibilitsi. Họ đưa ông đến học tập ở Trường y, thuộc Viện y khoa thành phố. Vì cậu mồ côi nên được đặc quyền mà không muốn, ở trường miễn phí. Từ 1901 đến 1902 trong thời gian học tập cậu đã tham gia vào những hoạt động của Tổ dân chủ xã hội phi pháp. Năm 1903, mười bảy tuổi vào Công đảng Dân chủ xã hội Nga. Lúc bấy giờ ông được Đảng ủy Tibthtsi ủy nhiệm lãnh đạo công tác "trung tâm học sinh" bí mật in ấn tài liệu bất hợp pháp, phân phát trong các xí nghiệp.
Tháng 12 năm 1905 lần đầu tiên ông bị bắt trong lúc đang bốc dỡ vũ khí. Không đến 6 tháng, ông đã hai lần tuyệt thực ở nhà tù Subumi; lần cuối cùng rất ngoan cường. Ai cũng lo cho sức khoẻ của chàng trai mười chín tuổi này, các bạn gom góp một số tiền lớn để bảo lãnh cho cậu ra tù. Viên giám thị cuối cùng động lòng. Cậu vừa được bảo lãnh ra khỏi nhà tù Subumi đã vội đến Tibihsi, sau đó là mít tinh rải truyền đơn họp Hội nghị tiểu tổ bí mật. Bọn mật thám hàng ngày theo dõi nên ông luôn đứng trước nguy cơ lại bị bắt. Rồi Sécgây quyết định ẩn náu ở nước ngoài. Ở Béclanh ông định vào đại học nhưng sau khi được tin từ Côcadơ về tổ chức Bônsêvích bị phá hoại, thì nhà cách mạng trẻ tuổi quyết định trở về. Ông đến giếng dầu ở Bacu làm y sĩ ở đó. Được ít lâu ông trở thành Thành viên ủy ban khôi phục thành phố Bacu. Sau đó lại bị bắt, được thả lại bị bắt.
Tháng 11 năm 1907, ông bị bắt lần thứ tư, bị giam ở nhà lao Payrốp. Chính tại nơi đây Stalin cũng bị bắt giam ở đó. Họ gặp nhau tại đây nhưng không phải lần đầu tiên. Lần trước họ gặp nhau ở hầm bí mật tại Trường trung học nữ sinh đại lộ Mikhaiirốp (sau này gọi là đại lộ Plêkhanốp) tháng 6 năm 1906. Nơi này là ban biên tập "báo thời đại"tờ báo của Đảng Bônsêvích do Stalin lãnh đạo. Cuộc gặp lần thứ hai là vào mùa xuân 1907, sau khi Sécgây ở Béclanh trở về nước. Nhưng số phận đã để hai người cùng bị giam một nhà lao.
Tháng 4 năm 1908, Sécgây ra toà ở Bacu để xét xử. Toà án ở Tilibisi cũng đặc biệt cử người đến dự. Phán quyết của tòa rất nặng - tước mọi quyền của anh và đi đầy biệt xứ ở Sibêri. Chẳng những thế mùa hè năm ấy anh bị áp giải tới Batumi xét xử về vụ vận chuyển vũ khí trái phép năm 1905, ông bị giam ở nhà lao Batumi đến tháng 9. Nhà cầm quyền lại chuyển ông đến toà án Subumi. Ở đây ông lại bị xử tù giam một năm.
Sau đó cứ vài tháng ông lại bị chuyển từ nhà giam này đến nhà giam khác, từ nhà tù này đến nhà tù khác cuối cùng bị áp giải tới bờ sông Ancara "định cư”ở một làng của tỉnh Giênisai, một vùng tận đầu thế giới Đileotaracan, có con đường nhỏ vào rừng dẫn tới 3 gian nhà hiu quạnh của nông dân. Bên trái là dinh lũy của Phicơlinia, bên phải là bãi đất hoang mới khai phá. Sau hai tháng ở nơi cư trú"vĩnh cửu " này, Sécgây đã tự tay đóng một chiếc thuyền độc mộc mạo hiểm vào nơi không có người mà dân Sibêri không dám vào. Từ nơi bùn lầy men theo một lối mòn đến một nơi không có người ở. Ông đến Bacu rất dễ dàng. Được ít lâu tổ chức bônsêvích cử ông đến Batư (Iran). Ở đó dưới ảnh hưởng cuộc cách mạng 1905 của nước Nga, đã nổ ra những hành động của đông đảo quần chúng cần lao. Sécgây tham gia hàng ngũ cách mạng chống lại nhà vua Sakhơsiêvan, Chỉ huy Binh đoàn vũ trang giúp quân khởi nghĩa ở Batư, Sécgây cùng với Lênin giữ vững mối liên hệ chặt chẽ với trung tâm Bônsêvích ở nước ngoài. Ông đã tổ chức chuyển những tác phẩm của Bônsêvích ở nước ngoài qua Batư về Nga. Ông thường xuyên liên lạc với Lênin và thường hay đọc "Báo người xã hội dân chủ" do Lênin chủ biên.
