Quỷ cái vận đồ Prada - Chương 06-P1

“Trời ơi, nữ biên tập viên thời trang đến thăm nhà
kìa!” Jill diễn vở vui mừng khi mở cửa. “Xin mời vào nhà để bà chị
già này được quỳ gối chào nào.”

“Biên tập viên thời trang?” Tôi phì cười. “ Không lọt
tai chút nào. Gọi là ô-sin thì hay hơn. Hãy chào mừng em quay lại thế
giới văn minh đi.” Tôi ôm Jill cả chục phút và không muốn thả ra nữa.
Ngày xưa tôi rất buồn khi chị đi học ở Standford, để tôi một mình với
bố mẹ lúc mới lên chín tuổi. Tệ hơn nữa là sau đó chị theo bạn trai
– bây giờ là chồng – về Houston. Houston! Cái vùng đất ngập ngụa bùn
lầy và ruồi muỗi đến phát điên lên. Như chưa đủ khổ, bà chị tôi –
một cô gái xinh đẹp, văn hay chữ tốt, yêu nghệ thuật cổ điển và làm
người nghe rơi lệ khi đọc thơ – bây giờ còn nói pha thêm giọng địa
phương miền Nam. Tôi không nói đến thứ giọng nhẹ nhàng dễ thương vùng
Texas, mà ám chỉ một ngôn ngữ cowboy không lẫn vào đâu được, nghe như
đấm vào màng nhĩ. Tôi vẫn chưa thể tha cho Kyle cái tội lôi chị tôi
đến mảnh đất bất hạnh nọ, cho dù anh ta là một ông anh rể rất tử
tế – ít nhất là chừng nào chưa mở miệng ra.

“Kìa, bé Andy, cứ mỗi lần gặp em lại thấy em xinh ra
hơn. Ở Runway người ta cho bọn em ăn thứ gì vậy?”

Tôi chỉ ước gì tọng luôn một quả bóng tennis vào
mồm Kyle cho anh ta đừng bao giờ phát ra cái giọng Texas ấy nữa, nhưng
anh đã mỉm cười, và tôi chạy ra ôm anh. Giọng anh rất nhà quê, miệng
thì toang toác hay cười, nhưng anh là người đáng mến và say chị tôi
như điếu đổ. Tôi tự hứa với mình là sẽ không rúm người lại nữa,
nếu anh lại mở miệng. “Không phải thức ăn, ở cái nơi mà ăn uống chỉ
là chuyện miễn cưỡng, chắc anh biết rồi. Nếu có chất gì thì chỉ
có thể trong nước uống chứ không ở đồ ăn. Thôi cho qua chuyện đó. Kyle
này, trông anh cũng khá lắm. Hy vọng là anh chăm sóc chị em tử tế ở
chốn làng quê khốn khổ ấy chứ?”

“Andy, đến thăm anh chị đi cưng, đem theo cả Alex, ở đó
các em có thể nghỉ hè ít lâu. Em sẽ thấy, ở đó không dở đâu.” Anh
cười với tôi, rồi quay sang cười với Jill, và Jill cười đáp lại ngay,
vuốt lên má chồng. Sến không chịu nổi.

“Anh ấy nói đúng đấy, Andy, Houston giàu văn hóa và
có nhiều việc để làm. Anh chị muốn em đến đó chơi thường xuyên hơn
nữa. Chỉ gặp nhau ở nhà này thôi thì không hay đâu,” chị vừa nói vừa
đi lại lăng xăng trong phòng khách nhà bố mẹ. “Chị định nói là nếu
em chịu nổi Avon thì nhất định cũng chịu nổi Houston.”

“Andy về rồi à! Jay, con bé thăng quan tiến chức ở
New York rộng lớn về rồi kìa. Bố ra đây với con đi!” Mẹ tôi vừa từ
bếp ra. “Mẹ tưởng con gọi điện khi xuống đến ga.”

“Bà Mayers ra đón Erika về cùng chuyến tàu, cho con
về cùng luôn. Bao giờ có ăn? Con chết đói rồi đây.”

