Thế Giới Cong - Chương 10
Lời cảm ơn
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới người đồng sự của tôi, Fredi Friedman. Một thời gian dài trước khi cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn bùng nổ, con mắt tinh tường của cô ấy đã thấy được tầm quan trọng tiềm tàng của dự án này và những đóng góp của cô ấy thực sự cần thiết. Jeffrey Krames và Adrian Zackheim, nhân viên của bộ phận Portfolio thuộc tập đoàn xuất bản Penguin cũng dự đoán điều tương tự và đã đưa ra những lời khuyên sắc sảo đáng ngạc nhiên cho tôi. Còn Jeffrey và Nancy Cardwell đã biên tập xuất sắc.
Tôi cũng vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ tận tâm của rất nhiều bạn bè đã giúp tôi hoàn thành cuốn sách này. Harry Truman đã sai khi nói rằng: “Nếu bạn cần một người bạn ở Washington thì hãy nuôi một chú chó”. Adam Posen của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson đã đọc bản thảo hai lần và có những góp ý rất có giá trị để bản thảo được hoàn thiện hơn. Dino Kos, từng làm việc tại Cục Dự trữ Liên bang đã chia sẻ với tôi nhiều hiểu biết thấu đáo, và cổ vũ tôi rất nhiều. Từ Hong Kong - trong khoảng thời gian nóng bỏng nhất của cuộc khủng hoảng do nợ dưới chuẩn, ông đã gửi một bức email động viên tôi rằng: “Hãy xuất bản cuốn sách này nhanh lên, thế giới đang sụp đổ”. Stefan Scho..nberg, cựu chuyên gia tiền tệ quốc tế hàng đầu của Ngân hàng trung ương Đức, cũng cho tôi nhiều lời khuyên bổ ích. Nhà báo chuyên mục Robert Novak, một người rất hăng hái ngay từ đầu, đã thuyết phục tôi tiết lộ về mình nhiều hơn trong bản thảo. Đó là lý do tại sao trong cuốn sách này tôi đã trích dẫn rất nhiều chuyến đi cá nhân trên thế giới của tôi.
Bob Merry, người đứng đầu cuốn Tạp chí Quốc hội xuất bản hàng quý (The Congressional Quarterly), đã đọc bài diễn văn mà tôi phát biểu trước một nhóm sinh viên đại học về những mối nguy hiểm tài chính quốc tế sắp tới và đã khuyên tôi nên viết một cuốn sách. John và Gina Despres, những người bạn cũ của tôi từ thời Bill Bradley, đã cho tôi những lời khuyên quý giá, cũng giống như những gì mà các cựu quan chức trong bộ Tài chính Mỹ Marc Leland, Richard Clarida, Peter Fisher, Charles Dallara đã làm cho tôi. Dallara đã dành cho tôi rất nhiều thời gian chia sẻ về những hiểu biết thấu đáo trong một số lĩnh vực quan trọng.
Tadashi Nakamae cũng cho tôi những gợi ý có giá trị trong việc định hình cuộc thảo luận về Nhật Bản. Trong khi đó, Phil Hildebrand của Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ và chuyên gia tài chính Harald Malmgren cho tôi lời khuyên về chủ đề kiến trúc tài chính toàn cầu. Cựu ủy viên Cơ quan Thuế vụ Mỹ (IRS) Fred Goldberg cho tôi những nhận xét sắc sảo về những bình luận của Hoa Kỳ liên quan đến chính sách tài khóa. Và Adam Walinsky, thuộc nhóm nổi danh như Bobby Kennedy, đã khuyên tôi nên nhấn mạnh hơn nữa vào những vấn đề kinh tế đầy bức xúc của thập niên 1970.
John Mueller đã đưa ra những hiểu biết thấu đáo của mình về bản chất của nguồn vốn nhân lực. Mel Kraus đã nêu ra những nhận xét hữu ích cho chương nói về các quỹ đầu tư phòng vệ. Stan Druckenmiller, có lẽ là nhà kinh doanh hàng đầu trên thị trường tài chính trong thế hệ của mình, đã lưu ý với tôi một số điểm quan trọng. Và đối tác kinh doanh của tôi, Manley Johnson, đã khuyến khích tôi rất nhiều ngay từ ngày đầu và cũng đưa ra những hiểu biết rất hữu ích.
