Những bài học cuộc sống - Phần 17 - 18 - 19 - 20 (Hết)
17. Tinh thần cũng luôn cần được chăm sóc
“Sự hài hòa giữa thể chất và tinh thần sẽ đem lại nguồn sức khỏe và những ý tưởng mới.”
- Carl Thoresen
Sống là cân bằng
Hàng ngàn năm trước, những triết gia Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại đã nghiên cứu cuộc sống ở hai mặt: thể chất và tinh thần. Tuy cách diễn giải khác nhau, nhưng họ lại rất thống nhất về sự tồn tại của hai yếu tố này và khẳng định chúng đều quan trọng như nhau. Họ cũng đồng ý là khi biết cân bằng hai yếu tố này, chúng ta sẽ trở thành con người hoàn hảo, và sống trọn vẹn hơn. Vấn đề của ngày nay là có quá nhiều người thuộc đủ mọi lứa tuổi, đã không quan tâm đầy đủ đến hai yếu tố căn bản này của cuộc sống.
Đó là vì con đường vào thế kỷ thứ 21 với tất cả những kỳ tích công nghệ của nó đã khiến rất nhiều người có những quan niệm lệch lạc. Thế giới kỹ thuật cao giúp người ta có thể đi đây đi đó, thu thập kiến thức, và tiếp nhận thông tin với một tốc độ chóng mặt. Chúng ta càng bị cuốn vào nhịp độ phát triển nhanh chóng vượt bậc và những tiện nghi hiện đại chừng nào, thì chúng ta càng ít chịu bỏ thời gian để suy nghĩ chừng ấy. Ngày nay, những nhà tư tưởng hiện đại đang cố làm sống lại những bài học đơn giản nhưng hết sức có giá trị từ quá khứ. Cuộc sống cân bằng giữa thể chất và tinh thần đang mang lại cho ta nhiều ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Chăm sóc cơ thể
Chưa bao giờ chúng ta ý thức nhiều về lợi ích của việc chăm sóc thân thể như hiện nay. Chúng ta có kiến thức về dinh dưỡng và tập luyện thể dục – điều chưa được đề cao nhiều cách nay mười năm và chúng ta đang trải qua một sự bùng nổ về việc chăm sóc và rèn luyện cho cơ thể cường tráng. Đây là một trong số ít những phong trào lành mạnh và chắc chắn sẽ có kết quả tốt, nhưng phải trong một thời gian dài chứ không chỉ là nhất thời. Có vô số thông tin tốt và giá trị về vấn đề này, vì thế tôi thấy không cần thiết phải lặp lại.
Chỉ có hai điều tôi muốn nói về sư rèn luyện cho cơ thể cường tráng. Đầu tiên, nó giúp tạo ra thái độ đúng đắn về vai trò cơ thể. Thứ hai, giữ gìn cơ thể được khỏe mạnh không nhất thiết phải so sánh với những cơ thể khác hay cần phải theo tiêu chuẩn của các người mẫu hoặc vận động viên thể thao, thể hình. Mỗi người có một thể chất khác nhau cũng như những gương mặt khác nhau vậy. Chỉ cần mỗi người chăm sóc tốt bản thân phù hợp với thể chất của mình là đủ để cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Chăm sóc tinh thần
“Tinh thần chúng ta tương tự như một khu vườn. Nếu nó không được chăm sóc hoặc vun trồng, cỏ dại sẽ mọc lan tràn.”
- Erwin G. Hall
Cơ thể bạn sẽ hoạt động ra sao nếu bạn chỉ ăn kem, kẹo, bánh rán, khoai tây chiên, bánh quy và chỉ dùng thức uống nhẹ? Đừng hiểu nhầm là tôi phản đối tất cả những thứ đó. Thực ra, chính tôi cũng thích một số món kể trên. Nhưng một chế độ ăn chỉ gồm những thứ đó sẽ khiến cơ thể thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết, và sức khỏe của bạn chắc chắn sẽ suy giảm ngay.
