Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 06 - Phần 1

CHƯƠNG 6

LÀ BẠN BÈ HAY LÀ NGƯỜI CẠNH TRANH

Tiếng
súng không rõ ràng - Stalin đã đến - thẩm vấn hung thủ - cái chết của cảnh vệ -
ba ủy ban của Bộ chính trị - con người bắn súng ấy - cuộc gặp gỡ bí mật - Ngôi
báu của lãnh tụ.

Ngày
2 tháng 12 năm 1934, một tốp người đi tới từ trong hành lang của tầng một Cung
điện Sưmônnưi, số người không nhiều. Người đi hàng đầu nhất là một vị mặc quân
phục, với vẻ mặt trắng bệch như người chết vậy, một số bộ ria con kiến, ánh mắt
thẫn thờ, trông như một gã điên dại. Tay phải anh cầm 1 khẩu súng lục, gặp ai
đi hướng tới phía mình, liền hét lên rằng: "Đứng sát vào tường, 2
tay thõng xuống".

Con
người ấy là Yacôta ủy viên nhân dân bộ nội vụ, người đi theo sau anh là Stalin,
Môlôtốp,Vôrôsilốp, Rhưđannốp, Edôp. Họ đến sau 2 ngày Kirốp bị ám sát. Yacôta
là cán bộ làm công tác bảo vệ an ninh cho họ. Chỉ nhìn anh ta giơ súng lục lên
như diễn kịch, ra lệnh cho các nhân viên công tác của Tỉnh ủy Lêningrát phải
đứng nghiêm sát vào tường, không được động đậy.

Sau
một năm Stalin phong cho Yacôta danh hiệu là ủy viên nhân dân an ninh quốc gia,
được hưởng chế độ đãi ngộ cấp Nguyên soái. Trường Biên phòng cao cấp, công xã
lao động của Bộ Nội vụ (ở Bócsơvô) và một chiếc cầu to trên sông Thungcútxka
đều đặt theo tên ông. Trong những người đã từng làm ủy viên của Bộ Nội vụ nhân
dân, thì ông xứng đáng là nhân vật số 1. Hăngrisi Grigơriiêvích Yacôta, thời
trẻ lấy Ita Lêônnitốp, cháu ngoại của Svéclốp làm vợ, còn trong quá trình điều
tra vụ án mưu sát Kirốp, ông đã thành công tỏ ra mình trung thành với Stalin.
Các cán bộ dũng cảm công tác ở Bộ Nội vụ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của vị cán
bộ thượng cấp của họ đã bắt được một số lớn những kẻ phạm tội hèn mạt, giết
người và đã chứng minh rằng những hành động phạm tội đẫm máu là có âm mưu và có
kế hoạch, là thực thi dưới sự xúi bảy của tập đoàn phản cách mạng do Zinôviép
và Gaminhép cầm đầu. Trong tất cả 77 người bị bắt, thì những người làm công tác
Đảng Xô Viết và giới kinh tế chiếm số đông, trong đó kể cả Zinôviép và
Gamichép. Hội nghị đặc biệt của Bộ Nội vụ nhân dân Liên Xô quyết định giam cầm
77 người kể trên với thời hạn khác nhau, về sau lại đổi thành xử tử hình.

Bỗng
chốc, đã truyền đến một tin đồn không thể tưởng tượng được rằng: kẻ tham gia
mưu sát Kirốp chính là Yacôta. Vị ủy viên của Bộ Nội vụ nhân dân có quyền lực
vô hạn độ ấy đã thừa nhận tất cả những tội phạm có thể hiểu được và không thể
hiểu được, trong đó bao gồm: nó là một trong những tên lãnh đạo tập đoàn
Trôtxki cánh hữu nhằm lật đổ chính quyền Xô Viết, phục hồi chủ nghĩa tư bản, đã
tham gia vào các hoạt động ám sát Minđnơxki, Quybixép, Góocki và Mácxim
Phêkhốp, con trai Góocki cũng như giúp đỡ bọn gián điệp nước ngoài. Đọc những
lời nói thú tội của Yacôta trong xét xử, mọi người hết sức kinh hãi"Mùa
hè năm 1934, Enukichơ báo cho tôi rằng, Trung ương tập đoàn cánh hữu quyết định
ám sát Kirốp. Likốp trực tiếp tham dự vào việc định ra quyết định ấy. Lúc này,
tôi mới biết tập đoàn khủng bố Trôtxki kiên trì bảo tôi đừng cản trở họ làm
việc đó. Vì thế tôi buộc phải đề nghị Zhapôlôgiơsư, Phó Cục trưởng Cục nội vụ
Lêningrát lúc bấy giờ không nên ngăn cản những hành động khủng bố đối với
Kirốp. Qua một thời gian, Zhapôlôgiơsư báo cho tôi biết Cục Nội vụ Nhân dân đã
bắt được một kẻ tên là Nicôlaép, thu được một khẩu súng lục có ổ quay trên mình
y và bản đồ chỉ đường tới chỗ Kirốp, song Nicôlaép đã được tha".

