Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 03 - Phần 2
Đến nay, khi chúng ta truy đến cùng chân tướng của sự việc, mọi người ngày càng bàn tán nhiều đến vai trò thực sự của Trôtxki trong cuộc võ trang khởi nghĩa tháng 10 ở Pêtrôgrát. Về mặt này có nhiều kiểu bình luận khác nhau, đương nhiên không thể tìm thấy một đáp án chính xác trong các tài liệu lịch sử của nước ta.
Vì trên thực tế, trong nhiều tác phẩm nổi tiếng đã xuất bản trước đây, trong đó có "Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô”, "Bách Khoa toàn thư”, "Cuộc cách mạng Tháng Mười Xã hội chủ nghĩa vĩ đại” và nhiều tác phẩm nổi tiếng khác, tên tuổi của Trôtxki không thấy được nhắc đến nhiều; hoặc có nhắc đến cũng chỉ qua loa. Các nhà sử học phương Tây luôn có xu hướng muốn khuyếch trương vai trò của Trôtxki. Ví dụ như chúng ta không thể tin ngay cách nói khẳng định của Cácmen, một trong những tác giả viết về Trôtxki, mà coi đó đều là thật cả. Ông này nói rằng, trên thực tế, Trôtxki dựa vào các cơ quan, báo chí của Đảng để đề cao chức Chủ tịch Xô Viết Pêtrôgrát được bầu một cách hợp pháp nhằm thực hiện đảo chính. Căn cứ quan điểm của nhà văn này là: Trong khi Lênin phải hoạt động bí mật, còn Trôtxki thì hoạt động công khai, và có quyền lực rất lớn.
Mọi người đều biết rằng, người lãnh đạo công tác chuẩn bị và thực hành khởi nghĩa vũ trang chính là Lênin. Hàng ngày Người đều viết văn kiện và sách báo, gửi cho Ban chấp hành Trung ương và cho Ban văn kiện ở Sanh Pêtécbua. Tôi nghĩ, chúng ta cũng không cần thiết phải hoài nghi và tranh luận làm gì.
Còn bàn về vai trò của Trôtxki lại là một việc khác. Ở đây chỉ cần nêu một ví dụ để chứng tỏ mọi vấn đề đã rõ ràng. Đó là bài đăng trên báo "Sự thật" nhân kỷ niệm tròn 1 năm Cách mạng Tháng Mười.
Đầu những năm 30, các tạp chí có đăng bài viết này, sau đó Stalin ra lệnh bãi bỏ và cấm không được đăng nữa. Trong bài này viết: "Lênin, người đứng đầu Ban chấp hành Trung ương Đảng luôn luôn cổ vũ phong trào cách mạng và là người tổ chức thực tế của toàn bộ cuộc khởi nghĩa, còn dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Trôtxki, Chủ tịch Xô Viết Sanh Pêtécbua có thể nói một cách chắc chắn rằng, Đảng nên đem tất cả những công lao và thành tích mà ủy ban cách mạng quân sự đã giành được chuyển cho chính quyền Xô Viết, mà người đầu tiên có công lớn là Trôtxki".
Dưới bài viết có chữ ký của Stalin. Bài đăng trên báo còn có một phần do Stalin viết.
Vậy vấn đề là ở chỗ nào, mọi người đại để không trách Lép Đaviđôvích thiếu sự lô gích và trí tuệ. Ông ta thành thạo với việc trả thù đối thủ của mình ở Điện Kremli xa xôi, đúng vậy, Trôtxki đã dùng thủ đoạn công kích cay độc. Nhưng trong đó cũng bao gồm cả những lời chế giễu, khinh thường nhạo báng, và moi móc.
