Đức Phật và Nàng p1 - Chương 39 - 40
Chương 39: Tôi muốn dệt
tiếp giấc mơ
Tôi đến văn phòng chủ
nhiệm khoa lịch sử của trường để nộp đơn xin học tiếp tiến sĩ. Thực ra mọi việc
đã được sắp xếp ổn thỏa, nộp đơn chỉ là vấn đề thủ tục mà thôi.
Từ cửa sổ văn phòng vẳng
ra tiếng trò chuyện. Thầy đang tiếp khách. Tôi do dự, không biết có nên vào hay
không.
Khoa lịch sử là khoa
nghèo nhất trường, tòa nhà văn phòng khoa đã cũ nát, được xây dựng từ những năm
bảy mươi, nên chất lượng cách âm của các bức tường rất kém. Dù không để tâm
lắng nghe, tiếng trò chuyện trong phòng vẫn rót vào tai tôi.
- Anh Quý, các tình
nguyện viên khác đều đã thất bại, không còn cách nào khác chúng tôi mới phải
nhờ đến anh. Tính đến nay, mới chỉ có em ấy “vượt” thành công, mà lại thành
công những hai lần.
Giọng nói này nghe rất
quen.
- Anh đừng cố thuyết
phục nữa, tôi không đồng ý đâu. Em ấy còn trẻ, lỡ phải bỏ mạng vì cuộc thí
nghiệm này thì sao?
Đây là giọng của sếp,
nghe sao mà nặng nề đến vậy!
- Không nghiêm trọng đến
mức ấy đâu. Chúng tôi đã cải tiến thiết bị...
- Dù có cách tân đến
mấy, anh có dám bảo đảm em ấy sẽ không phải chịu bất cứ tổn thương nào không?
Hậu quả của lần vượt thời gian vừa rồi anh thấy cả rồi đấy. May mà các anh còn
chút lương tâm, đã huy động lực lượng y bác sĩ giỏi nhất cả nước mới cứu được
cánh tay của em ấy.
Tôi giật mình, thì ra
sếp đang nói về tôi, vội vàng ghé tai lắng nghe.
- Quả thật chúng tôi đã
rất tắc trách vì không xét đến vấn đề nhiễm phóng xạ. Nếu em ấy không bị
thương, có thể chúng tôi vẫn còn chủ quan cho rằng mọi thứ đều an toàn. Nhưng
nếu em ấy thận trọng hơn, không để xảy ra thương tích, thì có lẽ vấn đề sẽ
không nghiêm trọng...
Tôi đã nhận ra, đó là
giọng nói của giáo sư Lý, người phụ trách nhóm nghiên cứu.
- Sao lại không nghiêm
trọng?
Sếp cao giọng ngắt lời
giáo sư Lý.
- Mỗi lần tiếp xúc với
cỗ máy đó là một lần nhiễm phóng xạ. Cả cái đồng hồ vượt thời gian và bộ áo
chống phóng xạ ấy nữa, đều là những nguồn gây nhiễm, có thể gây tổn hại cho sức
khỏe của em ấy bất cứ lúc nào.
- Nếu em ấy không ở lại
đó quá lâu, thì sẽ không việc gì.
Giáo sư Lý vội vàng
thanh minh:
- Lần này, chúng tôi
không yêu cầu em ấy ở lại quá lâu, chỉ cần đủ để kiểm chứng chức năng định vị
thời gian và địa điểm mà chúng tôi mới phát minh có thành công hay không thôi.
Chúng tôi hứa sẽ sử dụng thiết bị điều trị tốt nhất, có thể giúp cơ thể phục
hồi nhanh chóng sau khi em ấy trở về.
- Các anh đã thử nghiệm
nhiều lần các chức năng mới rồi đấy thôi và lần nào thiết bị cũng gặp trục trặc
trước khi vượt.
- Chúng tôi đã rút kinh
nghiệm của những lần trước, chúng tôi tin lần này nhất định sẽ thành công. Anh
Quý à, anh cũng là một nhà nghiên cứu lịch sử. Lẽ nào anh không cảm thấy, việc
chúng ta có thể quay trở về bất cứ thời điểm và không gian lịch sử nào, ví như
được tận mắt chứng kiến thời kỳ oai hùng khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung
Quốc, nghiệm chứng tính xác thực của sự biến Huyền Vũ Môn, thậm chí có thể tham
dự ngày Quốc khánh và được nhìn thấy chủ tịch Mao Trạch Đông, thủ tướng Chu Ân
Lai, là rất tuyệt vời hay sao?
Giọng nói thầy Lý tràn
đầy niềm tin về một viễn cảnh tươi đẹp.
- Anh Quý, chúng tôi chỉ
cần một tình nguyện viên là đủ.
- Không được, việc đó
quá mạo hiểm, tôi không thể...
- Em đồng ý.
Tôi đẩy cửa bước vào, tự
tin lên tiếng trước sự sững sờ của hai vị học giả.
- Nhưng em sẽ chọn địa
điểm và thời gian.
- Được chứ, không vấn đề
gì.
Thầy Lý vui mừng gật
đầu.
- Chỉ cần em nhận lời
tham gia, đến thời đại nào là do em quyết định.
- Thưa thầy, sức khỏe
của em có thể chịu đựng trong bao lâu?
Thầy Lý tỏ ra hơi lúng
túng:
- Điều đó chưa thể xác
định ngay lúc này vì không có số liệu. Nhưng nếu em nhanh chóng quay về...
Tôi ngắt lời thầy, mạnh
dạn đề nghị:
- Em muốn đến Khâu Từ
năm 384.
Thầy Quý giật mình ngẩng
lên, nhìn tôi đăm đăm.
