Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 04 - Phần 2
Dừng lại, để cho chúng tôi dừng lại một chút đã. Chúng tôi đã phát giác ra một tình huống rất quan trọng: Chi tiết này hoàn toàn được con gái của Stalin chứng thực, cô đã ở bên người cha hấp hối trong căn phòng này 3 ngày liền, điều này có nghĩa là vào đúng ngày 5 tháng 3!
Nào, bây giờ chúng ta lại tiếp tục đọc "Người cha nằm đó, trong căn phòng lớn và vây quanh ông có rất nhiều người. Các bác sĩ lần đầu tiên chữa bệnh cho ông (Viện sĩ Vinôgratốp bác sĩ riêng của Stalin hiện đang ở tù) luôn bận rộn và rất lo lắng. Các bác sĩ đặt máy nghe bệnh lên cổ và sau gáy Stalin, cho chạy điện tâm đồ, máy hô hấp, chụp X quang. Y sĩ tiêm... có một bác sĩ theo dõi ghi bệnh án. Tất cả đều được tiến hành rất quy củ. Để cứu lấy một tính mạng mà đã biết là không thể cứu được, tất cả mọi người đều rất bận rộn".
"Viện khoa học y học đã có cuộc họp chuyên môn để quyết đinh chọn cách chữa trị. Ngay tại một căn phòng nhỏ cạnh đó lại có tiếp một ủy ban về y học tiếp tục họp, thảo luận xem cần phải làm thế nào, từ phòng nghiên cứu khoa học sẽ chuyển tới một thiết bị hô hấp nhân tạo, cùng đi với thiết bị, còn có nhiều chuyên gia trẻ được điều đến. Tất nhiên là trừ họ ra, không ai có thể sử dụng được các thiết bị này. Các thiết bị cồng kềnh này rất khó bố trí trong phòng, khiến cho các chuyên gia trẻ này cứ ngây người ra, lúng túng. Đột nhiên, con gái Stalin phát hiện ra một người trong số các bác sĩ trẻ mình đã quen biết, vậy cô đã gặp bác sĩ này ở đâu vậy? Cô và vị nữ bác sĩ nhìn nhau gật gật đầu mà chẳng nói câu gì. Mọi người đều im lặng, không khí giống như là ở trong giáo đường vậy. Ở đó, trong căn phòng lớn đã xảy ra một sự kiện trọng đại, dường như đó là một sự việc vĩ đại đây là cảm nhận của tất cả mọi người có mặt ở đó. Do vậy, ai cũng đều có những biểu hiện rất nghiêm trang".
"Chỉ có một người có biểu hiện không ra thể thống gì người đó chính là Bêria. Ông ta hưng phấn đến cực độ. Bình thường thì ông ta luôn mang bộ mặt dễ ghét, mỗi khi có dục vọng gì, bộ mặt đó lại càng trở nên dễ ghét. Mà dục vọng của ông ta, đó là cái gì vậy, đó là công danh, sự tàn nhẫn, xảo trá, lộng quyền - trong những lúc quan trọng, ông ta luôn là người động não, xử lý rất khôn ngoan. Điều này được biểu hiện rất rõ. Bêria đến trước giường bệnh, nhìn rất lâu lên khuôn mặt của bệnh nhân. Cha tôi nhiều lúc cũng trợn mắt lên nhìn, nhưng rõ ràng ánh mắt đó là vô thức, hoặc giả có thì đó là ý thức mơ hồ. Những lúc đó, Bêria nhìn chằm chằm vào ánh mắt mơ hồ của cha tôi, ông ta muốn làm ra vẻ là một đầy tớ trung thành nhất, đáng tin cậy nhất, ông ta muôn cố tình ra sức tạo ra một ấn tượng với cha tôi. Điều đáng tiếc là người ta đã để Bêria lộng quyền trong một thời gian quá dài...".
