Cuộc đời của Lê-nin - Chương 37 - 38 - 39

MÃI MÃI TRỞ VỀ TỔ QUỐC

Ở Béc-nơ Lê-nin đã viết một cuốn sách về chủ nghĩa đế quốc(1). Người viết rằng bọn tư sản không thể sống thiếu những cuộc chiến tranh ăn cướp. Bọn chúng chiếm các nước khác, biến các nước đó thành thuộc địa; luôn luôn làm giàu dựa vào người khác. Bọn chúng đã đến lúc không thể dừng lại được ý muốn làm bá chủ toàn thế giới, xẻo lấy miếng to hơn. Càng về sau này càng có nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, nhân dân càng phải sống tồi tệ hơn dưới ách chủ nghĩa đế quốc. Nhưng sức mạnh và trí tuệ của giai cấp công nhân tăng lên. Thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa đang tới gần.

(1)Cuốn “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” - N.D.

Cần phải hiểu toàn bộ cuộc sống, toàn bộ lịch sử để viết cuốn sách này. Vla-đi-mia I-lích cần phải đọc nhiều.

Người cùng với Na-đê-giơ-da Côn-xtan-ti-nốp-na tới thành phố Duy-rích. Hai ông bà định sống ở Duy-rích hai tuần lễ, nhưng đã phải lưu lại đây suốt một năm. Công việc đã giữ Vla-đi-mia I-lích lại. Thư viện ở đây rất phong phú. Và thành phố cũng hay hay, to lớn, náo nhiệt. Có nhiều nhà máy và công nhân.

Vợ chồng I-lích thuê một căn buồng nhỏ của một người thợ giày. Chiếc cửa sổ con trông ra ngoài sân. Ở đó có một xưởng làm lạp xưởng. Mùi mỡ gây gây khó ngửi tỏa khắp sân, suốt ngày phải đóng cửa sổ lại. Nhưng Vla-đi-mia I-lích thích sống ở nhà người thợ giày. Ông ta có tinh thần cách mạng và nói chung là một người tốt.

Vla-đi-mia I-lích suốt ngày làm việc ở thư viện. Người chỉ về nhà ăn trưa rồi lại đi ngay.

Vỉa hè hẹp dẫn tới thư viện có trồng những cây dẻ. Suốt một năm, ngày nào cũng bốn lần, Vla-đi-mia I-lích đi dưới hàng cây dẻ ngang qua tòa thị chính có ngọn tháp nhỏ, ngang qua nhà thờ cổ kính và những ngôi nhà cũ kỹ. Trên bức tường của các ngôi nhà có vẽ hình những nghề thủ công khác nhau: người thợ đồng hồ đang chữa chiếc đồng hồ to bằng cái bánh xe ô-tô hoặc người thợ giày đang khâu đôi giày cỡ chân người khổng lồ.

Gần đó là hồ Duy-rích xinh đẹp. Khi sống giận dữ nổi lên, nước xô vào bờ ầm ầm, thì lúc đó chớ có đến gần. Khi mặt hồ yên tĩnh, xanh biếc, sáng rực dưới ánh mặt trời thì không thể rời cặp mắt ra được, không thể không ngắm nhìn! Vla-đi-mia I-lích yêu thích cảnh thiên nhiên của Thụy Sĩ. Nhưng Người rất buồn nhớ Tổ quốc. Lại càng buồn nhớ nước Nga da diết.

Một hôm sau bữa ăn trưa, Vla-đi-mia I-lích vừa mới sửa soạn đi thư viện như thường lệ thì có tiếng gõ cửa. Tiếng gõ khác to và mạnh. Một người sống lưu vong quen biết bước vào. Không phải bước vào, mà là chạy xộc vào, trên bộ mặt lộ vẻ hồi hộp và vui sướng:

- Đồng chí có nghe thấy gì không? Không à? Không nghe thấy gì ư? Cuộc cách mạng ở nước Nga.

