Những bài học cuộc sống - Phần 14 - 15 - 16
“Cuộc sống không luôn dành cho chúng ta mọi thứ, để đạt được những điều cao
hơn như ước mơ và mục đích hằng mong muốn, đôi lúc chúng ta cần phải hi sinh
những điều khác.”
- Khuyết danh
Một chìa khóa nữa để mở cánh cửa thành công
Tạo
động cơ, thiết lập mục tiêu, và làm việc chăm chỉ sẽ đưa bạn tiến xa. Hãy thêm vào đó
tính kỉ luật, bạn sẽ càng tiến xa hơn nữa. Mỗi người thành công mà tôi từng biết đều nói rằng, kỉ
luật là chiếc chìa khóa vạn năng giúp
mọi việc được hoàn tất. Không có nó,
bạn sẽ chỉ thành đạt trong một chừng mực nào đó.
Có
nhiều người cho rằng người có tính kỉ luật luôn cứng nhắc và thiếu linh hoạt. Thế nhưng thật
ra, kỉ luật là một trong những thuộc tính tích cực nhất mà con người có thể có
được. Tôi thích định nghĩa của
Webster: “Kỷ luật là sự rèn luyện giúp chúng ta tự sửa chữa, tạo
khuôn nếp, tạo sự mạnh mẽ, hoặc giúp chúng ta trở nên hoàn hảo hơn”. Khi tự giác áp dụng kỉ luật với bản thân, bạn sẽ nhận
ra rằng mình đang kiểm soát những hành động và cả suy nghĩ của chính mình. Chính bạn có thể quyết định mình sẽ làm gì, làm như
thế nào và khi nào sẽ hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra.
Triết
gia Erich Fromm từng nói rằng, không có tính kỉ luật, cuộc sống của ta sẽ trở
nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm
trạng và ý thích của chúng ta thì tất cả những điều đó không hơn gì một thú
tiêu khiển. Ông còn nói rằng, chúng
ta sẽ chẳng bao giờ trở nên xuất sắc nếu ta không thực hiện điều đó với tinh
thần kỉ luật tự giác cao.
Bạn sẵn lòng từ bỏ điều gì?
“Mỗi khi bạn nói VÂNG với một mục tiêu, có nghĩa bạn cũng đang nói KHÔNG
với nhiều điều khác.”
- Sybil Stanton
Ba thí
dụ về việc từ bỏ những ý muốn nhất thời:
- Các sinh viên đại học của tôi hầu hết là người đã
trưởng thành. Ngoài chuyện phải làm việc 40 giờ một tuần, họ còn theo học 4 giờ mỗi tuần, và lại phải bỏ ra hàng chục
giờ nữa để làm bài tập và đọc tài liệu. Đó là sự lựa chọn của họ bởi họ
muốn thành công. Họ chấp nhận phải từ bỏ những trò chơi giải trí, từ bỏ
những giờ phút nhàn rỗi mỗi kì nghỉ cuối tuần để tích lũy thêm kiến thức,
thêm kinh nghiệm. Chính khát vọng được học hỏi, tìm đến những cơ hội thăng
tiến trong nghề nghiệp đã giúp họ làm được những điều đó. - Khi tôi còn dạy môn tâm lý học, khi đến phần nói
về tính kỉ luật, tôi lấy việc tiết kiệm tiền làm ví dụ minh họa. Sau giờ
học, một nữ sinh xin nói chuyện với tôi. Cô kể rằng cô có một công việc
làm bán thời gian rất tốt, kiếm được hơn 100 đô la mỗi tuần nhưng cô xài
hết tất cả. Cô hỏi tôi làm thế nào để có thể áp dụng tính kỉ luật vào việc
tiết kiệm. Tôi hỏi cô tiêu tiền ra sao. Cô đáp: “Tất cả số tiền em dùng
