Quan Và Lại Ở Miền Bắc Việt Nam - Chương 7 - Phần 1
Chương
7
TIẾN
TỚI MỘT NGHỀ MỚI (1899 – 1912)?
Vào bước ngoặt của thế kỷ, việc tập trung hóa quyền
lực nhà nước do Paul Doumer khởi xướng đã vấp phải nhiều trở ngại. Việc quản lý
nghề làm quan từ bổ nhiệm, thăng chức đến thuyên chuyển giao hoàn toàn cho phủ
thống sứ chuyên trách đã bị các quan Việt Nam chống đối kịch liệt. Ngoài ra, những
biện pháp cải cách chế độ quan lại triển khai dưới thời Lanessan đã không đem
lại kết quả mong đợi. Việc chồng chéo giữa quy định của nhà nước thuộc địa với
các đạo dụ của Triều đình đã gây ra tâm trạng hoang mang lẫn lộn. Paul Beau
thấy được cần phải phục hồi giá trị của nghề làm quan dựa trên những quy định
rõ ràng. Đúng vậy, quan lại có ủng hộ ông ta không, còn do thành công của chính
sách đó.
Một vài cải cách chủ yếu như quy chế ban hành năm
1912 đã không đem lại kết quả do các sự kiện năm 1908. Toàn quyền Paul Beau đã
đổi mới chế độ quan lại như thế nào. Và ông đã phỏng theo quy định của Triều
đình đến mức nào?
Con
đường vào quan trường
Việc tuyển dụng quan
Vào giữa những năm 1890, bắt đầu giai đoạn quá độ từ
chế độ quan lại thời chinh phục sang chế độ quan lại thời quản lý. Các quân
nhân và nhân viên tạm thời được giao quyền cai trị đã tỏ ra không thích đáng
phải nhường chỗ cho những người cai trị thật sự. Việc giao lưu giữa quan chức
Pháp và Việt ngày càng dễ dàng hơn vì ngày càng có nhiều tú tài, cử nhân thông
thạo quốc ngữ và cả tiếng Pháp. Việc tuyển dụng các thông ngôn, bang tá và từ
hàn (thư ký riêng) không cần thiết nữa. Thêm nữa phải thu hẹp con đường đi vào
quan trường để có sức hấp dẫn hơn.
Hình 35 - Ban vinh hàm (1889)
Nguồn: ANV-RST 72003. Code civil en caractères.
Extraits des ordonnances royales.
Công cụ đầu tiên của chính sách này là những người
hiến tiền
bạc được ban phẩm hàm, nhưng không được bổ đi làm
quan nữa.
Trước 1884 vì nhu cầu công quỹ cần tiền, Triều đình
có thể bán các tước hàm, ai cũng có thể mua được phẩm hàm cao thấp tùy theo số
tiền bỏ ra. Năm 1889, trong khuôn khổ quy định trước khi có chế độ thuộc địa,
Triều đình đã ban dụ phân biệt hai hạng người mua phẩm hàm. Một hạng gồm những
người thường và một hạng gồm những nho sĩ đã trúng tuyển kỳ thi hàng năm hay ba
năm một lần. Hạng thứ nhất được hưởng phẩm hàm quan văn (gọi là văn giai) còn
loại thứ hai được hưởng phẩm hàm quan võ (bá hộ).
Những phẩm hàm này chỉ có tính chất thuần túy danh
dự được bán với giá rất cao nhằm can ngăn người mua. Tuy nhiên văn bản đạo dụ
năm 1889 bắt chước đạo dụ năm 1881 mở ra ngạch quan lại cho những ai được hàm
thất phẩm đến tứ phẩm. Cử chỉ hào phóng của tư nhân đã được nhiều lần khen
thưởng cuối thế kỷ XIX. Như năm 1893 nạn đói xảy ra sau vụ lụt ở huyện Phụ Dực,
Miribel, công sứ Thái Bình cho ban phẩm hàm cho các chức dịch đã bỏ tiền cứu
trợ trước khi phân phát hai ngàn đồng bạc của thống sứ Bắc Kỳ giúp nạn nhân.
