Ba người lính ngự lâm - Chương 40
Chương 40
Một ảo ảnh khủng khiếp
Giáo
chủ chống khuỷu tay lên bản thảo, tỳ tay lên má, và nhìn chàng trai trẻ một
lát. Không ai có cái nhìn soi mói sâu hút như Giáo chủ Richelieu và
D' Artagnan bị cái nhìn ấy chạy dọc mạch máu mình như một cơn sốt.
Tuy
nhiên chàng vẫn giữ được bình tĩnh, tay cầm mũ, và chờ đợi thái độ dễ chịu hơn
của Giáo chủ, không quá kiêu hãnh mà không quá khúm núm.
-
Ông kia, - Giáo chủ bảo chàng - Ông có phải D' Artagnan
xứ Bearn không?
-
Vâng, thưa Đức ông.
-
Có nhiều chi họ D' Artagnan ở Tácbơ và ở vùng phụ cận - Giáo chủ nói - Ông
thuộc chi nào?
-
Tôi là con trai người đã từng tham gia chiến tranh tôn giáo với Đại đế Henri,
phụ thân của Hoàng thượng.
-
Đúng là như thế. Chính ông, khoảng bảy tám tháng trước đây đã từ xứ xở mình ra
đi, để tìm vận may trong kinh thành?
-
Vâng, thưa Đức ông.
-
Ông đi qua Măng đến, ở đấy ông đã gặp một chuyện gì đó, tôi không nhớ lắm,
nhưng rút cục là một chuyện gì đấy.
-
Thưa Đức ông - D' Artagnan nói - Chuyện xảy ra với tôi là như thế này…
-
Không cần thiết, không cần thiết - Giáo chủ đáp lại với một nụ cười tỏ ra ông
đã biết hết chuyện chẳng kém gì người định kể cho ông nghe - Ông đã được tiến
cử với ông De Treville, phải không?
-
Vâng, thưa Đức ông, nhưng đúng ra, trong vụ việc lôi thôi ở Măng…
-
Bức thư đã bị mất - Đức ông tiếp - phải, ta biết việc đó.
-
Nhưng ông De Treville là một nhà tướng diện học có tài nhìn qua người là đã
biết ngay, và ông ấy đã xếp ông vào đại đội em vợ ông ấy, ông des Essarts, để
ông hy vọng ngày một ngày hai ông sẽ vào được ngự lâm quân.
-
Đức ông biết hết mọi chuyện - D' Artagnan nói.
-
Từ buổi đó, đã xảy ra với ông nhiều chuyện. Một hôm ông đã đi dạo sau dãy
Sáctrơ(1) mà giá như ông ở chỗ khác thì tốt hơn. Rồi ông đã cùng các bạn ông du
hành đến suối nóng Foócgiơ. Các bạn ông bị dừng lại ở dọc đường. Nhưng ông, ông
đã tiếp tục chuyến đi. Thật hoàn toàn đơn giản, ông có công việc ở Anh quốc.
(1)
Địa danh này chưa thấy nói ở trên
-
Thưa Đức ông - D' Artagnan lặng người đi -Tôi đi…
-
Đi săn, ở Uynxơ hay đâu đó, điều đó cũng chẳng quan hệ gì. Ta biết chuyện đó,
ta, bởi ở cương vị ta, ta phải biết hết. Lúc trở về, ông đã nhận được từ một
nhân vật chí tôn và ta rất thú vị khi thấy ông vẫn giữ được cái kỷ niệm mà
người ấy đã ban tặng.
D'
Artagnan lấy tay che cái nhẫn kim cương nhận được của Hoàng hậu và vội xoay mặt
nhẫn vào trong nhưng đã quá muộn.
-
Sau hôm đó, ông Cavoa có tới thăm ông - Giáo chủ nói tiếp - Ông ấy định yêu cầu
ông đến dinh phủ. Ông đã không đáp lại, và ông đã sai lầm.
-
Thưa Đức ông, tôi sợ chuốc lấy sự ghét bỏ của Đức ông.
-
Ồ! Sao thế được? Vì đã tuân theo mệnh lệnh của cấp trên, với trí thông minh và
lòng dũng cảm mà người khác không có nổi lại chuốc lấy sự ghét bỏ trong khi ông
xứng đáng được ngợi khen ư? Chỉ có những kẻ không tuân lệnh, ta mới trừng phạt
chứ không phải những người như ông rất mực… tuân lệnh - và bằng chứng, đấy, ông
hãy nhớ lại cái ngày ta cho gọi ông đến gặp ta, và ông hãy tìm xem trong trí
nhớ của ông điều gì đã xảy ra ngay tối hôm đó.