“Có ngay. Con không muốn tắm à? Mọi người đợi được.
Trông con hơi nhàu nhĩ sau chuyến đi. Không sao, mọi người có thể...”

“Mẹ!” Tôi đưa mắt cảnh báo.

“Andy! Con trông rất tuyệt vời. Ra đây ôm bố già của
con một lần nào!” Bố tôi mỉm cười đứng ở hành lang, ông cao lớn và
vẫn rất đẹp ở tuổi gần sáu mươi. Ông giấu hộp xếp vần Scrabble sau
lưng, chỉ cho tôi thấy từ bên cạnh. Đợi đến khi xung quanh không ai để
ý, ông nói: “Bố sẽ hạ con, báo trước đấy.”

Tôi gật đầu cười. Trái với mong đợi, tôi vui mừng
chờ đón bốn mươi tám tiếng đồng hồ tới trong vòng tay của gia đình,
mừng hơn bốn năm qua kể từ khi ra khỏi nhà. Ngày lễ thích nhất của
tôi là lễ Tạ ơn, và năm nay tôi sẽ tận hưởng như chưa bao giờ có.

Chúng tôi tụ tập trong phòng ăn, đào xới trong núi
thức ăn mà mẹ tôi đặt đưa đến nhà vào đêm trước lễ Tạ ơn, một dạng
truyền thống Do Thái. Bánh Bagel, cá hồi, pho mát kem, cá chép trắng
và bánh xèo khoai tây, sắp xếp ngon mắt trên khay bởi những bàn tay
chuyện nghiệp, chỉ đợi được chuyển sang đĩa giấy và ăn bằng dao dĩa
nhựa. Mẹ tôi cười sung sướng nhìn cả nhà lao vào ăn. Trông mẹ rất tự
hào, tựa như phải vất vả cả tuần trong bếp chỉ để cho các con được
no bụng.

Tôi kể cho mọi người nghe về công việc mới, cố gắng
hết sức để giải thích một công việc mà ngay chính tôi cũng chưa hiểu
hết. Tóm lại là tôi cũng thấy buồn cười khi kể về chuyện gọi đem
váy đến và những hôm ngồi gói quà tặng và gửi đi, hay cái thẻ điện
tử nho nhỏ giám sát được mỗi động tác của mình. Thật khó nói ra
bằng lời, tại sao tôi thấy công việc của mình lại quan trọng ghê gớm
đến thế. Tôi kể hết chuyện nọ đến chuyện kia, nhưng chắc là mọi
người vẫn thấy thế giới đó thật xa lạ. Một thế giới cách ngôi nhà
này có hai tiếng đồng hồ theo múi giờ nhưng xa như ở hệ mặt trời
khác. Mọi người gật đầu, mỉm cười và đặt câu hỏi, ra vẻ cũng quan
tâm, nhưng tôi nhận ra là họ thấy mọi thứ đều quá quái dị, quá lạ
lẫm và quá khó hiểu đối với ai chưa từng nghe tên Miranda Priestly –
khác gì tôi trước đây mấy tuần. Cũng chưa hẳn có ý nghĩa gì nhiều
đối với tôi: mọi việc đôi khi có vẻ đầy kịch tính, như một sân khấu
hỗn loạn, nhưng rất kịch động và thú vị. Chẳng phải là một nơi làm
việc cực kỳ thú vị hay sao?

“Andy, con tin là một năm ở đó sẽ ổn chứ? Có thể
sau đó con thích ở Runway lâu hơn thì sao?” Mẹ tôi hỏi, trong khi quét
pho mát lên bánh Bagel mặn.