Tôi trở lại khu vực thực
nghiệm quen thuộc, bận rộn với các hạng mục kiểm tra, rèn luyện sức khỏe, uống
thuốc tăng cường sức đề kháng. Các cán bộ nghiên cứu mỗi ngày đều đến ghi chép
số liệu về sức khỏe của tôi, tính toán thận trọng từng con số. Đầu tháng Tám sẽ
bắt đầu chuyến vượt thời gian thứ năm của tôi.
Tận dụng thời gian rảnh
rỗi, tôi tìm đọc tất cả các tài liệu về Rajiva và thời kỳ Thập lục quốc. Cố
gắng ghi nhớ mọi thứ, biết đâu sẽ có ích về sau.
Nhưng có nhiều tài liệu,
càng đọc càng thấy khó hiểu. Bởi vì những ghi chép về Rajiva đều quá ư ngắn
ngủi, hàm súc, thậm chí tồn tại nhiều mâu thuẫn. Ví như năm sinh, năm mất của
Kumarajiva.
Có hai quan điểm khác
nhau về thời gian Kumarajiva qua đời: Trong “Truyện cao tăng” của nhà sư
Tuệ Giảo, nhà Lương, thời Nam triều viết: “Kumarajiva mất ở Trường An ngày
hai mươi tháng Tám năm thứ mười một đời Hoằng Thủy nhà Hậu Tần, cũng chính là
năm thứ năm đời Nghĩa Hy nhà Đông Tấn”. Như vậy tức là năm 409 sau Công nguyên.
Nhưng trong “Văn tế Pháp sư Kumarajiva”, Tăng Triệu lại viết: Kumarajiva
mất tại một ngôi chùa lớn vào ngày mười ba tháng Tư năm Quý Sửu, hưởng thọ bảy
mươi tuổi”. Năm Quý Sửu tức là năm thứ mười lăm đời Hoằng Thủy, chính là năm
413 sau Công nguyên.
Nếu căn cứ theo quan
điểm của Tăng Triệu, thì năm sinh năm mất của Kumarajiva sẽ là 344 - 413 sau
Công nguyên (hưởng thọ bảy mươi tuổi). Nhưng nếu căn cứ theo quan điểm của Tuệ
Giảo thì niên đại đó là 350 – 409 sau Công nguyên (hưởng thọ sáu mươi tuổi).
Hầu hết các học giả trong giới học thuật đều đồng tình với quan điểm của Tăng
Triệu, vì Tăng Triệu nhận mình từng theo học Kumarajiva hơn mười năm và ông
qua đời sau Kumarajiva một năm, do đó tính thiếu chính xác trong quan điểm
của Tăng Triệu là rất thấp. Và bởi vậy, trong đại hội Phật giáo Trung Quốc –
Nhật Bản lần thứ năm, học giả hai nước đã thống nhất tiến hành các cuộc nghiên
cứu, thảo luận về Kumarajiva dựa trên năm sinh và năm mất của nhà sư là 344
– 413 sau Công nguyên.
Nhưng tôi lại cho rằng
Tuệ Giảo đã đúng. Lữ Quang ép buộc Rajiva phá giới, chính vào năm 384 sau
Công nguyên, mà tôi đã yêu cầu được đến, khi ấy Rajiva vừa tròn ba mươi lăm
tuổi. Lời cảnh báo của vị hòa thượng lúc Rajiva còn nhỏ khiến người ta không
khỏi bàng hoàng về sự trớ trêu của số phận.
Sách “Tấn thư” viết: “Lữ
Quang biết Kumarajiva là bậc tài trí hơn người, nhưng tuổi còn quá trẻ, nên
đã bày trò ép nhà sư lấy công chúa Khâu Từ”. Tức là vì thấy Rajiva tuổi còn
trẻ, nên Lữ Quang mới ép cậu thành thân. Nếu khi ấy, Rajiva đã bốn mươi mốt
tuổi, thì vào thời đại đó, không thể nói là cậu còn trẻ. Nếu là ba mươi lăm
tuổi thì còn có lý. Nhưng lẽ nào chỉ vì thấy Rajiva tuổi còn quá trẻ mà Lữ
Quang đã ép cậu ấy phá giới? Đằng sau câu chữ ngắn ngủi, ít ỏi kia ẩn giấu bao
nhiêu điều bí mật? Tôi nhất định phải tới đó để chứng thực chuyện gì đã xảy ra?
Bao suy nghĩ chất chứa
khiến tôi không khỏi lo lắng. Kể từ khi quay lại khu vực thực nghiệm, không đêm
nào tôi được ngon giấc. Vừa mong ngóng thời khắc tiến hành thí nghiệm để có thể
nhanh chóng trở về bên cạnh cậu ấy, nhưng lại vừa lo sợ, trở về đó tôi sẽ phải
chứng kiến cảnh tượng mà tôi không mong muốn. Chuyện gì đã xảy ra trong suốt
mười một năm đó? Ai có thể lưu giữ tình cảm của mười một năm trước? Nếu đây
không phải là cơ hội duy nhất, chắc chắn tôi sẽ lựa chọn được trở về thời điểm
Rajiva vội vàng quay lại thành Khâu Từ để gặp tôi lần cuối. Theo lý thuyết
xác suất, nếu hai người yêu nhau có thể chờ đợi đối phương với tỉ lệ cùng đạt
tám mươi phần trăm, thì sác xuất họ có thể sống bên nhau là tám mươi nhân tám
mươi bằng sáu mươi tư phần trăm. Con số này khiến tôi không khỏi ảo nảo. Nhưng,
cho dù chỉ là một phần trăm, tôi cũng vẫn muốn đi. Vì nếu ở lại thế giới hiện
đại này, tôi sẽ như kẻ mất hồn, trái tim tôi, từ lâu, đã không thuộc về nơi này
nữa.