vào việc mua sắm… và vui chơi”. Tôi khẳng định rằng cô có thể tiết kiệm 40
đô là mỗi tuần bằng cách giảm bớt mua sắm và vui chơi, rằng cô nên giảm
bớt việc đi xem phim và các buổi biểu diễn nhạc rock, hạn chế mua các loại
hàng hiệu, và không nên ăn nhiều quà vặt. Một vài ngày trước buổi lễ tốt
nghiệp, cô đưa cho tôi xem cuốn sổ tiết kiệm. Dòng cuối ghi con số 4.851
đô la Mỹ, một số tiền khá lớn đối với một học sinh trung học thời bấy giờ,
số tiền có được nhờ cô thường gửi 40 đô la vào tài khoản của mình mỗi
tuần. Cô nói kinh nghiệm này cũng giúp cô hiểu rằng, những điều tốt đẹp
nhất trong đời không bắt ta trả giá là bao. - Nhiều năm trước đây, tôi vẫn còn là một đứa trẻ
luôn mang trong mình một ước mơ được chơi bóng rổ trong một đội tuyển nổi
tiếng. Tôi có chiều cao khá tốt, có kỹ thuật, năng khiếu chơi thể thao và
một khát vọng cháy bỏng. Từ trung học đến cao đẳng, tôi tập để phát triển
thể chất cùng các kỹ năng cần thiết, và chơi bóng rổ mỗi khi có dịp. Dù
tôi chưa được chọn vào đội tuyển mà mình hằng mơ ước nhưng những nỗ lực mà tôi bỏ ra đều
không vô ích. Những điều tôi nhận được chỉ hơi khác một chút so với điều
tôi mong muốn. Những thời gian nhàn rỗi, những chuyến đi chơi trượt tuyết
mùa đông, những bữa lễ tiệc đã được đánh đổi thật xứng đáng bằng niềm vui
được chơi thể thao, bằng những chiếc huy chương và bằng một học bổng toàn
phần vào một trường đại học danh tiếng. Tất cả nhờ vào thói quen kỉ luật
cao và đam mê có được thể chất tốt.
Tính kỉ luật là một thói quen tốt
“Thành công là tổng của những nỗ lực nhỏ bé, được lặp đi lặp lại ngày qua
ngày mà nên…”
- Robert Collier
Ba
trường hợp nêu trên liên quan đến việc chọn lựa, cũng liên quan đến việc hình
thành thói quen. Đó
chính là cốt lõi của tính kỉ luật: thực hiện những chọn lựa đúng và hình thành
những thói quen tốt. Chúng ta hoàn thành được những việc lớn bằng cách làm
những điều nhỏ bé ngày này qua ngày khác.
Hầu hết
mọi người hoặc là theo dõi những gì xảy ra hoặc sau đó tự vấn điều gì
đã xảy ra. Tính kỉ luật giúp chúng ta hoàn thành những việc khi
chúng cần phải được hoàn thành, chứ không phải khi chúng ta cảm thấy thích hoàn
thành chúng. Đây là chìa khóa để
thành công và cả hạnh phúc bởi chúng ta cảm thấy hài lòng thật sự khi gặt hái
kết quả từ công sức lao động chăm chỉ và bền bỉ của chính mình.
“Kỉ luật đúng nghĩa không thúc ép sau lưng bạn; nó ở bên cạnh khích lệ bạn.
Khi bạn hiểu rằng kỉ luật la tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị
mình, bạn sẽ không e dè khi nhắc đến nó, mà ngược lại sẽ vun đắp cho nó.”
- Sybil Stanton
15. Người thành công tự tạo thời gian cho mình
“Người thành công chẳng bao giờ dừng lại dù chỉ để tự hỏi liệu việc chúng
ta đang làm có thực sự quan trọng nhất không.”