Tôi ký hợp đồng lao động với Elias Clark, nhận trách
nhiệm làm việc một năm ở chỗ Miranda – nếu không bị sa thải sớm hơn,
đó là một hạn chế không nhỏ. Nếu tôi đủ trình độ, nhiệt tình và
phong độ để hoàn tất công việc thì – điều này không ghi trong hợp
đồng nhưng tôi nghe nhiều người ở phòng nhân sự, cả Emily và Allison
gợi ý – sau đó tôi sẽ được phép mơ đến một công việc như mình thích.
Tất nhiên không ai nói ra, nhưng đều tính đến một công việc tiếp tục
ở Runway hay ít nhất cũng trong công ty Elias Clark, nhưng các khả năng
đều để ngỏ. Ví dụ như tôi có thể viết phê bình sách hay giữ chân
trung gian giữa các nhân vật đình đám của Hollywood và Runway. Mười
trợ lý gần đây nhất từng hoàn thành một năm dưới quyền Miranda, 100%
đều được nhấc lên ban biên tập của Runway, nhưng tôi không vơ cả vào
mình làm gì. Một năm làm việc cho Miranda là biện pháp tối hậu để
tránh được ba đến năm năm hầu hạ nhục nhã ở nơi khác, sau đó tôi sẽ
kiếm ngay một chỗ tử tế hơn.

“Đúng thế. Cho đến giờ ai cũng có vẻ rất tốt. Emily
thì, nói thế nào nhỉ, có thể hơi hăng hái quá, ngoài ra thì mọi
việc đều ổn. Nếu con cứ nghe chuyện Lily than vãn về thi cử hay Alex
phải làm những việc tồi tệ trong tuần, thì con nghĩ là mình rất may
mắn. Có ai mới vào làm hôm đầu tiên đã được tài xế chở đi khắp nơi?
Con nghĩ thật đấy, con nghĩ năm nay sẽ là một năm tốt đẹp, và con vui
mừng đợi Miranda quay về. Con đã sẵn sàng.”

Jill trợn mắt phóng sang tôi một ánh nhìn đầy hàm
ý: “Thôi thôi, được rồi đấy Andy. Mọi người ai cũng biết là hình như
em làm việc cho một con mẹ bị bệnh tâm thần, vây quanh là một lũ
người mẫu da bọc xương. Và em chỉ cố miêu tả mọi thứ toàn màu hồng
vì em lo là đã cho chân vào bẫy.” Nhưng chị chỉ nói: “Andy, nghe rất
thú vị, thật đấy. Một cơ hội nghìn vàng.”

Jill là người duy nhất bên bàn tiệc có thể hiểu tôi,
vì trước khi chuyển nhà đến xứ khỉ ho cò gáy chị đã làm việc cho
một bảo tàng tư nhân nhỏ ở Paris và sinh ra hứng thú với thời trang.
Chị tiếp cận với mốt qua khía cạnh nghệ thuật và thẩm mỹ hơn là
thương mại, nhưng ít nhất cũng đã dính dáng đến mảng thời trang.
“Chúng con cũng có tin vui đây,” chị nói tiếp, đưa tay qua bàn nắm lấy
tay Kyle. Anh đặt tách cà phê của mình xuống bàn và vươn cả hai tay
ra.

“Ôi, cảm ơn Chúa,” mẹ tôi thốt lên ngay và ngồi phịch
xuống ghế, tựa như được ai đó đỡ hộ quả tạ một trăm cân mà bà đã
vác trên từ hai thập kỷ nay. “Cũng đến lúc rồi đấy.”

“Chúc mừng hai con! Bố phải nói là mẹ đã rất lo
lắng. Các con có phải là vừa xong đám cưới đâu. Bố mẹ đã bắt đầu
lo lo...” bố tôi nhướng mày phát biểu từ đầu bàn.

“Hay quá, thế là em sắp được làm dì rồi. Bao giờ
thì nhóc con ra đấy?”

Cả hai đần mặt ra, và một giây dài tôi nghĩ là tất
cả đã nhầm to, và tin “vui” của anh chị chỉ là sắp xây nhà mới to
hơn trong cái vũng lầy mà họ đang sống, hoặc Kyle sau bao cân nhắc đã
rời khỏi công ty luật của bố anh và cùng vợ mở Gallery tranh nghệ
thuật như chị ấy vẫn luôn mơ ước. Có lẽ chúng tôi đã cầm đèn chạy
trước ô tô, quá nóng ruột muốn nghe tin sắp có cháu. Đó là đề tài
mà bố mẹ tôi đem ra bàn luận từ sáng đến tối, tại sao chị tôi và
Kyle – chả gì thì cũng quá ngưỡng băm và cưới nhau bốn năm rồi – đến
giờ vẫn chưa có gì xuất xưởng cả. Trong sáu tháng vừa qua, đề tài
giết thời gian này của gia đình đã phát triển thành ám ảnh ở tầm
khủng hoảng.

