Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông - Chương 06 (phần 1)

 

Chữ bay

1.

Hôm đó, chúng tôi vào nhà sách và Linh đã bất ngờ tru lên những hơi dài, khiến
cho đám nhân viên bản vệ đến tóm cổ nó quăng ra ngoài như quăng một con
nhái bén, mặc dù tôi hết lời cố giải thích rằng: Linh không phải là
người điên.

Nằm
dưới gốc cây trứng cá với vài vệt xước ở khuỷu tay, nó vẫn thất thần:
“Tao thề là tao thấy chữ bay!”. “Hả? Mày điên à? Mắt mày bị gì vậy?”...
“Không, tao thấy thật mà. Mày coi kìa...” - Nó chỉ tay vào trong nhà
sách. Một vài người đứng quanh tò mò cũng đổ dồn mắt vào cánh cửa và dãy
hành lang kính sáng bóng trùng trùng những kệ sách rồi lại nhìn nhau.
Họ lắc đầu, “Tôi không thấy gì. Tôi đâu thấy gì...”. “Tất cả mọi người ở
đây nào thấy gì! Bộ mọi người đui chắc? Mày làm sao vậy chứ?”. “Không.
Mọi người bị gì vậy chứ? Chữ bay từng đàn. Đó, nó chao lượn qua cánh
cửa. Nó bay tràn ngập không gian. Kìa!”

Lần
đó, Linh vào nhà thương điên theo nguyện vọng của chính nó. “Chắc tao
bị tâm thần. Tại sao tao lại thấy sự vật thế giới khác với mọi người
nhỉ? Vậy là tao không bình thường rồi. Hoặc giả mọi người đều trở nên
bất thường giống nhau. Dù sao, nhà thương điên cũng chỉ dành cho những
kẻ cá biệt, không thuộc về đám đông, không chắc rằng hắn ta có vấn đề.
Mà sao tao lại biết là tao đang không bình thường? Khi đặt câu hỏi ấy có
nghĩa là tao đã xác định về sự trục trặc của mình. Một suy tư triết học
đó à?” Tôi bưng đầu, bịt tai: “Thôi, mày đừng lý luận kiểu đó nữa. Tao
nổ não bây giờ. Vào đó, cố tụ tập một thời gian rồi trở về lấy vợ cho nó xong. Chắc mày bị rối loạn thần kinh. Mày bỏ bớt sách vở đi được không Linh?”

Linh
gật đầu và bước chầm chậm vào trong khuôn viên xanh, nơi có nhiều người
mặc pijama trắng đi lại lừ đừ như những bóng ma. Rồi dường như những
câu hỏi luẩn quẩn vẫn còn vòng vo trong đầu của nó, nó quay lại cười:
“Mày vẫn không tin là có chữ bay hả Tự? Chữ bay thật đó. Chính tao thấy.
Tao không nói dối đâu.”

Tôi nhìn nụ cười lạc thần của nó, rồi đáp: “Không. Tao không tin. Chào mày!”

Linh
mặc một bộ pijama và đi lại cùng với những cái bóng trong khuôn viên
xanh có mấy bờ cỏ và một số ghế đá cũ. Mày cứ về trước đi. Tao ở vài hôm
tĩnh lặng rồi quay về coi mọi thử có khác hay không. Tôi hỏi với theo:
“Mày liệu có bỏ được sách không? Nếu chịu không nổi thì cứ điện cho tao.
Còn mấy cuốn triết bữa hôm tao mượn của mày, Hình như là Martin
Heklegger?”. “Không. Tao sẽ bỏ được sách - nó dứt khoát, sự dứt khoát
hiếm thấy với sách “đừng nói chuyện sách với tao. Thật hãi hùng”. Tôi
nghĩ: “Nó dứt khoát với sách như thế thì cũng yên tâm rồi! Thật đáng
thương!”

Tòi
thấy nó bước hẫng chân qua một lối đi trống trái. Rồi từ cái ghế đá thứ
ba bên vạt cỏ có vài chậu kiểng, một đám đông vài ba người mặc pijama
trắng tụ tập chỉ tay lên trời như thể có kẻ trong số họ đang rao giảng
về một điều gì đó cao siêu nào đó đang hiện hữu trên những vầng mây - có
thể là một thứ tôn giáo mới mà cả nhóm đều nhận thức, xác tín, hướng
lên, rồi tất thảy cùng chỉ tay theo. Tôi thấy Lính tẩn ngần, lướt qua
vạt cỏ. Đến gần họ. Rồi vài ba con người trong nhóm ấy cũng bay theo nó.