Một thí dụ khác, trong việc tu bổ đê điều Hoàng Xá nhiều chức dịch trong tỉnh
Hưng Yên được ban phẩm hàm giữa những năm 1893 và 1896. Cuối cùng đến năm 1896
theo lệnh của toàn quyền Rousseau[562]nhiều
người ở Hà Nội cũng được ban phẩm hàm vì đã bỏ tiền mua gạo giúp dân nghèo đói
không phân phối được đồ cứu trợ.
[562] ANV-RST 46420.
Quy định cũng thưởng cho những ai góp phần việc khai
quật các mồ mả vô thừa nhận (nghĩa trủng). Ai quyên hiện vật tiểu sành, thóc
lúa, đồ vật linh tinh khác hoặc quyên tiền tám trăm quan (một trăm hai tám đồng
bạc) thì được ban phẩm hàm bá hộ tòng cửu phẩm. Ai bỏ thêm một ngàn quan (một
trăm sáu mươi đồng bạc) thì được thăng lên một trật. Đây là một số tiền đáng
kể, tương đương chín mươi năm phục dịch[563].
[563] Dụ
tháng 8/1893 trong ANV-RST 72003.
Hãy lấy trường hợp của Hoàng Đức Trang làm thí dụ.
Ông làm án sát Tuyên Quang. Nhiều hài cốt của nạn nhân trong thời kỳ “bình
định” rải rác nhiều nơi trong tỉnh. Bởi vậy năm 1903 ông gợi ý thành lập một
hội từ thiện để người chết được an nghỉ bằng cách quyên tiền mua vải liệm và
những cỗ tiểu sành để khai quật hài cốt và di dời về nghĩa địa làng Ỷ La gần
Tuyên Quang[564].
[564] ANV-RST
4209. Au sujet d’une société de
bienfaisance que le quan án Hoàng Đức Trang veut constituer à Tuyên Quang pour
l’exhumation et le transport des restes mortels (1903).
Nếu Triều đình phong kiến rồi nhà nước thuộc địa
định dựa vào chức dịch các làng quyên góp tiền để bù đắp thiếu hụt về tài chính
thì ngược lại sẽ tạo cơ hội phát triển nhiều quyền lực địa phương cạnh tranh
với chính quyền trung ương. Không có gì ngạc nhiên khi thấy vấn đề được đem ra
tranh luận khá lâu. Chúng ta hãy xem xét các cuộc thảo luận diễn ra vào các năm
1899-1903 và 1910.
Từ 1899, thống sứ Bắc Kỳ đã tham khảo công sứ các
tỉnh về việc có nên áp dụng dụ năm 1881 liên quan đến phẩm hàm danh dự (vinh
hàm) đã ban thưởng cho những người đóng góp vào việc công ích. Theo viên
thống sứ việc này có hai cái lợi chính trị và tài chính: nó đem lại “nguồn thu
nhập đặc biệt” và để đối phó lại với những “kẻ gây rối” đã bán bằng sắc giả.
Việc tham khảo này cũng đáp ứng một đòi hỏi cần làm sáng tỏ. Khác với đạo dụ
1881, đạo dụ 1889 đang có hiệu lực không nói rõ các phẩm hàm sẽ được ban cấp
trong hoàn cảnh nào? Tất cả chín viên công sứ đều phát biểu ý kiến. Hai người
ủng hộ áp dụng dụ đầu tiên năm 1881, nhưng có thêm vài sửa đổi nhỏ. Bốn người
khác đề nghị thu hẹp việc áp dụng dụ đó. Còn lại ba người đưa ra ý kiến không
tán thành về mọi phương diện. Đa số các công sứ có mặt (tám trên chín) đều cho
rằng trái với dụ 1881 những người có phẩm hàm danh dự không được bổ nhiệm quan
chức và yêu cầu việc cấp các bằng sắc đó chỉ là ngoại lệ để không làm mất giá
trị chế độ quan lại. Hăng hái hơn những người khác, Damade đã phát biểu:
Các điều khoản đó có thể không có gì bất tiện (…)
trong thời kỳ loạn lạc. Nhưng ngày nay việc ban cấp phẩm hàm như thể có thể dẫn
đến chỗ coi thường quan chức và xóa bỏ việc học hành nghiêm chỉnh đi đến hạ
thấp nhiều trình độ đạo đức và tri thức của nhân viên bản xứ. Trái lại chúng ta
phải quan tâm nâng cao để có được nền cai trị tốt đối với đất nước[565].