Chị tôi hạ ánh mắt xuống. Kyle nhăn trán. Bố mẹ tôi
trông như sắp ngất lịm. Sự căng thẳng như sờ tay vào được.

Jill đứng dậy khỏi ghế và đi qua chỗ Kyle, ngồi lên
lòng anh. Chị vòng tay qua gáy Kyle, ghé lại gần mặt anh và thì thầm vào tai.
Tôi liếc qua nhìn mẹ đang choáng váng, đường nhăn bên khóe mắt hằn sâu phiền muộn.

Rốt cuộc, họ cười khúc khích, quay mặt ra phía bàn và đồng
thanh tuyên bố: “Chúng con sắp có cháu.” Và mọi vật bừng sáng. Và hò hét. Và ôm
nhau. Mẹ tôi nhảy dựng lên, nhanh đến nỗi chiếc ghế đổ lật ra sau và kéo theo
chậu xương rồng cạnh cửa kính. Bố tôi ôm chầm lấy Jill, hôn lên hai má rồi lên
đỉnh đầu. Và lần đầu tiên sau khi cưới, nếu tôi không nhớ nhầm, Kyle cũng được
nhận một cái hôn của bố.

Tôi lấy chiếc dĩa nhựa gõ lên lon nước ngọt và tuyên bố rằng
bây giờ cần một lời chúc. “Tất cả hãy nâng cốc lên nào, nâng cốc chúc Baby sắp
ra đời của họ nhà Sachs.” Kyle và Jill giật mình nhìn tôi. “Okay, con biết rằng
về bản chất thì đó là Baby họ Harrison, nhưng trong tim chúng ta nó là nhà
Sachs. Chúc mừng Kyle và Jill, bậc cha mẹ tương lai tuyệt vời của đứa con tuyệt
vời nhất hành tinh.” Chúng tôi chạm đủ thứ đang cầm trong tay, bất kể là lon xô
đa hay tách cà phê, uống mừng đôi vợ chồng đang tưng bừng và cái bụng mới nhu
nhú của Jill. Trong lúc tôi thu dọn bàn ăn bằng cách tổng hết mọi thứ trên đó
vào túi đựng rác, mẹ tôi tìm cách dỗ Jill lấy tên những họ hàng đã khuất bóng từ
lâu đặt cho cháu bé. Kyle nhấm nháp cà phê và tỏ vẻ hài lòng. Gần nửa đêm, tôi
và bố lẩn ra ngoài để chơi trò Scabble trong phòng làm việc của ông.

Ông bật chiếc máy tạo tiếng động màu trắng, thường dùng khi
có bệnh nhân trong ngày, vừa để át những tiếng động trong nhà cũng như tránh ai
đó trong nhà nghe tiếng ông nói trong phòng khám. Như các bác sĩ tâm lý tử tế
khác, bố tôi có một chiếc ghế nằm bằng da màu xám trong góc phòng, rất mềm, tôi
ưa tựa đầu lên chỗ tì tay, và ba chiếc ghế ngồi dễ chịu như ngồi võng. Ông cam
đoan là dễ chịu như trong lòng mẹ. Bàn giấy của ông đen mờ, trên đó chễm chệ một
màn hình phẳng, sau bàn là chiếc ghế da màu đen có tựa cao và rất êm. Tủ tường
đầy sách về tâm lý học có cửa kính. Một bó thanh trúc cắm trong bình pha lê dưới
sàn nhà và mấy bức tranh đóng khung – những đồ vật duy nhất có màu – làm toàn vẹn
kiểu trang trí hiện đại. Tôi ngồi xuống sàn, giữa ghế nằm và bàn, và bố tôi
cũng làm theo.

“Andy, nói cho bố biết mọi chuyện thực tế ra sao,” ông hỏi,
trong khi trao cho tôi nẹp gỗ để xếp quân. “Bố thấy con rất phấn khích.”

