Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 07 - Phần 4
Qua sục sạo không thấy gì, Blôngtai đã vô cùng phẫn nộ, nghiêm khắc kháng nghị hành động ấy "Sau khi xảy ra sự kiện ấy, các nhân viên công tác của Blôngtai cảm thấy bị làm nhục". Sự kiện ấy đã được thảo luận trong Ban tổ chức Trung ương Đảng cộng sản Nga (b). Chiarênski và Minrênski đã báo cáo kết quả sục sạo. Kết quả của sự việc này là Ban tổ chức Trung ương giao quyền cho Blôngtai với danh nghĩa là Ban chấp hành Trung ương bầy tỏ sự tín nhiệm của các nhân viên công tác của ông.
Ai lại ngờ rằng, khi thảo luận vấn đề cử ai đi làm cấp phó cho Trôtxki, Tổng bí thư nhớ kỹ mọi việc cũ "giờ phút huy hoàng" của Vôrôsilốp vẫn chưa tới. Nhưng dù sao, người tinh mắt bắt đầu đoán được rằng, cuộc đời quân sự của Trôtxki đã hết rồi: Trong biệt thự ở đường phố Chưnamianxưkaya, hai con người tự ái, suy nghĩ độc lập không thể cùng ở một ngôi nhà được. Về mặt quân sự, quan điểm của hai người đối lập nhau gay gắt. Trôtxki cho rằng, quân sự chẳng qua là một nghề nghiệp mà thôi, y tin chắc rằng, vận dụng phép biện chứng Mác xít vào quân sự là hoang đường. Còn Blôngtai thì cho rằng Hồng quân là quân đội kiểu mới, nó không phải là phường hội vũ trang nào của bọn xâm lược của bọn thực dân, không phải là vũ khí của các tướng quân, cũng không phải là một ngành kinh doanh. Hồng quân là con đẻ của nhân dân cách mạng, là cột trụ của nhân dân và hy vọng của nhân dân cách mạng. Nhân dân cần phải cố gắng hết sức ủng hộ Hồng quân. Để xây dựng và trang bị cho quân đội kiểu mới ấy cần phải định ra chính sách quân sự, đúng đắn hơn nữa, giống như tất cả các lĩnh vực trong nước, theo kế hoạch nhất định của nhà nước"Mọi vấn đề quân sự" – Blôngtai nói "Từ việc diễn tập làm cơ sở cho việc xây dựng lực lượng vũ trang đều là phản ánh sinh hoạt của đất nước, suy cho cùng là phản ánh thực tiễn kinh tế làm nguồn tài nguyên và mọi sức mạnh quốc gia". Ngày nay các tác phẩm lý luận quân sự mà Blôngtai viết "Tiền tuyến và hậu phương trong chiến tranh tương lai" Lênin và Hồng quân, quân đội và dân cảnh chủ chốt cũng không mất hết ý nghĩa của nó.
Sau khi Lênin tạ thế, Stalin ra sức công kích, hạn chế ảnh hưởng của Trôtxki. Ngoài những bài phát biểu công khai nhằm vào Trôtxki, Stalin còn cố gắng tranh thủ làm cho tên tuổi của Trôtxki ngày càng ít xuất hiện trên báo chí và trong tuyên truyền cổ động chính trị bằng miệng. Có một lần Stalin được báo cáo trong kế hoạch học tập chính trị của các chiến sĩ Hồng quân, Trôtxki vẫn được gọi là lãnh tụ của Hồng quân Công nông. Ngày 10 tháng 12 năm 1924 Blôngtai nhận được thông tri, đề nghị ông nhanh chóng nghiên cứu lại kế hoạch học tập. Trong thư trả lời Blôngtai có gửi kèm theo bản báo cáo của Trưởng phòng tuyên truyền cổ động Bộ chính trị Hội đồng quân sự cách mạng, nêu rõ "trong học tập chính trị, sẽ không coi Trôtxki là lãnh tụ của Hồng quân nữa". Tháng 1 năm 1925 sau khi trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng, Blôngtai bắt tay vào việc cải cách quân sự. Bước đầu tiên của cải cách là cải tổ cơ quan quân sự Trung ương, về cơ bản trong thời kỳ nội chiến đã phình ra rất to bao gồm những người ủng hộ Trôtxki. Với năm triệu quân số giảm đi 1 phần 8. Quân số trong bộ Tổng tư lệnh Hồng quân Công nông bị