Hàng
trăm triệu nhân dân trên đất nước Nga rộng mênh mông, đọc những điều trình bày
trên từng trang báo chí đều sợ run lên. Thế là thế nào? là nằm mê, là ảo tưởng?
phải chăng là điên hay là ảo tưởng? Đều không phải, đó là hiện thực, là tình
hình hiện thực được chứng minh bằng giấy tờ hẳn hoi. Bulannốp, thư ký của
Yacôta, làm chứng ở toà án nói: "Yacôta biến tôi thành một người
hoàn toàn trung thành với ông. Khi ông trao đổi với người khác trước mặt tôi,
không bao giờ tránh hiềm nghi. Ông từng nói với tôi rằng Bôrisốp, cán bộ của
Cục nội vụ nhân dân Lêningrát cho liên quan với vụ ám sát Kirốp. Sau khi các
thành viên của chính phủ đến Lêningrát, báo cho Bôrisốp đến cung diện Sưmônnưi
phải làm chứng cho việc thẩm vấn ông ta, lúc này Zhabôlôgiơsư vì căng thẳng và
lo lắng Bôrisốp khai ra kẻ xúi bẩy ở hậu trường, nên đã quyết định trừ khử y.
Theo chỉ thị của Yacôta, Zhabôlôgiơsư đã sắp xếp: khi lấy xe hơi của Bôrisốp
lái vào cung Điện Sưmônnưi, đã xảy ra một vụ tai nạn xe, Bôrisốp mất mạng trong
vụ tai nạn này".

Ngày
15 tháng 3 năm 1938, Yacôta bị xử tử, tất cả có 17 người bị xử tử hình, trong
đó còn có cả Bukhanin và Ricốp.

Được
ít lâu cuộc đại chiến thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Tiếng vang của tiếng súng ám
sát Kirốp ở trong Cung điện Sưmônnưi cũng hoà tan với tiếng rít của bom và
tiếng gầm rú của đại bác. Trước thời kỳ giữa những năm 50, tuyên bố của chính
giới về nguyên nhân Kirốp bị ám sát là không thể lay chuyển được, bản tuyên bố
ấy được truyền ra sau khi tiếng súng của Nicôlaép ám sát Kirốp không rõ ràng,
sẽ do Stalin tự quyết định ngay, hoặc vào mấy ngày đầu mấy tuần đầu. Bản tuyên
bố nói, Nicôlaép là dựa vào chỉ thị của Zinôviép lãnh đạo "trung
tâm Mátscơva"
phản cách mạng đóng ở Mátscơva để tiến hành hoạt
động khủng bố này. Đồng thời đã tồn tại song hành một "trung tâm
Trôtxki Zinôviép"
khác ở Lêningrát. Trung tâm này nhận được chỉ
thị của Trôtxki tiến hành những hoạt động khủng bố đối với Kirốp ở nước ngoài.
Chỉ sau khi Yacôta xây dựng được mối liên hệ giữa bọn Zinôviép với bọn "cánh hữu
- Ricôp, Bukhanin, Tômski, và nhờ vào sự giúp đỡ của bọn chúng, gần gũi họ để
có thể bảo đảm cho hung thủ tiếp cận được Kirốp, thì chúng mới thực thi được
hành động khủng bố của chúng. Sau khi nhận được chỉ thị tương ứng, Yacôta phổ
biến các chỉ thị ấy cho "người của mình"Zhapôlôgiơsư.
Việc tìm chọn kẻ đi làm nhiệm vụ ám sát đã trở thành vấn đề chỉ là về kỹ thuật.
Vừa vặn Lêonít Nicôlaép trở thành đối tượng lựa chọn. Tên này vừa bị khai trừ
ra khỏi Đảng, và bị sa thải, là kẻ có thù với lãnh đạo, thường hay đối lập với
lãnh đạo.


