Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 03 - Phần 4
"Người Hà Lan lâm thời" của cách mạng thế giới này lại từ một quốc gia này di cư tới một quốc gia khác. Ông đã từng đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Na Uy... có thời gian còn sống tại Paris. Và sau này ông chuyển đến Mêhicô cho dù ở bất cứ chỗ nào, ông cũng không dừng công việc một phút nào cả. Lượng sách mà ông viết rất lớn, rồi có cả các bài văn, bài phê bình, nhưng điều gây thú vị nhất cho mọi người là những bức thư, nhật ký, ghi chép, tạp lục của ông. Đương nhiên một trong các nhân vật chủ yếu trong các tác phẩm của ông là đối thủ đã giành được thắng lợi trước ông. Trong mọi phương diện, từ lý luận chính trị đến cuộc sống gia đình, Trôtxki luôn chú ý đến kẻ đã giành thắng lợi ở Điện Kremli. Cần phải chỉ ra rằng, đối với các sự việc nằm trong tương lai gần thì Trôtxki có con mắt nhìn thấu được sự việc rất chính xác. Còn nhìn từ góc độ lịch sử thì ông là người không biết nhìn xa trông rộng. Ông là nhà chiến thuật xuất sắc, nhưng không phải là một nhà chiến lược. Stalin trước sau vẫn coi mình là một người bình thường. Do vậy, ông cần được sùng bái.
Sau khi đã thông qua sự phân tích, đánh giá như vậy Trôtxki đã tụt xuống đến mức như một kẻ bịa đặt bình thường. Ông đã từng nói cho Bukharin biết một sự việc vào năm 1924. Lúc đó, tuy Bukharin là người thân cận nhất của Stalin, nhưng Bukharin vẫn giữ được mối quan hệ hữu hảo với Trôtxki. Bukharin đã nói với Trôtxki rằng: "Tôi vừa từ chỗ Khơba trở về, ông có biết là ông ta đang làm gì không? Ông ta bế đứa bé 1 tuổi ở nôi lên, ông ta cầm tẩu thuốc hút rồi thở vào mặt đứa bé...". Trôtxki ngắt lời nói: "Ông nói láo!". Bukharin lập tức phản bác nói rằng:"Đúng tôi nói thực đấy!". Đúng vậy, đó là tôi nói thực. Đứa trẻ lúc đó không chịu được khói thuốc đã khóc ré lên, nhưng Khơba chỉ cười lớn mà nói rằng: "Không vấn đề gì, điều đó làm tăng thêm sự cứng cáp mà...". Bukharin bắt chước rất hài hước động tác giọng nói Grudia của Stalin. Trôtxki nói: "Điều đó chẳng phải là sự dã man của lũ người man rợ hay sao!” Bukharin nói: "Ông lại không hiểu Khơba rồi, ông ta luôn là người như vậy, rất đặc biệt...".
Cũng giống như dự đoán của Trôtxki, Hítle cũng muốn tấn công Stalin, ông ta cũng dự đoán là Stalin muốn kết bè cánh với Hitle thành liên minh khiến người ta phải khiếp hãi. Ngay từ ngày 22 tháng 9 năm 1930, Trôtxki đã viết:"Stalin đã dùng liên minh bán nước xấu xa này để trả giá cho cái hòa bình... mà ông ta không lấy được... Trong mỗi một giai đoạn mới, Hít le lại đòi Mátxcơva phải trả giá cao hơn. Hôm nay Stalin đã giao "Ucraina" cho người bạn Mátxcơva tạm thời bảo quản, ngày mai Hít le sẽ nêu ra vấn đề ai sẽ là chủ nhân của Ucraina. Bất kể là Stalin hay Hít le, họ đã phá bỏ rất nhiều điều ước. Liệu Hiệp ước liên minh mà họ đã ký có thể kéo dài bao lâu?.."
Trước khi chết 10 ngày, Trôtxki có viết một bài cuối cùng, trong đoạn kết của bài viết có nói: "Nê -rô cũng giống như những sản phẩm của thời đại mình. Nhưng sau khi ông ta chết, tượng của ông ta đều bị đập phá hết, mà tên tuổi của ông ta xấu xa đến mức không thể ngửi được. Sự báo thù của lịch sử còn đáng sợ hơn sự báo thù của bản thân Tổng Bí thư".