Năm 1922, Dân ủy bộ Giáo dục đã cho xuất bản cuốn sách "Trong 5 năm" gồm 15 bài trong đó có 1 bài nói về xây dựng Hồng quân, và một bài với tiêu đề: "Hai năm ở Ucraina ". Những bài viết này không nói gì đến vai trò của Stalin. Trong năm 1922 còn xuất bản 2 cuốn gồm những tư liệu về cuộc nội chiến và về lịch sử Hồng quân. Lúc này mọi người cảm thấy không hài lòng với cuốn sách mang khuynh hướng này. Trong cuốn sách không hề nhắc đến vai trò của Stalin. Năm 1923, Ban chấp hành Trung ương xuất bản cuốn sách với tiêu đề "Văn hóa Xô Viết” dài 400 trang. Trong phần quân đội có đăng nhiều ảnh của những người xây dựng Hồng quân, nhưng cũng không thấy có hình ảnh của Stalin. Trong đó có một chương “Lực lượng cách mạng tháng 10 trong 7 năm sơ khai" cũng không hề thấy đả động đến Stalin. Trong cuốn sách có kèm theo hình ảnh của Trôtxki, Buxiôngni, Bulaokhen, Vôrôsilốp; còn nói đến Antônốp - Aphusêdencô, Bubônốp, Tơbiancô, Diêcơrốp, Tukhasiepxki, Ubôrêvích và những người khác.
Sau này, hầu hết trong số những người được nhắc đến trong này đều bị coi là "Kẻ thù của nhân dân" và đều bị xử bắn. Trong bài diễn văn nhân kỷ niệm 9 năm ngày thành lập Hồng quân tên của Stalin cũng không hề được nhắc tới.
Ngày 2 tháng 11 năm 1927, tại hội nghị đại biểu Đảng vùng Krasnôpnesrenskhơ, Vôrôsilốp đã phát biểu về vấn đề Hồng quân. Trong lời phát biểu của Vôrôsilốp, ngay đến việc ám chỉ Stalin là người tổ chức Hồng quân cũng không có, trong đầu Vôrôsilốp không có ý nghĩ rằng Stalin là người tổ chức Hồng quân. Mãi đến 3 năm sau đó Vôrôsilốp mới rất cẩn trọng mà chỉ ra rằng, Stalin là người tổ chức Hồng quân.
Tuy nhiên con người của Điện Kremli này cũng không vội say sưa trong chiến thắng, mà luôn phải cảnh giác với những kẻ chiến bại, kẻ thù nguy hiểm vẫn còn nhiều bài phát biểu.
Trôtxki hồi tưởng lại, lúc đó Stalin chỉ là một thành viên của bộ tư lệnh Bônsêvích. Thậm chí ông ta còn không nổi bật như những người khác.
Trôtxki buồn rầu nói rằng: "Trong một tình thế có đông đảo quần chúng diễu hành thị uy, rồi có xung đột lớn xảy ra, ông ta về mặt chính trị có thể miễn cưỡng đứng được. Nhưng trong hội nghị của Bộ tư lệnh Bônsêvích, Stalin cũng chẳng làm cho ai chú ý tới mình, Stalin tư duy chậm chạp, luôn không theo kịp với nhịp độ thay đổi. Không chỉ Zinôviép và Camênhép mà cả những người trẻ tuổi như Svéclốp, thậm chí Sôcôlinicốp khi thảo luận họ có đóng góp lớn hơn Stalin.
Suốt năm 1917, Stalin chỉ đóng vai quan sát thôi. Ý đồ cuối cùng của các nhà sử học bồi bút muốn khoác lên cho Stalin vai trò của người lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 10 là một sự ngụy tạo xấu xa đối với lịch sử".
Sau khi Trôtxki bị trục xuất, các loại sách báo đã thực sự bắt đầu phát huy vai trò của Stalin. Sau khi đã có sự"thanh lọc" lớn, Stalin được đưa vào trong sách giáo khoa, trong các bộ phim, tranh ảnh... Như mọi người đều biết, trong các thứ bừa bãi, loạn xạ ấy đã từng mấy lần được đưa lên làm tác phẩm nghệ thuật. Nhưng cho đến nay không ai có thể biết được rằng Stalin đã họp ở đâu, vào lúc nào và để làm cái gì, đã lệnh cho ai. Tại làm sao lúc quan trọng nhất lại không thấy bóng ông ta, tại sao từ trước đến nay không ai nói đến cái Trung ương này.
Tại sao Stalin lại có thể hợp pháp hóa vai trò lãnh đạo của mình đối với cách mạng tháng 10, mà cần phải nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Stalin đối với Trung ương Đảng. Chẳng có loại hồ sơ nào, chứng cứ nào nhắc đến việc này. Trung ương đã bố trí Svéclốp là hàng số một chứ không phải Stalin. Nói cho cùng thì đây cũng chỉ là chi tiết.
Nhưng có thể thấy rằng: "Cho dù có ngụy tạo đến đâu đi chăng nữa thì cuối cùng cũng phải lộ ra".