Tôi nhặt bảy quân cho mình và xếp thành hàng cẩn thận trước
mặt. “Vâng, đúng là hai tuần vừa rồi cực kỳ nhộn nhạo. Đầu tiên là chuyển nhà,
sau đó vào làm việc. Một nơi kỳ quái, khó mà diễn tả được. Ai cũng đẹp, gầy và
ăn mặc rất mốt. Và gây ấn tượng tốt. Ai cũng tỏ ra thân thiện, quá thân thiện,
cứ như có bùa mê ấy. Con không biết nữa…”

“Sao? Con định nói gì?”

“Con không nhận ra đằng sau bức màn đó là gì. Có cảm giác
như tất cả chỉ là một cái nhà xếp bằng quân bài, bất cứ lúc nào cũng có thể đổ ụp
xuống đầu mình. Con không nén nổi cảm giác khôi hài là đi làm cho một tạp chí
thời trang, bố hiều chứ? Cho đến giờ, công việc tương đối ngu muội. Nhưng cũng
là một thử thách, vì mọi thứ đều mới cả.”

Ông gật đầu.

“Con biết đó là một công việc khá siêu, nhưng không hiểu nó
giúp gì để sau này tiến đến The New Yorker. Con không có cảm giác yên tâm, mọi
thứ quá trơn tru để tin là có thật. Đầy hứa hẹn. Con có lẩn thẩn không?”

“Bố không nghĩ là con lẩn thẩn, con gái yêu ạ. Bố cho là con
nhạy cảm. Nhưng bố cũng công nhận là con gặp may trong chuyện này. Trong một
năm con sẽ nhìn thấy nhiều điều hơn mọi người trong cả đời họ. Con nghĩ xem! Vừa
ra trường, công việc đầu tiên, và con làm cho người phụ nữ quan trọng nhất
trong tạp chí bán chạy nhất của nhà xuất bản tạp chí lớn nhất thế giới. Con sẽ
được học hỏi nhiều điều, từ vị trí cao nhìn xuống. Nếu con luôn mở mắt quan sát
và không quên những gì thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống thì trong một năm con
sẽ học hỏi được nhiều hơn nhiều người khác trong cả sự nghiệp.”

Ông xếp những chữ cái đầu tiên rồi nói tiếp: “Càng suy nghĩ
kỹ, bố càng tin là sẽ có nhiều sự kiện lớn đến với con.”

“Hy vọng là bố có lý. Vì con đã ngấy việc cắt giấy gói quà đến
tận cổ. Con muốn làm những việc tử tế hơn.”

“Rồi đâu sẽ vào đó, con gái yêu ạ, đâu sẽ vào đó. Hiện tại
con nghĩ là người ta bắt con làm những việc ngớ ngẩn, nhưng con cứ tin bố, đây
mới chỉ là bước đầu của một sự kỳ diệu. Bố có linh cảm như thế. Bố đã nghe
ngóng về bà sếp của con. Bà Miranda này thuộc loại khó nhằn đấy, chắc chắn thế,
nhưng con sẽ mến bà ta. Và bố nghĩ là bà ta cũng sẽ mến con.” Ông áp được quân
của tôi và trông rất thỏa mãn.

“Con hy vọng là bố có lý, con hy vọng thực sự.”

“Bà ấy là tổng biên tập tờ Runway, tạp trí thời trang, chị
biết chứ?” Tôi khẩn khoản thì thào vào điện thoại, cố giấu vẻ thất vọng.

“À, tôi biết chị nói gì rồi!” Julia, nhân viên quảng cáo của
Sách khoa học nói. “Tạp chí nổi tiếng. Tôi thích đọc tất cả những bài của các
cô gái viết về chuyện kinh nguyệt thầm kín. Có phải là chuyện thật không? Chị
có nhớ câu chuyện về…”

“Không, không, không phải tờ họa báo cho lứa tuổi teen. Tạp
chí cho phụ nữ trưởng thành hẳn hoi,” Ít nhất là về lý thuyết. “Chị chưa bao giờ
đọc Runway thật à?” Làm sao có thể thế được nhỉ? “Vâng, tôi đọc từng chữ nhé.
P-R-I-E-S-T-L-Y. Miranda. Vâng,” tôi nói với sự kiên nhẫn vô biên, Tôi tự hỏi,
liệu Miranda sẽ phản ứng ra sao khi nghe kể là tôi gọi điện cho một người chưa
hề nghe thấy tên bà bao giờ. Chắc sẽ không xúc động lắm.

