Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 04 - Phần 4

Bản thông cáo này được công bố lúc 4 giờ sáng ngày 5 tháng 3. Bản thông cáo nói rằng: Trong đêm ngày 4 tháng 3 và rạng sáng ngày 5 tháng 3, bệnh tình của Stalin đã rất hiểm nghèo. Việc này đã dẫn đến các loại tin đồn về thời gian chết thật sự của Stalin.

Sau này người ta mới biết rằng Stalin căn bản không giống như trong thông báo nói, Stalin bị trúng gió ở trong Điện Kremli, mà là ở ngoại thành, tại khu biệt thự gần ngoại ô. Vaxili con trai của Stalin nói là "Các ông đã giết cha anh", tin đồn này cứ được lưu truyền khắp nơi trong mọi người, nó lan ra từ khắp thành phố này sang thành phố khác! Sau khi Bêria bị bắt và sau khi Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô công bố bức thư công khai về vụ án Bêria thì mọi người lại càng hoài nghi về tính chân thực của các tin tức của chính giới. Ai cũng kinh sợ khi biết rằng trong cơ quan của Bêria có một phòng "thực nghiệm", "về kiểm tra nói dối". Tại đây dùng các sản phẩm hóa dược để thực hiện loại trừ tính chất kiềm chế trong lòng con người ta.

Người lãnh đạo phòng thực nghiệm các bác sĩ chuyên môn cũng đã hoàn thành nhiệm vụ cực kỳ tinh tế là trừ khử bí mật những người không cần phải bắt theo lệnh của Bêria. Các bác sĩ còn cho các loại thuốc độc chung với thuốc bệnh để giết người. Với phương pháp này, các bác sĩ ở phòng thực nghiệm này đã giết chết hơn 300 người.

Năm 1976, ở Frăng Phuốc, trên bờ sông Ranh đã cho xuất bản cuốn sách cách đây không lâu các độc giả Liên Xô mới được biết cuốn sách này. Tác giả cuốn sách là người Cápcadơ tên là Aptonhannôp. Năm 1937 đã từng bị thanh trừng. Sau đó, khi được tha đã di cư đến Tây Âu. Ông từng là Giáo sư sử học ở nước Nga. Cuốn sách có tiêu đề "Âm mưu của Bêria về bí mật cái chết của Lênin". Tháng 5 năm 1990, trên tạp chí "Ngôn ngữ” đã cho đặng nội dung một phần của cuốn sách này. Trong cuốn sách đã chỉ rõ. Mối quan hệ của Lênin và Stalin sớm muộn cũng phải lật tẩy, hoặc là hoán đổi vị trí cho nhau, hoặc là cùng chết trong ngọn lửa. Trong cuốn sách ông viết: Ngày nay có rất ít các nhà sử học Liên Xô tranh luận với nhau về điều này. Tức là khi Stalin đã quyết định mượn tay Malencốp "Cận vệ quân trẻ” để thanh trừ "Cận vệ quân già" Môlôtốp, thì Bêria là

người đầu tiên nhìn thấy được kế hoạch chiến lược của Stalin: Theo mô thức của những năm 20 và những năm 30 thì phải trừ khử những ủy viên lão thành trong Bộ chính trị. Điều đó có nghĩa là mượn tay đội "Cận vệ quân trẻ” để trừ khử đội "Cận vệ quân già". Rồi lại mượn sức của lực lượng cán bộ phụ trách được đề bạt trong công nhân để trừ khử đội "Cận vệ quân trẻ”. Những tính toán của Stalin đã sai lầm. Những người xung quanh ông không còn mang trong đầu những tư duy của những năm 1920 nữa. Mà dưới sự bồi dưỡng của ông, tinh thần của họ, phương pháp tư duy của họ, hành động của họ đã giống hệt ông. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong số những người đó, chỉ có một lá cờ đầu. Người đó chính là Bêria.

Antonhaunôp, tác giả của cuốn sách cho rằng, sự sơ hở khiến người ta chẳng hiểu gì cả. Sau khi tạo ra "Vụ án bác sĩ mưu sát” Stalin cũng đã bộc lộ ý đồ của mình: Phải biết rằng, việc chỉ trích cơ quan An ninh Tối cao Quốc gia ung dung "để bác sĩ làm loạn" như thế có nghĩa là trực tiếp chĩa mâu thuẫn vào Bêria.