(Nê -rô: Hoàng đế La Mã (37 -38) năm 54 Công nguyên. Là ông vua tàn bạo, hiếu sắc, nhưng có lòng tự tôn rất cao. Do thi hành chính sách đàn áp nên không được lòng dân, bị các tầng lớp xã hội La Mã phản đối.)
Nhưng, sự báo thù của Tổng Bí thư cũng đã ghê gớm lắm rồi! Tổng Bí thư luôn chú ý đọc các bài báo của Trôtxki đăng trên các tạp chí báo chí trên thế giới. Việc này tuy không vinh quang gì nhưng các bài viết không bao giờ chịu quỳ gối trước kẻ thù hiểm ác nhất này. Theo những điều được biết hiện nay, có bộ phận chuyên môn lựa chọn những bài dịch của Trôtxki được đăng mới nhất. Những bản dịch xong phải đưa ngay cho Stalin 1 bản. Do sợ sự trả thù của Tổng Bí thư. Trôtxki đã phải chịu sự hù doạ đến kinh hồn bạt vía. Để viết ra được những tác phẩm chống Stalin này, Trôtxki đã phải trả một giá rất đắt, bởi vì các bài báo, tác phẩm, thư tịch của Trôtxki đã phải trả bằng sinh mạng của những người thân của Trôtxki ở nước Nga.
Đứa con gái đầu của Trôtxki đã kết hôn với một viên giám ngục năm 19 tuổi. Cô ta và các con sống ở Lêningrát, nhưng sau này cô cũng bị đi đày ở Sibêri, và cuối cùng cô chết trong trại tập trung. Trong lần kết hôn thứ nhất, Trôtxki có 2 người con gái. Khi ông bị đi đày ở Alamutu cô con gái thứ hai là Linna đã bị chết vì lệnh lao. Cô con gái cả bị trục xuất khỏi Liên Xô và đã tự sát ở Đức năm 1933. Chồng của họ đều là những chiến sỹ đã tham gia trong cuộc nội chiến, nhưng sau đó cũng bị chết một cách thê thảm trong trại tập trung.
Lần kết hôn thứ hai, vợ Trôtxki cũng sinh cho ông được 2 người con trai là Lep và Sécgây.
Việc tiến hành báo thù không chỉ diễn ra ở ngay
trên lãnh thổ đất nước, mà rất nhiều người đã rơi vào cảnh giam cầm trong các nhà lao, trại tập trung, ở đây chỉ vì lý do họ bị coi là người của Trôtxki. Hành động báo thù còn được diễn ra cả trên lãnh thổ của đất nước khác. Cụ thể là người con trai cả của Trôtxki đã bị chết một cách bí hiểm tại Paris. Theo sự chứng thực của báo chí nước ngoài, ví dụ như một tờ báo được nhiều độc giả tín nhiệm ở Italia có đăng về tin này trên tạp chí "Câu chuyện họa báo" với nội dung: Lep (con trai Trôtxki) là một trong những trợ thủ quan trọng nhất của Trôtxki khi ông đang sống lưu vong đã chết một cách thần bí. Điều này đã khiến Stalin vô cùng tức giận khi tuần báo "Nước ngoài" của Liên Xô cho đăng tải bài
viết này.
Lep đã có một quyết định mất cảnh giác là đi mổ ruột thừa tại một cơ sở khám bệnh ở Mirabơ - Paris của một kiều dân Nga. Ngày 16 tháng 2 năm 1938, anh ta đã chết trong tay kẻ giết người tại phòng khám này. Bài viết đó còn nói rằng, một bác sĩ ngoại khoa nổi tiếng đã phẫu thuật cho anh ta, và kết quả phẫu thuật là rất thuận lợi. Nhưng sau 2 ngày, khi các bác sỹ gặp Lep ở ngoài hành lang thì thấy quần áo trên người anh ta xộc xệch, toàn thân nóng rực sốt cao, chỗ vết mổ rộng hoác, chảy rất nhiều máu. Các bác sĩ lập tức phẫu thuật lần 2 cho anh ta, nhưng không kịp và người bệnh đã chết.