các phần tử Trôtxki khống chế cũng đã được giảm đi tương ứng. Về vấn đề cách chức Trôtxki và xác định ứng cử viên mới vào chức Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng và ủy viên nhân dân của Hải quân Nước Cộng hoà sẽ được Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Nga (b) tháng 1 năm 1924 quyết định, Trôtxki ốm không tham dự Hội nghị này. Ở đây xin bổ sung thêm một việc xảy ra rất thích hợp trong hội nghị toàn thể Trung ương. Khi giới thiệu ứng cử viên vào chức vụ mà Trôtxki bị cách chức, Caminhép bất chợt đề nghị do... Stalin đảm nhiệm chức vụ này. Stalin không che giấu sự ngỡ ngàng và không hài lòng của mình. Caminhép và Zinôviép định thông qua việc thay đổi chức vụ của Stalin nhằm thu hẹp ảnh hưởng ngày càng tăng của Stalin, nhưng ý đồ ấy không thành công, đại đa số ủy viên Trung ương phản đối đề nghị ấy. Cuối cùng Blôngtai trở thành Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng và ủy viên nhân dân Hải quân nước Cộng hoà. Stalin để cho người của mình - Vôrôsilốp làm chức Phó cho Blôngtai.
Qua các tài liệu hiện có, Stalin rất tôn trọng Blôngtai. Dù sao, ít nhất về bề ngoài, Stalin đã tuân theo nguyên tắc, những người đã nhiều năm bị tù trong nhà tù Sa hoàng chịu nhiều gian khổ ở những nơi đi đầy thì được cử làm các chức vụ ấy. Năm giờ chiều ngày 29 -10, sau khi Blôngtai phẫu thuật xong. Stalin và Micoiăng cùng đến bệnh viện Pốtthơkinskaya. Cả hai không được phép vào phòng bệnh, thế rồi Stalin để lại một mảnh giấy cho bệnh nhân: "Đồng chí thân mến! Năm giờ chiều nay (tôi và Micoiăng) ở Rôchannốp. Chúng tôi định vào thăm đồng chí, anh ta không cho vào, thằng tồi ấy. Hai chúng tôi buộc phải phục tùng anh ta. Đồng chí đừng buồn, đồng chí thân mến của chúng tôi, chúng tôi gửi lời thăm đồng chí, chúng tôi sẽ còn đến nữa... Khơba (biệt danh của Stalin). Còn trong lễ tang của Blôngtai, Stalin nói: "Lão đồng chí đã được đặt một cách nhẹ nhàng và đơn giản vào huyệt, có lẽ nên như thế, cũng cần như thế. Song điều đáng tiếc là khi đồng chí trẻ của chúng ta lên thay thế đồng chí già, lại sẽ không được dễ dàng như thế, và còn lâu mới được giản đơn như thế”. Trong những lời nói ấy còn có những ẩn ý nào khác, thì chỉ bản thân người phát biểu mới hiểu rõ được thôi.
Trôtxki rất bực bội Stalin, quả quyết rằng: "Blôngtai chết vào năm 1925 dưới lưỡi dao phẫu thuật của bác sĩ ngoại khoa. Cái chết của ông lúc bấy giờ đã có rất nhiều suy đoán, và đã phản ánh trong các tác phẩm văn học. Sau này những suy đoán ấy dần dần được trực tiếp quy tội cho Stalin. Trên cương vị quân sự, Blôngtai hay làm theo lý trí của mình, khác với các viên chỉ huy của Đảng và Quân đội. Điều đó chắc chắn ngăn cản ý đồ của Stalin thông qua người đại diện của mình để khống chế quân đội".
Bây giờ chúng ta hãy nghe cách nói của Bôrít Bachanốp - vị Thư ký của Bộ chính trị trước đây nhấn mạnh, Blôngtai là một nhà cách mạng lão thành, cán bộ chỉ huy nổi tiếng trong nội chiến, có tài năng quân sự nổi bật. Nhưng Bachanốp đồng thời chỉ rõ Blôngtai là một con người rất lầm lì và thận trọng, ông để lại ấn tượng là người ham chơi bài tựa như ông chơi một ván to nhưng lại không lật con bài lọc cho người ta biết. Tại Hội nghị Bộ chính trị, ông rất ít phát biểu, có phát biểu cũng chỉ nói vấn đề quân sự.
