Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 10 - Phần 3

Trong cuốn bốn của "Những điều tai nghe mắt thấy trong nội chiến” xuất bản năm 1933 cũng thường nhắc tới tên Vasi, đây là điều có từ trước rất lâu trước khi Stalin ra lệnh đưa Vasi lên làm người anh hùng của cuộc nội chiến. Ađônôp viết ngày 1 tháng 4 năm 1919 khi thay đổi tổ chức của Tập đoàn quân Kiép, Sư đoàn 1 do Vasi chỉ huy là hạt nhân của tập đoàn này, nó là đơn vị có sức chiến đấu tốt nhất trong tập đoàn. Sư đoàn 1 với quân số đông, thực lực hùng hậu, 11.500 người, 225 thanh kiếm, 224 súng máy, 18 khẩu pháo, 10 khẩu bích kích pháo, 3 khẩu phóng lựu tầm gần, 1 xe bọc thép. Sư đoàn này có riêng một chi đội máy bay, một Trung đoàn thông tin và một tiểu đoàn tăng cường. Binh lực gồm 4 trung đoàn: Trung đoàn Paccôp số 1 - Trung đoàn trưởng là Khơduyatơ; Trung đoàn Talasa - Trung đoàn trưởng Pôsencôp; Trung đoàn Nêgin số 3, Trung đoàn trưởng là Sêniakhơ; Trung đoàn thứ 4 Trung đoàn trưởng là Andôniukhơ. Hãy so sánh ngay Sư đoàn Goocki số 2 cũng là một trong những thành viên của Tập đoàn quân Kiép mà số quân của Sư đoàn này cũng chỉ là 9572 người, khoảng 200 thanh kiếm, 99 súng máy, 8 khẩu pháo. Còn thực lực của các Sư đoàn khác lại càng không đáng kể.

Còn về tình hình chính trị của Sư đoàn 1, lại càng có ý nghĩa. Trong Sư đoàn có tổ chức cơ sở Đảng cộng sản, có môi trường hoạt động, có thư viện, có câu lạc bộ Hồng quân, có phòng đọc sách; có lớp dạy học. Chỉ huy phần nhiều là đảng viên, có tinh thần chiến đấu cao. Còn tình hình của các đơn vị khác trong Tập đoàn quân thì rất không ổn định. Trong tình hình như vậy thì sư đoàn của Vasi rõ ràng là nổi trội, vì thế Anđônôp đã rất hài lòng.

Trong cuốn "Những điều tai nghe mắt thấy trong cuộc nội chiến” Anđônốp đã mô tả Vasi là một người bình tĩnh, một người chỉ huy trong những tình huống cực kỳ phức tạp vẫn vững tin, ông không có một chút nhân tố tự phát nào và cũng không có cái thói của kẻ du kích và cũng không có cái bệnh vốn có của những đầu lĩnh thời bấy giờ, căn bệnh khó bảo. Vasi không thích hành động khinh suất, ông đề xướng kỷ luật, phục tùng vô điều kiện của lãnh đạo cấp trên, chống tình cảm cá nhân và phóng túng bừa bãi. Ví dụ dưới đây chứng minh điều này: Đầu tháng 4 năm 1919 tình hình của Kiép rất nguy kịch. Lúc đó để tiêu diệt bọn phỉ tấn công vào Kiép, đã phải động viên tới đơn vị cuối cùng ngay cả những thành viên chính phủ Vôrôsilôp, Piatacôp, Bregiênép cũng đều phải đến Pôtua lãnh đạo các chi đội cộng sản, giữ vững tinh thần.

