Quan Và Lại Ở Miền Bắc Việt Nam - Chương 3 - Phần 1

Chương
3

QUAN VÀ
LẠI - THỬ BÀN DƯỚI GÓC ĐỘ XÃ HỘI HỌC - LỊCH SỬ

Ai là người cai trị các tỉnh huyện ở Bắc Kỳ những
năm cuối cùng của thế kỷ XIX. Họ cai trị như thế nào? Tính đa dạng của bộ máy
cai trị như thế nào, việc tuyển dụng vào bộ máy ấy ra sao. Nói một cách khác,
vào thời điểm đó kẻ cai trị có cắt đứt hẳn với tầng lớp thượng lưu trong xã hội
cũ không?

Như vậy việc nghiên cứu bộ máy cai trị Việt Nam có
thể tiến hành ở dưới hai góc độ khác nhau: một là xem xét toàn bộ hệ thống hành
chính ở một thời điểm nhất định vào năm 1896 chẳng hạn, hai là nghiên cứu phổ
hệ của các quan lại, viên chức theo chỉ tiêu tuổi, ngạch bậc, địa phương. Hướng
thứ nhất cung cấp một cách nhìn đồng đại và soi sáng các mối quan hệ giữa các
bậc khác nhau trong bộ máy cai trị. Hướng thứ hai, với cách nghiên cứu lịch đại
cho phép chúng ta xem xét mặt xã hội học của bộ máy hành chính ấy.

Chế độ quan lại cũ đã chuyển sang chế độ quan lại
trong thực tế như thế nào? Nghiên cứu 1272 bản lý lịch cá nhân của các viên
quan và lại thuộc ngành dân sự cấp tỉnh và phủ huyện giúp chúng ta vượt qua
được thách thức đó. Chúng ta hãy dừng lại ở nguồn tài liệu này để nhận thức tốt
hơn mặt giá trị của nó. Năm 1896, các quan đầu tỉnh ở Bắc Kỳ đã gửi lên quan
kinh lược các bản kê khai lý lịch của toàn bộ các quan và lại trong tỉnh mình,
được xếp loại theo từng cấp hành chính.

Bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu bản kê khai lý lịch
của hai ông quan ở đồng cấp trong hệ thống thứ bậc nhưng ở hai thời điểm cách
nhau bảy mươi năm. Chúng tôi thấy nổi lên những thí dụ điển hình. Chúng tôi
không lấy những trường hợp hiếm hoi hay cá biệt mà chọn một cách ngẫu nhiên.
Bản lý lịch thứ nhất trích trong châu bản có dấu son và đóng khung ở hình 3 là
của Đặng Kim Giám, đỗ hương cống được bổ tri huyện Hoa Khê ngày mồng tám tháng
Chạp năm Minh Mạng thứ sáu (mười lăm tháng giêng năm 1826 dương lịch). Bản lý
lịch thứ hai (hình 4) là của Trịnh Đình Kỳ, tri huyện Tam Dương năm 1896.

Hình 3 - Tờ tâu của đình thần
đề cử thăng bổ quan chức, ngày mười lăm tháng một năm 1826

Ghi chú: Minh Mạng đã khuyên vòng son đỏ lên các tên
đệm và tên riêng của ba ông quan [金 鑑], [輝 攬], [名 憲] chứng tỏ đề nghị của đình thần đã được vua
phê chuẩn.

Nguồn: ANV - châu bản, 1, 14, tờ 163.

Hình 4 - Lý lịch của Trịnh
Đình Kỳ, tri huyện Tam Dương

Nguồn: ANV, KL, 2521, tờ 23.

Nghiên cứu hai tài liệu trên chúng ta rút ra những
bài học gì? Đem so sánh chúng với nhau đã giúp chúng ta biết được nhiều điều.
Cụ thể nhận thấy ngay là chúng có hình thức tương tự:

- Tên đương sự là Đặng Kim Giám 鄧金鑑 và Trịnh Đình Kỳ 鄭庭其.