Bachanốp đánh giá cao các tác phẩm quân sự của vị thống soái Blôngtai này. Ông đã quy công lao đập tan quân đội cũ bất lực đồi bại, xây dựng quân đội mới là con em nông dân của Blôngtai. Ông thậm chí còn cho rằng chính Blôngtai đã lựa chọn và đề bạt các cán bộ chỉ huy ưu tú có đủ đức tài cho các Quân khu, Quân đoàn và Sư đoàn.
"Song”, Bachanốp viết: "Trong thái độ của Stalin đối với Blôngtai phần nhiều là ngờ vực. Nhiều lần tôi nhìn thấy khi Stalin trao đổi tâm sự với người khác thì tỏ ra không hài lòng việc bổ nhiệm Blôngtai. Nhưng khi trao đổi với Blôngtai, Stalin tỏ ra rất thân thiện, chưa bao giờ bác bỏ đề nghị của Blôngtai. Điều đó có ý nghĩa gì? Phải chăng đây là diễn lại sự kiện Ugơrannốp... cũng có nghĩa là Stalin giả vờ chống lại Blôngtai, kẻ theo đuôi Zinôviép, mà thực tế cũng là xây dựng liên minh bí mật chống lại Đinôviép. Điều đó không giống như thế. Blôngtai không phải là hạng người như thế. Ông với Stalin không hề có điểm giốngnhau.
Mãi đến tháng 10 năm 1925, thực chất của vấn đề mới được lộ ra. Lúc bấy giờ Blôngtai bị bệnh loét dạ dầy dày vò (khi ở nhà tù thời kỳ trước cách mạng ông đã bị loét dạ dầy) đã hoàn toàn khỏi. Stalin rất quan tâm đến sức khoẻ của ông nói "Chúng ta căn bản không chú ý tới sức khỏe quý báu của những cán bộ tốt nhất của chúng ta". Hầu như Bộ chính trị phải dùng vũ lực cưỡng bức Blôngtai làm phẫu thuật nhằm để ông khỏi bệnh. Huống chi bác sĩ riêng của Blôngtai lại tuyệt đối không cho rằng phẫu thuật là nguy hiểm.
Khi tôi biết Pôgơsiangxep, bác sĩ của Ban chấp hành Trung ương Đảng cùng với Khannai tổ chức thực thi phẫu thuật, thì mọi cách nhìn của tôi hoàn toàn trái ngược lại. Xem ra nỗi lo âu mơ hồ của tôi lúc bấy giờ lại hoàn toàn đúng đắn. Khi làm phẫu thuật, đã khéo sử dụng cách gây mê, mà Blôngtai không chịu đựng được. Ông chết trên bàn phẫu thuật, còn vợ ông lại tin chắc rằng, ông bị người ta sát hại rồi, bà đã tự sát. Trong "câu truyện mặt trăng không bao giờ tắt", đúng là tác giả Piliniackhơ đã mô tả theo tình tiết này. Tác phẩm này được lưu truyền rộng rãi. Câu truyện này đối với tác giả là rất quý.
Tại sao Stalin phải tổ chức ám sát Blôngtai? Chỉ là để cho người của mình Vôrôsilốp lên thay thế Blôngtai hay sao? Tôi không nghĩ như vậy, bởi vì qua một vài năm, sau khi Stalin nắm được toàn quyền, thì ông sẽ thực hiện sự thay thế ấy một cách dễ dàng. Tôi nghĩ, Stalin có một linh cảm (tôi cũng có linh cảm ấy), ông cho rằng Blôngtai sẽ đóng vai Napôlêon của nước Nga. Nên ông phải trừ khử Blôngtai ngay. Còn những người khác (như Tukhasiépski.v.v...) của Tập đoàn quân nhân, thì bị Stalin xử bắn theo thời gian.
Tất nhiên sau khi Blôngtai mất, Vôrôsilốp được sắp xếp lên vị trí là nhà lãnh đạo Hồng quân...
