Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 04 - Phần 3
Những người đã từng bảo vệ, phục vụ tại khu biệt thự đã phải im hơi lặng tiếng suốt một thời gian dài. Phải đến 13 năm sau, vào năm 1966, người đầu bếp nữ đã từng phục vụ ở đó gần 20 năm đến nhà tôi và kể lại toàn bộ câu chuyện mà tôi đã kể cho các bạn nghe ở trên. Trong đoạn này tôi không viết ở trong cuốn "Hai mươi bức thư gửi bạn thân". Bởi vì, trước khi tôi viết về đoạn gọi bác sỹ thì cuốn sách đã viết xong rồi. Tôi không muốn thay đổi bất kỳ điều gì trong bản thảo đó. Vì có nhiều người trong giới văn hóa Mátxcơva đã đọc nó. Tôi cũng không muốn năm 1967, lúc đó tôi chưa về nước để một số người phương Tây nào đó cho rằng tôi "khuấy lên" chỉ là ân oán cá nhân hoặc là trả thù, giả sử lúc đó tôi đem những chuyện của anh trai Vaxili viết thành sách thì chắc rằng hậu quả sẽ thật khó lường.
Trừ cô ta ra thì còn ai có thể biết được câu chuyện của Vaxili? Tại nơi đi đày, anh ấy được người ta "giúp cho chết đi", khi đó, KGB đã phái một nữ tình báo viên với danh nghĩa là y tá ở bên cạnh Vaxili... Sau khi Vaxili uống rượu, cô y tá này đã tiêm thuốc ngủ và thuốc an thần cho Vaxili, mà những loại thuốc này thì cực kỳ có hại cho khí quản. Lúc đó cũng chẳng có ghi chép gì của bác sĩ cả, vì cô y tá này tức là “nhân viên y tế”, Vaxili chỉ giữ lại duy nhất một cái ảnh cuối cùng, trong đó trông anh ta thật thảm hại. Cho dù là ở trong ngục, sắc mặt của anh ấy đã khá lên rất nhiều! Ngày 19 tháng 3 năm 1962, trong một hoàn cảnh hết sức đáng nghi, Vaxili đã chết. Chẳng có kết luận giám định của bác sỹ, và cũng chẳng có ai kiểm nghiệm phẫu thuật, chúng tôi ngồi ngây ra ở trong nhà mình mà chẳng biết anh ấy chết như thế nào. Vậy là hàng loạt các loại tin đồn ly kỳ cứ thế tuôn ra...
Về cái chết của cha tôi, đương nhiên là Vaxili rõ hơn tôi rất nhiều. Bởi vì, tháng 3 năm 1953, trong những ngày tháng này anh tôi đã nói chuyện với các phóng viên nước ngoài ở khách sạn nhưng anh đã bị theo dõi và cuối cùng đã bị bắt. Các quan chức Chính phủ đã không cho phép anh được đi lại tự do. Sau đó, KGB đã dứt khoát "giúp anh được chết".
Những người trực tiếp chứng kiến bi kịch trong ngôi biệt thự cũng chỉ tạm thời biết như vậy. Một điều rất dễ nhận thấy là, trong tập hồi ký của con gái Stalin, đặc biệt là trong cuốn "sách viết cho cháu gái ngoại", các hành động của các quan chức chính phủ, nói một cách nhẹ nhàng khiến mọi người cũng khó hiểu. Vì sao mà sau khi nhận được điện báo của người cảnh vệ, Khơrútsốp, Bêria, Malencốp, Bunganin đã đến khu biệt thự mà họ không cho gọi ngay bác sỹ? Khi họ nghe Bêria nói rằng Stalin đang ngủ, đừng làm cho ông ta mất ngủ, thế là tất cả họ lại trở về nhà điều này làm cho người ta cảm thấy thật kỳ quặc. Sự việc càng làm tăng thêm nghi vấn đó là, sau khi viên cảnh vệ phát hiện Stalin đang mặc quần áo ngủ nằm dưới nền nhà, vì sao anh ta lại không gọi ngay y tá đến giúp sức. Cần biết rằng, thời gian quý báu đã bị bỏ lỡ. Vấn đề cuối cùng này đã được trả lời ngay sau khi Stalin mất không lâu. Lãnh tụ Stalin đã xây dựng cho mình một đội con tin có một chế độ quản lý riêng, theo quy tắc làm việc tỉ mỉ đã được Bêria phê chuẩn, nếu không được ông phê chuẩn thì bác sỹ không được đến chỗ Stalin. Biện pháp phòng ngừa này được áp dụng sau khi Viện sỹ Vênôgratôp bị bắt. Nói thực ra "vụ án y tế” đã từng sôi động một thời, tức là bắt đầu từ Vênôgratôp, bác sỹ riêng của Stalin phát hiện thấy tình hình sức khỏe của ông đã xấu đi rất nhiều, viện sỹ đề nghị cần giảm bớt nhiều công việc quá căng thẳng, Stalin tỏ ra tức giận với việc chuẩn đoán này. Từ đó, không cho phép viện sỹ này vào căn phòng đó của Stalin nữa, và ít lâu sau, ông bị tống vào tù.