Trong khi bộ đội đang hỗn loạn, thì Anđônôp đang phòng thủ ở Kiép nhận được tin: "Chúng tôi vừa nhận được một mật điện của Vasi gởi tới. Bản mật điện này trước hết Pôsencô gửi cho Vasi, trong mật điện nói: "Vợ tôi là người của Đảng xã hội, 23 tuổi bị Ban tiễu phản Kiép giết hại. Đề nghị điện báo cho tôi biết ngay kết quả điều tra nguyên nhẩn cái chết của vợ. Đề nghị sau ba ngày phải trả lời, chúng tôi sẽ trừng phạt Ban tiễu phản. Đề nghị điện trả lời, nếu không tôi không thể sống được nữa. Đã bắt được 44 nhà tư bản, Ban tiễu phản sẽ bị tiêu diệt". Vasi bổ sung thêm "Đề nghị hỏi đồng chí Lagit Chủ tịch Ban tiễu phản về tình hình cái chết của vợ Pôsencôp và báo cho chúng tôi biết trước 10 giờ sáng, để chúng tôi có thể tránh lại xảy ra một cuộc bi thảm lớn nữa".

Pôsencôp, vị "đầu lĩnh" của người Talasa đã từ mặt trận kéo quân về Kiép, để uy hiếp để báo thù cho người vợ bị giết hại. Có gian kế nói với người chỉ huy của người Talasa, là việc giết hại này là do "Xê -ca" làm, mục đích làm cho Pôsencôp trừng phạt cơ quan chiến đấu của Xô Viết. Vasi khó khăn lắm mới có thể làm cho vị "đầu lĩnh” thô bạo này bình tĩnh lại. Vasi đã chứng tỏ mình là người chỉ huy có tính nhẫn nại, bình tĩnh.

Đầu tháng 6 năm 1919, Trôtxki đến Kiép, cuộc nội chiến đang đến lúc cực kỳ căng thẳng, mà kết cục còn tuỳ thuộc vào tình hình của Phương diện quân phương Nam, trong khi đó, ở đó tình hình lại xoay chuyển theo chiều hướng xấu, ở Xô Viết Ucraina thì tất cả đều vì một nhiệm vụ là giúp Phương diện quân phương Nam, vì vậy cần phải cải tổ Phương diện quân Ucraina. Trôtxki Chủ tịch ủy ban quân sự cách mạng Nước cộng hoà, Tổng Tư lệnh Vasi và Alanôp, ủy viên ủy ban Quân sự cách mạng Nước cộng hoà, lúc đó đều có mặt tại Kiép. Họ ký lệnh sát nhập Tập đoàn quân số 1 và số 3 Ucraina thành Tập đoàn quân số 12 Liên bang Nga trực thuộc ủy ban quân sự cách mạng Phương diện quân miền Tây. Sư đoàn Vasi một thành viên của Tập đoàn quân số 1 Ucraina trở thành lực lượng nòng cốt của Tập đoàn quân 12 mới được thành lập. Cơ quan kiểm tra quân sự chuyên ngành của Phương diện quân phương Tây, khi tiếp nhận bộ đội mới này đã tỏ ý rất vừa lòng đối với Sư đoàn Vasi. (Sư đoàn Vasi là một trong số ít những đơn vị chiến đấu không bị đưa về hậu phương "để tẩy rửa và cải biên"). Việc đánh giá cao đối với Trung đoàn Paccôp, Trung đoàn Talasa và Trung đoàn Nôpcasêvicky, coi những Trung đoàn này có những đội ngũ"cán bộ kiên định, những cán bộ này sẽ bổ sung cho 3 Lữ đoàn của sư đoàn, cần phải lấy những bộ đội dư thừa ở địa phương này để bổ sung lực lượng cho những Lữ đoàn này". Đồng thời trong Sư đoàn Vasi cần mở lớp huấn luyện sĩ quan chỉ huy ưu tú trẻ tuổi.

Trong cuốn. "Những điều tai nghe mắt thấy trong nội chiến” của Ađônôp chỉ viết tới tháng 6 năm 1919, không thấy nói gì về cái chết của Vasi. Nhưng chỉ với những tư liệu đã dẫn chứng trên đây cũng đã hoàn toàn đầy đủ kết luận là Vasi rất có uy tín. Đúng vậy, uy tín của Vasi chủ yếu là ở Ucraina. Trước năm 1935 những tài liệu lịch sử chỉ coi Vasi là nhân vật địa phương, chỉ trong phạm vi Nước cộng hoà mà thôi. Những sách báo ở Trung ương ít nói về Vasi, vì những sách báo đó sau này bị cấm lưu hành nên nhiều người không có ấn tượng về Vasi. Đương nhiên cũng cần phải thừa nhận một sự thực đã được công nhận là mệnh lệnh của Stalin điều Vasi từ chức vụ cấp nước cộng hoà lên chức vụ cấp toàn quốc là một bước ngoặt. Từ đó toàn bộ hoạt động của Vasi đã sang một hướng khác.