Từ tháng 1 năm 1925, Vôrôsilốp trở thành cán bộ cấp phó của Blôngtai. Phải chăng ông đã biết được rằng Blôngtai, ủy viên nhân dân Hải quân bị bệnh loét dạ dầy? "Về bệnh tình của Mikhayin Vasiliêvich Blôngtai tất cả chúng ta ai cũng biết", trong bài "kỷ niệm người
bạn thân mến Mikhayin Vasiliêvích Blôngtai"Vôrôsilốp có viết. "Song, đồng chí ấy vẫn cùng mọi người đến nghỉ ở Crimêvà Capcadơ, đưa bạn bè của mình tung tăng ở khu núi, suốt ngày đêm đi săn bắn. Blôngtai nhìn bề ngoài thấy luôn luôn rất khoẻ, sắc mặt bỗng trắng bệch, thân hình trở nên gầy còm. Các bác sĩ không cho đồng chí đi săn nữa, yêu cầu đồng chí phải tuyệt đối nằm tĩnh dưỡng, nghiêm khắc tuân theo chế độ ăn uống. Nhưng, khi đồng chí ở trên núi cao, rừng rậm, còn bạn bè của đồng chí lại vui vẻ và thoải mái như vậy, sao đồng chí lại từ chối sự hấp dẫn ấy!"
Bệnh tật dày vò rồi lại biến mất. U.K Hanbao, bạn của Blôngtai là một bác sĩ, họ đã quen biết nhau ngay từ năm 1914 khi áp giải những phạm nhân đến nhà lao ở Krasnoyanxkhơba, mãi cho tới những ngày cuối đời, tình bạn của họ,chưa bao giờ đứt quãng. Hanbao có viết hồi ký, Mikhain Vasiliêvich cho rằng bệnh của mình không sao, nên không thật sự điều trị. Các bác sĩ kê đơn cấp cho đồng chí nhiều thuốc, nhưng đồng chí dùng rất ít lại hay dùng thuốc muối để cấp cứu.
Mùa hè năm 1925, Blôngtai hai lần bị tai nạn xe, cánh tay đùi và đầu đều bị thương, do đó cũng ảnh hưởng tới dạ dày, dạ dầy bị chảy máu. Lúc bấy giờ, tuy đồng chí không chịu đi chữa, mãi tới tháng 9 đồng chí mới được sắp xếp đi nằm viện ở Crimê.
Lúc này Vôrôsilốp cũng đi nghỉ ở Crimê. Vôrôsilốp thường mời Blôngtai đi săn. Sau khi lên núi săn bắt được thú rừng, họ đốt củi nướng ăn. Nói gì đến chuyện ăn uống phải kiêng khem theo chế độ này nọ. Bác sĩ hội chẩn điều từ Mátxcơva đến, kiên quyết đề nghị đồng chí trở về Mátxcơva để vào bệnh viện điều trị. Khi bác sĩ kiểm tra bệnh tình Blôngtai vẫn điềm tĩnh vui vẻ, hoà nhã cười nói. Nhưng bác sĩ quyết định làm phẫu thuật, thì Blôngtai trở nên buồn rầu ngỡ ngàng, ông giữ vẻ bình tĩnh trước mặt mọi người, nghe bác sĩ chẩn đoán bệnh tình, rồi nêu một vài ý kiến đề nghị với bác sĩ. Khi một mình ông quyết định, ông trầm ngâm suy nghĩ, nỗi lòng nặng trình trịch.
"Trước khi làm phẫu thuật, tôi đến thăm ông" U.K Hanbao viết: ông đau lòng nói với tôi rằng, ông không muốn nằm trên bàn mổ. Đôi mắt ông mờ đi. Một dự cảm không rõ ràng đè nặng lên ông. Ông nói với tôi rằng, trong trường hợp ông xảy ra hậu quả xấu, thì nhờ tôi chuyển lời đề nghị của ông tới Ban chấp hành Trung ương Đảng là hãy đưa ông về mai táng ở Shuya. Tại nơi đây ông đã làm công tác cách mạng, và cũng chính ở nơi đây ông đã qua thời thanh niên tốt đẹp nhất. Ông tha thiết yêu mến thành phố của tỉnh lẻ nhỏ này. Khi ông nói tới cuộc sống của công nhân ở Shuya, thì nét mặt ông hiện lên nụ cười dịu dàng vui vẻ.
