Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 04 - Phần 1

CHƯƠNG 4

ÂM MƯU CỦA KẺ CHIẾN THẮNG

Bị
cảm - trước ngày đến Cônsôvô - cách nhìn nhận của Khơrútsốp - Những chứng cớ
của con gái Stalin - Bộ mặt vui mừng của Bêria - Ai đã "giúp" Stalin
ra đi - lời kể của Bônômarencô và Erenbua.

Trong
hồi ký của viện sĩ Anđrê Đimitriêvichs Sakharốp có viết về Stalin mất công bố
ngày 5 tháng 3. Tuy viện sĩ có nói trước rằng bản thân ông ta chưa có ý kiến gì
về việc Stalin tại sao chết, nhưng ông cũng cho rằng Stalin rõ ràng chết từ
trước! Hơn nữa, tin tức về cái chết của Stalin đã bị giấu kín trong mấy ngày.

Đã
có rất nhiều suy đoán không chính xác về cái chết của Stalin. Cho đến tận ngày
nay vẫn còn tồn tại cách nói rằng Stalin đã bị hại chết, và nói rằng Stalin
hình như bị Bêria hạ độc. Sau khi bản án đối với Bêria lần đầu tiên được công khai
vào năm 1990 thì kiểu đồn đại Stalin bị hạ độc ngày càng được phổ biến. Ví dụ,
trong lời khởi tố có nói, để nghiên cứu cách dùng của nhiều loại độc dược trong
khi tiến hành ám sát, Bêria đã cho thành lập một phòng thực nghiệm bí mật, công
việc nghiên cứu tính chất thuốc độc được tiến hành trên thân thể các tử tù.

Vẫn
còn một chứng cứ nữa và cũng là chứng cứ quan trọng nhất trong hệ thống của Bộ
Dân ủy Nội vụ và Bộ An ninh quốc gia đích thực có tồn tại một phòng thực nghiệm
để tiến hành thực nghiệm đối với các loại thuốc độc. Truyền thống của Yagơta đã
được thừa kế xuất sắc.

Các
nhà sử học đương thời chỉ nắm được lời khai của hai nhân chứng thời đó. Hai
người đó là những người ở bên cạnh Stalin trong những ngày cuối cùng. Đó là
Khơrútsốp và con gái của Stalin. Thật đáng tiếc là, khi Đại nguyên soái mất,
những người khác chẳng ai có hồi ký. Với tình hình rất phức tạp ở đây đã làm
cho vấn đề trở nên khó giải quyết, do vậy cần phân tích kỹ những lời khai của
nhân chứng, đồng thời phải kiểm chứng lại bệnh án của Stalin mới có thể xác
định được nguyên nhân thực sự của cái chết, đáp ứng lòng mong mỏi của hàng
triệu đồng bào muốn biết rõ về nguyên nhân cái chết của Stalin.

Khơrútsốp
đã đưa ra hàng loạt các sự việc, nói Stalin là người đa nghi trong những năm
cuối đời, tính đa nghi này được biểu hiện bằng những hành động thật buồn cười.

Stalin
rất lo sợ khi phải nhắc đến cái chết. Trong khi ăn cơm, nếu như có ai đó trong
những người cùng ăn với ông không động đũa đến một món nào đó, thì ông sẽ không
ăn món đó.

Ông
luôn đi đến chỗ cực đoan, ông không tin bất kỳ ai, kể cả những người trung
thành tuyệt đối và phục vụ ông trong nhiều năm.

Khơrútsốp
cũng nói đến một con đường ô tô từ Điện Kremli đến biệt thự Cônsôvô ở ngoại ô,
con đường đó không xa, nhưng ô tô lại phải đi vòng vào một ngõ nhỏ của
Mátxcơva. Stalin còn có một bản đồ riêng về thành phố Mátxcơva. Sau khi ngồi
lên xe và cho xe chạy, ông ra lệnh cho lái xe quẹo nghiêng, đi như thế, nào, đi
đến đâu, con đường đó là con đường gì, ngay người cảnh vệ của Stalin cũng không
biết. Và trong hành trình của ông, mỗi lần đều có sự thay đổi.

