Thần thoại Hy Lạp - Chương 01 - Phần 4
PĂNGĐOR[1] – NGƯỜI ĐÀN
BÀ ĐẦU TIÊN CỦA THẾ GIAN VÀ NHỮNG TAI HỌA DỚT GIÁNG XUỐNG TRỪNG PHẠT LOÀI NGƯỜI
[1] Pandore, tiếng Hy
Lạp: người có mọi tài năng.
Truyện Prômêtê trao
ngọn lửa cho loài người còn có đôi đoạn kể khác nhau đôi chút:
Chuyện kể rằng, xưa kia
khi thần Dớt sáng tạo ra loài người, sáng tạo rồi nhưng thần Dớt lại không ban
cho một đặc ân gì hết để họ có thể dùng làm vũ khí bảo vệ giống nòi. Họ sống
trần trụi trong một cuộc sống tối tăm, hoang dại với biết bao nỗi hiểm nguy đe
dọa họ từng phút từng giờ. Khi ấy trên thế giới chỉ có rặt là đàn ông, còn đàn
bà chưa có. Các vị thần chưa sáng tạo ra cho cuộc sống người đàn bà. Việc làm
đó của thần Dớt khiến Prômêtê bất bình vì Prômêtê vốn yêu quý loài người.
Bữa kia nhân vụ phân xử
một cuộc tranh chấp giữa các vị thần bất tử và loài người đoản mệnh ở Mêcônê,
Prômêtê với trái tim ưu ái đối với loài người đã chọn một con bò to béo giết
thịt để dâng các vị thần và ban cho loài người. Vốn yên quý loài người và không
ưa gì thần Dớt, Prômêtê đã chia thịt ra làm hai phần. Một phần là bộ lòng và
những miếng thịt ngon Prômêtê đem bọc lại trong một mảnh da xấu xí. Còn một
phần là những miếng xương ngắn, xẩu dài, gân dai, bạc nhạc, thần đem bọc lại
trong một lớp mỡ béo ngon lành. Và Prômêtê kính cẩn dâng cả hai phần lên để cho
Dớt lựa chọn. Dớt chẳng nghi ngờ gì, chọn ngay phần mỡ béo bọc ngoài vì nó hấp
dẫn hơn cả. Nhưng hỡi ôi! Khi mở ra thì bên trong toàn là xương xẩu chẳng có
lấy một miếng thịt nào. Dớt tức uất lên tận cổ song đành ngậm đắng nuốt cay.
Nhưng cũng vì thế mà trong trái tim của vị thần này bùng lên một nỗi căm tức,
thù địch đối với Prômêtê và loài người. Vì câu chuyện này mà loài người từ đó
trở đi, đời này qua đời khác, mỗi khi cúng tế thần linh đều phải kính cẩn đốt
xương súc vật trên các bàn thờ uy nghi, trang trọng. Dớt thù ghét Prômêtê và
loài người... "Loài người là cái gì mà Prômêtê lại quan tâm, chăm sóc
chúng đến như thế?... Đã thế ta sẽ không ban cho chúng ngọn lửa thiêng liêng
nữa. Ta sẽ chẳng lấy cây tần bì làm đuốc, đốt cháy lên ngọn lửa hồng không mệt
mỏi để trao cho chúng nữa. Để xem xem chúng sẽ sống ra sao và Prômêtê liệu có
cứu chúng khỏi họa tuyệt diệt không nào!". Dớt nghĩ thế và làm như thế.
Nhưng Prômêtê đã đoán được ý đồ của Dớt bởi vì thần vốn là người tiên đoán được
mọi việc. Và lập tức Prômêtê lấy ngọn lửa thiêng liêng của thiên đình ủ kín vào
trong lớp ruột xốp khô của một loài cây sậy (Férule) đem xuống trần trao cho
loài người. Bằng cách ấy Prômêtê đã đem "tia lửa giống" băng qua bầu
trời xuống trần mà Dớt không hay không biết.