Tôi khuyên Blôngtai đừng làm phẫu thuật, bởi ý nghĩ phải phẫu thuật đè nặng lên người ông. Nhưng ông lắc đầu nói việc này đã quyết định rồi...".
Năm 1965 khi cuốn hồi ký của Hanpao xuất bản thành sách đã xác minh sự mô tả sự việc ấy rằng "ông lắc đầu nói Stalin kiên trì bảo tôi phải mổ, ông nói cần phải dứt khoát thoát khỏi chứng loét dạ dầy, tôi quyết định mổ..."
Ngày 27 tháng 10 năm 1925, Blôngtai chuyển từ bệnh viện Điện Kremli đến bệnh viện Sontachenkôpskaya. Sau hai ngày Giáo sư Rôchannốp mổ cho ông. Thuốc mê không có tác dụng đối với ông, trong thời gian khá dài ông vẫn không ngủ được. Các bác sĩ tăng liều lượng aminométhane lên gấp đôi. Lúc này tim ông không chịu đựng nổi. Năm giờ 40 phút ngày 31 tháng 10 năm 1925 Blôngtai qua đời.
Trước ngày chuyển viện tức ngày 26 tháng 10 ông có viết cho vợ một bức thư. Bức thư này cũng chứng tỏ Blôngtai không muốn phẫu thuật mà muốn áp dụng biện pháp điều trị (khi xảy ra loét dạ dầy thì người ta thi hành biện pháp này trước. Chỉ khi hiệu quả không tốt mới dùng biện pháp điều trị bằng biện pháp phẫu thuật ngoại khoa)"Nhìn kìa... xét nghiệm đối với tôi cũng đã xong”. Cuối cùng trong lá thư Thống soái viết sáng sớm mai tôi sẽ chuyển viện, ngày kia (thứ năm) tôi sẽ mổ. Khi em nhận được bức thư này, có lẽ em sẽ nhận được điện báo kết quả về cuộc phẫu thuật. Bây giờ anh cảm thấy mình rất khoẻ mạnh. Đừng nói đến làm phẫu thuật, ngay cả nghĩ đến anh đã thấy buồn cười. Xong qua hai lần hội chẩn đều khẳng định là phải làm phẫu thuật... bản thân anh thường nghĩ rằng không có gì là bệnh nặng cả, bởi vì rất khó giải thích sự thật là trải qua nghỉ ngơi điều trị, anh sẽ nhanh chóng bình phục.
Đêm ngày 31 tháng 10 đăng cáo phó viết, Mikhain Vasiliêvích Blôngtai, Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng, sau khi làm phẫu thuật vì tim bị liệt nên đã tạ thế. Bản cáo phó đã gây nên hiệu quả xấu, vị Thống soái mới 40 tuổi bỗng nhiên tạ thế. Ở Mátxcơva đã lan truyền nhiều cách nói khác nhau. Trên báo chí đăng nhiều bài trả lời những kết luận mơ hồ về phẫu thuật. Báo chí còn đăng nhiều hồi ký của các bạn bè và các bạn chiến đấu của Blôngtai cũng như biên bản hai lần hội chẩn đối với bệnh nhân. Đáng lẽ các văn kiện và bài báo ấy sẽ làm tiêu tan nghi ngờ của mọi người và trả lời tường tận những nghi vấn trong xã hội. Song mọi tin đồn không vì thế mà mất đi. Những tài liệu công bố trên báo chí lại mâu thuẫn nhau nên càng làm người ta nghi ngờ hơn.
Đúng như "Câu chuyện mặt trăng không bao giờ lặn"kết quả của phẫu thuật chứng tỏ, cuộc phẫu thuật cho ông là không cần thiết, các Giáo sư nhìn thấy vết loét đã thành sẹo nhỏ. Song các Giáo sư đã không dừng làm phẫu thuật. Mikhayin Côlichóp đã mô tả một cách sinh động rằng, Blôngtai đã hai lần bị xét tử hình trong thời gian hai năm luôn bị bọn đao phủ đe dọa treo cổ. Sau khi chịu đựng tất cả những nỗi dày vò đau khổ, trái tim của ông lại bị 60gr Aminômethane làm cho tê liệt. Thế rồi, khi tim đã không chống đỡ nổi, chúng ta có nên trách trái tim đáng thương đó không?