Đi
càng gần đến khu biệt thự, mạng lưới cảnh vệ càng phức tạp. Cửa ngoài được khoá
lại bằng loại khoá rất tinh vi, có hai lớp tường vây xung quanh khu biệt thự,
giữa hai lớp tường vây có nuôi chó dữ, ngoài ra còn được lắp hệ thống hàng rào
điện tử, Stalin dùng hệ thống này để phòng chống những kẻ ám sát. Có lẽ ông đã
nghĩ tới cái lô cốt của Trôtxki ở Mêhicô? Muốn làm được, Bêria đã báo cáo rất
kỹ với ông ta về tình hình trừ khử kẻ thù của mình.

Tóm
lại, sức khoẻ của Stalin đã suy giảm rõ ràng. Năm 1951, khi Stalin mời
Khơrútsốp đến nghỉ ngơi ở Xôchi, ông ta đã nói với Khơrútsốp rằng: "Tôi
không thể cứu được nữa rồi, giờ chẳng còn ai tin tôi cả, đến bản thân tôi cũng
chẳng tin tôi nữa".

Đằng
sau việc Stalin nói rằng ông ta không thể cứu vãn được, nó còn có gì nữa không?
Nay chúng tôi xin tiếp tục chuyển đến các bạn những miêu tả của Khơrútsốp về
những ngày cuối cùng của Đại nguyên soái Stalin. Hồi ký của Khơrútsốp ghi lại
một ngày trước khi Stalin bị trúng gió ở Cônsôvô, đây tạm thời được coi là tư
liệu duy nhất.

Ngày
28 tháng 2 năm 1953 - thứ 7, điện thoại từ phòng Stalin gọi tới, cho mời
Khơrútsốp, Malencốp, Bêria và Bunganin đến Điện Kremli. Trong điện thoại có
thông báo là Stalin mời họ tới. Bốn người cùng đồng thời đến Điện Kremli. Họ
cùng nhau xem phim. Sau đó, Stalin đề nghị mọi người cùng đến biệt thự ngoại ô
để ăn tối.

Họ
cùng nhau ăn tối, bữa ăn kéo ra rất dài. Stalin gọi đó là: bữa ăn trưa.
Vào khoảng 5 hoặc 6 giờ sáng thì bữa ăn kết thúc. Điều đó chẳng có gì là lạ cả,
đối với họ điều này đã trở nên quen thuộc. Bữa trưa đều kết thúc vào thời gian
này. Sau bữa ăn, Stalin có vẻ hơi say trong lòng rất vui, không nói điều gì
chứng tỏ là không bình thường. Khi mọi người ra về, như mọi khi, Stalin tiễn họ
ra cửa, ông ta cười rất nhiều tinh thần rất thoải mái. Ông ta còn gõ gõ lên
bụng Khơrútsốp, gọi đó là ngọn tháp Miđi. Stalin trong lúc tinh thần vui vẻ thì
mới đùa Khơrútsốp như vậy.

Một
ngày chủ nhật, ngày nghỉ. Khơrútsốp chờ Stalin lại một lần nữa mời đến nhà
chơi. Trong khi đợi điện thoại, ông ăn vội vài miếng cơm. Phải chăng Stalin
quyết định cho họ được nghỉ ngơi trong ngày nghỉ? Điều này là không thể. Điện
thoại chẳng hề rung chuông lên lần nào. Trời đã tối, có việc gì không bình thường
chăng? Khơrútsốp nghi hoặc rồi cởi áo quần và lên giường.

Đột
nhiên có chuông điện thoại vang lên, Khơrútsốp vồ lấy điện thoại, thì ra là
điện thoại của Malencôp. Ông thông báo rằng, nhân viên cảnh vệ của Stalin đã
gọi điện tới, chúng ta cần đến biệt thự ngay, không biết là đã xảy ra việc gì
đối với Stalin. Malencốp tiếp tục gọi điện cho Bêria và Bunganin. Họ đã bàn
nhau không trực tiếp đến chỗ Stalin, mà đến thăm phòng trực ban. Được thôi, vậy
thì gặp nhau ở phòng trực ban. Nhưng có lẽ điều làm cho mọi người cảm thấy kỳ
lạ đó là, bốn thành viên của Đoàn Chủ tịch Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô,
những chiến hữu thân cận nhất của lãnh tụ lại không lập tức vào ngay phòng để
xem đã xảy ra việc gì đối với Stalin, mà lại đi tìm người trực ban, họ cho rằng
người trực ban là người biết rõ hơn hết trong những tình huống như vậy thì nên
làm gì: Theo chế độ trong biệt thự thì trực ban là người nắm chắc nhất mọi
việc.