Có lẽ là Stalin, không muốn đi tìm sự nổi danh cho mình chăng? Trôtxki đã tự hỏi rồi lại tự trả lời: Không đúng. Ngược lại Stalin luôn ráo riết đi tìm sự nổi danh cho mình, nhưng Stalin luôn không đạt được điều này. Điều này đã làm cho Stalin rất đau khổ. Ông đã phải đi tìm con đường vu hồi để tiến. Lúc đó một người muốn nổi tiếng thì phải đi vào với quần chúng, cũng có thể chỉ dùng một ngòi bút, hay dùng cái miệng khéo nói của mình hoặc giả sáng tạo ra lý luận. Nhưng đối với Stalin, những điều này, Stalin còn lâu mới có. Phương pháp thích hợp nhất đối với Stalin là, muốn được nổi danh thì phải xây dựng một cơ quan, và cơ quan này sẽ trở thành bộ máy thổi ông ta thành một lãnh tụ nổi tiếng.
Theo cách nhìn của Trôtxki thì Stalin không phải là một nhà tư tưởng, cũng chẳng phải là một nhà văn và cũng chưa bao giờ là một nhà diễn thuyết. Trong buổi lễ diễu hành nhân ngày quốc khánh tại lăng Lênin ở quảng trường Đỏ, khi quần chúng còn chưa thể thấy Stalin đứng tách ra với những nhà lãnh đạo khác ở trên lễ đài thì Stalin đã nắm được chính quyền rồi. Trôtxki vẫn chứng minh Stalin chẳng phải là một nhà lý luận: Khi Lênin còn sống, Người đã không chấp nhận Stalin vào ban khởi thảo cương lĩnh Đảng.
Điều này sẽ làm nảy sinh một vấn đề: Nếu Stalin có nhiều khuyết điểm, thất thố sai lầm như vậy, thì tại làm sao không một ai dám công khai vạch mặt Stalin trước toàn thể thế giới văn minh? Thì đó chẳng phải là đáng chê trách hay sao? Thật đáng tiếc các chứng cứ lịch sử không chứng thực điều này. Ngược lại đánh giá của các tài liệu lịch sử của Liên Xô và nước ngoài là giống nhau.
Trong khi thừa nhận Trôtxki là một trong những người xây dựng Hồng quân, thì đồng thời những tài liệu lịch sử này của Hồng quân được xây dựng bằng phương pháp tàn khốc và nghiêm khắc một cách công khai, đó là 2 cách đánh giá giống nhau.
Trong những tài liệu này đã tuyệt nhiên không hề giấu giếm phương pháp huấn luyện nghiêm khắc đối với Hồng quân của Trôtxki là hoàn toàn thống nhất. Tác giả Cácmen đã chứng minh rằng "chính Trôtxki là người bật đèn xanh cho sự tàn khốc của cuộc nội chiến. Mọi hình phạt cho đến mức tử hình đều được giải thích là vì lợi ích của cách mạng. Trôtxki và những tư tưởng vĩ đại của ông ta đã hòa làm một, hình thành một con người mặt sắt vô tình; "vô tình, tàn khốc" là câu cửa miệng của Trôtxki. Trôtxki đã xử tử tướng hải quân Xiasthơnây vì tội lãn công. Ông này là một người Bônsêvích, đã khắc phục nhiều khó khăn để cứu được hạm đội Ban Tích, đưa hạm đội này về cửa sông Nêva. Trong giới hải quân, ông là người rất có uy tín, nhưng việc ông tỏ thái độ cứng rắn với chính quyền mới đã làm cho ông bị, hoàn tàn cô lập vì thế Trôtxki rất phẫn nộ với Xiasthơnây, nên Trôtxki đã làm mọi cách để Xiathơnây phải quy phục, và khiến cho những người khác phải run sợ. Trong khi xét xử, Trôtxki đã trực tiếp tuyên bố Xiathơnây là một tên tội phạm nguy hiểm cần phải bắn bỏ không thương tiếc... Trôtxki còn áp dụng các biện pháp dã man khác là bắt giữ con tin, căn cứ vào mệnh lệnh của Trôtxki đã có một danh sách những người thân của các sĩ quan ở ngoài mặt trận".
