Từ Hy Thái Hậu - Chương 1 phần 06
Ngày tháng êm đềm trôi qua, thấm thoắt đã sang Đông,
giá lạnh đã vi vu htổi, cấm thành như chìm đắm trong lang chế. Thiên tử mặc
xiêm y trắng và kiêng cữ đàn bà. Yehonala thương tiếc bà cụ, lúc sinh thời, bà
cụ rất mến nàng. Nàng được hoàn toàn tự do, theo lệnh ngầm của Thiên tử, người
ta mật giám thị, để ý hành vi nàng. Nàng được nuông chiều, muốn ăn gì, làm gì
cũng được như ý, nhưng nàng có bổn phận phải tuyệt đối phục tùng. Ngự trù (đầu
bếp của vua) nấu những món sơn hào hải vị, những món rất cầu kì, những thứ cá quý
câu ở những hồ các miền xa xôi, phải ướp lạnh đem về kinh đô, những cá chép
vàng, lương da nhẵn bóng… nàng thích ăn cá, nên bữa cơm nào cũng có món cá,
nàng thích món canh nấu bằng xương cá tán nhỏ như bột. Nàng thích những món
bánh kẹo trong dân dã, nhớ lại lúc ấu thời vẫn mua các hàng bán rong, những
chiếc bánh mật, bánh rán bằng dầu vừng, bánh gạo nếp, nhân ngọt… Nàng ưa thích
những món tầm thường trong dân chúng hơn những món thịt heo béo ngậy, thịt cừu
quay, áp chảo, vịt bỏ lò, những món cầu kì ở trong hoàng cung. Ngày nào nàng
cũng phải uống thuốc dưỡng thai của các quan ngự y trong triều. Các ngự y lo
lắng vì trách nhiệm không phải là nhỏ, nếu nàng đẻ non, hay hài nhi không được
mạnh khoẻ, thân thể đều đặn, toàn vẹn, hay có điều gì trắc trở lúc lâm
bồn.
Sáng nào cũng vậy, khi nàng tắm rửa xong, trước khi
ăn sáng lót lòng, các quan ngự y đến chẩn mạch, vạch mi coi mắt, xem lưỡi. Các
ngự y bàn luận trong hai giờ, khi nào đã hoàn toàn đồng ý, thảo đơn, tự tay sắc
thuốc đem vào để nàng uống. Nàng ghét những thứ lá cây, rễ cây pha chế lẫn lộn,
sắc lên nước đen sì, khó uống quá.
Yehonala nhắm mắt, uống liều, vì nàng biết đứa hài
nhi trong bụng nàng không phải là đứa hài nhi tầm thường, mai sau lớn lên cai
trị muôn dân. Nàng ăn được ngủ được và khó chịu uống thuốc dưỡng thai. Thân thể
nàng cường tráng, mỗi ngày mỗi nở nang. Tất cả mọi người trong cấm thành mừng
rỡ, sự vui mừng lan tràn ra khắp nước. Thiên hạ bàn tán: Qua cơn bĩ cực tới
tuần thái lai. Quốc gia trên con đường hưng thịnh.
Tình hình Yehonala cũng hoàn toàn biến cải. Xưa kia,
trước khi chưa biết đã thụ thai, tính nàng nóng nảy, bất nhất, sắc mắc khinh
mạn tuy tính hiếu học, thích sách vở. Bây giờ tuy vẫn thích văn chương thi phú,
những bài cổ văn, thích tập viết, nhưng nàng có quan niệm khác trước. Sự trau dồi
tư tưởng thánh hiền là để áp dụng cho mình và cho con mình sau này. Có một câu
của Lão Tử nàng để ý nhất, suy nghị thấy câu đó rất chí lí: “Khinh thường
cừu địch, đánh giá quá thấp cừu địch là một nguy cơ lớn nhất.”
Nhà hiền triết sống cách đây hàng mấy trăm năm. Lời
nói vẫn còn sống động, vẫn có thể áp dụng vào cuộc đời hiện tại. Quốc gia mà
mai sau con nàng lên ngôi Thiên tử, hiện nay đang bị quân cừu địch giày xéo.
