Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 12 - Phần 3 (Hết)

Tiếp đến ngày 10 tháng 04 Trôtxki viết: "Hôm nay (một ngày đầu mùa hạ) khi cùng Natasa lên núi dạo chơi, tôi nhớ tới một lần tôi và Lênin nói về việc xét xử Sa hoàng. Lênin đại thể ngoài việc có xem xét về mặt thời gian ra ("chúng tôi không kịp" xét xử tới cùng, những sự kiện có tính quyết định của tiền tuyến có lẽ còn đến sớm hơn) còn có những xem xét khác có liên quan tới gia quyến Sa hoàng. Dùng phương thức xét xử để trấn áp gia quyến đương nhiên là không thể được. Gia quyến của Sa hoàng là vật hy sinh của việc thay đổi triều đại."

Trong cuốn sách của Trôtxki có lấy lời của Piêsiêtốp ghi trong nhật ký để dẫn chứng, đổ tội giết Sa hoàng lên đầu Sveclốp. Đúng vậy ông ta đã coi Stalin là người đồng mưu với Sveclốp.

Tháng 3 năm 1989, kỷ niệm 70 năm ngày mất của Sveclốp. Trong năm đó không có một sách báo nào đăng bài kỷ niệm Sveclốp. Ngay những tờ báo trước đây hàng năm đều có bài nói về ngày kỷ niệm này, như tờ "Báo Sự thật" cũng không có phản ứng gì. Ví dụ, như đã không còn nhìn thấy những bài viết nào trước đây không lâu vẫn còn ca ngợi là người dũng sỹ can đảm không thể chê trách được, là một nhà hoạt động Bônsevich nổi tiếng, nay quảng đại quần chúng được thấy hàng loạt những bài chê trách và vạch tội Sveclốp không còn thể thống gì nữa. Nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi, đã biết bộ mặt thật của bản thân Sveclốp và gia đình, không còn giấu giếm che đậy được nữa. Nhất là cuốn "Điện Kremli trong những năm 20" của B.Bachanôp đọc giả càng rõ hơn về tình hình của Sveclốp, gia đình và người thân của ông ta.

Acôp Mikhainnovich Sveclôp sinh ngày 22 tháng 5 năm 1885 tại Sanôpcalôto. Cha ông là Milaim Isilasevich (có tài liệu nói là Môphusa Isilaevich) bố của Sveclốp không phải là thợ điêu khắc như nhiều sách báo đã từng giới thiệu, mà là chủ một cửa hàng điêu khắc. không hiểu tại sao Acôp từ trước tới nay không nói tới tên bố bao giờ.

Anh cả của Acôp là Chinôvích lúc đó, những người công tác bí mật thường đến cửa hàng của ông Sveclốp để khắc dấu giả, để làm giấy tờ giả. Chinôvích do thay đổi tư tưởng không muốn quan hệ với những người công tác bí mật, sau đó anh ta và gia đình cắt đứt quan hệ và bỏ tín ngưỡng Do Thái giáo.

Cha anh thường dùng những lời răn của Do Thái giáo để răn dạy anh. Sau này Chinôvích được Macsimop Goocki nhận làm con nuôi đổi tên thành Chinôvich Phêcôp. Nhưng Chinôvích cũng không muốn có quan hệ với những người cách mạng ở bên cạnh Goocki, tự bỏ đi Pháp và tham gia quân đoàn nước ngoài. Sau đó ít lâu trong tác chiến Chinôvich bị mất một cánh tay. Cha anh biết được tin này liền vội vàng hỏi: "Là cánh tay nào?",

khi nghe thấy là cánh tay phải ông cụ rất sung sướng. Hoá ra theo lời răn của Do Thái giáo, cha mà răn dạy con thì con bị mất cánh tay phải. Sau này Chinôvich Phêcôp vào quốc tịch Pháp tiếp tục phục vụ trong quân đội và lên tới hàm Thượng tướng, hoàn toàn cắt đứt quan hệ với gia đình. Một lần Pachanop đến Pháp gặp Chinovich. Khi Pachanop định giới thiệu tình hình của anh em Chinovich ở Nga. Chinôvich đáp, đó không phải gia đình anh ta, và không muốn biết bất cứ cái gì có liên quan đến anh em anh ta.

