Bốn năm phấn hồng - Chương 74- 76
74.
Trở về trường
Chương
trình học của năm thứ tư rất ít, chỉ có thực tập với thực tập, tìm việc và tìm
việc, thi tốt nghiệp rồi lại thi nghiên cứu sinh, vẫn chưa tốt nghiệp mà cả trường
học vắng tanh vắng ngắt. Tôi rất ít khi đến trường, mặc dù lúc đó cả ngày tôi ở
Hàn Khẩu chỉ có ngủ mà thôi, nhưng vẫn không muốn đi học.
Cho
đến hôm nay, tôi cảm thấy phát ngán lên rồi. Chán chường cảnh sống chung, chán
việc ở nhà ngủ nướng, cho nên tôi quyết định đi học. Vì trước 8h phải có mặt ở
trường học nên tôi dậy từ 6h30. Tìm mấy quyển giáo trình từ lâu đã bị bụi phủ,
tôi xót xa phủi hết lớp bụi đó đi rồi lên đường.
Trên
đường tới trường, những gánh hàng rong bán đồ ăn sáng vẫn rao đều đều như cũ.
Những quán bánh bao trong ngõ nhỏ vẫn xếp hàng dài như vậy. Những xe ba bánh
bán đồ ăn sáng ở cổng trường vây xung quanh không theo trật tự nào, rõ ràng
quán ăn trong trường không còn đủ sức cạnh tranh với họ.
Nhưng
tôi vẫn quyết định đến nhà ăn ăn sáng, món mì khô ở lầu một là món tủ của nhà
ăn trường tôi. Đến nhà ăn đã là 7h40, đây là giờ nhà ăn đông khách nhất. Ở mỗi
cửa bán đều chật ních các sinh viên trên tay vừa cầm thẻ ăn vừa cầm sách, cái
cách mắng sinh viên bằng tiếng địa phương khi họ không ngừng gây ồn vì sốt ruột,
gõ thìa leng keng để đợi được bán bánh bao và mì khô vẫn y nguyên như cũ. Trước
cửa nhà ăn, sinh viên mua bánh bao và sữa đậu nành đi lại như mắc cửi.
Tôi
bất chợt cảm thấy xót xa. Đã bao lâu rồi tôi không ăn cơm ở trường? Tại sao bây
giờ những điều này lại trở nên lạ lẫm đến vậy, lạ lẫm đến mức trong lòng cảm thấy
hụt hẫng và tiếc nuối?
Ăn
xong, tôi vội vã đến phòng học ở tầng 7. Thang máy vẫn cứ chật ních sinh viên,
có người chen nhau chạy lên trước, có người lại thong thả đi đằng sau. Có một nữ
sinh lưng đeo ba lô, đi một mình, đầu cứ cúi gằm xuống nhìn lớp bụi bám vào
chân cũng đi vào thang máy, cô bé làm tôi bất giác nhớ lại mình. Một hình ảnh
cũng như thế này - cô độc và vô kỉ luật. Cô bé có lẽ rất ương bướng.
Điều
làm tôi ngạc nhiên là trong phòng học dường như chẳng có ai. Gần như chỉ có khoảng
một phần sáu học sinh trong lớp có mặt.
Khi
tôi xuất hiện trước cửa lớp, rõ ràng đã làm mọi người kinh ngạc. Tôi nhìn thấy
Tô Tiêu, còn nhìn thấy cả La Nghệ Lâm nữa. Nhìn thấy tôi Tô Tiêu chào rất niềm
nở, vẫn dùng cái cách chào như ngày xưa "chào vị khách ít lui tới".
Bắt
đầu từ năm thứ hai, mỗi lần tôi xuất hiện ở giảng đường đã có người dùng những
từ như thế này để chào tôi. Tôi nghe mãi đã thành quen. Không lấy làm ngại
ngùng. Nhưng lần này, nó lại làm tôi cảm thấy xấu hổ.
Bốn
năm học đại học, thời gian tôi ngủ còn nhiều hơn cả thời gian ngồi trên ghế nhà
trường. Ở nơi dây có ánh mặt trời rực rỡ, có không khí trong lành, có những
gương mặt tràn đầy sức sống.