Hiện giờ quân cừu địch không can dự gì đến nàng, nhưng sau này khi con nàng
chấp chính sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nàng ngẩng đầu lên hỏi viên giảng
sư:
- Thưa giảng sư, hiện nay quân thù nghịch của quốc
gia là ai?
Viên giảng sư lắc đầu, nói:
- Thưa lệnh bà, hạ thần không biết nột tí gì về
chính trị. Hạ thần chỉ chuyên chú về kinh sách, những lời dạy của thánh hiền.
Yehonala gấp sách lại, hỏi:
- Ông giới thiệu cho tôi người nào quán thông về
chính trị khả dĩ cho tôi biết hiện giờ sao là quân thù của quốc gia ta?
Ông giảng sư già nghe nàng hỏi, lúng túng sợ quá,
không biết trả lời như thế nào mà cũng không dám từ chối, ông nhờ lại viên thái
giám chưởng quản An Đắc Hải lo giùm hộ. Người thái giám vội vàng đi tìm Cung
thân vương, con thứ sáu của Tiên đế với một cung nga, đồng phụ dị mẫu với đức Kim
thượng. Lúc ấu thời, Cung thân vương với đức Kim thượng cùng học một thầy, sống
bên nhau, tình huynh đệ nghĩa đồng song. Cung thân vương rất thông minh, người
có quả cảm, nghị lực, tính nết dễ thương, vui vẻ, hoà nhã. Thông minh lại thêm
khôn ngoan, sắc sảo, tính trầm tĩnh, nên các quan trong triều, các thân vương
và bọn thái giám hay bàn luận, hỏi han ông hơn là với vua. Ông rất trung chính,
không làm việc gì mờ ám, không phản bội, nên mọi người rất tin cẩn.
Viên thái giám chưởng quản đến tư dinh ông ở ngoại
thành khẩn cầu ông đến chỉ giáo bổ túc sự học hỏi của một cung nga được vua ân
sủng. Người cung nga này, sức lực cường tráng, khác hẳn mọi nữ nhi thường tình,
hùng tâm hùng đảm, nếu sanh hoàng nam sẽ là Hoàng thượng mai sau. Nghe viên thái
giám trình bày, Cung thân vương đắn đo, suy nghĩ. Ông còn trẻ gần gũi một cung
nga, biết có nên không, có tiện không? Song ông nghĩ lại, nàng là vợ thứ của hoàng
huynh mà hoàng huynh đối với ông là huynh đệ cốt nhục. Vậy không nên câu nệ
quá, vả chăng ông là người Mãn Châu không phải người Hán, tục lệ người Hán chặt
chẽ hơn, gò bó hơn. Ông hiểu rõ hiện thời, tình hình trong nước rất bấp bênh.
Nội bộ lủng củng, trên thì ông vua nhu nhược, theo đuổi một cuộc đời phóng
đãng, triều thần toàn một bọn ươn hèn, làm sao cứu vãn được tình thế. Lãnh thổ
như một miếng bánh bị gặm nhấm, nội loạn, ngoại xâm, kho liễm rỗng tuếch, mùa
màng thất thu, mất mùa, đói kém hoành hành tại nhiều vùng, nhân dân điêu linh,
đồ thán, phát sinh ra loạn lạc, cướp bóc. Quân phiến loạn âm mưu lật đổ ngai
vàng, bọn người Hán a tòng muốn truất phế nhà Mãn Thanh đã đè đầu, cưỡi cổ họ
suốt trong hai trăm năm.
Quân phiến loạn tập họp lại thành một đảng, đứng đầu
là tên Hùng, tóc dài, tự xưng là Chúa Christ của người Hán tộc. Không những thế
lại còn bọn người ngoại lai cũng nhân danh vị Christ, hô hào, cổ võ, kết nạp
thanh thiếu niên, đình công, bãi thị, bỏ việc thờ cúng tổ tiên để theo một tà
giáo ngoại lai. Có cách gì, có hi vọng nào để hoàng triều đứng vững đến ngày
Đông cung Thái tử ra chào đời, một hài nhi hấp thụ những tinh hoa của một người
mẹ thông minh, cương nghị.
