Tử Thư Tây Tạng - Chương 03
Điều này thật ra cũng không khác với lời chỉ dẫn trong kinh
A Di Đà vì một người chân thành cầu nguyện, vào phút lâm chung nếu niệm danh
hiệu đức Phật A Di Đà được nhất tâm bất loạn thì họ có thể chuyển thần thức để
bước vào cảnh giới Tịnh Độ.
Cuốn Tử Thư đã nói rất rõ về giai đoạn này như sau:
"Chân như bản thể của mọi sự vật đều mở rộng ra, sáng chói như một bầu
trời không một gợn mây, không gian trong suốt như pha lê và vầng rạng đông của
chân tâm bắt đầu sáng tỏ". Danh từ "Sáng tỏ" (The dawn of
luminosity) đã bị nhiều người hiểu lầm như một thứ ánh sáng nào đó. Theo đại sư
Chogyam Trungpa thì khi chân tâm hiển hiện, tất cả mọi sự đều trở nên rõ ràng,
không còn một chút tăm tối nào. Danh từ "Sáng tỏ" ở đây chỉ có ý
nghĩa trừu tượng khác với tăm tối hay vô minh chứ không có nghĩa là người đó
thấy được một thứ ánh sáng sáng chói như nhiều người lầm tưởng. Có người nói
rằng đây là giai đoạn giác ngộ (Enlightenment) nhưng đại sư Chogyam Trungpa
không đồng ý vì giác ngộ là một kinh nghiệm cá nhân, thấy được chân tâm chưa có
nghĩa là giác ngộ mà còn phải hòa nhập và sống trọn vẹn trong đó nữa. Ông viết:
"Con người trải qua vô thượng kiếp sống, đã chết đi sống lại không biết
bao nhiêu lần, đã thấy được chân tâm bao nhiêu lần, nhưng đã mấy ai biết nắm
lấy cơ hội để giải thoát này? Giáo pháp của đức Thế Tôn đã được giảng dạy từ
bao ngàn năm nay, người có duyên được nghe, được học cũng nhiều nhưng đã mấy
người biết áp dụng nó để phá tan núi sinh tử? Phải chăng tai tuy nghe, mắt tuy
thấy nhưng vì không tỉnh thức, bị nghiệp lực chi phối nên họ không thể làm gì
hơn là tiếp tục trôi nổi trong sinh tử luân hồi".
Dù có ý thức được chân tâm nhưng sự an trú vào đó lâu nay
mau hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng hay công phu của người đó. Có người kinh nghiệm
được trạng thái này trong vòng vài giờ, vài ngày, vài tháng hay vài năm. Hiển
nhiên nếu có thể an trú mãi mãi thì họ hoàn toàn giải thoát rồi, nhưng không
mầy ai được như vậy. Dù chưa hoàn toàn nhưng kinh nghiệm được chân tâm là một
kinh nghiệm tâm linh vô cùng quý báu, sau đó họ có thể chuyển thần thức để tái
sinh vào những nơi chốn mà họ chọn lựa, đó là trường hợp các vị hóa thân. Đối
với những người bình thường, khi yếu tố tinh thần tan rã hết thì họ sẽ tiếp đi
trong một thời gian dài khoảng ba ngày và lúc đó các thói quen được lưu trữ
trong tàng thức bắt đầu thu xếp để chuẩn bị cho giai đoạn sau hay giai đoạn
sống trong Cõi sáng (the luminous Bardo of Dharmata).
Theo cuốn Tử Thư, giai đoạn sống trong Cõi sáng (Dharmata)
là lúc tâm thức con người biến hiện rất tế nhị vì các yếu tố vật chất tan rã
hết và chân tâm hiển hiện. Tiến sĩ David Bohn viết: "Khi vật chất tan rã
thì nó chuyển qua hình thức nắng lượng vì vật chất chính là các năng lượng đã
đông đặc lại". Khi vật chất khởi sự tan rã, thần thức dường như bị tê liệt
khiến con người có cảm tưởng như đang ở trong một căn hầm tăm tối, không ý thức
được điều gì nhưng khi bước sang giai đoạn Cõi sáng thì họ thấy mình lơ lửng
trong một biển ánh sáng đặc biệt với các màu sáng huyền ảo. Đây là điều mà cuốn
Tử Thư gọi là "lúc đêm chuyển qua ngày" hoăc "khi mặt trời chiếu
sáng thì bóng tối tan dần và sự thật phô bày rõ rệt". Mặt dù cuốn sách này
hẳn một phần quan trọng để nói về Cõi sáng (the Bardo of Dharmata) nhưng đây là
một phần rất khó hiểu, khó diễn tả nên thường được giải thích bằng nhiều cách
khác nhau. Có lẽ chính vì thế, phần này đã tạo nhiều rắc rối, mâu thuẫn cho
những người muốn tìm hiểu về nó, nhất là giới học giả Tây phương thường hay suy
luận, phân tích một cách khoa học. Đa số những người này vì thiếu kinh nghiệm
tâm linh nên đã giải thích cõi này một cách sai lạc như một "kinh nghiệm
về ảo giác" và có nhiều ngộ nhận đáng tiết.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết: "Chân lý có thể được diễn
tả một cách tuyệt đối cũng như tương đối. Nếu một người có trình độ hiểu biết
thâm sâu thì họ có thể kinh nghiệm ngay được sự tuyệt đối nhưng vì số người này
rất ít, do đó các danh sư đã phải sử dụng các tỉ dụ các lối nói trừu tượng bóng
bẩy, các hình ảnh biểu tượng, các thí dụ giản dị để diễn tả nhưng cũng vì thế
mà nó chỉ có tính cách tương đối thôi. Sử dụng những gì tương đối để diễn tả
điều tuyệt đối là việc rất khó nên người đọc cần hiểu rằng đó chỉ là những giai
đoạn, những phần nhỏ rời rạc được góp nhặt lại để diễn tả những điều không thể
diễn tả mà thôi. Người ta phải biết phân biệt, đừng lầm ngón chỉ mặt trăng với
mặt trăng, đừng lầm những tỉ dụ bóng bẩy như những sự thật tuyệt đối".