Bêria cũng rất hiểu cách dùng người của Stalin, và ông ta cũng đã rõ số phận của người tiền nhiệm Yagoda và Êdốp của mình đã gặp phải, ông ta không có ảo tưởng. Stalin bây giờ rất cần cái đầu của Bêria. Còn Bêria, ngoài việc chặt đầu Stalin thì không còn cách nào cứu được mình nữa.

Theo cách nhìn này của tác giả Antonhannôp, thì Bêria đã tổ chức được một hoạt động âm mưu chống Stalin khó khăn chưa từng có. Nhưng khi thực hiện thì lại rất thuận lợi. Hơn nữa kẻ tổ chức âm mưu đã tự chứng thực rằng về mặt nghệ thuật, học thuật cao siêu, uy tín, đức độ được mọi người mến mộ của ông ta so với Stalin thì không ai có thể bì được. Và hơn nữa trình độ tổ chức và mưu sát chính trị của ông ta còn vượt xa cả Stalin.

Cũng chẳng phải là tâm lý: Đầu cơ trừu tượng, cũng chẳng phải là ý tưởng nghệ thuật, mà là được nhà luật học có hàng loạt chứng cớ gián tiếp bị coi là có tội, phải trục xuất ra nước ngoài Antonhannôp đã kết luận: Stalin đã bị chết bởi âm mưu. Nhưng ông ta bị chết như thế nào? Hoặc giả giống như những điều mà chính phủ đã thông báo là do kiệt sức mà chết. Nhưng trong Hội nghị Bộ Chính trị thì Stalin đã bị sốc và sau đó là bị hậu quả của việc điều trị có tính chất phá hoại, hoặc là đã bị Bêria đầu độc bằng loại thuốc độc từ từ. Tác giả đã đưa ra hai loại tội chứng của cả hai loại giả thiết này.

Với giả thiết thứ nhất là cách nhìn nhận của Erenbua. Năm 1956, Erenbua đã nói điều này cho nhà triết học, nhà văn Pháp Pônsatơ. Các báo trên thế giới đều có đăng cách nhìn nhận của ông ta. Các bạn hãy chú ý xem báo "Thế giới" của Đức đã đăng cách nhìn của

ông thế nào.

Ngày 1 tháng 3 năm 1953, Hội nghị Đoàn chủ tịch trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Kaganôvích đã phát biểu và yêu cầu Stalin mấy điểm sau:

1. Thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra khách quan về "vụ án các bác sỹ”.

2. Bãi bỏ lệnh của Stalin trục xuất người Do thái ra ở những vùng biên cương hẻo lánh của Liên Xô.

Trừ Bêria, tất cả các ủy viên Bộ chính trị lão thành đều ủng hộ các yêu cầu trên của Kaganôvích. Đây quả là sự việc quá bất thường. Vì từ trước đế nay chưa hề có lúc nào có ý kiến nhất trí như thế, lúc này Stalin nổi giận đùng đùng không chỉ quát tháo ầm ĩ, chửi bới lung tung, mà còn uy hiếp đe doạ các ủy viên Bộ chính trị muốn tạo phản. Thế nhưng họ đã sớm dự liệu được điều này. Kaganôvích đã thay mặt Bộ chính trị tự gửi thông điệp cuối cùng cho Stalin, khẳng định nhất định sẽ có phản ứng như vậy. Họ cũng rất rõ là, nếu như Stalin dùng đến quyền lực thì họ sẽ không ra khỏi Điện Kremli. Do đó họ đã dự trù trước và chọn phương thức phòng, chống phù hợp. Đó là Micôiăng đã tuyên bố với Stalin nóng nảy rằng, "Nếu như trong vòng nửa giờ đồng hồ nữa, chúng tôi không được tự do rời khỏi đây quân đội sẽ tràn vào Điện Kremli". Vừa dứt lời. Lập tức Bêria cũng không ủng hộ Stalin nữa. Sự tráo trở của Bêria đã làm cho Stalin không còn trấn tĩnh được nữa, còn Kaganôvích đã đến trước mặt Stalin xé tấm thẻ thành viên Đoàn chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô, rồi vứt vào mặt Stalin.

Stalin không kịp gọi cảnh vệ của Điện Kremli, ông đã bị trúng gió gục ngay xuống ngã lăn ra đất bất tỉnh nhân sự. Mãi đến 6 giờ sáng ngày 2 tháng 3 bác sĩ mới được phép khám cho Stalin.