Vla-đi-mia I-lích cầm lấy mũ. Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na vừa đi vừa mặc áo bành tô. Họ chạy vội đến hồ. Mặt hồ vẫn lấp lánh như bạc và sáng rực lên dưới ánh mặt trời. Những con thiên nga trắng ngạo nghễ uốn cong cổ, bơi nhẹ nhàng trên hồ.

Vla-đ-mia I-lích chạy đến chỗ mái che. Ở đây, trên bờ hồ, dưới mái che, luôn luôn có treo các báo mới.

Vla-đi-mia I-lích háo hức đọc những bức điện đăng trên các báo. Năm 1917. Tháng hai. Ở nước Nga đang có cuộc cách mạng.

- Đến rồi! - Vla-đi-mia I-lích bỗng thốt lên.

Người gắn bó chặt chẽ với nước Nga, lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng đang phát triển và biết rằng cuộc cách mạng đã tới gần. Tuy vậy tin tức từ Tổ quốc bay đến vẫn làm cho Người vô cùng xúc động.

Không còn nghi ngờ gì nữa, ở Tổ quốc đang xảy ra một sự kiện to lớn. Phải mau mau trở về. Không được ở lại đây lâu hơn nữa. Phải mau mau trở về nước Nga! Vì tất cả cuộc đời của Người đã hiến dâng cho những gì hiện nay đang xảy ra ở đó. Tất cả cố gắng của Người! “Liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”, báo “Tia lửa”, Đảng - Tất cả đều kêu gọi lật đổ chế độ Nga hoàng.

Nhưng trở về bằng cách nào. Chỉ có một con đường qua nước Đức. Chẳng lẽ các nhà đương cục Đức cho những người Nga đi qua, trong khi đang xảy ra cuộc chiến tranh giữa nước Nga với nước Đức?

Vla-đi-mia I-lích hết sức sốt ruột. Mất ngủ, gầy đi. Cặp mắt trũng xuống và rực lên ánh ngoan cường.

Cuối cùng, sau những phút lo lắng, bận bịu kéo dài, Người đã tìm ra cách giải quyết. Các đồng chí Thụy Sĩ xoay xở mãi mới xin được giấy tờ cho những người cách mạng Nga sống lưu vong được trở về Tổ quốc.

Đoàn xe lửa còn hai nữa sẽ khởi hành. Vla-đi-mia I-lích không muốn sống một phút thừa nào ở nước ngoài. Chuẩn bị trong hai giờ ư? Liệu có kịp không? Xếp đồ đạc, trả sách thư viện, thanh toán với các chủ? Họ phải chạy rất nhanh mới kịp. Qua hai giờ họ đã rời khỏi Duy-rích đến Béc-nơ. Từ Béc-nơ đi thẳng về Tổ quốc. Ba mươi người Nga sống lưu vong cùng với Lê-nin trở về nước Nga.

“Cám ơn vì lòng tốt và sự giúp đỡ chu đáo!” - Lê-nin đã gửi một bức thư từ biệt tới các đồng chí Thụy Sĩ.

Đoàn tàu tiếp tục chạy. Bánh xe nện sình sình trên đường ray. Những hồ làm lóa mắt và núi đồi hùng vĩ của Thụy Sĩ lướt qua trước mắt. Tiếp theo là những thành phố và cánh đồng chạy dài của nước Đức.

Vượt qua nước Đức. Trước mắt mở ra cảnh biển Ban-tích sống vỗ ào ào. Sau đó đi tới Thụy Điển bằng chiếc tàu thủy chở hàng qua biển Ban-tích cá thả thủy lôi. Từ nơi đây đi tới ga Phần Lan. Một chặng đường dài thật là nguy hiểm. Nhưng kìa, sắp tới Pê-tơ-rô-grát.

Qua cửa sổ hiện ra khu rừng thông nhỏ. Tuyết chưa tan hết trông vẫn còn trắng xóa. Những bãi than bùn gồ ghề đầy rêu tràn ra thành những vũng nước đen ngòm. Trời đã khuya, đêm đã đến.