Likia Kimashukhơ như đổ thêm dầu vào lửa. Việc cần phải làm sáng tỏ là: Likia Kimashukhơ viết thư mật báo là theo bản năng hay cô ta đã bị ai sai khiến. Giả sử A.D.Shaharốp cho cô là một nhân viên mật thám. Cô ta công tác tại phòng thực nghiệm ở bệnh viện của Điện Kremli, cô là một bác sỹ, khi Girưđanốp chết, ở Lantai, cô đã đến đó. Trong bức thư cô viết, là do điều trị không đúng cách, các bác sỹ đã dùng cách điều trị sai nên dẫn đến cái chết của Giưđanốp. Mọi việc này đều có âm mưu từ trước.
Bức thư của Likia giống như một hạt giống rơi từ mảng đất mầu mỡ: Stalin truyền bá cho người ta một hệ tư tưởng, dù họ bị kẻ thù bao vây, cứ coi là chưa có một người nào bị địch phát hiện "vụ án bác sỹ giết người" đã gây phản ứng rộng rãi không lường. Một số lớn bác sỹ bệnh viện Điện Kremli phải ngồi tù. Họ bị tra tấn mà khai rằng từ lâu họ đã lặng lẽ ngấm ngầm rút ngắn tính mạng của nhà lãnh đạo cao nhất. Họ "công nhận" rằng Giưđanốp, Đimitrốp, Sécbacốp đã bị giết hại. Rằng họ đã lấp liếm việc Giưđanốp bị bệnh tắc nghẽn mạch máu, cứ để cho Giưđanốp hoạt động làm việc, rồi dày vò Giưđanốp đi tới cõi chết.
Chính vào lúc này, để bảo vệ tính mạng của lãnh tụ kính yêu, Bêria đã ký bản quy tắc làm việc chi tiết, đặt ra những quy định nghiêm ngặt như sau: Nếu như không có Bêria ở đó, không có sự phê chuẩn của ông ta, thì không ai được phép gọi bác sỹ đến cho Stalin. Do vậy cho dù là cảnh vệ hay nhân viên phục vụ, cũng đều không dám đi gọi bác sỹ.
Còn vấn đề thứ nhất, thì tình hình phức tạp hơn, nên vẫn chưa tìm được phương án chính xác để giải quyết, ít nhất cũng có hai loại ý kiến để có thể so sánh.
Loại thứ nhất là: Kể cả thường vụ Đoàn Chủ tịch cũng phải tuân thủ các nguyên tắc làm việc bí mật mà Bêria đã ký. Đúng vậy, loại ý kiến này không được chấp nhận: Vì sao Bêria lúc đó lại không dùng đến quyền lực của mình? Vì sao lại không cho gọi bác sỹ tới? Cần biết rằng trong số những người đầu tiên vào thăm Stalin khi bị hôn mê nằm ở dưới đất, có cả Bêria.
Vôncôgơnốp cũng đưa ra một số chính kiến. Ông đã cùng nói chuyện với viên cảnh vệ A.T. Rêbin. Viên cảnh vệ cho rằng, khi bị trúng gió, Stalin vẫn nằm trên sàn nhà trong khoảng từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ, chẳng hề có sự cứu hộ nào về y tế, chẳng có ai có ý định cứu hộ ông bằng y tế. Viên cảnh vệ khẳng định rằng điều này giống như tất cả mọi việc đã được làm theo kịch bản đã định sẵn của Bêria. Các bạn chiến đấu ấy của Stalin đã đuổi các cảnh vệ và thành viên phục vụ của Stalin ra khỏi phòng của Stalin, rồi cấm họ không được gọi điện thoại đi đâu cả. Sau đó, tất cả họ nhất loạt cùng ra về, chỉ tới khoảng 9 giờ sáng ngày 2 tháng 3, Bêria, Malencốp, Khơrútsốp mới tới. Sau đó thì các ủy viên thường vụ khác cũng tới, và còn dẫn theo cả bác sỹ.
