Những bài học cuộc sống - Phần 08 - 09 - 10
- 8. Trân trọng những giá trị của cuộc sống
“Hãy đối xử với người khác đúng theo cách mà bạn mong muốn họ đối xử với
mình…”
- Matthew
Ý nghĩa của việc trân trọng cuộc sống
Albert
Schweitzer, một người đã từng đoạt giải Nobel Hòa Bình về những hoạt động nhân
đạo , một trong những nhân vật vĩ đại nhất từ trước tới nay, một người được xếp
vào cùng hàng với Socrates, Lincoln, Gandhi và Mẹ Teresa – đã đấu tranh trong
nhiều năm liền cho việc hình thành một triết lý cơ bản, đó là “Ý nghĩa của việc thể hiện sự trân trọng những
giá trị của cuộc sống”. Điều đó có nghĩa là
cuộc sống tự bản thân nó là thiêng liêng, và nhiệm vụ của chúng ta là yêu mến
nó. Schweitzer nhận thấy rằng có quá nhiều người đã sống đến cuối đời mình mà
chưa một lần biết đến ý nghĩa và giá trị của cuộc sống.
Theo
Schweitzer, cuộc sống luôn mang đến những món quà tuyệt vời mà chúng ta nên
trân trọng và giữ gìn, điều đó được thể hiện qua tình yêu thương đối với cuộc
sống và cả sự biết ơn đối với những điều sau:
- Chính bản thân cuộc sống chúng ta.
- Những người xung quanh ta.
- Những nét đẹp tự nhiên của tạo hóa, thiên nhiên.
- Những bí mật cuộc sống mà chúng ta sẽ từng bước
khám phá, cảm nhận và thấu hiểu. - Sự trung thực và chính trực của bản thân chúng ta
trong mọi việc.
Triết
lý của Schweitzer chính là nền tảng mà những người thực sự mong muốn có được
một cuộc sống hạnh phúc tin tưởng và hướng đến. Họ chấp nhận những gì mà cuộc
sống mang đến, họ trân trọng và xem chúng như món quà mà cuộc sống ban tặng cho
họ.
Bốn yếu tố hình thành nên sự tôn trọng
Như tôi
đã nói, những quy luật mà tôi chia sẻ với các bạn không có gì là mới mẻ hay bí
ẩn cả. Chúng tôi đã tồn tại từ rất lâu, rất gần gũi, quen thuộc và giá trị cũng
như ý nghĩa của chúng đối với chúng ta là rất lớn, không hề cũ với thời gian.
Chỉ có điều là đôi lúc chúng ta đã quên đi hay vô tình không để ý, không nhận
ra.
Ngày
nay, chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, chỉ lo cho những vấn đề của riêng
mình mà quên mất việc thể hiện sự quan tâm, chia sẻ đén những người xung quanh
– điểu mà trước nay vẫn được xem là bình thường. Dù thế nào đi nữa, thể hiện sự
quan tâm lẫn nhau và biết trân trọng cuộc sống vẫn luôn là yếu tố đầu tiên đem
lại một cuộc sống tốt đẹp.
- CÁCH CƯ XỬ
“Nếu chúng ta không tìm ra được cách cư xử như thế nào cho đúng thì cuộc
sống của chúng ta sẽ trở nên khô cứng và thiếu tình người.”
- George Bernard Shaw
Chúng
ta có thể cư xử với nhau
thật nhã nhặn, quan tâm và tôn trọng lẫn nhau… nhưng dù với tên gọi nào thì
cách cư xử của chúng ta sẽ cho biết chúng ta là ai. Và cách chúng ta cư xử với người khác sẽ là yếu tố
chính mang đến thành công cho chúng ta. Rất lâu rồi, Edmund Burke, một chính khách người Anh đã nói: “Cách
chúng ta cư xử với nhau còn quan trọng hơn cách chúng ta cư xử những điều luật
mà chúng ta đặt ra”. Nói cách khác, nếu tất cả chúng ta biết thể hiện sự
tôn trọng đối với người khác, thì đâu cần đến luật lệ để chỉnh sửa tư cách đạo
đức chúng ta. Cuộc sống tốt đẹp hơn
khi chúng ta biết cư xử với nhau bằng sự tôn trọng. Chuyên gia về quan hệ quần chúng Henry C. Rogers,
trong bài bình luận về cách cư xử,
năm 1984, đã nói: “Nếu cách xử sự là một con vật, thì nó sẽ là loài
vật nguy hiểm”.