- Chúng ta sẽ tới Pe-tơ-rô-grát vào lúc ban đêm, chắc là mọi người đang ngủ, - Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na nói.

Dưới ánh sáng mờ mờ của những chiếc đèn lồng hiện ra những tòa nhà khổng lồ bằng đá, những nhà kho, đề-pô(1). Đoàn tàu đi chậm lại khi tiến đến gần nhà ga Phần Lan. Một hồi còi dài lảnh lót phá vỡ sự im lặng ban đêm. Đoàn tàu tiến đến sân ga. Đầu tàu thở phì phì… Nhưng cái gì thế kia? Đội nhạc. Trên sân ga đội nhạc chơi bài “Mac-xây-e”.

(1)Kho xe, đoạn đầu máy xe lửa - N.D.

- Bồng súng chào! - có tiếng hô vang lên.

Sân ga chật ních người. Công nhân. Các đội Cận vệ đỏ. Các thủy thủ Crôn-xtát đứng sát vai nhau như những bức tượng đồng.

- Bồng súng chào!

Xung quanh đều im lặng. Các đội Cận vệ đỏ, các thủy thủ bồng súng chào.

Lê-nin bước ra cửa toa. Người rất xúc động trước cuộc đón tiếp này.

- Các đồng chí!

- Lê-nin muôn năm! Đả đảo chiến tranh! Cách mạng muôn năm! - vang lên những tiếng đáp lại.

Ở bên ngoài ga, trên quảng trường hàng ngàn giọng hô theo. Một biển người trên quảng trường. Những lá cờ đỏ rực như những ngọn lửa bùng cháy. Một người lao tới gặp Lê-nin. Đó là một học trò của trường Lông-guy-mô. Sau sáu năm họ mới gặp lại nhau ở Tổ quốc.

- Thưa Vla-đi-mia I-lích, xin thay mặt những người bôn-sê-vích của Pê-tơ-rô-grát chào mừng đồng chí.

Một chiếc xe bọc sắt đỗ ở cạnh nhà ga. Cái tháp trên xe bất động, những khẩu súng máy câm lặng. Chiếc xe bọc sắt như cũng đón mừng vị lãnh tụ của Đảng và giai cấp công nhân. Công nhân và binh lính công kênh Lê-nin lên chiếc xe bọc sắt. Những cánh tay thân ái đưa về phía Người. Những cặp mắt mỉm cười. Những khuôn mặt mệt mỏi rạng rỡ hẳn lên.

Lê-nin muốn ôm hôn tất cả những người công nhân thân yêu đã bị cuộc chiến tranh và tình trạng rối loạn làm cho mệt mỏi.

- Các đồng chí! - Lê-nin nói. - Các đồng chí đã làm cách mạng, đã lật đổ Nga hoàng. Nhưng bọn tư sản vẫn nắm chính quyền và muốn thống trị chúng ta. Chúng ta cần có chính quyền của nhân dân lao động. Chúng ta cần có ngày làm tám tiếng. Nông dân cần ruộng đất. Những người đói cần bánh mì. Nhân dân cần hòa bình. Chúng ta cần có cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa!

- U-ra! Lê-nin muôn năm! - cả quảng trường hô vang. Dường như không phải ban đêm, mà là một buổi sáng mùa xuân tươi vui.

Chiếc xe bọc sắt chuyển bánh một cách trang trọng. Lê-nin mãi mãi trở về Tổ quốc.

ĐƯỜNG PHỐ
RA-XTAN-NAI-A

Vla-đi-mia
I-lích khẽ nhấc đầu lên khỏi gối. Người mỉm cười nhìn quanh. Một gian phòng giản
dị sạch sẽ có những bức tường sáng sủa dán giấy hoa. Một chiếc bàn giấy nho nhỏ.
Trên bàn có để báo chí. Một chậu hoa đặt trên cửa sổ. Trong góc phòng một chiếc
ghế bành bọc lụa thêu màu đỏ thẫm.

“Mình ở
đâu nhỉ? Có phải mình nằm mơ không?”

