Kỳ tích Chi Lăng - Chương 30 - 32

30- KHU TUẦN ĐINH

Bên
bìa rừng đại ngàn, cạnh Mã Yên Sơn là khu Tuần Đinh. Mảnh đất này
đã liên kết những người dân binh giàu lòng yêu nước thành một tổ chức
kháng chiến dưới sự chỉ huy đầy mưu trí và quả cảm của Đại Huề.
Đã có nhiều chuyện Đại Huề đánh giặc của truyền lại đến ngày nay.

Do
tài năng và đạo đức của mình, năm 20 tuổi, Đại Huề đã được đồng
bào mình suy tôn làm tù trưởng. Chỉ trong vòng vài năm, ông đã đền
đáp lại một cách xứng đáng lòng tin yêu của dân bản quanh vùng. Dưới
sự lãnh đạo của ông, thóc chất đầy sàn mọi nhà, ngô đầy gác, trâu,
bò, gà, lợn từng đàn dưới sàn, mất vài con không thể biết. Săn thú
dữ, có ông dẫn đầu; trồng lúa ruộng, ông cùng bà con lên đầu nguồn
khơi con nước, phát nương, đào rẫy có ông.

Tiếng
lành theo gió bay xa, hương thơm mọi người đều biết. Khắp các châu bạn
nức tiếng khen dân châu Ôn chọn được người tù trưởng tốt.

Quê
nhà đang rạo rực niềm vui xây dựng, niềm vui sinh sôi dưới sự lãnh
đạo của người tù trưởng trẻ tuổi thì đất nước lại bị bọn giặc
Minh bạo tàn sang xâm lược.

Ngày
19 tháng 11 năm 1406, một ngày u ám và giá lạnh. Mây đen theo gió mùa
đông bắc tràn vào lớp lớp. Tin giặc Minh tấn công vào đất nước giữa
lúc Đại Huề đang đứng trước đội ngũ dân binh bừng bừng khí thế
chống giặc tại khu Tuần Đinh.

Thế
là dã tâm xâm lược của kẻ thù đã phơi trần. Trước giờ phút nghiêm
trọng ấy. Giọng nói như sấm của người thủ lĩnh dân binh trẻ tuổi vang
lên:

-
Hỡi anh em trai tráng bản làng, không cho giặc xấu đến đây, phải đánh
đuổi chúng nó đi, giết chúng nó đi… Cả hàng quân ào ào như sấm dậy,
không gì át nổi.

Những
tiếng thét vang rền không dứt:

-
Không cho giặc đến đây làm xấu, đánh giặc giữ lấy dân lấy bản, giết
giặc, giữ lấy núi rừng…

Từ
giờ phút thiêng liêng đó, khu Tuần Đinh trở thành nơi tụ nghĩa, căn cứ
địa của dân binh Chi Lăng. Cũng trong không khí bừng bừng dũng khí
giết giặc, Hoàng Đại Liệu được anh em suy tôn làm phó tướng của đội
quân du kích quê hương.

Gần
hai trăm ngày đêm liên tục chiến đấu, bám chắc từng ngọn suối, từng
khúc sông, từng vách đá, phạt rừng, bám chắc từng bản, từng làng,
từng người dân quê hương, đội dân binh Chi Lăng đã làm cho giặc Minh nhiều phen khốn đốn. Chúng bị đánh ở
khắp nơi, ở mọi chỗ, bị đánh cả ngày lẫn đêm, mất ăn, mất ngủ.
Lính xâm lược đang đốt nhà cũng lăn đùng ra chết, đang ngủ, rú lên
một tiếng mà chết, đăng ăn, quăng bát giãy đành đạch mà chết, đang
gác, ngã vật xuống mà chết. Những mũi tên độc không biết từ đâu
đến, ở chỗ nào ra, chỉ nghe tiếng vu… u… u…u thế nà đã cắm phập vào
quả tim chúng rồi chết không kịp trối trăng. Thế mà không sao tìm ra
địch thủ. Núi cao, rừng sâu. Càn mãi mà không sao tìm được bóng dáng
của đối phương, chúng giận dữ, giận tím mặt, giận điên người… nhưng
làm sao được? Đất này, sông này, núi rừng này không phải của chúng.
Làng bản này, nhà cửa này không phải do ông cha chúng để lại.