Lời
bình của Rogers là tiếng chuông cảnh báo về thực trạng đáng buồn hiện
nay. Ông nói: “Tôi không thể hiểu làm thế nào mà mọi người không
nhận thấy rằng, cách xử sự tốt là một trong những chìa khóa quan trọng nhất để
thành công…”. Điều này hoàn toàn khác
với sự lãnh đạm. Một số người cố
tình gây ấn tượng với những người khác bằng cách làm ra vẻ lãnh đạm là hoàn
toàn sai lầm. Điều đơn giản mà nhiều
người không nhận ra là: Cách tốt nhất có thể gieo ấn tượng cho
người khác là hãy đối xử với họ theo cách mà chúng ta mong muốn họ
đối xử với chúng ta, đó là sự tôn trọng. Thế giới tốt đẹp hơn, chúng ta là người tốt hơn và cảm
thấy thanh thản hơn khi chúng ta có những cách cư xử tốt.
- NGÔN NGỮ
“Lời nói của một người luôn luôn thể hiện những gì được trân trọng trong
trái tim người ấy.”
- Luke 6:45
Quả là
không thể che giấu được chúng ta là ai. Lời nói của chúng ta rốt cục sẽ tiết lộ những gì chất
chứa trong con tim và suy nghĩ thật sự của chúng ta. Mỗi khi mở miệng là chúng ta nói đến điều gì đó về
chính mình, nhưng ta không luôn nhận ra điều ấy. Nhà thông thái Solomon hàng ngàn năm trước đây đã viết
rằng: người khôn ngoan chỉ phát ra những lời lịch sự, thông minh
và những kẻ ngu đần bị tổn hại bởi chính lời nói của họ. Tất cả
chúng ta nên khôn ngoan thẩm xét lời nói của chúng ta vì chính lời nói sẽ phản
ánh, tiết lộ với người khác những điều bên trong chúng ta.
Khi tôi
dạy những khóa về giao tiếp, cả ở trung học lẫn đại học, tôi đã tiến hành một
hoạt động rất đơn giản nhưng lại rất có tác dụng. Tôi yêu cầu từng nhóm sinh viên nêu ra
những cách mà chúng tôi có thể giao tiếp bằng lời nói, và chia những cách ấy
thành loại tích cực và tiêu cực. Họ
thường sắp xếp như dưới đây:
TÍCH |
TIÊU |
Ca |
Hạ |
Khen |
Chỉ |
Khuyến |
Mỉa |
Cám |
Thô |
Thành |
Dối |
Tin |
Phàn |
Cảm |
Nhiều |
Hài |
Cục |
Tư |
Kẻ |
Chia |
Phân |
Chào |
Không |
Giúp |
Moi |
Sau đó
tôi hỏi: “Loại nào các bạn thường nghe thấy nhiều nhất”? Đáng tiếc là câu trả lời luôn giống
nhau. Họ nghe thấy những điều tiêu
cực nhiều hơn điều tích cực. Hầu hết
họ cũng nhận rằng, chính miệng mình phát ra điều tiêu cực nhiều hơn điều tích
cực. Tại sao vậy? Chỉ cùng một lý do:Chúng ta có thói quen chỉ
thường nhìn vào mặt trái của mọi sự việc cuộc sống.
Tôi đã
mất một thời gian dài để hiểu được tầm quan trọng của ngôn từ lịch sự, đúng
mực. Khi
khởi sự việc trau dồi bản thân tôi, tôi bắt đầu ghi nhận rằng, người mà tôi
ngưỡng mộ nhất từ trước tới nay luôn dùng những ngôn từ tích cực và dễ nghe. Những người tốt và có hiểu biết đủ nhạy cảm để chọn
lựa cẩn thận những lời nói của mình.