Tháng 8 năm 1919, Trôtxki đã cho ra một bản quy định cho các nhân viên. Có thể căn cứ vào 3 điều trong đó để thấy được tính chất của bản quy tắc đó. Điều thứ tư: "Cần phải bắt tay ngay vào việc thành lập phòng đặc biệt trừng trị những kẻ gây trở ngại cho việc xây dựng quân đội". Điều thứ 6 "Mỗi một Ủy viên chính trị cần phải biết đích xác gia cảnh của một người chỉ huy... Điều này có 2 nguyên nhân: Một là khi người chỉ huy bị hy sinh trong chiến đấu, tiện cho việc giúp đỡ gia đình họ. Thứ 2 là, khi chỉ huy có ý định phản bội, thì lập tức phải bắt giữ các thành viên trong gia đình...". Điều 8: "Phòng đặc biệt phải phối hợp chặt chẽ với phòng chính trị và Tribunan... để nhanh chóng trừng phạt tội phạm".
(Tribunan là một loại tòa án thời kỳ đầu chính quyền Xô Viết để xét xử những tội phạm phản cách mạng và những tội phạm khác.)
Trôtxki đã tự mình chấp hành mọi quy tắc. Trong một số văn kiện lịch sử của chúng ta có miêu tả sự tàn khốc của Trôtxki như sau: Một trung đoàn, khi chưa có lệnh đã tự động rút khỏi phòng tuyến, Trôtxki biết được ông đã hạ lệnh xét bắn luôn viên chỉ huy. Tuy nhiên, Trôtxki cảm thấy như thế vẫn chưa đủ, ông ta ra lệnh cho cả Trung đoàn đứng thành hàng ngang, cứ 10 người ông ta lấy ra một người hành quyết ngay trước mắt mọi chiến sỹ khác.
Ngay trong thời kỳ chiến tranh, cũng như thời kỳ hậu chiến, giữa các vị chỉ huy và trong quân đội đã lưu truyền rất nhiều chuyện về Trôtxki. Có một đoàn tầu hỏa rất nặng, cần phải có 3 đầu máy mới kéo nổi, đây là một hình ảnh ấu trĩ của một số chỉ huy cơ động đặc biệt. Trôtxki chưa từng đi lính, Trôtxki không có khát vọng trở thành Nguyên soái. Trôtxki trở thành ủy viên hải lục quân chỉ là ủy viên nhân dân mà thôi, chứ không phải là tư lệnh quân đội. Đúng là Trôtxki chủ trương, trong các ủy viên quân sự Cách mạng cần có chức vụ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Khi đó người đảm nhiệm chức vụ này là Yo.Yo. Wacaikits, sau này là Camênhép. Hai người đều là thượng tá của quân đội cũ.
Trừ việc tạm thời đến Mátxcơva trong một thời gian ngắn ra, Trôtxki đã đảm nhận chức vụ Chủ tịch ủy ban quân sự trong thời gian hai năm rưỡi. Chính những ngày nắm quyền trên cương vị này, Trôtxki đã tự chuốc lấy không ít kẻ thù. Đoàn xe bọc thép của Trôtxki đã đi qua nhiều nơi khó khăn nhất, người ta có hai tâm trạng muốn đoàn xe đến và sợ đoàn xe đến.
Họ chờ đợi vì, Trôtxki có quyền lực lớn trong tay, ông ta luôn ra tay giúp đỡ bộ đội mỗi khi gặp khó khăn. Điều này toàn quân kể cả các tướng soái ai cũng biết. Thuốc men, hàng hóa dự bị được đưa đến nơi cần thiết nhất. Còn nguyên nhân của sự sợ hãi đó là: Ai cũng biết tính khí ngang ngược của Trôtxki. Trôtxki luôn tỏ ra không khách sáo ngay cả với chỉ huy và chính trị viên có thể giao cho tòa án xét xử và cách chức họ. May mà trên xe luôn luôn có những chuyên gia quân sự và cán Bộ chính trị để Trôtxki kịp thời trám vào những chỗ trống ở ngoài mặt trận. Để phân rõ địch ta, các nhân viên trong đoàn xe đều mặc áo da và trên tay có đeo phù hiệu, những nhân viên cảnh vệ và nhân viên công tác có phương thức đeo phù hiệu theo quy định sẵn. Trên các phù hiệu này có dòng chữ: "Chủ tịch ủy ban quân sự cách mạng Trôtxki". Phù hiệu này do Nhà máy in tiền bạc làm. Trên các phù hiệu đều co đánh số hiệu và được phát cho từng người một. Nếu ai đánh mất phù hiệu, thì phải bị khử ngay.