Cuối cùng, khi mọi việc sắp kết thúc, đột nhiên Bêria phát hiện ra con gái của Stalin, ông ta liền yêu cầu: "Đưa cô ấy đi!". Tất cả mọi người đều nhìn Bêria, nhưng không ai nghĩ gì. Tất cả đều đã kết thúc. Bêria là người đầu tiên bước ra khỏi căn phòng lớn. Trong căn phòng, không khí lặng như tờ. Mọi người im lặng vây quanh người bệnh. Còn Bêria vô cùng đắc ý đi ngoài hành lang rồi kêu to, gọi xe ô tô tới: "Khơrúttalép!" "Chuẩn bị xe!. "Đây là một tên gian thần hiện đại giỏi giang nhất" con gái Stalin viết. Y là hiện thân của một kẻ quỷ kế nịnh hót lừa đảo, độc ác kiểu phương Đông. Ông ta thậm chí còn lừa cả cha tôi mặc dù cha tôi bình thường không phải là người dễ mắc lừa. Con rắn độc này đã làm rất nhiều việc xấu và bây giờ nó đã phủ bóng đen lên người cha tôi. Về nhiều phương diện, cả hai người này đều có tội.
Nhưng nhiều khi Bêria đã xảo quyệt lừa được cha tôi và cười thầm trong bụng. Đối với điều này thì chẳng còn phải nghi ngờ gì nữa. "Mọi người đều đã rõ cả "thượng tầng" của họ..."
Bây giờ Bêria đã bộc lộ bản chất xấu xa của ông ta, ông ta đã không giấu nổi nữa. Không chỉ mình cô, mà tất cả mọi người ai cũng rõ điều này. Nhưng tất cả mọi người đều sợ ông ta. Mọi người cũng đã biết, khi Stalin chết ở nước Nga cho dù là bất kỳ một ai nắm được quyền hành trong tay thì cũng không thể bì được với quyền hành của Bêria.
Ở đây tôi muốn nói lên cảm khái rằng: Lịch sử đang lặp lại! 29 năm trước, bản thân Stalin cũng rơi vào tình huống như thế. Trong buổi tang lễ Lênin, Stalin cảm thấy mình là người chủ có đầy đủ mọi quyền lực, thực tế là như thế đấy. Đối thủ cạnh tranh chính của Stalin - Trôtxki lúc đó đang chữa bệnh ở Xôkumi. Trôtxki đã từ chỗ chữa bệnh đánh điện báo về cho Stalin hỏi: Khi nào tang lễ được cử hành? Stalin đã trả lời bằng điện báo rằng; ông cứ nên ở đó điều trị, tang lễ của Lênin dù sao cũng chẳng còn kịp nữa đâu. Trên thực tế, tang lễ được cử hành trước một ngày Stalin điện báo cho Trôtxki. Trôtxki không được dự tang lễ của Lênin, điều này có nghĩa là quyền lực của ông đã bị mất đi, còn địa vị của Stalin lại càng được đề cao.
Ngày 25 tháng 1 năm 1924, Stalin đã cho thông qua quyết định trước toàn thể Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô việc bảo quản thi hài của Lênin. Người giữ chức Tổng chính ủy cơ quan an ninh quốc gia, Bêria đã lợi dụng cương vị này, nên Bêria đã nắm được tin tức này từ nước ngoài, trước khi Lênin mất, ngay từ mùa thu năm 1923, một số ủy viên Bộ chính trị Trung ương cũng đã thảo luận về vấn đề tế nhị là sẽ an táng Lênin như thế nào mỗi một đoạn dài so với bản chính... Camênhép phản đối việc bảo quản thi hài của người. Ngược lại Stalin, Calinin và các nhà lãnh đạo khác lại tán thành việc bảo quản thi hài Lênin.
Cho dù là vợ của Lênin, Crúpxkaya cũng phản đối việc bảo quản thi hài Lênin, nhưng cuối cùng Stalin vẫn thắng. Giới văn hóa tôn giáo phương Tây đã lên tiếng phản ứng gay gắt việc ướp xác này. Đây là một quyết định chưa từng có từ trước đến nay. Giả dụ tôn giáo ở Nga chưa bị lật đổ mà uy tín của Giáo hội vẫn còn như trước, thì cách làm của Stalin sẽ không được ủng hộ và cũng không được người ta thông cảm. Cho dù người khác có nghĩ thế nào, thì ý nghĩ của Bêria vẫn hoàn toàn rõ ràng là: Đồng thời với việc xây dựng lăng Lênin, cũng là một bước đẩy việc sùng bái cá nhân Stalin lên thêm một bước. Để hợp thức hóa việc sùng bái cá nhân, để mọi người coi việc làm như vậy đối với Lênin là đương nhiên, Stalin đã gọi Lênin là người thầy, đem gắn quan hệ thày trò thành mối quan hệ của mình với Lênin, và tự nhận mình là người kế tục sự nghiệp của Lênin. Nếu như chúng ta cùng xem xét những sự việc này, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, chính Bêria cũng dẫm lên vết xe đổ đó. Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Bêria cũng làm như Stalin đã làm trước đây, thông qua Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương là Hội đồng Bộ trưởng đề xuất việc xây dựng lăng mộ, tức quyết nghị xây dựng lăng mộ kỷ niệm vĩnh cửu những lãnh tụ vĩ đại của Nhà nước Xô Viết. Việc xây dựng lăng mộ này là để kỷ niệm hai vị lãnh tụ vĩ đại Lênin và Stalin, và chôn dưới chân tường quảng trường Đỏ và chân tường Điện Kremli là những nhân vật kiệt xuất của nhà nước Xô Viết và của Đảng Cộng sản. Sau khi kế hoạch hoàn thành, quan tài của Lênin và Stalin được đưa vào lăng để quảng đại quần chúng lao động và chiêm ngưỡng.