Sau việc con trai của mình bị chết, Trôtxki đã tuyên bố: Ông cảnh cáo, tuy rằng hiện thời ông không có trong tay những chứng cứ cụ thể là con trai ông chết dưới bàn tay của Cục Bảo vệ an ninh chính trị quốc gia, nhưng nguyên nhân thực sự của cái chết thì ông đã biết rõ cả rồi. Ông đưa ra 6 tài liệu có liên quan, điều này cũng đủ khiến mọi người phải suy nghĩ.
Trong cuốn nhật ký ghi chép hàng ngày, người cha đau khổ này đã tuyệt vọng mà kêu rằng: "Thật đáng thương, Natasa đáng thương của tôi (vợ)!". Trong cuộc đấu tranh đẫm máu này, tất cả những người con của Trôtxki đều lần lượt ra đi.
Trong gia quyến của mình, chỉ còn lại một bà vợ và đứa cháu ngoại 8 tuổi. Trôtxki phải chăng đã dự đoán và linh cảm được cái chết của đứa con trai chính là tiếng chuông cảnh báo cuối cùng đối với bản thân mình. Phải chăng mục tiêu tiếp theo là đến lượt ông chăng? Điều này không còn nghi ngờ gì nữa. Hành động săn lùng Trôtxki đã có từ lâu rồi. Nhưng người ta cũng rất khó ra tay: Phải chăng những kẻ truy tìm ông không biết cách và cần phải nghiên cứu thời gian, địa điểm để sát hại ông, hay là vì những kẻ truy tìm ông không vội xúi giục những kẻ săn lùng ra tay hành động, mà bọn săn lùng ông đã có một kế hoạch trả thù ông rất hiểm độc, để từng bước tiêu diệt dần những người thân thuộc của ông, nhất định ông không thể tránh được kẻ thù hiểm ác nhất của mình ngày một đến gần. Điều này khiến cho ông biết rõ rằng ông bị báo thù là đương nhiên. Khi còn ở Ôslô, một kẻ không rõ tung tích đã đột nhập vào nơi ở của Trôtxki, với ý đồ định cướp đi những tài liệu lưu trữ của ông. Ở Paris, tủ sắt của ông cũng bị cạy ra, 70 kg văn kiện, tài liệu đã bị thiêu hủy hết. Sau khi đến Mêhicô, trong thời gian đầu Trôtxki ở nhà của một họa sĩ tên là Lêbêra, sau đó ông chuyển đến một biệt thự ở ngoại ô Mêhicô. Biệt thự này ở đại lộ Viên, chung quanh có tường cao, có người bảo vệ suốt 24 giờ, muốn vào biệt thự này, phải qua một cửa chắc chắn và phải bấm chuông trước. Bên ngoài có cảnh sát khám xét người ra vào biệt thự. Như vậy có thể nói là biệt thự được canh phòng rất nghiêm ngặt, không ai có thể vào biệt thự mà không bị phát giác.
Nhưng ngày 20 tháng 5 năm 1940 có khoảng 20 nhân viên mặc cảnh phục và quân phục, do một viên thiếu tá dẫn đầu đã xâm nhập vào nhà ở của Trôtxki, dường như họ đã nắm rõ mọi ngõ ngách trong nhà, không một chút chậm trễ, họ tới chỗ buồng ngủ, trên giường lớn có hai người đang nằm trong chăn kinh hãi tỉnh dậy, đoàn quân đã dùng súng máy bắn thẳng vào 2 người, theo những chứng cứ sau này được biết họ đã bắn khoảng 300 phát đạn. Đây chính là lần họ dự định kết liễu tính mạng của Trôtxki, nhưng ông và vợ của mình đã may mắn được cứu thoát. Dùng súng máy để gây sát thương, đạn được bắn vào từ 3 hướng: từ phía cửa phòng của đứa cháu ngoại, từ phía cửa phòng làm việc và từ cửa phòng ngủ. Giả dụ họ thật sự nằm ở trong đó thì chẳng có vận may nào cứu được họ. Nhưng lúc đó họ đang nấp ở một góc và nằm im thin thít. Chỉ có thằng cháu ngoại là bị thương nhẹ, xước ở chân do đạn gây nên.