- Stephen Covey
Sự khác nhau trong việc sử dụng thời gian của người thành công và người
thất bại
Hơn 200
năm trước, Benjamin Franklin đã từng viết rằng:“Thời gian chính là cơ hội để mỗi người thực hiện những dự định và ước mơ
của mình. Còn việc có nắm bắt được những cơ hội đó hay không còn tùy vào mỗi
người”. Đã có rất nhiều quyển sách viết về đề
tài này, trong số đó tôi rất tâm đắc những ý tưởng của Stephen Covey trong cuốn Bảy
thói quen của người thành đạt vì ông
luôn nhấn mạnh việc sử dụng thời gian hiệu quả. Ông nói “…chúng ta lúc nào cũng bận rộn, chúng ta càng
bận rộn hơn khi muốn hoàn tất công việc một cách ‘tốt’ nhất và chúng ta chẳng
bao giờ dừng lại dù chỉ để tự hỏi liệu việc chúng ta đang làm có thực sự quan
trọng nhất không”.
Thời
gian cũng giống như một nguồn lực, nhưng không như những nguồn lực khác, chúng
ta không thể lấy lại thời gian đã mất, cũng không thể thêm bớt, lưu trữ, hoặc
tắt mở, thay thế nó. Nếu
chúng ta không biết cách sử dụng thời gian sao cho thật hiệu quả thì từng giờ
từng phút trôi qua sẽ trở nên lãng phí.
Có một
số khác biệt rõ rệt trong nhận thức của người thành công và người thất bại
trong cách sử dụng thời gian, chẳng hạn như:
KẺ |
NGƯỜI |
Để |
Trân |
Chỉ |
Biết |
Không |
Tạo |
Tôi
không hàm ý nói rằng bất kỳ ai từng phung phí thời gian đều là những kẻ thất
bại. Tất
cả chúng ta, ai cũng có lúc lãng phí thời gian. Tất nhiên, tôi xũng không có ý nói vui đùa hoặc thư giãn là
uổng phí thời gian – bởi đó chính là chìa khóa cho sự cân bằng trong cuộc sống.
Chỉ là chúng ta không nên bỏ phí thời gian quá nhiều đến mức làm uổng phí và để
vuột mất những cơ hội để cảm nhận cuộc sống theođúng bản chất của nó.
Chúng ta có đủ thời gian để làm việc cần thiết
Cách
đây không lâu, Viện Gallup đã công bố kết quả thăm dò, 80% người được hỏi ý kiến ở Hoa Kỳ cảm thấy thời gian
trôi đi quá nhanh và họ cảm thấy họ không có đủ thời gian để thực hiện những
điều mình mong muốn.
Những
người đó đã sai ở hai điểm cơ bản. Trước hết, thời gian không hề trôi nhanh hơn lúc chiếc
đồng hồ đầu tiên được chế tạo ra. Ngày
nay, một giờ vẫn có 60 phút, một phút vẫn có 60 giây. Không có gì thay đổi cả. Thứ hai, có một lý do đơn giản khiến người ta không
thực hiện được tất cả mọi điều là vì họ muốn quá nhiều thứ cùng một lúc.Chúng
ta biết rằng nên sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những điều mình mong muốn. Bất kỳ ai nghĩ rằng, mình sẽ có được tất cả và làm
được mọi thứ thì sẽ chẳng bao giờ có đủ thời gian cả.
Bốn cách làm chủ thời gian
- LẬP KẾ HOẠCH CHO MỘT NGÀY CỦA BẠN
Các nhà thầu luôn có bản
thiết kế xây dựng, các nhà điều hành luôn vạch trước kế hoạch kinh doanh, các
huấn luyện viên luôn có sơ đồ chiến thuật, thầy giáo có giáo án…thế thì tại sao
chúng ta lại không có một kế hoạch cho một ngày của mình? Đó chẳng phải là một
điều gì đó quá vất vả, cũng chẳng mất nhiều thời gian nhưng sẽ mang lại năng
suất và hiệu quả rõ rệt cho bạn.
Đánh dấu những việc bạn
đã hoàn tất trong ngày. Việc hoàn thành mục tiêu cho bạn cảm giác tuyệt vời
nhất, là phần thưởng của bạn. Nó cũng cho thấy sự tiến bộ của bạn.