- TÔN TRỌNG NHỮNG ĐIỀU LUẬT
“Khi mỗi cá nhân chúng ta tuân thủ những cam kết, quy định luật pháp thì
điều ấy hướng chúng ta đến thái độ cư xử vì hạnh phúc của bản thân và những
người xung quanh; với nghĩa rộng hơn, chúng ta đang gián tiếp giúp đỡ xúc tiến
việc mưu cầu hạnh phúc cho xã hội.”
- Aristote
Hãy thử
tưởng tượng, chỉ trong một phút, một trận bóng đá chuyên nghiệp sẽ ra sao nếu
không có các điều luật. Hỗn loạn? Bạo
lực? Hoặc có luật chơi mà chỉ một
trong hai đội chấp hành. Bạn sẽ cảm
thấy thế nào nếu đội của bạn tuân thủ luật còn đối thủ thì không? Chơi xấu? Thô
bạo? Gian lận? Chúng
ta có những điều luật và luật để thiết lập ý thức về sự công bằng. Giáo
trình tôi dùng giảng dạy trước đây định nghĩa điều luật và luật như “những điều
chỉnh về quan hệ con người”. Lý do
thực sự duy nhất cần phải có luật lệ là để giúp chúng ta quan tâm đến nhau hơn.
Sau một
buổi thuyết trình tôi thực hiện cách đây vài năm, một phụ nữ nói với tôi: “Tôi thích mọi điều ông nói ngoại trừ phần
nói về tuân thủ các điều luật”. Tôi hỏi
điều gì làm bà không thích tuân thủ luật. Bà nói: chúng ta có quá nhiều quy định; chính chúng là điều hạn chế. Bà ta nói thêm rằng chúng chẳng có gì liên quan đến
thành công. Tôi hỏi bà rằng, nếu
chúng ta chơi quần vợt với nhau, bà có muốn tôi tôn trọng luật chơi không; nếu
bà gửi tiền vào ngân hàng, bà có muốn nhân viên ngân hàng tuân thủ luật pháp,
giữ và chi trả cho bà đúng thời gian và yêu cầu không; nếu bà đang lái xe, bà
có muốn những tài xế khác chấp hành luật lệ giao thông không… Quan điểm của tôi là, chấp hành luật lệ
xã hội đồng nghĩa với thể hiện sự quan tâm và tôn trọng quyền của những người
khác. Đó chính là một hình thức cụ thể của sự lương thiện. Chúng ta gọi những người không tuân thủ luật lệ là gì? Kẻ dối trá, kẻ lường gạt, kẻ trộm, tên tội phạm.
Tôi
thường nghe: “luật lệ được làm ra là để vi phạm” và“mọi
người vẫn đang vi phạm luật đấy thôi”. Đó chẳng qua là phát biểu của một
người thiếu suy nghĩ, đang biện hộ cho chủ nghĩa tự do, ích kỷ. Tôn
trọng luật pháp không phải là điều cần phải tính toán, trốn tránh. Nó cho thấy chúng ta quan tâm đến người khác đến mức
nào. Tuân thủ luật lệ có nghĩa là
chúng ta muốn hành xử đẹp, sòng phẳng, có tình có lý. Điều đó cũng có nghĩa là cuộc sống chúng ta sẽ thanh
thản và yên bình hơn. Và sau cùng
chắc chắn có liên quan tới thành công. Người thành đạt trong cuộc sống thường luôn là những người thể hiện sự
tôn trọng với những người xung quanh, với những quy định xã hội.
- BIẾT ĐÁNH GIÁ CAO NHỮNG KHÁC BIỆT
“Bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được trọn vẹn ý nghĩa cuộc sống nếu chúng ta vẫn
cho rằng mỗi cá nhân chúng ta là quan trọng nhất, là trung tâm của vũ trụ.”