Trên tờ báo này ông đọc được một tin, nói ở Paris đang chuẩn bị mở một Trường Đảng. Ở đó các nhà cách mạng chuyên nghiệp có thể nâng cao trình độ lý luận của mình. Sau khi từ Ba tư trở về Bacu, ông chuyển đường sang Paris. Đến Paris từ ga xe lửa ông đi thẳng đến nơi ở của Lê nin. Sau này trong hồi ký của mình, Crúpcaia có viết: "Lúc bấy giờ người gác cổng vào báo cho tôi có một người đến, một chữ Pháp cũng không biết, chắc là muốn tìm đồng chí đấy". Tôi đi xuống nhìn thấy có một người Capcadơ đang vui vẻ đi về phía tôi, hoá ra là Sécgây. Từ đó đến nay, anh đã trở thành đồng chí thân thiết nhất của chúng tôi.
Sau đó Sécgây đã trở thành một học sinh dự thi tại Trường Đảng Rônruâymô gần Paris. Song việc học tập lại bị gián đoạn. Theo chỉ thị của Lênin mang theo sứ mệnh quan trọng trở về nước Nga làm công tác trù bị triệu tập Hội nghị toàn Nga. Nhưng khi Sécgây chưa rời khỏi biên giới nước Pháp, Sở cảnh sát Pêtécbua đã nắm được tin tình báo ông nhận trọng trách của Lênin trao phải trở về nước Nga. Ông bị theo dõi chặt chẽ ở Bacu. Nhưng nhiều lần ông đã thoát khỏi màng lưới bố trí tinh vi của Sở cảnh sát một cách thần kỳ và đã hoàn thành được nhiệm vụ mà Lênin giao cho. Sau khi trở về Paris ông đã báo cáo lại với Lênin. Hội nghị Đảng họp ở Praha là kết quả của công tác căng thẳng nhất. Là đại biểu của tổ chức Bônsêvích ở Tilibisi. Sécgây đã tham gia Hội nghị này. Ông đã báo cáo tỉ mỉ về công tác của ủy ban tổ chức Nga tại cuộc Hội nghị lần này.
Khi ông từ Praha trở về Pêtécbua ông đã trở thành ủy viên Trung ương Đảng. Ở Vôrôcôta ông đã đến chào Stalin đang bị đi đầy ở đó. Thông báo với ông tin về việc thành lập Cục Trung ương lãnh đạo công tác ở Nga, các thành viên gồm có Stalin, Sécgây, Sútvantaniăng. Sau khi Stalin và Sécgây rời khỏi nơi đi đầy đã đến Bacu trước, rồi đến Tilibisi, Sécgây lúc bấy giờ được nhiều người chú ý. Mọi người đều muốn hiểu được tinh thần của hội nghị qua Sécgây là người đã tham dự Hội nghị Praha. Sau khi báo cáo đầy đủ, Sécgây trở về Pêtéchua.
Ở Pêtécbua ông không may lại bị bắt qua sáu tháng dự thẩm, toà án Pêtéchua lên án ông bỏ trốn ở nơi bị lưu đầy, tiến hành những hoạt động trái pháp luật nên bị kết án ba năm khổ sai, sau đó đưa đi đầy vĩnh viễn. Ở toà án ông đã phải đeo cùm xích. Ông phải đến làm khổ sai ở Sơluydơpao, sau đó bị đi đầy ở Iếccút.
Cuộc cách mạng tháng 2 đã giải thoát cho ông và mọi người đi đầy. Tháng 6 năm 1917 ông đi xe hoả đến Pêtécbua. Lênin đề nghị ông công tác ở ủy ban Bônsêvích ở Pêtécbua và ủy ban chấp hành Xô Viết. Tháng 7, chính lúc bọn phản cách mạng hung hăng hoạt động ráo riết, Lênin chuyển hướng vào bí mật, Sécgây đã hai lần đến Radơrisp thăm ông. Tại đây Hội nghị Đại biểu lần thứ 6 của đảng, Sécgây đã đọc báo cáo khiến mọi người đặc biệt phấn chấn. Ngày thứ hai sau thắng lợi Cách mạng Tháng 10 ông đã tổ chức và tham gia hoạt động của Quân đoàn Côdắc chống lại tướng Cơrátnốp ở Phuncốp.