Trong đoàn xe của Trôtxki gồm có văn phòng, thư viện, y tế, đài vô tuyến, điện báo, có đội ô tô riêng, thậm chí còn có cả xưởng in riêng. Tại xưởng in có tờ báo "Trên đường”. Báo này không chỉ phát cho Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân, Sư đoàn hay Lữ đoàn mà còn phát đến tận tay các chiến sĩ Hồng quân ở các ga. Những bài đăng trên báo này được các báo địa phương đăng lại và phát cho nông dân dọc hai bên đường tàu. Nhà máy in này còn in cả những mệnh lệnh lớn như lời hiệu triệu hô hào của Trôtxki. Những mệnh lệnh trấn áp tàn khốc những người Côzắc ở vùng Weishkaya, Miculinshkaya, Yelanshkaya cũng được xuất phát từ đây. Những người Côzắc ở vùng này đã chống lại ủy ban cách mạng địa phương một cách quyết liệt. Còn ủy ban cách mạng lại máy móc chấp hành những chỉ thị không chín muồi của Phương diện quân miền Nam. Vị ủy viên hải lục quân này đã nổi cơn thịnh nộ đối với những tên đầu sỏ hư hỏng không tuân lời này với lời lẽ cứng rắn, mạnh mẽ. Trôtxki nói rằng: "Phải nghiền nát những tên phản bội xấu xa này và đào huyệt chôn chúng! Đối với chúng thì giết không cần hỏi tội! Đối với các cư dân Côzắc này nếu ai dám chống lại thì quyết không được nương tay.”
Trong tâm linh của Trôtxki, những tội ác không thể gột rửa được, không chỉ là những cuộc giết chóc đẫm máu ở sông Đông, tội của ông ta không chỉ là cưỡng bức Tư lệnh Tập đoàn quân kỵ binh số 2. F Mirônôp, khiến cho ông này bị chết trong nhà ngục Butenski năm 1921. Bàn về Trôtxki, D.Vônkôgơnôp đã viết: "Đối với Trôtxki, lý tưởng cuộc cách mạng tháng 10 là một bộ phận của cách mạng thế giới, là mục tiêu cao nhất. Để thực hiện được mục tiêu này, ông ta cho rằng tinh thần đặt lên trên tất cả những cái gì cao quý khác, kể cả đối với sinh mạng". Một trong những phương pháp để tiến hành chỉnh đốn quân đội là luôn dùng đến thủ đoạn bạo lực và khủng bố. Theo như báo cáo của Vôrônhépsư ta thấy: "Công tác tòa án quân sự dã chiến đã được triển khai, người bị bắt đợt đầu là những binh lính đào ngũ, các tổ chức Xô Viết, đại biểu của công nông binh, ủy ban dân nghèo và các chủ gia đình phải chịu trách nhiệm về việc cho những kẻ đào ngũ ẩn náu. Việc xử oan đối với những kẻ đào ngũ đầu tiên này đã phát huy tác dụng. Việc duy trì hình thức này là rất cần thiết".
Nói một cách thực sự cầu thị, đối với những bài báo được đăng trên các báo trung ương giống như các báo cáo không phát hiện ra được những văn kiện có tính chất ngăn chặn hay chỉ trích. Từ đó có thể thấy được rằng việc xử tử bừa bãi những kẻ đào ngũ, đã được rất nhiều ủy viên Trung ương biết, thậm chí vấn đề này cũng đã được bộc lộ tại Đại hội đại biểu lần 8 của Đảng Cộng sản Nga. Nhưng phái “quân sự đối lập" chống Trôtxki lại không giành được sự ủng hộ của Đại hội. Bản thân Trôtxki đã dùng nhiều cách khác nhau để cường điệu rằng, việc ông thực thi những chính sách hà khắc là đã được sự đồng ý của trung ương. Nhưng điều đó không có nghĩa là, trong khi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch ủy ban quân sự cách mạng, Trôtxki không phạm phải những sai lầm to tát nào, mà còn nhiều sai lầm là đằng khác, trong đó có sai lầm về việc xác định ưu thế chiến lược trong hành động của quân đội, xác định phương hướng đột kích chủ yếu. Còn không cần phải nói đến những sai lầm về cách làm cụ thể của ông ta nữa, thể hiện cụ thể ở chỗ là ông ta đã xử tử nhiều vị chỉ huy trung thành của cách mạng, rồi dùng những thủ đoạn khủng bố để đối phó với nông dân...