Thế nhưng, lúc đó Vasi đã không gặp may, trong các sách báo xuất bản năm 1935 -1937 có nói tới một số thống soái đã từng tham gia cuộc nội chiến trước đây, bị đàn áp, nhưng những sách báo đó đã phải nằm trong tủ hồ sơ đặc biệt. Bản thân Vasi cũng bị chôn hai lần Lần thứ nhất chôn ở nghĩa trang, sau đó tức hai mươi năm sau lại bị đem chôn trong vườn của nhà máy, nằm sâu dưới lớp đất đá.

Hồi đó trong một thời gian rất ngắn (Chỉ có 4 tháng) vừa chuẩn bị và phát hành tập luận văn và hồi ký với số lượng 40.000 cuốn với nhan đề "Người Sư trưởng thần kỳ" Tổng biên tập là nguyên Chủ nhiệm Ban chính trị Sư đoàn Ucraina 1 Xô Viết và Chính ủy ban huấn luyện chỉ huy Đỏ của Sư đoàn K. Chanepky. Cuốn sánh này xuất bản tháng 9 năm 1935, hai năm sau bị tịch thu và bị đưa vào cục quản lý cải tạo lao động. Nguyên nhân không phải vì người anh hùng của cuộc nội chiến quang vinh người Sư trưởng thần kỳ (tác giả gọi như thế), mà là ở chỗ những người viết hồi ký. Một trong những tác giả của cuốn hồi ký này là B.Primacôp nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Côdắc đỏ, ông này đã cùng Vasi ký tên vào bức thư trả lời Pêtônac, trong khi xuất bản cuốn hồi ký này ông đang làm trợ lý Tư lệnh quân khu Lêningrát. Trong những năm tháng khủng bố đến cao độ, làn sóng đàn áp vô tình đã lôi cuốn ông ta vào vòng xoáy đáng sợ. Để hoàn toàn xoá nhoà cái tên Primacôp đã bị tuyên bố là kẻ thù của nhân dân thì cần phải xoá bỏ tất cả những gì có liên quan tới cái tên đó, bất kể là những tập sách độc nhất vô nhị hay những tác phẩm nổi tiếng khác mà ông ta biên tập cũng không thể tránh khỏi. Mặc dù các tác giả đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ của họ, họ đã mô tả một cách thành công hình tượng sinh động của người bạn chiến đấu của mình, nhưng lại không được bảo hộ.

Mấy ngày cuối cùng của cuộc đời Vasi ra sao, Primacôp không nói tới, vì tháng 5 năm 1919 Trung đoàn Côdắc đỏ điều đi phương diện quân Denikin nên họ đã chia tay nhau. Trong số báo "Sự thật" ngày 27 tháng 3 năm 1935 đăng bài lược truyện của tác giả Sêvôepki có câu:“Ngày 30 tháng8 năm 1919, Vasi bị phần tử Pêtonac bắn trúng đầu chết tại tiểu đoàn 1 Paccôp”.

Trước đó đã xảy ra một sự kiện có kịch tính và được Sêvôepki mô tả, rất khái quát với những từ ngữ bay bướm, thậm chí còn pha chút tình cảm lãng mạn không thực tế nữa. Tháng 7 bộ đội Denikin sau khi đột phá phương diện quân Nam của Hồng quân, bắt đầu tiến về phía bắc, di chuyển theo hướng Mátxcơva. Vasi dần dần bị bao vây bốn phía: Phía Tây là quân Ba Lan, phía Tây Nam là quân Pêtonac, phía Nam chút nữa là quân Macknôp, phía Đông là quân Denikin. Kiép không thể giữ nổi nữa, con đường rút lui duy nhất là xuyên Côloxi đến Comênin. Gitômin đã được sơ tán, cơ quan chỉ huy của Vasi và bộ đội hậu cần được rút lui, trong thời gian ngắn ngủi đó, mặt ông ta trắng bệch, mệt mỏi vô chừng, nhưng không một lời ca thán, mặc dù đang bị sốt cao, ông vẫn mạnh dạn bước lên thềm nhà ga xe lửa Gitômin.