Tinh thần của bạn sẽ ra sao nếu tất cả những gì bạn đọc chỉ là sách báo lá cải, rẻ tiền; bạn chỉ xem những vở kịch ủy mị, những trận đấu đô vật bạo lực hạng nặng; hoặc nếu bạn chỉ thích nghe một loại nhạc rap; bạn chỉ xem phim kinh dị? Tôi không chê trách gì những thứ đó, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu đó là tất cả những gì bạn đưa vào đầu óc mình? Trí não bạn sẽ trở nên đặc quánh lại thôi. Tinh thần bạn cũng cần chất dinh dưỡng vậy!
Bạn hẳn biết rằng, các cơ bắp trong cơ thể chúng ta nếu không được dùng sẽ bị teo tóp đi. Trí não cũng vậy, nếu bạn để nó “ở không” trong phần lớn thời gian của mình; nếu bạn nghĩ học hành là điều vớ vẩn, và chẳng cần thiết phải kích thích trí não làm việc, suy nghĩ… thì khả năng tinh thần của bạn rồi cũng sẽ teo mòn đi.
Ngày nay, công nghiệp quảng cáo ồ ạt tấn công chúng ta; các phương tiện truyền thông cho chúng ta nhiều điều không đúng về thế giới; kinh doanh giải trí đưa đến cho chúng ta nhiều điều phản giá trị; chung quanh chúng ta là những người luôn thốt lời than phiền. Đó chắc chắn không phải là những món ăn tinh thần lành mạnh. Nhưng hãy nhớ là chúng ta có quyền lựa chọn. Chúng ta cần phải biết chọn lọc những thức ăn cho tinh thần cũng như cho cơ thể.
Ta cũng có thể tập thói quen chỉ cho phép những điều lành mạnh thâm nhập vào trí óc chúng ta. Một người bạn lớn tuổi và khôn ngoan hơn bảo tôi cách đây nhiều năm rằng, ông bắt đầu một ngày dựa trên một bản ghi chú những điều tích cực. Mỗi sáng, ông dành một ít thời gian để đọc một điều gì đó có thể nâng đỡ tinh thần và cổ vũ suy nghĩ. Ông nói nó không chỉ giúp ông tập trung vào những điều tốt lành trong cuộc sống mà còn giúp sàng lọc loại bỏ nhiều điều tiêu cực. Một thời gian ngắn sau, tôi bắt chước như thế. Tác dụng của nó thật to lớn. Và có lẽ đây là thói quen tốt nhất của tôi.
Chúng ta cần lưu ý hai điều quan trọng khi tiếp nhận thông tin:
- Chúng ta chấp nhận cho điều gì vào đầu óc chúng ta?
- Chúng ta sử dụng thông tin đó như thế nào?
Ta có thể để điều hay, điều tốt đi vào trí óc ta bằng cách chọn lọc những gì chúng ta đã đọc và nghe thấy từ thế giới xung quanh. Ai đó có lần nói rằng thật kinh khủng nếu phí phạm trí tuệ. Tại sao lại có thể phí phạm một bộ máy tuyệt vời đến thế? Khi được nuôi dưỡng và được sử dụng một cách hữu ích, trí tuệ giúp ta đánh giá và khám phá đúng cuộc sống, cho ta một cuộc đời trọn vẹn và ý nghĩa hơn.
Nói chung, chúng ta càng trở nên hoàn thiện bao nhiêu, chúng ta càng cảm nhận cuộc sống và cảm nhận về bản thân mình tốt hơn bấy nhiêu.
“Những người phát triển đời sống tinh thần nhiều nhất sẽ là những người nhận được nhiều niềm vui nhất trong cuộc sống.”
- M. Scott Peck
18. Thất bại là chuyện bình thường
Nếu bạn dám chấp nhận thất bại và rút kinh nghiệm từ đó, nếu bạn xem thất
bại như là một cơ hội trưởng thành cho mình, thì bạn hãy tin là mình đang bước
đi trên con đường đến với thành công.”