Bill Schulz, cũng như Matt Rees và James Freeman, đã đọc bản thảo và cho tôi những lời khuyên vô giá về văn phong. Jeff Bell và Robin West ngay từ thời kỳ đầu của dự án này đã khuyến khích động viên tôi rất nhiều. Rob Shapiro, Curtis Ho..xter, Wim Kooyker, Steve Moore, John Kester, Bruce Bartlett, Mike Anderson, Gerd Hau..sler, Fred Barnes, Joe Sprung, Lew Eisenberg, Pete Skirkanich, Guy Snowden và Jeff Zimmer, tất cả đều đã đọc bản thảo rồi đưa ra những đề xuất và động viên hữu ích. Trước đó, anh trai tôi, Tim cũng như mẹ tôi, Terry, và dì Jane đã góp ý cho tôi về phản ứng của những người không chuyên trong lĩnh vực này đối với cách tôi tiếp cận chủ đề.
Như tất cả các nhà kinh doanh tài chính đã biết, thiếu một đội ngũ nhân viên quản lý hiệu quả thì sẽ không thể có được những thành công. Angela Wilkes, chủ bút của tạp chí Kinh tế quốc tế (The International Economy), đã nhiệt tình giúp đỡ tôi cả về mặt biên tập và kiểm tra thực tế còn hơn cả những gì mà tôi đã mong đợi. Josef Neusser cũng giúp đỡ tôi rất nhiều về mặt hậu cần. Và cuối cùng nhưng chắc chắn không kém phần quan trọng, Jean Holz đã nỗ lực hết sức trong việc chuẩn bị vô số bản thảo cũng như đưa ra những gợi ý trong khi biên tập. Cô ấy rất vui vẻ nhiệt tình đón nhận dự án này.
Tôi đã được may mắn có một gia đình vô cùng gắn bó. Con trai lớn Peter và con gái Sarah của tôi đều ở New York, đã cho tôi những góp ý hết sức hữu ích về phần biên tập. Còn DJ, cậu út vẫn đang đi học của tôi, đã phải chịu thiệt thòi khi cha thỉnh thoảng lại bận.
Và, tất nhiên, không có lời nào có thể thể hiện đầy đủ tầm quan trọng của vợ tôi, Vickie, đối với thành quả này. Cô ấy đã tạo cảm hứng để tôi viết cuốn sách này, sau đó sẵn sàng trở thành “goá phụ của tác giả”, luôn luôn đưa ra những lời khuyên hữu ích và khuyến khích tôi trong công việc.
Đôi lời về các nguồn tư liệu
Trong khi viết cuốn Thế giới cong, tôi phải dựa vào và cũng bị ảnh hưởng từ rất nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Trước hết, trong hơn 20 năm chỉ đạo biên tập cho tạp chí Kinh tế quốc tế (The International Economy), hàng trăm học giả, nhà hoạch định chính sách, nhà báo, khi thể hiện quan điểm của mình, đã ảnh hưởng đến tư tưởng của tôi. Các bài báo được viết từ năm 2002 luôn có sẵn trên trang web của tạp chí: http://www.international-economy.com
Mặc dù tôi đã tham khảo từ rất nhiều nguồn sẵn có được đăng tải công khai nhưng một số ý kiến thảo luận trong cuốn sách này vẫn phản ánh kinh nghiệm và những cuộc hội đàm cá nhân của tôi trên các sàn giao dịch của một số tổ chức tài chính cùng với các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới.
Như trong chương 6, những mô tả của tôi về các sự kiện xung quanh vụ khủng hoảng đồng Bảng Anh năm 1992 là dựa vào những ghi chép của cá nhân tôi vào thời điểm đó, sau đó đã được xác nhận bởi rất nhiều cựu quan chức chính sách, những người có liên quan mật thiết đến những sự kiện này.