Bộ đội của Akye và Phêchikôp (hai người này cũng bị tuyên bố là "kẻ thù của nhân dân"). Trong khi đột phá ở gần Ôđétsa thì điện đài ở một vùng nào đó hỏi Vasi đang ở đâu và đang làm gì. Vasi lúc đó đang bị vây ở Khônôpsy và đang có kế hoạch chống lại các đợt tấn công của địch. Các học viên của lớp huấn luyện của Vasi cũng được sử dụng, những học viên này có thể đảm nhiệm chức đại đội, thậm chí cả chức tiểu đoàn. Vasi ở và nơi tiếp giáp Phương diện quân phương Nam với phương diện quân phương Tây, bộ đội của phía Nam thì vội vàng dựa vào ngày càng sát, còn phương diện quân phía Tây và Phương diện quân bạch Nga cũng đều dựa cả vào khu này. Bọn bạch phỉ tuy đã chiếm được Kiép, nhưng vẫn sợ không dám tiếp tục tấn công Vasi. Sư đoàn Vasi đã trấn giữ được toàn bộ mặt Nam, Tập đoàn quân Blôngtai (do Sư đoàn Natovic và Sư đoàn Côdắc đỏ hợp thành) trấn giữ con đường đi tới Mátxcơva. Chếch về phía trái một chút, có Quân đoàn kỵ binh Punhinnhi và Vôrôsilôp, thêm về phía trái một chút nữa có Hải quân Volga và biển. Họ đã giữ chặt được Alatthơlahan. Đó là chủ lực của Phương diện quân phương Nam do Stalin lãnh đạo.

Vênepky đã mô tả toàn bộ tình hình, nhưng không chú ý tới những chi tiết. Vasi liên tục đi kiểm tra toàn bộ trung đoàn, mấy Trung đoàn của Pêtonac nhiều lần đột kích hòng phá vỡ chiến tuyến của Trung đoàn Vasi, nhưng họ đã bố trí cứ cách 7 đến 8 dặm lại có một đơn vị. Đúng như đã được thể hiện trong phim ảnh, Vasi tay cầm súng xuất hiện vào lúc có tính quyết định, nên đã động viên được người Paccôp và Talasa làm theo.

Trong phim mô tả Vasi rất hùng dũng: Tay cầm súng máy, vung kiếm, thắt lưng bên phải, giắt khẩu súng ngắn, thắt lưng bên trái giắt khẩu súng lục ổ quay. Chiến sĩ của Vasi tay đeo băng đỏ và cũng là những hình tượng rất sinh động - nay mới biết Vasi không mang kiếm và các chiến sĩ của Vasi cũng không đeo băng đỏ, chẳng qua là nhà đạo diễn nổi tiếng, đã tô vẽ như vậy thôi. Ví dụ cảnh quân nhân tuyên thệ, thực ra chỉ là hư cấu, thời đó không có chuyện tuyên thệ, mỗi chiến sĩ chỉ việc ký vào một tờ giấy đã được in sẵn. Với nội dung là tự nguyện tham gia vào Trung đoàn này, thời hạn 6 tháng. Điều kiện của bản "hợp đồng” phục dịch trong Sư đoàn của Vasi rất nghiêm khắc: Không phục tùng mệnh lệnh của chỉ huy, cướp bóc, bạo lực, say rượu thì cũng bị xử bắn.