Có một điều rất có nghĩa là, khi Stalin hồi tỉnh trong chốc lát, ông có nhớ tới việc Lênin không thể nói được trong vòng 11 tháng trời hay không? Nếu đúng như lời của Trôtxki nói, Stalin có liên quan tới cái chết của Lênin, trừ khi Stalin ý thức được thái độ của người khác đối với mình đúng như thái độ của mình đối với người khác 30 năm trước đây. Vậy ông có cảm tưởng gì? Ái dà, ai mà biết được? Trong đại não ông, những mạch máu căng chèn ép khiến ông rơi vào tình cảnh đáng sợ là trong mấy năm cuối đời bệnh não đã làm cho ông có nhiều thay đổi trong tâm tư, tính cách độc đoán chuyên quyền đã dần dần hình thành.
Có lẽ, khi lần thứ nhất đến thăm Stalin, Bêria thực sự không biết Stalin đã rơi vào tình trạng rất nguy hiểm chăng? Có thể ông ta thật sự cho rằng, Stalin đang ngủ chăng? Tiện đây xin bổ sung thêm một câu. Lúc đó chẳng tìm thấy Bêria ở đâu cả. Sau này, khi đã tốn rất nhiều công sức mới biết được là Bêria đang ở và đang làm trò “quỷ" ở căn nhà riêng.
Nghĩ đến tình cảnh Stalin nằm trên sàn nhà mà Bêria lại nói là Stalin chẳng hề làm sao cả, điều này thật khó làm cho mọi người có thể tin được. Lại thêm nữa là việc Bêria còn chặn họng không cho viên cảnh vệ và bà phục vụ nói, ông ta nói: "Các người còn hoảng
loạn nỗi gì? Đi ngay ra khỏi đây, cấm không được phá rối giấc ngủ của lãnh tụ”. Bêria còn dọa là sẽ tìm họ để tính sổ với họ.
Trong buổi sáng, khi lần thứ hai đến đây, Bêria không giấu được vẻ dương dương tự đắc. Về điểm này, bất kể là con gái Stalin hay Khơrútsốp đều có những miêu tả lại. Trong hai tập sách của Vôncôgơnốp miêu tả Stalin có viết, Bêria đã dựng lên một kịch bản chính trị cực lớn, vở kịch này đã được ông ta nghĩ đến từ rất sớm. Bêria đã để các ủy viên thường vụ khác ở bên cạnh linh cữu Stalin, còn mình thì lại rời bỏ Cônsôvô một thời gian về nằm khểnh ở Điện Kremli. Chỉ có một mình ông ta làm như vậy thôi.
Di chúc! Bêria đã cố gắng để rút ra bài học trong các sai lầm của người khác. Quanh sự việc của Stalin có thể để lại Di chúc bỗng đã bị nhắc nhở ông ta. Nhớ lại năm đó, Stalin đã từng mất đi một cơ may, mặc dù dường như Stalin đã khống chế được mọi động tĩnh của Lênin trong mỗi lần gặp, trong mỗi lá thư. Hơn nữa, Stalin còn cài cắm người của mình vào ở bên cạnh Lênin, và Stalin vẫn không nắm được bản Di chúc của Lênin, Bêria không nên lại một lần nữa rơi vào sai lầm này, cho dù thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể một lần nữa mắc sai lầm!
Giả sử trong két bảo hiểm của Stalin có một văn kiện về việc cách chức Bêria?
Sự lo lắng của Paplôvích không phải là không có căn cứ. Ngày 16 tháng 12 năm 1952, Cục trưởng Cục cảnh vệ, thuộc Bộ An ninh Nicôlai Sitôvích Vơlaxich đã bị bắt. Ngay từ năm 1919, Vơlaxich vẫn chỉ là một chiến sỹ Hồng quân bình thường, Nicôlai được điều đến cạnh Stalin để đảm nhiệm công tác bảo vệ Stalin. Tội danh của ông là đã dung túng cho bác sỹ hạ độc, có liên quan đến gián điệp, và lạm dụng chức quyền. Việc thẩm vấn Nicôlai do chính Bêria tiến hành.
