40 gương thành công - Chương 07
7. Upton Sinclair
Upton Sinclair đã viết
bốn mươi tám cuốn sách và bán ra trên năm trăm bài châm biếm. Sách của ông đã
bán được hai triệu cuốn ở Đức, ba triệu cuốn ở Nga. Những truyện có tính cách
cấp tiến của ông có lẽ đã giúp cho cách mạng Nga thành công. Mặc dầu ông là
người Mỹ mà sách của ông được hoan nghênh ở châu Âu nhiều hơn là ở Mỹ. Có lần
tôi vào một tiệm sách nhỏ ở miền Nice, thấy sách của Upton Sinclair còn nhiều
hơn sách của hết thảy các tác giả Anh, Mỹ khác nhập lại. Tác phẩm của ông đã
được dịch ra bốn mươi bốn thứ tiếng và có lần ông bảo tôi rằng chính ông cũng
không biết hết những tiếng đó là tiếng gì và ở nước nào. Khắp thế giới, ông là
nhà văn còn sống mà được nhiều người đọc nhất.
Bây giờ ông sáu mươi tám
tuổi và ông đã viết trên năm chục năm, từ hồi ông mười sáu. Ông đã viết hàng tỉ
chữ, hơn số chữ trong Cựu và Tân Ước hợp lại.
Vẻ mặt ông hao hao như
ông Woodrow Wilson và ông hăng hái nuôi một lý tưởng. Ông muốn diệt con ma
nghèo, vì kinh nghiệm đã cho ông biết nỗi cay đắng của cảnh nghèo. Ông bảo tôi
rằng có lần, luôn trong sáu năm trường, gần như ngày nào ông cũng bị cái đói
gậm nhắm.
Thân phụ ông là một
người bán rượu Whisky và nghiện rượu, và hồi nhỏ, khi ở Baltimore, rồi sau ở Nữu
Ước, cứ đ êm đ êm, ông thường đi kiếm cụ ông ở khắp các tửu quán, rồi đỡ cụ về
nhà, khiêng vào gường, còn cụ bà thì móc túi chồng để lấy tiền giấu đi, phải
vậy thì hôm sau mới có tiền đi chợ. Gia đình đó nghèo tới nỗi họ phải sống
trong những nhà cho mướn rẻ tiền nhơ nhớp đầy muỗi, rệp, nghèo tới nỗi phải dời
nhà hoài, vì thiếu tiền trả, bị chủ đuổi.
Upton Sinclair nhiệt
liệt chủ trương sự cấm bán rượu mạnh. Ai ở vào cảnh ông mà không vậy. Rượu mạnh
đã tàn phá gia đình ông và làm cho tuổi thơ của ông khô héo cằn cỗi. Ông bảo
rằng rượu mạnh đã làm cho hai người bạn thân nhất của ông chết yểu, tức Jack
London và Eugene V. Debs. Ông cũng không uống trà và cà phê mà cũng không hút
thuốc.
Mãi tới hồi mười tuổi,
ông mới được tới trường nhưng đã tự học và biết đọc, và trước khi vô trường thì
ông đã ngấu nghiến hết các tác phẩm của Dickens và của Thackeray, lại đọc mấy
chục cuốn sách khác và một phần lớn bộ Bách khoa tự điển. Mới vô trtường được
hai năm, ông đã đủ sức theo ban đại học rồi.
Hồi vào đại học, ông không
có lấy một xu mà lại phải nuôi mẹ nữa. Vì vậy, ông phải vừa học vừa viết những
truyện cười ngăn ngắn cho các tạp chí rẻ tiền, để lấy tiền ăn học tại City
College ở Nữu Ước và trường đại học Columbia. Mỗi đ êm ông đọc cho người khác
chép một truyện dài tám ngàn chữ, nghĩa là mỗi tháng ông vừa học vừa viết được
một tiểu thuyết dài trung bình. Sức làm việc của ông thật kinh thiên. Cả một
triệu người không được một người như ông.