- Joseph Sugarman
Ai cũng đã từng nếm mùi thất bại
Hãy hỏi
bất kì người thành đạt nào xem họ đã từng gặp thất bại về chuyện gì hay chưa,
và bạn bè sẽ có được hai câu trả lời. Câu đầu tiên sẽ là một nụ cười trầm ngâm hoặc sẽ là
một tiếng cười lớn. Câu trả lời thứ
hai sẽ là một câu hỏi đại khái như là: “Bạn muốn nghe về thất
bại nào của tôi?”. Thất bại là một phần
tất yếu trong cuộc sống mà không ai tránh khỏi. Vấn đề quan
trọng không phải là chúng ta có thất bại hay không, mà chính là chúng ta đã
thất bại như thế nào. Sự khác biệt
giữa người thành công và người không thành công được xác định không phải bởi số
lần thất bại của của họ mà bởi việc họ đã làm gì sau những lần thất bại đó.
Hai kinh nghiệm thất bại nổi tiếng
Tôi bắt
đầu đọc tiểu sử của các danh nhân năm mười hai tuổi. Nhờ đó, tôi khám phá ra rằng, đó là
những cuốn hay nhất về đề tài thành công. Điều làm tôi ấn tượng nhất là người ta không chỉ viết về thành công mà
viết cả về những thất bại vì không ai thành công mà trước đó chưa từng nếm mùi
cay đắng của thất bại.
Về kinh
nghiệm thất bại, tôi nghĩ ngay đến hai người nổi tiếng là Albert Einstein và
Thomas Edison. Một
người là nhà toán học vĩ đại nhất và người kia là nhà phát minh vĩ đại nhất của
mọi thời đại. Họ sẽ không thành công
nếu không sẵn lòng rút ra những bài học từ thất bại và vẫn bền chí vào những
thời điểm đen đủi nhất. Tuy không có
nhiều người biết đến, nhưng những thất bại của họ đã góp phần không nhỏ mang
đến sự thành công trong những phát minh của họ.
Khi Edison tìm cách kéo dài đời sống của chiếc bóng đèn tròn, ông
đã thử hơn mười ngàn lần các kiểu kết hợp khác nhau của các vật liệu mà vẫn
thất bại. Khi được hỏi rằng, bằng
cách nào có thể tiếp tục thí nghiệm sau ngàn lần thất bại, ông trả lời ông
không coi đó là thất bại, mỗi lần thử nghiệm đối với ông là mỗi lần ông tiến
tới gần thành công hơn. Còn
Einstein, người nổi tiếng là thông thái, nói: “Tôi không ngừng
suy nghĩ và suy nghĩ. Chín mươi chín lần cho kết quả sai. Nhưng lần
thứ một trăm thì tôi đúng”.
Với
những người này, thất bại là điều bình thường. Và họ biết rằng thành công hiếm khi
đến trong lần thử nghiệm đầu tiên. Với
suy nghĩ như thế, chúng ta sẽ nhanh chóng hồi phục sau những lần thất bại và cố
gắng lần nữa. Thành công là kết quả
của thời gian, quyết tâm, và nỗ lực bền bỉ. Cả Edison và Einstein đều được xem là những thiên tài, nhưng không ai
thích danh hiệu đó. Chính Edison đã
định nghĩa:“Thiên tài là kết quả của một phần trăm cảm hứng thiên tài
và chín mươi chín phần trăm mồ hôi, nước mắt”.
Điều ta có thể học được từ thất bại
“Người không chịu học hôi luôn lặp lại những sai lầm.
Người chịu học hỏi luôn tích lũy kinh nghiệm sau những thất bại xảy đến.
Vấn đề ở đây không phải là liệu bạn có chịu học hay không.”
- Benjamin Barber
Thất
bại là một người thầy vĩ đại của cuộc sống. Sau đây là những bài học hay nhất
từ sự thất bại :
• Thất bại dạy chúng ta biết khiêm tốn. Nó buộc chúng ta phải đương đầu bằng tất cả khả năng
của mình để vượt qua.