Trong
khuôn viên bệnh viện tâm thần. Những bộ pijama trắng đi không chạm đất.
Họ bay. Lạ thay. Trong khi bay, họ sẽ cùng chỉ ngón tay trỏ vào bất cứ
đâu họ muốn.

Ai tin thì tin.

2.

Năm đó, chúng tôi mười tám tuổi.

Tôi được đẻ ra trước nó tám tháng.

Ba
tôi và mẹ nó xưa là đồng nghiệp làm chung ở thư viện huyện. đâu ngày
trước hai người cũng có quen nhau, lúc định lấy nhau thì ba tôi lỡ làm
cho một độc giả nữ xinh đẹp có bầu. Độc giả nữ xinh đẹp ấy chính là mẹ
tôi sau này. Buồn tình, sau khi chia tay ba tôi ít lâu, cô thủ thư nhu
mì, có đời sống âm thầm buồn tủi đã đi đến hành vi quan hệ tình dục
trong công sở (cụ thể là dưới giá sách triết học chính trị, ở chính vị
trí mà cô và người tình cũ thường cuồng nhiệt trong những giờ vắng độc
giả) với một ông thanh tra văn hóa. Có lẽ cô vẫn chọn tư thế đứng khi
đồng ý thực hiện hành vi tế nhị đó, dưới ánh sáng tự nhiên của buổi
chiều mùa đông hiu hắt xuyên qua những lá chắn mỏng tanh của cái cửa sổ
đầy mạng nhện. Và cũng phải nói rằng, về mặt tâm lý tình dục thì cô thủ
thư dịu dàng chính là kẻ động tình, quyến rũ trước. Còn gã thanh tra văn
hóa chỉ là một kẻ đáp ứng trong bị động, một nô lệ hiền lành trong vụ
bê bối này. Ba tôi nói, cô ấy có mùi chồn hương ở dưới nách. Và trong
một số bối cảnh, cái mùi ấy có thể khiến cho những thằng đàn ông chung
thủy nhất với vợ cũng phải trật quần phạm tội. Mà cũng chẳng phạm tội
gì. Đàn ông đàn bà và bối cảnh ái ân luôn là một chuyện tự nhiên, khó
cắt nghĩa ở phạm trù đạo đức học.

Hành
vi bùng phát ẩn ức ấy đã bị ba tôi bắt quả tang. Sau khi làm một tờ đơn
kiểm điểm dài ba trang tường thuật lại vụ việc gởi cho giám đốc thư
viện (cũng là chính ba tôi) xem xét, thì cô thủ thư sắp bước qua tuổi
ham muốn và ẩn ức ấy bước vào thời đoạn chẳng mấy huy hoàng: làm mẹ - có
thai, sinh ra thằng Linh.

Nhưng
không được ồng thanh tra kia cưới. Đơn giản là vì đàn ông chẳng ai bỏ
qua cơ hội được sung sướng khi mọi thứ dâng sẵn ngập mặt. Cái gì cúng
thì cúng, cái gì ăn thì ăn, đâu ra đó; đánh đổi thực tế thì không dễ
dàng chút nào. Hắn, kẻ bị động truyền giống trong vụ này đã có vợ hiền
con ngoan. Hắn thề rằng, nếu vụ việc vỡ lở thì không phải chỉ hắn mất
chức mà cả cuộc đời cô thủ thư cũng chẳng ra cơm cháo gì. Thế nên, sự
việc luôn dừng lại ở hướng xử lý nội bộ. Dĩ nhiên là với sự mã thượng
của một giám đốc, ba tôi sẽ tha thứ và coi như đây là cái cách mà ông
lấy lại hình ảnh với người tình mình từng bỏ bê và phản trắc trắng trợn
trong quá khứ.

Chuyện
dài dỏng, éo le là thế. Nhưng nó được kể tóm tắt khoảng bốn câu. Sau
ròng rã mười tám năm trời, vụ việc được tóm tắt trong bốn câu không mang
một màu sắc hay gợi lên cảm giác tréo ngoe nào:

“Con
với nó hãy xem nhau như anh em. Vì ba từng yêu cô ấy. Mẹ từng cướp ba
từ hốc nách có mùi chồn hương của cô ấy. Và ba từng giằng cô ấy ra khỏi
tay thằng cha thanh tra văn hóa phì nộn kia...”