Đó
chính là tối bà Bonacieux bị bắt cóc, D' Artagnan rùng mình và chàng nhớ lại
nửa giờ trước đây, người đàn bà đáng thương còn diễu qua trước mắt chàng, và
còn bị mang đi vẫn do cùng một thế lực đã bắt cóc nàng.
Giáo
chủ nói tiếp:
-
Cuối cùng, vì ta không nghe thấy nói về ông ít lâu nay, ta muốn biết ông đang
làm chuyện gì. Vả lại ông còn phải cảm tạ ta ấy chứ, tự ông, ông cũng nhận ra
ông đã nhúng tay vào bao nhiêu chuyện.
D'
Artagnan nghiêng mình kính cẩn.
Giáo
chủ lại nói tiếp:
-
Điều đó xuất phát không chỉ từ một tình cảm về sự công bằng tự nhiên mà còn từ
một kế hoạch ta vạch ra liên quan đến ông.
D'
Artagnan mỗi lúc thêm ngạc nhiên.
-
Ta định giải thích kế hoạch đó với ông từ hôm mà ông được mời đến lần đầu kia,
nhưng ông không đến. May sao không có gì thiệt hại về sự chậm trễ đó, và hôm
nay ông đã đến nghe. Ngồi xuống đi, trước mặt ta, ông D' Artagnan. Ông là một
nhà quý tộc tốt không đáng để phải đứng nghe ta nói.
Và
Giáo chủ chỉ một chiếc ghế tựa cho chàng trai trẻ đang quá đỗi ngạc nhiên trước
những gì vừa diễn ra đến nỗi phải chờ người đang cật vấn mình ra hiệu lần thứ
hai mới dám ngồi.
-
Ông can trường, ông D' Artagnan ạ - Đức ông tiếp tục - Ông lại thận trọng, đáng
quý lắm. Ta thích những con người có đầu óc và tâm huyết. Đừng sợ - Giáo chủ
cười nói - Những người tâm huyết, ta nghĩ đó là những người dũng cảm. Nhưng tí
tuổi như ông, và vừa mới bước vào đời mà đã có những kẻ thù hùng mạnh, nếu ông
không cẩn thận, họ sẽ cho ông toi đời
-
Than ôi, thưa Đức ông? - Chàng trai trả lời - việc đó chắc hẳn quá dễ thôi, bởi
vì họ mạnh lại có chỗ dựa tốt, còn như tôi, tôi chỉ đơn độc một mình!
-
Phải, đúng thế. Nhưng đơn độc như ông, ông đã làm được rất nhiều, và ta tin
chắc sẽ còn làm được nhiều nữa. Tuy nhiên, ta tin rằng ông cần được dìu dắt
trong nghề nghiệp phiêu lưu mà ông dốc tâm theo đuổi, bởi nếu ta không nhầm,
ông đến Paris với tham vọng lập nghiệp.
-
Thưa Đức ông, tôi đang ở tuổi có những cuồng vọng - D' Artagnan nói.
-
Này ông, chỉ có những thằng ngu mới có những cuồng vọng, còn ông là một người
có trí tuệ. Xem nào, ông nói sao về chức thiếu úy trong đội cận vệ của ta, và
về một đại đội sau khi kết thúc chiến dịch.
-
Ôi, thưa Đức ông!
-
Ông nhận chứ phải không nào?
-
Thưa đức ông... - D' Artagnan nhắc lại bối rối.
-
Sao, ông từ chối à? - Giáo chủ kêu lên kinh ngạc.
-
Tôi đã ở trong đội cận vệ của Hoàng thượng, thưa Đức ông, và tôi không có lý do
gì để không bằng lòng.
-
Nhưng hình như - Đức ông nói - cận vệ của ta cũng là cận vệ Hoàng thượng, và
miễn là phục vụ trong một đơn vị quân Pháp, tức là phục vụ nhà Vua.
-
Thưa Đức ông, Đức ông hiểu lầm tôi nói rồi.
-
Ông muốn tìm một cớ để thoái thác chứ gì? Ta hiểu. Thế thì, cái cớ ấy, ông có
rồi đấy. Chiến dịch mở, sự thăng chức, cơ hội ta dành cho ông, thế là đủ với
mọi người. Đối với ông, nhu cầu được bảo hộ chắc chắn, bởi vì tốt nhất ông nên
biết, ông D' Artagnan ạ, ta nhận được những khiếu nại nghiêm trọng chống lại
ông rằng ông không ngày đêm dốc lòng phụng sự Đức Vua đâu.