- Thomas Merton
Tại sao
hầu hết mọi người thường hay xét đoán kẻ khác? Câu trả lời đơn giản nhưng không
được dễ dàng chấp nhận. Vì tất cả chúng
ta chỉ hướng về mình. Chúng ta quá lưu tâm đến bản thân mình và rất thường
bị lẫn lộn giữa tri giác hạn chế của chúng ta và thực tế. Hầu hết những lần chúng ta chỉ trích người khác chỉ vì
họ làm những việc khácvới
chúng ta. Thực ra chúng ta đang nói
là: “Anh không được tán thành bởi vì anh không giống tôi”. Tôi đã nghe người ta lăng mạ
nhau thẳng thừng khi bàn cãi những điều chẳng có gì là quan trọng về những ban
nhạc rock hoặc những vấn đề khác. “Nghĩ thế nào mà anh lại thích
nhóm đó”? Đó là điều mà cả hai đang
nghĩ khi họ tranh cãi. Nói cách
khác, “Chỉ cái tôi thích là tốt”.
Vượt qua được tính tự cao và cách nhìn cuộc sống hẹp hòi là dấu hiệu của sự
trưởng thành và chín chắn thực sự. Khi đó, chúng ta bắt đầu đánh giá người khác toàn diện
hơn. Bất chấp sự khác biệt về tín
ngưỡng, quan điểm, tuổi tác, nòi giống, văn hóa, sở thích, phong cách sống,
chúng ta cần nhận ra rằng tất cả chúng ta thường có hai điểm chung. Cuộc sống chúng ta là kết quả của di truyền, giáo dục
và những kinh nghiệm sống của chúng ta. Không ai có cuộc sống là
hoàn thiện và “đúng” hết cả. Chúng ta
học được các chấp nhận và đánh giá đúng những khác biệt và tính lạ thường của
những người khác nhiều bao nhiêu, thì chúng ta càng cảm thấy yêu quý cuộc sống
bấy nhiêu.
Hiêu quả của lòng kính trọng
Khi
chúng ta còn nhỏ, người lớn đã dạy chúng ta là hãy cư xử tốt, hãy thẳng thắn
trung thực, và hãy thể hiện sự tôn trọng người khác, đặc biệt là những người có
tuổi.
Nếu
không làm thế, có thể chúng ta sẽ bị đòn hay bị la mắng. Thể hiện sự tôn trọng là điều gì đó
chúng ta “phải” làm.
Điều mà
tôi muốn nhấn mạnh ở đây không phải là những điều khủng khiếp sẽ xảy đến cho
bạn nếu bạn không được lịch sự, mà là những phần thưởng giá trị dành cho lòng
tôn kính mà bạn thể hiện:
- Chúng ta phát triển những kỹ năng và tập quán xã
hội một cách hiệu quả. - Chúng ta làm cho người khác cảm thấy hài lòng.
- Chúng ta giành được cảm tình và sự kính trọng của
những người khác. - Chúng ta thiết lập được những quan hệ hữu hảo.
- Chúng ta được người khác xử sự tốt hơn.
- Chúng ta cải thiện được những cảm nhận về giá trị
bản thân. - Chúng ta xây dựng được một thanh danh vững chắc.
“Gieo
nhân nào, gặt quả nấy”. Hơn bất kỳ điều gì khác, sự tôn trọng luôn gặt những
vụ mùa bội thu trong cuộc sống. Những gì chúng ta cho đi, chắc chắn sẽ tìm đường quay trở lại. Nguyên tắc vàng –
đối xử với người khác như cách chúng ta mong muốn họ đối xử với mình – vẫn là
lời khuyên hay nhất cho chúng ta về quan hệ con người.
“Thành công trong cuộc sống luôn luôn tỉ lệ thuận với mức độ quan tâm mà
chúng ta thể hiện đối với những người khác.”
- Earl Nightingale
9. Trung thực là cách tốt nhất
“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững.”
- Ramsey Clark
Trung thực - ứng xử cao nhất của sự tôn trọng
Một
thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, v.v mới chỉ là điều kiện cần
nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và
chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận trọn vẹn những giá trị của bản thân
khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình.Viên đá đầu tiên và cần thiết nhất
của nền tảng đó là sự trung thực.