Có nhiều người cho rằng đời sống ở cõi này rất thoải mái,
sung sướng với những cảnh tương tự như cảnh giới ở cõi trần như người khác lại
cho rằng khi bản ngã đã tan hết thì không còn chủ thể hay đối tượng nữa, tất cả
đều là cái vô cùng, cái đồng nhất, vô phân biệt, mà đã vô phân biệt thì đâu còn
có mình, có người nữa. Đại sư Chogyam Trungpa viết: "Đây không phải là sự
cảm nhận hay kinh nghiệm, vì cảm nhận hay kinh nghiệm còn có sự phân biệt giữa
chủ thể và đối tượng, đây chính là cái điều mà danh từ Phật giáo gọi là 'Tâm vô
phân biệt' hay 'Bất nhị". Khi bước qua Cõi Sáng, giai đoạn đầu tiên là hồi
quang phản chiếu hay là sự quan sát lại tất cả những diễn tiến đã xảy ra trong
kiếp sống vừa qua một cách trung thực. Vì bản ngã đã tiêu tan hết, không còn
thành kiến hay tham sân si, nên đây là một sự quán sát trung thực và chính xác
nhất. Tuy nói là quan sát nhưng đây chỉ là một lối nói có tính cách tương đối
vì theo các danh sư Tây Tạng, đây chỉ là một sự sắp xếp của định luật nhân quả,
chuẩn bị các "nhân" cho kiếp sống tương lai. Giai đoạn thứ hai của sự
sắp xếp này đã được người Tây Tạng sử dụng các hình ảnh, biểu tượng để diễn tả
sự biến hiện của tâm thức từ trạng thái "Vô phân biệt" đến trạng thái
"Phân biệt" hay từ "Bất nhị" chuyển qua "Nhị
nguyên". Theo cuốn Tử Thư giai đoạn này kéo dài khoảng bảy ngày như sau:
Vào ngày đầu, có các tia sáng xoay vần, bầu trời hiện ra màu
xanh dương và chíng giữa có đức Phật Tỳ Lô Giá na, tượng trưng cho sự thật
tuyệt đối hay sự trong sạch vô biên, xuất hiện. Toàn thân Phật phát ra hào
quang màu trắng chói sáng và gần đó có các hình ảnh của chư thiên với luồng ánh
sáng mờ đục hơn cũng đồng thời xuất hiện. Vì các nghiệp lực của sân hận vẫn còn
chất chứa trong tàng thức nên người ta thường không dám nhìn thẳng vào luồng
ánh sáng xuất phát từ đứt Tỳ Lô Giá Na mà có ý hướng chuyển qua luồng ánh sáng
của các chư thiên. Sân hận được giải thích như một hình thức tự vệ của bản ngã,
nó không dám để cho "mình" tiêu dung vào luồng ánh sáng chói lọi kia
mà quay đầu tìm qua lối khác, thoải mái hơn, dễ chịu hơn. Đây là giai đoạn đầu
của sự thành lập hạt giống của bản ngã và cũng là động lực để vòng luân hồi tiếp
tục chuyển động, thúc đẩy người ta đầu thai vào cảnh giới của chư thiên.
Vào ngày thứ hai có các tia sáng của thủy đại màu dễ chịu
hơn. Đây là giai đoạn đầu của các động lực thúc giục người ta đầu thai vào cảnh
giới A Tu La.