Khi
đến phòng trực ban, họ hỏi nhân viên trực ban Chêka tỷ mỉ: Đã xảy ra việc gì?
Rút cục đã xảy ra việc gì? Vì sao các anh lại cho rằng đã xảy ra sự cố đối với
Stalin?

Người
trực ban trả lời: Thông thường cứ đến 11 giờ đêm là Stalin lại gọi điện thoại
cho người mang trà vào, hoặc có lúc muốn ăn chút gì đó. Nhưng hôm nay thì không
thấy có chuông điện thoại.

Thế
là người trực ban liền phái Pitơrốpna một nhân viên vào xem xét tình hình như
thế nào. Người này là một nữ nhân viên, đã công tác lâu năm bên cạnh Stalin, là
một người đầu bếp trung thực, rất trung thành với Stalin. Sau đó người trực ban
vội vàng nói với 4 thành viên của Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương rằng,
họ cử Pitơrốpna đi xem. Bà này trở về nói rằng đồng chí Stalin đang nằm trên
nền nhà, đang ngủ, có thể nhìn thấy dưới thân thể đồng chí ướt đẫm, có thể đồng
chí đái ra quần. Nhân viên Chêka đã khênh Stalin lên và đặt lên ghế sôpha trong
phòng ăn. Ở đây có hai phòng ăn, một phòng to, một phòng nhỏ, Stalin vốn dĩ nằm
ngủ ở phòng ăn lớn, thấy Người dậy đi sang phòng ăn nhỏ, Người đã bị ngã, rồi
đái ra quần, ướt hết cả. Cả 4 thành viên Đoàn chủ tịch Khơrútsốp, Malencốp,
Bêria và Bunganin đều cho rằng, lúc này Stalin rơi vào một tình huống khó xử,
họ không tiện xuất đầu lộ diện, và cả 4 người quyết định trở về nhà.

Khơrútsôp
vừa nằm xuống thì chuông điện thoại lại reo lên đó là điện thoại của Malencốp.
Vừa nãy, nhân viên cảnh vệ của Stalin đã gọi đến cho ông ta nói rằng, họ cảm
thấy kinh hoàng vì Stalin đang ở trong trạng thái không bình thường. Tuy bà đầu
bếp nói là người ngủ rất ngon, nhưng giấc ngủ của Stalin không bình thường. Có
gì đó đã quá lâu, cần phải đến một lần nữa.

Khơrútsốp
và Malencốp bàn với nhau là gọi điện cho Đoàn chủ tịch và những vị thường trực
khác là Vôrôsilốp và Kaganôvích, hai người này đã không tham dự bữa rượu hôm
qua và lần trước đã không đến khu biệt thự, rồi Khơrútsốp và Malencốp còn bàn
với nhau là sẽ gọi cả bác sỹ đến nữa.

Rồi
trong đêm hôm đó, lần thứ hai, hai người lại đến phòng trực ban. Các bác sỹ
cũng đã đến. Trong số các bác sỹ, có Lucômxki, một người quen của Khơrútsốp.
Còn những người khác thì ông ta không nhớ rõ.

Họ
đi đến căn phòng của Stalin. Stalin nằm trên ghế sôpha, đang ngủ.

Giáo
sư Lucômxki kinh hoàng đi tới trước mặt Stalin. Hai tay của Giáo sư sờ vào tay
của Stalin, nó nóng như lửa vậy, có vẻ ngại ngùng Bêria lúc đó hơi thô bạo một
chút gắt lên. "Ông là bác sỹ, nên làm thế nào thì cứ làm chứ”.

Giáo
sư nói, cánh tay phải của Stalin không thể cử động được nữa, chân trái cũng đã
bị tê liệt và Người cũng không thể nói được nữa. Tình hình đã rất nghiêm trọng,
mọi người lập tức cởi hết quần áo của Stalin ra, thay bộ quần áo khác cho
Người, đặt người vào phòng ăn lớn, để cho Người nghỉ trên ghế sôpha, ở đây
không khí thoáng hơn. Lúc đó quyết định việc các bác sỹ phải luân lưu trực ban
ngay.