• Thất bại dạy chúng ta biết điều chỉnh suy
nghĩ và hành động của mình. Nó thúc đẩy
chúng ta phải nhìn vào điều chúng ta đang làm và cho chúng ta cơ hội để thử
nghiệm theo một hướng mới.
• Thất bại dạy rằng không phải lúc nào chúng
ta cũng có được những gì mình muốn. Thỉnh
thoảng, ngay cả khi ta làm toàn những điều đúng đắn cả, nhưng vẫn không đi đến
một kết quả mong muốn nào.
• Thất bại dạy chúng ta về sức mạnh của cá
tính. Nó thách thức chúng ta đào
sâu hơn nguồn lực nội tại khi gặp phải thất bại.
• Thất bại dạy chúng ta về lòng kiên trì. Nó buộc chúng ta hoặc sẽ phải từ bỏ hoặc phải quyết
tâm hơn nữa và nỗ lực không ngừng.
• Thất bại dạy rằng chúng ta có thể vượt qua
thất bại, không gục ngã, không bỏ cuộc. Không hề có sự xấu hổ khi thất bại, chỉ xấu hổ khi sợ phải gượng đứng
dậy và tiếp tục cố gắng.
Và còn
một bài học quý báu nhất, đó là: Thất bại sẽ
giúp ta mạnh mẽ hơn. Khi phỏng vấn hơn
hai trăm người, phần đông là những người nổi tiếng và cũng đã từng trải qua
nhiều lần thất bại để xem họ đương đầu với thất bại bằng cách nào, những câu
trả lời của họ giúp tôi nhận thức rằng, tôi đã sai khi không ngừng tự dằn vặt
về những lỗi lầm của mình trong quá khứ; thay vì thế, tôi cần phải tập trung
rút tỉa những kinh nghiệm từ những lỗi lầm ấy.
Với họ,
thất bại không có gì đáng phải xấu hổ. Sức mạnh thực sự xuất phát từ sự nhận thức rằng chúng
ta sẽ vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần thất bại. Một trong những người được phỏng vấn là Bác sĩ Keith
Reemstma.Ông là một bác sĩ phẫu thuật, đã nhiều năm có công tìm kiếm phương
pháp chữa bệnh tiểu đường. Nhưng ông
vẫn chưa thành công. Điều gì khiến
ông vẫn tiếp tục tìm kiếm?“Tôi chẳng bao giờ nghĩ điều tôi đang làm
là thất bại.” – Ông nói – “Đó
chỉ là những kết quả chưa hoàn hảo mà thôi.Tôi luôn hình dung rất rõ điều tôi
đang tìm tòi và hướng đến, mỗi thí nghiệm đều mách bảo cho tôi biết thêm một ít
về điều tôi đã làm sai”. Thật là một
thái độ tuyệt với! Nó thắp trong chúng ta một niềm tin rằng chúng ta không bao
giờ thất bại.
Thất bại sẽ mang đến cho chúng ta câu trả lời
Khi
nhìn lại những thất bại của mình, câu hỏi “Liệu ta có còn
gặp thất bại nữa hay không?” không còn
ý nghĩa nữa vì chắc chắn tất cả chúng ta đều có lúc sẽ thất bại. Khi nhìn vấn
đề bằng câu hỏi “Ta thất bại như thế nào?”, chúng ta sẽ có hai sự chọn lựa:
- Vì đâu bạn đã thất bại:
Có hai sai lầm thông
thường đưa chúng ta đến thất bại.Thứ nhất là sợ hãi nó,
cố gắng quá mức để tránh nó. Vì quá lo sợ thất bại nên chúng ta cố gắng đặt mình
trong trạng thái quá an toàn đến nỗi ta chẳng bao giờ chấp nhận bất kì rủi ro
nào. Nhưng trên thực tế, rủi ro, mạo hiểm vừa là một phần quan trọng của thành
công vừa là một điều kiện cần cho sự trưởng thành. Marva Collins, một thầy giáo
nổi tiếng ở Chicago, người đã giúp
hàng ngàn trẻ em vượt lên nỗi sợ hãi, có một câu nói rằng: “Nếu
bạn chưa từng mắc lỗi lầm thì bạn chưa thể làm được điều gì có ý nghĩa”. Hãy dám mạo hiểm và can đảm một chút. Không dám chấp
nhận nguy cơ thất bại là thất bại tệ hại nhất trong mọi thất bại.