Không,
Vla-đi-mia I-lích không nằm mơ. Người đang ở nhà chị ruột A-na I-li-nhít-na và
anh rể Mác-cơ Ti-mô-phê-ê-vích Ê-li-da-rốp ở Pê-tơ-rô-grát.

Trong trí
nhớ bỗng hiện ra ngày hôm qua, một ngày đầy hạnh phúc và nhiều cuộc đón tiếp kỳ
lạ. Từ nhà ga chiếc xe bọc sắt chở Vla-đi-mia I-lích tới lâu đài của
Cơ-sê-xin-xcai-a, trước đây là nữ diễn viên vũ ba lê, người thân cận của Nga
hoàng Đệ nhị. Bây giờ ở đó là trụ sở Ban chấp hành Trung ương Đảng và thành ủy
Đảng bôn-sê-vích.

Chiếc xe bọc
sắt từ từ chuyển động trên các đường phố thẳng tắp, cấn đối của Pê-tơ-rô-grát.

Đêm đã
khuya, nhưng trong nhiều cửa sổ đèn vẫn sáng. Trên các đường phố nhân dân đứng
tụ tập rất đông.

- Lê-nin! - mọi người reo lên.

Chiếc xe bọc
sắt dừng lại. Vla-đi-mia I-lích nhìn thấy nhân dân chờ đợi những lời nói của
Người như thế nào. Người cố gắng nói đơn giản và rõ ràng về cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa, cuộc cách mạng của chúng ta, của công nhân. Trái tim Người tràn đầy
những lời nói nồng nhiệt.

Công nhân
ùn ùn kéo đến.

Hàng trăm
người vây quanh lâu đài của Cơ-sê-xin-xcai-a ở gần sông Nê-va và pháo đài
Pê-tơ-rô-pát-lốp.

- Đề nghị Lê-nin ra! Đề nghị Lê-nin phát biểu!
Lê-nin muôn năm!

Vla-đi-mia I-lích mấy lần bước ra ngoài
ban-công. Nếu như không phải là ban đêm thì đứng từ trên ban-công này có thể
nhìn thấy nóc nhà nhọn dát vàng của pháo đài Pê-tơ-rô-pát-lốp và những bức
thành nặng nề bất khả xâm phạm. Nhiều người ưu tú, thông minh đã bị giết hại
trong các nhà hầm ẩm thấp và lạnh buốt như những cái giếng! Chúng ta không sợ
mi nữa, cái pháo đài đáng nguyền rủa kia. Đừng có hòng dọa nạt nữa.

“Cái cũ sẽ không bao giờ trở lại, -
Vla-đi-mia I-lích nói. - Tiến lên, các đồng chí! Cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa muôn năm!”

Ở lâu đài tụ tập khá đông những người
bôn-sê-vích Pê-tơ-rô-grát. Họ không giải tán. Không rồi Lê-nin. Đêm ấy là một
đêm phi thường!

Mãi đến năm giờ sáng Vla-đi-mia I-lích và
Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na dáng mệt mỏi và sung sướng, mới trở về đến nhà.
Cuối cùng họ đã được sống ở Tổ quốc. Đã phải kinh qua biết bao nhiêu thứ. Một
bước ngoặt vĩ đại đã xảy ra trong cuộc sống của nước Nga.

Vì hồi hộp, xúc động, Vla-đi-mia I-lích hầu
như không ngủ. Có lẽ đến một giờ gì đó, Người vừa mới thiu thiu ngủ lại mở
choàng mắt ra. Trong căn nhà ở vẫn yên tĩnh, không một tiếng động.

Căn nhà giống như chiếc tàu biển đang bơi.
Vla-đi-mia I-lích nghĩ như vậy khi lặng lẽ đi dọc hành lang. Hành lang dài và hẹp.
Hai bên có những phòng tựa như các buồng trên tàu. Ở cuối có phòng ăn hình tam
giác và một ban-công nhỏ cũng hình tam giác giống như mũi tàu. Trong phòng ăn
có đặt chiếc đàn dương cầm. Dù sống ở đâu gia đình U-li-a-nốp cũng vẫn có chiếc
đàn phong cầm, tiếng nhạc luôn luôn rung lên.