Ông ngồi suy luận một lúc lâu rồi nói:
- Tôi chấp thuận đến giảng huấn bổ túc với điều kiện
có sự hiện diện của viên giảng sư.
Ngày hôm sau, theo thường lệ Yehonala đến thư viện,
nàng thấy đứng cạnh viên giảng sư già, người đàn ông, cao, lớn, trẻ, đẹp. An
Đắc Hải giới thiệu với nàng Hoàng đệ Cung thân vương.
Yehonala lấy ống tay áo che mặt, nghiêng đầu chào.
Thân vương đứng sang một bên, ngoảnh đầu nhìn chổ khác. Yehonala kéo chiếc ghế,
giọng nói rất dịu dàng:
- Mời tôn huynh an toạ.
Viên giảng sư già đứng ở góc bàn, chưởng quản thái
giám đứng sau lưng thân vương, bốn bể nữ đứng sau Yehonala. Khi đã phân ngôi
chủ khác, mọi người an toạ, cuộc giảng huấn bắt đầu.
Không nhìn thẳng vào nàng, đầu quay sang một bên,
thân vương nói:
- Cuộc giảng này mỗi tuần một lần và sẽ kéo dài
trong nhiều tháng.
Ông khái quát tình hình hiện tại trong nước, sự yếu
kém của triều đình đã phát sinh ra nội loạn và nạn ngoại xâm ở cánh đồng rộng lớn
miền Bắc và ven hồ biển miền Đông. Các nghĩa xin thông thương, xâm nhập lãnh
thổ của ta. Họ vơ vét, một cách bất hợp pháp, tài nguyên của ta rất nhiều. Các
dân Ban Nha, người Hà Lan đem chiến thuyền đến, rồi đến người Hồng Mao. Họ cưỡng
chế quân dân ta bằng võ lực đòi thông thương, bán nha phiến. Sau cùng đến người
Phú Lang Sa và người Đức.
Yehonala ngồi nghe, lòng uất hận phừng phừng bốc
cháy, nàng giương to đôi mắt đen lánh, da mặt lúc tái nhợt, lúc đỏ bừng, hai
bàn tay nắm chặt để trên đầu gối.
Nàng kêu to:
- Thế mình chịu khoanh tay ngồi nhìn sao?
- Tức giận nhưng làm gì được. Dân tộc mình có hẳn
một dân tộc thiện về thuỷ chiến như quân Hồng Mao đâu. Nước họ là một mảnh đất
nghèo nàn, bốn bể biển cả bao bọc nên bắt buộc họ phải ra ngoài kiếm ăn, ngồi ở
nhà chết đói. Vì lẽ đó họ rất thạo về hàng hải, thiện về thuỷ chiến.
- Tuy
vậy, theo ý tôi…
Thân vương giơ tay không để nàng nói.
- Tôi mới nói sơ qua, còn nữa, chưa hết.
Ông nói nhưng thất trận liên tiếp khi quân đội hoàng
gia giao tranh với Hồng Mao.
- Nhưng họ lấy cớ gì tuyên chiến với mình?
- Chẳng lẽ gì hết, sức mạnh trên hết. Họ thu nhập
nhân lực, vật lực, ngày đêm làm chiến cụ. Ông nói thêm còn nhiều quân cừu địch
ở phương Bắc kéo xuống.
Từ lâu chúng ta biết nước Nga La Tư. Cách đây vào
năm đại thế Kublal Khan, Nga La Tư đô hộ xứ ta, dùng người mình làm vệ lâm
quân, các vua chúa họ sau này cũng theo làm như thế. Hai trăm năm về sau, có
một người Nga tên là Yermark, một tên cướp lợi hại, một tên du thủ du thực, bị
chính phủ họ truy nã rất gắt, ai bắt được người đó, sống hay chết đều có trọng
thưởng. Người đó đi ngang qua dãy núi Oural để bán lông thú. Hắn đánh bại những
thổ dân miền Bắc sống trong thung lũng. Nhân danh Nga hoàng, hắn xâm chiếm một
vùng rộng lớn, bây giờ là Tây Bá Lợi Á. Vì có công to mở mang bờ cõi, tôi trạng
của hắn được xoá bỏ.