Sécgây đã trải qua 3 năm ở mặt trận nội chiến. Lênin cử ông tới Ucraina miền Nam nước Nga và ngoại Cápcadơ và Trung Á. Căn cứ vào giấy ủy nhiệm mà Lênin ký, tất cả các hội đồng nhân dân đại biểu Xô Viết công nông binh, Hội đồng quân sự cách mạng và bộ tư lệnh cách mạng đều phải dưới sự lãnh đạo của Sécgây, đại biểu chính quyền Xô Viết Trung ương, và phái viên đặc biệt. Phạm vi lãnh thổ và quyền hạn mà ông chịu trách nhiệm rất lớn. Ông là thành viên của Hội đồng quân sự cách mạng bao gồm nhiều Tập đoàn quân và phương diện quân, là chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng, nhà lãnh đạo Trung ương cục, người đứng đầu ủy ban đặc biệt về vấn đề chính trị, quân sự và tổ chức đảng vụ.
Song Sécgây cũng không phải là bách chiến bách thắng. Ở quân đoàn thứ 11, chủ lực Hồng quân ở Bắc Cápcadơ đã gặp khó khăn mang tính chất bi kịch quân đoàn thứ 11 là do Sécgây sáng lập ra. Tháng 12 năm 1918, Đenikin dưới sự ủng hộ của bộ đội Côdắc ở Cuban đã chặn đứng quân đoàn 11 ở Prađicápcadơ. Bộ đội cắt đứt quan hệ với nước Nga Xô Viết. Đạn đại bác và đạn các loại đều đã bắn hết, bệnh thương hàn đã cướp đi nhiều sinh mạng của các chiến sĩ, thuốc men và lương thực cũng sắp cạn kiệt. Trải qua bảy ngày cầm cự, bộ đội chống cự không nổi bắt đầu chạy tán loạn. Số bộ đội còn lại bị dồn tới vùng sa mạc Atstara thiếu nước. Sécgây chỉ huy một phân đội nhỏ buộc phải vượt qua dẫy núi Incúts. Lúc này là mùa Đông đã đến, gió Bắc thổi lạnh thấu xương, nhiệt độ âm 20 0C. Đường núi bị đóng băng dầy đặc, đi lại rất nguy hiểm khó khăn.
Cuốn tự truyện xuất bản nhân dịp 50 năm ngày sinh của Sécgây có mô tả đoạn đường công tác như sau: Đêm 11 tháng 2, một đơn vị bộ đội khoảng 40 người xuất phát từ Mudơchi. Sécgây, Bâyta Kanmâycốp và Siđi Anchưanốp đi trước đoàn quân, Anchưanốp là người Incútsai. Sau cánh mạng giai cấp vô sản đã trở thành người bảo vệ cách mạng ở dẫy núi Cápcadơ. Đoàn quân men theo chân núi Asinốp. Đoạn đường đầy băng tuyết càng đi càng dốc. Trời tối đen, gió thổi mạnh. Người dẫn đường tay cầm đuốc giơ cao, để mọi người đi theo. Bọn bạch phỉ xuất hiện bất cứ lúc nào. Sécgây và mấy đồng chí khác thay phiên nhau bế một bé gái mới sinh được 5 tháng, con gái vị chủ tịch ủy ban thanh trừng phản cách mạng bên bờ sông Chiarê. Kanmâycốp xé vạt áo bông của mình để bọc cho cháu bé, rồi lấy khăn quấn vào cho cháu. Mẹ của cháu bé cùng Kinayta tiếp tục bò theo. Hình ảnh Kinayta không rời khỏi tâm trí người chồng, bà đã phải chịu bao nỗi cực khổ khó khăn cùng chống tham gia chiến đấu. Bỗng Sécgây phát hiện trong túi mình còn sót lại một mẩu sôcôla. Khi nghỉ anh lấy cốc nước hoà tan mẩu sôcôla để cho bé ăn. Dưới sự chăm sóc của mọi người, đứa bé vẫn sống một cách kỳ tích. Khi lên dốc cao, Kanmâycốp bế cháu bé ngã từ trên lưng ngựa xuống. May sao anh phản ứng rất nhanh nên đứa bé và anh đều được an toàn. Đây không phải là chuyện bịa đặt, mà là có thật.
