40 gương thành công - Chương 09
9. Evangeline Booth
Người đàn bà lạ lùng
nhất mà tôi biết, đã từ chối lời cầu thân của hàng ngàn người, từ những danh
nhân đến những bác đánh cá, từ những ông chủ đồn điền đến những anh cầu bơ cầu
bất, không xu dính túi. Một ông hoàng trong một hoàng tộc lớn nhất ở Châu Âu
đeo đuổi bà hàng tháng, năn nỉ bà nhận lời cầu thân của ông. Và bây giờ đây,
mặc dầu bà gần đến cái tuổi cổ lai hi rồi, mà còn nhiều bức thư gởi tới xin
cưới bà, nhiều đến nỗi cô thư ký bà không buồn đưa bà coi nữa.
Tên bà là Evangeline
Booth, và bà cầm đầu một đạo binh lớn nhất mà chưa hề tấn công một quân địch
nào, tức Đạo binh Cứu khổ, một đạo binh có ba vạn sĩ tốt nuôi những kẻ đói ở
sáu mươi nước xa xôi và ban bố tình yêu bằng tám chục ngôn ngữ.
Khi tôi gặp bà
Evangeline Booth, tôi hơi ngạc nhiên. Tôi biết rằng bà đã già, có thể có cháu
chắt được rồi, vậy mà mớ tóc của bà chỉ có vài sợi trắng. Mà cặp mắt, vẻ mặt bà
linh động, hăng hái làm sao.
Người ta bảo rằng bốn
chục tuổi mà còn là đương xuân ư? Nếu bạn thấy bà Evangeline Booth cưỡi một con
ngựa bất kham tới nỗi phải hai người đàn ông mới ghìm nổi nó, thì bạn sẽ tin
rằng bảy chục tuổi vẫn còn là đương xuân. Bà mua con ngựa đó rẻ mạt, vì chủ
ngựa không dám cưỡi nó. Tên ngựa là Tìm Vàng và khi bà leo lên lưng con Tìm
Vàng, la "Đi" thì nó nhẩy, nó phóng tiến tới, tiến lui, quay bên này,
bên kia, giậm khắp khu đất, rồi mới chịu ngoan ngoãn theo ý bà. Mỗi buổi sáng
bà cưỡi nó một giờ. Có khi một tay cầm cương, một tay cầm một bài diễn văn, bà
vừa cho ngựa phi trong rừng vừa suy nghĩ về bài đó.
Một buổi hè, nếu bà ở
Châu Mỹ, thì bà lại hồ Lake George để bơi lội; và năm bà sáu mươi ba tuổi, bà
lội qua hồ trong bốn giờ.
Bà ngủ, luôn luôn ở đầu
gường có miếng giấy cứng lót tay để viết, và thường khi, bà thức giấc, ghi ít ý
nghĩ lên giấy. Một đêm bà không ngủ được, ba giờ sáng dậy sáng tác một bài
nhạc, có cả lời ca. Mặc dầu bà có ba cô thư ký trong nhà mà nhiều khi bà dậy
làm việc từ hai giờ sáng.
Ngồi xe hơi từ nhà bà
đến sở, mất một giờ; trong thời gian đó bà đọc cho thư ký đánh máy.
Bà nói rằng kinh nghiệm
kích thích nhất trong đời bà xảy ra hồi thiên hạ ùa nhau lại miền Yukon đào vàng. Chắc bạn
còn nhớ, cuối thế kỷ trước, người ta kiếm được vàng ở Alaska và tin đó làm cho dân chúng sôi lên
sùng sục. Từng bọn người vội vàng bồng bế nhau lên phía Bắc, và bà nghĩ rằng
Đại binh Cứu khổ phải theo họ lên đó. Thế là bà dắt theo hai cô nữ khán hộ có
kinh nghiệm và ba cô phụ nữa, lên miền Yukon.
Khi bà tới Skagway,
trứng và bơ mắc như vàng. Nhiều người đói mà người nào cũng đeo súng sáu kè kè
bên mình. Và đi đâu bà cũng nghe tên Smith "Hiền". Mà y chẳng hiền
chút nào cả. Y là một kẻ giết người không gớm máu ở Klondike.
Y và bè đảng của y đứng đợi bọn đào vàng về, và không hỏi han, báo trước gì hết,
bắn họ để cướp vàng. Chính phủ Hoa Kỳ gởi một bộ đội tới để giết y, nhưng y
giết trọn đội và trốn thoát.
Skagway
là một nơi khủng khiếp. Ngày bà tới, có năm người bị giết.