Tôi gọi điện cho bố mẹ.
Họ không hề hay biết tôi tham gia dự án này. Tôi chỉ muốn thông báo với họ tôi
vẫn khỏe, nhưng tôi phải đến một nơi bí mật để tham gia một dự án nghiên cứu
đặc biệt, có thể mất vài năm hoặc lâu hơn nữa. Và vì là bí mật nên tôi sẽ không
thể gọi điện cho họ được. Tôi động viên bố mẹ, nói rằng xin cứ yên tâm vì tôi
rất khỏe mạnh và an toàn.
Nhưng dù là vậy, bố mẹ
vẫn rất lo lắng, tôi cố gắng giữ giọng nói thoải mái, vui tươi, nhưng vừa cúp
máy, nước mắt đã đầm đìa. Tôi là con một, nhưng tôi đã không thể trọn đạo, tôi
không phải người con có hiếu...
Buổi tối trước ngày tiến
hành thí nghiệm, “sếp” đã đến tìm tôi. Thầy trò tôi ngồi trò chuyện trên thảm
cỏ bên ngoài khu vực thực nghiệm.
- Vì Kumarajima phải
không?
Tôi bối rối.
- Em nghĩ thầy không
đoán ra được ư?
Thầy thở dài:
- Cả hai lần vượt thành
công em đều gặp Kumarajiva, lại là vào lúc cậu ấy ở độ tuổi thiếu niên và
thanh niên. Thầy đọc tài liệu lịch sử cũng hết sức ngưỡng mộ Kuramajiva tài
trí trác tuyệt thời trẻ. Huống hồ một cô gái trẻ như em, hơn nữa em lại được
gặp con người tài hoa đó ngoài đời thực.
Tôi chỉ biết cúi đầu,
lặng yên.
- Xưa nay em vẫn là cô
gái thông minh và lý trí, lẽ nào vì tình yêu mà trở nên mê muội như vậy?
- Thưa thầy, thầy đã
trải qua tuổi trẻ và cũng đã từng yêu, đúng không ạ?
Tôi ngẩng lên, mọi thứ
trước mắt bỗng trở nên nhạt nhòa.
- Chính vì em mạnh mẽ,
lý trí và tôn trọng lịch sử, nên em đã chọn cách từ bỏ. Nhưng giờ đây em đã hối
hận, sau khi trở về, ngày nào em cũng hối hận, hối hận vì đã không ích kỷ hơn.
Nên em quyết định đi tìm cậu ấy, em không muốn nghĩ đến lịch sử hay bất cứ điều
gì khác...
- Nhưng em nghĩ chuyến
đi này có thể thay đổi điều gì?
Giọng thầy đượm vẻ bất
lực.
- Em đã biết chuyện gì
xảy ra rồi đó, vị hôn thê của Kumarajiva là công chúa Khâu Từ.
- Em biết.
Hai hàng nước mắt đuổi
theo nhau trên gò má rồi lặng lẽ rơi xuống đám cỏ.
- Đây là thời điểm cam
go nhất trong cuộc đời cậu ấy, em muốn ở bên để chia sẻ với cậu ấy. Em luôn có
linh cảm rằng, cậu ấy đang chờ em, đang mong ngóng em trở về. Nhưng cũng có thể
em sẽ chẳng giúp được gì. Nếu đúng theo ghi chép của sử sách, thì cậu ấy đã có
người ở bên cạnh. Nếu vậy, em sẽ lặng lẽ chúc phúc cho cậu ấy, sau đó sẽ quay
lại tiếp tục cuộc sống của mình ở nơi này.
Sếp tôi lại buông một
tiếng thở dài nặng nề.
- Bây giờ thầy có yêu
cầu em đừng thay đổi lịch sử, em cũng không nghe, đúng không?
Tôi cắn môi, khổ sở đáp
lời:
- Thầy luôn cảnh báo em
không được thay đổi lịch sử, nhưng biết đâu, em lại chính là người thúc đẩy sự
phát triển của lịch sử.
Thầy yên lặng hồi lâu:
- Chương Hy đã gọi cho
thầy.
Tôi ngạc nhiên. Từ lúc
biết mình có cơ hội trở về bên cạnh Rajiva, tôi đã nói lời chia tay với anh
bạn cùng trường. Thực ra, kể từ khi nhận lời anh ấy, chúng tôi hầu như không
ngồi trò chuyện riêng với nhau bao giờ. Anh ấy hẹn tôi đi ăn cơm hay đi xem
phim, tôi đều kiếm cớ thoái thác. Bởi vậy, chia tay chỉ là thủ tục. Chúng tôi
không giống một đôi đang yêu nhau chút nào. Nên tôi khá bất ngờ khi anh ấy gọi
điện cho sếp.
- Cậu ấy nhờ thầy nói
với em, rằng cậu ấy sẽ chờ cho đến khi em tỉnh mộng.
Tôi cười buồn. Chắc chắn
thầy đã nói cho anh ấy biết lí do thực sự của lần vượt thời gian này của tôi.
Chờ tôi ư? Chờ đợi một người không thật lòng yêu mình trong viễn cảnh vô vọng
như vậy ư? Con người thời hiện đại mấy ai có thể làm được như thế?
- Thầy ơi, nếu em không
muốn tỉnh lại thì sao?
- Cô nhóc này, em đừng
quên, dù em và cậu ấy có tâm đầu ý hợp đến đâu, đó cũng chỉ là một giấc mộng
phù vân mà thôi. Nơi đây mới là ngôi nhà thực sự của em, mới là cuộc sống hiện
thực của một người bình thường.