ràng cách nói thiếu cân nhắc ấy cũng dễ hiểu. Cần biết rằng Zinôviép và
Gaminhép chúng sẽ hiểu rõ ràng, nếu ám sát Kirốp, thì người được lợi chính là Stalin.
Ông sẽ không bỏ lỡ thời cơ lợi dụng sự kiện này để gạt bỏ những lãnh tụ của
phái đối lập trước đây. Song cách nói đó của chính giới được truyền bá rộng
rãi, trong tất cả các sách giáo khoa, cách nói ấy được nhiều lần nhắc tới. Ngay
từ thời thơ ấu, được coi là chân lý vĩnh cửu không đáng tranh luận nữa nhằm
nâng cao nhận thức cho mọi người.

Nhưng
trong các nước phương Tây, lại lưu tuyền một cách nói khác. Tháng 12 năm 1934,
sau khi Trôtxki biết được tin Kirốp đã chết, y suy đoán là Stalin có thể có liên
quan đến cái chết của Kirốp. Trong cuốn sách "Thiên bí sử về việc
Stalin phạm tội"
của A.Aurôp, có nghiên cứu tỉ mỉ về cách nói
này. Năm 1953, sau khi Stalin qua đời, cuốn sách này đã được đăng ngay trên tạp
chí "Sinh hoạt" của Mỹ bằng tiếng Anh. Tác giả
A.Aurôp đã từng là vị tướng của Bộ Nội vụ nhân dân, sang Tây Ban Nha năm 1938,
rồi từ đó không trở về Tổ quốc nữa. Ông đã mục kích một số chi tiết của vụ án
rắc rối phức tạp ấy. Thí dụ việc phán quyết khoan hồng khác thường một số lớn
nhân viên công tác ở Cục nội vụ nhân dân Lêningrát, khiến Aurôp rất ngỡ ngàng.
Trong số những người bị xét xử, chỉ có một người bị kết án 10 năm tù giam. Tất
cả những người còn lại, kể cả Cục trưởng cục nội vụ nhân dân và Zhapôlôgiơsư,
Phó Cục trướng nội vụ thành phố Lêningrát, chỉ bị kết án tù giam từ 2 đến 3
năm. Điều lạ lùng hơn là, đáng lý Stalin cần phải coi vụ án ám sát Kirốp chẳng
những uy hiếp chính sách của ông, mà còn uy hiếp chính bản thân ông. Nếu như
nói ngày nay Bộ Nội vụ không bảo vệ được Kirốp, thì ngày mai bản thân Stalin có
thể cũng phải sống trong hoàn cảnh nguy hiểm như thế. Đáng lý Stalin phải làm
như thế, dù là bài học cho các nhân viên công tác khác của Bộ Nội vụ nhân dân,
để họ nhớ kỹ rằng họ phải thật sự hoàn toàn chịu trách nhiệm về cái chết của các
lãnh tụ. Căn cứ vào những nguyên nhân ấy, đáng lý Stalin phải ra lệnh xử bắn
ngay Yacôta. Song chỉ 4 năm sau Yacôta mới bị xử bắn. Cũng có nghĩa là, dù cho
Yacôta chắc chắn phải chết, nhưng vì mục đích nào đó, Stalin còn cần đến y.

Còn
một việc nữa cũng rất khó hiểu. Shaninh, bạn của Yacôta, Cục trưởng cảnh sát
giao thông của Bộ Nội vụ và Pônken, vệ sĩ trưởng của Stalin có gửi quà cho
Zhapôlôgiơsư, trong đó có máy thu thanh, đĩa hát và các tặng phẩm khác đều là
hàng nhập ngoại. Cả hai đều biết rằng đều không cho phép bất cứ biểu hiện nào
gần gũi đối với những kẻ bị xét hỏi. Dựa theo những quy định không thành văn
bản, dù là bạn bè thân thiết nhất của mình, hễ bị liệt vào là đối tượng bị nghi
ngờ, thì đều phải cắt đứt mọi quan hệ với họ. Phải chăng Shaninh và Pônken đã
biết, gửi quà cho Zhapôlôgiơsư sẽ không gây ảnh hưởng xấu cho 2 người hay sao?