Cuối
tháng sáu năm ấy, tin dữ bay về như tiếng sét đầu mùa mưa, đất nước
bị xâm lược.

Đêm
ba mươi, khu Tuần Đinh không một ánh lửa, không một tiếng rì rào. Chỉ
có gió rừng rên rỉ. Tiếng suối như khóc than. Giữa lặng im mênh mông,
tiếng người thủ lĩnh lại rền vang như trống trận:

-
Giặc đã xâm chiếm đất nước ta nhưng không bao giờ giặc chiếm được
lòng người mình đâu. Như anh em mình đây, như lòng người dân đất này,
lòng ta vẫn yêu con sông, cái suối, lòng ta hoà vào dòng nước ngọt
đầu nguồn. Lòng ta yêu cái núi cao, rừng dày, lòng ta hoà trong đó. Lòng
ta yêu cái nương nên lòng ta hoá gạo trắng ngần… Giặc không chiếm được
lòng ta. Giặc không chiếm được quê ta. Ta biết chết cho quê hương của
ta. Ta không biết đầu hàng giặc. Trần Bình Trọng thà chết thơm còn
hơn sống nhục. Nguwoif đất quê ta xưa nay chưa hàng giặc bao giờ. Nào
anh em!

Đêm
ấy, đội dân binh đã đưa dân chúng vào tận rừng sâu, lên những núi cao
tổ chức lực lượng đánh giặc, cứu nước.

31 – THÀNH KHÂU ÔN

Cách
ải Chi Lăng về phía Bắc chừng hơn ba mươi cây số là thành Khâu Ôn. Đây
là một thành luỹ được giặc xây dựng gần hai mươi năm, thành cao, hào
sâu, đại hình hiểm trở. Từ thành Khâu Ôn đến thành Xương Giang, Hà
Bắc, cách hơn tám mươi cây số, là quãng đường có quan hệ sinh tử tới
mười vạn viện binh dịch.

Vào
những ngày đầu tháng chín năm 1427, phần lớn đất nước ta đã được
giải phóng. Hàng loạt thành luỹ cuối cùng của giặc như Nghệ An,
Diễn Châu, Tam Giang, Thị Cầu… lần lượt bị tiêu diệt. Riêng hai thành
kuyx Khâu Ôn và Xương Giang, bọn giặc ngoan cố trống cự đến cùng. Ngày
toàn thắng sắp tới thì tin dữ đến, mười vạn viện binh địch đã tràn
sang cứu nguy Vương Thông đang bị ta vây chặt ở Đông Quan. Đạo quân này
do An Viễn hầu Liễu Thăng thống lĩnh. Liễu Thăng, một viên tướng tài
của nhà Minh đã từng đánh Đông dẹp Bắc, già đời nơi trận mạc, một
viên tướng đã được triều Minh phong đến tước hầu, chưa hề biết thất
bại trong binh nghiệp của hắn trên đất hắn là gì.

Theo
lời bàn trong thư Nguyễn Trãi, Đại Huề đã tập hợp được các tù
trưởng quanh vùng, thảo kế lấy thành. Đặc sản quý nhất của địa
phương được tập trung lại thành món lễ vật lớn. Một đoàn gồm các
thổ quan ở địa phương cùng một đoàn con gái đẹp ăn mặc lộng lẫy do
Kiều Liên và Kiều Hoa đứng đầu, bưng lễ vật vào dàng quan chủ thành
và lĩnh lệnh truyền của quan chủ thành về chuẩn bị rượu, thịt, cùng
các đặc sản khác, đón đại quân tiếp viện nay mai. Còn đại bộ phận
quân ta bí mật phục trên thành từ đêm trước, chờ tin của đoàn cống
lễ thì tràn vào hạ thành.