Trong tủ hồ sơ của Nhà nước cách mạng tháng Mười, vẫn còn giữ được một bức thư viết vào tháng 5 năm 1955 của Nicôlai gửi cho Vôrôsilôp, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô. Thư này được gửi từ biên cương, lúc đó vị Trung tướng cảnh vệ của Stalin bị cách chức và đi đày. Trong thư, ông coi Stalin là người đứng đầu chính phủ. Ông viết: "Sau khi chiến tranh kết thúc, vị đứng đầu Chính phủ đã đi xuống nam khi phái về cơ quan an ninh quốc gia đã không làm tốt công tác bảo vệ của mình, Stalin đứng trước mặt tôi, tỏ thái độ cực kỳ phẫn nộ đối với Bêria... Stalin nói, đã ra lệnh cách chức lãnh đạo Bộ An ninh quốc gia của Bêria. Vị đứng đầu Chính phủ này hỏi tôi rằng, Metcurôp, Côbucôp làm việc như thế nào, sau này còn hỏi đến Grơlichơ và Sanap. Tôi đã đem những điều mình biết báo cáo với ông... Sau đó, tôi tin rằng những điều tôi nói chuyện với vị đứng đầu Chính phủ, thì Bêria đều đã biết được cả sự đen đủi của tôi cũng từ việc này mà ra...”
Còn về nội dung của cuộc nói chuyện này, Bêria làm thế nào mà biết được, mọi người cũng chỉ đoán già đoán non. Có thể nói đi nói lại rằng, điều này chỉ có thể xảy ra bằng 2 kiểu: Hoặc là Stalin tự mình nói cho Bêria biết, hoặc là Bêria đã nghe trộm "chủ nhân" của mình.
Tiếp theo trong bức thư gửi cho Vôrôsilốp, Nicôlai còn viết: "Sau khi bị Bêria thẩm vấn xong, tôi đã rõ, ngoài cái chết ra, tôi chẳng còn hy vọng nào khác, do vậy tôi đã xác nhận lại một lần nữa là họ đã lừa dối vị đứng đầu Chính phủ... Họ cần tôi nói ra những điều về Bôskhơrêbêshép, nhưng tôi đã cự tuyệt yêu cầu của họ, tôi nói rằng tôi chẳng có một chút tài liệu nào làm hại đến thanh danh của Bôskhơrêbêshép. Tôi chỉ nói với họ rằng, người đứng đầu Chính phủ đã nhất thời rất không hài lòng với Bêria, người lãnh đạo Bộ An ninh chúng ta. Tôi xin nêu một số sự thực mà người đứng đầu Chính phủ đã nói với tôi đó là: sai lầm trong công tác, sai lầm của Bêria... là không có lời cung khai về Bôskhơrêbêshép, nên họ nói với tôi rằng anh sẽ bị chết ở trong ngục".
Vơlaxich đã không thể kiên trì mãi được, bởi vì "thần kinh thất thường, bị chấn động, mất khả năng tư duy và năng lực tự kiềm chế... Tôi thậm chí còn không đủ sức để đọc những lời khẩu cung mà họ đã viết sẵn cho tôi. Họ đã dùng mọi cực hình làm tôi đau khổ, chửi bới, uy hiếp, bắt ép tôi ký vào bản cáo trạng đáng sợ đó trong khi tôi còn đang bị cùm... Sau đó, chúng mới mở cùm cho tôi được đi ngủ, đây là sự đãi ngộ chưa từng có đối với tôi vì họ đã có những thí nghiệm của mình trong nhà tù..."
Đoạn viết cuối cùng là, Stalin đã đối xử với những người xung quanh mình thế nào. Dựa vào nhiều sự phán đoán, Bêria cảm thấy Stalin càng ngày càng lạnh nhạt đối với mình.