“Vâng, xin chị gọi lại càng sớm càng tốt nếu như có thể, rất
biết ơn chị,” tôi nói với Julia. “Và nếu có biên tập viên chính nào đến, xin chị
nhắn họ gọi lại cho tôi nhé.”

Một buổi sáng thứ Sáu giữa tháng Chạp, chỉ còn mười tiếng nữa
là bắt đầu cuối tuần trong tự do ngọt ngào. Tôi phải gãy lưỡi để thuyết phục cô
Julia mù tịt về mốt ở Sách khoa học rằng Miranda Priestly là một VIP nặng ký để
xông xênh làm ngơ các quy định cũng như phớt lờ mọi logic. Cuộc nói chuyện hóa
ra phức tạp hơn chúng tôi mong đợi. Làm sao mà tôi tưởng Một buổi sáng thứ Sáu
giữa tháng Chạp, chỉ còn mười tiếng nữa là bắt đầu cuối tuần trong tự do ngọt
ngào. Tôi phải gãy lưỡi để thuyết phục cô Julia mù tịt về mốt ở Sách khoa học rằng
Miranda Priestly là một VIP nặng ký để xông xênh làm ngơ các quy định cũng như
phớt lờ mọi logic. Cuộc nói chuyện hóa ra phức tạp hơn chúng tôi mong đợi. Làm
sao mà tôi tưởngtượng ra được rằng cô gái mà tôi định lấy địa vị chủ chốt của
Miranda ra để gây ấn tượng lại chẳng hề biết đến tạp chí thời trang danh tiếng
nhất thế giới – hay bà tổng biên tập noỏi tiếng ở đó? Trong bốn tuần ngắn ngủi
làm chân trợ lý ở đây tôi đã học thuộc một bài – khoa trương thanh thế và nịnh
nọt đơn giản là một cấu thành của công việc. Bình thường ra, chỉ cần nhắc tên
bà sếp là tôi hoàn toàn thành công khi thuyết phục, hăm dọa hay gây sức ép cho
đối tác.

Thật rủi cho tôi, Julia làm việc ở một nhà xuất bản sách
giáo dục. Ở đó các tác giả, dù cho nhỏ nhoi đến mấy như Nora Ephron hay Wendy
Wasserstein, cũng được trân trọng hơn một chuyên gia có thẩm mỹ kiệt xuất về
lông thú. Chuyện ấy thì tôi quá hiểu. Tôi chỉ cần nhớ lại quãng thời gian trước
khi nghe thấy cái tên Miranda Priestly lần đầu tiên và chẳng biết đó là ai - mới
năm tuần chứ mấy. Song tôi cũng biết rằng thời oanh liệt đó nay còn đâu. Tôi
ghen tị với sự hờ hững của Julia, nhưng nó chẳng giúp ích gì cho công việc mà
tôi đang phải làm cả.

Ngày mai, thứ Bảy, tập IV của Harry Potter bất hạnh sẽ ra mắt,
và hai đứa con gái song sinh mười tuổi nhà Miranda muốn có mỗi đứa một quyển.
Thứ Hai mới có sách bán ngoài hiệu, nhưng tôi phải kiếm được sách vào sáng thứ
Bảy – ngay sau khi sách giao cho cửa hàng. Chả là Harry và nhóm bạn phù thủy của
cậu ta đã có kế hoạch bay bằng phi cơ riêng đến Paris.

Tiếng chuông điện thoại dứt tôi khỏi dòng suy nghĩ. Tôi nhấc
máy. Đến hôm nay thì Emily đã đủ tin tưởng để cho phép tôi được nói chuyện trực
tiếp với Miranda. Nói chuyện ở đây có nghĩa là ngót ba chục lần mỗi ngày. Thậm
chí từ xa bà ta còn len lỏi được vào đời tư của tôi và ngự trị trong đó. Từ bảy
giờ sáng trở đi, bà ta bắn sang tôi với tốc độ súng máy hàng tràng mệnh lệnh và
câu hỏi và nguyện vọng cho đến khi tôi thở phào rời văn phòng lúc chín giờ tối.