- Tuổi (niên canh) của người thứ nhất là ba mươi
tuổi (tam thập tuế) và của người thứ hai là ba mươi tám tuổi (tam thập bát
tuế). Ở đây chúng ta ghi nhận việc tồn tại thường xuyên các luật thảo của văn
bản rất cổ xưa nhằm kiểm tra công việc của nhân viên viết là cách dùng những
chữ có nhiều nét phức tạp hơn gọi là “đại tả” để ngăn ngừa mọi sự gian lận của
nhân viên[192].
Như viên thư lại phụ trách khởi thảo đã viết nhị 貳 thay cho chữ 二 chữ tam 參 thay cho chữ 三chữ thập 拾 thay cho chữ 十, chữ bát 捌 thay cho chữ 八.

- Quê quán: trấn/tỉnh (Thanh Hoa trấn, Hà Nội tỉnh),
phủ (Hà Trung phủ, Thường Tín phủ), huyện (Hậu Lộc huyện, Thanh Trì huyện), xã
(Diêm Bồ xã, Định Công xã).

- Bằng cấp và năm đỗ: đỗ hương cống (năm Minh Mạng
thứ hai, 1821), cử nhân (năm Đồng Khánh thứ nhất, 1886)[193].

- Chức vụ đầu tiên được bổ dụng: tùng Binh
bộ hành tẩu
(thực tập ở bộ Binh), tháng ba triều vua Minh Mạng thứ năm
(1824), tùng đại nha hậu bổ (làm hậu bổ tại nha kinh lược Bắc
Kỳ), năm Đồng Khánh thứ nhất (1886).

[192] Năm Minh Mạng thứ ba
(1822) triều đình ban dụ nhắc phải áp đụng cách viết “đại tả” để viết ngày
tháng, nhưng cách viết này từ Trung Quốc truyền sang đã được biết đến từ lâu.
Theo Lê Quý Đôn, cách viết đó đã áp dụng dưới thời Tống. TL, kỷ II, q. 18, t.6,
tr. 117. Lê Quý Đôn, Vân đài loại
ngữ, sđd, t.2, q.6, âm tự, tờ 17b.

[193] Kể từ năm 1825 danh
hiệu hương cống được
thay bằng cử nhân.

Giữa triều Minh Mạng và đầu thời kỳ thuộc địa quả là
có sự kết nối tuyệt đẹp? Toàn bộ các tài liệu đó đều có chung những thông tin
cơ bản đó, ngoài ra là ở nhiều bản khai lý lịch còn ghi những phần thưởng cao
quý vua ban (huy chương, gấm, vóc), cả những hình thức trừng phạt (hạ chức,
phạt tiền), lý do thăng cấp (quy tập mồ mả vô thừa nhận, chiến tích, gìn giữ đê
điều…) hay giáng cấp. Các tài liệu đó còn cho biết dòng dõi của đương sự kèm
theo những đánh giá của cấp trên về tài năng và đức độ. Tính chính xác cao và
tính quy chuẩn của những tài liệu làm nổi bật hiệu lực của bộ máy hành chính
Việt Nam mà bản khai lý lịch (thân thế) là công cụ tuyệt vời của quản
lý nhân viên.