Kế
hoạch đã được chuẩn bị xong xuôi. Đại Huề thảo biểu dâng lễ vật lên
quan chủ thành. Các thổ quan ký vào tờ biểu.

Một
thổ quan có tín nhiệm với quan chủ thành được cử vào dâng biểu, lời
lẽ thống thiết nói lên lòng trung thành của nguỵ quan đối với “ thiên
triều”, và nỗi vui mừng của dân các châu miền núi đang nóng lòng chờ
đón đại quân tiếp viện sang để tỏ lòng thành đối với “thiên triều”.

Lòng
thành của thổ quan và dân địa phương được quan chủ thành chấp thuận,
ngài còn tỏ lòng cảm ơn khi biết rằng dân địa phương cử một đoàn
gái đẹp tới dâng lễ vật và ở lại để hầu hạ các quan trong thành.

Đúng
theo lời biểu, một buổi chiều tháng chín, mùa thu năm 1427, trời cao
xanh vời vợi, gió từ những thung lingx khô thổi bay bay những tà áo
chàm xanh, đậm sắc núi rừng của các cô gái đep vòng bạc, đoàn dâng
lễ của quân dân địa phương với quần áo rực rỡ sắc màu như ngày hội
chơi xuân, đang từ từ tiến vào cổng thành. Những cô gái, vai đeo đàn,
bưng những mâm quả sơn son thiếp vàng theo sau các thổ quan. Tiếp đó,
đến đoàn trai bản gánh gà thiến, rượi, gạo, những chú lợn đang béo
ngậy, cả những con bê tơ đang ngoan ngoãn bước theo đoàn người, thỉnh
thoảng lại rống lên bê… bê… rất ngộ.

Cổng
thành mở. Chiêng, trống nổi lên chào đón đoàn lễ. Mấy tiểu quan ra
tận cổng thành đón họ. Đoàn người vào hết, cổng thành đóng sầm
lại, kín như bưng. Măt trời đã khuất sau đỉnh núi.

Quan
chủ thành chuyển lệnh mở tiệc khao quân để trấn an tinh thần binh
lính, quyết giữ thành kỳ được, chờ tướng quân sang tiễu trừ quân Lam
Sơn nổi loạn. Trời tối hẳn. Những cột lửa được đốt sáng đêm, chẳng
là để đề phòng đối phương đánh úp. Những tiếng cười, tiếng la hét om
sòm từ tiệc rượu trong thành vọng ra đến cả những dãy núi bao quanh.
Những người con gái của quê hương đang tiếp tục dâng lễ làm nhiệm vụ
quan trọng của mình. Trong khi đồng đội đang chuốc rượu cho binh lính
say mềm, Liên và Hoa lẻn vào trại giặc, lấy cắp kiếm giấu trong
người, rồi bưng mâm rượu ra cổng thành. Bốn tên lính canh thấy gái
mang rượu đến, lập tức sà đến như ruồi thấy mật, cười cợt chòng
ghẹo và như những con gấu đói, vồ ngay mâm rượu, ngửa cổ tu. Nhanh như
cắt, những đường gươm điêu luyện của Hoa và Liên đã hạ thủ bốn tên
lính gác trong nháy mắt. Chúng không kịp kêu một tiếng. Hai chị em mở
toang cổng thành. Hiệu lệnh tiếng chim đêm rúc lên, đội nghĩa sĩ bí
mật tràn vào. Giặc kêu rú lên thì
đã muộn rồi, một trận giáp lá cà xảy ra ngay trong bàn tiệc. Tiếng
kiếm rít gió lạnh gáy, tiếng rú man rợ của giặc phá lên kinh hoàng.
Chúng chết không nhắm mắt, mồm há ra trong cơn bất ngờ khủng khiếp.
Thành Khâu Ôn bị tiêu diệt, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho Lê Sát
và Trần Nguyên Hãn phá chốt Xương Giang, cô lập Đông Quan và đánh bại
đạo quân cứu viện lớn của Liễu Thăng để bước vào thời kỳ sắp kết
thúc chiến tranh giải phóng dân tộc do Bình Định Vương tiến hành gần
mười năm qua.