D'
Artagnan đỏ mặt.
-
Hơn nữa - Giáo chủ, vừa nói tiếp, vừa để tay lên một tập giấy tờ - Ta có đây cả
một tập hồ sơ liên quan đến ông, nhưng trước khi đọc nó, ta muốn nói chuyện với
ông đã. Ta biết ông là một con người quyết đoán và những việc phục vụ của ông
nếu được điều khiển tốt, đáng lẽ dẫn ông đến sự tồi tệ, lại có thể đem lại
nhiều thứ cho ông. Nào suy nghĩ và quyết định đi.
-
Thưa Đức ông, lòng nhân từ của Đức ông làm tôi bối rối - D' Artagnan trả lời -
và tôi nhận thấy trong Đức ông một tâm hồn cao cả khiến tôi cảm thấy mình càng
nhỏ bé như loài giun dế. Nhưng chung quy một khi Đức ông cho phép tôi được nói
thẳng - D' Artagnan dừng lại.
-
Được, nói đi.
-
Vậy thì, tôi sẽ nói với Đức ông rằng tất cả các bạn tôi đều ở ngự lâm quân và
cận vệ của nhà Vua, còn những kẻ thù của tôi, do định mệnh không thể lý giải
nổi, đều là người của Đức ông, vì vậy nếu tôi nhận đặc ân Đức ông ban cho tôi
thì tôi sẽ bị bên này khinh thường và bên kia tẩy chay.
-
Có nhẽ ông đã có cái ý nghĩ kiêu căng là ta không đãi ông cho xứng với ông
chăng? - Giáo chủ hỏi với nụ cười miệt thị.
-
Thưa Đức ông, Đức ông quá tốt với tôi gấp trăm lần và trái lại tôi nghĩ còn
chưa làm gì để tạm gọi là xứng đáng với lòng tốt của Đức ông. Cuộc bao vây
thành La Rochelle sắp mở, thưa Đức ông, tôi sẽ phục vụ dưới sự quan sát của Đức
ông, và nếu tôi may mắn xử sự trong cuộc vây hãm này để sao cho xứng đáng với
sự quan tâm của Đức ông, thì sau đó ít nhất tôi cũng sẽ có được một chiến tích
chói lọi để chứng minh sự che chở của Đức ông. Mọi việc đều phải được làm đúng
lúc, thưa Đức ông, có thể sau này, tôi sẽ có quyền hiến thân, còn lúc này làm
thế là tôi tự bán mình.
-
Có nghĩa là ông từ chối phục vụ ta - Giáo chủ nói bằng một giọng hờn dỗi nhưng
vẫn có vẻ coi trọng - Vậy ông cứ việc tự do và giữ lấy những hận thù và cảm
tình của ông.
-
Thưa Đức ông…
-
Được được - Giáo chủ nói - ta không giận ông đâu. Nhưng ông hiểu đấy, người ta
bảo vệ cho bạn và thưởng công cho họ là đủ lắm rồi. Không ai phải làm việc đó
với kẻ thù đâu. Tuy nhiên, ta sẽ khuyên ông một điều, hãy giữ mình cẩn thận,
ông D' Artagnan ạ, bởi khi ta đã rút bàn tay khỏi sự che chở cho ông, thì tính
mạng ông một xu nhỏ ta cũng sẽ không mua đâu.
-
Tôi sẽ cố gắng, thưa Đức ông - chàng Gascogne trả lời bằng vẻ quả quyết đáng
trân trọng.
-
Sau này nếu lúc nào đó xảy đến điều gì không may - Richelieu nói với dụng ý -
hãy nhớ chính ta là người đã từng tìm ông và ta đã làm những gì ta có thể để
cái điều không may ấy không xảy ra với ông.
-
Dù xảy ra chuyện gì… - D' Artagnan vừa nói vừa để tay lên ngực và nghiêng mình
- tôi vẫn sẽ vĩnh viễn chịu ơn Đức ông về những điều đã làm cho tôi trong lúc
này.
-
Thôi được. Ông D' Artagnan, như ông nói, chúng ta sẽ gặp lại nhau sau chiến
dịch vậy. Ta theo dõi ông chặt chẽ, bởi ta sẽ ở đấy - Giáo chủ vừa nói tiếp vừa
giơ ngón tay chỉ cho D' Artagnan bộ áo giáp lộng lẫy ông ta sẽ khoác lên vai -
Thôi khi nào trở về, chúng ta sẽ bàn tính với nhau.