Việc bán các phẩm hàm trá hình theo nhận xét của
phần lớn các công sứ có thể đem lại hai nguy cơ: tạo ra một nhóm người ăn trên
ngồi trốc bị dân chúng căm ghét, làm hủy hoại quyền lực của chánh tổng và tri
huyện. Chỉ riêng việc có thể tăng lên chánh ngũ phẩm tức là hơn một trật so với
tri huyện gây nên một thế lực rằng tính chất danh dự sẽ không bao giờ bị hoàn
toàn xóa bỏ. Còn hai công sứ khác chủ trương nguồn lợi thu được bằng cách bán
phẩm hàm phải được sử dụng ngay tại nơi ban cấp phẩm hàm nếu không dân chúng sẽ
tưởng rằng những khoản tiền mua phẩm hàm chẳng khác nào một khoản thu thuế[566].
Thế mà việc thu tiền bán phẩm hàm đó đã gây nên sự bài xích của các chức dịch
trong làng nói chung. Những lo sợ đó không phải là vô căn cứ. Đối với làng xóm,
việc nhà nước thuộc địa bán phẩm hàm lấy tiền là có hại về mặt tài chính vì nó
gây ra cuộc cạnh tranh mua bán phẩm hàm danh dự. Điều này về lý thuyết làm cho
làng xóm phải ứng phó với những khoản chi tiêu không có trong dự kiến như tu bổ
đình chùa. Thực ra những việc mua bán đó giúp cho làng thu thêm được những món
tiền lớn.
[565] ANV-RST 46420.
[566] Như trên.
Năm 1903 một số người mong muốn theo tinh thần đạo
dụ 1889 xin được ban cấp phẩm hàm đổi lấy những khoản quyên góp lớn bằng tiền
mặt mà họ muốn dùng vào việc xây thêm bệnh viện ở Bắc Kỳ. Thống sứ Bắc Kỳ nhắc
nhở chỉ nên ban thưởng bằng phẩm hàm trong trường hợp đặc biệt để loại trừ
những tham vọng nhiều mánh khoé “muốn đi vào con đường làm quan bằng mọi cách”.
Nhằm mục đích đó, thống sứ Bắc Kỳ muốn tăng gấp đôi giá bán phẩm hàm so với số
tiền ghi trong đạo dụ, cũng bởi từ 1884 đến 1903 giá trị đồng tiền đã giảm đi
một nửa. Những người được ban phẩm hàm đều không phải đóng thuế nên thông tư
của phủ thống sứ còn nói rõ số tiền mua phẩm hàm không được thấp hơn hoặc bằng
số tiền thuế được miễn giảm.
Mặc dù những yêu cầu không nên ban phát bừa bãi phẩm
hàm để lấy tiền sung công quỹ nhưng vấn đề vẫn còn tranh cãi lâu dài. Bằng
chứng là bài báo của Maurice Violette, nghị sĩ quận Eure-et-Loir đăng trên
báo Réveil national et de l’Action républicaine (Thức tỉnh
quốc gia và Hành động vì nền Cộng hòa) ngày 17 tháng 12 năm 1910 đã nêu lên
trường hợp của công sứ Nam Định không được lệnh trên mà đã bán phẩm hàm cho
những người Việt Nam giàu có để lấy tiền mở rộng khu điều trị phải trả tiền của
bệnh viện tỉnh. Nghị sĩ Maurice Violette khẳng định rằng “đây là biện pháp hành
chính thông dụng mà các viên công sứ Pháp áp dụng để có thể có các khoản phụ
thu cho ngân sách bằng cách bán phẩm hàm” và chính thống sứ Bắc Kỳ không bao
giờ khước từ việc cho phép áp dụng những biện pháp như thế. Tuy nhiên đối chiếu
với tài liệu lưu trữ còn lại người ta thấy lời buộc tội của ông nghị M.