Thế là ngọn lửa của
Prômêtê đến tay loài người. Khắp mặt đất, chỗ này chỗ khác, nơi này nơi khác
người người nhà nhà truyền cho nhau cái ánh sáng thiêng liêng bất diệt đó. Từ
thiên đình nhìn xuống, bỗng nhiên Dớt thấy đâu đâu cũng rực lên từng đốm sáng
nhấp nhánh, bập bùng. Dớt biết, thôi thế là mưu đồ của mình đã bị Prômêtê phá
vỡ. Ngọn lửa thiêng liêng, báu vật riêng của các bậc thần linh, một vũ khí vô
địch đã bị mất rồi. Ngọn lửa đã về tay người trần thế mất rồi. Một nỗi căm tức
lại cắn rứt trái tim của thần Dớt: "... Thế là loài người không bị tiêu
diệt nữa... không thể tiêu diệt loài người được nữa! Chúng nó đã có một vũ khí
vô địch mà chỉ riêng các vị thần Ôlympia mới có... nhưng không tiêu diệt được
chúng thì ta cũng quyết không để cho chúng sống yên vui, hạnh phúc!...".
Dớt nghĩ thế và mưu
tính một sự trả thù. Các vị thần Ôlympia được triệu đến. Theo lệnh của Dớt, vị
thần Chân thọt Hêphaixtôx danh tiếng lẫy lừng, lấy đất và nước nhào nặn ra một
người nhưng không phải là người đàn ông, mà là một người đàn bà, một thiếu nữ,
phỏng theo hình dáng thanh tú, kiều diễm của các vị thần. Đương nhiên là người
thiếu nữ đó phải vô cùng xinh đẹp. Ngay các vị nữ thần khi thấy cũng phải tấm
tắc khen thầm. Hêphaixtôx còn ban cho người thiếu nữ đó tiếng nói thánh thót
như chim, sức sống bừng bừng, rạo rực như hơi thở hừng hực của lửa nóng ở lò
rèn. Và đó là vật dành riêng cho giống người trần đoản mệnh. Sức sống này được
vị thần Chân thọt đưa vào ẩn náu trong một thân hình mềm mại như một làn sóng
biển, uyển chuyển như một giống dây leo, sáng ngời như ánh trăng rằm, long lanh
như những hạt sương chưa tan buổi sớm. Nữ thần Atêna có đôi mắt sáng ngời, ban
cho nàng chiếc thắt lưng xinh đẹp của mình và một tấm áo dài trắng muốt. Nàng
lại còn ban cho người thiếu nữ đó một tấm lụa mỏng để cô ta trùm lên vầng trán
cao cao xa xa vời vợi của mình. Một chiếc mũ bằng vàng do đích thân thần
Hêphaixtôx với bàn tay khéo léo của mình sáng tạo ra, được nữ thần Atêna đem
tới âu yếm đặt lên đầu người con gái. Trên chiếc mũ vàng ngời ngợi này, Hêphaixtôx
đã dày công chạm khắc biết bao hình ảnh đẹp đẽ của vũ trụ và thế gian: núi rừng
chập chùng, suối sông uốn khúc, nai thơ thẩn dưới trăng, hươu từng bầy gặm
cỏ... nơi đây dưới ánh bình minh người người đang mải miết cày lật đất đen, nơi
kia bên bếp than hồng, người người quây quần nướng thịt thú rừng, thỏ, nai săn
được. Nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp Aphrôđitơ ban cho cô gái vẻ đẹp duyên dáng,
dục vọng đắm say và sự khêu gợi thầm kín. Còn thần Hermex ban cho cô gái tài
nói năng tế nhị, dịu dàng, có thể cám dỗ làm xiêu lòng người khác. Thần lại ban
cho cô gái cả tài che giấu ý nghĩ thật của mình, trái tim nghĩ một đằng miệng
nói một nẻo. Đó là sự không trung thực và thói xảo trá, ỏn thót, điêu ngoa. Cả
những lời nói nịnh khéo, khen bừa, lẩn tránh quanh co để được vừa lòng tất cả
mọi người hoặc lấp lửng nước đôi, mặn nồng vừa đấy mà đã nhạt phai ngay liền,
thoắt khóc thoắt cười đều do vị thần Trộm cắp Hermex ban cho cô gái hiền dịu,
trong trắng, đẹp đẽ tuyệt vời đó. Tiếp đến những nữ thần Duyên Sắc Kharit[2] và
nữ thần Khuyên Nhủ[3] đeo vào cổ người thiếu nữ những chiếc vòng vàng muôn phần
xinh đẹp. Còn những nữ thần Thời Gian - Hơr[4] có mái tóc đẹp đội vào đầu cô
gái vòng hoa xuân rực rỡ thắm sắc thơm hương.
[2] Charites, thần
thoại La Mã: Gràces gồm ba nữ thần Aglác (La Brillante), Thalie (La
Verđoáante), Euphroạáne (La Joie intéricure).
[3] Persuasion, Peitho,
thần thoại La Mã: Suad.