Còn bây giờ chúng ta hãy tiếp tục nghe con gái của Stalin miêu tả về thời khắc cuối cùng của cha cô: "Như vậy là khi cha bị mất tri giác, chúng tôi đã đi rồi. Cha bị trúng gió nặng và đã không thể nói được. Một nửa thân người bên phải của cha đã không nhúc nhích được (Khơrútsốp cũng miêu tả như vậy). Mắt của cha cô mở ra mấy lần, nhưng ánh mắt của cha rất mơ hồ, không biết là cha cô phân biệt được những người xung quanh không". Lúc đó, mọi người xúm đến xung quanh cha, rồi họ cố gắng lắng tai nghe Người nói điều gì đó, hoặc dù nhìn trong thần thái đôi mắt của Người có thể thấy biểu hiện nguyện vọng của Người. Đứa con gái ngồi bên cạnh người cha, nắm chặt lấy tay cha. Người nhìn con gái mình, nhưng chưa chắc người ta đã nhìn thấy con gái mình. Rồi cô ôm hôn cha, hôn lên tay của cha, trừ những việc đó ra, cô không có gì đáng để làm nữa.
Trong hồi ký của cô chan chứa tình cảm, điều này không phải là khó lý giải cô tự trách mình. Bởi vì bản thân cô từ trước đến nay không phải là một cô gái ngoan, cô không hề có một sự giúp đỡ nào cho trái tim cô đơn của người cha. Trong những năm tuổi già, cơ thể suy nhược, bệnh tật dầy vò, bản thân bị xã hội quẳng ra ngoài, cha cô là một lão già cô độc. Ông có cả thảy 8 cháu nội ngoại, trong đó có năm đứa ông chưa hề thấy mặt. Còn bọn trẻ cũng chưa hề biết ông. Đây thật là một bi kịch đáng sợ, đáng thương của một gia đình.
Stalin khi chết rất đáng sợ và rất khổ. Máu não phát tán ra toàn bộ vùng giữa não, dưới tác động của một trái tim khỏe mạnh thì máu não dần tràn vào khu hô hấp, hệ hô hấp bị tắc nghẹt nên càng nguy cấp. Trong 12 giờ cuối cùng, tình hình đã rất xấu, thiếu ôxy trầm trọng, mặt của bệnh nhân đã chuyển sang sắc tím, biến hình đi, rồi dần dần chẳng còn nhận ra được, mồm miệng ông méo xệch. Trong một đến hai tiếng cuối cùng, bệnh nhân từ từ ra đi, những gì còn đọng lại thật đáng sợ. Mọi người mở mắt trừng trừng nhìn bệnh nhân ra đi trong trạng thái đau khổ.
Hình như là trong bất cứ lúc nào, cũng như đến phút cuối cùng, Stalin đều mở to mắt, nhìn toàn bộ mọi người ở xung quanh. Đó là ánh mắt rất sợ hãi, có lẽ đó là ánh mắt của trạng thái thần kinh đang hỗn loạn. Ông dùng ánh mắt căm hờn, sợ hãi đối với cái chết và đối với các bác sỹ lạ mặt bận rộn ở xung quanh ông. Rồi đột nhiên, Stalin nhấc cánh tay trái (tay này hơi cử động), không biết là ông định chỉ phương hướng nào, hoặc giả là để ra hiệu cho mọi người trong phòng. Lúc đó, điều này làm cho mọi người không hiểu nổi và rất lo sợ. Cách chỉ tay của ông rất kỳ lạ, nhưng nó lại có tính chất như dọa nạt, không biết là ông định nhằm vào ai, cái gì... Trong những thời khắc cuối cùng, bệnh nhân dãy giụa lần cuối một cái, rồi buông tay từ giã mọi người.