Violette chưa hẳn đã có cơ sở. Từ năm 1903 đến 1910, trong mười một đơn xin mua
phẩm hàm thì bốn đã bị bác.
Bảng 33 - Tình hình cấp vinh
hàm từ 1903 đến 1910
Năm |
Lý do |
Tỉnh |
Quyết |
1903 |
nghĩa trủng |
Hà Nội |
đồng ý |
“ |
“ |
Bắc Ninh |
“ |
“ |
“ |
Tuyên Quang |
bác đơn |
“ |
xây bệnh viện |
Thái Bình |
đồng ý |
“ |
“ |
Bắc Giang |
“ |
“ |
“ |
Nam Định |
“ |
3/1909 |
“ |
“ |
“ |
6/1903 |
“ |
Bắc Ninh |
bác đơn |
8/1910 |
“ |
Hưng Yên |
“ |
9/1910 |
? |
Thái Bình |
đồng ý |
“ |
xây văn chỉ |
Hải Dương |
bác đơn |
Nguồn: ANV-RST 4209, 46420
Thực tế, nghị sĩ Violette đã viết bài báo căn cứ vào
những tố cáo chống lại khâm sai Lê Hoan, người cầm quân đánh dẹp lực lượng Đề
Thám. Để làm hại toàn quyền Klobukovski lúc đó đang nghỉ phép ở Pháp, những đối
thủ của ông đã buộc tội Lê Hoan đã ồ ạt bán phẩm hàm (tạm thời). Sau đó toàn
quyền Picquyé đã mở cuộc điều tra và kết luận hiện tượng đó có thật nhưng đã
minh oan cho Lê Hoan. Tuy nhiên cuộc điều tra cũng cho biết việc bán quan tước
đã tổ chức trong đám thân cận khâm sai Lê Hoan và ước tính mỗi trật phẩm hàm
(tạm thời) một trăm năm mươi đến năm trăm đồng bạc Đông Dương. Tuy nhiên người
ta cho rằng bản báo cáo điều tra thiếu tính khách quan: người ta đã trực tiếp
thẩm vấn Lê Hoan. Ngoài ra người ta cũng nhắc lại rằng các cá nhân có thể bỏ
một số tiền ít hơn có thể mua được phẩm hàm hợp thức và vĩnh viễn mỗi khi nhà
nước thuộc địa mở cuộc lạc quyên cho các công trình từ thiện hay công ích[567].
[567] ANV-RST 21341 Au sujet de l’octroi de grades de mandarinat
aux donateurs de l’Etat. Accusation portée contre le khâm sai Lê Hoan d’avoir
fait le trafic de brevets provisoires (1904).
Khuyến khích nghĩa cử của các thân hào cũng là góp
phần làm cho xã hội thừa nhận việc không phải đi thi mà vẫn bỏ tiền mua được
chức quan hay được ban cấp phẩm tước. Giữa ý nguyện của các thân hào kỳ mục và việc
bảo vệ chế độ quan lại, các nhà cầm quyền thuộc địa mặc dù do dự như đã phân
tích trên đây đã nghiêng về phía quan lại.
Vậy phải hạn chế hay đa dạng hóa quy chế tuyển dụng
quan lại? Đây phải chăng là một khía cạnh nữa phải quan tâm trong chủ trương cải
tiến quan trường?
Các quan tương lai bắt buộc phải qua trường hậu bổ[568]và
sự đa dạng hóa việc tuyển dụng tri phủ tri huyện là hai vấn đề gây nhiều tranh
cãi nhất trong ủy ban cải cách quan trường năm 1908 cũng như năm 1911[569].
Ba hạng viên chức được nêu tên trong các cuộc tranh luận: viên chức tòng sự tại
các Tòa sứ tỉnh hay Phủ toàn quyền, những nhà khoa bảng đã có tên trong bảng
vàng các khoa thi truyền thống không học trường hậu bổ và các lại viên của các
quan. Nếu như từ cuối những năm 1890 những nhà khởi xướng cải cách đều đồng ý
với nhận xét rằng các quan phải biết nghề và thạo nghề làm quan thì họ còn
tranh cãi với nhau về ý nghĩa của từ ngữ chuyên nghiệp hóa nên hiểu như thế
nào? Hơn nữa chuyên nghiệp hóa không thể xem xét như một quá trình tách rời
khỏi bối cảnh chính trị.