[4] Heures, gồm hai nữ
thần Thallo và Carpo sau thêm một hoặc hai nữ thần nữa là Eirêné (Paix) và Auxo
cai quản thời gian chín nở của mùa màng. Còn có tên gọi là các nữ thần Saisons
(mùa màng).
Khi mọi việc đã xong
xuôi, Hermex tuân theo ý định của thần Dớt, đặt tên cho người thiếu nữ đó là
"Păngđor" nghĩa là "có đủ mọi tài năng". Mà đúng thế, bởi
các vị thần đã ban cho người con gái đó đủ mọi tài năng. Thần Dớt quyết định
đưa người con gái này xuống trần để làm vợ Pimêtê. Từ nàng Păngđor này sẽ sinh
sôi, nảy nở ra giống đàn bà, một loài độc hại cho giống đàn ông mà giống đàn
ông không sao dứt bỏ được bởi vì, theo sự sáng tạo của các vị thần, giống đàn
bà là loài không thể chịu đựng được cuộc sống vất vả, nhọc nhằn, nghèo túng,
khó khăn mà chỉ sinh ra để sống trong cảnh an nhàn, sung túc và hưởng thụ kết
quả lao động khó nhọc của người đàn ông, cũng như gây ra cho người đàn ông biết
bao điều đau khổ, phiền muộn trong chuyện hôn nhân và gia đình. Người đàn bà sẽ
là người bạn đường của người đàn ông nhưng là người bạn đường gây ra những nỗi
bất hạnh cho người đàn ông. Đó là cái tai họa mà thần Dớt ban cho loài người.
[5]
[5] The Hésiode La
Théogonie, Les Travaux et les fours.
Theo lệnh của Dớt, vị
thần Dẫn Đường sáng suốt Hermex đưa Păngđor xuống trần để làm bạn với Êpimêtê.
Dớt còn giao cho Păngđor một cái chum đậy kín (có chuyện kể là "cái
hộp", "cái tráp") và căn dặn kỹ, dặn đi dặn lại Păngđor không
được mở ra xem.
Không phải kể dài dòng
hẳn mọi người cũng đoán biết được đứng trước Păngđor, chàng Êpimêtê sẽ như thế
nào. Anh ta bối rối, ngây ngất đến đờ đẫn người ra trước sắc đẹp của Păngđor.
Vốn là người có đầu óc nặng nề, chẳng tỉnh táo gì, nay trước tình cảnh này anh
ta lại càng mất tỉnh táo hơn nữa, nhất là khi được nghe những lời nói dịu dàng,
được tiếp nhận những cử chỉ rất... rất đáng yêu của Păngđor. Thế là Êpimêtê
quên sạch cả những lời dặn dò chắc chắn của Prômêtê trước lúc Prômêtê bị thần
Dớt sai bộ hạ đến bắt đi, giải đến một vùng núi đá hoang vắng và xiềng Prômêtê
vào đó. Vì là người tiên đoán nên Prômêtê biết trước mưu đồ của Dớt. Chàng dặn
lại Êpimêtê, tuyệt không được nhận một tặng phẩm gì, tiếp nhận một ai của thần
Dớt đưa đến. Nếu có thì phải gửi trả lại các vị thần Ôlympia ngay.
Nhưng làm sao mà
Êpimêtê nhớ được lời căn dặn ấy hay dẫu có nhớ thì làm sao mà Êpimêtê có đủ
nghị lực để thực hiện đúng lời căn dặn ấy, và việc phải xảy ra đã xảy ra.