Những kẻ tập kích sau khi bắn hết đạn đã nhanh chóng tháo chạy, lúc đó người giúp việc và nhân viên bảo vệ liền chạy vào, họ kiểm tra rồi chạy ra ngoài cửa, không phát hiện ra dấu vết bị cậy nào. Vậy bọn giết người đã vào bằng lối nào? Họ phát hiện ra ở cửa bên cạnh phòng ngủ còn sót lại quả lựu đạn giả. Vậy bọn giết người mang lựu đạn giả đi để dùng vào việc gì vậy?
Theo sự suy đoán tại hiện trường của cảnh sát, có khả năng nó được dùng để xóa dấu vết. Còn người bị hại là Trôtxki lại có cách nhìn nhận khác, các loại văn kiện và tác giả của nó mới là điều cần phải xóa.
Đúng vào lúc bắt đầu cuộc điều tra, những kẻ bí mật đã làm cách nào để đột nhập vào căn nhà, thì một trong những vệ sỹ của Trôtxki, 25 tuổi, người Mỹ đã bị mất tích. Khoảng sau một tháng, thi thể của anh ta đã được tìm thấy. Thi thể của anh ta bị vùi trong vườn của ngôi nhà bị tập kích. Các cảnh sát ở Cục cảnh sát Mêhicô cho rằng, người vệ sỹ Mỹ đó là trợ thủ cho bọn khủng bố, chính anh ta là kẻ đã mở cửa rồi cùng đồng bọn đào tẩu sau khi hành động xong, và sau đó chính anh ta cũng bị trừ khử để bịt đầu mối. Bộ phận cảnh vệ cũng đồng ý với nhận xét này. Nhưng bản thân Trôtxki thì không tin vào nhận xét đó. Và ngược lại, Trôtxki đã cho đóng một tấm biển kỷ niệm trên đó viết:"Kỷ niệm Robert. Lecton. Huth - Hát 1915 -1940".
Cục cảnh sát kiên quyết tìm tông tích của những kẻ khủng bố. Tổng thống Mêhicô bày tỏ thái độ quan tâm sâu sắc đến sự việc này. Ông đã đón tiếp rất nồng hậu gia đình Trôtxki vừa từ Ôslô đến vì Chính phủ Liên Xô tuyên bố rằng, Trôtxki lấy Na Uy làm nơi để hoạt động chống đối, nên yêu cầu Na uy cưỡng chế Trôtxki đi nơi khác. Tổng thống đã phái đoàn tàu hỏa đặc biệt của mình đến đón Trôtxki tại cảng Mêhicô. Ông đã tiếp đãi Trôtxki bằng những nghi thức cao nhất, và còn tuyên bố Trôtxki là khách của Chính phủ. Tiếp sau đó, một thời gian rất ngắn, Cục trưởng Cục Cảnh sát chính trị bí mật đã rỉ tai Tổng thống rằng, người đã giúp đỡ tên đầu sỏ khủng bố này là một họa sĩ nổi tiếng Mêhicô. Ông ta đi theo Stalin.
Việc xóa sổ Trôtxki lại một lần nữa bị thất bại, nhưng tính mạng "Người Hà Lan lâm thời" của cách mạng thế giới này đang nằm trong sự quản chế chặt chẽ của Stalin. Hiện tại, hành động mưu sát cuối cùng cũng được ra tay.
Sự kiện mưu sát Trôtxki tuy đã trải qua hơn nửa thế kỷ, nhưng chỉ đến những năm 1990, chúng ta mới biết được là nó đã xảy ra như thế nào. Xung quanh ý đồ mưu sát Trôtxki của các hung thủ đó là một câu chuyện ly kỳ, nhưng đã bị tiêu tan như bọt xà phòng. Tên của anh ta là Rh.Mordan.Phandenretsh, là một trong những người thân cận nhất của Trôtxki, và cũng là một người theo đuôi Trôtxki. Nhưng phương án hành động mưu sát ngay từ lúc bắt đầu đều nằm trong vòng bí mật. Trừ một số chi tiết lặt vặt thì không có thêm một tình tiết nào mới. Và đương nhiên các tình tiết đó, luôn trở thành những tin tức giật gân hàng đầu.