Vào ngày thứ sáu, có một cầu vồng năm sắc xuất hiện. Trong
mỗi màu sắc lại có thế giới của một vị Phật đồng xuất hiện. Ngoài ra còn có các
vị kim cương hổ pháp và bốn mươi hai đấng thiên thể xuất hiện quanh đó như sẵn
sàng tiếp dẫn người ta bước vào những thế giới tốt lành trang nghiêm thanh tịnh
kia. Tuy nhiên các động năng của bản ngã cũng đồng thời trỗi dậy. Lòng sân hận,
kêu căn, nghi kỵ, ngã mạn, tham lam khiến người ta sanh tâm sợ hãi không dám
bước vào những cảnh giới ấy mà tìm cách tránh né và bỏ qua cơ hội có thể giải
thoát. Ngay từ lúc đó, những luồng ánh sáng mờ đục bắt đầu chiếu sáng để hướng
dẫn con người đi vào sáu nẻo luân hồi, và khởi sự từ lúc đó, những năng lực của
vô minh bắt đầu tạo tác.
Vào ngày thứ bảy, sự sắp đặt của các hạt giống sinh tử đã
gần như hoàn tất vào cái thế giới "Bất nhị" của tâm vô phân biệt đã
chuyển thành những cặp nhị nguyên, đối đãi. Có hai cánh cửa được mở rộng trước
mặt. Cánh cửa của sự hiểu biết (Trời) dẫn lên trên và cách cửa của sự không
hiểu biết (Súc sinh) dẫn xuống dưới. Tuỳ theo nghiệp lực lôi cuốn mà người ta
sẽ đi lên cao hay xuống thấp, hoặc bước vào ba đường lành (Trời, Người, A Tu
La) hay ba đường ác (Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh). Sau đó, người ta bước vào
giai đoạn thứ tư của vòng luân hồi hay giai đoạn chuẩn bị để tái sinh.
Theo các danh sư Tây Tạng, tất cả các hình ảnh nói trên
không phải ở bên ngoài đến mà chỉ là sự phóng chiếu của tâm thức bên trong. Nằm
sâu trong tâm thức là các năng lượng giải thoát biến hiện một cách tế nhị và
phức tạp. Những năng lương này vốn vẫn hiện hữu nhưng thường tiểm ẩn vì bị vô
minh che phủ, hay nói một cách khác, vì bị các động lực của bản ngã như tham
lam, sân hận, kiêu căng, ngã mạn, nghi kỵ che lấp nên người ta không thể ý thức
được chúng. Chính vì không ý thức được chúng nên người ta tiếp tục bị nghiệp lực
lôi kéo vào trong vòng sinh tử luân hồi, nói một cách khác, công phu tu hành
diệt ngã, loâi bỏ các thoái quen của Thân, Khẩu, Ý chính là một cách làm giải
phóng các năng lượng giải thoát này. Một số học giả người u đã đặt câu hỏi:
"Nếu người Tây Tạng nhìn thấy một vị Phật thì một người u, không cùng tôn
giáo, sẽ thấy gì?" Sogyam Rinpoche, một danh sư Tây Tạng, đã trả lời:
"Đây không phải là một kinh nghiệp hay một ảo ảnh mà là sự diễn tả bằng tỉ
dụ, qua các biểu tượng về sự biến hiện mà người ta có thể giải thích bằng các
hình ảnh khác nhau. Một người có đức tin vào thiên chúa có thể sẽ nhìn thấy
Thương Đế, Đức Chúa, Đức Mẹ hoặc các đấng thiên thần. Vấn đề chính không phải
là sự nhìn thấy gì ở chỗ ý thức rằng tất cả đều do tâm thức biến hiện. Tất cả
mọi mầm mống thiện ác, tốt xấu đều ở tâm mà ra, tất cả đều do tâm đạo".
Theo đức Đạt Lai Lạt Ma, đối với một người bình thường, sự
chết có thể chỉ là một giấc ngủ dài mà thôi. Mặc dù diễn tiến của sự chết đã
được giải thích rất rõ rệt từ cuốn Tử Thư nhưng không ai cũng chịu tỉnh thức để
theo dõi từng giây từng phút như thế. Phần lớn con người khi trút hơi thở cuối
cùng chỉ thấy mình mê man trắng trong suốt và từ phương đông, đứt Phật Kim Cang
A Súc Bệ, tượng trưng cho trí tệ viên mãn, xuất hiện. Toàn thân ngài tỏa ra một
thứ ánh sáng trong suốt, xuyên qua tất cả mọi vật nhưng gần đó có các hình ảnh
lạ lùng, tương trưng cho cảnh giới địa ngục màu xám đục cũng đồng thời xuất
hiện. Vị các nghiệp lực của si mê hay kiên chấp vẫn còn chất chứa trong tàng
thức nên đa số không dám nhìn thẳng vào luồng ánh sáng trong suốt kia. Cái trí
suy luận của bản ngã bắt đầu hành động, nó không dám đối đầu với sự thật bằng
bản ngã hay ngũ uẩn vốn không có thật, mà tìm cách ẩn mình dưới lớp khói màu
xám của vô minh. Đây là giai đoạn đầu của các động lực thúc đẩy người ta đầu
thai vào cảnh giới địa ngục.