Tác giả Antonhannôp còn nêu lên quan điểm phổ biến của cơ quan thông tin đại chúng phương Tây về cách nhìn nhận này trước Đại hội 22 Đảng Cộng sản Liên Xô cơ bản đều cho là: Do vấn đề trục xuất người Do thái nên đã phát sinh sự chia rẽ, bất đồng ý kiến dẫn đến kiệt sức, điều này có nghĩa là, trong những quan điểm phổ biến ấy Pônômarencô đã viết thêm một câu: Vừa thấy Stalin ngã quỵ xuống đất, bất tỉnh nhân sự, Bêria đã mở miệng kêu lên: "Chúng ta tự do rồi!". Đương nhiên từ góc độ tìm hiểu đối tượng mà ngày nay chúng ta trao đổi thì cách nhìn nhận này là không thể chấp nhận được. Xung quanh truyền thuyết nói Stalin bị trúng gió ở Điện Kremli là từ của cơ quan Nhà nước. Trong thông báo của Nhà nước, chỉ nói đến nơi ở Điện Kremli.

Cách nhìn nhận thứ hai có nhiều sức thuyết phục hơn là khả năng Bêria đã dùng thuốc độc để dần dần hạ độc Stalin. Cách nhìn nhận này có nội dung chính như sau: Sau Đại hội 22 Đảng Cộng sản Liên Xô kết thúc, đã cho thành lập một ủy ban điều tra để điều tra những hành vi phạm tội của Bêria và những thuộc hạ của Bêria. Nhiều người Bônsêvích lão thành được sửa sai và khôi phục danh dự, đã tham gia vào ủy ban điều tra này. Điều mà các đảng viên già rất quan tâm là, cuối cùng thì Stalin đã chết trong tình huống nào? Kết quả điều tra của họ là, sự việc phát triển từ ngày 23 tháng 2 đến 1 tháng 3 là hoàn toàn như Khơrútsốp đã thuật lại. (Nhân đây cũng nói thêm một câu nữa là kết quả điều tra của ủy ban điều tra và cách nhìn nhận trước đây là giống nhau, Antonhannôp không dám bảo đảm). Khơrútsốp, Bêria, Malencốp, Bunganin đến thăm Stalin, họ cùng nhau vui vẻ ăn tối. Nhưng lần ăn uống này cơ bản không phải do Stalin đề xuất mà là do Malencốp sắp xếp. Với lý do là Hội đồng Bộ trưởng họp vào ngày thứ hai, tức là ngày 2 tháng 3, Hội nghị sẽ thảo luận một số vấn đề cần phải xin ý kiến Stalin. Một tuần trước, Stalin đã thông báo cho Thường vụ Bộ chính trị Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương việc xét xử công khai "Vụ án giết người của bác sỹ” cần phải được tiến hành vào trung tuần tháng 3, và đưa bản sao giấy khởi tố có chữ ký của viện trưởng viện kiểm sát tối cao Liên Xô cho họ. Trong đơn khởi tố này, cùng với lời giải thích của ông Viện trưởng viện kiểm sát Saphunôp (tay sai của Bêria) về việc hội đàm với Stalin, cuối cùng đã xoá được mọi nghi ngờ của mọi người đối với tấm lòng thành thực của Stalin. Lời khởi tố nói rằng: Trong thời kỳ chiến tranh, người Mỹ không chỉ xây dựng cơ cấu gián điệp trong sở y tế của Điện Kremli, thậm chí họ còn cài cắm gián điệp vào Ban chấp hành Trung ương và Bộ An ninh quốc gia (Như Nôchôpxki của Ban chấp hành Trung ương và Abakumốp, Bộ An ninh quốc gia). Việc này cũng được nước Anh làm từ trước khi chiến tranh nổ ra, trong chiến tranh họ đã mở rộng mạng lưới gián điệp này. Họ đã chiêu mộ được các ủy viên Trung ương như Cudơnhétsốp, Bôpucốp, Rôđiônốp. Đối với quân đội, trong đơn khởi tố không thấy nói gì, mà chỉ nói có người muốn hạ độc giết tướng lĩnh của Thê đội 2 (Vasilepsiki, Gơvônốp, Chécnencô, Kônhiép). Nhưng họ tin chắc có thể thấy rõ, chỉ có Giucốp, Vôrônốp, Yumasép, Pôcơdannôp là những nguyên soái bị oan ức mới là những đối tượng mà bản khởi tố cảm thấy thích thú...