Êpimêtê cưới Păngđor làm vợ. Không rõ đôi vợ chồng này đã sống với nhau bao
nhiêu ngày để cho đến một ngày kia họ gây ra tai họa cho thế gian và loài
người, cái tai họa gớm ghê truyền kiếp bắt đầu từ gia đình họ. Số là Dớt có
trao cho Păngđor một cái chum đậy kín và dặn đi dặn lại Păngđor không được mở
ra xem. Păngđor nói điều đó cho Êpimêtê biết. Nghe lời vợ, chàng cẩn thận đưa
chum vào trong phòng và chẳng hề ngó ngàng, táy máy đến cái vật thiêng liêng ấy
của thần Dớt. Chàng cũng không quên dặn bảo gia nhân điều cẩn mật mà vợ chàng
đã từng nói đi nói lại với chàng nhiều lần. Nhưng bữa kia, khi Êpimêtê đi vắng,
Păngđor ở nhà, bỗng đâu từ trái tim nàng ngọ nguậy thói tò mò muốn biết xem
trong chiếc chum kia đựng những gì mà thần Dớt lại ra lệnh nghiêm cấm ngặt
nghèo đến thế, căn dặn kỹ lưỡng đến thế, Păngđor đắn đo suy nghĩ, nửa muốn nửa
không, nhưng rồi nghĩ quanh nghĩ quẩn thế nào, nàng lại để cho tính tò mò xúi
giục. Thật là ma đưa lối quỷ dẫn đường!..."... Chậc... cứ mở ra một tị,
nhoáng cái thôi rồi đậy kín, chắc chẳng tội vạ gì...". Păngđor nghĩ thế và
mở nắp chum ra. Một cơn gió lốc từ đáy chum cuốn bay lên, ùa ra ngoài làm
Păngđor tối tăm mặt mũi. Những thứ gì trong đó? Đó là những hạt giống, những
hạt giống của mọi loại tai họa như: Chiến tranh, Đói khổ, Trộm cắp, Lừa đảo,
Phản bội, Dối trá, Ghen tị, Thù hằn, Ức hiếp, Bạo lực, Keo kiệt, Bủn xỉn, Bạc
ác, Bất nhân, Bất nghĩa, Bệnh tật, Dịch tả, Thương hàn, Dịch hạch, Sốt rét...
Lũ lụt, Động đất, Sụt đất, Núi lửa phun... tóm lại là mọi thứ Tai họa, Xấu xa
và Tội ác.
Păngđor đậy vội nắp
chum lại thở phào một cái. Nàng có biết đâu hành động tò mò của nàng đã gây cho
loài người một cuộc sống bi thảm, khốn khó mà không bút nào tả xiết. Những hạt
giống của mọi thứ Tội ác, Xấu xa, Tai họa bay đi khắp nơi trên thế gian nảy mầm
đâm nhánh ở bất cứ chỗ nào có con người, luồn lách vào trái tim con người. Và
cũng từ đó trở đi loài người mất đi cuộc sống vô tư, êm ấm, hạnh phúc. Nhưng
tuy nhiên, trong cuộc sống, phúc họa, buồn vui, sướng khổ thường bên nhau. Có
lẽ nào, bên cái tai bay vạ gió đó mà loài người trần tục chúng ta phải chịu, há
chẳng còn điều gì an ủi chúng ta? Có, nhất định phải có!
Và đúng thế, Dớt còn bỏ
vào, bỏ lẫn vào trong muôn vàn hạt giống của mọi loại Tội ác, Xấu xa, Tai họa
một hạt giống Hy vọng. Hạt giống này không bay đi lẫn vào cùng với đám những
hạt giống kia. Nó còn nằm lại ở đáy chum. Và Păngđor đã kịp đậy nắp chum để giữ
nó lại. Hạt giống Hy vọng ở lại với con người, còn lại với cuộc sống con người.
Nghèo nàn thay một hạt giống an ủi! Song cũng được, cũng tốt. Và với, chỉ với
hạt giống Hy vọng không thôi, loài người vẫn sống, cố sống, cứ sống không chịu
để cho những Tội ác, Xấu xa, Tai họa đè bẹp, và chỉ với hạt giống Hy vọng không
thôi, loài người đương đầu với tất cả thử thách trong cuộc sống của mình. Và có
lẽ họ tin rằng với hạt giống Hy vọng này, một ngày kia họ sẽ khôi phục lại cảnh
đời thái bình, hạnh phúc xưa kia bằng mồ hôi, nước mắt của họ.
Ngày nay trong văn học
thế giới, thành ngữ "Cái chum của Păngđor" hoặc "Cái
hộp của Păngđor" chỉ một sự việc, sự vật gì bề ngoài thì hào nhoáng
đẹp đẽ nhưng bên trong lại xấu xa, thối nát, độc địa giống như những câu tục
ngữ "Khẩu Phật tâm xà", "Miệng thơn thớt bụng ớt ngâm",
"Miệng nam mô bụng một bồ dao găm" trong văn học nước ta.