Người anh thứ hai của Acôp là Viniamin, không thích thú lắm với hoạt động cách mạng, di cư sang châu Mỹ, làm chủ một ngân hàng nhỏ. Sau cách mạng Acôp yêu cầu người anh thứ hai giúp đỡ.Viniamin chuyển ngân hàng của mình về Pêtrôgrát ở Nga. Viniamin không phải là đảng viên, Acôp đề nghị Lênin để anh hai của mình làm ủy viên nhân dân giao thông. Nhưng Viniamin trong thời gian là ủy viên nhân dân giao thông không được việc, Acôp đành phải miễn chức anh ta rồi bố trí anh ta làm thành viên đoàn chủ tịch ban kinh tế quốc dân tối cao. Sau này khi không còn chỗ dựa là Acôp Mikhainovich, con đường loạn lộ của Viniamin ngày càng sa sút, vì căn bản anh ta không có tố chất đảm nhiệm chức vụ lớn của nhà nước. Viniamin sau này lấy vợ là nữ diễn viên. Cô diễn viên này đã từng bị đi đày cùng với Acôp em anh ta. Stalin đã từng theo đuổi cô diễn viên này nhưng cô không thích bộ mặt nặng chình chịch và tính cách của Stalin, cô đã yêu Viniamin. Viniamin hy sinh năm 1937.

Acốp Sveclốp có hai người em gái, cô lớn tên là Sala, cô bé là Sôphia. Sôphia lấy một đại phú nông tên là Aviâpa ở miền nam nước Nga, sinh được hai con, một trai, một gái. Người con trai tên là Lêva Pôlytơ, là một chàng trai rất tài giỏi, nhưng vô liêm sỉ, tự nhận mình có sứ mạng lãnh đạo giới văn học và ỷ thế để thành lập cái gọi là "Tổ Napôsitop" để giám sát giới văn học một cách nghiêm ngặt như kiểu của ủy ban tiễu thanh các phần tử phản cách mạng. Hắn sở dĩ có thể ngang ngược như vậy vì em rể hắn là Yacôta người lãnh đạo Cục bảo vệ Chính trị quốc gia khét tiếng.

Yacôta lên như diều như vậy một phần là nhờ có gia đình Sveclốp. Hoá ra Yacôta không phải như những lời hoang đường mà hắn từng gieo rắc. Khi còn trẻ là một dược sư, mà là một người học việc ở cửa hàng điêu khắc của cụ thân sinh Sveclốp.

Sau một thời gian, hắn cảm thấy đã nắm được nghề rồi, nên muốn mở cửa hiệu riêng. Hắn đã ăn cắp một bộ đồ nghề rồi trốn đi nơi khác. Yacôta đoán cụ Sveclốp không dám đi báo với cảnh sát, vì nếu thế sẽ lộ những hoạt động ngầm của cửa hàng điêu khắc, nhưng Yacôta ở nơi khác cũng không sống nổi, nên đành phải quay lại cửa hàng của cụ Sveclốp nhận lỗi. Cụ đã tha cho hắn và lại nhận vào làm ở cửa hàng sau một thời gian, Yacôta vẫn chứng nào tật ấy, lại lấy cắp đồ nghề rồi trốn đi.

Sau khi cách mạng thắng lợi, những điều trước đây được bỏ qua. Yacôta lấy cháu ngoại của Sveclốp người lãnh đạo Nhà nước, điều này đã mở đường cho hắn thăng quan tiến chức, đưa hắn đến Kremli.