Tóm lại, tất cả đều đã rõ. Lời phán xét đối với các bác sĩ, và không phải vụ án đã khép lại nó giống như những gì đã làm năm 1937, sẽ có rất nhiều đầu các ủy viên Bộ chính trị rơi xuống. Khơrútsốp, Bêria, Bunganin và Malencốp sau khi nghiên cứu tỷ mỉ đơn khởi tố, dựa vào ý kiến của Khơrútsốp, họ đã quyết định thảo luận vấn đề này.

Trong cách nhìn nhận của những người “Bônsêvích lão thành” thì rõ ràng là Khơrútsốp là người đầu tiên nêu ra đề nghị loại bỏ Stalin. Đây là những suy nghĩ có ảnh hưởng tới thời kỳ "Băng tan" của Khơrútsôp. Thậm chí Khơrútsốp còn ra sức giãi bày tâm tình của mình trước mặt các cựu Đảng viên đã bị bức hại. Khơrútsôp từng nói rằng, khi Stalin có ý định có những hành động khủng bố mới, Khơrútsốp đã không bàng quan đứng nhìn.

Cuộc hội đàm được diễn ra dường như trong một khu rừng rậm ở ngoại ô Mátxcơva (trong ngôi nhà từ trước đến nay không thấy có nói đến loại đề tài này) với danh nghĩa là một cuộc đi săn. Qua hội đàm họ đã quyết định; Vì nguyên nhân sức khỏe, Stalin không còn phù hợp để tham gia công tác Đảng và chính phủ với hiệu quả cao nữa, kiến nghị bãi toàn bộ chức vụ của ông. Nhưng Stalin có thể ký bất cứ văn kiện nào để tranh thủ thời gian, sau đó rồi mới thủ tiêu hết những người ấy thì phải làm thế nào đây? Khơrútsôp tựa như quay sang Bêria: "Bêria, anh là chuyên gia trong lĩnh vực này, chúng tôi không rành việc này lắm, theo anh nên làm thế nào, vẫn để Stalin còn sống mà ông ta lại không can dự vào công việc của Đảng và Nhà nước?”

Lịch sử lại lặp lại! Nếu như sự việc này là có thật, vậy thì mười mấy năm sau cũng lại nảy sinh một sự việc tương tự với Khơrútsôp. Lúc đó cũng vào đúng ngày nghỉ, do Khơrútsốp không thích Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy Igơnatôp tiến hành thăm dò mình. Nhưng Brêgiênhép và Pôtgoocnưi đã có manh mối đối với hành động âm mưu từ Điện Kremli. Một mặt lừa bỏ thuốc độc, một mặt thất bại không có lối thoát.

Chúng ta hãy cùng tiếp tục theo dõi hành động của những tay thợ săn đang đi săn trong ngày nghỉ. Bêria đã hiểu được ám chỉ ngầm của Khơrútsốp, và đã trả lời thẳng ra rằng, hãy tống Stalin vào ngục, chứ nếu để ông ta tự do hành động thì còn nguy hiểm hơn; Nếu như không phân rõ ranh giới với Stalin, dù Stalin có chết, thì cũng sẽ mãi mãi can thiệp vào công việc của Đảng. Nói thế thôi nhưng chẳng thấy Bêria đề xuất thêm bất cứ biện pháp cụ thể nào nữa. Thế rồi Malencốp đã kiến nghị bức Stalin phải tuyên bố từ chức trên truyền hình và phát thanh. Sau đó đưa ông ta giam vào một nhà ngục ở đảo Sôrôvêxki để cách biệt ông ta với thế giới bên ngoài. Bêria không đồng ý với ý kiến này.

"Người Trung Quốc biểu thị sự đồng tình sẽ ra tay cứu ông ta ra khỏi đảo, hoặc những người Mỹ hiếu kỳ sẽ ra tay cứu ông ta. Giống như trước đây người Đức trong thời kỳ chiến tranh đã từng cứu Musôlini".

Nhưng nhận được sự cổ vũ đối với kiến nghị của Malencốp, Bêria tuyên bố là ông sẽ cùng với đội Chêka thực thi công việc giết Stalin. Những điều này đúng như những gì Khơrútsốp nghĩ đến. Nhưng ông ta muốn nghe những lời đó do chính mồm Bêria nói ra.

Không thể nghi ngờ gì nữa tâm địa thực sự của Bêria. Đầu ông ta đã rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm, Malencốp không phải là không do dự khi đồng ý với suy nghĩ của Bêria và Khơrútsốp. Sau đó họ giao cho Bêria vạch kế hoạch tỷ mỷ "về việc từ chức của Stalin" Quy định biệt hiệu cho kế hoạch là "Môzart" "Môzart và Shariêli của Puskin (hình như là hạ độc)".