Vì sao
tôi lại xem trong tính trung thực đến thế? Đó là bởi vì tôi đã phải mất một thời
gian rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu sót
trong nỗ lực tìm kiếm sự thành công và hoàn thiện bản thân tôi. Tôi không phải là một kẻ hay nói dối, một kẻ tham lam,
một tên trộm mà tôi chỉ là thiếu tính trung thực mà thôi. Giống như nhiều người khác, tôi cũng quan niệm “ai
cũng thế cả mà”, một chút không trung
thực không có gì là xấu cả. Tôi đã
tự lừa dối mình. Dù muộn màng, nhưng
rồi tôi cũng khám phá ra rằng không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại
một hậu quả không lường. Ngay sau
đó, tôi quyết định sẽ ngay thẳng, chính trực trong tất cả mọi việc. Đó là một lựa chọn quan trọng làm thay đổi cuộc đời
tôi.
Hãy dũng cảm đấu tranh chống lại sự không trung thực
Mỗi
ngày, tôi phải tự đấu tranh với chính mình để giữ tính trung thực trong trận
chiến vô hạn giữa cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu vốn có trong cuộc
sống này. Đáng
buồn là mọi hình thái của sự không trung thực vẫn cứ ngày ngày vây quanh chúng
ta. Thế giới quảng cáo bủa vây chúng
ta bằng những thông điệp mập mờ của sự không trung thực. Để tạo ấn tượng tốt đối với người khác, chúng ta có
khuynh hướng xây dựng một hình ảnh khác với con người thực của mình.
Một lý
do nữa khiến tất cả chúng ta phải đấu tranh chống lại sự không trung thực là
chúng ta thường không muốn phải làm việc vất vả nhưng lại muốn hưởng thụ nhiều.
Những thành công thực sự đều đòi hỏi phải có sự nỗ lực bền bỉ và sự quyết tâm,
trong khi đó, những thông điệp quảng cáo đến với chúng ta thường nói rằng với
sự phát triển của xã hội ngày nay thì chúng ta hoàn toàn xứng đáng được tận
hưởng mà không nhất thiết phải mất nhiều công sức.
Những
câu hỏi chẳng hạn như: Tại sao chúng ta lại không sao chép những gì người khác
đã làm để công việc được mau chóng và dễ dàng hơn? Tại sao lại phải tuân theo những nguyên tắc giao dịch trong kinh
doanh, trong khi chỉ một chút gian lận là có thể giúp tiến nhanh đến thỏa thuận
hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn? Những điều đó khiến chúng ta dễ dàng sa lầy vào suy nghĩ “ai cũng thế cả mà”, và từ đó cho
phép mình trượt dài trong những thói quen xấu.
Những lợi ích của sự trung thực
- Có được sự bình yên trong tâm hồn
Nếu ai đó hỏi tôi sẽ làm
gì khi bắt đầu cuộc sống với một lần nữa, tôi sẽ trả lời rằng: Tôi sẽ trung
thực với chính mình, với những điều tôi sẽ làm, không vì điều gì, mà vì chính
tôi. Thỉnh thoảng khi nhìn lại cuộc đời mình, tôi cảm thấy xấu hổ về những điều
không trung thực của mình. Phải mất một thời gian dài tôi mới nhận ra rằng sự
không trung thực là tâm điểm của mọi sự xấu xa và tôi phải trả giá về tinh thần
nhiều nhất. Từ khi thực hiện lời cam kết đó, tôi cảm nhận được một sự bình yên
trong tâm hồn mà tôi từng nghĩ là không thể nào có được.
- Duy trì và phát triển những mối quan hệ tốt
Bất kì một thói quen tốt
nào cũng rất cần thiết cho sự thành công của bạn và đó cũng là nền tảng hình
thành nên tính cách của bạn. Tính cách của bạn cùng với sự trung thực giúp gắn
kết những mối quan hệ. Yếu tố cơ bản nhất của một mối quan hệ tốt là lòng tin,
bất kể đó là quan hệ bạn bè, hôn
nhân, gia đình, kinh doanh, giáo dục, hoặc bất cứ một lĩnh vực nào khác. Sự
trung thực và lòng tin tạo nên một môi trường thuận lợi cho những mối quan hệ
tốt đẹp phát triển một cách bền vững.