“Aan-dree-aa? Alô? Có ai ngoài đấy không? Aan-dree-aa!” Vừa
nghe bà réo tên là tôi nhảy bật khỏi ghế. Một giây sau tôi mới định thần nhớ ra
là kỳ thực bà không ở trong văn phòng - thậm chí còn chẳng ở trong nước. Hiện tại
tôi chắc là bà chẳng động đến mình. Emily cam đoan với tôi rằng Miranda không để
ý đến chuyện Allison đã được thăng chức và tôi mới vào làm, vì đó là một chi tiết
chẳng bõ cho bà để ý. Chừng nào có người nhấc điện thoại và cung cấp thứ gì bà
cần thì tên tuổi người đó không quan trọng.

“Tôi không hiểu nổi tại sao chị nhấc máy lên rồi mãi mới trả
lời.” bà phán. Từ miệng bất kỳ ai khác trên quả đất này thì câu này nghe như
oán thán, nhưng giọng Miranda rất lạnh và nghiêm. Như chính bản thân bà. “Trong
trường hhợp chị chưa được thông báo sau từng ấy tuần ở đây: tôi gọi, chị trả lời,
rõ chưa? Có gì phức tạp lắm đâu. Tôi gọi, chịi trả lời, chị thấy mình có đủ khả
năng ấy không Aan-dree-aa?”

Mặc dù Miranda không nhìn thấy tôi, tôi vãn gật đầu như một
đứa trẻ sáu tuổi vừa bị mắng vì trét mì spaghetti lên tường. “Vâng, Miranda,
tôi xin lỗi” tôi khẽ nói, đầu cúi. Trong khi xin lỗi, tôi cảm thấy có lỗi thật,
có lỗi vì không nhận ra giọng bà sớm hơn ba phần mười giây, vì tôi không tức khắc
trả lời khi nhấc máy “Đây là văn phòng Miranda Priestly” mà chậm mất một tích tắc.
Làm sao tôi dám quên rằng thời gian của bà quý hơn thời gian của tôi gấp bội.

“Thôi được. Tốn thì giờ thế là đủ rồi, vào việc đi. Chị đã
xác nhận việc đặt bàn cho ông Tomlinson chưa?” Bà hỏi.

“Rồi ạ. Tôi đã đặt bàn cho ông Tomlinson lúc một giờ ở nhà
hàng Four Seasons.”

Tôi đánh hơi thấy gì rồi. Sau khi bảo tôi đặt bàn ở Four
Seasons cách đây mười phút rồi gọi điện thông báo cho ông Tomlinson, lái xe và
cô trông trẻ về kế hoạch ấy, giờ thì bà ấy lại muốn thay đổi tất cả.

“Tôi thay đổi ý định rồi. Nhà hàng Four Seasons không phải
là nơi thích hợp nhất để ông ấy ăn trưa với Irv. Chị đặt một bàn hai người ở Le
Cirque, và chớ quên thông báo cho ông trưởng nhóm phục vụ bàn là họ muốn ngồi ở
phía cuối nhà hàng. Không chường mặt ra phía trước mà ở phía cuối. Hết.”

Những lần đầu tiên nói chuyện với Miranda, tôi cứ nghĩ là
khi bà chấm dứt bằng chữ “hết” thì thực ra có nghĩa là “cảm ơn”. Ảo tưởng đó chấm
dứt sau tuần thứ hai.