Thầy trở nên nghiêm
khắc:
- Mỗi lần vượt thời gian,
tia phóng xạ tích tụ trong cơ thể sẽ dần dần phá hủy hệ thống miễn dịch của em,
em phải nhanh chóng quay về điều trị. Đừng vội đắc ý, thầy biết con gái khi yêu
thường mất hết lí trí, nhưng vì tình yêu mà đánh đổi cả tính mạng thì chẳng có
gì là vĩ đại cả.
Thầy ngừng lại giây lát.
- Vì tình yêu, người ta
phải tiếp tục sống, như thế mới vĩ đại. Thầy đã yêu cầu họ chế tạo loại pin có
tuổi thọ dài nhất từ trước đến nay, em có thể quay về trong vòng hai năm. Mang
theo đồng hồ vượt thời gian và áo chống phóng xạ ít nhiều sẽ gây tổn tại cho
sức khỏe, nhưng em vẫn phải giữ gìn cẩn thận. Vì trong thời đại loạn lạc ấy,
biết đâu những thứ đó có thể cứu em.
Tôi gật đầu, lặng lẽ
ngước nhìn bầu trời đêm. Đêm mùa hạ mà không thấy bóng dáng một ngôi sao nào, ở
thời đại này, mức độ ô nhiễm sao mà đáng sợ đến vậy!
Tôi nằm trên bàn thí
nghiệm, mọi người đã lục tục kéo ra khỏi căn phòng kín bưng. Sếp đột ngột lại
gần tôi, ghé vào tai tôi, nói khẽ:
- Nhớ đừng làm chuyện
dại dột. Khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, chỉ cần em chịu quay về, sẽ
có thêm cơ hội gặp lại.
Thầy nắm chặt tay tôi:
- Hãy cẩn trọng, đừng để
bị thương.
Nhìn tôi thêm một lần
nữa, rồi mới quay lưng bước ra ngoài. Mắt tôi nhòe ướt khi ngó theo bóng dáng
già nua ấy.
Chương 40: Trở lại Khâu
Từ
Lưng tôi va phải vật gì
rất góc cạnh, vòng tay ra phía sau, chưa chạm đến lưng đã đụng phải một thứ kỳ
lạ. Cùng lúc đó, một mùi hôi thối nồng nặc xông lên não, kích thích tôi choàng
tỉnh.
Phía trước, một đôi mắt
mở to đang nhìn tôi chằm chằm, vệt máu khô đét dính trên đỉnh đầu, khuôn mặt
hung tợn, dữ dằn. Tôi kinh hoàng bật dậy, nhưng mặt đất gập ghềnh dưới chân
khiến tôi chao đảo. Tôi chống tay, những tiếng răng rắc vang lên, đưa mắt nhìn
xuống, tôi vừa ngồi lên và làm gẫy cẳng chân của một người nào đó, bàn tay dính
đầy vệt máu đỏ sẫm, nhớp nháp. Trời đất ơi, tôi đang ở nơi nào thế này? Đưa mắt
ra xung quanh, cơn buồn nôn lập tức ập đến.
Tôi đang ở trong một cái
hố chôn cực lớn, đường kính chừng hơn chục mét và chỉ mình tôi là người sống.
Tầng tầng lớp lớp thi thể chất cao thành đống, mùi hôi thối không ngừng xông
lên, tôi nôn ra cả mật xanh mật vàng. Tay bịt mũi, tôi kinh sợ đưa mắt quan sát
khung cảnh trước mắt. Nhìn y phục trên người và khuôn mặt của những tử thi mất
tay mất chân, hay thậm chí mất đầu ấy, tôi đoán họ là binh lính Khâu Từ và rất
nhiều tộc người du mục vùng Trung Á khác. Nếu thời gian và địa điểm cài đặt
trên cỗ máy thời gian là chính xác, thì cảnh tượng trước mắt có lẽ là kết quả
của cuộc đại chiến giữa Bạch Thuần và Lữ Quang.
Không phải tôi chưa từng
thấy thi thể. Những xác ướp trong viện bảo tàng ở Ai Cập, những bộ xương người
trong viện bảo tàng ở Tân Cương, tôi cũng từng theo đoàn khảo cổ đi khảo sát
những lăng mộ dưới lòng đất. Chưa kể đến những thi thể không đầu trong các động
đá thuộc vương quốc Guge (Tây Tạng) cổ đại, vì ở trên cao nguyên, không khí
loãng, trải hơn sáu trăm năm lịch sử, các thi thể vẫn chưa phân hủy hoàn toàn,
đến tận bây giờ vẫn nồng nặc mùi xú uế. Vụ thảm sát ở Nam Kinh với hố chôn hàng
vạn người, đài tưởng niệm được xây dựng dưới lòng đất, mỗi khi bước chân vào
đó, những bộ xương trắng bao quanh bạn, cảnh tượng thảm thương đến mức khiến
bạn phải nhắm mắt lại, không dám nhìn. Tôi không phải kẻ nhát gan, vì nếu thế
tôi đã không theo học ngành lịch sử. Nhưng chưa bao giờ tôi khiếp sợ như thế
này. Tận mắt chứng kiến sự chết chóc và hệ hô hấp không ngừng thu nạp thứ mùi
hôi thối đặc trưng của thi thể vừa bắt đầu phân hủy ấy và tôi lại đang ở nơi mà
một khoảng trống không xác người để đặt chân lên cũng không có. Tôi ngẩng đầu,
vậy là mặt đất đang ở cách tôi một khoảng vượt quá chiều cao của tôi.