Trong cuốn "Từ điển bách khoa Liên Xô" do Nhà xuất bản bách khoa toàn thư Liên Xô xuất bản năm 1980 viết: Acôp Mikhainnôvich Sveclốp (1885 -1919) là nhà hoạt động Đảng và Quốc vụ Nhà nước Liên Xô, là Đảng viên Đảng Cộng sản (từ 1901). Tham gia cách mạng (1905 -1907) ở Uran, năm 1912 được bầu vào ủy ban Trung ương Công đảng Dân chủ xã hội Nga, là ủy viên của Cục nước Nga của ủy ban Trung ương. Là một trong những người tổ chức "Báo Sao sáng" là người phụ trách "Báo Sự thật". Tháng 4 năm 1917 lãnh đạo xây dựng tổ chức Đảng Quận Uran. Sau Hội nghị lần thứ VII (tháng 4) của Công đảng Xã hội dân chủ Nga (B) đảm nhiệm chức Bí thư Trung ương đảng, lãnh đạo công tác trù bị Đại hội lần thứ VI của Công đảng Xã hội Dân chủ Nga (B), tham gia công tác chuẩn bị và tổ chức Cách mạng Tháng Mười ở Pêtécbua. Là thành viên của Tổng bộ lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang. Là ủy viên Ban cách mạng quân sự, là Chủ tịch Đoàn Đảng Bônsêvích tại Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai. Từ ngày 8 tháng 11 năm 1917 (công lịch là ngày 21) là Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương toàn Nga (kiêm Bí thư Trung ương đảng) là Chủ tịch ban dự thảo Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô.

Nhưng nhiều sự thực khi còn sinh thời Acôp Mikhainnôvich được người ta tin là thật, thì nay một số người lại nghi ngờ và cũng không tìm thấy tư liệu văn bản nào để chứng thực. Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn cho rằng ngày mà Sveclốp vào Đảng cũng đáng phải xem lại, những hoạt động của anh ta trước Cách mạng Tháng Mười, kể cả một số sự thực lịch sử của việc bị tù và đi đày cũng cần phải viết lại. Valicap Phulatônôp khi nghiên cứu tư liệu hồ sơ của khu vực Uran đã phát hiện ra một cuốn nhật ký quan trọng, chủ nhân của cuốn nhật ký là N.A.Sêtangsep, người Đảng Dân chủ Xã hội, bị tù mấy năm ở nhà tù Ecachênin. Trong nhật ký ông viết về một số tình hình mà ông và Sveclốp năm 1908 -1909 cùng bị tù tại đây. Ông viết trong nhà tù rất nhiều chuột, các tù nhân đã tự động thành lập một đội diệt chuột, cử Sveclốp làm Đội trưởng. Chuột bắt được, thì vứt ngay vào thùng đựng nước giải, có những con chưa chết vẫn leo ra, tù nhân lại phải lấy giầy đập cho chuột rơi xuống cho tới chết ngạt mới thôi, có tù nhân bắt được chuột, thì dùng dây treo ngược lên. N.A Sêtangsep viết, tiêu diệt chuột là điều nên làm, nhưng dầy vò nó một cách tàn nhẫn thì không nên.

Ở trong tù Sveclốp cũng là một nhân vật có quyền thế, các tù nhân coi ông là một đại phú ông, phải vay tiền của ông hoặc được ông ban ơn. Người của Sveclốp ở bên ngoài vẫn giữ liên lạc thường xuyên với ông. Valicat Phulatônôp viết: "Đúng vậy Sveclốp hoàn toàn có lý do để coi mình là một nhân vật có thể tuỳ ý trừng phạt hoặc tha thứ cho người khác, vì những lời ông ta nói, là những lời của trẻ con còn để chỏm lãnh đạo một tổ chức bí mật giống như Đảng Bàn Tay Đen... tổ chức chiến đấu của Công Đảng Dân chủ Xã hội Nga... trong cái vùng dạy bảo "của mình, thì Sveclốp là Sa hoàng và thượng đế..." tổ chức bí mật của Sveclốp có những hoạt

động gì? Trước hết là ám sát chính trị, đối tượng chủ yếu của ám sát là cảnh sát, những nhân vật đại diện bộ máy quyền lực, "phần tử xã hộ đen" tức là tất cả những người mà ông ta không ưa, ném lựu đạn vào nhà những người mà ông ta không ưa là công việc thường thấy. Những hoạt động khủng bố của họ khiến nhiều người vô tội bị chết oan.

Trong cuốn "140 lần nói chuyện với Môlôtôp", Siep khi nói với Môlôtôp về vấn đề Sveclốp, có hỏi:

Hôm đưa tang Sveclốp, Lênin đánh giá Sveclốp như vậy có quá cao không?