Đêm đó, bà họp đám đông
ở bờ sông Yukon, giảng đạo cho hai mươi ngàn người đ àn ông cô độc và bảo họ
hát những bài mà hồi nhỏ thân mẫu của họ đã hát cho họ nghe, như bài Jesus,
Lover of my soul, bài Nearer my God to Thee, bài Home sweet home.
Đêm ở miền đó lạnh cóng;
trong khi bà hát, một người lấy một cái mền trắng quấn vào người bà.
Đám đông vĩ đại đó hát
cho tới một giờ khuya; rồi Evangeline Booth cùng các cô khán hộ đi vô rừng, ngủ
trên đất, dưới gốc thông. Họ mới bật lửa, sửa soạn nấu một chút ca cao thì thấy
năm người ôm súng tiến tới. Khi họ còn cách một khoảng nói vừa đủ nghe, thì họ
ngừng lại, người cầm đầu ngả mũ, nói:"Tôi là Smith "Hiền" đây,
tôi lại cho cô hay, tôi nghe cô hát mà thích lắm."; rồi hắn nói
thêm:"Tôi đã sai người đem lại cho cô chiếc mền trắng trong khi cô hát.
Nếu cô muốn giữ nó thì cứ giữ lấy." Một cái mền bây giờ không đáng giá là
bao; nhưng hồi đó, trong khi nhiều người chết vì lạnh và ẩm ướt, thì nó thực là
một tặng vật quý báu.
Bà Booth hỏi hắn rằng bà
ở Skagway có sợ
tai nạn gì không. Hắn đáp:"Tôi còn ở đây thì cô khỏi lo. Tôi sẽ che chở
cho cô".
Bà nói chuyện với hắn ba
giờ, bảo hắn: "Tôi đem lại đời sống cho người ta, mà ông lại cướp đời sống
của người ta. Như vậy không nên. Ông không thắng loài người đâu. Sớm muộn gì họ
cũng giết ông. Bà gợi chuyện cho hắn nói về tuổi thơ và thân mẫu hắn, và hắn kể
với bà rằng hồi nhỏ hắn thường cùng với bà nội đi coi các cuộc hội họp của Đội
binh Cứu khổ, lần nào hắn cũng hát và vỗ tay khen. Và hắn thú rằng khi sắp mất,
bà nội hắn bảo hắn hát một bài mà hai bà cháu cùng học được tại các cuộc hội
họp của Đội binh Cứu khổ, và hắn hát:
Lòng tôi bây giờ trắng
hơn tuyết,
Vì đức Jesus cùng ở với
tôi tại đây,
Tội của tôi, tôi biết là
nhiều lắm,
Nay được tha hết. Tôi
bây giờ trong sạch.
Bà bảo hắn quỳ xuống và
một thiếu nữ ở Đội binh Cứu khổ với một tên ăn cướp hung dữ nhất miền Bắc, cùng
quỳ xuống ở bên cạnh nhau, cùng cầu nguyện, cùng khóc với nhau ở trong rừng
thông. Nước mắt chảy dòng dòng, Smith "Hiền" hứa với bà sẽ không giết
người nữa, và sẽ ra đầu thú, còn bà thì hứa với hắn sẽ tận lực xin chánh phủ
giảm tội cho hắn.
Khoảng bốn giờ sáng hắn
từ biệt bà.
Tới chín giờ, hắn cho
người mang tặng bà một ổ bánh còn nóng hổi, bánh ngọt, mứt và nửa ký bơ, những
món vô giá đối với nơi đó thời đó. Hắn đã bắn người để cướp bột và bơ, và một
người đ àn bà trong bọn của hắn xin lãnh cái hân hạnh làm bánh, mứt để tặng
bà.
Hai ngày sau, có kẻ bắn
chết Smith "Hiền" và Skagway
dựng một đài kỷ niệm vị ân nhân ấy.
Evangeline Booth là một
trong những người sung sướng nhất mà tôi đã gặp. Bà sung sướng vì bà sống cho
người khác.