Ngày 20 tháng 8 năm 1940, một tên hung thủ đã đột nhập vào phòng của Trôtxki, đứng đằng sau chiếc ghế ông ngồi và xem lướt qua bài văn ông đang viết, rồi hung thủ lùi lại một bước, rút từ trong tay áo ra cái cào, bổ thật mạnh vào đầu Trôtxki, lúc đó Trôtxki lập tức đứng dậy, kêu to lên, xông vào định nắm lấy tay hung thủ, để hắn không thể tấn công tiếp được nữa, rồi Trôtxki đẩy tên hung thủ ra và chạy vội ra khỏi phòng làm việc. Do mệt quá, ông phải dựa vào lan can ở ban công của phòng ăn để nghỉ. Các vệ sỹ nghe thấy tiếng chạy lại và từ trong phòng làm việc lại có tiếng kêu, lần này là tiếng kêu của hung thủ bị đánh. Trôtxki cố nhịn đau, nói cần phải cho hung thủ sống, để hắn nói ra ai là kẻ đã phái hắn đến đây.
Đầu của Trôtxki đã bị thương, các bác sỹ sau khi kiểm tra vết thương trên đầu của ông thì rất lo lắng, họ lập tức đưa ông đến khám ở bệnh viện. Tại đó, vết thương của Trôtxki đã được tiến hành hội chẩn và được các bác sĩ giỏi nhất Mêhicô trực tiếp phẫu thuật. Nhưng cuối cùng do vết thương ở não quá nặng. Lép Đaviđôvích Trôtxki đã mất hồi 19 giờ 20 phút ngày 21 tháng 8 năm 1940.
Đại để chúng; ta đã biết sơ qua về vụ mưu sát ở biệt thự ngoại ô Mêhicô, nhưng đương nhiên trong vụ mưu sát này còn có nhiều nghi vấn. Ví dụ, hung thủ làm sao có thể vào được nhà của Trôtxki? Lần mưu sát này và lần mưu sát trước có gì liên quan với nhau không? Số phận của hung thủ sau này sẽ như thế nào? Cuối cùng thì hung thủ là người thế nào? Anh ta tự một mình hay là đo ai sai bảo?
Sự việc mà được ỉm đi suốt một thời gian dài hơn nửa thế kỷ thì nay đã được mọi người bắt đầu nhắc tới. Thời kỳ trước đây, đây là một vấn đề cấm được nhắc tới, nhưng nay đang dấy lên trào lưu đăng tải các chứng cứ để vén bức màn của vụ mưu sát này. Mỗi một hàng, mỗi một chữ đều đã bắt đầu xuất hiện tên thật của kẻ giết người, hắn là Ramon Maicađen.
Về sự kiện này, Y.Pabôrốp căn cứ vào những tài liệu mà ông thu thập được hồi những năm 50 đã làm cho người ta rất thích thú. Lúc đó, ông đang công tác tại Mêhicô, và là một chuyên viên văn hóa! Ông đã được tiếp kiến với nhiều người, chứng kiến nhiều sự việc, và sau này chính họ lại trở thành bạn hữu của ông. Đại ý phần tài liệu này nhằm mục đích tiết lộ cho nhân dân được biết một cách tỷ mỉ về hành động muốn xóa xổ Trôtxki, đây chỉ là lần thử nghiệm thứ nhất.
Về sự việc này, nhà mỹ thuật Tigơ Libêra cho rằng theo lời kể của Y.Babôrốp: "Trên các báo chí của chúng ta đã nói quá nhiều rằng kẻ giết người trong vụ án Trôtxki chính là Philíp, hắn là người Do Thái, sống ở Pháp. Hiện tại chúng ta đều đã biết, đứng đằng sau Philíp là bác sỹ Gơrigơri Rabinôvích, đại biểu của Hội chữ thập đỏ Liên Xô ở New York. Dưới trướng của anh ta còn một kiều dân Tây Ban Nha tên là Caclôt Contrêrats, anh ta mang trong mình dòng máu của Nga và ltalia. Tại thành phố Mêhicô ngay từ những năm 1928, tôi đã biết anh ta. Lúc đó, anh ta từ Quốc tế Cộng sản đến đây để giúp đỡ về công tác Đảng, tên thật của anh ta là Victoria Vêtali. Nhưng chúng tôi và những người Tây Ban Nha đều gọi anh ta là Ênhiêát Sanmonti. Dưới Contrêrats còn có 3 thuộc hạ tâm đắc từ Mátxcơva đến, họ đều dùng tên giả để thực hiện những nhiệm vụ do Stalin giao phó. Cả 3 người trước kia đều đã từng là quân nhân trong quân đội Tây Ban Nha, đồng thời là học viên của Học viện Quân sự Mátxcơva. Họ là Máctinêt, Anvarêt và Ximonnít. Họ là một nhóm 4 người do Đavít Anpharô Xikhairôt chỉ huy. Rabinôvích nhận chỉ thị cần thiết từ 2 người Mátxcơva đầy quyền lực này.