Tôi
nhận thấy rằng thời gian ở trường của tôi ngày càng ít, mỗi ngày qua đi lại mất
thêm một ngày, buồn bã thất vọng. Cảm giác xót xa. Bất lực.
Hôm
đó tôi ở lại trường cả ngày, khi trở về nhà tôi nói với anh ấy, tôi phải quay
trở lại chỗ cũ. Tôi biết anh ấy rất yêu tôi, nhưng anh ấy tôn trọng và hiểu cho
sự lựa chọn của tôi.
75.
Một ngày đáng xấu hổ
Viết
đến đây, kì thực cũng đã đi đến phần cuối của cuốn tiểu thuyết.
Tôi
không muốn viết về năm thứ tư. Bởi vì, viết về năm thứ tư khiến tôi cảm nhận
sâu sắc cuộc sống sinh viên của mình thực sự đã kết thúc, đến bây giờ tôi mới
phát hiện ra tôi vẫn còn lưu luyến lắm với trường học, với cuộc đời sinh viên của
mình. Tôi không nỡ nghĩ về một trang kết.
Năm
thứ tư có rất nhiều chuyện. Rực rỡ sắc màu. Các bạn vẫn đang đợi tôi kể, phải
không?
Vậy
trước tiên tôi sẽ kể cho các bạn về lối thoát của chính tôi.
Khi
mà tôi bận tối mắt với lí lịch, thì Ban tuyên giáo của Đảng uỷ trường tìm tôi,
bởi vì Ban tuyên giáo cần tuyển một người ở lại trường, khoa đã tiến cử tôi.
Lúc đó tôi vui sướng quá chừng, những sinh viên năm thứ tư đã từng đi tìm việc
sẽ hiểu được cảm giác của tôi lúc đó. Đương nhiên, khoa cũng tiến cử cả một người
khác nữa. Một nữ sinh có tiếng tăm về lĩnh vực viết tin vắn.
Như
vậy, các thầy ở khoa đã nói với tôi chuyện này, và hẹn thời gian, địa điểm thử
sức. Nhưng sự việc tiếp theo ngoài sức tưởng tượng của tôi. Trước khi đi thử
bút, một thầy trong khoa đã gọi tôi đến phòng làm việc của ông.
Sau
khi vị thầy giáo đó hoà nhã thân mật mời tôi ngồi xuống, hỏi tôi một chút về những
vấn đề chính, chẳng hạn như tình hình công việc học tập bốn năm qua, về số lượng
bài viết của tôi, cuối cùng, ông hỏi tôi một câu: "Khi thực tập, em ở Hàn
Khẩu phải không? Khi đó em ở ngoài à?"
Tôi
im lặng, giả vờ bình tĩnh, nhưng tim trong lồng ngực đã đập hơn 100 lần một
phút. Lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi. Tôi không biết nhà trường sẽ xử lý việc này
như thế nào. Tôi muốn chối bay, nhưng lại sợ trường học có chứng cớ xác thực,
chẳng hạn như có một vài bức ảnh tôi chụp ở phòng mình, mặc dù biết rõ ràng là
không thể, nhưng khi con người ta lo lắng thì trí tưởng tượng thường rất phong
phú, thậm chí tôi đã nghĩ có người muốn hại tôi nên đã thuê thám tử theo dõi
tôi.
Vậy
coi như là đi tong cơ hội ở lại Ban tuyên giáo của Đảng uỷ trường, nhất định
nhà trường sẽ truy cứu đến chuyện sống chung của tôi, theo quy định của trường
thì có thể sẽ bị đuổi. Tôi chợt nhớ lại bản quy định về giáo dục đạo đức của
nhà trường hồi tháng 4 năm 2003...
Tôi
vẫn giữ thái độ im lặng, nhịp tim đã lên tới 120 lần một phút. Tôi không rõ
thái độ của ông thầy này là thế nào. Rốt cuộc ông ấy muốn tôi nhượng lại cơ hội
này cho người khác, hay là muốn ép tôi vào đường cùng? Vào lúc tôi sắp tốt nghiệp
lại chụp lên đầu tôi cái tội sống thử để xoá bỏ tư cách sinh viên của tôi hay
sao?
Tôi
nổi hết da gà.
Sợ
run lên.
Ông
ấy cười cười, đúng là tiếng cười độc hữu của giai cấp quan liêu, từ trong lồng
ngực phát ra, khặc khặc trong cổ họng, đến là chối tai.