[568] ANV-RST 46464.
[569] BAT,
1912, tr.724, ANV-RST 46464
Lúc đầu việc tuyển sinh được bênh vực vì lý do khó
khăn trong tuyển dụng quan chức: số lượng tốt nghiệp trường hậu bổ quá ít không
đủ lấp vào chỗ trống trong hệ thống cai trị địa phương. Khi tổ chức lại nhà
trường năm 1903 người ta dự kiến sĩ số có lên tới ba mươi người. Con số này là
kết quả tính toán các chỗ trống các quan cấp cao trong bộ máy cai trị bản xứ
trong khoảng cách từ khóa này đến khóa sau tức là trong thời gian ba năm. Trong
trường hợp lập thêm các tỉnh huyện mới thì đội ngũ tốt nghiệp trường hậu bổ một
cách bình thường rõ ràng là không đủ đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra còn có một số
học sinh bị loại trong các kỳ thi tốt nghiệp. Năm 1908, công sứ các tỉnh quan
trọng ở Bắc Kỳ được hỏi ý kiến về việc đặc cách bổ nhiệm ký lục và thông sự đi
làm quan[570].
Toàn văn tờ sức gửi cho các công sứ như sau: “Trong trường hợp thiếu quan chức,
các thông sự và các ký lục hạng một, hạng hai của các tòa sứ ở Bắc Kỳ có thể
xin làm trong ngạch cai trị bản xứ. Tuy nhiên số lượng những quan chức này
không vượt quá 1/5 số người tốt nghiệp trường hậu bổ”[571].
Một bảng tương quan thứ bậc đính theo văn bản này[572].
[570] ANV-RST 46464.
[571] ANV-RND
881. Avis du résident
de Nam Định sur le projet de modification du mode de recrutement du
personnel de l’administration indigène (1908).
[572] Bảng
này được lập theo thang bậc chức vụ ấn định trong nghị định ngày
20/3/1907 quy định các điều kiện để các thông sự và ký lục
từ chức hay nghỉ hưu có thể có được ban phẩm hàm quan trường.
Mặc dù dự án có những hạn chế, việc thông qua nguyên
tắc này đã được các công sứ tranh luận kịch liệt. Chỉ có một người tán thành
nguyên tắc đương nhiên bổ nhiệm những người trong diện nói trên vào hàng ngũ
quan chức, hai người tỏ thái độ ngập ngừng và đề nghị phải có thêm những điều
kiện như chỉ những thông sự, ký lục, thư ký giỏi mới được bổ nhiệm. Nhưng không
có ai để ý đến lý do viên trưởng phòng hai phủ thống sứ nêu ra là do tình hình
thiếu quan chức trong bộ máy cai trị bản xứ. Thật ra, ở đây có khía cạnh chính
trị phải chú ý như những năm 1890. Nên không ai phản đối nguyên tắc ưu tiên
chọn những người thông thạo công việc hành chính nhưng một số công sứ có khuynh
hướng cho rằng tình hình đang có biến loạn chính trị xã hội thì việc bổ nhiệm
những người của nhà nước bảo hộ ra làm quan là biện pháp hữu hiệu nhất[573].
[573] ANV-RST 46464.
Việc phân tích các con đường làm quan cho biết những
người gièm pha dự án không phải là không có lý. Trong số các ký lục và thông sự
giỏi ở các tòa sứ khi ra làm tri phủ hay tri huyện hiếm có người thành công.
Công việc của họ lâu nay ở bàn giấy không giúp gì cho họ chuẩn bị ra làm quan[574].