Cô con gái nắm chặt lấy một bác sỹ trẻ tuổi mà cô quen biết, và vị bác sỹ này cũng vô cùng xúc động.
Sau đó, các thành viên của Chính phủ đều vội vàng đi ra ngoài, họ cần đến Mátxcơva, nơi đó là Ban chấp hành Trung ương, mọi người đang ở đó ngóng đợi tin tức...
Người phục vụ cũng đã đến, nhân viên cảnh vệ cũng đã đến, họ đến để chia buồn cùng tạm biệt cô, nữ quản gia của căn nhà cũng đến để chia buồn, mọi người đều gọi bà là Varêchika, như vậy trong 18 năm bà đã làm việc ở khu biệt thự của Stalin. Bà quỳ xuống trước ghế sôpha, đầu bà gục lên ngực của người chết, khóc to lên, giống như một người ở nông thôn vậy, bà khóc thảm thiết rất lâu và cũng chẳng có ai an ủi bà.
Đêm khuya, nói một cách chính xác là đã sắp sáng rồi, lại có thêm một số người nữa đến, họ muốn đem thi hài của Stalin đi phẫu thuật. Một chiếc xe trắng đỗ trước cửa khu biệt thự, tất cả mọi người đều bước tới. Cả những người đứng ở ngoài cũng bỏ mũ để mặc niệm. Đúng 6 giờ sáng, Lêvintan đã thông qua tuyên bố trên đài phát thanh công bố tin buồn trước nhân dân.
Sau khi Stalin mất hai ngày, lúc này vẫn chưa an táng. Theo chỉ thị của Bêria, những người phục vụ, các nhân viên cảnh vệ và toàn bộ nhân viên phục vụ ở khu biệt thự đều bị triệu tập hết cả lại. Họ được nghe chỉ thị, tất cả mọi đồ vật ở đây đều được chuyển đi hết (không biết là mang đi đâu), tất cả mọi người đều phải rời khỏi chỗ này.
Không ai có thể tranh cãi gì với Bêria, mọi người ở đó đều rất hoang mang, họ chẳng rõ điều gì cả. Họ thu dọn đồ đạc, sách báo, đồ ăn, dụng cụ gia dụng chất hết lên xe ca. Toàn bộ số đồ vật đó được đưa đến chỗ nào, nó được chất vào kho vậy... Lúc đó ủy ban An ninh quốc gia, thiếu một đoạn dài so với bản thảo KGB họ đều phải chấp hành đầy đủ mọi chỉ thị của cấp trên, (đây vẫn là những quy định do Stalin phê chuẩn).
Ngày 2 tháng 3, con trai của Stalin, Vaxili được triệu đến khu biệt thự, anh ta ngồi giữa căn phòng lớn mấy tiếng đồng hồ liền trước mắt bao nhiêu người, thời gian gần đây anh ta thường sống như vậy, vẫn cứ uống say khướt, rồi rất nhanh anh ta lại bỏ đi. Trong phòng làm việc, anh ta lại tiếp tục uống, nói năng lung tung, chửi bới bác sỹ, lại còn lớn tiếng gào lên là cha mình bị giết chết, rằng ông bị chết là do bị người khác giết. Anh ta gào một mạch cho đến lúc trở về chỗ ở của mình.
Cái chết của người cha đã làm anh ta kinh hoàng. Anh ta luôn sợ hãi không yên. Anh ta luôn tin chắc rằng cha mình bị hạ độc chết, "bị giết chết". Anh ta cho rằng thế giới đã sụp đổ, không còn thế giới này nữa, cuộc sống của anh ta thế là hết rồi.
Trong thời gian diễn ra các hoạt động tang lễ anh ta luôn ở vào trạng thái cực kỳ bi đát, lúc nào cũng giận dữ gặp ai chửi nấy, chỉ trích cả những bác sỹ, những người của chính phủ, anh ta đều mắng tuốt. Anh cho rằng họ điều trị không đúng và an táng cũng chẳng ra gì. Trong hồi ký của con gái Stalin có viết, kể rất nhiều điều về người anh trai bất hạnh của mình. Vaxili bị tước bỏ hết mọi chức vụ, sống một cuộc sống phóng đãng. Sau một thời gian ngồi tù, năm 1962 anh ta sống cô đơn ở một căn hộ cô quạnh và chết lúc 41 tuổi.