Chỉ
có thế. Thật bình thản. Từ khi li dị với mẹ, ba tôi vẫn thường sang nhà
thằng Linh uống nước trà. Khi ấy tôi đang ngồi ngoài vườn nói chuyện
triết học. Nó thích Jiddu Krishnamurti. Tôi thích Edgar Morin. Nó thích
chiêm nghiệm và khám phá sự tĩnh lặng của nội tâm. Tôi lại thích những
vấn đề thuộc về tầm nhìn thế giới, một thứ triết học phức hợp liên ngành
đầy mới mẻ. Khi chúng tôi đang nói về việc xây dựng một mặt đất con
người sống chung bằng tình yêu và sự tha thứ, tôn trọng những khác biệt
văn hóa và nhất là biết chăm chút cho sự giàu có nội tâm của mình thì
bất giác thằng Linh nói: “Mày hãy nhìn lên chùm phong linh trên nóc nhà
kìa. Ông già mày và bà già tao đã làm cho chúng giãy giụa khủng khiếp
bên trong! Hãy nghe, họ đang làm trò mèo với nhau. Tại sao lại như thế
nhỉ? Tại sao sự ham muốn lại bùng phát ở bối cảnh này nhỉ?”. Mắt nó
hoang mang. Tôi trấn an nó: “Có thể là do sức đẩy của cái... siêu tôi.
Mà này, nói một cách không cần tiến triết học thì, rất có thể tình hình
này mày với tao là anh em!”. “Điều đó không là quan trọng. Tao lấy làm
lạ là ở tuổi đó, họ còn sung sức và rất tập trung cho những mục tiêu rất
cụ thể. Còn tao với mày chỉ biết đọc sách và ngẫm ngợi, chả có mục tiêu
đéo gì trong cuộc đời. Mày nghe xem, họ đang trút bỏ phạm trù nội dung
của ý thức, trút bỏ cái tôi để yêu trong tánh không. Họ đang thiền một
cách vô úy theo lý thuyết của Kris...” Thằng Linh nói, mắt vẫn nhìn lên
chùm phong linh đang kêu ling đing, ling đing, bí mật. Tôi thấy nóng ở
trong quần. Tôi nghĩ Edgar Morin có lý khi cho rằng, với cả con người
đập phá siêu hình thì vấn đề hang động (dĩ nhiên, hang động ở đây nên
hiểu trong viễn tượng Platon) vẫn còn dó.

Tôi
và thằng Lĩnh đánh trần, nằm ôm nhau ngủ dưới gốc cây trứng cá. Thi
thoảng, bàn tay những ngón lùn của hắn vuốt trên da lưng nhẫy mồ hôi của
tôi. Tôi vẫn khéo lo gỡ bàn tay của nó bỏ xuống chim của mình. Và nó cứ
để yên ở đó. Chúng tôi chẳng biết làm gì với sự xao xuyến và chút thèm
muốn len đi trong cơ thể. Cổ họng tôi nóng bỏng, lắng tai nghe buổi
chiều trôi qua như một giấc mơ. Một giấc mơ chung của hai đứa con trai
mười tám tuổi không nghề ngỗng sự nghiệp gì ở một thị trấn được bao bọc
bởi bốn bề là núi. Thì lạ gì những giấc mơ không hình hài. Chúng để lại
trong trí nhớ những cảm giác mơ hồ hiu hắt khó định danh.

Chúng
tôi đã gần gũi với nhau như có một sự định đoạt nào đó. Trong giai đoạn
mà thực tế tình cảm giữa ba tôi và mẹ nó đang diễn ra rất phức tạp.

Mẹ
tôi vài lần trở về nhà và thấy trên tường treo một bức ảnh thời con gái
của cô thủ thư xinh đẹp, bà đã lẳng lặng rót nước lạnh uống mấy ngụm,
xong tự tạt chỗ nước còn lại trong ly vào giữa mặt mình. Và tôi đồ rằng
trong đám nước bám đầy da mặt bự phấn son của bà, đã không có giọt nước
mắt nào hòa lẫn. Tất cả đã muộn rồi. Mẹ tôi đã đâm đơn ly dị trước và
tôi đau đớn biết chừng nào khi nghĩ rằng, bà không còn chung thủy với
cha con tôi nữa.