- Hạn chế ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất
Nếu không trung thực là
căn nguyên của nhiều vấn đề rắc rối tâm lý, suy sụp tinh thần, thì trung thực
chính là nguồn gốc của sức mạnh tinh thần. Không trung thực sẽ làm suy yếu hệ
thần kinh của chúng ta trong khi trung thực lại làm tăng được sức mạnh của
chúng. Một người chính trực luôn cảm thấy thoải mái và tự tin, họ chẳng phải
toan tính lừa dối tội lỗi, chẳng phải lo lắng tranh giành, chẳng phải ân hận,
phiền muộn vì những điều đã qua, những ham muốn thấp hèn…
- Trở thành người đáng tin cậy
”Điều trung thực cao hơn tất cả - là hãy
trung thực với chính mình.”- Shakespeare
Nếu Shakespeare không
chọn nghề viết văn, ông đã có thể trở thành một trong những triết gia tâm lý
học nổi tiếng nhất của lịch sử. Chính sự thấu hiểu sâu sắc về thái độ ứng xử
của con người đã tạo nên sức mạnh trường tồn cho những tác phẩm của ông. Câu
thơ nổi tiếng trên khuyên chúng ta hãy là người đáng tin cậy, là con người
trung thực. Sống trung thực là một trong những quyền tự do lựa chọn của chúng
ta. Khi chúng ta thực hiện sự chọn lựa ấy, chúng ta trở thành người chúng ta
muốn. Chúng ta cảm thấy hài lòng và tự tin hơn bất cứ lúc nào trước đây. Đó
chính là ý nghĩa của việc trung thực với chính mình.
“Sự bình an trong tâm hồn nằm trong bản thân
của mỗi người… Những vũ khí bảo vệ nó không phải là gươm giáo hay mộc đỡ, mà là
một sự trung thực không một vết nhơ, trung thực ngay cả với lỗi lầm của mình.
Đó là cuộc chiến đấu không kém phần dũng
cảm so với bất kỳ cuộc chiến đấu nào.” - J. J. Rousseau
10. Sức mạnh của lời nói
“Trên đời này ít có điều gì có tác dụng mạnh mẽ hơn một sự khích lệ tích
cực. Đó có thể là một nụ cười, một lời nói động viên chân tình lạc quan,
hay một sự chia sẻ đúng lúc.”
- Richard M. DeVos
Câu chuyện về hai người bạn
Năm 25
tuổi, tôi bắt đầu công việc dạy học. Một người bạn đồng nghiệp hơn tôi khoảng 8 tuổi đã tận
tình chỉ dẫn cho tôi lúc tôi còn rất ngỡ ngàng với nghề. Tôi cảm thấy thật vinh hạnh vì anh ấy là một nhà giáo
xuất chúng, và tôi biết mình có thể học được nhiều điều từ anh ấy. Tôi luôn biết ơn những điều phê bình của anh khi anh
chỉ cho tôi thấy tôi đã làm sai điều gì và giải thích lý do tại sao một số sinh
viên không thích tôi. Khi đã là bạn bè, những lời khuyên của anh đã động viên rất nhiều cho
cuộc sống của tôi. Tôi cảm thấy cần
phải hoàn thiện mình hơn nữa, vừa về chuyên môn vừa về phong cách sống. Nhưng tôi vẫn thấy mình không tự tin lắm và không biết
mình còn phải cố gắng thế nào nữa và đến bao giờ mới trở thành một người hoàn
thiện thật sự.
Một
người bạn khác chuyển đến khi tôi dạy đã được 6 năm. Anh ấy tên là Tim Hansel. Điểm nổi bật ở anh là anh luôn thu hút sự
chú ý của các sinh viên trong những giờ học của mình. Tôi rất thắc mắc và muốn tìm hiểu xem sức lôi cuốn của
anh nằm ở đâu mà anh đã làm được điều tuyệt với đó. Do chúng tôi dạy cùng một bộ môn và cùng một nhóm
chuyên môn nên chúng tôi gặp nhau hàng ngày. Tôi không mất nhiều thời gian để tìm ra lời giải đáp
cho mình.