"Đồng chí Baburô" nổi tiếng Tây Ban Nha là một nhân vật chủ yếu trong 2 con người đó. Ở Tây Ban Nha anh ta còn gọi là "đồng chí Côtôp" và "tướng quân Lêonnôp" Tên thật của anh ta là Lêônit Aitinhcung. Tại Mátxcơva họ đã lãnh đạo việc thành lập một phòng hành động đặc biệt để xóa sổ Trôtxki. Trong sự việc này thì Ramon Maicađen là một tên tay sai bình thường. Y được lệnh chui vào trong nhà ở của Trôtxki, xác định cho Xikhairôt biết vị trí các phòng của ngôi biệt thự này. Sau khi Xikhairôt không làm được, nên Maicađen bất đắc dĩ trở thành hung thủ chủ yếu...".
Ramon Maicađen là ai? Tên thật của anh ta mãi tới năm 1950 mới được Kuaong, một nhà khoa học về tội phạm làm rõ: Haim Ramôn Maicađen Du. Rinh. Anh ta đã ở Mêhicô được hơn nửa năm, trên hộ chiếu của anh ta có viết: "Tên họ: Tôni Babiji; Nơi sinh: Nam
Tư", đã từng phục vụ trong quân đội nước cộng hoà Tây Ban Nha và đã giành được quân hàm thiếu tá.
Nhưng xung quanh nhân vật thần bí này, anh em của hắn còn biết rõ hơn những người khác. Người anh em của hắn tên là Louis Maicađen, anh ta là người Liên Xô đã về hưu. Anh từng là giáo viên cửa trường Đại học Ma -đrít và từng sống ở một thị trấn nhỏ ngoại ô Ma -đrít. Louis đã từng sống ở Nga 40 năm, ngoài ra còn có một thời gian sống ở Pháp. Trong thời gian rất ngắn này, anh ta không hề tiết lộ với bất cứ ai về người anh em của mình. Mà cho đến tận bây giờ anh ta mới bắt đầu nói. Lần đầu tiên anh ta đã trả lời nhà báo "Lao động" Louis chứng thực rằng: Đúng Ramôn, người anh của anh ta và mẹ của họ đều làm việc ở Bộ Nội vụ dân ủy Liên Xô, thuộc nhóm người do Lêonít Kôtốp lãnh đạo. Ngày 20 tháng 8 năm 1940, khi Ramôn "hành sự", còn cách địa điểm nhà Trôtxki 100 m đã có hai chiếc xe khác nhau đỗ ở đó đợi anh ta, trong đó có mẹ và "đồng chí Paburô" tức là Lêonít Aitingcung đang đợi anh ta trong xe. Do việc ám sát không thành, nên kế hoạch bị lỡ. Theo lời các vệ sĩ của Trôtxki, chúng đã dùng một loạt súng lục ổ quay để bắn tên khốn nạn chui vào phòng làm việc của Trôtxki ý đồ muốn dùng hiện trường này để tìm ra kẻ giấu mặt ở phía sau, nhưng hung thủ lại kêu to lên: "Có một người! Tôi không rõ hắn lắm. Họ... Tôi bị trói chặt cả hai chân, hai tay! Họ bắt mẹ tôi làm con tin!". Trong những ghi chép của Paburô có đề cập đến tình tiết: "Giả sử Lêonít lựa chọn Maicađen thi hành nhiệm vụ này mà bản thân anh ta cũng đồng tình, thì có lẽ điều này khi được tiết lộ ra có ý nghĩa như một trò đùa. Theo lời chứng thực của các nhân viên điều tra vụ ám sát Trôtxki, Aitingcung có quan hệ rất mật thiết với con gái địa chủ Tây Ban Nha ở Cu Ba tên là Ai. Utstaxia Maria Cari tát dơri Riô, còn có quan hệ với mẹ của Mencađen một người đàn bà lại có bộ mặt rất ưa nhìn. Sau đó từ năm 1940 về sau, do yêu cầu của công việc, tướng quân thường nghỉ tại căn nhà ở Mátxcơva, vì một lý do nào đó mà hành vi mưu sát "bị lộ" không đúng cách thức nên tướng quân bị truy cứu trách nhiệm, năm 1954, toà án quân sự đã xử tước quyền tự do của ông ta 12 năm".