Trong ba lô của tôi có
dây móc và một vài vật dụng trèo tường chuyên dụng. Trước đó, nhóm nghiên cứu
đã mời giáo viên thể dục và lính đặc công đến huấn luyện cho tôi một số thao
tác cơ bản để có thể giúp tôi sống sót trong thời đại mà tính mạng con người bị
coi như cỏ rác này. Tôi đã mặc quần áo rằn ri để luyện tập vượt qua tường cao,
nhảy qua hố sâu, học cách vật lộn và những kỹ thuật phòng thân của con gái. Tuy
thời gian tập luyện rất ngắn ngủi, trình độ chỉ ở bậc amateur, nhưng ít nhiều
cũng có chút kỹ thuật. Nhưng, vấn đề ở chỗ, tay chân mình mẩy tôi lúc này đang
run lên cầm cập, thậm chí không đủ sức để lấy công cụ trong ba lô ra nữa. Trừ
phi tôi phải nhắm chặt mắt lại để không phải nhìn thấy những cánh tay, bắp chân
đứt rời và nhầy nhụa máu, bịt chặt mũi để không ngửi thấy thứ mùi khủng khiếp
nhất trên cõi đời ấy. Mà như thế, cả não bộ của tôi cũng trở nên tê liệt, tôi
không kéo nổi khóa ba lô, nỗi sợ hãi bật lên thành tiếng khóc.
Lại một thi thể bị
ném xuống, thiếu chút nữa đã đè nát người tôi. Bên trên có người! Tôi như kẻ
chết đuối vớ được cọc, không kịp suy nghĩ, tôi vội gào lên kêu cứu. Mấy cái đầu
người nhô ra trên mặt đất, vẻ mặt hoảng sợ. Có lẽ họ nghĩ tôi là xác chết sống
dậy. Tôi vội vàng giải thích tôi là người sống, do bất cẩn nên mới sa chân
xuống hố. Gào thét một thôi một hồi mới thấy một sợi dây thừng được thả xuống.
Lên đến mặt đất mà tôi
vẫn trong trạng thái hồn bay phách lạc, sau đó thì nhận ra rằng tình trạng sau
khi được cứu thoát cũng không mấy sáng sủa. Những người kéo tôi lên có vẻ như
là binh lính của Lữ Quang và vì phụ trách công việc dọn dẹp chiến trường, chôn
lấp xác chết nên họ đều là những lính tráng hoặc già nua yếu đuối, hoặc bệnh
tật đầy mình. Bị vây bọc giữa đám lính chẳng có vẻ gì là thân thiện, tử tế này
khiến tôi không khỏi than thở cho tình cảnh “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” của mình.
Chưa hoàn hồn với nỗi
kinh hoàng vừa trải qua, tôi đã phải nhanh chóng nghĩ cách đối phó với tình
cảnh trước mắt. Trong chiến tranh, phụ nữ bị xem là chiến lợi phẩm. Những
thương binh tàn phế này làm gì có cơ hội xung phong lên tuyến đầu để có thể
được ban thưởng phụ nữ hay vàng bạc, châu báu kia chứ. Vậy nên họ chắc chắn sẽ
xem tôi như một món quà từ trên trời rơi xuống. Tuy có mang theo súng gây mê,
nhưng ở khoảng cách gần như vậy, lại đông người thế này, tôi không biết mình có
thể bắn hạ bao nhiêu tên.
Trước mặt tôi đều là
những khuôn mặt người Hán, tôi gắng gượng cười thật tươi, chắp tay cung kính,
thưa chuyện với họ bằng tiếng Hán:
- Thưa các anh, tôi vốn
là thê thiếp mới của ngài Đoàn Nghiệp, bộ hạ của tướng quân Đỗ Tấn. Hôm nay ra
ngoại thành hái thuốc, chẳng mai trượt chân rơi xuống hố sâu, gây cản trở công
việc của các anh, tôi xin có lời tạ lỗi.
Trong số các bộ hạ người
Hán theo Lữ Quang Tây chính, tôi chỉ biết Đỗ Tấn và Đoàn Nghiệp. Đỗ Tấn là
tướng tá đắc lực của Lữ Quang, mà công lao to lớn nhất của Đỗ Tấn là giúp Lữ
Quang bình định Hà Tây[23]. Sau đó, Đỗ Tấn đã được phong chức tướng quân hộ
quốc, rồi Thái thú võ uy. Nhưng vì quyền cao chức trọng, ra vào oai vệ chẳng
khác nào Lữ Quang, nên Lữ Quang sinh lòng đố kỵ đã viện cớ trừ khử Đỗ Tấn.
Còn Đoàn Nghiệp, chính
là người lập ra nhà Bắc Lương thời Thập lục quốc, nhưng lại chỉ là một thư lại
nhỏ bé dưới trướng Đỗ Tấn khi Lữ Quang đem quân chinh phạt Khâu Từ, về sau,
Đoàn Nghiệp được thăng chức Thái thú Kiện Khang (nay là Tửu Tuyền, Cam Túc).
Năm 397, Thư Cừ Nam Thành, người Hung Nô lật đổ nhà Hậu Lương của Lữ Quang, đưa
Đoàn Nghiệp lên ngôi vua Lương nhằm mua chuộc lòng người. Thế là từ một bậc
“nho nhã, không chút quyền hành trong tay”, Đoàn Nghiệp bỗng nhiên trở thành
quốc vương của Bắc Lương thời Thập lục quốc.
Quân đội của Lữ Quang
tập hợp đủ mọi tộc người. Lữ Quang cùng thuộc tộc người Đê với Phù Kiên. Còn
tôi mang diện mạo của một người Hán, bởi vậy, phải tìm một người Hán để có thể
qua mặt đám quân lính trước mắt. Tôi chọn Đoàn Nghiệp mà không chọn Đỗ Tấn vì
chức vụ của ông ta quá cao, nếu tôi nói mình là thê thiếp của ông ta, chắc chắn
sẽ có người sinh nghi. Còn Đoàn Nghiệp, lúc này mới hai mươi tuổi, chỉ là một
văn thư quèn dưới trướng Đỗ Tấn, những người biết rõ về thê thiếp của người này
chắc không nhiều. Hành quân ra trận vốn dĩ không được đưa người thân đi cùng,
nhưng vì Lữ Quang muốn chiếm đóng Khâu Từ lâu dài, nên đã cho phép tướng lĩnh
của mình nạp thiếp.