- LÊN LỊCH HẸN VỚI CHÍNH MÌNH
Giả sử bạn có một công
việc đòi hỏi mất khoảng 2 giờ đồng hồ để làm và cần phải hoàn tất trước thứ Năm
tới. Hầu hết mọi người đều nói với chính mình: “Mình quyết tâm làm xong việc đó vào trước tuần tới”. Hãy chú ý sự khác biệt khi nói như
sau: “Tôi sẽ làm việc đó vào ngày thứ
Ba trong khoảng 4 đến 6 giờ chiều”. Hãy nhớ
rằng trí óc ta luôn hướng đến điều cụ thể. Nếu bạn nói với một người bạn của
mình, “Mình sẽ gặp lại nhau nhé”, thì sẽ khó gặp lại nhau hơn là khi bạn hẹn
vào một ngày giờ cụ thể.
Nếu bạn có việc gì đó cần
phải làm ngay, nhưng bạn lại có khuynh hướng trì hoãn cho đến phút cuối, thì có
một giải pháp đơn giản cho điều này: Hãy lên một cuộc hẹn với chính mình. Trước
khi làm một việc gì khác, hãy tỏ rõ quyết tâm làm cho kì được việc phải làm.
Rồi sau đó bạn cần quyết định khi nào bạn bắt tay vào việc làm đó, và tự cam kết với mình về một thời
gian biểu cụ thể. Chỉ đơn giản như thế nhưng nó có thể đem lại nhiều lợi ích
cho bạn như: phát triển tính kỉ luật, hỗ trợ thiết lập mục tiêu, giúp chiến
thắng sự trì hoãn, và hướng dẫn bạn sử dụng thời gian hiệu quả hơn.
- DÙNG PHƯƠNG PHÁP MỖI-LÚC-MỘT-CHÚT
Một trong những phương
pháp hiệu quả nhất trong việc hoàn tất những công việc quan trọng là mỗi lúc
làm một ít. Thay vì chờ cho đến lúc có cảm hứng hoặc có đủ thời gian mới tiến
hành, thì hãy dành ra một chút thời gian đặc biệt trong lịch làm việc hàng ngày
của bạn. Tốt nhất thời gian đặc biệt này được ấn định vào cùng một thời điểm
mỗi ngày. Điều mấu chốt là phải duy trì liên tục, đều đặn. Hãy làm cho nó trở
thành một thói quen.
Lấy việc viết ra một cuốn
sách để làm ví dụ. Dường như đó là một công việc quá khó khăn phức tạp nếu nhìn
một cách tổng thể. Nhưng nếu bạn viết chỉ một trang mỗi ngày, thậm chí trừ ra
hai ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ Nhật, thì bạn có thể hoàn tất một cuốn sách dày
260 trang vào cuối năm.
Phương cách này cũng có
thể so sánh với việc xây dựng một căn nhà gạch. Mỗi viên gạch thật là nhỏ bé,và việc mỗi
lúc một viên gạch xem ra có vẻ chậm chạp kinh khủng. Nhưng khi mỗi viên được
đặt đều đặn lên một viên khác, lại hình thành nên cái gì đó vĩ đại hơn
nhiều so với những đống vật liệu chưa xây. Bạn có thể sử dụng những khoảnh khắc
thời gian ngắn ngủi theocùng một
cách như thế. Thành công là kết quả của công việc khó khăn vất vả được thực
hiện mỗi ngày một ít.
- HÃY BIẾT VÀO LÚC NÀO BẠN LÀM VIỆC HIỆU QUẢ NHẤT
Mỗi người có một chiếc
“đồng hồ sinh học” riêng. Vào lúc nào đó, người này làm việc có năng suất nhất,
nhưng người khác thì ngược lại, kém hiệu quả nhất. Một số làm việc hiệu quả
nhất vào buổi sáng, những người khác lại có năng suất vào ban đêm. Một số người
đuối sức vào giữa buổi chiều, trong khi nhiều người khác lại vừa được nạp đầy
năng lượng. Vì vậy, quan trọng là nhận biết được giờ sinh học của bạn – khi nào
bạn có thể hoạt động tốt nhất. Nếu có thể, nên lên lịch làm những việc quan
trọng nhất của bạn trong những giờ khắc này. Đó chính là sử dụng thời gian một
cách tối ưu.