Yehonala cắt lời, nói:
- Tôi cũng được nghe nói nhiều về chuyện đó.
Thân vương với một giọng rất lịch sự, mỉm cười, nói:
- Xin quý cô hãy thong thả, câu chuyện còn dài, chưa
hết. Nói về quân Hồng Mao, họ không để chúng mình yên. Dưới triều vua Nhân Tôn,
kế vị vua Càn Long, chính phủ Hồng Mao có cử một người tên là Amhorst đến xứ
ta. Khi người đó được mới vào triều kiến Hoàng thượng, hắn từ chối không đến,
thoái thác đau và quần áo triều phục chưa kịp gởi sang. Thiên tử có truyền cho
ngự y đến chuẩn mạch cho y, ngự y trở về tâu hắn rất mạnh khoẻ. Thiên tử giận
lắm, ra lệnh cho người đó phải lập tức hồi hương. Chắc quý cô cũng biết, dân
bạch chủng cứng đầu lắm, họ không chịu cúi đầu, quỳ trước thềm rồng. Họ nói họ
chỉ quỳ trước các vị thần của họ và trước mặt đàn bà mới chịu quỳ.
Yehonala nhắc lại:
- Quỳ trước đàn bà?
Nàng nghĩ buồn cười quá cho người da trắng xuẩn
ngốc, quỳ trước bọn đàn bà. Nàng không nhịn được cười. Lấy ống tay che mồm.
Cung thân vương cúi mặt xuống, nhìn thấy nàng đang cười, hai mắt long lanh. Ông
thấy nàng cười cũng phì cười. Viên thái giám híp mắt lại cười, bọn thể nữ rúc
rích cười, lấy tay che mồm. Khi đã cười chán, Yehonala hỏi:
- Bây giờ người da trắng đã chịu quỳ trước ngai rồng
chưa?
Cung thân vương lắc đầu:
- Họ vẫn không chịu.
Yehonala ngồi yên, một lúc, nàng nghĩ:
- Khi con ta la lên ngồi Thiên tử, tụi nó phải quỳ.
Nếu giờ bướng không quỳ, không cúi đầu ta cho băng chém hết.
Nàng hỏi:
- Hiện giờ chúng ta đã mạnh chưa?
- Chúng ta phải chống lại nhưng không bằng võ lực vì
mình không có. Chứng ta chống lại một cách thụ động. Hiện giờ người Mỹ yêu sách
chứng ta, bọn này mới vào lãnh thổ của ta. Họ là đồ đệ bọn Anh Cát Lợi. Họ yêu
sách mình phải cho họ quyền lợi như mình đã nhường cho dân tộc Châu Âu. Chứng
ta bắt buộc chính phủ họ không có quyền tài phán dung túng, che chở cho dân họ
buôn bán thuốc phiện trong lãnh thổ ta. Họ đã chịu nhượng bộ về vấn đề
đó.
- Thế đã hết chưa, hay được đằng chân lên đằng đầu.
Họ còn những nhiễu gì nữa không?
- Cái đó không chừng. Làm sao biết được.
Thân vương thở dài, mặt ông xám lại. Tuy ông còn trẻ
song nét mặt buồn buồn, những vết nhăn đã thấy xuất hiện quanh mồm và trên
trán. Ông đứng dậy, nghiêng mình.
- Hôm nay như thế cũng tạm đủ. Tôi nói tổng quát
lịch sử cận đại nước mình. Nếu quý nương muốn biết hơn, tôi sẽ tôi sẽ trình bày
những chi tiết tỉ mỉ để cô có một quan niệm đích thực về hiện tình đất
nước.
- Vâng, xin cảm tạ thân vương chỉ giáo.