Những người đó quả nhiên
lộ vẻ bực tức, vì họ chẳng dám đắc tội với cấp trên. Tôi thở phào, định xoay
người bước đi thì một người trong số họ cứ nằng nặc đòi đưa tôi đến gặp Đoàn
Nghiệp, chắc là muốn nịnh bợ đây mà! Từ chối không được, vả lại nghĩ rằng một
thân một mình cũng khó vào thành, tôi liền ưng thuận đi theo anh ta.
Đường vào thành trải ra
trước mắt tôi những vết tích tang thương mà chiến tranh gây nên. Xác người, xác
ngựa la liệt trên đường, mùi xú uế nồng nặc khắp nơi. Xe ngựa, gạch đá dùng để
công phá thành nằm ngổn ngang trên lối đi. Gươm đao giáo mác cong mẻ gập gẫy
chất đầy đường. Những bức tường thành Khâu Thành loang lổ, vỡ nát, tan hoang.
Không được chứng kiến
tận mắt trận chiến này, nên tôi chỉ có thể nhớ lại những ghi chép trong sách
sử.
Quân của Lữ Quang có bảy
mươi ngàn bộ binh, năm ngàn kỵ binh, cộng thêm binh lực của Shanshan và Chrish
đi tiên phong, tổng cộng khoảng một trăm ngàn quân. Còn Bạch Thuần, dốc sạch
quốc khố cầu viện Khoái Hồ, Khoái Hồ phái hơn hai mươi vạn quân đến chi viện.
Cộng thêm binh lực của Wensu, Weitou, tổng cộng hơn bảy trăm ngàn quân.
Cuộc chiến với binh lực
quá ư chênh lệch ấy lại mang về chiến thắng vang dội cho Lữ Quang, ông ta quả
không hổ danh là tướng tá đắc lực của Phù Kiên. Sách “Tấn thư” chép rằng, khi
ấy, các tướng sĩ đều cho rằng: địch đông ta ít, cần dựng trại, dàn trận, tính
kế lâu dài. Nhưng Lữ Quang không nghe, nói rằng: địch đông ta ít, càng dàn trận
càng phân tán lực lượng, không phải kế hay.
Lữ Quang lệnh cho binh
lính dựng trại phía nam thành Khâu Từ, cứ năm dặm một trại, đào hào sâu, đắp
lũy cao, dùng kế nghi binh, đội mũ sắt, mặc áo giáp, cắm cờ lên bù nhìn bằng gỗ
giả người thật, nhằm đánh lạc hướng quân Khâu Từ trong nội thành. Sau đó, dẫn
đại quân đón đánh liên quân Khoái Hồ ở phía tây. Kỵ binh Khoái Hồ nhất loạt
mang áo giáp sắt, giáp trụ cứng như thép, mũi tên không thể xuyên thủng. Thêm
vào đó, quân yểm trợ lại là đội khinh kỵ tinh nhuệ, sử dụng roi da làm vũ khí,
thúc ngựa vung roi quật ngã đối phương, trăm phát trăm trúng. Bởi vậy, giai
đoạn đầu cuộc chiến, Lữ Quang rơi vào thế yếu.
Lữ Quang nhận thấy quân
Khoái Hồ chỉ có đội kỵ binh là tinh nhuệ, đội quân còn lại tuy đông đảo nhưng
chỉ là đám dân du mục bị bắt đi lính nên Lữ Quang nghĩ ra cách đối phó với kẻ
địch là chặt chân ngựa chiến. Đám kỵ binh khi bị ngã trở nên bất lực, vì bộ
giáp sắt mặc trên người quá nặng khiến họ không thể di chuyển, càng không thể
chống trả. Quân của Lữ Quang chặt đầu hơn mười ngàn lính Khoái Hồ, tin tức bay
về khiến Bạch Thuần run sợ. Đức vua Khâu Từ vội vàng vơ vét của cải, bỏ thành
mà chạy. Hơn ba mươi nước chư hầu trong vùng nghe nói Khâu Từ bại trận, đã ùn
ùn kéo đến xin hàng.
Bạch Thuần thua trận khi
đã gần sáu mươi tuổi, ông ta trốn chạy đến đâu, sử sách không ghi chép. Lữ
Quang chiếm thành, đưa người em út của Bạch Thuần là Bạch Chấn lên ngôi vua.
Khâu Từ là quốc gia mạnh
nhất ở Tây vực, điều đó khiến các nước chư hầu khác không hài lòng. Bởi vậy khi
được lệnh đến Trường An cống nạp, vua nước Shanshan, vua nước Chrish và Bạch
Chấn đã gặp riêng Phù Kiên, thỉnh cầu vua Hán chinh phục Tây vực và xin làm
“hoa tiêu dẫn đường”. Quân của Lữ Quang có thể thuận lợi vượt qua ba trăm dặm
cồn cát và những sa mạc mênh mông nối tiếp nhau ở Tây vực, phần lớn nhờ vào
công lao của các “hoa tiêu” này trong đó cũng có sự đóng góp của Bạch Chấn, vì
từ lâu “cậu út” đã có dã tâm đoạt ngôi.