��el�e
�Wg
p;
Nhưng lâu đài nổi danh
và lâu bền nhất của ông là ngôi tháp lạ lùng Singing Tower
ở Floride. Chỗ mà hồi xưa chỉ là một khoảng cát khô khan trên một ngọn đồi cao
nhất ở Floride thì bây giờ thành nơi ẩn náu của loài chim, thành một vùng xanh
mướt, có hàng trăm ngàn cây lớn nhỏ. Và vượt lên rừng cây đó là một ngôi tháp
có chuông cao khoảng sáu chục thước, xây bằng cẩm thạch hồng, tháp đó in bóng
lên mặt hồ trong veo, mát mẻ ở dưới chân.
rmal' a �e
�Wg
nt-size:9.0pt;font-family:Verdana;
mso-fareast-font-family:"Times New Roman";color:black'>Năm 1908 ông chế tạo
xong chiếc phi cơ thứ nhất trong một nhà thờ bỏ hoang ở Santa Ana, xứ
Californie mà ông phải mướn mỗi tháng mười hai Mỹ kim. Thân phụ ông mắc cỡ vì
có đứa con điên điên khùng khùng bán xe hơi kiếm được rất nhiều tiền thì không
chịu lại bỏ phí thì giờ chế tạo những máy để bay. Thanh niên trong tỉnh thấy
ông bỏ ăn, bỏ ngủ, không biết là ngày lễ, ngày nghỉ là gì, cặm cụi hết tháng
hết năm, cũng chế giễu ông nữa. Một bà già nọ lại thuyết thân mẫu ông để cụ bảo
ông bỏ cái ý của ma quỷ đó đi.
- Nếu thượng đế muốn cho
loài người bay được thì đã cho chúng ta cặp cánh rồi, phải không cụ?
Chỉ mỗi có một người
khuyến khích ông là thân mẫu ông. Cụ nhớ lại giấc mộng của cụ. Cụ tin chắc con
cụ sẽ bay được. Mỗi đ êm cụ cặm cụi với con trong ngôi nhà thờ hoang, cầm chiếc
đ èn dầu chiếu sáng cho con làm. Kẻ tò mò ngó qua cửa sổ xem thằng khùng đó làm
cái trò gì. Ông bực mình sơn các cửa kính không cho ai nhìn qua được nữa. Rồi
ông khóa cửa lại. Nhưng họ vẫn tới để cười, chế ông. Ông lại phải mướn người
coi cửa để ngăn họ đừng tới gần.
Luôn mười ba tháng như
vậy, hai mẹ con ông làm việc đ êm này qua đ êm khác, cả trong đ êm lễ Giáng
Sinh, cả trong đ êm Nguyên Đán. Nhưng xin bạn đừng phàn nàn cho họ. Công việc
đó không phải là một công việc thường: nó là một sự đam mê. Không phải là một
chuyện đóng một phi cơ mà là chuyện chinh phục thế giới của gió bão, cho một
giấc mộng thành sự thật. Chắc chắn hồi ấy ông sống vui thích hơn một ông vua
hoặc một nhà triệu phú rất nhều. Có lần ông bảo tôi rằng mười ba tháng đó là
quãng đời đẹp nhất của ông.
Ông lắp một động cơ hai
mã lực vào phi cơ của ông. Muốn cho nhẹ, ông thay cái vỏ gang bằng một cái vỏ
đồng. Ông phải đẽo sáu chiếc chong chóng mới được một cái vừa ý.
Sau cùng phi cơ đóng
xong. Phải phá một vài mảng tường của nhà thờ rồi ngày cuối tháng bảy năm 1909,
vào nửa đ êm, Glenn Martin và hai người phụ tá, đẩy máy bay ra ngoài, cho ngựa
kéo nó lên đường cái hơn năm cây số nữa, tới một cánh đồng để sáng sớm hôm sau
bay thử. Sở dĩ phải kéo ban đ êm như vậy là để cho ngựa không thấy hình thù kỳ
dị của nó mà hoảng hốt.
Tinh sương ngày mùng một
tháng tám năm 1909, Glenn Martin leo lên phi cơ, mở máy, động cơ nổ vang trời.
Ông lên số, máy ông rung chuyển mạnh, đâm xiên đâm xẹo, rồi thì, ôi phép mầu!
Nó cất cánh được. Em nhỏ Glenn Martin xưa làm diều trong nhà bếp ở Kansas nay đã bay được.
Phút đó là phút quan trọng nhất đời ông.
Sau ông đóng những chiếc
China Clipper, tức những phi cơ đầu tiên đã vượt Thái Bình Dương và đóng rất
nhiều phi cơ chiến đấu.
Đời ông là một tấm gương
sáng cho ta thấy năng lực phi thường của một ý chí chuyên chú vào một mục đích
độc nhất. Mới rồi ông nói với tôi:
- Nếu ông lựa một con
đường và không khi nào quên mục đích của ông thì dù con đường khó khăn, lởm
chởm đến đâu, rốt cuộc thế nào ông cũng tới được một nơi nào đó.