Thường
vụ Đoàn chủ tịch cũng cắt cử nhau trực ban ngày đêm. Họ đã phân công: Bêria và
Malencốp một tổ, Khơrútsốp và Bunganin một tổ, còn Kaganôvhích và Vôlôsilốp một
tổ. Bêria và Malencốp trực ban ban ngày, hôm đó, còn Khơrútsơp và Bunganin trực
ban đêm.

Chính
vào lúc đó, ai cũng biết bệnh tình của Stalin đã rất trầm trọng. Bác sỹ nói
rằng: Những người bị mắc bệnh này không mấy ai có thể trở lại làm việc được.
Stalin may ra có thể sống được, nhưng việc khôi phục khả năng làm việc của
Người là rất khó. Vì loại bệnh này rất ít có khả năng điều trị. Loại bệnh này
phần nhiều kéo dài chẳng được bao lâu, và sẽ kết thúc bằng tai biến.

Mọi
người ở hiện trường đã nỗ lực hết sức để cứu Stalin. Người vẫn nằm ở đó, đã mất
hết tri giác. Mọi người đã dùng thìa để bón cho ông ăn, cho ông uống nước quả
ngọt, rồi các bác sỹ phải làm động tác thông tiểu cho ông. Ông nằm đó không một
chút động đậy.

Khơrútsốp
còn phát hiện ra một tình tiết, khi các bác sĩ cho Stalin bài tiết nước tiểu,
ông đã tự mình cố che đậy lại. Điều này hiển nhiên cho thấy ông còn cảm thấy
ngượng, nhưng chính điều đó đã làm cho mọi người cảm thấy có hy vọng: Nói như
vậy, có nghĩa là Stalin còn có chút cảm giác.


một hôm, không biết là vào ngày thứ mấy sau khi Stalin bị ốm, thật tiếc là
Khơrútsốp đã không nhớ. Hôm đó Stalin dường như tỉnh lại. Nhưng ông không thể
nói được, ông nhấc cánh tay trái và chỉ lên trần hay lên tường cũng không rõ.
Khóe miệng ông dường như nở một nụ cười. Sau đó, ông dùng tay trái ấn vào tay
phải, tay phải không hề cử động.

Khơrútsốp
viết, ông đoán biết được bệnh nhân Stalin đang dơ tay muốn chỉ điều gì. Trên
tường có treo một bức họa, bức họa đó được cắt ra từ tờ họa báo “Đốm
lửa"
do một nhà hoạ sỹ đã phục chế lại. Trên bức họa vẽ hình một
bé gái còn rất nhỏ tuổi, đang đưa bình sữa cho chú cừu nhỏ ăn. Mà lúc đó Stalin
lại đang được các bác sỹ cho ăn bằng thìa, thì việc ông chỉ vào bức họa như
muốn nói: "Đấy các anh em, hoàn cảnh của tôi bây giờ giống như chú
cừu nhỏ, cô bé đùng bình sữa cho cừu ăn, còn bác sỹ thì dùng thìa cho tôi
ăn".

Khi
Stalin vừa mắc bệnh, Bêria đã đến chỉ trích, làm nhục người. Nhưng khi trên
khuôn mặt của bệnh nhân như vừa lộ ra dấu hiệu của sự thức tỉnh, thì Bêria đã
quỳ hai hai đầu gối xuống trước ghế sôpha, nâng hai tay của người bệnh lên và
hôn lấy hôn để. Khi Stalin lại rơi vào tình trạng hôn mê và sau khi nhắm mắt
lại, thì Bêria đứng dậy và giận dữ nhổ một bãi nước miếng.

Khơrútsốp
viết: “Đến lượt tôi và Bunganin trực đêm, chúng tôi đã ở đây cả ngày
rồi. Sau khi hết ca trực, tôi lên xe trở về nhà. Tôi rất muốn ngủ một giấc, vì
trong khi trực tôi chưa được ngủ tý nào, tôi uống thuốc an thần, rồi nằm xuống
giường, vừa ngủ được một tý, chuông điện thoại lại réo lên".