Vừa đi vừa nhớ lại những
ghi chép trong các tài liệu lịch sử, chẳng mấy chốc đã đến cổng thành. Thành
Khâu Từ phồn hoa thịnh vượng năm nào giờ đây hoàn toàn vắng lặng, đìu hiu. Lác
đác vài bóng người trên phố, nhà nào nhà nấy cửa đóng then cài. Quân lính của
Lữ Quang mặt đỏ gay gắt, chân nam đá chân chiêu, ngật ngưỡng trên phố vắng,
thấy nhà nào cửa hẹp tường cao là xông vào, theo sau đó là những tiếng gào khóc
thảm thiết vang lên.
Sau khi vào thành và
nhìn thấy cung điện nguy nga, tráng lệ của Bạch Thuần, Lữ Quang đã hạ lệnh cho
Đoàn Nghiệp viết một bài phú “Cung điện Khâu Từ” với nội dung châm biếm, đả
kích. Người dân Khâu Từ có cuộc sống no đủ và họ rất biết cách hưởng thụ, trong
nhà mỗi gia đình đều ủ rất nhiều rượu nho. Mỗi gia đình thậm chí cất giữ hàng
nghìn thùng rượu, sau mười năm, hương rượu nồng nàn thấm đẫm trong khuôn viên
phủ đệ. Lữ Quang vì muốn khoản đãi tướng sĩ sau chiến thắng, đã dung túng cho
đám lính của mình thỏa sức cướp bóc, số quân lính ngập chìm, thậm chí bỏ mạng
trong men rượu nhiều không đếm xuể.
- Đoàn đại nhân!
Suy nghĩ bị cắt ngang,
tên lính người Hán đi cùng tôi hướng về một người dáng vẻ thư sinh, khép tay
hành lễ. Họ Đoàn, có phải là Đoàn Nghiệp?
Nếu không tìm cách trốn
thoát tất sẽ bị lộ. Nhưng ngõ phố gần nhất cũng cách tôi đến hai mươi mét. Nếu
cố tình bỏ đi, e rằng chưa được mấy bước đã bị bắt lại. Vừa căng thẳng nghĩ
cách thoát thân, nhưng lòng hiếu kỳ lại dâng cao mãnh liệt, tôi muốn được tận
mắt nhìn thấy dung mạo của hoàng đế Bắc Lương. Theo học chuyên ngành này thật
nguy hiểm, lòng hiếu kỳ có thể khiến người ta phải đền mạng như chơi.
Đoàn Nghiệp chừng hai
mươi tuổi, cao khoảng một mét bảy mươi lăm, khuôn mặt vuông vức, dáng vẻ nho
nhã, trên tay cầm giấy bút, đang trò chuyện với một quân nhân, nhìn thấy tên
lính người Hán, liền quay lại đáp lễ.
- Đoàn đại nhân, ngài
đây rồi, tôi đang tìm ngài. Phu nhân một mình ra ngoại thành hái thuốc rất nguy
hiểm, cô dâu mới mà sao ngài không biết thương hoa tiếc ngọc?
Đoàn Nghiệp tất nhiên
rất kinh ngạc, liếc nhìn tôi, định mở miệng phủ nhận, tôi giả bộ vui mừng khi
nhìn thấy người thân, vội lao đến trước mặt hắn, hạ giọng:
- Tôi được cao nhân chỉ
điểm, thông tỏ thiên cơ, nếu đại nhân chịu ra tay cứu giúp, tôi nhất định sẽ
báo đáp ơn này.
Sử sách chép rằng, Đoàn
Nghiệp vốn là kẻ khù khờ, chỉ tin vào bói toán tà thuật. Cầu mong sao chiêu bài
này của tôi sẽ đánh trúng tâm ý hắn.
Hắn nhìn tôi đầy nghi
hoặc, có vẻ như không tin tôi có khả năng đó cho lắm. Cũng phải thôi, tôi còn
quá trẻ, khắp người bốc mùi hôi hám, chẳng có chút khí chất thần thánh nào cả.
Tôi bỗng chột dạ, vội hỏi khẽ:
- Đêm trước khi công phá
thành Khâu Từ, Lữ tướng quân từng mơ thấy voi vàng bay ra vùng ngoại thành,
đúng không?
Đó là những ghi chép
trong sách “Tấn thư”, giấc mơ đó đã khiến Lữ Quang càng có thêm tự tin rằng
“thánh thần đã rời bỏ thành Khâu Từ, người Hồ tất sẽ diệt vong”. Sách “Tấn thư”
ghi chép rất nhiều những điều kỳ quái, thần thánh mang màu sắc mê tín nên rất
nhiều nhà sử học về sau này không xem đó là chính sử. Còn tôi thì đang đặt cược,
tôi cược rằng, trước tình thế địch mạnh ta yếu, Lữ Quang đúng là đã bịa đặt ra
giấc mơ kì lạ đó để động viên binh sĩ. Nếu tôi thua, tôi cũng chẳng còn đường
thoát nào khác.
Đoàn Nghiệp kinh ngạc
ngẩng lên, trầm ngâm một lát, lại nhìn tôi, không khẳng định cũng không phủ
nhận. Cảm ơn tên lính người Hán, tạm biệt người vận đồ quân nhân vừa trò chuyện
với mình, anh ta đưa tôi rời khỏi đó trong tiếng cười giễu của bọn họ.
Bước đi cùng Đoàn Nghiệp
mà trong lòng không khỏi thấp thỏm lo âu. Tuy nhiên, theo tài liệu lịch sử thì
Đoàn Nghiệp không phải là kẻ nóng nảy, hiểm ác như Lữ Quang. Nếu không ổn, một
mình hắn tôi cũng có thể đối phó được. Đoàn Nghiệp đưa tôi đến nhà một thường
dân, bên trong có rất rất nhiều người vóc dáng văn nhân, họ cất tiếng chào anh
ta. Có lẽ quân Lữ Quang đã cưỡng chế trưng dụng căn nhà này làm nơi tụ họp của
các quan văn.