Vla-đi-mia I-lích cầm lấy tập nhạc. Tập nhạc
của mẹ. Bà mẹ đã không sống đến giờ phút này. Bà mất cách đây bảy tháng. Và bà
mẹ của Na-đi-a cũng không còn nữa.

Vla-đi-mia I-lích buồn rầu nhìn khắp gian
phòng giống như mũi tàu ấy. Trong cái ghế xích-đu này bà mẹ đã ngồi đọc sách,
vai trùm chiếc khăn san. Bà già yếu và tâm hồn luôn luôn đau đớn vì phải xa các
con. Người thì bị đày. Người thì bị tù. Mẹ thân yêu! Còn có nhà tù nào mẹ chẳng
đưa quà tới! Nhà tù Pê-téc-bua, Mát-xcơ-va, Ki-ép, Xa-ra-tốp… Còn có thành phố
nào số phận chẳng dẫn mẹ tới! Mi-chi-a bị đày tới Pô-đôn-xcơ. Mẹ đã tới
Pô-đôn-xcơ. Ma-nhi-a-sa bị đày tới
Vô-lô-gơ-đa. Không một lời than vãn, không một lời quở trách, mẹ đã vội vàng sửa
soạn va-li, và đoàn tàu đã đưa mẹ tới thành phố Vô-lô-gơ-đa xa lạ. Và tiếp theo
ngôi nhà của mẹ sẽ ở đâu? Ở đâu các con cần đến.

Vla-đi-mia
I-lích đặt tập nhạc lên mặt đàn dương cầm rồi khe khẽ quay về phòng mà người chị
dành riêng cho Người và Na-đi-a. Hồi trước bà mẹ sống ở đây. Chỗ ở cuối cùng của
bà mẹ. Chiếc ghế bành màu đỏ thẫm của bà mẹ. Chính tay bà thêu những bông hoa rải
rác trên lụa… Mẹ ơi! Dù chỉ được thoáng trông thấy mẹ, được hôn bàn tay âu yếm,
dẻo dai của mẹ, bàn tay người mẹ, thì sung sướng biết bao!

Một lát
sau mọi người trong nhà đều thức dậy. Nhưng buổi sáng hôm nay không giống như
hôm qua. Hôm nay mọi người đều vui mừng nhộp nhịp. Hôm nay tất cả đều thầm thì
khe khẽ. A-nhi-u-ta(1) hỏi:

(1)Tức
An-na, cách gọi thân mật - N.D.

- Chúng ta sẽ đi ngay tới đó chứ?

Suốt cả
quãng đường đi, Vla-đi-mia I-lích im lặng.

Đường phố
Ra-xtan-nai-a chạy suốt từ Li-gốp-ca tới nghĩa địa Vôn-cốp. Đường phố đau buồn.
Con đường cuối cùng. Con đường vĩnh biệt.

Ở nghĩa địa
vẫn còn tuyết phủ. Đó đây giữa những ngôi mộ có những bông tuyết trắng. Một
cành thông nhỏ vờn bóng trên ngôi mộ bà mẹ. Bên cạnh là một gò đất nhỏ hơn, nấm
mồ của Ô-li-a. Những cành cây hoàn diệp liễu trơ trụi rủ xuống buồn bã.

Lê-nin ngả mũ ra. Cuối đầu xuống. Đứng khá
lâu cạnh ngôi mộ.

Những bức tranh của thời thơ ấu bỗng vụt
qua trước mắt. Ngôi nhà ở Xim-biếc. Chiếc đèn rất tiện lợi được thắp sáng ở
phòng ăn. Bọn trẻ ngồi vào bàn. Bà mẹ giở sách ra. Có điều gì thú vị, lạ thường
làm bọn trẻ bất ngờ. Giọng bà mẹ rất hay, ngân vang nhẹ nhàng!