Lỗi lầm thứ hai chúng ta thường mắc phải
là cho phép thất bại hạ gục chúng ta. Chúng ta nổi nóng, suy sụp, thất vọng, chán nản,
thường chịu thua và bỏ cuộc. Tôi không nói những xúc cảm vừa kể là vô lý hoặc
thiếu thực tế. Không có gì sai trái khi có những cảm xúc đó sau một thất bại to
lớn. Những chúng ta không nên để những cảm xúc đó hủy hoại chúng ta mà hãy để
nó giúp chúng ta kiểm tra mức độ quyết tâm của mình. Hàng ngàn năm trước, Khổng
Tử có nói: “Vinh quang vĩđại nhất của chúng ta không phải
là chẳng bao giờ thất bại mà ở chỗ chúng ta dám đứng dậy sau mỗi lần thất bại”.
- Khắc phục thất bại như thế nào?
Trước hết, hãy tìm đến với người nào mà
bạn tin tưởng. Những
lời tâm sự sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn; thấy mình không còn cô đơn khi
phải đối mặt với sự thất bại và những lời động viên sẽ tiếp thêm sức mạnh cho
bạn để đứng lên.
Thứ hai, hãy viết. Viết về những
điều bạn đã làm, về cảm giác hiện tại của bạn, về mục tiêu và về điều bạn sẽ
làm sắp tới. Bạn sẽ ngạc nhiên về những gì xảy ra sau đó.
Thứ ba, hãy đọc sách viết về những con
người đã vượt qua thất bại của chính họ để đi đến thành công như Lincoln, Edison, Gandhi, Martin Luther King. Những câu
chuyện của họ sẽ thắp lên trong chúng ta những tiahi vọng, những suy nghĩ và cách nhìn lạc quan hơn.
Bạn sẽ mạnh mẽ hơn sau khi vượt qua thất bại
Trong
tác phẩm nổi tiếng Giã từ vũ khí, khi nói về đại chiến thế giới lần thứ 1,
Ernest Hemingway đã viết: “Thế giới làm
tan nát mọi người và nhiều người trở nên mạnh mẽ tại chính nơi bị đổ nát đó”. Cuộc sống
cũng thế, quả thật cuộc sống đã và đang thử thách con người, và thường không
chỉ một lần. Nhưng, chấp nhận thua
cuộc hay trở nên mạnh mẽ hơn, tất cả tùy thuộc vào thái độ và chọn lựa của
chúng ta. Chúng ta có thể trở nên
mạnh mẽ tại chính nơi bị đổ nát đó nếu chúng ta chọn cách rút ra bài học kinh
nghiệm từ những sai lầm, tiếp tục nỗ lực. Những thất bại đau đớn trong cuộc sống có thể là những bài học kinh
nghiệm quý giá nhất và là nguồn động viên mạnh mẽ nhất giúp tái tạo sức mạnh
của chúng ta. Như Tướng George S.
Patton đã từng nói, “Thành công là độ cao chúng ta nhảy bật lên
sau khi tiếp đáy”.
“Đừng sợ thất bại. Hãy rút kinh nghiệm từ thất bại và tiếp tục đương
đầu với thách thức mới. Nếu không thất bại, bạn sẽ không thể trưởng
thành.”
- H. Stanley Judd
19. Cuộc sống sẽ đơn giản hơn khi ta biết điều gì là cần thiết
“Đây là bí mật của tôi, một bí mật vô cùng đơn giản: Chỉ con mới có thể
nhận thấy điều gì là đúng.”