Thời gian là vốn quý nhất – bạn đừng nên trì hoãn nữa
Đã bàn
về thời gian tất phải đề cập đến sự trì hoãn. Hầu hết mọi người cho rằng đó là trở
ngại lớn nhất. Nhưng tôi lại không
nghĩ trì hoãn luôn luôn là điều tệ hại. Mọi người đều làm như thế ở một chừng mực nào đó. Có người còn đạt hiệu quả cao hơn khi hoàn tất công
việc dưới áp lực vào lúc hết hạn và không thể trì hoãn được nữa – vào những
phút cuối. Nhưng đó chỉ là những
trường hợp ngoại lệ. Hầu hết mọi
người cảm thấy vừa kém hiệu quả, vừa có lỗi và không tự hài lòng với chính mình
khi trì hoãn công việc.
Nhưng
nếu bạn có được kĩ năng sử dụng thời gian hiệu quả, bạn sẽ nhận thức được rằng
thời giờ là cuộc sống của bạn và bạn sẽ tìm ra nhiều phương cách để tận dụng
nó. Sự
thành công tùy thuộc vào việc bạn sử dụng thời gian như thế nào. Người thành công không tìm kiếm thời gian, họ tạo ra
thời gian.
“Hãy biết tận dụng thời gian của bạn, dù cuộc sống luôn có những khó khăn.”
Ephesians 5:16
16. Luôn gìn giữ lòng tự trọng
“Lòng tự trọng chính là tình cảm sâu thấm trong tâm hồn mà bạn có được từ
sự đánh giá chính mình.”
- Denis Waitley
Lòng tự trọng và sự giả tạo
Trong
một cuộc hội thảo nói về lòng tự trọng tôi thực sự ấn tượng trước bài phát biểu
của Bill Honig, một trong những thuyết trình viên chính. Ông chân thành chia sẻ với hàng ngàn
giáo viên có mặt tại buổi hội thảo về mối quan tâm của ông đối với vị trí của
lòng tự trọng trong nhà trường. Ông
nói rằng ông luôn hết lòng ủng hộ việc giúp cho các học sinh nâng cao lòng tự
trọng của bản thân nhưng ông vẫn lo ngại trước tình trạng rất phổ biến hiện
nay, đó là tạo nên “lòng tự ái giả tạo”. Một đứa trẻ sẽ cảm thấy rằng mình là một đứa trẻ ngoan
nếu như bạn cứ suốt ngày nói với nó rằng nó thật giỏi và ngoan cho dù có thật
như vậy hay không. Nhưng sau đó, nếu
điều bạn khen là không đúng với sự thật, đứa trẻ sẽ cảm thấy hụt hẫng và thất
vọng. Ông Honig nhấn mạnh rằng, cách
tốt nhất để xây dựng lòng tự trọng cho các em là trao cho các em những công cụ
có thể làm cho cuộc sống có giá trị hơn, khi đó lòng tự trọng sẽ tự thăng hoa.
Vậy tự
trọng là gì? Theo
tôi, tự trọng chính là sự tự cảm nhận về mình, bất kể điều người khác nói. Và cách chúng ta cảm nhận về chính mình liên quan đến
việc hình thành tính cách riêng của mỗi chúng ta. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận tốt về mình khi có thái
độ tích cực và dám chịu trách nhiệm cho những việc chúng ta đã, đang và sẽ làm.
Từ lệ thuộc đến độc lập trong suy nghĩ
Khi
chúng ta còn bé, cuộc sống chúng ta do người lớn tuổi hơn chi phối. Chúng ta thấy
hình ảnh của mình qua lời nhận xét của họ. Chúng ta suy nghĩ và cư xử thông qua suy nghĩ và mong muốn của người
khác. Chính vì vậy, chúng ta có
khuynh hướng trở nên như những gì người khác nói về chúng ta.