32 – TỪ GIẾNG ĐÔNG THỌP ĐẾN
CHÙA NÁI ĐỒNG BÀNH

Từ
đền Mo Bạo (làng Trung) qua giếng Đồng Thọp đến chùa Nái Đồng Bành,
có đến bốn đền thờ hai cô Hoàng Thị Kiều Liên và Hoàng Thị Kiều
Hoa, con gái thủ lĩnh Hoàng Đại Huề, hai nữ dân binh nổi tiếng của
quê hương Chi Lăng.

…Ngay
từ thuở lọt lòng, hai chị em đã có những nét giống nhau đến lạ.

Liên
ra đời trong một đêm mưa bão tháng 7, gió gầm rít lên điên dại. Gió
rít qua khe sàn, lùa vào nhà giận dữ, lay đổ cả bát hương. Liên khóc
ngằn ngặt, khóc khản đặc suốt 20 đêm liền. Mẹ Liên gầy rạc, mắt
trũng sâu vì 20 đêm thức trắng ru con.

Hai
năm sau, Hoa ra đời trong tiếng sấm đầu mùa của tháng 3. Cô cũng khóc
liền 18 đêm trắng trong cánh tay mềm của mẹ. Hai chị em giống nhau đến
nỗi có người gọi nhầm. Mới sáu, bảy tuổi, Liên và Hoa đã thuộc
lòng những khúc ca mẹ dạy. Hai chị em có giọng hát trong như suối
đầu nguồn, ngọt như bắp nếp non đầu vụ. Học chữ dù khó mấy, hai
chị em chỉ cần một tuần nước chưa sôi, đã thuộc. Vì vậy, hai chị em
luôn luôn làm vui lòng ông và bố. Giá như không có giặc Minh xâm chiếm
đất nước, tàn pha quê hương, giết
chóc người già, bạn trẻ thì tương lai của Liên, Hoa và các bạn cùng
lứa tuổi sẽ tươi đẹp biết bao trên quê hương tươi đẹp của mình!

Sinh
ra trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, hai chị em Liên, Hoa đã rủ các
bạn cùng tuổi theo cha chú vào rừng học võ và trở thành những dân
binh gái tài giỏi mưu trí.

Những
người dân binh gái ngày càng tỏ ra xứng đáng với lòng tin cậy tuyệt
đối của toàn đội. Họ không chỉ phát rẫy trỉa bắp, trồng sắn, gieo
lúa nương, đào củ mài nuôi quân mà còn băng rừng, lội suối đến các
phiên chợ trong vùng giặc chiếm, dò xét, nắm chắc tình hình địch,
đổi sa nhân, mộc nhĩ, nấm hương, lấy muối, dao, gạo, thuốc về nuôi dân
bản và nuôi quân. Họ là tai mắt tinh tường của cả đội. Sống với dân
làng, bản, chết với dân làng, bản, họ đã tổ chức cuộc sống trong
rừng sâu suốt những tháng năm chạy giặc vô cùng gian nan.

Có
một lần, vào những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến, Đại Huề cho
gọi hai con lên bảo:

-
Chống giặc còn phải bền bỉ lâu dài. Cơ trời đã định thế để thử chí
người dân Việt, các con lớn rồi, bố muốn cho các con có bạn trăm năm,
bố cho Liên…

Hai
chị em nghe bố nói, xấu hổ, mặt chín lựng như quả mắc lầu(1).
Và mỗi người đều biết chàng trai được bố cho kia là ai rồi. Đó là
bạn trai cùng quê và cũng là bạn chiến đấu mà Liên, Hoa đã thương.

(1)Mắc lầu: loại quả ngọt trong
rừng, màu đỏ. Cầy hương hay ăn loại cỏ này.