Ngày nay chúng ta mới biết thực tế là như thế nào. Xem ra trong số những thư tín của Vinepky thì thủ pháp lãng mạn, giả hiệu đã có ảnh hưởng tới Tôsencôp. Ví dụ:"Trong những ngày tháng 8 nóng bức mọi người đang chán cảnh chiến đấu liên miên mệt mỏi. Để phản công một cách nhẹ nhàng thoải mái hơn người ta đã vứt bỏ những đôi ủng và hô lớn "Lênin muôn năm"! "Đệ tam quốc tế muôn năm"! Xông lên phía trước. Đội quân nhạc của Pêtonac đang ngủ dưới làn pháo đạn. Vasi lại gân cổ lên nói “Diễn tấu đi, tiến lên!”, đội quân nhạc bắt dầu diễn tấu bài "ca ngợi". Vasi đã hát bài "Quốc tế ca" với đội quân nhạc. Đội quân nhạc vừa tiến lên vừa diễn tấu, kết quả là đã đi theo thủ trưởng mới..." Cách viết như vậy là có ý nghĩa gì?

Trong cuốn "Người Sư trưởng thần kỳ" của tập luận văn và hồi ký còn có cả đoạn hồi ký của vợ Vasi là Phênôma Haginanôpva.

Theo một số tư liệu thì Phênôma đã từng là một chiến sĩ của Trung đoàn Paccôp và theo một số tư liệu khác thì bà ta đã từng làm công tác tiễu phản trong Trung đoàn Vasi. Không ai biết rõ sự thực về bà này, còn những thông tin liên quan đến bà ta lại rất ít và mâu thuẫn nhau. Chỉ biết Vasi và bà ta gặp nhau lần đầu, trong lúc chiến đấu. Theo bà ta nói: Lúc đó chi đội của Vasi đang giao chiến với địch. Ở vùng Khalincôvic Cômêni, bà ta là trinh sát của chi đội, một lần quân địch lợi dụng rừng rú bao vây chi đội của Vasi. Để nắm tình hình trong rừng Vasi đã gọi một người thợ săn. Trong chi đội lúc này đã hỗn loạn, vì muốn đi ra khỏi rừng phải đi qua tầm pháo đạn của địch. Lúc đó Phênôma đã dũng cảm đứng ra nhận nhiệm vụ, Vasi nói với những người trinh sát: Các anh hãy xem, người ta là một đồng chí nữ không sợ, dám đứng ra, còn các anh? Sau đó những người khác cũng bắt chước xin đi. Nhưng Phênôma không quay lại đơn vị nữa vì bị bắt, sau đó ít lâu được đánh đổi bằng một sĩ quan phỉ. Phênôma gặp Vasi lần thứ hai vào năm 1918. Năm đó có hai đoàn người đi về hai hướng, một đoàn đi về hướng Nga Xô Viết còn một đoàn đi về phía biên giới Ucraina đang bị quân Đức chiếm đóng. Một đoàn người gồm những người giàu có chạy trốn sự đàn áp của chính quyền đỏ tìm đến sự giúp đỡ của chính quyền bù nhìn Sikhôlôbatky, do Đức dựng lên, họ điên cuồng đi về phía biên giới, còn đoàn người kia là những người nghèo khổ, họ là đội quân khởi nghĩa bảo vệ chính quyền Xô Viết. Trong số người này Vasi sau khi đã thành lập được mấy tiểu đoàn ban đầu thì đột nhiên được biết Phênôma vốn là nữ trinh sát của chi đội của mình lại là Chủ tịch Ban tiễu phản tại địa phương. Khi nói tới vấn đề cá nhân, Phênôma chỉ nói duy nhất có một câu: "Như vậy là chúng tôi đã kề vai nhau chiến đấu trên mặt trận đấu tranh giai cấp".