Sestier công sứ Bắc Ninh đã phát biểu rõ ràng hiện tượng này như sau:
Thông sự và ký lục (…) khi họ có thâm niên công tác
như đòi hỏi của dự án thì bất quá họ cũng chỉ giỏi công việc bàn giấy, làm việc
tĩnh tại, ít va chạm thực tế bên ngoài. Họ ít hoạt bát và kém mau lẹ khi ra
quyết định là những đức tính cần thiết của một quan chức năng động (…). Trong
công việc hành chính, họ có khuynh hướng rõ rệt là lấy việc phụ làm việc chính,
hay mắc bệnh giấy tờ (…). Dù là những thông sự, thư ký giỏi họ vẫn có thể là
những quan cai trị tồi[575].
[574] Xem
ANV-RST 31461, hồ sơ hành trạng của Phùng Quốc Chí vàANV-RST 31163, hồ sơ
hành trạng của Đoàn Thế Tăng.
[575] ANV-RST 46464.
Chứng chỉ tốt nghiệp thông sự hay ký lục thì cũng
không thể có uy tín và quyền uy như người đã trúng cách các khoa thi hương, như
nhận xét của Hoàng Cao Khải năm 1896[576].
Phân tích sự nghiệp công danh của các tri phủ tri huyện xuất xứ từ viên chức
bảo hộ trong những năm 1910-1915 đã không bác bỏ những nhận xét của quan kinh
lược họ Hoàng. Tình cảnh các cựu thông sự cũng không khác gì các thư lại cũ của
các quan nhờ thành công trong các cuộc hành quân bình định mà thành quan tri
huyện. Thông sự và thư lại không thể áp đặt người bị cai trị phải phục tùng và
họ thường bị các quan tỉnh khinh rẻ. Cho nên các công sứ đưa ra những điều kiện
nghiêm ngặt: thi khó, thực tập bắt buộc, thời gian thực tập dài, kết quả thực
tập phải được xác nhận một cách chặt chẽ để xem xét năng lực làm việc của ứng
viên. Có hiểu được sâu về Hán học để các quan tri huyện sau này không để phó
mặc cho người dưới quyền làm gì thì làm. Nhưng sau các sự biến xảy ra năm 1908,
việc tham khảo đã không đi đến một quy chế mới cho việc tuyển dụng quan lại.
Tuy vậy ba năm sau tiểu ban cải cách quan trường “bản xứ” đã theo các gợi ý đề
ra từ 1908. Quy định được thông qua năm 1912 thể hiện tính nghiêm ngặt. Thông
sự và ký lục đều bị loại không còn là đối tượng tuyển dụng nữa. Chỉ thư ký là
có hy vọng được chọn nhưng số lượng hạn chế[577].
[576] ANV-RST 46352.
[577] Điều
6 của quy chế nhân sự hành chính bản xứ.
Cũng nên thận trọng để không làm mất lòng các quan
chức ngạch cai trị “bản xứ”, mà trước khi mở trường hậu bổ họ có thể nuôi hy
vọng được bổ tri huyện. Có người muốn mở rộng hơn quy chế tuyển dụng để có thể
tái bổ dụng những quan chức cũ, những nhà khoa bảng cũ và tương lai không học
trường hậu bổ, những thông phán và kinh lịch. Việc bắt buộc phải qua trường hậu
bổ mới được bổ dụng là phản-chính trị: có ý kiến cho rằng sẽ nguy hiểm nếu
những người đã đỗ các khoa thi truyền thống nhưng không học thêm trường hậu bổ,
không bổ nhiệm làm tri phủ hay tri huyện. Công sứ Hà Đông phát biểu năm 1908
như sau:
Tàn nhẫn cắt cầu đối với họ có nguy cơ tăng thêm
tinh thần chống đối của họ đối với sự chiếm đóng của chúng ta. Ngoài ra nếu xảy
ra tình huống có một hay nhiều người trong số họ trung thành đi với chúng ta để
chống lại một phân số đồng bào của họ nổi loạn hay đơn giản chỉ là chống bọn
giặc cướp thôi, thì liệu chúng ta có lấy làm tiếc là đã ban hành một quy định
quá chặt chẽ đến thế không?[578]
[578] ANV-RST 46464.