Nguồn tài liệu chính xác và phong phú cho phép xóa
bỏ thành kiến cho rằng bộ máy cai trị Việt Nam có một khuôn phép chặt
chẽ nhưng bị cuộc chinh phục làm đảo lộn nặng nề. Bằng chứng là sự cẩn thận chu
đáo của các nha lại phụ trách soạn thảo giấy tờ hành chính ở các tỉnh. Sau khi
bãi bỏ nha kinh lược Bắc Kỳ năm 1896, những nhân viên thừa hành làm việc trong
các phòng, ban của Phủ thống sứ Bắc Kỳ đã dựa vào những sổ sách của nha kinh
lược cũ để lập lại bước đầu hoạn lộ của các quan lại. Họ đã dịch từ chữ Hán
sang chữ quốc ngữ, nhưng chỉ là tương đối, đặc biệt là tên các quan và chức vụ.
Như vậy việc so sánh đối chiếu giữa văn bản chữ Hán và các hồ sơ hành trạng là
cần thiết. Các bản lý lịch của nha kinh lược thiếu hẳn hai loại thông tin có
trong các hồ sơ hoạn lộ: dòng dõi gia thế viên quan, nghề nghiệp của cha đẻ, và
đánh giá hàng năm về đạo đức, nói một cách khác là đánh giá lòng trung thành và
phận sự của quan chức. Hai nguồn tư liệu đó được đối chiếu với danh sách những
người thi đỗ kỳ thi hương và thi đình từ năm 1802 đến 1918, vì trong hồ sơ hành
trạng không phải lúc nào cũng ghi năm thi đỗ. Cuối cùng, đặc biệt sách ĐạiNam thực
lục
đã giúp chúng tôi bổ sung nhiều thông tin về các quan chức quyền
cao chức trọng ở các tỉnh.

Tổ chức
hành chính Việt Nam giữa những năm 1890

Thay
đổi địa giới

Bản đồ các tỉnh Bắc kỳ năm 1896 và bảng kê dưới đây
cho biết có nhiều thay đổi về địa giới hành chính. Từ năm 1884 lập thêm bốn
tỉnh mới: Hòa Bình năm 1887, Hà Nam, Thái Bình năm 1890, Bắc Giang năm 1895,
cũng hai ba đạo: Bình Kinh và Hải Ninh năm 1891[194],
ở Bắc Kỳ lúc này có một trăm bảy mươi lăm địa hạt nhỏ: ba mươi tư phủ, sáu phân
phủ, một trăm mười bốn huyện và hai mốt châu. So với trước thời thuộc địa mỗi
tỉnh lớn giảm đi năm đến sáu phủ và trên hai mươi huyện[195].

[194] Xem phụ lục 2.

[195] Bảng này lấy theo nhân
sự trong phông kinh lược.

Bảng 11 - Số các địa hạt nhỏ
(phủ, huyện, châu) ở mỗi tỉnh năm 1896

Loại
tỉnh

Tỉnh

Phủ

Phân
phủ

Huyện

Châu

Hải Dương

4

13

Sơn Tây

3

1

12

Tỉnh lớn

Bắc Ninh

3

1

12

Hà Nội

4

10

NamĐịnh

2

1

8

Hưng Hóa

2

9

2

Thái Bình

3

1

8

Lạng Sơn

2

Tỉnh

Hưng Yên

2

7

8

trung

Thái Nguyên

1

7

1

bình

Bắc Giang

1

1

5

Ninh Bình

2

1

4

Hải Phòng

1

5

HàNam

1

5

Cao Bằng

1

9

Tỉnh nhỏ

Tuyên Quang

2

4

1

Quảng Yên

5

Đạo

Bình Kinh

2

Hải Ninh

2

Giữa những năm 1890 các tỉnh ở Bắc Kỳ đã được
cai trị như thế nào?

Năm 1896, bộ máy hành chính dân sự người Việt ở Bắc
Kỳ có tất cả 1272 viên chức trong đó 418 quan và 854 lại, phân chia theo các
cấp hành chính có 747 quan chức ở cấp phủ, phân phủ, huyện, châu gồm 275 quan
và 472 lại, 525 viên chức ở cấp tỉnh gồm 143 quan và 382 lại. Vậy chúng ta nên
phân biệt hai nhóm địa lý để làm sáng tỏ các con số trên.

- Nhóm thứ nhất gồm các tỉnh miền châu thổ sông Hồng
và miền trung du: Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải
Phòng, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Hóa, Quảng Yên, có 1075
viên chức, gồm 357 quan và 718 lại.

- Nhóm thứ hai gồm các tỉnh thượng du vùng biên giới
- 3 tỉnh (Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn) và 2 đạo (Hải Ninh, Bình Kinh) - tập
hợp 197 viên chức gồm 61 quan và 136 lại.