Điều này không phải chỉ có một mình Bêria cảm nhận được. Trong mấy tháng cuối của chính quyền Stalin thật vô cùng ghê gớm. Đã có nhiều vị lão thành quân cận vệ: Vôrôsilốp, Micôiăng, Môlôtốp không được tín nhiệm. Tháng 11 năm 1952, tại hội nghị toàn thể về công tác tổ chức Trung ương họp sau khi Đại hội 19 Đảng Cộng sản Liên Xô kết thúc, Stalin đã làm một điều mà không ai ngờ tới là loại bỏ hoàn toàn Môlôtốp và Micôiăng. Người đã nghi ngờ hai vị lão thành này. Trong lời phát biểu của mình, Stalin tỏ ra không còn một chút tín nhiệm về chính trị đối với hai người này, Stalin nghi ngờ họ không thành thực trong chính trị. Họ không có danh sách trong Ban thường vụ Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao. Danh sách này phải được Stalin đồng ý. Triệu chứng không tốt lành này làm cho từ đó 2 người không còn được Stalin mời đến ăn nữa. Mọi việc đều đã rõ, chỉ còn con đường chết dành cho 2 người.
Nhiều sử gia cho rằng, lúc đó, một vụ đàn áp mới với quy mô lớn như năm 1937 đối với những người không được hoan nghênh đã được chuẩn bị sẵn. Đợt đàn áp lớn này sẽ động đến những nhà lãnh đạo chính trị ở tầng lớp cao và đến cả những người ủng hộ họ ở các địa phương. Khắp nơi trên toàn quốc đã mít tinh lên án "các bác sỹ giết người". Và những tên đồng bọn. Trên báo chí nhiều lần xuất hiện những thông tin về bọn tội phạm đầu độc có liên quan nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật ở các thành phố và nông thôn. Bầu không khí căng thẳng diễn ra ngày càng tăng. Bêria không hiểu rõ rằng, để xoa dịu lòng dân, "chủ nhân" có thể sẽ coi ông ta là vật hy sinh số 1. Bất kỳ một bạn chiến đấu nào của lãnh tụ cũng đều có thể thành người thừa. Cudơnétsốp, Vôdơnhiexianski, Vơlaxích, Bôskhơrêbêshép. Tiếp đến là ai đây?
Rồi Stalin đột nhiên bi trúng gió, việc ngoài dự tính này đã hóa giải được những nỗi hoảng sợ và những dự cảm nặng nề. Bêria, người trước tiên nhìn rõ tình thế mới mẻ này. Cần phải có hành động. Đầu tiên là phải làm rõ Stalin có để lại Di chúc hay không? Nếu có thì nội dung của bản Di chúc là gì. Trong Di chúc có nói đến ai là người thừa kế hay không.
Vậy là khi các bạn chiến đấu khác của lãnh tụ chưa biết đến, thì Bêria đã tranh thủ không để lỡ thời cơ chạy đến Điện Kremli. Sau khi Vơlaxích và Bôskhơrêbêshép bị trừ khử, thì Bêria người còn lại duy nhất được tự do ra vào phòng làm việc của Stalin. Con người đáng sợ này lúc đó vào phòng làm việc của Stalin làm gì vậy? Thật đáng tiếc là không có chứng cứ trực tiếp nào, có chăng chỉ là các phỏng đoán gián tiếp. Theo suy đoán của Voncôgơnốp thì trong đó có một điều rất có ý nghĩa là: Đại tướng A.A. Ephixép người từng là Thứ trưởng Bộ an ninh quốc gia nói rằng. Stalin có một cuốn sổ tay dày, bìa bọc vải đen. Thỉnh thoảng Stalin ghi chép một số điều trong đó. Rất không phải là ông ta sợ quên, mà khả năng nhớ của Stalin rất tốt, đã từng nổi tiếng là "máy tính". Những năm cuối đời, khả năng nhớ đó đã giảm. Ví dụ, Khơrútsốp đã kể lại một việc như sau: Có một lần Stalin gặp Bunganin mà ông ta không làm sao nhớ được tên của Bunganin. Việc giảm sút trí nhớ làm cho Stalin vô cùng phiền não, ông không muốn để cho người khác biết được điều này, do vậy ông luôn nổi cáu, nạt nộ người khác.
Voncôgơnốp viết, như vậy là nội dung của những ghi chép trong đó sẽ vĩnh viễn không bao giờ được biết đến. Ephixép nói rằng, ông không biết, nhưng ông cho rằng Stalin vẫn còn giữ một số thư riêng của Bunganin, Trôtxki, Zinôviép và Camênhép.