Khi chỉ còn hai chúng
tôi ở trong phòng, tôi chắp tay trước mặt Đoàn Nghiệp:
- Tôi vì muốn giữ mạng,
đã mạo muội nhận mình là người nhà của Đoàn đại nhân, xin đại nhân thứ tội.
- Cô nương xin đừng
khách sáo, ta hiểu nỗi khó xử của cô.
Anh ta rất nhã nhặn,
lịch thiệp, khiến tôi có thêm vài phần thiện cảm.
- Vị cao nhân mà tôi
nhắc đến, chính là đại pháp sư nổi tiếng khắp vùng Tây vực, Kumarajiva. Tôi
tuy kiến thức nông cạn, nhưng may mắn được gặp pháp sư, nên đã học hỏi được rất
nhiều điều bổ ích. Lần này đến Khâu Từ cũng vì mong được diện kiến pháp sư. Nếu
được ngài truyền thụ cho chút ít kiến thức, chắc chắn năng lực tiên đoán của
tôi sẽ được nâng lên đáng kể.
Không biết Rajiva hiện
nay ra sao, tôi chỉ có thể dò la thông tin về cậu ấy bằng chủ đề ưa thích của
Đoàn Nghiệp.
- Danh tiếng của đại
pháp sư Kumarajiva như sấm dội bên tai, được biết pháp sư có biệt tài xem
tướng số, lại thông thạo âm dương ngũ hành, tôi đây vốn đã ngưỡng mộ từ lâu.
- Đoàn đại nhân chưa gặp
pháp sư bao giờ ư? Nghe nói pháp sư hiện đang ở chỗ của Lữ tướng quân, lẽ ra
đại nhân phải được gặp pháp sư thường xuyên mới đúng chứ?
Tôi nín lặng chờ đợi
phản ứng của Đoàn Nghiệp.
Vẻ mặt anh ta vương chút
ảo nảo:
- Tôi rất muốn, nhưng
pháp sư đang bị giam lỏng, tôi chẳng thể gặp ngài.
- Tôi và pháp sư vốn có
duyên, nếu đại nhân có thể giúp tôi gặp được ngài, tôi nhất định sẽ xin pháp sư
xem hậu vận cho đại nhân.
- Điều này e là không
thể.
Anh ta có vẻ rất sốt
sắng, nhưng lại hơi do dự.
- Nghe nói, tướng quân
giam đại sư trong cung, với chức quan quèn như hiện nay, tôi không thể gặp
ngài.
Trong lòng ngập đầy nỗi
thất vọng. Tôi chỉ biết cậu ấy bị giam trong cung, nhưng không rõ đã bị Lữ
Quang ép phá giới hay chưa. Đoàn Nghiệp chỉ là một thư lại nhỏ bé, lại không
phải thân tín thuộc tộc người Đê của Lữ Quang, nên chắc rằng anh ta cũng không
biết được thông tin gì.
Tôi đành hỏi Đoàn Nghiệp
những câu hỏi khác, được biết, thành Khâu Từ đã bị công phá năm ngày rồi, ngày
thứ ba, Bạch Chấn đăng cơ làm vua Khâu Từ.
Suy nghĩ một lát, tôi
cầu xin Đoàn Nghiệp giúp đỡ:
- Không biết Đoàn đại
nhân có thể cử người đưa tôi đi tìm Pusyseda – em trai pháp sư Kumarajiva
không?
Một mình trên phố lúc
này chẳng khác nào sa vào hang hùm, khẩu súng gây mê nhỏ bé của tôi chắc chắn
không thể hạ gục đám lính đang điên cuồng cướp bóc ngoài kia.
Sợ Đoàn Nghiệp từ chối,
tôi vội vàng hạ thấp giọng một cách bí hiểm, nói với anh ta:
- Theo quan sát của tôi,
tướng mạo của Đoàn đại nhân cho thấy ngài không phải hạng tôm cá trong ao tù,
ánh hào quang tỏa ra từ ngài chứng tỏ rằng, ngày sau, ngài sẽ làm nên nghiệp
lớn.
- Có thật không?
Anh ta đúng là một kẻ mê
tín, vẻ mặt trở nên bí hiểm, rồi hạ thấp giọng, dò hỏi:
- Sẽ là ở đâu và khi
nào? Xin cô nương cho biết.
Tôi ra điều kiện:
- Đại nhân chịu đưa tôi
đi, tôi sẽ không ngại tiết lộ.
Môn thần học vốn rất
thịnh hành vào thời Nam Bắc triều, gắn với Nho học, Huyền học trong một thể
thống nhất không thể tách rời. Thực ra đó chỉ là những dự đoán mang màu sắc kỳ
lạ, bí hiểm mà thôi. Vương Mãnh muốn Phù Kiên giết tướng Sabir, nên đã cho
người tung tin đồn “tháng Ất Dậu năm Giáp Thân, Ngư Dương ăn thịt người”[24].
Phù Kiên không nghe, vẫn hậu đãi Mộ Dung Thùy, nhưng chính sách đoàn kết các
dân tộc hết sức tiến bộ của ngài đã không có hiệu quả. Và lời cảnh báo của
Vương Mãnh lại hết sức chính xác. Năm 384, tức là năm Giáp Thân, nhà Tiền Tần
bắt đầu tan rã. Tuy Phù Kiên bị Diêu Trường thuộc tộc người Khương giết chết,
nhưng nguyên nhân chính của sự sụp đổ của nhà Tiền Tần là do cuộc khởi nghĩa
phục quốc của người Sabir.
Bởi vậy, việc Đoàn
Nghiệp đồng ý đưa tôi đi tìm Pusyseda thể hiện sức mạnh to lớn của bói toán.