Bây giờ hãy phân tích những kết quả đó theo từng
loại nhiệm sở.

Ở miền châu thổ và trung châu, các huyện có 120 quan
đứng đầu hạt (29 tri phủ, 6 đồng tri phủ, 83 tri huyện, 2 tri châu) và 107 quan
phụ tá (29 giáo thụ và 75 huấn đạo và 3 bang tá). Các lại viên nha môn phân ra
120 lại mục và 271 thông lại. Các tỉnh có 430 quan bậc cao (5 tổng đốc, 7 tuần
phủ, 7 bố chính, 13 án sát và 11 đốc học) và những phụ tá gồm có 6 thương tá
tỉnh vụ, 81 quan phụ tá (51 hậu bổ, 12 thông phán, 18 kinh lịch).

Các nha môn ở tỉnh có 277 vị nhập lưu thư lại và thư
lại và 50 viên chức các loại: y sinh, lễ sinh, thông ngôn.

Ở miền thượng du các huyện có 30 quan quản hạt (2
tri phủ, 5 tri huyện và 23 quan tri châu) và 18 quan phụ tá (2 giáo thụ, 8 huấn
đạo, 8 bang tá). Các thuộc lại được chia ra 28 lại mục, 53 thông lại. Các tỉnh
có 8 quan bậc cao (1 tuần phủ, 2 quản đạo, 2 bố chính, 2 án sát, 1 bang tá tỉnh
vụ) và 5 quan phụ tá (1 thông phán và 4 kinh lịch). Các ty, phòng các tỉnh còn
có 1 2 vị nhập lưu thư lại và thư lại cũng như 3 viên chức các loại.

Sự phân công nội bộ của 1.272 viên chức chính ngạch
ra sao? Các quan chiếm 1/3 và các lại chiếm 2/3 tổng số viên chức hành chính
Bắc Kỳ. Về mặt cơ cấu và số lượng thì quan ít hơn lại.

Hình 5 - Phân phối các quan
và lại ở Bắc Kỳ năm 1896

Phân tích theo từng tỉnh sẽ xác định kết quả nghiên
cứu chung theo bảng sau đây.

Bảng 12 - Phân bố của 1272
quan lại theo từng tỉnh (%)

Quản
hạt

Quan

Lại
(cấp tỉnh)

Lại
(cấp huyện)

Tổng
số lại

Bình Kinh

29

35,5

35,5

71

Lạng Sơn

30

31

39

70

Cao Bằng

31

21

48

69

Sơn Tây

31

38

Hưng Hóa

32

37

Ninh Bình

32

33

35

68

Bắc Giang

32

36

Tuyên Quang

30

38

Hà Nội

37

31

NamĐịnh

35

33

Hải Phòng

33

38

29

67

Bắc Ninh

34

30

36

66

Quảng Yên

29

37

Hà Nam

32

34

Hưng Yên

35

28

37

65

Hải Dương

29

36

Thái Nguyên

23

42

Thái Bình

36

17

47

64

Hải Ninh

38

31

32

63

Vậy quan và lại được phân bổ như thế nào?

Nhằm mục đích đó chúng tôi lập bốn bảng theo mẫu
giống nhau, tổng số viên chức của ba loại tỉnh và của một đạo dựa vào hồ sơ lưu
trữ của kinh lược. Nhờ đó biết được thực thể hành chính địa phương
(phủ, phân phủ, huyện, châu) và cấp tỉnh khác với các đạo dụ chỉ đưa ra một
khuôn khổ chung. Như vậy, chúng ta biết được bộ máy hành chính của đạo (Hải
Ninh) và từng loại tỉnh như Bắc Ninh (tỉnh lớn) Ninh Bình (tỉnh trung bình) và
Quảng Yên (tỉnh nhỏ).