Đường ra mặt trận lại càng gian nan vất vả, vừa có cầu treo nguy hiểm, lại có nhiều đường đèo núi vòng vèo rất khó đi. Đội ngũ mỗi ngày một hao mòn, người thì ốm nằm lại ở nhà sàn ven những núi rất ít người qua lại. Đường đèo núi hiểm trở khó qua, nên ý định tới Grudia không thành. Họ buộc phải ẩn náu ở dẫy núi Incút đến đầu mùa hạ. Lúc này băng tuyết vẫn chưa tan. Mãi tới đầu tháng 6 năm 1919 Sécgây mới bí mật trở về Tibilisi một cách khó khăn. Rồi chuẩn bị đi Mátxcơva theo đường Bacu do từ Bacu đến Mátxcơva chỉ có một đường, hơn nữa lại phải đi qua vùng ngoại vi Côcadơ bị bọn phản cách mạng khống chế và biển Lý Hải do người Anh kiểm soát. Đảng bônsêvích ở Bacu do Micoyăng lãnh đạo đã cung cấp thuyền để Sécgây đi đường thủy.
Đêm khuya Sécgây, Kinayta, Chia Paristchơ và một số người khác đóng một bè gỗ to rời Bacu ra biển Lý Hải. Mười ba ngày hành trình liên tục dưới trời oi bức khó chịu, mọi người đều sống trong cảnh đói khát, hơn nữa lại phải luôn đối phó với chiến hạm của bọn bạch phỉ. Hai mươi sáu chính trị viên của Bacu không may đã phải rơi vào tay bọn chúng. Sáng sớm hôm đó chiếc bè gỗ đã đến được gần vùng Crátnôvôsưkhơ để tránh đi qua mặt người Anh, chiếc bè phải chuyển về phía biển theo hướng Attrakhan. Trên đường lương thực đã hết, nhưng khó khăn nhất là nước uống. Nước ngọt trên bè đã hết, cuối cùng họ cũng tới được Attcakhan. Ở đó lần đầu tiên, ông được gặp Kirốp, hai người đã kết nên tình bạn thân thiết. Trong những năm tháng cùng hoạt động mối tình đó không bao giờ phai nhạt. Nơi ở của Sécgây tại Điện Kremli có dành một phòng riêng cho Kirốp. Mỗi lần Kirốp đến Mátxcơva đều nghỉ tại đây.
Trong cuộc sống của hai con người này có rất nhiều điểm giống nhau. Họ cùng xây dựng chính quyên Xô viết ở ngoài Capcadơ. Cả hai người đều chết một cách thần bí, mộ của hai người đều xếp cùng hàng ở chân tường đỏ của Điện Kremli, đây là số phận quyết định hay là do người ta cố ý sắp xếp. Một số tin gần đây khiến mọi người lo âu. Mùa hè năm 1990 bức tượng của họ ở quảng trường Tibilitsi bị người ta dỡ bỏ trong những tiếng công kích độc ác công khai. Còn ngày 25 tháng 2 năm 1921, cũng chính ngày nay là cờ đỏ của chính quyền Xô Viết phấp phới bay trên bầu trời Tibilisi thì công nhân nông dân khởi nghĩa của Grudia. (cha mẹ và ông bà của phái dân chủ hiện nay) vui mừng nhẩy múa hoan nghênh vị Thống soái Hồng quân với tư cách đến giúp đỡ quê hương anh hùng của họ. Biết bao thế hệ Cápcadơ từ đáy lòng đều khâm phục Sécgây, còn những người hiện đại thì chỉ say đắm vào việc truy tìm nguồn gốc ông được thăng quan tiến chức trong bậc thang của tập đoàn quyết sách của đảng và nhà nước như thế nào. Ông đã từng đảm nhiệm các chức vụ chủ tịch ban giám sát Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô (b), Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân Liên Xô và ủy ban nhân dân kiểm tra công nông, Chủ tịch ủy ban kinh tế quốc dân tối cao, mãi tới sau này khi cái tổ ủy ban kinh tế Quốc dân tối cao ông đảm nhiệm ủy viên Hội đồng nhân dân Công nghiệp nặng. Từ dãy núi Uran đến dãy núi Bắc cực và dãy núi Capcadơ, từ duyên hải Adốp đến tất cả các công trình kiến trúc Nhà máy tài nguyên dưới đất và rừng sâu của khu vực hồ Baican rộng lớn đều thuộc quyền ông lãnh đạo. Nhưng đến nay những công lao thành tích không thể xoá nhoà ấy, thì nay đang bị gạch bỏ, chỉ vì tuyên truyền rùm beng những thiếu sót của ông. Dứt khoát quên hết những nghị lực ngoan cường hơn người của ông, tài năng tổ chức xuất sắc, tính tình thẳng thắn và tinh thần kiên định của ông. Nhân thể xin nêu một ý kiến, một chuyên gia Mỹ đã công tác 5 năm ở Tiniabô không hề giấu giếm tình cảm và sự khâm phục của mình đối với vị bác sĩ nắm công tác kinh tế cả nước ấy. Ông nói, "khả năng giải quyết chi tiết công việc và khả năng giải quyết phần lớn các vấn đề mới của ông thực hiếm thấy".