Nhưng
khi lớn lên, chúng ta cần phải học cách suy nghĩ cho bản thân mình. Chúng ta cần nhận
thức rằng, chúng ta có quyền tự do chọn lựa cách phản ứng của mình trước những
nhận xét của người khác như Eleanor Roosevelt có lần đã nói, “Không
ai có thể làm bạn cảm thấy mình thấp kém khi không có sự chấp nhận của bạn”.
Tôi
không nói rằng chúng ta nhất định phải quan tâm đến nhận xét của người khác và
rằng chúng ta không nên để cảm xúc của mình bị ảnh hưởng. Đôi khi chúng ta cũng rất cần được
nghe những lời khen ngợi, sự tán thưởng… Chúng ta cũng cần đến những cái ôm hôn thân thiết nữa. Điều
đó không chỉ cần thiết mà còn rất quan trọng. Nhưng chúng ta không thể cứ ngồi chờ người khác vỗ tay khen
ngợi thì chúng ta mới cảm nhận được giá trị của mình. Trước khi có ai đó khen ngợi chúng ta, thì chúng ta
phải biết tự cảm nhận về mình. Sau
đó chính những lời tán dương sẽ khẳng định một lần nữa những điều chúng ta cảm
nhận về mình là đúng.
Những
điều người khác nói về chúng ta phần nào ảnh hưởng đến cảm nhận của chúng ta về
bản thân mình, chỉ có những sự việc chúng ta làm và điều chúng ta nghĩ mới thật sự đem lại lòng tự trọng cho chúng ta. Lòng tự trọng đích thực là sự tôn trọng mà ta phải mưu
cầu cho chính mình. Lòng tự trọng
đích thực là một kết quả - kết quả tự nhiên của bốn thái độ sau đây:
1. Hãy tử tế - Chúng ta không
thể cảm nhận tốt về mình khi ích kỉ hoặc vô cảm trước niềm vui hay nỗi buồn của
người khác. Cách chúng ta cư xử với người khác như một tấm gương soi rọi chính
ta. Càng cư xử tốt với người khác, chúng ta càng có cảm nhận tốt đẹp về mình.
2. Hãy vì danh
dự - Tôi đã từng được đọc
những công trình nghiên cứu về sự kết hợp giữa sự trung thực và lòng tự trọng.
Bạn có thể hiểu rất rõ như thế nào thì được xem là tự trọng, nhưng nếu bạn
không trung thực thì chắc chắn bạn không thể cảm nhận tốt về mình. Sự trung thực của bạn sẽ
khẳng định niềm tin của mọi người đối với bạn và sự tôn trọng cũng dần được
hình thành.
3. Hãy làm
việc – Một trong “bảy tội lỗi
đáng chết ở thời Trung Cổ là sự lười biếng. Người ta thường gọi những người
ngồi lê đôi mách và chẳng chịu làm việc là những “kẻ vô tích sự”. Thật khó tìm
thấy cảm giác hài lòng về mình khi bạn là kẻ lười nhác, trốn tránh công việc.
Luôn tìm tòi, học hỏi và không ngừng tích lũy kinh nghiệm cho bản thân chính là
con đường ngắn nhất giúp chúng ta xây dựng lòng tự trọng cho mình.
4. Hãy tích
cực – Chúng ta không thể cảm
nhận tốt về mình nếu suy nghĩ của chúng ta chỉ hướng đến những điều bi quan,
tiêu cực. Chúng ta không chỉ thể hiện sự tôn trọng và trung thực của mình trong
khi ứng xử với người khác mà còn phải biết tự hào về chính mình. Khi đó, chúng
ta sẽ thấy tự tin hơn trong từng suy nghĩ, hành động, cử chỉ - một nấc thang
cần thiết cho chặng đường tiến đến thành công của bạn.