Bảng 13 - Tổng số quan lại
tỉnh Bắc Ninh

Nha
môn

Quan
quản hạt

Quan
phụ tá

Thư
lại (8a)

Thư
lại (8b)

Thư
lại (9a)

Thư
lại (9b)

Vị
nhập lưu thư lại

Nhân
viên khác

Tổng
số

Tổng đốc

Vũ Quang Nhạ

1

Bố chính (phiên ty)

Lê Nguyên Huy

2

2

5

12

23

Án sát (niết ty)

Đặng Đức Cường

1

2

2

8

14

Đốc học

Đỗ Trọng Vị

1

Thương tá tỉnh vụ

Nguyễn Văn Nhã

1

Lễ sinh hiệu

1 tự thừa, 2 lễ sinh

3

Y ty

1 y sinh, 1 y thuộc

2

Hậu bổ

6

6

Tổng
số
(cấp tỉnh)

5

9

4

7

20

5

50

Tổng
số

(cấp phủ và huyện)

13

13

Lại mục:

13

Thông lại:

30

69

Tổng
số

(tỉnh và phủ huyện)

18

22

4

30

20

20

5

119

Bảng 14 - Tổng số quan lại
tỉnh Ninh Bình

Nha
môn

Quan
quản hạt

Quan
phụ tá

Thư
lại (8a)

Thư
lại (8b)

Thư
lại (9a)

Thư
lại (9b)

Vị nhập
lưu thư lại

Nhân
viên khác

Tổng
số

Tuần phủ (phiên ty)

Lê Bàng

1

1

3

2

2

1 thông dịch

11

Án sát (niết ty)

Nguyễn Dưc

1

1

1

4

8

Đốc học

Nguyễn Văn Nhượng

1

Lễ sinh hiệu

1 tự thừa, 1 lễ sinh

2

Y ty

1 y sinh

1

Hậu bổ

4

4

Tổng
số
(cấp tỉnh)

3

6

1

4

3

6

4

27

Tổng
số

(cấp phủ và huyện)

6

5

Lại mục:

6

Thông lại:

14

30

Tổng
số

(tỉnh và phủ huyện)

9

11

1

9

17

6

4

57

Bảng 15 - Tổng số quan lại
tỉnh Quảng Yên

Nha
môn

Quan
quản hạt

Quan
phụ tá

Thư
lại (8a)

Thư
lại (8b)

Thư
lại (9a)

Thư
lại (9b)

Vị
nhập lưu thư lại

Nhân
viên khác

Tổng
số

Bố chính (phiên ty)

Trịnh Tiến Sinh

1

1

2

4

9

Án sát (niết ty)

Kiều Hữu Hanh

2

1

1

5

Y ty

1 y thuộc

1

Hậu bổ

3

3

Tổng
số
(cấp tỉnh)

2

4

1

4

5

1

1

18

Tổng
số

(cấp phủ và huyện)

5

3

Lại mục:

5

Thông lại:

10

23

Tổng
số

(tỉnh và phủ huyện)

7

7

1

9

15

1

1

41

Bảng 16 - Tổng số quan lại đạo
Hải Ninh

Nha
môn

Quan
đứng đầu đạo

Quan
phụ tá

Thư
lại (8a)

Thư
lại (8b)

Thư
lại (9a)

Thư
lại (9b)

Vị
nhập lưu thư lại

Nhân
viên khác

Tổng
số

Quản đạo

Nguyễn Điệt Thế

1

2

3

6

Tổng
số
(cấp đạo)

6

Tổng
số

(cấp phủ và huyện)

2

2

Lại mục:

1

Thông lại:

4

9

Tổng
số

(đạo và phủ huyện)

3

3

1

6

3

16

Hình 6 - Phân bổ quan và lại
từng địa phương và từng cấp

Xét theo từng địa hạt, từng chức danh và từng cấp
hành chính (hình 6) thì thấy có sự mất cân đối giữa tỉnh và địa hạt nhỏ (phủ,
phân phủ, huyện, châu): ở cấp tỉnh có 525 quan và lại (41% tổng số) còn cấp
phủ, phân phủ, huyện, châu chỉ có 747 (59% tổng số). Nhưng giữa các tỉnh có
tình trạng chênh lệch rất lớn. Các tỉnh thượng du và trung du (trừ Thái Bình)
là Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn thì có sự mất cân đối nghiêng
về phủ, huyện, châu: 32% so với 68% trung bình.