Tôi đã đúc kết từ rất nhiều bài báo và bài nghiên cứu, bao gồm “Liệu toàn cầu hóa ngày nay có thực sự khác toàn cầu hóa 100 năm trước” (“Is Globalization Today Really Different than Globalization a Hundred Years Ago?”) của Barry Eichengreen và Michael Bordo, Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (1999); Bản Công bố Số liệu Thống kê của Cục Dự trữ Liên Bang về “Lưu chuyển tài khoản quỹ” (“Flow of Funds Accounts”) (Quý 3 năm 2006, quý 2 năm 2007); Công bố về GNP của BEA (quý 4 năm 2006); Dữ liệu Chứng khoán Tài chính Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (11/12/2007); Leto Market Insight (27/12/2006); “Chính phủ tốt” (“Good Government”) của Matthew Rees, Tạp chí Người Mỹ (The American) (Tháng 1-2 năm 2007); “Phần thưởng cho người Mỹ từ sự Hội nhập toàn cầu” của Scott C. Bradford và Gary Clyde Hufbauer, Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson (07/06/2005); “Phần thưởng từ toàn cầu hóa” Gary Clyde Hufbauer và Paul Grieco, mục op-ed trên Washington Post (07/06/2005); “Đối mặt với thách thức của các Quỹ đầu tư quốc gia” (Meeting the Challenge of Sovereign Wealth Funds”) của Edwin M. Truman, Handelsblatt (18/09/2007); “Blinder Baloney” của William T. Dickens và Stephen J. Rose, Tạp chí Kinh tế Quốc tế (Mùa thu năm 2007); “Sở hữu và kiểm soát trong việc thuê ngoài đối với Trung Quốc: Đánh giá lý thuyết Quyền - Sở Hữu của Công ty” (“Ownership and Control in Outsourcing to China: Estimating the Property-Rights Theory of the Firm”) của Robert C. Feenstra và Gordon H. Hanson, Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc Gia (tháng 11 2003); “ Mỹ có thể tiếp tục cạnh tranh không hay cần có một mô hình mậu dịch mới?” (“Can America Still Compete or Does It Need a New Trade Paradigm?”) của Martin Neil Baily và Robert Z. Lawrence, Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson (tháng 12, 2006); “Những người môi giới quyền lực mới” (“The New Power Brokers”) của Diana Farrell và Susan Lund, Tạp chí Kinh tế Quốc tế (Mùa Đông 2008); Phân tích của Phòng Ngân sách Quốc hội (Năm tài khóa 2007); “Lưu chuyển tài khoản quỹ” (“Flow of Funds Accounts”) (1946 - 2004) của hội đồng thống đốc Cục Dự trữ Liên bang; “Doanh thu, kinh phí, thâm hụt, thặng dư và nợ do công chúng nắm giữ năm 1962-2005” (“Revenues, Outlay, Deficits, Surplus and Debt Held by the Public 1962-2005”), Văn phòng Ngân sách Quốc hội; “Dữ liệu về tính thanh khoản ngoại tệ/dự trữ quốc tế đối với nước Mỹ” (“Time Series Data of International Reserves/Foreign Currency Liquidity, for the United States (đến 1/12/07),” Quỹ Tiền tệ Quốc tế; “Ngoại hối: Chính sách, Chính sách tiền tệ và Tự do hóa thị trường vốn tại Hàn Quốc” (“Foreign Exchange: Policy, Monetary Policy and Capital Market Liberalization in Korea”) của Jeffrey A. Frankel (03/09/1992); “Báo cáo về sự thịnh vượng của thế giới, năm 2007” (“World Wealth Report, 2007”) của Merrill Lynch; một bài phát biểu của Thứ trưởng Tài chính Mỹ Robert M. Kimmitt (02/02/2007); “Của cải của các quốc gia ở đâu?” (Where is the wealth of nations?), Báo cáo Hội nghị của Ngân hàng Thế giới, Washington, D.C. (2006); “Những khoản đầu tư thay thế và Cổ phần Tư nhân: Những bài học từ kinh nghiệm của Mỹ” (Alternative Investments and Private Equity: Lessons from American Experience) của Malmgren Global LLC (Tháng 3, 1999); “Cải cách lương hưu tại Mỹ và những bài học có thể áp dụng cho Nhật Bản” (Pension Reforms in America and Possible Lessons for Japan) của Malmgren