Ngoài ra biện pháp đó còn được xem như hạn chế quyền
của những quan chức cũ được trở lại quan trường sau một thời gian nghỉ việc có
lý do chính đáng. Số này đã ghi tên để được tái bổ dụng từ năm 1907, còn bảng
danh sách thì rất dài, còn lâu mới bổ dụng hết, vì quan chức có quyền xin nghỉ
để chịu tang người nhà.
Khác với thư ký, thông sự và các ký lục làm việc ở
các tòa sứ hay phủ thống sứ, toàn quyền, nhưng lại viên làm việc với các quan
Việt Nam không có triển vọng thật sự tiến thân bằng con đường làm quan. Nếu
trong những năm đầu của cuộc chinh phục, nhiều người trong số họ đã được bổ tri
huyện hay tri phủ, nhưng đến năm 1896 trở đi thì không còn có tình trạng như
thế nữa. Mười năm sau một nghị định xác nhận sự thay đổi này. Nghị định chỉ cho
phép những người tốt nghiệp mới có thể được bổ làm quan điều đó có nghĩa là
những thuộc lại thường đều bị loại. Nhưng biện pháp này hình như quá cấp tiến đối
với một số công sứ được tham khảo ý kiến năm 1908. Trong quá trình thảo luận đi
đôi với việc mở cửa hạn chế cho nhân viên các tòa sứ hay phủ thống sứ, toàn
quyền được đi làm quan, người ta cũng gợi ý là nên cho cả nha lại làm việc ở
các tỉnh đường (hay phủ, huyện đường). Nói một cách khác, người ta mong rằng dự
án sẽ được mở rộng và khi nói đến từ ngữ nhân viên thừa hành người ta hiểu là
không những các ký lục làm việc ở tòa sứ mà cả những thông phán, kinh lịch. Năm
1911 vấn đề lại được nêu lại vì theo Hoàng Trọng Phu, không nên chấp nhận các
thư lại có quyền được hưởng các điều khoản của dự án này. Chỉ các thư lại, sau
khi đã là thông phán và kinh lịch, mới có thể được bổ tri huyện. Nếu chức tri
huyện hay tri phủ chỉ dành cho học sinh trường hậu bổ thì cũng có nguy cơ là
hủy bỏ nguyện vọng chính đáng của tầng lớp trên của các nhân viên thừa hành -
tức là thông phán, kinh lịch và thủ tiêu mọi yếu tố kích thích làm việc. Vậy
quy chế ban hành năm 1912 đã coi trọng sự cần thiết phải quan tâm đến quyền lợi
của các quan chức không học trường hậu bổ[579].
[579] Như trên.
Các ấm sinh, con các quan đại thần có nhiều công
trạng với Triều đình, cũng có thể đi làm quan. Đây không phải vấn đề mới. Theo
quy định mới nhất muốn được danh hiệu ấm sinh, phải qua hai kỳ sát hạch. Một kỳ
tổ chức ở tỉnh do các quan đầu tỉnh cho các con quan trong tỉnh, tuổi ít nhất
là hai mươi, và một kỳ thứ hai do bộ Lễ tổ chức ở Huế. Hai kỳ sát hạch đó cách
nhau sáu năm[580].
Nhưng trong thực tế, tiếp theo việc dần dần tách riêng hành chính Trung Kỳ khỏi
Bắc Kỳ, ấm sinh Bắc Kỳ chỉ phải tham dự kỳ thi đầu, còn kỳ thứ hai họ có thể
thi ở tỉnh mình vào bất cứ lúc nào. Khi dự có đơn yêu cầu thi. Các đề thi đều
sao chép y như các đề trong kỳ thi hương mặc dù dễ làm hơn: một bài kinh nghĩa,
một bài văn sách và đôi khi một bài phú nữa.
[580] Năm
1899 ban hành một đạo dụ phục hồi hiệu lực của dụ năm 1848 nói về thi tuyển ấm
sinh. Năm 1890 lại có một đạo dụ nữa phục hồi hiệu lực của dụ 1851 nói về tiến
trình ngành nghề của ấm sinh. DTLY, tr.68-69.