"Đúng, có hơi quá, nói ông ta là một nhà hoạt động tổ chức của Đảng nhưng về mặt này Sveclốp không để lại một tác phẩm nào, chẳng thấy để lại cái gì, tôi cũng không nhớ ông ta có viết gì không"

"Khi người ta nói về Kirốp cũng nói là không để lại cái gì cả."

“Kirốp có nhiều bài viết và bài phát biểu”, Môlôtôp nói: "Sveclốp thuộc lớp người loại bánh mỳ ra lò sớm, còn Kirốp thuộc lớp người cách mạng chín muồi. Sveclốp người không cao, mặc quần áo Jaket da, có giọng nói to kinh người, trời phú cho người có cái đầu nhỏ, mà có cái họng lớn thần kỳ như vậy, giống như cái tù và của thành Êlica! Ở Hội nghị chỉ cần ông ta hô to một tiếng "thưa các đồng chí!" Thì lập tức mọi người im như thóc. Đối với Lênin mà nói, thì không còn nhân vật nào có thể thích hợp hơn Sveclốp. Mọi người đều biết Lênin giao cho Sveclốp phát biểu... Ông ta là một nhà tổ chức rất tốt là một nhà tuyên truyền, nhưng chủ yếu là nhà tổ chức. Khi họp ông ta là người đầu tiên đứng ra nói mấy câu để duy trì trật tự của hội trường... Sveclốp có người anh tên là Phêkhôp, Goocki là thầy của anh ta. Sau khi anh ta đến Paris thì anh ta lớn tiếng chửi bới chính quyền Xô Viết. Anh ta đã có lúc làm chuyên viên của Đại sứ quán Pháp ở Nhật bản. Tôi nắm rất rõ gia đình Sveclốp. Vợ ông ta tên là Khalachia Chimôphêepna, là phụ nữ Nga.”

"Sveclốp tại sao chết, ông còn nhớ không?"

"Một chuyến đi Kharcốp, tôi cho rằng ông ta bị cảm rồi chết. Tên của loại bệnh cảm đó là gì? Đúng rồi hình như "bệnh cảm Tây Ban Nha" nay người ta không gọi thế nữa mà gọi là bệnh cúm".

"Còn có tin đồn, nói là ông ta bị đột nhiên bắn chết tại một nơi nào đó?"

Có thể Lênin rất coi trọng ông ta. Về mặt tổ chức ông ta hoàn thành xuất sắc những việc Lênin giao, Lênin rất coi trọng điều này. Sveclốp tuy không có tầm nhìn xa. Ông là người trung thành với Đảng, có lòng trung thành trong sáng. Điều này lại chính là điều khiếm khuyết của nhiều người lãnh đạo. Lênin đã quá khen ngợi Sveclốp ông đã chết khi còn trẻ, mới có ba mươi tư tuổi, nhẽ nào lại có thể nói là ông không tốt được ư?

Năm mươi ba năm sau ngày mất của Sveclốp mấy lần đầu tiên công bố hồi ký của Pôsie Vênôgratxkaya tham gia Cách mạng Tháng Mười và nội chiến, sau đó bà công tác tại Xô Viết những người lao động Mátxcơva và cơ quan Trung ương Đảng cộng sản Nga (B) là một Nhà văn, tạ thế năm 1980. Sveclốp đi Kharcôp để dự Đại hội lần thứ III của Đảng cộng sản (B) Ucraina, Hội Đại biểu Xô Viết Ucraina cùng đi có Vênôgratskya lúc đó bà là thư ký. Đây là lần đi công tác cuối cùng của Sveclốp, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương toàn Nga.

Đoàn chuyên xa (xe hoả chuyên dùng) gồm ba toa không kéo chuông, không còi âm thầm đi khỏi ga, đi về hướng Kharcốp theo đúng thời gian quy định.

Hôm đó ngày 27 tháng 2. Hãy tạm không nói tới tình hình đoàn xe trên đường đi Kharcôp thủ đô Ucraina. Ngày 6 tháng 3 Sveclốp đọc bài phát biểu tại Hội nghị Đại biểu Xô viết toàn Ucraina. Ngày hôm đó, ngay từ sáng sớm Sveclốp đã bận túi bụi. Ông giao cho đánh điện đi Kutsikhơ, Valiep, Pêcalôtơ, Dula, Sêphôhôp, vì ông dự định trên đường quay trở về sẽ gặp những người Lãnh đạo Đảng và Xô Viết ở các nơi đó. Hai mươi mốt giờ ngày hôm đó đoàn chuyên xa của Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương toàn Nga rời Kharcôp trở về Mátxcơva.