Đáng
tiếc là trong hồi ký của Khơrútsốp không chỉ rõ sự việc phát sinh vào ngày giờ
hôm nào. Nhưng căn cứ vào sự miêu tả phán đoán, về những sự việc trọng đại của
ông ta, thì có thể khẳng định, sự việc diễn ra trong cùng một ngày. Khơrútsốp
không hề nhắc tới là không ngủ tý nào trong những ngày trực ban. Việc ông ta
dùng danh từ "trực ban" là dùng từ số đơn. Hơn nữa,
phần đầu của câu cũng giống y hệt nhau. “Đến lượt tôi và Bunganin trực
ban. Chúng tôi đã ở đây cả ngày rồi".
Ngày đó có thể là ngày 2
tháng 3.

Tôi
sẽ ghi nhớ tình tiết quan trọng này trước vì nó còn có ích nhiều cho chúng tôi.
Chúng ta hãy tiếp tục tham khảo thêm những chi tiết trong ghi chép của
Khơrútsốp. Như vậy, vừa mới hết ca trực đêm thứ nhất, Khơrútsốp đã bị gọi dậy.
Malencốp đã gọi điện thoại tới nói rằng bệnh tình của Stalin đã rất hiểm nghèo
và đề nghị Khơrútsốp đến ngay lập tức.

Khơrútsốp
gọi lái xe tới và đi đến Cônsôvô nhanh. Đúng vậy, bệnh tình của Stalin quả là
rất bi đát. Mọi người trong thường vụ đã đến đủ cả, và mọi người đều cảm thấy
là Stalin đã sắp chết. Bác sỹ nói: Người đã rơi vào trạng thái nguy kịch rồi.
Một lát sau, Stalin ngừng thở, các bác sỹ tiến hành hô hấp nhân tạo, nhưng cũng
chỉ phí công vô ích.

Bây
giờ chúng ta hãy cùng xem phần thứ hai của tài liệu ghi chép của Svétlanna
Aliluêva, con gái Stalin cuối cùng đã được xuất bản ở nước ta. Ngày 2 tháng 3,
con gái Stalin đang học tiếng Pháp tại viện khoa học xã hội thì có người đến tìm
và nói với cô rằng, Malencốp mời cô đến biệt thự của Stalin. Điều này thật khó
tin, vì không phải là cha cô mà lại là người khác gọi cô về khu biệt thự của
cha cô. Lúc đó tâm thần cô hoang mang, vội vàng về biệt thự.

Xe
của cô tiến thẳng vào cổng lớn, khi đang ở trên con đường nhỏ thì Khơrútsốp và
Bunganin ra chặn xe lại, cô đoán rằng, mọi việc thế là đã hết... Cô xuống xe,
hai người liền nắm lấy tay cô, cả hai nước mắt lưng tròng nói "Vào
nhà đi
", hai người còn nói: "Bêria và Malencốp sẽ
cho cô biết tất cả".

Khi
mọi người bước vào nhà, cả căn phòng đều toát lên vẻ khác lạ, nó không tĩnh
mịch như mọi ngày mà là một sự im lìm đến cao độ. Có người chạy đi chạy lại vẻ
rất bận rộn. Mọi người nói với cô rằng, cha cô đêm qua đột nhiên trúng gió, bây
giờ hiện đang hôn mê, không tỉnh nữa. Cô nhè nhẹ thở phào, bởi vì vừa mới đây
cô còn nghĩ chắc cha mình không còn nữa. Mọi người nói với cô rằng, việc trúng
gió diễn ra đêm hôm qua, lúc đó khoảng 3 giờ đêm, và mọi người đã phát hiện ra
cha cô đang nằm trên nền nhà, trên tấm thảm cạnh ghế sôpha. Thế là mọi người đã
khiêng ông sang phòng khác và đặt ông nằm trên ghế sôpha ông vẫn thường ngủ.
Đến bây giờ ông vẫn nằm ở đó, có các bác sỹ đang ở bên cạnh ông, cô có thể vào
thăm cha mình.


ngây người ra nghe, đầu cô như ù đặc đi. Mọi chi tiết lúc này đã chẳng còn có ý
nghĩa gì nữa. Cô chỉ còn có một cảm giác - cha cô sắp chết rồi. Về điều này cô
không hề hoài nghi chút nào hết cho dù cô vẫn chưa nghe thấy bác sỹ nói như thế
nào. Cô ý thức được rằng, toàn bộ những người xung quanh căn phòng này đều đã
biến mất trong mắt của cô. Cứ như vậy, liên tiếp qua 3 ngày trời, cô đều có ý
nghĩ này, cô biết rất rõ ràng là không còn có lối thoát nào khác nữa.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3