-
Bố ạ! Chúng con có thương nhau thật nhưng chúng con đã hẹn nhau đến
ngày đuổi hết giặc Minh…

Chiến
thắng ngày 10 tháng 10 của quân ta ở đầm lầy Mã Yên với trên một vạn
quân tiên phong của địch bị phơi thây và đầu của hổ tướng Liễu Thăng
lìa khỏi cổ, đã giáng một đòn sấm sét lên đầu đạo quân viện binh khổng
lồ. Hàng ngũ rối loạn, tướng sĩ khiếp đảm đến nỗi phó tướng Lương
Minh còn phải mấy ngày sau mới hoàn hồn, hò hét quân sĩ tiếp tục
con đường dễn đến “cửa tử” của chúng.

Hắn
ra lệnh, nếu chiếm được ải Chi Lăng, sẽ cho tướng sĩ mặc sức cướp
bóc, đốt phá để cho miếng đất ma quỷ này phải mãi mãi khiếp sợ
sức mạnh của đội quân “thiên triều”.

Được!
Bảo cho tướng giặc Lương Minh biết đất Chi Lăng, người Chi Lăng, cỏ cây,
hoa lá, chim muông của núi rừng Chi Lăng hùng vĩ này đang đứng đây đón
nhận mọi thách thức láo xược của cả “thiên triều” nhà hắn.

Trước
đội quân xâm lược còn quá đông với thực lực của ta chưa thể tiến công
tiêu diệt hoàn toàn chúng ngay được, các tướng lĩnh chỉ huy mặt trận
quyết định căng con rắn độc xâm lược khổng lồ ra để chặt đứt từng
khúc một.

Đội
dân binh Chi Lăng lại được nhận nhiệm vụ vẻ vang tiếp tục chặn đánh
quân địch ngay trên quê hương mình và dử bằng được quân thù, lao vào
những trận đồ thiên la địa võng mới của quân ta chia cắt chúng, tiến
tới tiêu diệt chúng hoàn toàn.

Đêm
rằm tháng mười. Càng về khuya, trăng càng sáng. Hết canh ba, Đại Huề
cắm chiếc bút lông vào ống, gấp tập trận đồ tác chiến lại, khoan
khoái rít một mồi thuốc lào toả khói ra sau những vòm lá ở khu căn
cứ. Trăng e lệ nghiêng đầu như mời mọc vị thủ lĩnh dân binh. Ông ung
dung rời căn cứ đi lên núi Quỷ môn quan. Ngay dưới chân thành luỹ, đến
bờ sông ánh trăng, Đại Huề thấy hai nghĩa sĩ đang múa gươm, luyện
kiếm say mê đến nỗi, ông đến ngay bên cạnh mà họ vẫn không hay biết
gì. Bản thân ông cũng say mê đường gươm của họ đến nỗi phải rón rén
như người đi săn. Đôi chân đưa ông đến sát hai người nghĩa sĩ lúc nào
không biết, đường gươm thế thủ của họ quay tít đến mức giá ông có
cầm hòn đá ném thẳng vào người họ, hẳn đá phải bắn tung ra bởi
đường gươm bao kín người nghĩa sĩ như một tấm lưới sắt bọc ngoài.
Trăng như dát bạc xung quanh hai người họ theo đường kiếm tuyệt vời
của họ. Giữa đường kiếm kỳ diệu ấy, khó mà nhận biết được ai trong
ba quân của mình. Đại Huề gật gật đầu đôi mắt ông sáng lên dưới ánh
trăng, thật cũng bõ công bao đêm ngày ra sức luyện rèn binh sĩ.

Ôi!
Bố! Chị Liên ơi! – một nghĩa sĩ giọng thanh thanh kêu lên. Cả hai người
ngừng tay kiếm, mồ hôi sáng long lanh trên hai khuôn mặt tươi trẻ ngời
ngợi dưới trăng tròn. Nhìn hai người con gái trong bộ binh phục nam
giới đang bẽn lẽn nghiêng đầu trước mặt mình, lòng người cha dào lên
niềm tự hào, tin cậy.