Antonhannôp nói, cách nói này là rất có tính quyết định. Không chỉ vậy, trong một lần nói chuyện chống Stalin, Khơrútsốp đã trích dẫn trong tác phẩm của Puskin rằng:"Người ác độc không thể trở thành thiên tài được”.

Mấy hôm sau Bêria mời Khơrútsốp, Bunganin, Malencốp đến biệt thự của mình thưởng thức đĩa hát nhạc cổ điển mới được mang từ ngước ngoài về, trong đó có cả Mozart. Trong khi họ đi dạo trong rừng cây. Bêria đã đem mở cho mọi người nghe hai bản Mozart. Ông đã đưa ra 2 kế hoạch chi tiết, "Kế hoạch nhỏ" và "kế hoạch tốt nhất".

"Kế hoạch nhỏ" quy định không dùng lực lượng khác mà cưỡng bức Stalin từ chức. Khi Stalin dùng bữa tối cùng"tứ đại ủy viên" ở Cônsôvô thì đột nhiên bị trúng gió rất nặng - không phải chết ngay, nhưng cũng không thể sống được Stalin đã ra đi trong trường hợp có người chứng kiến trong đó có con gái, bác sỹ.

"Kế hoạch tốt nhất" hầu như quy định là, khi Stalin ngủ (vào ban ngày) thì cho gây ra vụ nổ ở trong biệt thự của Stalin. Kế hoạch lén lút đặt thuốc nổ vào một tặng phẩm rồi để vào nơi đã quy định. Chẳng những phá hủy nhà ở của Stalin, mà còn san phẳng các tòa nhà ở cạnh đó, đồng thời tiêu hủy hết những người làm chứng quá thừa.

Sự thành công của "kế hoạch nhỏ" là do bốn người họ cùng chịu trách nhiệm. Còn sự thành công của "kế hoạch tốt nhất" sẽ do một mình Bêria chịu trách nhiệm. Vào giờ X đã quy định trong kế hoạch, thì mọi sự liên lạc từ biệt thự của Stalin, nơi ở và văn phòng ở Điện Kremli cắt đứt, đường dây nội bộ của Chính phủ và tất cả mọi con đường vào biệt thự của Stalin (cho dù là trên bộ hay trên không) cắt đứt mọi thông tin đối với các thành viên Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương trừ "Tứ đại ủy viên". Giờ X vừa điểm, "Tứ đại ủy viên", tuyên bố Stalin bị "ốm nặng",tạm thời "Tứ đại ủy viên" nắm quyền "cho tới khi Stalin hoàn toàn bình phục". Tất cả những hành động ấy của "Tứ đại ủy viên" thực hiện âm mưu này thì mới giành được địa vị hợp pháp. Sau khi đã chuẩn bị được xong mọi thứ như trên, "Tứ đại ủy viên" đã hội đàm cùng với Stalin. Cuộc hội đàm được tiến hành vào tối ngày 28 tháng 2 năm 1953 tại khu biệt thự của Stalin ở Cônsôvô. Sau khi hội đàm những việc chính, họ đã uống rất nhiều rượu. Malencốp, Khơrútsốp và Bunganin đã sớm rời khỏi khu biệt thự, nhưng họ không trở về nhà mà họ vào Điện Kremli. Bêria mượn cớ giống như trước đây để bàn một số vấn đề nào đó của ngành mình với Stalin. Lúc này tại hiện trường xuất hiện thêm hai gương mặt mới: Một người là nam, anh ta là cấp phó của Bêria. Một người là nữ nhân viên dưới quyền của Bêria. Bêria báo cáo với Stalin rằng đã nắm được một số tài liệu về "vụ án bác sỹ" chuẩn bị ám sát Khơrútsốp, Bêria gọi nữ nhân viên trình lên một cặp văn kiện to. Bêria vừa bày văn kiện cho Stalin xem, vừa lúc đó nữ nhân viên đã rất nhanh hắt một dung dịch gì đó lên mặt Stalin. Loại đung dịch này rất có thể là một thứ thuốc mê nào đó, ngay lúc đó Stalin liền bị hôn mê, thế là nữ nhân viên trên liền chích cho Stalin luôn mấy mũi tiêm thuốc độc mãn tính vào nội tạng của Stalin. Rồi sau đó trong những ngày "điều trị"cho Stalin, chính nữ nhân viên này xuất hiện với danh nghĩa là một bác sỹ lại tiêm chích cho Stalin. Cô ta pha liều lượng thuốc vừa đủ để sao cho Stalin không thể chết ngay tại chỗ, mà sẽ từ từ chết một cách tự nhiên. Sự trình bày của các "Bônsêvích lão thành" là thế đấy.