Global LLC (Tháng 9, 1998); “Trung Quốc, Sự thay đổi tỉ lệ phần trăm trung bình của GDP, Dữ liệu về triển vọng kinh tế thế giới” (China, Average Percent Change in GDP, World Economic Outlook Database), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (Tháng 10, 2007); Bản tóm tắt về việc Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của Bank of China (Bank of China IPO Perspectus) (2007); cuộc phỏng vấn với Charles Dallara, Viện Tài chính Quốc tế, Tạp chí Kinh tế Quốc tế (Mùa thu, 2007); “Tài khoản của các nhà đầu tư mới ở Trung Quốc” (New Investor Accounts in China), Bloomberg (13/06/2007); “Trung Quốc: hướng tới tăng trưởng dựa vào tiêu dùng” (China: Toward a Consumption-Driven Growth Path) của Nicholas R. Lardy, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (Tháng 10, 2006); “Dưới cái bóng của Trung Quốc: cuộc khủng hoảng của doanh nghiệp Mỹ” (In China’s Shadow: The Crisis of American Entrepreneurship) của Reed Hundt, Tạp chí The American (05/12/2006); “Câu hỏi hóc búa về đồng yên yếu” (Weak Yen Conundrum) của Tadashi Nakamae, Tạp chí Kinh tế Quốc tế (Mùa Đông, 2007); “Bong bóng giá tài sản và chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm của Nhật Bản trong những năm cuối thập niên 1980 và những bài học kinh nghiệm” (The Asset Price Bubble and Monetary Policy: Japan’s Experience in the Late 1980s and the Lessons) của Kunio Okina, Masaak Shirakawa và Shigenori Shiratsuka, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Tháng 2, 2001); “Tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình (Household Saving Rates)”, Tài liệu OECD Economic Outlook (từ năm 1990 đến 2009); “Thu nhập của hộ gia đình Nhật Bản” (Japanese Household Income) của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Nakamae (Tháng 12, 2006); “Japan to the Rescue” của David Hale, Tạp chí Kinh tế quốc tế ( Tháng 7-8, 1989); “Vấn đề Italia của châu Âu” (Europe’s Italy Problem) của Bernard Connolly, Tạp chí Kinh tế quốc tế (Mùa xuân, 2005); “Hiệu quả và tăng trưởng kinh tế” (Economic Growth and Performance), OECD (Ấn bản năm 2006-2007); các bài phát biểu của Chủ tịch cục Dự trữ Liên Bang Alan Greenspan (05/12/1996, 17/03/2008); “Economic Letter,” Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco (03/12/2004); “Sở hữu Cổ phần ở Mỹ (Equity Ownership in America)”, Hiệp hội các Công ty Đầu tư và Hiệp hội Chứng khoán (2005); Thông điệp Liên Bang năm 1993 và 1994 do Bill Clinton phát biểu; “Xu hướng hiện tại của tài sản hộ gia đình ở Mỹ: nợ gia tăng và tầng lớp trung lưu bị bóp nghẹt” (Recent Trends in Household Wealth in the United States: Rising Debt and the Middle-Class Squeeze) của Edward N. Wolff, Viện Kinh tế Levy (tháng 6/2007); “Tài sản và nợ của các hộ gia đình trung bình, tính theo tầng lớp” (Average Household Assets and Liabilities by Wealth Class, 1962-2004) của the Economic Policy Institute’s State of Working America (2006-2007); “Ngưỡng nghèo đói, 2007,” Cục Điều tra Dân số Mỹ; “Sự tăng trưởng của HNW và các phân khúc UHNW,” một bản báo cáo của Morgan Stanley năm 2007 dựa vào nghiên cứu của Viện McKinsey và cục Dự trữ Liên Bang; Lời điều trần của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên Bang Ben S.Bernanke (20/09/2007); “Bình luận về Thị trường toàn cầu” (Global Market Commentary)của Malmgren Global LLC (2/7/08); “Toàn cầu hóa đã vượt qua mức đỉnh điểm?” (Has Globalization Passed Its Peak?) của Rani Abdelal và Adam Segal, Foreign Affairs (Tháng 1 - Tháng 2, 2007).