Tất cả những việc này đã được Lênin dự liệu trước. Quan hệ tốt, xấu giữa Trôtxki và Stalin là một nhân tố quan trọng gây nên sự chia rẽ trong Ban chấp hành Trung ương. Trong Di chúc, Người đã chỉ ra cách để tránh bị chia rẽ. Nhưng bản Di chúc đó đã bị giấu biệt đi mất, vậy là sau khi Lênin mất, Trôtxki và Stalin đã bắt đầu cuộc chiến giành quyền lực.
Hàng chục năm nay, người ta nói đi nói lại với chúng tôi, đây là cuộc đấu tranh tư tưởng. Như vậy, Trôtxki là người của phái cực tả theo quan điểm kiên trì cực đoan quá khích, người đã từng biến đất nước thành một trại lính cực lớn để đấu tranh với nhau, ở đó mọi người phải sống, phải chiến đấu, công tác theo kỷ luật của quân đội. Ông ta còn đấu tranh vì sự nghiệp siêu công nghiệp hóa của đất nước, xây dựng một đội quân lao động lớn dưới sự lãnh đạo của mình, thông qua bộ máy quan liêu.
Còn Stalin thì ngược lại, ông là người kế thừa những kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lênin.
Đến nay, mọi việc đã hoàn toàn rõ ràng, đây không phải chỉ là cuộc đấu tranh tư tưởng, mà là một cuộc đấu tranh giữa người với người. Mục tiêu của cuộc đấu tranh chỉ có một giành lấy chính quyền. Tư tưởng này đã phát huy tác dụng dẫn dắt bổ trợ. Việc tranh giành quyền lực giữa các lãnh tụ không còn là lạ nữa. Nhưng mãi đến tận gần đây, sau những năm 70, sự việc mới được làm sáng tỏ. Trôtxki thuộc vào nhóm người phản đối Stalin - nhóm người đấu tranh vì sự nghiệp công nghiệp hóa, kinh tế có kế hoạch, tranh thủ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tập thể hóa nông nghiệp, phản đối việc dựa dẫm vào phú nông. Đúng vậy, trước tình hình của đất nước, những khái niệm chín muồi trên đây là có liên quan đến kế hoạch 5 năm của Stalin, tất cả đều được sản sinh từ trong đội ngũ những người thuộc phái phản đối. Vào thời kỳ trước tháng 2 năm 1923, phái của Stalin nhận định rằng, cần phải dựa vào những người nông dân trung thực, không bắt họ phải hy sinh vì lợi ích của công nghiệp hóa. Kinh tế có kế hoạch đã từng bị chế nhạo là: sự chi phối của lãnh tụ chứ không phải là kế hoạch. Năm 1927, trong cuộc đấu tranh chống Trôtxki, Stalin đã nhận được sự ủng hộ từ Môlôtốp, Vôrôxilốp và một số người khác. Stalin nói, chúng ta cần gì xây dựng những công trình quốc gia trên sông Đơnhiép, chẳng khác nào người nông dân cần một cái máy ghi âm mà không phải là con bò sữa. Thật khó mà tin được rằng, từ năm 1923, phái phản đối lại yêu cầu làm kế hoạch 5 năm và tự mình đặt ra là một bộ phận cấu thành của kế hoạch đó. Điều mà mọi người đều biết đó chính là kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Stalin!
Sau khi đã trục xuất Trôtxki, Stalin đã hoàn toàn nắm được quyền chủ động thực thi kế hoạch của phái Trôtxki, việc tiến hành cưỡng ép tập thể hóa để "đội quân lao động" được giám sát chặt chẽ xây dựng nhà máy, thành phố, biến đất nước -trở thành một trại lính của một đội quân có kỷ luật nghiêm khắc. Nếu sau này sự việc phát triển chứng minh rằng bản thân Stalin trên thực tế cũng chỉ là phần tử Trôtxki. Như vậy, người ta sẽ hỏi rằng: Trong giữa thập kỷ 20 họ tranh cãi không ngừng về việc gì vậy?