“Tất nhiên rồi, Miranda. Cảm ơn.” Tôi mỉm cười đặt máy. Bên
kia đầu dây tôi cảm thấy bà ngập ngừng, như không biết đáp lại ra sao. Liệu bà
có nghe ra cú chọc ngóay của tôi? Liệu bà có thấy lạ lùng khi tôi cảm ơn vì đã
bị sai bảo suốt ngày? Dạo này tôi bắt đầu nói cảm ơn sau mỗi câu bình phẩm nhạo
báng và mỗi mệnh lệnh độc địa qua điện thoại. Nhất định bà biết tôi có ý châm
chọc, nhưng biết nói gì? Aan-dree-aa, tôi không muốn nghe chị cảm ơn lần nữa
đâu nhé. Tôi cấm chị tỏ ý hàm ơn kiểu ấy! Thật ra thì cũng chẳng lạ, nếu bà ta
phát ra câu ấy.

Le Cirque, Le Cirque, Le Cirque,tôi lẩm bẩm nói đi nói lại,
nhất định tôi phải đặt bàn ở đó càng nhanh càng tốt, để rảnh tay vượt qua thử
thách Harry Potter rõ ràng còn khó khăn hơn nhiều. Người nhận đặt bàn ở Le
Cirque đồng ý tắp lự sẽ có bàn cho các vị Tomlinson và Irv bất cứ lúc nào họ xuất
hiện.

Sau khi lượn một vòng qua ban biên tập, Emily ngó vào hỏi
Miranda có gọi điện không.

“Mỗi ba lần thôi, và không lần nào dọa sa thải tôi cả,” tôi
hãnh diện khoe. “Tất nhiên là bà ấy có nói xa xôi, nhưng không dọa hẳn ra mồm.
Tiến bộ đấy chứ?”

Emily cười, theo cái cách mà cô vẫn cười khi tôi tự lấy mình
ra làm trò cười, và hỏi vị thánh sống Miranda của cô muốn gì.

“Tôi phải đổi chỗ đặt bàn ăn trưa cho Mister Mờ-Cờ-Đờ. Không
rõ tại sao việc đó lại rơi vào tôi, vì ông ấy có trợ lý riêng cơ mà, nhưng
không sao, ai cho phép tôi hỏi ahn cơ chứ.” Mr. Mờ-Cờ-Đờ hay Mù-Câm-Điếc là biệt
danh mà chúng tôi đặt cho ông chồng thứ ba của Miranda. Mặc dù ông ta về bề
ngoài không có gì bất thường, giới thạo tin trong bọn tôi cho rằng ông ta vừa
mù vừa câm vừa điếc, đơn giản vì nếu không thì làm sao một người dễ mến như ông
lại chiu đựng nổi cuộc sống với bà ấy được.

Bây giờ đến lượt gọi điện cho Mờ-Cờ-Đờ. Nếu tôi không kịp
làm thì có thể ông ấy sẽ không tới nhà hàng đúng giờ. Ông vừa bay từ chỗ nghỉ
mát về để làm việc vài hôm, trong đó bữa ăn trưa với Irv Ravitz - chủ tịch hội
đồng quản trị của Elias Clark – là buổi quan trọng nhất. Miranda muốn kỹ càng đến
từng chi tiết, cứ làm như đây là chuyện gì mới. Mờ-Cờ-Đờ tên thật là Hunter
Tomlinson, ông và Miranda vừa cưới hồi Hè năm nay, sau một khởi đầu hi hữu mà
theo tin đồn là Miranda là người tán tỉnh ông trước, còn ông thì e dè. Emily
nói bà bám nhằng nhằng lấy ông như đỉa đói, cho đến khi rốt cuộc ông cũng ưng
thuận vì quá kiệt sức không chạy trốn được nữa. Chồng thứ hai của Miranda (ca
sĩ chính của một ban nhạc hồi cuối thập kỷ 60, bố của cặp song sinh) hoàn toàn
bất ngờ khi nhận được đơn ly hôn từ tay luật sư của Miranda. Mười hai ngày sau
khi hoàn tất thủ tục li dị thì Miranda đã lại lên xe hoa. Mr. Tomlinson tuân lệnh
vợ chuyển đến nhà Miranda ở đại lộ Park Avenue. Tôi mới thấy mặt Miranda một lần
và chưa bao bao giờ gặp Mr. Tomlinson, nhưng tôi đã nói chuyện với họ không biết
bao nhiêu lần, đến nỗi tôi cảm thấy như người trong nhà vậy, chán thật.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3