Đề thi sát hạch ấm sinh do các quan tỉnh ở Hà Nội Kinh nghĩa: 出 則 事 公 卿 入 則 事 父 兄 (Ra khỏi nhà phải Văn sách: 古 者 小 學 大 學 所 教 者 何 教 之 之 法 可 詳 言 與 教 之 之 本 安 在 (Xưa, bé cũng như |
Nguồn: ANV-RST 46418. Titres de ấm sinh accordés aux
fils des grands mandarins du Tonkin (1899-1904).
Các bài thi sau khi được chia ra và xếp loại sẽ do
thống sứ Bắc Kỳ gửi về cho khâm sứ Trung Kỳ. Tòa khâm sứ sẽ gửi sang bộ Lễ để
xem xét lại lần nữa. Nếu được bộ Lễ chấp thuận những đề nghị của quan tỉnh thì
sẽ tâu lên nhà vua để được phê chuẩn bằng châu phê[581].
Có nhiều thí dụ chứng minh rằng các kỳ sát hạch ấm sinh ở tỉnh không đủ bảo đảm
tính vô tư và công bằng cần thiết. Nhà chức trách thuộc địa cũng nhắm mắt làm
ngơ nếu phát hiện được gian lận vì “họ muốn có thêm lực lượng ủng hộ họ”[582].
Các vụ gian lận trong các kỳ thi ấm sinh bị tố giác[583] đặc
biệt do “một nhóm nghị viên” đưa ra:
Các kỳ sát hạch ấm sinh chưa tốt (…), nếu các quan
đó trị nhậm ở tỉnh nào thì họ phải giúp đỡ con cháu, đem ảnh hưởng của họ để
ủng hộ. Họ còn tự cho mình quyền được chọn đề thi (…) rồi cho mấy nhân viên làm
việc dưới quyền làm hộ trước. Đến ngày thi, họ đưa lên đốc học các bài đó như
các bài của chính con họ làm ra (…)[584].
[581] ANV-RST 14540,
hồ sơ hành trạng của Phạm Quang Khiết.
[582] Thư
(25/4/1908) của công sứ Sestier gửi thống sứ Bắc Kỳ về việc tuyển nhân sự hành
chính bản xứ. ANV-RST 46464.
[583] ANV-RST 46464.
[584] ANV-RST 73577, 46464.
Chính phủ thống sứ cũng thừa nhận những chuyện lạm
dụng trên:
Như vậy người ta có thể nhận xét một vài ấm sinh xin
thi vào trường hậu bổ hoàn toàn không biết gì về chữ Hán. Thế mà cũng được danh
hiệu ấm sinh chắc hẳn có người nhà giúp trong kỳ sát hạch tổ chức ở tỉnh[585].
[585] ANV-RST 73575. Examen des ấm sinh et octroi de titre de
viên tử aux fils de mandarins. Ordonnances royales et arrêtés, brevets de ấm
sinh (1885-1930).
Các quy định cũng thừa nhận tình trạng này bất chấp
quy tắc hồi tỵ. Quy định từ 1898 cho phép con quan đã theo học ở trường tỉnh và
phải đỗ ấm sinh trong kỳ sát hạch tổ chức ở tỉnh nơi cha đẻ đang trọng nhậm[586] cho
nên Phạm Quang Khiết đỗ sát hạch ấm sinh tổ chức ở tỉnh tháng 4-1906. Ông ta
nhận danh hiệu ấm sinh hạng ba ở Nam Định[587] khi
ấy cha của Khiết là tổng đốc Phạm Văn Toán cùng tỉnh[588].
Tương tụ như vậy, Nguyễn Đình Kỷ được công nhận là ấm sinh ở Hưng Hóa, khi ấy
cha đẻ Kỷ là tuần phủ Nguyễn Đình Quang cũng trọng nhậm ngay ở tỉnh đó[589].
[586] DLTY,
tr.70-71.
[587] ANV-RST 14540,
hồ sơ hành trạng của Phạm Quang Khiết.
[588] ANV-RST 31452,
hồ sơ hành trạng của Phạm Văn Toán.
[589] ANV-RST 46307. Demande d’admission à l’école des hậu bổ
formulée par le tuần phủ Nguyễn Đình Quang en faveur de son fils Nguyễn Đình Kỷ (1901).