Qua trò
chuyện, tôi nhận thấy anh có một tài năng đặc biệt khơi dậy những điều tốt đẹp
ở người khác. Thay
vì nói về lỗi lầm và khuyết điểm của các sinh viên, anh rất thường nhấn mạnh
vào thành quả hoặc vào khả năng có thể phát triển được của họ. Đối với tôi cũng vậy, Tim nói rằng anh ngưỡng mộ về
những tâm huyết của tôi đối với nghề, rằng những nỗ lực của tôi chắc chắn sẽ
được đền đáp xứng đáng. Anh thường
tán dương việc sinh viên quý mến tôi như thế nào, rằng chúng được học biết bao
điều hữu ích từ những giờ lên lớp của tôi ngoài những kiến thức trong sách giáo
vở. Những lúc trò chuyện về các vấn
đề trong cuộc sống, anh giúp tôi nhìn ra những điều mà tôi chưa từng chú ý đến:
Tôi đã và đang làm tốt vai trò của một người thầy lẫn tư cách của một con người
chân chính.
Vậy
chúng ta có thể thấy điểm khác biệt nào trong hai người bạn trên? Với người bạn hay
phê bình, một người mà tôi từng ngưỡng mộ sâu sắc, tôi đã học được rất nhiều từ
anh, hầu hết những lời phê bình của anh dành cho tôi đều rất đúng và tôi cảm ơn
anh về điều đó. Nhưng điều khiến tôi cảm thấy buồn chính là tôi không tìm thấy
lời khen ngợi nào để cân bằng với những lời phê bình của anh. Và tôi cảm thấy nản lòng từ đó.
Còn bên
cạnh Tim, tôi cảm thấy tự tin hơn, mạnh mẽ hơn trong từng lời nói, trong từng
hành động của mình. Anh
vẫn luôn nhắc nhở tôi về những điều tốt lành trong cuộc sống và về con người
tôi. Dù chúng tôi bây giờ đã già hơn rất nhiều, anh vẫn là một con người như
thế: luôn giúp người khác nhìn thấy những điều tốt đẹp của mình và trên hết là
giúp củng cố niềm tin trong họ
Bài học từ Lincoln và Franklin
Do theo chuyên ngành lịch sử, tôi có dịp đọc tiểu sử của nhiều
nhân vật nổi tiếng và cũng chính việc đọc những sách đó đã đưa tôi đến việc
nghiên cứu ngành tâm lý học. Không
gì có thể làm cho chúng ta hiểu về thành công rõ hơn là đọc sách viết về những
người thành công nhất trong lịch sử.
Hai
trong số những người nổi tiếng đó là AbrahamLincoln và Benjamin Franklin. Một người được biết đến nhiều nhất trong cương vị một
tổng thống đầu tiên đã xóa bỏ chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ; người kia là một
học giả uyên bác, một nhà sáng chế, và là một chính khách nổi tiếng. Nhưng không phải những thành công về mặt sự nghiệp của
họ khiến tôi chú ý, mà chính cách họ chinh phục người khác mới làm cho tôi quan
tâm. Tính cách vĩ đại nhất
ở họ là khả năng giao thiệp với tất cả các dạng người trong xã hội và và biết
khơi gợi những điều tốt đẹp nhất ở người khác. Cả hai đều giống nhau ở tài năng xuất chúng và một cái
tôi biết hòa hợp.
Thầy
dạy môn sử của tôi rất yêu thích Abraham Lincoln và dường như biết mọi điều về
ông. Tên
của thầy là Ashbrook Lincoln, và dĩ nhiên, thầy kí tên mình là “A. Lincoln” để
bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình đối với Abraham Lincoln. Tôi còn nhớ như in những bài giảng của thầy về tổng
thống Lincoln. Tôi bị cuốn hút bởi sự mô tả tính cách khác nhau của
những con người làm việc xung quanh tổng thống trong Nhà Trắng. Ai trong số họ
cũng nghĩ rằng mình giỏi hơn Tổng thống. Nhưng thay vì tạo ra sự cách biệt đối với họ, Lincoln lại tôn vinh họ. Ông khen ngợi khả năng của họ, xin họ ý kiến, và khuyến khích họ đem tài
trí và năng lực ra phục vụ đất nước.Vì thế ai cũng là người chiến thắng.