Nàng đứng dậy, nghiêng đầu, cảm chào. Thế là hết một
ngày. Đến đêm nàng thao thức không sao ngủ được. Bước đường sau này ra sao? Có
đánh đuổi hết quân ngoại xâm ra khỏi bờ cõi không? Yehonala không còn cảm thấy
mình là một tên tội nhân bị cầm tù trong hoàng cung nữa. Nàng tập trung ý chí,
tư tưởng, hi vọng vào những việc quốc gia đại sự. Nàng lúc nào cũng nghĩ đến
dân, đến nước, sự ăn, sự ngủ… như cảm thông với dân, dân vui nàng vui, dân buồn
nàng buồn, dân khổ nàng khổ… Mấy tháng mùa đông êm đềm trôi qua, một ngày đẹp
trời, ánh nắng chan hoà trong kinh thành. Nàng hi vọng dân được an vui, việc
buôn bán được phồn thịnh. Quân phiến loạn tóc dài chiếm Nam Kinh, đặt bản doanh
ở đó. Tiếng đồn đãi về bọn người này lên tận miền Bắc. Người cầm đầu bọn phiến
loạn có nhiều vợ, suốt ngày ăn uống, rượu chè. Nghe tin đó, Yehonala vẫn dè dặt
không mừng lắm, vì mối nguy cơ chính không phải bọn phiến loạn mà là người Hán.
Bọn người ngoại lai, bọn bạch chủng mới là quân thù lợi hại đáng lo ngại. Bọn
này là gốc rễ, còn bọn thảo khấu người Hán là ngọn, đánh bật được rễ, ngọn phải
héo. Nếu bọn da trắng chịu trở về nước họ, loạn tự nhiên hết. Giữ toàn vẹn lãnh
thổ, đó là hoài bão của ta.
Ít lâu sau, nàng rất vui vẻ, bặt thiệp, mạnh khoẻ,
da dẻ hồng hào. Nàng không hiểu có phải vì nhờ thuốc hay khi có bầu khí huyết
dồi dào, mạnh hơn. Nàng cũng tự thấy lạ là không ghét Thiên tử như lúc trước.
Thực tâm ra nàng không yêu gì hắn nhưng thương hại hắn, một anh ngốc, si tình.
Thiên tử mà người ta khoác cho cái danh sinh to như thế, thực sự là cái gì? Một
cái bong bóng trâu rỗng tuếch, ngoài phủ gấm vóc, nhung lụa. Ban đêm nàng bế
thiên tử vào hai cánh tay như ẵm một đứa trẻ, ban ngày nàng phải làm ra vẻ hết
sức cung kính theo lễ quân thần, mà cũng là cha đứa nhỏ nằm trong bụng nàng.
Nhưng hắn có phải là tác giả cái bào thai đó không? Việc đó một mình nàng biết,
nàng chôn sâu trong tâm khảm. Bề ngoài có ai có thể ngờ được không? Còn nàng,
cái bào thai nằm trong bụng nàng lẽ tất nhiên phải có tác giả, mà tác giả phải
là đương kim Hoàng thượng. Từ trong đáy lòng nàng nghĩ đến kỉ niệm sung sướng,
ngây ngất, cái ngày hôm nào, Nhung Lữ đã chiều theo ý nàng.
Suốt trong đời nàng có hai mối cảm tình đặc thù
trước hết là sự vinh dự mỗi ngày một cao vì nàng đã tạo ra một người để kế vị
ngôi báu sau này và một ái tình thầm kín. Cái ý nghĩ thứ nhất khuyến khích nàng
học hỏi lịch sử quốc gia để truyền lại cho con, sau này sẽ lên ngôi báu cai trị
muôn dân. Nàng cần phải học hỏi, suy cổ luận kim, những lí thuyết của các bậc
thành hiền xa xưa về tình thế biến chuyển trong nước; nội trị, ngoại giao, học
hỏi ở Cung thân vương.
Nhờ có mối tình “Thầm vụng éo le” nàng đã tìm thấy
lẽ sống ở đời, trau dồi trí tuệ, quán thông mọi việc để truyền lại cho
con.