Hồi ký của Phênôma viết khô khan, vô vị, hành văn lủng củng, không có chút khích lệ nào, và cũng không có tính bi thương đáng có của người con gái. Bà ta gọi chồng là đồng chí một cách lạnh lùng, thậm chí ngay cả khi giới thiệu về tang lễ của chồng, bà ta cũng nói: "Chúng tôi khênh quan tài của đồng chí đó lên". Trong hồi ký của bà còn sử dụng một số từ người khác nữa ví dụ như: "Thủ trưởng”, "Người chỉ huy" để chỉ chồng mình như người dưng nước lã vậy. Trong hồi ký của bà ta, chúng tôi đã gặp một câu khó đoán là: Bộ chính trị Tập đoàn quân không cho phép chôn Vasi ở địa điểm gần nơi tử trận. Một số người cho rằng điều bí mật về cái chết của Vasi là ở câu nói này, đó là để tiêu tan vết tích. Đúng vậy, Phênôma đã giải thích về quyết định của Bộ chính trị Tập đoàn quân 12: "Bộ chính trị Tập đoàn quân cảm thấy kẻ địch sắp tới ngày diệt vong, chúng còn giẫy dụa tới giờ phút cuối cùng, bọn phỉ điên cuồng không chỉ trừng phạt tàn nhẫn đối với những chiến sĩ còn sống, chúng còn hủy hoại thi thể của người đã chết, vì thế bộ chỉ huy không thể để Vasi lại để cho kẻ thù giày xéo được. Còn việc tại sao lại chọn Samala làm địa điểm để chôn Vasi, thì Phênôma hầu như đã dự đoán là sau này sẽ có người nói về vấn đề này, để giải đáp những thắc mắc bà ta đã giải đáp." Samala là thành phố cách mạng vinh quang, nó có liên quan mật thiết với tên Sapaep. Riêng trong thời kỳ nội chiến tỉnh Samala đã có tới 500.000 chiến sĩ Hồng quân.

Những lý do này đủ để người ta tin ư? Nói chung là người ta có thể tin được. Nhưng cuối tháng 8 năm 1919, Samala cách Volga tới hàng ngàn cây số, khi người ta chọn địa điểm yên tĩnh an toàn này để chôn Vasi thì họ chưa biết những lý do đó, việc giải thích này phần nhiều là sau này cả.

Hơn nữa không thể không thấy rằng, những lý do này rõ ràng mâu thuẫn với những lý do khác. Có một loại ý kiến cho rằng. Đem Vasi đã chết rồi từ Tisêba chuyển đến Volga, vì để đảm bảo an toàn, vì lúc đó tình hình rất rối ren, bọn địch hung ác giầy xéo lên thi thể các chiến sĩ Hồng quân hoặc vứt xác Hồng quân vào đống rác hoặc cho súc vật ăn thịt. Vậy Samala có yên tĩnh, an toàn không? Về việc này trong hồi ký của Vinepky chúng tôi đã tìm ra đáp án. Vinepky nói: “Tối hôm đó sau khi chôn Vasi xong thì ngoại ô Samala bắt đầu bắn nhau. Lúc đó cái thành phố yên tĩnh nhất Nước cộng hoà này, cũng đã bắt đầu cuộc chiến tranh giai cấp rồi".

Phênôma tả về cái chết của chồng mình một cách trừu tượng, không tự nhiên và quá trang trọng, bà ta cố ý tránh một số chi tiết nào đó: "Vasi không sợ chết, ông ta mỉm cho cười trước sự đe doạ của cái chết, ở Khalôken ông đã vào sống ra chết, lãnh đạo Sư đoàn quang vinh chiến đấu với Bạch vệ Balan, sau đó ông hy sinh tại Khalôken".

Trong cuốn "Người Sư trưởng thần kỳ" có nói tới nguyên phó Sư trưởng Sư đoàn 44, Tupôvôi năm 1935 đảm nhiệm chức phó Tư lệnh quân khu Ucraina lâu nay, mãi cho tới gần đây vẫn được coi là nhân chứng duy nhất về cái chết của Vasi. Những lời nói của ông ta trở thành cơ sở cho những ý kiến chính thức, và sau này được nhiều tác phẩm văn học dùng làm dẫn chứng. Các nhà lịch sử sau chiến tranh không hoài nghi gì về lời nói của ông ta. Họ sao đi chép lại lẫn của nhau, chỉ có một người nói còn những người kia bắt chước như vẹt. Chỉ tới sau thập niên 70 thì tên của người đã từng giúp vào việc sản sinh ra "một khoảng trống" nữa trong lịch sử mới lại lộ diện.