Ông
ấy tiếp tục nói: "Nghe nói bốn năm đại học em chưa từng tham gia lớp bồi
dưỡng tại trường Đảng?"
Nghe
ông ấy nói câu này, tôi đã hiểu được ý của ông ta. Để vào được Ban tuyên giáo,
đặc biệt là Ban tuyên giáo của Đảng uỷ, nếu bạn chưa từng tham gia lớp bồi dưỡng
tại trường Đảng, thì muốn vào đó chỉ là mơ ước hão huyền, đũa mốc chòi mâm son.
Cho nên ông ta đã ngầm ý bảo với tôi, dù gì tôi cũng không thể chen chân vào được
Ban tuyên giáo của Đảng uỷ trường, cũng như cơ hội thử bút coi như đã đi tong.
Tôi
đã hiểu. Tôi đã hiểu hết. Kẻ thức thời là người tuấn kiệt. Có người đã thay thế
vị trí này của tôi. Chỉ khổ nỗi số bài viết của tôi cũng không nhiều, không đạt
được một số yêu cầu của Ban tuyên giáo Đảng uỷ trường. Cho nên tôi phải chủ động
rút lui, vậy kẻ giấu mặt kia mới có thể đàng hoàng lộ diện.
Tôi
nói rất bình tĩnh: "Thưa thầy, những người giỏi trong lớp em rất nhiều, mấy
đợt tổ chức lớp bồi dưỡng của trường Đảng em đều không tham dự, đây là lỗi của
em, không tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của nhà trường, không theo kịp bước đi
của Đảng, nhưng có điều không phải em không muốn vào Đảng, thực sự em rất muốn
tham gia lớp bồi dưỡng để sớm có thể vào Đảng. Bây giờ em rất hối hận, nhưng em
biết hối hận cũng không kịp nữa. Phải không ạ?"
Nói
đến đây, tôi ngừng lại một chút, làm ra vẻ hỏi han. Ông ta cười, rồi lại thở
dài một cái.
Tôi
biết ông ta có ý để tôi tiếp tục nói. Tôi nuốt nước bọt, thật sự lúc đó tôi muốn
nhổ thẳng nó vào mặt cái lão hói đầu, béo phị này, tôi tiếp tục nói: "Cho
nên, em bỏ lỡ cơ hội tiến cử này."
Suốt
buổi nói chuyện tôi hết sức bình tĩnh. Còn vị "ân sư" này chỉ có hai
việc làm là cười và thở dài.
Nói
xong tất cả những điều này, tôi ngoan ngoãn đứng ở đó. Hi vọng ông ta không tiếp
tục vặn hỏi, thời gian thực tập có phải tôi đã ra sống ở bên ngoài không.
Trong
bụng tôi liên tục niệm, nam mô A Di Đà Phật, nam mô A Di Đà Phật.
Ông
ta cười chán rồi lại thở dài nói: "Được rồi. Vậy em hãy về trước đi! Nhưng
em phải rõ một điều là, em đến làm việc ở bất kì cơ quan truyền thông nào, tư
cách đảng viên cũng rất quan trọng, cô bạn trẻ ạ!"
Ông
ấy không truy cứu chuyện sống chung của tôi! Ông ấy vốn dĩ đã không truy cứu
chuyện này! Tôi biết rồi, đây là một âm mưu. Không phải muốn tôi chết, mà muốn
tôi cuốn xéo đi.
Một
tuần sau, tôi nghe sinh viên trong lớp nói, La Nghệ Lâm có thể sẽ ở lại Ban
tuyên giáo của Đảng uỷ trường. Mọi người bàn luận xôn xao, đoán lí do của chuyện
này là vì, La Nghệ Lâm đã tham gia lớp thử bút của Ban tuyên giáo Đảng uỷ. Khoa
của tôi được hai người, một là nó và người còn lại là người viết tin vắn giỏi hất.
Đúng rồi, đúng rồi, không là nó thì còn ai vào đây nữa. Người ta dốc hết tâm
trí, cần cù tậm tuỵ, kiên nhẫn miệt mài, hết sức nỗ lực, ra sức nịnh nọt, người
ta dễ dàng thế đấy! Còn mày không phải đã lại để cơ hội ở lại trường cho người
ta sao, mày có thể bì được với kiểu cười tươi như hoa, ngọt như mật của nó sao?