Nhiều khi về chiều, đáng lẽ ngồi trong thư viện đọc
sách, nàng nhàn du bách bộ trong vườn có viên thái giám Lý Liên Anh và bọn thể
nữ tháp tùng theo hầu. Nàng không bao giờ ra khỏi vòng thành mà chỉ ở trong một
thành rất rộng phong cảnh tuyệt đẹp. Khi mặt trời lên cao, đứng gió nàng tha thẩn
đi chơi trong vườn, các hành lang giữa những bức tường cao màu hông nối liền
cung điện, đình tạ. Đại nội có ba lớp trường thành, mỗi một lớp tướng có bốn
cửa theo bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Phía trong có vườn Ngự Uyển Vạn Hoa
viên, cung điện nguy nga đồ sộ, tất cả quay về hướng nam, được sơn màu tượng
trưng cho ngũ hành: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Giữa mùa đông rét mướt, ở trong
này, cây cỏ tốt tươi, cành lá xum xuê xanh mướt, những trái cây đỏ chót dưới
làn tuyết trắng.
Thiên An môn có hai chiếc cột xây bằng đá hoa trắng
chạm hai con rồng cuốn, tuyệt đẹp. Yehonala thích nhất hai chiếc cột này.
Đi hết lâu đài này đến lâu đài khác, hết cung đến
điện, đình tạ nguy nga, tráng lệ, nàng biết trong thành nội, trung tâm của Trái
Đất nay như sao Bắc Đẩu ở giữa vòm trời, các sao nhỏ châu vào. (Bằc thần cư kì
sở, nhi chúng tinh cũng chi).
Nàng thủng thẳng đi dạo chơi trong cảnh cô đơn, tịch
mịch, có các a hoàn, thể nữ tháp tùng. Nàng nghĩ thấy vô cùng sung sướng được ở
nơi lầu son, gác tía để sinh hạ hoàng nam.
Sang tuần trăng thư ba, đầu xuân, tân niên, một ngày
do thiên định đã định, Yehonala sinh hạ hoàng nam.
Trước sự chứng kiến của các lão bà trong triều, thay
thế Hoàng Thái hậu đã quy tiên, các bà hậu sản, xác nhận nàng sanh hạ hoàng nam
Đông cung Thái tử. Nàng ngồi xuống chiếc gỗ trong khi đó các bà hộ sản đỡ xong,
tắm rửa đứa trẻ, nhấc cao trước mặt các lão bà.
Người hộ sản báo tin nàng biết:
- Tâu lệnh bà, con trai kháu khỉnh, mạnh mẽ, chân
tay đều đặn.
Nàng mệt quá muốn xỉu, cố ngẩng đầu nhìn đứa hài nhi
cọ quậy trên tay người hộ sản. Đứa trẻ đã oe oe những tiếng khóc đầu
tiên.
Khi màn đêm buông xuống, một đêm mát mẻ của tiết xuân,
những ngọn đèn lồng đã thắp lên sáng rực, một ban thờ được thiết lập trong sân,
làm lễ cảm tạ thiên địa.
Nhìn ra ngoài quá tấm màn lưới khung cửa sổ thấp,
nàng thấy các hoàng thân, quốc thích, mệnh phụ, phu nhân, văn võ bá quan tề tụ
trước bàn thờ. Dưới ánh nến chập chờn, khi tỏ khi mờ, chiếu vào các khuôn mặt,
những quần áo muôn hồng nghìn tia, thêu kim tuyến, ngân tuyến óng ánh. Cuộc
hành lễ vô cùng trang nghiêm, Hoàng thượng mặc long cổn, đội mũ bình thiên,
đứng bình thân trước ban thờ, cáo cùng thiên địa sinh hạ hoàng nam. Trên ban
thờ bày lễ tam sinh: Một chiếc đầu heo luộc, trắng hếu; một con gà sống luộc,
vặt lông vàng nghệch trừ chiếc đầu và đuôi con để nguyên còn lông còn mào; ở
giữa heo và gà, trong chiếc lưới bằng lụa nhuộm đỏ, một con cá sống còn
quẫy.