Người có thể được gặp trực tiếp Stalin chỉ là Bêria, Bôskhơrêbêshép và Vơlaxich. Và cũng có thể chỉ có họ mới biết được cuốn sổ đó có còn hay không. Nhưng hai người được Stalin tin tưởng nhất là Bôskhơrêbêshép và Vơlaxích đã bị Bêria vu cáo và gạt ra trước lúc Stalin chết. Điều này có nghĩa là, trước khi Stalin chết, trong 3 người đó chỉ còn một mình Bêria ở bên cạnh Stalin.
Khi Bêria và Khơrútsốp cùng viên bác sỹ vào để cấp cứu cho Stalin, lúc đó đang bị trúng gió hôn mê (trước đó, Stalin nằm trong khoảng từ 12 đến 14 tiếng đồng hồ mà không được cấp cứu. Tên quỷ quyệt này, thủ hạ của Stalin biết rõ là, Stalin đã hết đời rồi, thế rồi, Bêria bỏ mặc Khơrútsốp, Malencốp và những người khác ở bên cạnh Stalin còn mình thì nhanh chân cho ô tô phóng đến Điện Kremli. Ngày nay, ai dám bảo rằng, Bêria con quỷ này không dám mở két của Stalin? Nếu như điều này xảy ra. Vậy thì Bêria đã đem tài liệu của lãnh tụ đi đâu? Bêria không nhận ra rằng trong vòng năm rưỡi lại đây, thái độ của Stalin luôn coi ông ta là người thừa. Như vậy Stalin không thể không có những dự tính đối với Bêria. Có lẽ đại nguyên soái có để lại chỉ thị hoặc di chúc chăng? Những người công tác bên cạnh Stalin luôn luôn uốn gối, khom lưng trước mặt Stalin thì hiển nhiên họ chấp hành đúng di nguyện của lãnh tụ. Những lo lắng và vội vàng của Bêria là có căn cứ. Hơn nữa việc vào văn phòng của Stalin chỉ có ông ta mới có thể vào được. Cần biết rằng, ông ta chính là người phụ trách bảo vệ. Voncôgơnốp viết rằng. Bất kể là thế nào, cuối cùng Bêria cũng phát hiện ra két bảo hiểm của Stalin, về cơ bản là trống không. Chỉ có một số chứng từ và văn kiện không quan trọng.
Bằng việc tiêu hủy cuốn sổ cá nhân của Stalin (nếu là có thật) thì Bêria đã dọn được cho mình con đường đi tới đỉnh cao. Có thể chúng ta vĩnh viễn không bao giờ biết được những điều "bí mật" của Stalin Nội dung chứa trong cuốn sổ tay đen. Ephixép vẫn tin rằng, trước khi chính thức mở niêm phong két bảo hiểm của Stalin, thì Bêria đã tiến hành "thanh lý” chúng. Hiển nhiên là Bêria rất muốn làm việc này.
Vài tiếng sau, Bêria trở về ngôi biệt thự Cônsôvô. Ông ta càng tỏ ra tự tin hơn, rõ ràng khác hẳn với bộ mặt đau khổ và có tính kìm nén của những người khác. Bêria bắt đầu truyền đạt thông cáo của chính phủ về bệnh tình của Stalin để đăng báo và trên đài phát thanh: "Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thường xuyên giám sát về bệnh tình của đồng chí Stalin rất nghiêm trọng, Ban chấp hành Trung ương Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô cho rằng kể từ hôm nay cần thiết sẽ ra thông báo thứ nhất nói: "Ngày 2 và ngày 3 tháng 3 đã áp dụng phương pháp điều trị tương ứng để cải thiện chức năng hô hấp bị tổn thương và chức năng tuần hoàn máu. Những biện pháp này tạm thời không làm cho bệnh tình có chuyển biên căn bản nào. Đến 2 giờ đêm ngày 4 tháng 3 bệnh tình của đồng chí Stalin vẫn rất nặng... ". Bản thông cáo số 2, trên thực tế là nhắc lại, nội dung bản thông cáo trước: "Đêm ngày 5 tháng 3, bệnh tình của đồng chí Stalin vẫn rất nặng. Người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, (không biết gì nữa, việc điều tiết thần kinh hô hấp khó khăn, hoạt động của tim tiếp tục suy yếu...".
Bản thông cáo lần thứ 3 cũng đồng thời được đăng với tin tạ thế của Stalin trên báo "Sự thật” ngày 6 tháng 3.