Cho
nên, tôi phải lo lắng thay cho người khác, tôi nói cho bạn biết, bạn có giỏi
giang đến mức nào, có cạnh tranh đến cùng hay không thì bạn vẫn chết thảm hại.
Đây là bài học thất bại của tôi.
La
Nghệ Lâm, tôi mãi mãi sẽ không quên cái tên này. Tôi không độ lượng như tôi tưởng
tượng. Xem cuốn tiểu thuyết này thì các bạn có thể hiểu tôi ác cảm với nó sâu sắc
đến mức nào.
La
Nghệ Lâm, cô có tài có đức gì? Tôi nhớ lại lúc kết thúc việc phân phòng ngủ, cô
ta khóc chạy ra khỏi phòng ngủ nói, chúng tôi quá hẹp hòi với cô ta. Có lẽ, sự
thật là chúng tôi không bì được với cô ta. Cô ta lợi hại hơn chúng tôi rất nhiều.
Cô ta rất có bản lĩnh, so với những kẻ sống thong dong như chúng tôi thì cuộc sống
của cô ta rất có quy củ. Cho nên, cô ta khác với chúng tôi, cho nên chúng tôi sợ
cô ta và chèn ép cô ta. Sự nhiệt tình của cô ta đối với chúng tôi thực tế chỉ
là một nỗ lực uổng công vô ích. Cô ta càng gần gũi thì chúng tôi lại càng xa lánh.
Sau
đây, tôi sẽ nói cho bạn biết bí mật thật sự của việc La Nghệ Lâm ở lại trường.
Cô ta đã lên giường cùng một nhân vật quan trọng! Tôi muốn viết thật chi tiết
chương này. Bởi vì nhất định sẽ rất thú vị. Không phải tình yêu thầy trò, mà là
một sự trao đổi. Trao đổi thể xác. Trên lớp đã bàn luận xôn xao. Mọi người ai nấy
đều coi khinh La Nghệ Lâm, cười nhạo La Nghệ Lâm đã bán rẻ linh hồn và thể xác
của mình. Ai cũng vạch rõ một giới hạn rõ ràng với La Nghệ Lâm. Tất cả bạn học
trông ai cũng lộ rõ vẻ thánh thiện. Vậy là, La Nghệ Lâm trở thành một cô gái
danh nhơ tiếng xấu. Cô ta sẽ mãi mãi không thể rửa sạch vết nhơ, cả đời cũng
không ngẩng mặt lên được.
Ha
ha...! Viết đến đây tôi bỗng cười lên một tiếng.
Tôi
lại tiếp tục nói với bạn chân tướng sự việc. Thực sự việc đoán được kẻ giấu mặt
đó là tôi đã tự an ủi mình. La Nghệ Lâm lợi không bù hại vừa nhục vừa đáng
thương. Cho nên, có lẽ các bạn cũng đoán được tôi đã tức giận như thế nào khi bị
mất cơ hội này. Tôi không muốn đánh cô ta, cũng không muốn mắng chửi cô ta, tôi
đã chọn cách viết thành truyện để làm nhục cô ta. Điều này giúp tôi hả giận hơn
là cho cô ta một cái bạt tai hay đá cho cô ta một cái. Tôi cũng đáng thương như
cô ta nhưng không nhục nhã giống cô ta. Tôi cũng đã nhìn thấy người đi tìm việc
đông như kiến. Tôi cũng biết, những nữ sinh quanh tôi để tìm được một công việc
tốt cũng chẳng từ thủ đoạn nào. Tôi rất sợ ra trường bị thất nghiệp. Nếu không
tìm được việc làm thì ai sẽ nuôi tôi. Nhưng, tôi lại để tuột mất cơ hội này,
tôi phải tỏ ra mình vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra, như thế mới
thể hiện sự độ lượng và cao thượng của tôi, mới phù hợp với tiêu chuẩn hành vi
đạo đức của tôi từ trước tới giờ.
Sự
khó chịu trong lòng tôi chỉ có thể cởi bỏ thông qua việc nói xấu người khác
trong cuốn tiểu thuyết này. Chẳng hạn như miêu tả về quan hệ tình ái giữa La
Nghệ Lâm với một vị có quyền chức nào đó.