Còn
đó là việc nhỏ. Hãy xem những sơ hở chính trong trình bày của Aurôp:

Mùa
hè năm 1934, Kirốp bắt đầu xảy ra mâu thuẫn với các ủy viên Bộ chính trị. Tại
Hội nghị Bộ chính trị, Kirốp đã mấy lần phê bình Sécgây Onchungnisitchơ vị lãnh
đạo cao cấp của mình trước đây, đã gửi nhiều chỉ thị rối ren về xây dựng công
nghiệp ở tỉnh Lênmgtát. Kirốp còn chỉ trích Micaoyang, ủy viên dự khuyết Bộ
chính trị đã gây rối loạn hệ thống cung ứng thực phẩm ở Lêningrat. Ông cũng có
tranh luận với Vôrôsilốp. Uy tín của Kirốp ngày càng cao trong nhân dân, đã làm
cho các ủy viên Bộ chính trị và bản thân Stalin tức giận. Các ủy viên Bộ chính
trị ấy, kể cả Stalin đều không phải là nhà diễn thuyết dũng cảm. Lời nói của họ
trong các trường hợp công khai là rỗng tuyếch, nhạt nhẽo. Còn Kirốp thì đúng là
trái hẳn lại, lời nói của ông sinh động nổi tiếng trên thế giới, ông biết gần
gũi quần chúng như thế nào. Ông không sợ đi thị sát nhà máy, không sợ phát biểu
trước công nhân, về việc ấy ông là người duy nhất trong các ủy viên Bộ chính
trị. Bản thân Kirốp cũng đã từng là công nhân. Ông thật sự lắng nghe những đau
khổ vất vả của công nhân và cố gắng dùng mọi khả năng giúp đỡ họ. Ở Lêningrát
uy tín của ông rất cao. Các ủy viên hội đồng nhân dân ở Mátxcơva còn thua kém
Kirốp rất xa. Các Giám đốc Nhà máy xí nghiệp ở Lêningrát kính trọng ông.

Đầu
năm 1934, sau khi họp Đại hội 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, uy tín của Kirốp lại
tăng lên nhiều. Tại hội nghị Kirốp được các đại biểu hoan hô rất lâu, khác hẳn
với các ủy viên Bộ chính trị khác. Trong phòng nghỉ của đại hội, mọi người thì
thào, chỉ có Stalin mới được Kirốp tôn kính.

Stalin
tức giận tính độc lập cao của Kirốp, nên đã quyết định điều Kirốp ra khỏi
Lêningrát. Kirốp được cho hay, Mátxcơva bổ nhiệm ông phụ trách một chức vụ quan
trọng ở Ban tổ chức Trung ương.

Song
Kirốp không vội đi Mátxcơva. Ông nói để đi cần phải bắt tay vào hoàn thành hàng
loạt công việc trọng đại, vì thế ông đã kéo dài mất mấy tháng. Chẳng những như
thế, ông ngày càng ít tham dự Hội nghị Bộ chính trị. Rõ ràng đó là một sự khiêu
khích.

Thế
rồi. A.. Aurốp rút ra kết luận rằng, Stalin nghĩ tới, việc giải quyết vấn đề
phức tạp ấy chỉ có một con đường. Kirốp cần phải bị trừ khử. Còn trách nhiệm
thanh toán Kirốp cần phải để cho các lãnh tụ phái đối lập trước đây đảm nhận.
Làm như vậy, là có thể nhất cử lưỡng tiện. Stalin nhận định, nếu ông chứng minh
được rằng: Zinôviép, Gaminhép và các nhà lãnh đạo khác của phái đối lập đã giết
hại Kirốp - "người con trung thành của Đảng ta"
là ủy viên Bộ chính trị, do đó ông có quyền nêu ra yêu cầu: Lấy máu trả bằng
máu.