Ở trường đại học ra, ông
viết những truyện kiếm hiệp hấp dẫn cho các tạp chí nhi đồng và kiếm được mỗi
tuần lễ mười bốn Anh kim. Số tiền đó đã lớn đối với một tác giả mới hai mươi
tuổi. Nhưng ông viết không phải là để kiếm tiền. Ông viết với mục đích diệt sự
nghèo bất công. Cho nên mặc dầu vợ thì đau con thì nhỏ, một mình ông phải lo
nuôi gia đình, mà ông dám bỏ số tiền đó, dựng một cái liều vải ở New Jersy và
bắt đầu viết những tiểu thuyết tuyên truyền, những tiểu thuyết để cải tạo thế
giới. Ông bỏ ra năm năm soạn năm tiểu thuyết và năm cuốn đó đem lại cho ông có
hai trăm Anh kim nghĩa là có bốn mươi Anh kim mỗi năm, bằng số tiền ông kiếm
được trong ba tuần, hồi ông viết truyện cho trẻ em.
Gần như lúc nào ông cũng
chịu cảnh đói. Một hôm, bà vợ, vốn khao khát một chút xa hoa vào tiệm mua về
một tấm khăn trải bàn sọc đỏ giá một cắc sáu. Nhưng ông bắt bà đem lại tiệm trả
và đòi tiền về, vì một cắc sáu đủ cho cả nhà ăn trong một ngày.
Tiểu thuyết thứ sáu của
ông nhan đề Rừng rậm được độc giả rất hoan nghênh và đem về cho ông sáu ngàn
Anh kim. Ông đem trọn số tiền đó tặng một hội ở New Jersy, một loại hợp tác xã
văn nhân, họa sĩ, nhạc sĩ mục đích là giúp đỡ lẫn nhau sống một cách tiết kiệm,
Sinclar Lewis sống ở đó một thời gian và giữ việc coi lò, nhưng chắc chắn Lewis
làm không được việc gì, vì một đêm lửa trong lò bắt vào nhà và cháy rụi, thế là
hội tan.
Upton Sinclair luôn luôn
là một nhà cải cách hăng hái. Ông và Inez Mullholland cầm đầu một cuộc biểu
tình đầu tiên ở châu thành Nữu Ước để đòi cho phụ nữ được quyền đầu phiếu. Ông
luôn chiến đấu chống lại sự hạn chế sanh đẻ và luôn ba chục năm ông là một
trong những người chỉ huy đảng xã hội ở Mỹ.
Khi ông muốn nói cái gì,
ông nhất định theo cho tới kỳ cùng. Chẳng hạn một lần ông muốn học đàn vĩ cầm,
ông tập mỗi ngày tám giờ, gần như không bỏ ngày nào, trong ba năm, các người
hàng xóm phàn nàn về tiếng cù cưa nhức óc của ông, ông ôm đàn vào rừng kéo cho
chim và sóc nghe.
Ông bảo tôi rằng ông đã
bị bắt bốn lần. Một lần bị bắt và nhốt vào khám mười tám giờ ở Wilmington vì
ông chơi quần vợt ngày Chủ Nhật. Lần khác ông bị giam ở Tombs tại Nữu Ước trong
ba ngày vì ông lẳng lặng đi đi lại lại trước phòng giấy của John D.
Rockefeller. Lần thứ ba ông bị bắt vì bán một Thánh kinh cho sở Công an ở Boston, và lần cuối cùng
ông bị bắt vì ráng đọc Hiến pháp Hoa Kỳ, trong khi đứng trước một tư gia, mà
trong tay có giấy chủ nhà cho phép đứng tại đó.
ight:nO�l>i
�j
le='font-size:9.0pt;font-family:Verdana;
mso-fareast-font-family:"Times New Roman";color:black'>Một lần, đi xe điện ở Bá
Linh, ông bảo người bán giấy đã tính lộn khi thối tiền cho ông. Người đó đếm
lại thấy đúng, đưa tiền cho ông, bảo: "cái tai hại của ông là ông không
biết đọc con số".