Vào ngày thứ ba, có các tia sáng của địa đại màu vàng xuất
phát từ phương nam. Chính giữa luồng sáng đó có đức Bạt Già Phạm Bảo Sanh, tay
cầm viên minh châu sáng chói. Từ viên ngọc phát xuất những tia sáng màu vàng
tượng trưng cho tam thiên đại thiên thế giới, oai nghi, trang nghiêm không gì
sánh. Gần đó có một lớp ánh sáng màu xanh đờ đục, tượng trưng cho cảnh giới của
loài người cũng đồng thời xuất hiện. Vì các nghiệp lực của kiêu căng, hãnh
diện, nghi kỵ vẫn còn chất chứa trong tàng thức nên đa số không dám nhìn thẳng
vào lớp sáng màu vàng chói lọi kia. Cái lòng hãnh diện của bản ngã sẽ hành
động, nó không muốn nhìn vào sự vinh quang, lớn lao, trang nghiêm đẹp đẽ trong
thế giới của đức Bạt Già Phạm Bảo Sanh, mà cố gắng tìm cách ẩn mình vào lớp ánh
sáng màu xanh đục. Đây là giai đoạn đầu của các đông lực thúc giục người ta đầu
thai vào cảnh giới của loài người. Vào ngày thứ tư, có các tia sáng của hỏa đại
màu đỏ xuất phát từ phương tây. Chính giữa luồng ánh sáng đó có đức Phật A Di
Đà, đứng trên tòa sen đang rộng hai tay tiếp dẫn. Luồng ánh sáng này chiếu soi
khắp mười phương thế giới không chỗ nào không soi đến. Gần đó có một lớp ánh
sáng màu nâu đục, tượng trưng cho cảnh giới của ngạ quỷ cũng đồng thời xuất
hiện. Vì các nghiệp lực của ích kỷ, tham lam, lo tích lũy tài sản vẫn còn phát
chứa trong tàng thức nên đa số không dám nhìn thẳng vào lớp ánh sáng chói lọi
kia. Lòng tham lam của bản ngã sẽ hành động, nó không muốn bước vào sự vinh quang,
đẹp đẽ của thế giới Cực Lạc kia mà cố gắng tìm cách ẩn mình vào lớp ánh sáng
màu nâu đục. Đây là giai đoạn đầu của các động lực thúc giục người ta đầu thai
vào cảnh giới của ngạ quỷ.
Vào ngày thứ năm, có các tia sáng của phong đại màu xanh
xuất phát từ phương bắc. Chính giữa luống ánh sáng có đức Phật Bất Không Thành
Tựu, tay cầm một cái chày kim cương hình chữ thập xuất hiện. Chung quanh có một
lớp ánh sáng màu xanh thẩm, tượng trưng cho thế giới của A Tu La cũng đồng thời
xuất hiện. Vì các nghiệp lực của ganh ghét, giận tức, tị hiềm, đố kỵ, do dự
không nhất quyết cón chất chứa trong tàng thức nên đa số không dám nhìn thẳng
vào lớp ánh sáng màu xanh chói lọi kia. Các động lực của lòng hãnh diện, ganh
ghét, tị hiềm, đầy do dự của bản ngã sẽ hành động. Nó không muốn thấy có một
cái gì tốt đẹp hơn, vinh quang hơn, đẹp đẽ hơn nó thay vì hòa nhập vào thế giới
của đức Phật Bất Không Thành Tựu, nó lại tìm ẩn mình vào lớp ánh sáng màu xanh
thẫm vốn rồi thiếp đi một lúc, sau đó họ dần dần tỉnh lại và thấy mình có thể
chứng kiến tất cả mọi sự đã xảy ra trong cuộc đời (hồi quang phản chiếu). Vì
khi đó bản ngã đã tan rã nên họ có thể chứng kiến rõ ràng mọi sự xảy ra đúng
với sự thật chứ không còn bị các thành kiến chi phối nữa. Khi quan sát các diễn
tiến này, họ sẽ ý thức được luật nhân quả đã hành động như thế nào, vì lý do gì
mà sự kiện đã diễn ra như thế, và từ đó tâm trạng của họ nảy sinh những mong
cầu, ao ước vốn là những hạt giống (nhân) để chuẩn bị cho sự tái sinh sau này.
Sự thu xếp này hết sức phức tạp vì còn tùy theo những duyên nghiệp đã gây ra từ
những kiếp trước. Chính những động năng này đã quyết định sự thành lập một bản
ngã cho kiếp sống trong tương lai.