- Antoine de Saint-Exupéry
Một số quy tắc đơn giản
Cách
đây hàng ngàn năm, Khổng Tử từng nói rằng, cuộc sống thật ra rất đơn giản, chỉ
là chúng ta cứ khăng khăng đòi làm cho nó phức tạp hơn mà thôi. Nhà bác học
thiên tài Einstein cũng nói: “Tôi luôn thực
hiện những nghiên cứu của mình theo cách đơn giản nhất. Chúng ta đang
sống trong một thế giới phức tạp, điều đó không có nghĩa là chúng ta phải
sống theo một lối sống phức tạp”. Thế nhưng chúng ta lại thưởng bỏ ra quá nhiều thời gian để đấu tranh với
cái phức tạp của cuộc sống trong khi lại phớt lờ đi bản chất đơn giản của nó.
Vào năm
đầu tiên tại trường cao đẳng, tôi có gặp Hal DeJulio, một người đã tìm ra cách
đơn giản để có một cuộc sống hạnh phúc cho mình. Ông là một cựu sinh viên thành đạt
thường quay về trường thăm hỏi sinh viên. Ông rất hay cười và luôn có thái độ tích cực trong cách nhìn của mình. Ông luôn đặt tinh thần làm việc của
mình lên trên, lạc quan yêu đời và nói chuyện thật hóm hỉnh, duyên dáng. Rồi chúng tôi kết
bạn. Tôi ngày càng khám phá sự thú
vị ở ông.
Tôi
hỏi: “Điều gì đã khiến ông có thể sống
vui vẻ đến thế?”. Ông trả lời rằng ông
thành đạt từ rất sớm, nhưng ông nhận ra rằng kiếm tiền không phải là tất cả, và
ông cảm thấy mình cần phải làm gì đó để duy trì trật tự cuộc sống của mình. Vì thế ông dành ít thời gian viết ra một danh sách các
việc quan trọng đối với ông. Danh
sách ban đầu có nhiều thứ, nhưng càng xem xét kĩ, ông càng rút ngắn nó lại.
Cuối cùng chỉ còn sáu điều – những điều cần thiết nhất, chỉ có thể nhìn thấy và
cảm nhận bằng con tim. Nói đoạn ông rút chiếc ví ra và đưa cho tôi xem một
tấm thiếp nhỏ nằm bên trong đó. Ông
nói, “Khi tôi rút gon danh sách ấy xuống còn sáu điều, tôi viết chúng ra đây và
tạm gọi là những quy tắc đơn giản của cuộc sống. Tôi tự
hứa sẽ mở nó ra xem mỗi ngày và sống theo những quy tắc này”. Giờ đây đã gần đến tuổi tám mươi,
ông vẫn làm theo những quy tắc bất di bất dịch đó, và ông vẫn còn ham
mê cuộc sống này.
Những quy tắc đơn giản của cuộc sống
- Hãy có thái độ sống tích cực trong bất cứ trường hợp nào. Hãy
có cái nhìn lạc quan và luôn biết ơn cuộc sống. - Hãy xây dựng cuộc sống của bạn dựa trên nền tảng của lòng tôn trọng. Hãy yêu quý người thân, bè bạn và
tử tế với mọi người. Hãy nhìn vào những điều tốt đẹp nhất ở mọi người,
trong đó có bản thân mình. - Hãy lấy chính trực làm nền tảng cuộc sống. Hãy sống với những quy tắc công
bằng trung thực trong mọi hoàn cảnh. - Hãy chấp nhận khó khăn và thách thức của cuộc sống. Hãy làm việc chăm chỉ mỗi khi bắt tay vào
bất cứ công việc gì. Nếu thất bại, hãy dũng cảm bắt tay làm
lại. - Hãy say mê học tập. Bạn càng khám phá nhiều về cuộc sống và thế giới chừng nào, càng
tốt cho bạn chừng ấy. Hãy coi đó là một quy trình cho sự trải nghiệm của
chính bạn. - Hãy sống vui vẻ. Bạn hãy nhớ rằng một cuộc sống hạnh phúc không thể thiếu vắng niềm
tin và nụ cười.
“Con người sẽ khó tìm thấy một hạnh phúc đích thực nếu họ vẫn chưa hiểu
được một số quy tắc đơn giản của cuộc sống.”