Vênôgratxkaya nhớ lại nói: Trên đường trở về, Sveclốp vẫn làm việc rất khẩn trương. Ví dụ khoảng một giờ đêm những người lãnh đạo khu Pêcalôtơ cũng được gọi đến gặp ông ngay trên toa tầu, năm giờ sáng hôm sau ông lại phải tiếp những người lãnh đạo khu Kuttikhơ. Trên đường về ông đã bị ốm, nhưng vẫn cứ làm việc suốt cả đêm.

Vênôgratxkaya cho rằng Sveclốp trên đường đi Kharcốp đã hơi bị cảm rồi, khi trên đường trở về Mátxcơva lại bị nặng hơn. Đường xa, làm việc quá sức khiến ông bị cảm thêm vào đó là điều kiện ăn ở trên tàu không được tốt. Trên đường đi không những không có thức ăn nóng mà ngay đến bánh đại mạch cũng không đủ ăn. Sau đó Canôvich biết tin (toa xe của Canôvich mới được móc thêm vào đoàn chuyên xa của Sveclốp) Chủ tịch ủy ban Nhân dân toàn Nga bị đói trên tàu hoả, liền nói trên toa của ông ta có nhà bếp, có cơm nóng. Những người cùng đi đã khuyên Sveclốp, đi sang toa của Canôvich ăn một bát canh nóng.

Khi đoàn tàu đến ga Kutsikhơ, Sveclốp xuống tàu để chuyển sang toa của Canôvich. Lúc đó có mấy nông dân đang đứng ở nhà ga nhìn thấy Sveclốp vội chạy lại vây quanh lễ phép hỏi thăm sức khoẻ và đề nghị Sveclốp, nói đỡ với nhà đương cục địa phương, vì việc trưng mua lương thực của chính quyền địa phương đối với họ quá nặng.

"Báo chí nước ngoài thù địch với chúng ta lúc đó đưa tin đồn nhảm là Acôp Mikhainôvich bị nông dân đánh chết trên đường" Pôsiê Vênôgratxkaya viết: Tôi cảm giác là Sveclốp khi đứng ở nhà ga nói chuyện với nông dân đã bị cảm, ông từ toa xe nọ chuyển sang toa xe kia, mà không mặc thêm áo, chỉ khoác trên mình có một chiếc Jacket xuân thu nổi tiếng. Lúc đó đang là mùa đông, gió thổi mạnh. Sveclốp bị nông dân vây quanh, sau khi nông dân nói lên cái yêu cầu đơn giản của mình, định ra đi thì Sveclốp lại gọi họ lại hỏi về tình hình đời sống và nhà cửa của họ. Sớm hôm sau tôi thấy Sveclốp ho liên tục.

“Tôi cảm thấy, hôm qua anh bị cảm rồi" tôi nói với ông ta như vậy.

Nhưng ông vốn có tính mặc cảm nên đã vặn lại ngay:"Đề nghị chị cho tôi biết, có người phụ nữ nào có cái mẫn cảm thế không Tôi cảm mạo thì cô ta cũng cảm thấy..."

Không có chứng cứ nào chứng tỏ Sveclốp khi ở Kharcốp đã nhờ bác sĩ chữa bệnh, đến nay cũng vẫn chưa tìm thấy chứng cứ về mặt này. Trong các văn bản hồi ký của các đại biểu Đại hội Đảng hoặc của Đại biểu Đại hội Xô Viết Ucraina lúc đó không thấy nói tới Chủ tịch ủy ban Chấp hành Trung ương toàn Xô bị cảm mạo. Cần phải thấy rằng, lúc đó Sveclốp tiếp xúc với rất nhiều người, mấy trăm Đại biểu nghe ông phát biểu trên diễn đàn, cũng như Vênôgratxkaya đã nói, Sveclốp đã nhiều lần đi đến chỗ ngồi của các đại biểu, cùng nói chuyện với các đại biểu. Sveclốp trên đường từ Kharcốp về Mátxcơva qua nhiều thành phố và nói chuyện, trao đổi công tác với những người lãnh đạo Đảng và cơ quan Xô Viết ở những thành phố đó, trong số họ không có ai để lại tài liệu nói về Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga bị ốm, nếu họ biết Sveclốp bị ốm thì họ nhất định cử người đi tìm thuốc vì thời đó rất hiếm thuốc.