Nhưng
phạm trù chung thủy thật mơ hồ. Đó là điều mà hầu hết các học giả đều
chấp nhận đời sống khổ hạnh, có thể phung phí trong trải nghiệm tình dục
nhưng keo kiệt trong việc đi đến hôn nhân. Họ thật sáng suốt khi chọn
lựa chung thủy với chữ nghĩa học thuật chứ không chọn chung thủy với
người khác giới, cụ thể là đàn bà. Ba tôi không phải là một người sáng
suốt. Mẹ tôi đã có một mục tiêu thực dụng nào đó. Đồng lương giám đốc
thư viện mười chín năm nay của ba tôi vẫn thế. Luôn ở mức rón rén với
thời giá dù nền kinh tế đang lạm phát hay dễ thở, đóng cửa kín bưng hay
mở cửa toanh hoanh tới cỡ nào. Ba tôi vẫn co người về phía trước, đạp xe
từ nhà vượt mấy con dốc đến công sở. Mười chín năm với thứ nhịp chậm
đều, nhịp chuẩn tempo giusto trên
khuông nhạc bát nháo thanh âm những động cơ, những phương tiện di
chuyển đã lên đời bóng loáng. Mặc. Dường như ông không thèm nghe, không
thèm nói, không thèm thấy xung quanh. Con đường từ nhà tôi đến thư viện
ngày trước ếch nhái kêu oăng oẳng nay đã phong tỏa bởi những tòa cao
tầng, phố mới, trụ sở tập đoàn. Ông giám đốc thư viện vẫn chẳng hề hấn
bận tâm. Trong khi đó, những dãy xanh dãy đỏ trên thị trường chứng khoán
đã biến mẹ tôi thành một người lao vào cuộc sống ảo. Nơi vận mệnh, túi
tiền của chính mình không được quyết định bởi mình mà bởi những nhà
chính trị, thương gia, những tay tư bản bên kia bán cầu. Mẹ tôi nhìn cái
cảnh các sàn chứng khoán phố Wall bên Mỹ người ta gào thét ôm nhau hay
vò đầu bứt tai trên bàn tin tài chính thời sự với một trái tim phập
phồng đầy cảm hứng. Còn ba tôi thì cười khẩy vô cảm: “Sao thiên hạ điên
quá? Rồi họ sẽ chết sặc vì màu cua những con số sao?”

Ba và mẹ tôi đã không gặp nhau trên một hệ thời gian.

Suốt
mười tám năm trời, ba tôi nuôi bảy con vẹt. Và bảy con vẹt rốt cục đều
giống nhau ở một điểm: chúng để lại một tiếng kêu thất thanh: “An!
An...” - tên của mẹ thằng Linh trước khi bị vặt lông bởi bàn tay móng
nhọn Hoạn Thư của mẹ tôi. Nghĩa là khi chúng đã biết há những chiếc mỏ
đỏ kêu gào tên người đàn bà ấy, thì mẹ tôi trở thành kẻ phản Phật sát
sinh. Tôi và ba đã bảy lần nâng niu xác chim ngồi nhìn nhau khóc nhưng
rồi đâu lại vào đó. Và sau cái chết của con vẹt thứ bảy thì ba nói với
tôi: “Không nhất thiết phải nuôi chim. Tiếng nói giấu trong nội tâm là
tiếng nói chẳng bao giờ bị giết chết được. Nó vượt lên trẽn sự dã man
của sức mạnh cơ bắp và hận thù!”. Ba tôi trầm ngâm, nhắm mắt, hít một
hơi thở dài. Khuôn mặt tĩnh như một đạo sư vừa truyền trao bí kíp gì đó
cho kẻ đồ đệ ngu muội nhưng được cái nhiệt tình. Và tôi hiểu rằng, trong
trái tim ba tôi vẫn còn những tiếng kêu tên “An! An…’’ của con vẹt thứ
bảy.

Sau
mỗi con vẹt bị giết, tôi vẫn phải giải thích với mẹ rằng, loài chim vô
tri, chẳng biết hận thù nơi người, cũng chẳng biết sự ghen tuông của
chúng ta. Sao mẹ không nghĩ rằng đang kêu lên “Ăn! Ăn…”. Sao mẹ lại giết
nó? Mẹ tôi xù lên như một con gấu rừng già nhiệt đới: “Cha con nhà mày
coi tao chẳng ra gì. Chuyện kệch cỡm lố bịch trước mắt như thế mà mày
còn bênh ổng. Mày có thấy mẹ khổ không Tự? Mười mấy năm nay, ông cứ sống
trên mây. Ngày thì ở thư viện với bà An. Tối về lại dạy con chim gọi
tên người ta như vầy... Con đờn bà nào chịu được! Tao biết cả vị trí
dưới cái kệ sách nào họ chùng lén vụng trộm với nhau nữa là. Mày cứ lớn
lên đi rồi hiểu nỗi lòng của mẹ. À, mà thôi, mày cũng là đàn ông con ơi.
Đàn ông bọn mày đều chẳng bao giờ chịu hiểu một cái gì ngoài cái thói
hở đâu rậm rật đó...”


Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3