Tôi
vẫn giữ thái độ im lặng cho đến bây giờ. Bởi vì tôi là Dịch Phấn Hàn, mọi người
luôn coi tôi là người vượt ra khỏi cuộc sống của khuôn viên trường học. Thực ra
tôi không phải là đồ bỏ đi, cho đến bây giờ khi nghĩ lại việc này tôi vẫn rất rất
căm hận.
76.
Bức người ngay thẳng làm điều xấu xa
Nếu
bảo vệ luận văn là lợn, thi nghiên cứu sinh là chó thì tìm việc làm còn không bằng
chó lợn.
Sau
khi vị trí ở Ban tuyên giáo Đảng uỷ bị hành vi đen tối của La Nghệ Lâm cướp đi
mất, tôi bắt đầu bước vào cuộc sống không bằng chó lợn.
Tôi
muốn làm cô giáo. Tôi cũng muốn làm trong ngành truyền thông. Tôi từ bỏ cái
dáng vẻ và sự thanh cao vốn có, tôi học cách viết lên những bản sơ yếu lí lịch
đẹp đẽ nhất giống như họ, khoác lác đến tận mây xanh. Hòng tạo cho những đơn vị
tuyển dụng một ảo giác là, nếu ông bà không dùng tôi, ôi cha mẹ ơi, như vậy là
ông bà đã thiệt lớn rồi, đơn vị của ông bà cũng sẽ sụp đổ thôi. Nếu như ông bà
dùng tôi, bảo đảm rằng ông bà như được hồi sinh, như chuyển lỗ thành lãi, lợi
nhuận hằng năm sẽ tăng lên gấp mấy lần.
Cuộc
sống vốn đã dồn con người ta trở thành nô lệ cả. Tìm việc làm đã bắt tất cả
sinh viên mới tốt nghiệp sử dụng mọi ngón nghề vốn có để tạo nên cơ hội. Tất cả
đều là những hình thái biến tướng của quá trình "bức người ngay thẳng làm
điều xấu xa". Học cách tính toán, học cách nịnh bợ, học cách tìm một ông
chủ thích hợp, tìm kiếm tất cả những cơ hội có được việc làm. Còn các loại chứng
chỉ tư cách cấp bốn, cấp sáu chính là những chứng từ bảo hiểm, chỉ khi nào tìm
việc làm mới lấy ra dùng, sau đó không một ai muốn nhặt nó lên, lau rửa sạch sẽ
rồi dùng lại lần thứ hai. Đi tìm việc làm sau khi tốt nghiệp cũng giống như việc
mang một bào thai, cho dù bạn cho rằng khi mang thai, sẽ có khả năng bào thai
đó bị dị dạng, nhưng dù là dị dạng thì cũng phải chín tháng mười ngày hay là bốn
năm sau mới có thể biết được.
Bước
vào xã hội chính là quá trình "bức người ngay thẳng làm điều xấu xa".
Bỏ lại tất cả những sự tôn nghiêm, tự hào, quy củ, chỉ mong tìm được một người
mua, có người mua, chỉ cần giá cả không quá tệ, tôi sẽ bán cho các anh.
Điều
đáng buồn hơn là hình thức tìm việc làm khắc nghiệt đến mức cứ cho là bạn đồng
ý bán rẻ đi chăng nữa thì vẫn cần phải cạnh tranh vào vị trí tuyển dụng. Cạnh
tranh như thế nào? Phải học một vài bậc đàn chị trong việc lấy ảnh chân dung
nghệ thuạt đặt lên trên sơ yếu lí lịch làm trang bìa. Phải học những bậc đàn chị
đã viết vào mục sở trường là hút thuốc, uống rượu, làm bạn nhảy. Phải học những
bậc đàn chị đã viết rõ cả số đo ba vòng trong sơ yếu lí lịch, làm cho người ta
phải chú ý đến số đo vòng ngực của mình là 90. Phải học những bậc đàn chị đã vì
tranh giành một vị trí công việc mà không từ thủ đoạn...
Muốn
khóc mà không khóc được. Lấy gì để cứu giúp chúng tôi đây, hỡi những chị em
thân yêu!