Hoặc đây là một cảnh khác hẳn. Ở cửa xà lim
ổ khóa nhà tù kêu lách cách:

“Tù nhân U-li-a-nốp ra gặp mẹ!”

Vla-đi-mia I-lích vội vã đi theo hành lang
nhà tù, lo bỏ lỡ mất phút giây gặp gỡ. Gian phòng mờ tối có những vòm thấp lè
tè. Một hàng rào kép bằng sắt. Khuôn mặt thân yêu của bà mẹ áp sát vào hàng
rào. Vẻ âu yếm hiện lên trong cặp mắt. “Vô-lô-đi-a! Con có khỏe không? Mẹ đem sữa,
đem quà đến cho con đây. Những cuốn sách con yêu cầu…”

Mẹ ơi, mẹ thân yêu ơi! Mẹ không sống đến
ngày nay, không nhìn thấy cuộc sống mới của chúng ta. Thật là đắng cay, thật là
đau đớn. Mẹ thân yêu ơi, con sẽ không bao giờ quên trí thông minh của mẹ, tấm
lòng tốt của mẹ.

TOÀN BỘ CHÍNH QUYỀN VỀ TAY CÁC XÔ-VIẾT

Lê-nin
mặc niệm trước ngôi mộ bà mẹ rồi rời nghĩa địa Vôn-cốp đi đọc báo cáo trước hội
nghị những người bôn-sê-vích. Hôm đó là ngày 4 tháng tư năm 1917, vì vậy bản
báo cáo của Lê-nin sau này có tên gọi là “Luận cương tháng tư”. Người viết bản
luận cương đó trên toa tàu, dọc đường trở về Tổ quốc. Người phác thảo ngắn gọn
kế hoạch hành động chính xác của những người bôn-sê-vích và nhân dân sau khi lật
đổ Nga hoàng.

Chính
phủ lâm thời đã nắm chính quyền. Thế nhưng ai tham gia Chính phủ lâm thời? Bọn
địa chủ và tư sản, rặt bọn giàu có. Liệu bọn giàu có này có muốn chăm sóc công
nhân và nông dân không? Hoàn toàn không muốn. Chúng chỉ quan tâm tới của cải của
chúng. Thế thì cớ gì những người bôn-sê-vích lại đi ủng hộ Chính phủ lâm thời?
Chúng ta sẽ không ủng hộ. Chúng ta sẽ ủng hộ các Xô-viết. Các Xô-viết đại biểu
công nhân và nông dân vào thời kỳ đó đã được thành lập, nhưng chưa phải là mạnh
lắm. Nhiều tên men-sê-vích và những phần tử khác bất đồng với những người
bôn-sê-vích đã cố thủ ở đó.

- Cần phải tăng cường các Xô-viết! - Lê-nin
nói.

Cái đó
có nghĩa là thế nào? Có nghĩa là biến các Xô-viết thành của bôn-sê-vích. Khi có
sự giúp đỡ của các Xô-viết, cần phải tịch thu ruộng đất của địa chủ, nhà máy của
tư sản. Ruộng đất và nhà máy sẽ trở thành của nhân dân. Và chúng ta sẽ kết thúc
chiến tranh.

Đấy,
Lê-nin đã kêu gọi những người bôn-sê-vích và công nhân làm việc đó.

Người rất
kiên quyết. Nhiệm vụ to lớn đã đặt ra trước Người. Lê-nin trung thành với nhiệm
vụ to lớn đó.

Công
nhân hiểu rằng con đường đi của họ là kề vai sát cánh với những người
bôn-sê-vích. Nhưng không phải tất cả đều hiểu được như vậy. Không phải tất cả
nông dân đều hiểu rõ điều đó. Bọn men-sê-vích và bọn tư sản dùng mọi cách làm lạc
hướng những người nông dân và công nhân. Trong những bài báo, chúng dựng lên những
câu chuyện bịa đặt về những người bôn-sê-vích. Chúng tuyên truyền ủng hộ chiến
tranh, ủng hộ chính quyền tư sản. Còn những người bôn-sê-vích có tờ báo riêng
nhan đề “Sự thật”. Tờ báo đó đặt ở một ngôi nhà lớn trên bờ sông Môi-ca, chiếm
ba phòng nhỏ, và đã thực sự vạch cho nhân dân thấy rõ sự thật.