-
Ôi! Thưa Đức ông! - D' Artagnan kêu lên - Xin Đức ông tha cho tôi đừng trút sự
ghét bỏ lên tôi. Xin Đức ông đừng thiên vị nếu thấy tôi hành động như một kẻ
hào hoa.
-
Chàng trai trẻ - Richelieu nói - Nếu ta có thể nói với ông một lần nữa cái điều
mà ta đã nói với ông hôm nay, thì ta hứa ta sẽ nói.
Câu
nói sau cùng này của Richelieu biểu lộ một mối nghi ngờ khủng khiếp. Nó làm cho
chàng khiếp sợ hơn cả nếu ông ta hăm dọa, bởi đây là một lời cảnh báo. Giáo chủ
vậy là vẫn tìm cách phòng tránh cho chàng khỏi một sự bất hạnh nào đó đe dọa
chàng. Chàng mở miệng định trả lời, nhưng bằng một động tác cao ngạo, Giáo chủ
đuổi chàng ra.
D'
Artagnan đi ra. Nhưng ra đến cửa, chàng như mất hết tinh thần suýt nữa thì đã
quay lại. Nhưng một bộ mặt trang trọng và nghiêm khắc hiện ra với chàng. Nếu
chàng thỏa thuận với Giáo chủ theo điều ông ta đưa ra, Athos sẽ không cộng tác
với chàng nữa, Athos sẽ chối bỏ chàng.
Nỗi
sợ đó đã ngăn chàng lại, đúng là một phẩm cách cao cả bao giờ cũng có một ảnh
hưởng mạnh mẽ đến xung quanh.
D'
Artagnan đi xuống vẫn chiếc cầu thang mà chàng đã đi lên và thấy trước cửa
Athos và bốn người lính ngự lâm đang đợi chàng quay ra và đã bắt đầu lo lắng.
D' Artagnan nói vắn tảt cho mọi người vững tâm, còn Planchet chạy đi báo cho
các trạm khác, không cần thiết phải cảnh giới lâu hơn nữa vì chủ mình ra đã ra
khỏi lâu đài Giáo chủ bình yên vô sự.
Về
đến nhà Athos, Aramis và Porthos hỏi nguyên nhân của cuộc hẹn hò lạ lùng đó.
Nhưng D' Artagnan chỉ nói qua với họ rằng Giáo chủ Richelieu cho gọi chàng đến
để đề nghị chàng xung vào đội cận vệ của ông ta với chức thiếu úy và chàng đã
từ chối.
-
Cậu làm thế là đúng! - Cả Porthos lẫn Aramis đều đồng thanh nói.
Athos
mơ mơ màng màng không nói sao nhưng khi chỉ còn lại hai người, chàng nói:
-
Cậu đã làm cái việc cậu phải làm, D' Artagnan ạ, nhưng có thể cậu đã sai lầm.
D'
Artagnan buông một tiếng thở dài. Bởi câu nói đó đã đáp ứng một tiếng nói thầm
kín trong lòng chàng, bảo cho chàng biết những bất hạnh lớn đang chờ đợi chàng.
Suốt
ngày hôm sau dành cho những việc chuẩn bị lên đường.
D'
Artagnan đến chào từ biệt ông De Treville. Đén lúc đó, người ta vẫn tin việc
phân tách quân cận vệ và ngự lâm quân sẽ chỉ là tạm thời, nhà Vua họp Nghị viện
ngay ngày hôm đó và hôm sau đã phải lên đường. Ông De Treville đành chỉ hỏi D'
Artagnan xem chàng có cần gì ở ông không, nhưng D' Artagnan kiêu hãnh trả lời
chàng đã có tất cả những gì cần có.
Ban
đêm, tất cả các chiến hữu của đại đội cận vệ của ông des Essarts và đại đội ngự
lâm của ông De Treville họp lại giao hữu. Họ chia tay nhau và sẽ gặp lại nhau
khi nào Chúa thương và nếu Chúa thương. Đêm, vì vậy vô cùng ầm ĩ, cũng dễ hiểu
thôi, bởi trong hoàn cảnh ấy, người ta chỉ có thể dẹp bỏ sự băn khoăn lo lắng
cực điểm bằng việc thả sức vô tư.