NẠN HỒNG THỦY ĐƠCALIÔNG
VÀ PIARA, GIỐNG NGƯỜI ĐÁ
Như đã kể, con người
trên thế gian sống ngày càng xấu xa, hư hỏng, tội lỗi. Tội nặng nhất của con
người là đã kiêu căng, ngạo mạn, khinh thị thánh thần. Thần Dớt giận họ vô
cùng. Thần nghĩ bụng: "... Phải xóa bỏ cái đồ hư hỏng ấy đi và tạo ra một
giống mới tốt đẹp hơn, ngoan ngoãn hơn, trong sạch hơn...". Nghĩ xong,
thần quyết định sẽ dùng nước để tẩy rửa sạch cái giống người hư hỏng đã làm ô
uế mặt đất. Thần ra lệnh cho thần Mưa hành động. Thế là hết ngày này ngày khác,
đêm này đêm khác, mưa từ trời cao trút xuống mặt đất bao nhiêu là nước. Mưa
ròng mưa rã, mưa tầm mưa tã, mưa hoài mưa mãi không ngơi không dứt chút nào.
Cẩn thận hơn, Dớt còn cấm không cho thần Gió Nôtôx và Ơrôx ra khỏi đỉnh
Ôlympia, vì chỉ có hai vị thần này mới có thể xua tan được những đám mây đen
gây ra lũ lụt do thần Dớt dồn về lớp lớp chất chồng. Mưa to và kéo dài như thế
khiến cho nước ở biển, sông suối, hồ ao... ngày một dâng cao. Nước dâng lên
tràn bờ, vỡ đê, ngập lụt khắp ruộng đồng, đô thị, làng mạc. Chẳng mấy chốc mà
khắp mặt đất chỉ là một biển nước mênh mông, trắng xóa chẳng còn gì là dấu vết
của đồng lúa chín vàng, ruộng nho trĩu quả, rừng xanh sẵn thú lắm chim. Người
người, nhà cửa đều bị nước cuốn trôi ra biển. Cuối cùng chỉ còn lại giống cá là
được dịp vùng vẫy, lặn ngụp thỏa thích. Chúng đi khắp đó đây, tung tăng nô đùa
không hề biết gì đến thảm họa ghê gớm mà Dớt đã giáng xuống cho loài người.
Nhưng may thay loài
người không chết hết. Vẫn còn sót lại hai người, đúng hơn là một cặp vợ chồng.
Chồng tên gọi Đơcaliông (Deucalion) là con của Tităng Prômêtê và tiên nữ
Climênê, vợ tên gọi là Piara (Pyrrha), con của Êpimêtê và Păngđor. Hai vợ chồng
Đơcaliông và Piara sinh cơ lập nghiệp ở đất Texxali vốn là những người nhân
nghĩa, phúc hậu nên được thần Dớt gia ân cho sống sót. Prômêtê theo lời phán
truyền của Dớt, xuống báo tin cho con biết tai họa khủng khiếp sắp tới và cách
đề phòng. Theo lời chỉ dẫn của cha, Đơcaliông đóng một cái hòm lớn, chất đầy
lương thực. Khi trời đổ mưa, nước bắt đầu dâng cao, hai vợ chồng rời nhà vào
ngồi trong hòm. Và chiếc hòm đã bập bềnh trên sóng nước, trôi nổi đi khắp đó
đây dưới những trận mưa tầm tã, ròng rã suốt chín đêm ngày. Chín đêm ngày lênh
đênh như thế cho đến ngày thứ mười thì chiếc hòm của hai vợ chồng Đơcaliông và
Piara trôi dạt đến ngọn núi Parnax[1], một ngọn núi duy nhất không bị nhấn chìm
dưới nước. Đó cũng là lúc thần Dớt nguôi giận, mưa tạnh dần, nước rút hết, mặt
đất hiện ra.
[1] Có chuyện kể núi
Orthrits.
Thấy tạnh mưa, nước rút
hai vợ chồng Đơcaliông bảo nhau ra khỏi hòm. Thật không thể nào kể xiết nỗi
bàng hoàng, ngơ ngác của họ trước cảnh mặt đất tiêu điều, hiu quạnh, xác xơ đến
thế. Họ đi xuống chân núi tìm thấy một ngôi đền thờ bị bùn phủ kín, rêu rong
bám dày song chưa đến nỗi đổ nát. Họ nghĩ ngay đến việc phải dâng lễ vật tạ ơn
thần Dớt và các vị thần của thế giới Ôlympia đã cứu giúp họ tai qua nạn khỏi.