Lê-nin
lập tức tới tòa báo “Sự thật”. Người viết bài. Sang ngày hôm sau lại viết một
bài nữa. Mỗi ngày Người viết một hoặc hai bài, thậm chí ba bài cho tờ “Sự thật”.
Người đi khắp Pê-tơ-rô-grát phát biểu ở các nhà máy và công xưởng. Người giải
thích cho nhân dân hiểu rõ cuộc đấu tranh của những người Bôn-sê-vích cho hạnh
phúc của những người lao động khiến ngày càng có đông đảo công nhân và nông dân
nghiêng về phía Lê-nin.

Anh em
binh lính từ mặt trận viết: “Đồng chí Lê-nin, người bạn thân thiết. Hãy nhớ rằng
chúng tôi, những người lính... mọi người như một, sẵn sàng đi theo Đồng chí.”

Chỉ mới
được ba tháng, kể từ khi Lê-nin trở về nước Nga, mọi cái đều thay đổi. Lê-nin
không chỉ có một mình. Người có các đồng chí. Họ đã cùng nhau cố gắng để đạt được
cái mới. Binh lính không muốn chiến tranh. Công nhân không muốn làm việc cho tư
sản. Nông dân đòi ruộng đất.

Vào một
ngày hè, công nhân và binh lính Pê-tơ-rô-grát từ động đổ ra đường phố. Họ không
thể chịu đựng được hơn nữa. Những người bôn-sê-vích không kêu gọi họ làm việc
đó, nhưng đã lãnh đạo cuộc biểu tình đó mang tính chất hòa bình. Họ đi khắp
thành phố với những khẩu hiệu: “Toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết!”, “Đả đảo
các bộ trưởng tư sản!”, “Đòi bánh mì, hòa bình, tự do!”

Họ đi
lòng đầy tự tin và rất nghiêm chỉnh. Trong cuộc tuần hành ấy nhân dân biểu lộ
những sức mạnh hùng hậu của mình. Và các bộ trưởng của Chính phủ lâm thời đã hoảng
sợ. Làm gì bây giờ? Làm thế nào để ngăn chặn cuộc biểu tình? Mặc dù họ tự xưng
là chính phủ cách mạng, nhưng lại hành động đê tiện như Nga hoàng. Họ đã cho nổ
súng vào đám biểu tình, ra lệnh cho quân đội bắn vào những người tay không có
vũ khí.

Sự kiện
đó xảy ra ngày 4 tháng bảy năm 1917.

Buổi
sáng hôm sau, Vla-đi-mia I-lích đi tới tòa soạn báo “Sự thật” trên bờ
sông Môi-ca để kiểm tra việc ra báo và khuyên nhủ các đồng chí. Vla-đi-mia
I-lích hiểu rằng đã bước sang thời kì nguy hiểm.

... Chiếc
xe nhà binh hãm phanh ken két cạnh tòa báo “Sự thật”. Tiếng giày ủng giậm thình
thịch. Cánh cửa bỗng mở toang. Mấy tên học sinh sĩ quan tay cầm lưỡi lê lăm lăm
xộc vào tòa soạn báo “Sự thật”.

-
Lê-nin đâu?

Rất may
là Lê-nin không có đó. Vla-đi-mia I-lích đã từ tòa soạn báo “Sự thật” trở về
nhà bình yên. Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na và bà chị chờ Vla-đi-mia ở ngoài
hành lang, lắng nghe bên cạnh cửa, cả hai đều im lặng và vẻ mặt nhợt nhạt. Mặc
dù trời nóng, Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na vẫn quàng khăn trên vai cho đỡ
run.

-
Vô-lô-đi-a! Chính phủ lâm thời đã tuyên bố đặt anh ra ngoài vòng pháp luật.