Franklin thường được mô tả
như một nhà ngoại giao bẩm sinh luôn biết làm vừa lòng người khác. Nói như thế là hơi quá lời bởi theo thừa
nhận của Franklin, ông cũng có những
khuyết điểm về cá tính. Trong quyển
tự truyện của mình, Franklin kể rằng ông đã rất khó khăn trong việc chiến thắng
được khuynh hướng tự nhiên trong ông là hay xét nét và phê bình người khác. Ông đã nỗ lực hết sức để tự hoàn thiện mình, luôn nhắc
nhở mình là phải nhìn vào những khía cạnh tích cực của người khác và một mực
nói về “những ưu điểm mà tôi biết về mọi người”. Điều này cuối cùng dẫn đến những thành công to lớn của
ông trong công tác ngoại giao.
Lincoln và Franklin đều
khám phá ra một trong những chìa khóa dẫn đến thành công, đó chính là khẳng
định giá trị của người khác. Họ hiểu
sức mạnh to lớn của nguyên tắc “chiến thắng kép” – rằng khi tỏ ra
trân trọng người khác, thì ta cũng mặc nhiên tự nâng mình lên ngang tầm với họ
Khả năng tuyệt vời nhất trong mọi khả năng
Khi dạy
những khóa học tâm lý, tôi thường đề ra những hoạt động đơn giản, tuy thế lại
là một trong những kỹ năng giảng dạy hiệu quả nhất. Tôi xếp bàn ghế thành hình bán nguyệt
và đặt một chiếc ghế đối diện hình vòng cung đó, đặt tên là “ghế chủ”, nơi mỗi
sinh viên phải thay phiên ngồi vào. Đầu tiên, người sinh viên ngồi ở “ghế chủ” sẽ tự bộc
bạch với mọi người rằng “tôi có điều gì tốt đẹp”. Rõ ràng là điều này không dễ dàng,
nhưng nó lại là một phần rất quan trọng trong bài học về khẳng định giá trị của
người khác. Tôi cũng muốn sinh viên
của tôi học cách tự khẳng định mình để có khả năng nhìn ra những đặc tính và
thói quen tích cực của mình. Thường
thì họ phải mất khoảng 2 phút để thực hiện phần đầu tiên này. Họ cũng khó khăn lắm mới thực hành tốt kĩ năng nói cho
người khác nghe điều mà họ thích ở chính mình.
Trong
phần thứ hai, những sinh viên ngồi ở dãy bàn ghế hình bán nguyệt chỉ ra cho
người ngồi ở “ghế chủ” thấy điều mà người ấy thiếu sót không đề cập đến. Quy tắc duy nhất
là những lời nhận xét không nhắm đến vẻ đẹp bề ngoài và trang phục quần áo. Người ngồi ở “ghế chủ” lúc đó sẽ lắng nghe những lời
khen ngợi của người khác về mình.
Sau
buổi học hôm đó, vẻ mặt của các sinh viên vẫn còn nét rạng rỡ. Họ kể họ đã cảm
thấy mình vĩ đại ra sao; họ không chỉ được nghe những điều hay,
điều tốt về mình mà còn có thể học nhiều hơn nữa về những điều nên làm. Nhìn thấy được những điều tốt của bản thân đã khích lệ
họ sống tốt hơn, củng cố và gia tăng sự tự tin cũng như lòng tự trọng. Các sinh viên nhận thấy rằng:
- Chúng ta cần tập thói quen tìm ra những điều hay,
điều tốt ở người khác. - Góp ý xây dựng có hiệu quả hơn là đánh đổ lòng tự
tin của con người. - Không gì hạnh phúc là được nghe người khác thật
lòng khen mình. - Tất cả chúng ta đều cần sự nhìn nhận và khích lệ
của người khác. - Tôi cảm thấy sung sướng khi làm người khác vui và
hạnh phúc.
“Chúng ta không hề mất gì khi sử dụng những ngôn từ tốt đẹp, mà ngược lại,
còn nhận được rất nhiều điều đáng quý khác.”
- Blaise Pascal