Năm 1963, Aliluêva (con gái Stalin) viết một cuốn sách với tựa đề: "Hai mươi bức thư gửi những người bạn thân". Trong cuốn sách, cô đã tả lại cảnh lúc Stalin chết. Chúng ta hãy cùng xem nội dung của cuốn sách này. Và cũng phải đến một phần tư thế kỷ sau, các độc giả Liên Xô mới được nhìn thấy cuốn sách này. Trong thời gian từ năm 1968 đến năm 1988, Aliluêva đã cho ra đời thêm một tác phẩm khác với tựa đề "Cuốn sách viết cho cháu ngoại nữ”. Cô không thể đăng được cuốn sách này trên các tạp chí Liên Xô. Mãi đến năm 1991, tạp chí "Tháng Mười"mới đăng tác phẩm này. Cô đã lại một
lần nữa nhắc trong tác phẩm về căn bệnh đột ngột của cha mình và vấn đề cái chết của anh trai Vaxili cô cho rằng cần phải bổ sung toàn bộ mọi sự thực vào trong cuốn sách của mình.
Cô cùng cha nói chuyện với nhau lần cuối vào khoảng tháng một hoặc tháng 2 năm 1953. Cha cô đột nhiên gọi điện thoại tới và cũng như mọi lần, ông hỏi ngay: "Có phải con chuyển thư của Nađiratsvêli đến cho bố không?". Côđã trả lời là không, bởi vì khi đó có một quy tắc rất chặt chẽ là: Thư của cha không được ai khác mang tới, không thể coi là "thùng thư” được.
Khi Stalin chết được mấy ngày, chuông gọi cửa nhà cô ở phố ven bờ sông lại reo lên. Đứng trước cửa là một người lạ, ông ta xưng tên là Nadiratsvêli. Ông ta hỏi, Giucốp và Vôrôsilốp ở đâu và nhờ nói với họ là ông đã sưu tập được một số tài liệu về Bêria. Cô trả lời "Giucốp ở phố Granốpxki, còn Vôrôsilốp ở trong Điện Kremli không có giấy thông hành thì không thể vào đó được”. Sau cuộc nói chuyện 2 ngày, rất có thể là vào hôm đó, Bêria đã gọi điện tới cho cô, lúc đầu Bêria vòng vo tam quốc, nói gần nói xa. Nói một lúc lâu sau, ông ta đột ngột chuyển hướng, hỏi như truy xét cô: "Cái người có tên là Nadiratsvêli có đến nhà cô bây giờ đang ở đâu?”
Sau câu hỏi của Bêria, cô cảm thấy thật lo sợ. Sau đó cô đã bị gọi đến để xét hỏi và phải giải thích: Cô đã biết người đó như thế nào, vì sao hắn lại đến tìm cô. Cô đã phối hợp hành động với hắn như thế nào. Càng thậm tệ hơn là, vì cô đã giúp hắn, một tên phao tin đồn nhảm thối tha, nên cô đã bị cảnh cáo nghiêm khắc. Nhưng sau này sau khi Bêria bị bắt, thì kỷ luật này được xóa.
"Cũng đúng như điều tôi nhận định, con người Bêria cho Stalin". Rồi tiếp theo sau đó, rất nhiều người thân cận với Stalin đã lập tức bị bắt: Họ là tướng cảnh vệ Vlaxika, và Bôskhơrêbêshep, thư ký riêng của Stalin việc này xảy ra vào khoảng tháng 1, tháng 2 năm 1953. Viện sỹ Vênôgratôp lúc đó đang bị giam trong ngục, ông là bác sỹ riêng của Stalin. Ngoài ông ra, không ai có thể đến gần Stalin được. Buổi chiều ngày 1 tháng 3 năm 1953 khi người phục vụ nữ thấy cha tôi nằm bất tỉnh nhân sự bên cạnh cái bàn điện thoại, đã yêu cầu gọi ngay bác sỹ, nhưng cũng chẳng ai làm việc này cả.
Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, đúng như lời của 2 vị quân nhân lão thành Vlaxika và Bôskhơrêbêshep nếu có mặt tại hiện trường, họ khẳng định có thể sắp xếp công việc một cách suôn sẻ thì chẳng cần phải thông báo cho các quan chức của Chính phủ mà bác sỹ cũng tới sớm hơn. Nhưng ngược lại, sự việc lại diễn ra không như vậy. Lúc đó, trong tình trạng cực kỳ khẩn cấp, bà phục vụ đã "yêu cầu” cho gọi bác sỹ (bác sỹ ở ngay nhà bên cạnh phòng cảnh vệ), nhưng viên chỉ huy trưởng cảnh vệ ở đó lại quyết định “theo quan hệ trực thuộc", thì cần phải gọi điện thoại báo cho thủ trưởng của mình trước, để hỏi xem nên làm như thế nào. Việc này đã làm mất rất nhiều thời gian. Thế mà lúc đó, cha nằm trên nền nhà, không được sự cứu giúp nào. Và cuối cùng, tất cả các quan chức Chính phủ đã đến đủ cả, họ muốn nhìn tận mắt xem, có phải đúng như lời bà phục vụ đã khẳng định Stalin đã bị trúng gió không. Như vậy là trong vòng 12 đến 14 giờ sau đó đã không có bác sỹ nào được gọi tới. Trong khoảng thời gian này đã xảy ra một bi kịch tại khu biệt thự Cônsôvô. Bà phục vụ và viên cảnh vệ bực tức, muốn cho gọi bác sỹ tới ngay, nhưng các quan chức Chính phủ nói với họ rằng "đừng có cuống lên như vậy". Bêria còn khẳng định rằng: "Chẳng có việc gì xảy ra đâu, Stalin đang ngủ đó mà". Rồi các quan chức Chính phủ đi ra xe. Nhưng chỉ sau đó vài tiếng, họ lại trở lại, bởi vì bà phục vụ và các nhân viên cảnh vệ đã bực tức không thể kiên nhẫn chịu được nữa. Cuối cùng, các quan chức chính phủ yêu cầu phải đưa người bệnh sang một phòng bên cạnh, cởi bỏ quần áo cho ông và đặt ông lên giường. Lúc đó, các bác sĩ vẫn chưa tới. Nhìn từ góc độ y học thì có thể nói là, việc đưa người bệnh dời khởi chỗ ngã là không có lợi. Khi người bệnh bị trúng gió (bị xung huyết ở não) thì không nên di chuyển. Cần phải nói thêm là, những bác sĩ ở ngay gần đó mà không được gọi đến khám cho Stalin. Cuối cùng, trong buổi sáng sớm thứ hai nhiều bác sỹ thuộc viện khoa học y khoa đã tới làm ra vẻ như việc chuẩn đoán bệnh của Stalin, phải cần tới cả một Viện y khoa vậy! Sau 10 giờ sáng, tất cả mọi bác sỹ đã có mặt. Nhưng họ không tìm thấy bệnh án, Viện sỹ Vinôgratốp đã từng ghi chép rất nhiều vấn đề chuẩn đoán và ý kiến xử lý về sức khỏe của Stalin trong bệnh án,... Bệnh án quan trọng như thế mà lại để ở chỗ bí mật nào đó ở Điện Kremli, mà đến bây giờ vẫn không tìm thấy.
Buổi chiều ngày ngày 5 tháng 3 thì cha chết. Thi hài ông được đưa đi để phẫu thuật. Mọi người ở biệt thự Cônsôvô đều tuân lệnh của Bêria là rời khỏi đây. Bà phục vụ, viên cảnh vệ, những người đã từng đòi có được bác sỹ ngay lập tức để khám cho Stalin đã bị buộc thôi việc. Và tất cả mọi người ở đây đều được lệnh là phải giữ mồm giữ miệng. Ngôi biệt thự bị đóng cửa, cửa lớn bị niêm phong, giống như là chưa từng có sự tồn tại của toà biệt thự. Chính phủ đã công bố sai sự thật với toàn dân rằng Stalin đã chết trong căn nhà ở Điện Kremli. Mục đích của chính phủ làm như vậy là, làm cho bất kỳ một người nào kể cả những người đã làm trong biệt thự dù muốn nói thế nào đi chăng nữa, thì cũng luôn "không tồn tại" một khu biệt thự của Stalin...