- Og Mandino
20. Trước tiên hãy trở thành người tốt
{Chúc bạn đọc
sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu sách.}
“Hãy cho đi những điều tốt đẹp bằng mọi cách mà bạn có thể.”
- John Wesley
Một lý do đơn giản để trở thành người tốt
Khi còn
là một đứa trẻ, người lớn thường bảo với chúng tôi rằng ông già Noel sẽ đến
thăm những đứa trẻ biết vâng lời, vì thế nếu chúng tôi muốn được tặng nhiều quà
vào buổi sáng lễ Giáng sinh thì phải ngoan ngoãn.
Thật ra
không phải chỉ có vào lễ Giáng sinh mà lúc nào chúng tôi cũng là những đứa trẻ
biết vâng lời vì còn có những lý do khác nữa. Một là sợ bị phạt. Nếu chúng tôi quậy phá, chúng tôi sẽ bị đánh đòn, hoặc
bị cấm không được chơi trò chơi mình yêu thích. Lý do thứ hai đơn giản là vì chúng tôi được răn dạy
như thế. Chúng tôi được bảo ban là phải lễ phép, kính trọng người lớn. Chúng tôi không được chọn lựa, và thậm chí không bàn
thảo chi cả. Chúng tôi nhất thiết
phải ngoan ngoãn.
Vậy đến
bây giờ, những lý do đó có còn ảnh hưởng và chi phối cách cư xử của chúng ta
hay không? Có thể chúng ta sẽ được thưởng những món quà nho nhỏ khi làm một
điều tốt cho dù đó có phải là trong mùa Giáng sinh hay không; chúng ta có thể
sẽ bị phạt khi làm điều xấu, và cũng có rất nhiều chuẩn mực khác nhắc nhở chúng
ta có nhiệm vụ phải sống tốt. Vì thế, những phần thưởng, nỗi sợ
bị phạt, và ý thức về trách
nhiệm và bổn phận vẫn còn là những lý
do có giá trị để chúng ta trở thành người tốt. Nhưng đó không phải là những lý
do duy nhất. Có một lý do khác nữa xem ra còn căn bản và quan trọng hơn nhiều.
Khi bạn là người tốt, hạnh phúc thật sự sẽ đến với bạn
Chúng
ta lớn lên, được dạy bảo những chuẩn mực đạo đức và từ trong tiềm thức, chúng
ta luôn mong muốn mình trở thành một người tốt. Điều đó dường như quá hiển nhiên đến nỗi
bạn không nhận ra một trong những chân lý đơn giản nhất là: Có
mối quan hệ mật thiết giữa lòng tốt đúng nghĩa với sức khỏe và niềm hạnh phúc
của chúng ta. Đáng buồn thay, quá nhiều người không nhận ra điều
này.Tôi hi vọng cuốn sách này hữu ích, và lòng tốt đúng nghĩa là cốt lõi của
mỗi chúng ta.
Tôi hàm
ý gì khi nói đến lòng tốt đúng nghĩa? Ý rằng chúng ta nên sống theo những
giá trị đạo đức vĩnh hằng cùng tồn tại với chúng ta từ buổi bình minh của thế
giới này.Những giá trị vĩnh cửu này là những nguyên tắc mang đến ý nghĩa cho
cuộc sống của chúng ta. Chúng giúp
chúng ta trở thành kiểu người chúng ta mong muốn. Sống
đúng theo lương tâm, đạo lí là cách tốt nhất giúp chúng ta có
thể sống tốt đẹp với mọi người và chính mình.
“Chỉ có lòng tốt và trung thực mới cho chúng ta cuộc sống lành mạnh và đầy
tình người.”
- Harold Kushner
“Cảm đảm là dám nói “vâng”với cuộc sống cho dù nó khắc nghiệt đến mức
nào. Can đảm là biết mỉm cười dù số phận trớ trêu thế nào đi nữa.”
Thực hiện bởi
nhóm Biên tập viên Gác Sách:
sienna – Đỗ Đan – Mint
(Tìm - Chỉnh sửa - Đăng)