-
Thì ra là hai con! Các con không ngủ à? Canh tư mới đến phiên các con
gác kia mà!

Kim
Liên lễ phép thưa:

-
Chúng con không ngủ được! Cứ nhắm mắt lại là thấy giặc Minh tiến
công bất ngờ vào doanh trại của mình. Thế là hai chị em con rủ nhau
ra đây ôn luyện vài đường kiếm trước khi đổi gác. Từ nhiên con thấy
người bồn chồn như sắp có gì xảy ra, em Hoa cũng vậy bố à!

Đúng
lúc đó, một con ngựa chiến từ trong doanh trại phóng ra. Bị gò cương
bất ngờ, nó quay tròn trước mặt ba cha con vị thủ lĩnh và dừng lại,
đầu vươn cao tỏ ra còn sung sức lắm. Từ trên mình ngựa, một kỵ sĩ
cao to, nhảy phắt xuống đứng nghiêm trang trước mặt Đại Huề:

-
Thưa tướng quân, có tin mật báo khẩn cấp!

-
Được! Trở về doanh trại trình ta.

Vài
khắc sau, hai chị em Liên – Hoa và ba quân đã nhận được tin: Canh năm,
giặc tiến vào phá ải.

Tất
cả đã nghiêm lệnh sẵn sàng chờ giặc. Đúng như tin mật báo, mờ sáng
ngày 16 tháng mười, trời đất dày đặc mây mù, đi chạm quân nhau mới
biết người đằng trước, ỷ vào thế mạnh quân đông, phó tướng Lương Minh
dẫn gần một chục vạn quân tràn vào cửa ải.

Cuộc
chiến đấu quyết liệt từ lúc sương mù ban mai còn dày đặc đến lúc
trăng 16 tròn vạnh, đỏ lừ treo đầu núi vẫn chưa kết thúc. Xác giặc
chất đầy khe, kín núi, nhưng chúng vẫn cứ như lũ tháng bảy tràn về,
xác mới chồng lên xác cũ. Chúng truy kích theo quân ta trên đường rút
lui dọc sông Chảy, cứ xuôi, xuôi mãi, mọi ngả, mọi đoạn, tuy cách nhau
theo hình nan quạt nhưng đều cùng một hướng nam.

Như
vậy là ta đã khiến địch làm theo ý ta căng chúng ra, dàn mỏng chúng.
Với tinh thần “nhận được lệnh thì quên gia đình, ra trận thì quên
mình”, đội dân binh Chi Lăng đã hoàn thành nhiệm vụ cơ bản thứ nhất.
Đại Huề và quân sĩ chuẩn bị khoá chặt đuôi quân địch trong trận cuối
cùng tiêu diệt quân xâm lược thì có tin dữ dội: Một tên phản quốc
hàng giặc đã dẫn một đạo quân khá lớn đang bao vây cơ sở an toàn của
dân chúng trên rừng Đại Ngàn. Thoáng trước mắt Đại Huề hiện ra những
đám lửa cháy rừng rực, giặc rú lên những tiếng cười man rợ mỗi lần
chúng quẳng những mái tóc bạc phơ, những đàn bà tay không tấc sắt,
vào lửa và tiếng thét đứt ruột của những đứa bé ngây thơ bị chúng
cầm hai chân xách ngược, xé đôi quẳng vào lửa. Cảnh ấy, ông đã tận
mắt nhìn thấy mới cách đây vài hôm… Không thể được, phải cứu lấy
dân, không thể để lọt một người nào vào tay quân lang sói ấy… Cả đội
quân đã luồn qua vòng vây dày đặc của giặc vào giữa lòng dân. Cuộc
chiến đấu diễn ra ác liệt cho đến nửa đêm, giặc kéo đến ngày một
đông như kiến vỡ tổ. Chúng vây kín khu căn cứ của ta bằng một vòng
đai lửa. Lửa cháy sáng rực cả góc trời. Càng về khuya, sương buông
xuống như màn bạc. Những đám lửa mờ ảo trong sươn mù, lũ giặc vẫn
không ngừng chất thêm củi khô vào lửa. Thời cơ cứu dân đã đến, phải
mở một đường máu, không còn cách nào khác. Chờ đến sáng thì chẳng
khác nào cá nằm chờ suối cạn, địch sẽ càng kéo đến đông hơn. Nhưng
ai sẽ là người ở lại mở đường máu, thu hút giặc về phía mình, đánh
lạc hướng chúng, nhận sự hy sinh để cho quân ta thừa cơ phá tan một
đoạn vòng vây yếu nhất ở phía đông, đưa dân ra khỏi nguy cơ bị tiêu
diệt?