Acốp Mikhainôvich còn tham dự một cuộc mít tinh của quần chúng đó là lúc trên đường trở về Mátxcơva. Theo Vênôgratxkaya thì khi xe lửa đến gần ga Valiep, ở một địa điểm cách nhà ga không xa, công nhân đường sắt đang mít tinh. Đồng chí B.M.Olin thời đó là Chủ tịch Ban chấp hành Quận Valiep, Olin đến tận toa xe lửa mời Sveclốp đến nói chuyện... Công nhân còn cử mấy đại biểu đến gặp Sveclốp nói rằng, công nhân đường sắt rất muốn nghe Sveclốp nói chuyện... ông được công nhân nhiệt tình tiếp đón. Sveclốp rất vui mừng nói với công nhân rằng ông ta muốn thành lập Đệ tam Quốc tế Cộng sản (sau khi đoàn chuyên xa rời Kharcốp, thì nhiều tờ báo đã đăng tin này)... Acốp Mikhainôvich về tới Mátxcơva thì khản đặc lại, không nói được nữa.

Vênôgratxkaya nói Sveclốp lúc đó đúng là "cảm mạo"thật, nhưng có đúng như bà ta nói thật không? Tại sao chuyên xa của Sveclốp mãi tới ngày 11 tháng 3 mới về tới Mátxcơva? Khi Sveclốp gặp công nhân đường sắt liệu có xảy ra việc gì không? Ông ta có nói với công nhân là thành lập Đệ tam Quốc tế Cộng sản không?

Các nhà sử học thuộc thế hệ trẻ thường đưa ra những câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Theo cách nói của các quan chức thì năm ngày sau khi Sveclốp về tới Mátxcơva thì bị chết vì do bị cảm mạo Tây Ban Nha (cúm) (cảm nặng và viêm phổi). [Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu sách.]

Nhiều nhà nghiên cứu cảm thấy nghi ngờ về cách giả thích của các quan chức.

Năm 1990 nhà chính luận Cacmen Nachalôp có bài viết nhan đề "Những điều đã nói sai lầm như thế nào"(đăng trong "Tạp chí Mátxcơva"số 7) đã nêu ra một số tư liệu sinh thời Sveclốp. Trong bài viết Cacmen Nachalop cho biết: Sveclốp đến Nhà máy sửa chữa toa xe ở Valiep định đọc bài nói chuyện về Đệ tam Quốc tế Cộng sản trước công nhân đường sắt thì bị một số công nhân đánh, vì thế ngày 16 tháng 3 năm 1919 đã chết tại Mátxcơva (Cacmen Nachalôp còn cho biết nguồn tin lấy từ cuốn "Người Do Thái ở Nga và Liên Xô" của tác giả A.N.Chiky xuất bản năm 1967 tại New York).

Khó khăn lắm mới tìm thấy cuốn sách này, phần "phụ lục" trang 239 chúng ta có thể đọc thấy: "Chú Asa của tôi trước đó đã chết rồi, ông không phải là chết một cách tự nhiên, khi ở Nhà máy sửa chữa toa xe ở Valiep ông bị các đồng chí công nhân đánh rất thậm tệ"

Phần phụ lục của cuốn sách này có đầu đề "Rianglia Hăngri gang thép" (chỉ Lêônit Avichpaxich và Yacôta - tác giả) với đầu đề phụ là "Hồi ký của những năm tuổi trẻ". Tác giả của cuốn sách này là Alêchsantôlôp cháu ngoại của Sveclốp.

Thực hiện bởi

nhóm Biên tập viên Gác Sách:

Sienna – Mèo Ma Kết – H.y

(Tìm - Chỉnh sửa - Đăng)

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3