Nói một cách khác, bộ máy hành chính cấp tỉnh trong
các vùng đó rất gọn nhẹ. Ngược lại ở 16 tỉnh khác và các đạo thì 14 tỉnh có sự
cân bằng tương đối giữa cấp tỉnh và huyện trong quan hệ hàng ngày với nông
thôn.

Xét phân bổ theo quy chế thì thấy triển vọng cũng
thay đổi: ở cấp tỉnh có 143 quan so với 275 quan ở địa hạt nhỏ[196].
Tổng số các thư lại ở cấp địa hạt nhỏ - 472 - tương đối cao hơn ở cấp tỉnh -
82. Như vậy các quan chỉ chiếm 27% trong nền hành chính cấp tỉnh nhưng trong
cấp huyện thì tỷ lệ cao hơn - 37%. Phân tích theo từng tỉnh cuối cùng cũng
không nói lên được sự mất cân đối đó. Tỷ lệ cân đối chỉ có được ở Quảng Yên và
Thái Bình. Kết quả quan trọng và mới mẻ: quan chắc chắn là rất ít nhưng chỉ ở
tỉnh thôi. Còn ở địa phương (phủ, huyện, châu) sự có mặt của các quan là dễ
thấy hơn đối với dân làng.

[196] Cụm từ địa hạt nhỏ ở đây chỉ cả phủ,
huyện, châu.

Trái ngược với một số thành kiến, sự hiện diện của
các quan phủ, huyện (66% tổng số) ở địa bàn rõ nét hơn, do họ phải nắm thực tế
địa bàn như hồ sơ lưu trữ của các làng còn để lại đã chứng minh đầy đủ. Họ thân
hành về từng làng để điều tra sự việc tư pháp, tuyển dụng nhân viên, tổ chức hộ
đê, thu thuế, làm trọng tài hoà giải các vụ xích mích về địa giới giữa các
làng.

Đối với lại viên, sự mất cân đối kém rõ rệt hơn. Họ
chiếm tỷ lệ khoảng 55% tổng số viên chức ở cấp huyện và 45% ở cấp tỉnh, cũng
như ở cấp phủ, huyện, châu họ đóng vai trò chủ yếu, với tỷ lệ 73% tổng số viên
chức ở cấp tỉnh, trước hết họ là “con người của bàn giấy” làm nhiệm vụ chủ yếu là
điều hành bộ máy hành chính trong toàn tỉnh chạy đều, lập sổ sách và soạn thảo
các loại văn thư giấy tờ. Ở cấp phủ, phân phủ, huyện và châu nha lại cũng chiếm
tỷ lệ lớn 63% trong bộ máy, các nhân viên thừa hành giữ vị trí bản lề, giữa
quan và chức dịch các làng xã.

Hình 7 - Tỷ số quan và lại
trong bộ máy hành chính năm 1896.

Hình 8 - Tỷ số quan phủ, phân
phủ, huyện, châu/ tổng số quan năm 1896

Hình 9 - Tỷ số lại ở các địa
hạt nhỏ/ tổng số lại năm 1896

Sau khi phân tích thành phần của nền hành chính,
chúng ta nghiên cứu bộ máy văn phòng của cấp tỉnh và huyện.

Bốn hình thức dưới đây tương ứng với cơ cấu cấp phủ,
huyện, châu trước 1884 (bảng 17).