Khi phát hiện tình trạng bệnh nhân bị gây mê khác thường, tác dụng của thuốc gây mê không mạnh, có nên tiếp tục kiên trì làm phẫu thuật không? Huống chi xác nhận là vết loét đã khỏi. Một số bác sĩ có kinh nghiệm dồi dào lại có quyết định khiến người ta khó tin, chỉ có thể giải thích là họ bị áp lực từ bên ngoài. Métvâychép nhà sử học nổi tiếng giữ quan điểm ấy. Ông đã đưa ra một luận cứ là: Bộ chính trị đã thảo luận vấn đề Blôngtai bị ốm, hơn nữa chính Stalin và Vôrôsilốp kiên trì phải mổ.
Cái chết của Thống soái là ngẫu nhiên hay ẩn dấu một mưu mô gì? Métvâychép viết: "Sau một lần phẫu thuật không phức tạp, Blôngtai đã qua đời một cách bất ngờ, một số việc có liên quan đến cái chết của ông cũng như sự giải thích hàm hồ của bác sĩ làm phẫu thuật gây nghi ngờ cho đông đảo cán bộ đảng viên. Các Đảng viên cộng sản ở Ivannôvô thậm chí yêu cầu lập một Ban chuyên môn điều tra về cái chết của Blôngtai. Trung tuần tháng 11 năm 1925 dưới sự chủ trì của H.N. Pôtvôitski, Hội đồng trị sự Hiệp hội các Bônsêvích lão thành đã họp hội nghị về cái chết của Blôngtai. Ban bảo vệ sức khoẻ cũng họp hội nghị. Trong báo cáo ngoài việc giải đáp những đề nghị người ta nêu ra, còn phát hiện bất kể bác sĩ chịu trách nhiệm chính hay Giáo sư Rôchannôp đều không vội làm phẫu thuật, rất nhiều người tham gia hội chẩn không phải là người trong ngành y. Mọi việc đều không qua Bộ y tế bảo vệ sức khoẻ, mà là thông qua một tổ y tế của Ban chấp hành Trung ương giải quyết. Người lãnh đạo Tổ y tế này là Siemátsưkhơ rất không tán thành một số người. Ngoài ra người ta đã điều tra rõ, trước khi hội chẩn về ca bệnh của Blôngtai, Giáo sư Rôchannốp từng bị Stalin và Zinôviép gọi đến. Qua Siemátsưkhơ, người ta hiểu được rằng, trong thời gian làm phẫu thuật, số lượng thuốc gây mê quá nhiều đã gây nên sự uy hiếp về chết chóc đối với Blôngtai đang nằm trên bàn mổ..."
Sau khi Hội đồng trị sự Hiệp hội các Bônsêvích lão thành thảo luận vấn đề này, Nghị quyết của Hội nghị đã chỉ rõ, đối xử với vị Bônsêvích kỳ cựu như thế là không ra thể thống gì cả. Bản Nghị quyết của Hội đồng trị sự được trình báo lên Đại hội đại biểu của Đảng. Nhưng tại Đại hội lần thứ 14 của Đảng họp tháng 12 năm 1925, thì vấn đề có liên quan đến cái chết của Blôngtai chưa được thảo luận.
Rôchannốp cho rằng, sau khi Blôngtai qua đời, thì vợ ông đã tự sát. Như thế không đúng. Sau khi Blôngtai mất được một năm, vợ ông mới mất vì bị bệnh lao. Khi Blôngtai phải gửi đi để làm phẫu thuật, thì vợ ông đang điều trị bệnh lao ở Cơrimê, Sirôchinxki, cán bộ cấp phó của Blôngtai được cử tới Cơrimê để thông báo cho bà tin không may mà Blông tai qua đời. Bà cùng với Sirôchixki trở về Mátxcơva tham dự lễ tang.
Thống soái đề nghị báo cáo nguyện vọng cuối cùng của ông lên Tổng bí thư là mai táng ông ở Shuya. Nhưng chỉ thị của Tổng bí thư lại là: Chôn tại chân tường Điện Kremli. Blôngtai đã bị làm trái ý nguyện của mình, nằm trên bàn mổ tiếp nhận làm phẫu thuật, còn sau khi chết, tiếp tục chịu sự sắp xếp của người khác.