Nghi lễ cổ điển rất phiền toái. Ngoài Thiên tử,
không ai có thể thay thế ngài để làm mệnh bái chủ lễ. Con cá dùng làm phẩm vật
lấy ở hồ sen, khi lễ tất, con cá phải thả lại trong hồ, cần nhất cá còn sống
nếu không Thế tử không đến được tuổi thành nhân. Lễ tạ ơn cử hành vô cùng trang
nghiêm, trọng thể, Thiên tử và một vị cao tăng hành lễ phải hết sức cung kính,
chí thiết, chí thành, không được hấp tấp vội vàng. Nếu lòng không thành, Trời
Phật không chứng giám, không cảm ứng. Trong khung cảnh uy nghi, phẳng lặng, Thiên
tử chắp hai tay, giơ cao quỳ xuống ban thờ, rồi mật khấn. (Nhà vua chỉ quỳ
trước ban thờ Trời). Lễ hai lễ nhà vua lấy con cá trên ban thờ đưa cho viên
trưởng quản thái giám; thái giám đem cá thả vào hồ sen, nơi đã vớt con cá lên.
Một cánh tay giơ cao chiếc đèn lồng, người thái giám thả con cá xuống hồ. Trong
khi thả, tất cả mọi người đứng yên chờ. Thiên tử vẫn đứng bình thân tại vị. Đột
nhiên dưới ánh sáng cây đèn, mặt nước rung động, người thái giám vội vàng
tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, mọi việc tốt đẹp, cá còn
sống.
Nghe báo tin mừng, tiếng nói, tiếng cười nổi lên
trong đám đông. Người ta đốt pháo, mở các lồng chim để phóng sinh, những cây
pháo bông, muôn màu nghìn sắc sáng rực trên vòm trời đen thẳm.
Yehonala nằm nghỉ, tay chống trên gối tựa, nhìn trên
vòm trơi tối đen, những bông lửa toé sáng, nàng thấy như một bông hoa đang lớn
vàng rực, cánh hoa ửng hồng.
Con nữ tì vui mừng reo lên:
- Tâu lệnh bà, tất cả như chào mừng lệnh bà và thế
tử.
Dân ngoài phố reo mừng, Yehonala nằm xuống, cười
thầm. Từ nhỏ vẫn mong ước giá được làm đàn ông, bây giờ nàng biết đàn bà như
nàng còn bằng mấy đàn ông. Có người đàn ông nào được như nàng không? Nàng đã “kiếm”
cho Thiên tử một người con trai để sau này kế vị.
Nàng hỏi con nữ tì:
- Chị họ ta, bà Hoàng hậu có ở ngoài sân dự lễ
không?
Người nữ tì để ý nhìn một lúc ra đám đông lố nhố
ngoài sân, thưa:
- Tâu lệnh bà, có, bà Hoàng hậu đứng cùng với các
thể nữ.
- Ra tâu với bà, mời bà vào chơi với ta. Mi nói ta
muốn tiếp chuyện bà.
Người nữ tì ra sân, đến nói với Hoàng hậu như nàng
đã dặn, khẩn khoản nói:
- Muôn tâu Hoàng hậu, lệnh bà con muốn được thừa
tiếp Hoàng hậu.
Sakota lắc đầu, nói:
- Ta bắt buộc phải đến dự lễ. Lễ xong, ta muốn trở
về ngay, ta thấy trong người không được khoẻ.
Nói xong, nàng vịn vai hai con nữ tì quay gót đi.
Một thái giám cầm đèn lồng soi đường đi trước. Nàng bước qua ngưỡng cửa, hình
bán nguyệt. Nàng từ chối không đến chơi với Yehonala làm mọi người ngạc nhiên.
Người nữ tì về thưa lại với nàng:
- Thưa lệnh bà, Hoàng hậu không muốn đến. Hoàng hậu
cáo đau nhưng con đoán chắc không phải.
- Thế tại sao bà không đến?
- Con làm sao biết được lòng bà. Bà sanh con gái,
lệnh bà sanh con trai.