Là một chứng nhân chủ yếu về cái chết của Vasi, mỗi một lời nói, mỗi một biểu hiện của Tupôvôi trong hồi ký nếu có khác biệt rất nhỏ cũng rất quan trọng. Thiện ý của ông ta là nhớ tới Vasi - người Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 thời đó. Lúc đó Tupôvôi làm tham mưu trưởng Tập đoàn quân số 1 Ucraina Xô Viết, ông đã gặp Vasi ở tiền duyên của Sư đoàn 1. Lúc đó Vasi đứng trước mặt ông là một người không cao lớn, nhưng rất có nghị lực, ít râu, mặc áo Jacket bằng da, đầu đội chiếc mũ kiểu Mỹ, Vasi của bộ mặt cương nghị, tràn trề sức sống và với một thân hình chắc nịch đẹp trai, khiến ai đã gặp một lần cũng khó quên. Tupôvôi đánh giá rất cao tác phong công tác của Vasi, coi Vasi là một người làm việc quên mình, không biết mệt mỏi, có nghị lực phi thường. Các chiến sỹ coi Vasi là lãnh tụ và người chỉ huy kính mến của mình.

Những lời thân thiết này, đủ chứng minh Tham mưu trưởng Tập đoàn quân có cảm tình tốt với Vasi. Sau khi xem những lời trên đây độc giả nhất định nghĩ rằng dưới đây không còn những điều gì có tính đố kỵ hoặc hoài nghi đối với Vasi nữa và tất nhiên sẽ nghĩ là những câu chuyện sau này nhất định đều là thật cả.

"Tháng 8 năm 1919” Tupôvôi thuật lại: Tôi được cử làm phó Sư trưởng Sư đoàn Vasi, lúc đó Sư đoàn đang đóng ở gần Khôlôsikin, là một doanh trại duy nhất của Ucraina. Chúng tôi bị bao vây ba mặt: Một mặt là quân của Pêtonac, một mặt là quân của Đenikin, còn mặt nữa là quân của bọn phỉ Balan. Vòng vây cửa chúng đối với Sư đoàn của chúng tôi càng ngày càng thu hẹp (lúc này Sư đoàn Vasi đã trở thành Sư đoàn 44).

Tình hình của Sư đoàn 44 thật khó khăn, nếu quân bạch phỉ Ba lan đột kích Môchily thì chúng tôi sẽ mất con đường sắt duy nhất để liên hệ với Xô Viết Nga. Còn về phía sau chỉ còn một con đường thủy là sông Pulyvia, sông Đênhep và sông Suzu. Chúng tôi, phải ngoan cường chống đỡ, kẻ địch hầu như mỗi ngày xiết chặt vòng vây hòng tiêu diệt chúng tôi trên sông Pulyvia. Trong những giờ phút quan trọng như thế, Vasi không thể không ra sức làm việc. Tuy nhiều ngày đêm mất ngủ, nhưng tinh thần của Vasi vẫn tỏ ra rất khoẻ khoắn.

Ngày 30 tháng 8 năm 1919, ngày cuối cùng của cuộc đời Vasi.

Hôm đó Vasi và tôi đến Lữ đoàn Paccôp đóng tại Banglatơ và đến cả chỗ Trung đoàn do đồng chí Khơduyatơ chỉ huy(nay là Quân đoàn trưởng kiêm chính ủy quân đoàn 17), rồi đến thôn Pêlôsia, ở đó chúng tôi hoà cùng với những người lính đang bị tan rã chuẩn bị phản công.

Hoả lực súng máy của địch bắn rất mạnh, tôi còn nhớ có một khẩu súng máy của địch đặt bên cạnh đường sắt cực kỳ "hung ác", nó làm chúng tôi phải nằm rạp xuống, đạn cày xới xung quanh chúng tôi.

Khi chúng tôi bò lên, Vasi quay đầu lại nói với tôi:"Vania này anh xem, tay bắn súng máy này bắn rất chuẩn".

Sau đó Vasi cầm ống nhòm nhìn về phía họng súng đang bắn. Thế nhưng, chỉ trong chốc lát, chiếc ống nhòm bị văng xuống đất, sau đó là đầu của Vasi gục xuống, tôi vội kêu lên:

"Nicôlai!"

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3