Ngay
lúc đó một hồi chuông dài ngân vang. Tất cả đều rùng mình, nín thở.

- Chẳng
lẽ họ đến tìm anh ư? - Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na, thầm hỏi.

Vla-đi-mia
I-lích lặng lẽ bước tới phòng của mình. Xé các địa chỉ và các tài liệu. Thật
nhanh chóng! Không để lọt vào tay của bọn mật thám.

- Mở cửa
ra mau! - phía ngoài cửa bỗng vang lên giọng nói khe khẽ.

-
Xvéc-lốp! - An-na I-li-nhít-na nhận ra - Đúng là Xvéc-lốp.

Mọi người
mững rỡ thấy không phải người ta tới bắt hoặc khám xét. Tất cả đều sẵn sàng ôm
hôn đồng chí Xvéc-lốp.

- I-a-cốp
Mi-khai-lô-vích(1) thân mến, vào đi! - An-na I-li-nhít-na và Nê-đê-giơ-đa
Côn-xtan-ti-nốp-na tranh nhau mời người đeo kính cặp mũi có dáng người hơi gầy
và cặp mắt màu thẫm.

(1)Tức Xvéc-lốp - N.D

Đồng
chí trông rất trẻ. Ngay từ thời trẻ toàn bộ cuộc đời của đồng chí đã hiến dâng
cho Đảng. Chính phủ Nga hoàng đã đày nhà cách mạng Xvéc-lốp tới miền Na-rưm-xi
xa xăm. Bốn lần Xvéc-lốp định chạy trốn, nhưng đều thất bại. Và lại chạy trốn…

Nhưng đồng
chí đã ra khỏi nơi tù đay chưa được bao lâu thì lại bị bọn hiến binh bắt. Chúng
đày đồng chí tới vùng hoang dã thuộc miền Tu-ra-khan-xki.

Chỉ có
cách mạng mới giải phóng được X véc-lốp. Vốn thông minh và có tài, đồng chí là
một người bôn-sê-vích hăng hái và người giúp việc đắc lực của Lê-nin.

Đấy, một
người như thế vào buổi sáng hôm nay đã tới gia đình Ê-li-da-rốp. Không phải tới
mà là chạy tới.

- Bọn học
sinh sĩ quan đã phá tòa soạn báo “Sự thật”. Đập vỡ các cửa kính. Lấy lưỡi lê
đâm xọc các thứ. Khắp thành phố đang xảy ra những vụ bắt bớ, lục soát. Bọn học
sinh sĩ quan phá phách lung tung. Chúng có thể ập đến đây ngay. Cần phải đi
ngay, Vla-đi-mia I-lích.

Vla-đi-mia
I-lích im lặng suy nghĩ. Lại xảy ra việc săn bắt các nhà cách mạng. Lại có chuyện
theo dõi, nhà tù, hiến binh. Lại phải ẩn nấp. Chẳng khác gì dưới thời Nga
hoàng.

Vla-đi-mia
I-lích do dự. Nhưng nguy cơ rất nghiêm trọng. Một người bị tuyên bố đặt ra
ngoài vòng pháp luật có thể bị bất kì một kẻ nào giết không cần xét xử. Chính
phủ lâm thời đã quyết định ám hại Lê-nin.

- Cần
phải đi ngay, Vla-đi-mia I-lích! - Xvéc-lốp nhắc lại với giọng kiên quyết.

Đồng
chí cởi áo bành tô ra, khoác lên vai Vla-đi-mia I-lích.

- Đồng
chí mặc vào. Mặc áo của người lạ, người khác khó mà nhận ra ngay. Kéo cổ áo
lên.

Vla-đi-mia
I-lích kéo cổ áo lên. Ôm hôn chị và vợ. Người đưa mắt nhìn từ biệt ngôi nhà đầy
đủ tiện nghi giống như con tàu đang bơi của bà chị mà Người đã ở ba tháng.

Rồi Người
đi đâu không rõ. Những nhà cách mạng gọi việc đó là: Rút vào bí mật.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3