Hôm
sau, nghe tiếng kèn đầu tiên, những người bạn chia tay nhau. Ngự lâm quân về dinh
trại ông De Treville, cận vệ dinh trại ông des Essarts. Mỗi ông đại úy dẫn ngay
tức khắc đại đội của mình đến điện Louvre để nhà vua duyệt binh.
Nhà
Vua buồn rầu và có vẻ ốm yếu làm mất đi một phần vẻ oai phong. Quả vậy, hôm
trước nhà Vua lên cơn sốt lúc đang điều khiển một phiên chầu ngay giữa Nghị
viện. Nhà Vua không vì thế mà kém dứt khoát ra đi ngay buổi tối. Và mặc những
lời can ngăn, Ngài vẫn muốn ra duyệt binh, hy vọng bằng một đòn mạnh mẽ, đẩy
lui được cơn bệnh bắt đầu xâm chiếm.
Duyệt
binh đã xong, quân cận vệ tiến bước một mình, ngự lâm quân phải đợi lên đường
cùng với nhà Vua, việc đó cho phép Porthos với đồ quân trang tuyệt vời của mình
làm một vòng đến phố Lũ gấu.
Bà
biện lý nhìn thấy chàng diễu qua trong bộ đồng phục mới toanh và trên con tuấn
mã. Bà ta yêu Porthos quá nên không thể để chàng ra đi như thế, liền ra hiệu
cho chàng xuống ngựa và đến bên bà. Porthos thật là lộng lẫy, đinh thúc ngựa
vang vang, áo giáp lấp lánh, thanh gươm đập một cách ngạo nghễ vào ống chân.
Lần này trông Porthos có vẻ như một kẻ chuyên xẻo tai, nên bọn học nghề ký lục
không ai còn muốn cười nữa.
Chàng
ngự lâm quân được dẫn vào chỗ ông Coquenard, con mắt ti hí màu xám của ông long
lên giận dữ khi thấy người anh họ của mình, cái gì cũng chói lòa và mới. Tuy
nhiên có một điều thầm an ủi ông, đó là đâu đâu người ta cũng nói chiến dịch sẽ
gay go khốc liệt, ông thoáng hy vọng trong thâm tâm Porthos sẽ bị giết chết
trong chiến dịch này.
Porthos
chúc mừng thầy kiện Coquenard và chào từ biệt. Thầy Coquenard cũng chúc chàng mọi
sự thuận lợi. Còn như bà Coquenard, bà không thể ngăn nổi rơi nước mắt, nhưng
người ta cũng không quy kết gì xấu cho sự đau đớn của bà, người ta biết bà rất
gắn bó với họ hàng và thường có những cuộc cãi nhau dữ dội với chồng mình vì
họ.
Nhưng
việc chia tay thực sự lại diễn ra trong buồng bà Coquenard. Ở đây mới tan nát
cõi lòng.
Bà
biện lý dõi mắt nhìn theo người tình, ngả đầu ra ngoài cửa sổ, vẫy vẫy khăn tay
tưởng như bà đang muốn nhào theo.
Porthos
nhận mọi dấu hiệu ấy như một gã đàn ông chai xạn với những trò như thế, chỉ mãi
tới khi rẽ ngoặt góc phố, chàng mới nhấc mũ vẫy chào từ biệt.
Về
phần mình, Aramis viết một bức thư dài. Cho ai? Không ai biết gì hết. Trong
phòng bên cạnh, Ketty cũng phải ra đi ngay tối nay đến Tours, người ta đang chờ
nàng.
Athos
uống từng ngụm nhỏ chai rượu vang Tây Ban Nha cuối cùng.
Trong
khi đó D' Artagnan đang hành quân với đại đội của mình.
Đến
ngoại ô Saint-Antoine, chàng quay đầu lại, vui vẻ nhìn ngục Bastille. Nhưng vì
chàng chỉ nhìn ngục Bastille thôi, nên không hề thấy Milady cưỡi lên con ngựa
màu hạt dẻ đang chỉ tay cho hai kẻ tướng mạo xấu xí đang tiến sát đến hàng quân
để nhận mặt chàng. Bọn chúng đưa mắt nhìn có ý hỏi.
Milady
ra hiệu trả lời đó chính là chàng. Rồi, sau khi đã đinh ninh mệnh lệnh của mình
sẽ được thi hành không thể nhầm lẫn, Milady thúc ngựa và biến mất.
Hai
người đàn ông kia liền đi theo đại đội và khi ra khỏi ngoại ô, liền nhảy lên
hai con ngựa đã được chuẩn bị đầy đủ do một tên đầy tớ không mặc áo người hầu
dắt tay và chờ bọn họ.