- Sakota không có lí lại tiểu nhân như thế, nhưng
hẳn coi chừng, ta nắm chiếc kiếm trên đầu nàng.
Người nữ tì thở dài nói:
- Đo bể đo sông, ai đo được lòng người.
Yehonala nằm yên không nói gì.
Ngoài sân, mọi người giải tán, trở lại vắng hoe.
Hoàng thượng và văn võ bá quan, các thân vương dự dạ yến.
Đêm hôm đó, trong toàn quốc, từ Nam chí Bắc, từ Đông
sang Tây, dân gian ăn uống, mừng rỡ. Người ta mở lồng phóng sinh chim, người ta
cũng mở các cửa ngục, giải thoát tất cả các tôi phạm, khinh hay trọng. Các tỉnh
các làng mạc, các cửa hàng đóng cửa bảy hôm, giới sát không giết một con vật
hay câu một con cá... Những con cá ở trong chậu đem ra chợ bán được đem thả hết
xuống sông. Càc cụ thần phạm lỗi, bị phát vãng được trở về kinh thành, phục hồi
nguyên chức và tài sản được bồi hoàn. Người ta làm các việc từ thiện đó để cầu
phúc cho đứa trẻ mới sanh. Cả nước vui mừng như thế, Yehonala nằm trên giường
cảm thấy hiu quạnh, cô đơn. Sakota không thèm đoái hoài đến thăm nàng và con
nàng. Sakota, tính nết rất hiền hoà, sao lại có thái độ lạ như vậy? Chắc bọn
thái giám đến tâu hót, gièm pha, nàng tưởng người em lên mặt có ý khinh rẻ nàng
vì hôm nàng có đứa con traị.. Viên cơ mật đại thần Tải Thản, một viên quan tham
lam với Hoàng hậu túc thuận, cháu vua, cả hai người này ghen ghét Yehonala, đó
là đầu mối tị hiềm Sakota và nàng. Lý Liên Anh đã nói với nàng, trước khi nàng
được sủng ái, nhà vua tin cẩn nhất hai người đó.
Viên quan cơ mật này tính nết hống hách, tham lam, ti
tiện, tiểu nhân, tuy biết vây Yehonala cũng cho con gái hắn mười sáu tuổi tên
là Mai vào làm thể nữ. Nàng nghĩ đến gương mặt khả ái của Cung thân vương, môt
người bạn mới quen, nàng muốn kết nạp làm bạn tâm giao. Trên chiếc giường rộng
lớn phía trên có chiềc tấm che, đứa con nàng nắm co ro trong cánh tay nàng.
Yehonala ẵm con, nghĩ đến số phận hai mẹ con, nàng cảm thấy cô đơn, chỉ có hai
mẹ con phải đương đầu với thiên hạ, đối phó với vạn sự. Người nàng thật tình
yêu, oái ăm thay không thể nào là chồng nàng. Nếu có một mình nàng, nàng có thể
tìm được con đường giải thoát, nhưng sự chết, không bao giờ dám nghĩ đến, con
nàng chỉ có nàng che chở, đối phó với bao nhiêu âm mưu, gian kế ở trong này.
Thời buổi rối ren điềm trời bức tường ông vua hèn kém, nhu nhược, không có ai
ngoài nàng ra để bảo toàn ngôi báu cho con nàng.
Đêm hôm đó và còn bao nhiêu đêm khác nữa, có lẽ suốt
đời nàng, sáng ngủ dậy, bàng hoàng, hai mắt lơ láo, nghĩ đến số phận, con đường
đời bao nhiêu chông gai, cạm bẫy, trong lòng thây hồi hộp, lo sợ. Một mình nàng
phải đối phó với tất cả mọi người bạn cũng như thù, cả đến Sakota đã biết tất
cả những gì bí mật của nàng. Đứa trẻ, con nàng, ôm trong tay phải nhận là con
vua Hàm Phong. Nàng không thể gọi tiếng nào khác: Hoàng nam hay thế tử.
Đời nàng là cả một chiến đấu cam go khởi sự từ đây.