Điều này làm chúng ta tự nhiên nhớ lại đoạn văn Aliluêva con gái Stalin đã miêu tả, nữ bác sỹ thần bí ở bên giường Stalin: "Các bác sĩ trẻ ngơ ngác nhìn nhau... tôi bỗng chợt nghĩ rằng, mình đã gặp vị nữ bác sỹ trẻ này ở đâu? Rồi tôi gật đầu chào vị nữ bác sỹ, mà chẳng nói gì cả..."

Như vậy là, trong tất cả các cách nhìn nhận, có 3 điểm cố định không thay đổi được là. Điểm thứ nhất: Khi Stalin chết, trong số những người túc trực bên cạnh Stalin. Bộ chính trị có 4 người là Bêria, Bunganin, Khơrútsốp, Malencốp.

Điểm thứ 2: Chỉ đến ngày thứ 2 mới cho phép các bác sỹ vào chỗ Stalin.

Điểm thứ 3: Chính Bêria có liên quan đến cái chết của Stalin. Do vậy Antonhannôp đã rút ra hai kết luận. Kết luận thứ nhất là: Mặc dù bệnh tình của Stalin hết sức trầm trọng (hôn mê bất tỉnh) nhưng "Tứ đại ủy viên" đã xác định trước cái chết tất yếu của Stalin. Do vậy họ không có ý định gọi bác sỹ đến chữa trị cho Stalin.

Kết luận thứ 2: Đã đành việc gọi bác sỹ do một mình Bêria quyết định. Rõ ràng ông ta đã gọi đến những người chấp hành theo ý chỉ của ông ta, đó là những người sẽ giúp Stalin đi đến cái chết.

Xem ra kết luận thứ 2 là yếu ớt nhất. Bởi vì nó không có bất kỳ một chứng cứ thiết thực nào để luận chứng nó còn kết luận thứ nhất có thể miễn cưỡng coi đó như một nhận xét ban đầu, cũng chỉ có thế mà thôi. Đương nhiên, hoàn toàn có thể loại trừ khả năng có âm mưu thì cũng không chính xác. Lãnh tụ đã già rồi, sức khỏe giảm sút. Trong hồi ký của Khơrútsốp nói rằng, khi Đại hội 19 Đảng Cộng sản Liên Xô bế mạc, chỉ phát biểu 5 đến 7 phút, Stalin đã có biểu hiện cực kỳ đuối sức khiến cho mọi người khó tin. Stalin cho rằng, đây là thắng lợi của Người.

Người thường nói đến vấn đề về hưu, nhưng thực tế không hiểu được mục tiêu của Người là gì, không loại trừ khả năng, Người thăm dò phản ứng của những người làm việc bên Người. Đến ngay bản thân Người cũng chẳng tin vào mình nữa. Trong tình hình như vậy những người làm việc xung quanh Stalin, nếu như tiên đoán được Người sẽ tiến hành một cuộc thanh lọc lớn mới thì họ hoàn toàn nghĩ đến biện pháp loại bỏ chính Người. Đêm ngày 2 tháng 3 việc Stalin đột ngột bị trúng gió đã khiến cho họ thở phào nhẹ nhõm. Đây đương nhiên là một sự việc khác. Đúng là ông trời cao có mắt, trăm đường tránh không khỏi số.

Có thật là không có ý định mời bác sỹ đến cho Stalin không? Đây tạm thời vẫn là một trong những vấn đề bí ẩn nhất, còn Stalin cuối cùng chết là vì sao, vì "tứ đại ủy viên" hay vì một mình Bêria, hay vì vận mệnh bất ngờ bị trúng gió, đây cũng là điều bí mật. Nhưng điều này nhất định sẽ được làm sáng tỏ. Cần biết rằng, năm 1801 đã xảy ra sự kiện Paul đệ nhất bị giết hại, và phải đến 100 năm sau, tức sau cách mạng, năm 1905 người dân Nga mới biết được. Để nghiêm khắc bảo vệ lợi ích của việc thừa kế trong hoàng cung, bất luận Sa hoàng nào cũng đều như vậy cả.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3