Liên
và Hoa đã tự mình xin nhận thử thách ghê gớm đó trước cha cùng với
10 dũng sĩ dân binh nữa. Tất cả những tro bếp, ớt rừng của cả khu
căn cứ đều được tập trung lại lèn chặt vào từng dàn lớn có quai đeo
ở lưng, cung kiếm sẵn sàng. Gà gáy canh tư. Mười hai dũng sĩ cảm tử
do Kiều Liên và Kiều Hoa dẫn đầu, lặng lẽ xuyên qua rừng đêm, tiến ra
vọng gác phía Tây của giặc đang bập bùng ánh lửa. Những cặp mắt đỏ
ngầu, mệt mỏi của giặc vừa kinh hoàng giương lên, mồm há hốc, không
kịp kêu trước đường gươm sáng ngời của đoàn dũng sĩ. Đầu giặc cứ
rụng, sương tan dần, giặc khiếp đảm kêu cứu. Rồi chúng như bày ong vỡ
tổ bu đến những người dũng sĩ. Những nắm cho ớt vung lên, những tên
giặc liều lĩnh ôm mặt, quay tròn chờ lưỡi kiếm. Cuộc chiến đấu giáp
lá cà không cân sức diễn ra ác liệt từ canh tư cho đến lúc sương tan.
Mười dũng sĩ dân binh đã nằm xuống. Lưỡi kiếm của Kiều Liên và Kiều
Hoa đã đỏ máu giặc. Tro ớt không còn một hạt. Tên không còn một mũi.
Bình minh đã đỏ rực hành đông. Giặc ào đến như thác. Chúng được
lệnh phải bắt sống bằng được hai người con gái to gan, lớn mật như hổ
xám gấu đen ấy, ai chém chết sẽ phải chết thay. Hai nàng đã đứng lên
bờ giếng Đồng Thọp của quê hương đầy nước trong và ngọt như lời mẹ
ru, mặt nước phẳng lặng là tấm gương mà hai chị em đã soi bóng hôm
nào.

Giặc
kéo đến vòng trong, vòng ngoài dày như nêm. Chúng gọi hàng đến khàn
hơi. Họ vẫn đứng đó, gươm tuốt trần đỏ máu giặc, mắt sáng quắc, uy
nghi như hai tượng đồng chờ giặc đến.

-
Hoa à! Phải xây xác giặc quanh bờ giếng cao bằng đầu chị em ta mới
chịu!

Hoa
gật đầu. Hai chị em đã giữ đúng lời thề nguyền cuối cùng. Giặc đã
chất đầy xác dưới chân họ, nhưng nào đã bắt nổi hai người con gái.
Kiếm gãy, Hoa đưa mắt nhìn chị, gật đầu. Liên nhìn em đáp lại. Hai
chị em đã nhảy xuống giếng, bọn giặc chưng hửng.

Giếng
Đồng Thọp đã tắm mát tuổi thơ hai chị em Liên – Hoa lại được ôm ấp
trong lòng cái chết đẹp đẽ của họ. Họ ra đi trước lúc đất nước
được hoàn toàn giải phóng đúng mười ngày.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3