Hài lòng vì nghĩa cử thành kính của hai vợ chồng, thần Dớt bèn sai thần Hermex,
người truyền lệnh nhanh nhẹn của các thần, xuống gặp họ:
- Này hỡi Đơcaliông và
Piara! Dớt bậc phụ vương của các thần và những người trần thế, đã hiểu thấu tấm
lòng thành kính của các con. Theo lời phán truyền của Dớt, các con sẽ là người
mở Có chuyện kể núi Orthrits. đầu cho một dòng giống mới của loài người. Vậy
các con có điều gì muốn kêu cầu, thỉnh nguyện thì cứ nói. Dớt người con của
Crônôx, sẽ cho các con được toại nguyện.
Nghe lời truyền phán
của thần Hermex, Đơcaliông vô cùng sung sướng. Chàng cất tiếng cầu xin:
- Hỡi thần Hermex vĩ
đại! Xin nhờ thần về truyền đạt lại cho đấng phụ vương chí tôn chí kính của các
vị thần bất tử và những người trần thế đoản mệnh rằng ta chỉ cầu xin thần Dớt
và các chư vị thần linh hãy làm cho mặt đất có cuộc sống của loài người, đâu
đâu cũng có con người sống đông đúc tươi vui, nhộn nhịp.
Hermex, vị thần đi
nhanh như tên bắn, nghe Đơcaliông nói xong bèn trở lại đỉnh Ôlympia tâu lại cho
Dớt biết, Dớt gật đầu ưng thuận. Từ đỉnh Ôlympia cao ngất, thần phán truyền cho
họ những lời sau đây:
- Các người hãy lấy vải
che mặt ra khỏi đền thờ và ném lại sau lưng mình xương của mẹ các người!
Thoạt nghe những lời
phán truyền ấy, Piara vô cùng kinh hãi. Nàng bảo chồng: "Không, không đâu,
làm sao chúng ta có thể đang tâm làm được một việc như thế...". Nhưng
Đơcaliông bình tâm khuyên can vợ. Chàng suy nghĩ hồi lâu về ẩn ý của lời phán
truyền. "... Ai là mẹ của chúng ta?... Ai...? Ai...? Đất - đúng rồi! -
Đất, mẹ của muôn loài, người nuôi dưỡng mọi sinh linh vạn vật. Thế thì xương mẹ
là gì?... Là những hòn đá!". Chàng nói điều suy nghĩ của mình cho vợ biết.
Và hai vợ chồng làm theo sự suy nghĩ đó. Đúng như thế! Thật kỳ diệu! Mỗi hòn đá
Đơcaliông vứt về phía sau mình biến thành một người đàn ông, mỗi hòn đá Piara
vứt về phía sau mình biến thành một người đàn bà. Và loài người cứ thế hồi sinh
trên mặt đất đông vui, nhộn nhịp. Từ đây một giống người Đá từ thần Mẹ Đất sinh
ra, sống bám lấy Mẹ - Đất và bằng mồ hôi, nước mắt của mình, họ ra sức làm việc
để khôi phục lại cái thời Hoàng Kim tràn đầy hạnh phúc yên ấm xưa kia.
Đơcaliông và Piara sinh
được một con trai đặt tên là Henlen (Hellen). Henlen lấy tiên nữ Ordêix
(Oraéis) sinh ra được ba người con trai là Đôrôx (Doros)[2], Xutôx (Xouthos) và
Êôlôx (Éolos, Éole). Xutôx sinh được hai người con trai là Iông (Ion) và
Ancaiôx (Achaeos, Achaios).
[2] Có nguồn chuyện kể:
Đôros là con của thần Apollon và tiên nữ Nanhphơ Phthi.
Đó là... những vị thần
thủy tổ của bốn nhóm bộ lạc Đôriêng (Doriens), Êôliêng (Eoliens), Iôniêng
(Ioniens) và Akêen (Achens) cấu thành dân tộc Hy Lạp. Và nước Hy Lạp Henlađ[3]
là đất nước của vị thần Henlen, một đất nước mà nền văn hóa đã tỏa chiếu khắp
châu âu, ánh sáng nhân văn cao quý và rực rỡ của nó như một khởi đầu của mọi
khởi đầu.
Môtip nạn hồng thủy là
một nét khá phổ biến trong thần thoại cổ tích nhiều nước. Trong thần thoại
Thiên Chúa giáo chúng ta thấy có chuyện Thượng Đế trừng phạt loài người vì quá
xấu xa, hư hỏng bằng một nạn hồng thủy. Riêng ông già Nôê và con cái được
Thượng Đế sinh phúc cứu mạng vì ăn ở hiền lành.[4]
[3] Henllade người La
Mã sau này gọi là Grèce.
[4] Xem Lu'sainde Biote
(Ancien Tstamlut Genèsc 6,7,8).