Bảng 17 - Cơ cấu hành chính
cấp phủ, phân phủ, huyện, châu

Tên
địa hạt

Quan
quản hạt

Quan
phụ tá

Nha
lại

phủ

tri phủ

giáo thụ

1 lại mục + 3 thông lại

phân phủ

đồng phủ

huấn đạo

1 lại mục + 3 thông lại

huyện

tri huyện

huấn đạo (bang tá)

1 lại mục + 2 thông lại

châu

tri châu

huấn đạo (bang tá)

1 lại mục + 2 thông lại

Ở cấp tỉnh xuất hiện những sự khác biệt so với năm
1884, chắc chắn một số chức vụ vẫn duy trì nhưng thông ngôn cấp tỉnh dưới nhiều
tên gọi khác nhau: thông ngôn, thông dịch, thông sự, hành nhân nhưng sự hiện
diện của họ không có tính hệ thống[197].
Việc lập ngạch ký lục, ký sự, thông sự, trong bộ máy hành chính Pháp ở cấp công
sứ mỗi tỉnh có lẽ khiến cho ngạch phiên dịch ở cấp tỉnh trong cơ cấu hành chính
trở nên dư thừa. Việc chuyển giao ngành tài chính từ các ty, phòng của quan bố
chính thay cho văn phòng toà công sứ đã có kết quả xoá bỏ tỉnh thương cấp
tỉnh năm 1895. Các chức giám lâm, chủ thủ, phòng bạ cũng không còn. Còn các lễ
sinh, y sinh và y thuộc đến năm 1889 trực thuộc quan bố chính, nay được tập hợp
lại thành phòng độc lập gọi là lễ sinh hiệuy ty.

[197] 11 trong số 17 tỉnh
không có thông ngôn. Nhắc lại đây là trước thời kỳ thuộc địa khá lâu. Nguồn gốc
của đội ngũ này có từ thế kỷ XIX, khi vua Gia Long đã đặt ở mỗi tỉnh một thông
ngôn. Xem DLTY, tr.433.

Nếu người đứng đầu hạt hành chính (tổng đốc, tuần
phủ, tri phủ, tri huyện, tri châu…) có trách nhiệm chính trong tỉnh và huyện
(phủ, châu…), thì không phải vì thế mà coi thường vai trò của thương tábang
. Không phải là chức vụ mà là những công việc được ủy thác trong một thời
gian. Nó không nhất thiết phải bao hàm hoạt động duy trì trật tự hoặc việc binh
cơ trong các cuộc hành quân cảnh sát như một cuốn sách tra cứu về quan chế[198] xuất
bản gần đây đã giải thích. Các chức danh này không phải được lập ra từ thời kỳ
thuộc địa thậm chí giới hạn ở các miền thượng du Bắc Kỳ[199] các
tiểu ban thương tá và bang tá đã được giao nhiệm vụ từ trước thời kỳ thuộc địa
như nhiều tư liệu tham khảo vào nửa đầu thế kỷ XIX còn để lại[200].
Các tiểu ban này được giao nhiệm vụ đặc biệt - như hải phòng bang biện đặt
cửa Thuận An[201] để
tham gia việc bố phòng bờ biển hay những nhiệm vụ chung hơn.

Ở cấp tỉnh trong nhiều trường hợp họ, chức danh
thương tá tỉnh vụ năm 1896 ở Bắc Kỳ ở phẩm trật khá cao giữa chánh lục phẩm và
tòng tứ phẩm. Ngoại lệ có Lạng Sơn, bang tá tỉnh vụ ở đây có phẩm trật tòng
thất phẩm. Giúp các quan tỉnh, họ có thể lo giữ gìn trật tự chung trong tỉnh,
được phái đi công cán trên thực địa để tiến hành điều tra xét hỏi, tìm hiểu
tình hình đê điều hay đường sá đi qua nhiều phủ, huyện trong tỉnh. Đó là Nguyễn
Đình Nhu, quan chánh bát phẩm, cựu quyền tri huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh năm
1890 được bổ bang tá Lục Nam để giám sát công việc làm đường và đại
diện cho quan tuần phủ tại các vùng xa lỵ sở[202].
Nếu nhiệm vụ của bang tá có hạn chế hơn, chức danh bang tá đê vụ đã
nói rõ tính chất công việc bang tá là giám sát đê điều hoặc hỏa xa bang
(trông coi công việc liên quan đến đường sắt[203]).