Tiện đây cũng nói luôn là, vì đã có công thực hiện kế hoạch xoá sổ Trôtxki, Lêôrút Aitingcung được tặng thưởng huân chương Lênin. Maicađen đã bị toà án tối cao Mêhicô xử 20 năm tù. Anh ta đã kể một cách tường tận từng hành động khi đột nhập vào nơi ở của Trôtxki: Người nữ thư ký được Trôxki ưa chuộng vì cô đã phát huy được vai trò rất tốt của mình, và theo đề nghị của cô, Lép Đaviđôvích Trôtxki có lúc phải dịch một số tài liệu có liên quan đến Đệ tứ quốc tế. Còn Maicađen giả làm người giao nhận tài liệu, những người cảnh vệ coi anh ta là người của Trôtxki do vậy đã để anh ta tự do đi lại trong nhà.
Trong ngục, Maicađen cảm thấy cuộc sống rất thoải mái, anh ta được ở một căn phòng riêng rộng rãi, có đầy đủ thiết bị, thậm chí còn có cả ti vi, vợ anh ta được vào thăm mỗi tuần 2 lần. Cục cảnh sát còn cho biết, ở bên ngoài có một số người còn chuẩn bị cho anh ta vượt ngục. Nhưng khi anh ta biết được hành động này, anh kiên quyết từ chối vượt ngục. Sau khi Stalin chết, người ta thấy không còn ai nhắc đến đề nghị vượt ngục nữa. Người tù này rất mãn nguyện khi để ý đến điểm này, hơn thế lại luôn tỏ thái độ rất cẩn thận, tự cảm thấy là người được may mắn, không thể loại trừ một trường hợp là: Kẻ giết người mà còn sống thì kẻ chủ mưu luôn không yên tâm. Họ chuẩn bị cho Maicađen vượt ngục, rồi nhân đó khử luôn.
Sau khi hết hạn tù, Maicađen đã được tự do. Theo lời của người anh em của anh ta, thì năm 1961 trong tình hình không làm rùm beng, không tặng anh ta danh hiệu anh hùng của Liên Xô, nhưng cấp cho anh ta một căn hộ không lớn ở Sôcôn -Mátxcơva. Ngoài ra, mỗi tháng anh ta còn được cung cấp 400 rúp để dưỡng lão, còn được quyền đi nghỉ mát ở biệt thự Marahuôpca. Vì thế mọi người hầu như đã quên anh ta. Ở Mátxcơva, cuộc sống của anh ta tương đối khó khăn. Hàng ngày có thể thấy anh ta xếp hàng dài để mua khoai tây và chen chúc nhau trên tuyến ô tô buýt - bất kể là bản thân anh ta, hay người vợ anh ta là một phụ nữ Inđiêng của Mêhicô không biết nói tiếng Nga. Tất cả mọi thứ đó làm cho anh ta đau khổ: Xếp hàng dài để mua hàng hoá mà vẫn luôn thiếu. Anh luôn bị dày vò, cuối cùng đã quyết tâm đi Cu Ba. Năm 1978, anh đã chết tại Cu Ba. Ngày nay trên nghĩa trang công cộng Mátxcơva Cônsôvô, anh nằm tại đây, trên bia mộ của anh có viết chữ: "Rôphét Ramôn Ivanôvích anh hùng Liên Xô". Anh được chôn ở đây, nhưng vẫn dùng tên của người khác.