Trong
quá trình chuẩn bị ám sát, Stalin chú ý Cục Nội vụ Nhân dân Thành phố Lêningrát
chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Kirốp. Cục trưởng Métvâychi có quan hệ thân
thiết và tình cảm nồng hậu với Kirốp. Cần phải chuyển Métvâychi đi nơi khác,
điều tới một người của mình tương đối tin cậy. A.Aurốp nói, Stalin đã lựa chọn
được Yeptôkimôp. Anh ta là Cục trưởng của Tổng cục bảo vệ an ninh quốc gia Liên
Xô đóng ở một tỉnh của Ucraina. Theo chỉ thị của Stalin, Yacôta ra lệnh điều
Métvâychi đến công tác ở Minskhơ, bổ nhiệm Yeptôkimốp đến Lêningrát. Nhưng,
Kirốp không đồng ý quyết định ấy. Ông gọi điện thoại cho Yacôta trước, sau lại
gọi điện thoại cho Stalin kháng nghị Yacôta chưa bàn với Tỉnh ủy Lêningrát mà
đã ra lệnh. Cuối cùng đành phải hủy bỏ lệnh điều Métvâychi rời khỏi Lêningrát.
Do ý đồ gài thân tín của mình đến Lêningrát không đạt được ngoài việc mưu cầu
sự giúp đỡ của Yacôta và thông báo kế hoạch bí mật xử trí Kirốp cho ông ta,
Stalin không có sự lựa chọn nào khác. Yacôta điều ngay thân tín của mình là
Ivan Zhapôlôgiơsư từ Lêningơrát đến. Lúc bấy giờ Zhapôlôgiơsư là cán bộ cấp phó
của Métvâychi.

Aurôp
vị tướng của Bộ Nội vụ nhân dân trước đây đã trình bày giản đơn "động
cơ chính trị"
trừ khử Kirốp. Tiếp theo, ông lại trình bày tỉ mỉ
chi tiết ám sát. Phần một do Aurôp trình bày quả thật có những nghi vấn to lớn,
nếu như nói phần một này vẫn có thể coi như là một giả thiết, thì phần hai mà
ông trình bày, tức phần liên quan tới tổ chức và thực thi hành động khủng bố,
sẽ còn đầy những sai lầm lớn không chính xác và thực tế. Rõ ràng điều đó chứng
tỏ rằng, vụ án Kirốp xảy ra trong tình hình Aurôp không có ở hiện trường. Hơn
nữa ông chỉ thông qua người khác kể và sự suy đoán của bản thân để tìm hiểu vụ
án này.

Sự
trình bày của Aurôp có nhiều chỗ không sát thực tế. Thí dụ, Aurôp khẳng định
ngày 1 tháng 12 năm 1934, cái ngày không rõ ràng ấy, có họp Hội nghị Tỉnh ủy ở
Cung điện Sưmônnưi, Kirốp chủ trì cuộc hội nghị này. Còn tình hình thực tế là
lúc bấy giờ quả thực có một cuộc Hội nghị, nhưng không phải là Hội nghị thường
vụ, mà là Hội nghị liên hiệp Ban bí thư Thành ủy và Tỉnh ủy. Hơn nữa, về thời
gian thì sớm hơn hai ngày. Tức họp ngày 29 tháng 11. Với sự có mặt của Kirốp,
Hội nghị đã thông qua Hội nghị liên hiệp toàn thể Tỉnh ủy và Thành ủy họp hai
ngày tháng 12, thảo luận Nghị quyết "Biện pháp kế hoạch của tổ
chức Đảng Lêningrát về việc xoá bỏ chế độ phiếu cung cấp bánh mì
".
Sáng sớm hôm ấy, Kirốp từ Mátxcơva trở về Lêningrát. Ở Mátxcơva, Kirốp đã tham
dự Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương (b) Đảng Cộng sản Liên Xô trong
hai ngày. Vừa đến Mátxcơva ông mở "báo sự thật Lêningrát” thấy
một bản tuyên bố. "18 giờ ngày 1 tháng 12 sẽ họp hội nghị những
phần tử tích cực của tổ chức Đảng ở Lêningrát (b) Đảng cộng sản Liên Xô tại
Cung Ulixki. Khi vào hội trường không cần xuất trình thẻ Đảng".
Nhìn
chung đã kịp thời ra thông báo. Hay đấy, Kirốp cũng tán thành làm như vậy.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3