[198] Tác giả Lược khảo và tra cứu học chế quan chế Việt
Nam từ 1945 về trước (1997), tr.85 khẳng định vai trò của bang tá chỉ là duy trì trật tự
trong tổng.

[199] Như Nguyễn Công Hoan
viết trong Nhớ gì ghi nấy, sđd, tr.80-81.

[200] Xem trường hợp Tống
Văn Uyển, bang tá ở
Châu Đốc năm 1829 (TL, kỷ II, t.9, tr.255) và của Nguyễn Mại, bang tá tỉnh vụ Sơn Tây năm 1862
(DNLT, t.4, tr.289).

[201] Dụ của Tự Đức
(3/2/1850) trong Tự Đức thành chế
văn tam tập,sđd, tr.30.

[202] ANV-RST 34777, hồ
sơ hành trạng của Nguyễn Đình Nhu.

[203] Nguyễn Văn Tuyển, tri
phủ Lâm Thao năm 1896 đã làm bang tá đê vụ tỉnh Hưng Yên từ tháng 11 năm 1892
đến tháng 4 năm 1894 (ANV-KL 2521, tờ 41). Lê Văn Huy, hậu phái ở nha kinh lược
Bắc Kỳ, đã được chỉ định làm hỏa xa bang tá từ tháng 3 năm 1894 đến tháng 1 năm
1895 (ANV-KL 2516, tờ 35).

Những người phó giúp việc cho tri huyện, mang chức
danh bang tá hay thương tá. Họ ở cấp thấp, bang tá từ 9a đến 6b, thương tá từ
9a đến 7a. Thời gian trung bình của một chuyến công cán là 18 tháng trong thời
kỳ 1875-1896. Những người này phụ giúp quan đứng đầu địa hạt vùng thượng du,
hay cả phủ huyện miền châu thổ là những nơi công việc hành chính rất bộn bề. Ví
dụ Lê Đình Thanh đã được bổ bang tá để quản lý trung tâm hành chính Phát Diệm
năm 1899. Công sứ Ninh Bình cho rằng, tri huyện Kim Sơn không thể một mình cáng
đáng được cả công việc quản lý hành chính đối với vùng trung tâm công giáo Phát
Diệm vốn có nhiều việc quan trọng và phức tạp phải giải quyết[204] nên
đã đồng ý đặt chức bang tá ở đây. Tuy vai trò của bang tá và thương tá là không
thể phủ nhận tầm quan trọng của nó nhưng đến năm 1890 người ta tính ra chỉ có
10 đang làm phận sự tại các huyện và châu ở miền trung châu và thượng du. Thực
tế đến năm 1890 mới chính thức bãi bỏ ngạch này vì lý do ngân sách nhưng việc
bãi bỏ không được thi hành ở miền châu thổ và thượng du[205],
đáp ứng đòi hỏi đa dạng hoá và tăng cường các nhiệm vụ ở địa phương[206].

[204] ANV-RST 54355, hồ
sơ hành trạng của Lê Đình Thanh.

[205] Điều này đã được nói
đến trong lý lịch của Ngô Trọng Tuy, ANV-KL 2518, tờ 50. Cũng xem ANV-RND 860.

[206] Xem đoạn dưới.

Đặc trưng bộ máy hành chính ở Bắc Kỳ năm 1986 là gọn
nhẹ (về cơ cấu) và phong phú (về nội dung nhiệm vụ). Đây là sơ kết phần thứ
nhất của công trình nghiên cứu của chúng tôi. Sau khi đã phân tích cơ cấu hành
chính, chúng ta triển khai hướng nghiên cứu thứ 2 mang tính lịch đại hơn, đó là
xã hội học của giới quan lại.

Hình 10 - Quan và lại ở Bắc Kỳ
năm 1896

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3