Ba người lính ngự lâm - Chương 03
Chương 3.
Sự ra mắt
Ông
De Treville lúc đó trông rất dừ tợn, tuy nhiên ông vẫn lịch sự chào chàng trai
đang rạp mình xuống đất. Ông mỉm cười nhận lời chúc tụng mang giọng
miền Bearn, khiến ông vừa nhớ lại tuổi trẻ vừa nhớ đến quê hương, một kỷ
niệm khiến con người dù ở lứa tuổt nào cũng phải mỉm cười. Nhưng vừa giơ tay ra
hiệu cho D' artagnan như muốn yêu cầu chàng cho phép làm việc với người khác
trước khi với chàng, ông tức khắc bước lại gần tiền sảnh, gọi lên ba lần, mỗi
câu lại to giọng hơn như thể vượt qua nấc thang trung gian giùa giọng mệnh lệnh
và giọng tức giận:
-
Athos! Porthos! Aramis!
Hai
lính ngự lâm mà chúng ta đã được làm quen, đáp lại hai tiếng gọi sau cùng của
ba cái tên ấy rồi lập tức rời ngay nhóm người họ vừa tham gia và bước tới văn
phòng. Vừa bước chân khỏi ngưỡng cửa, cửa đã đóng sập sau lưng họ. Thái độ của
họ mặc dầu không bình tĩnh lắm, song vẻ tỉnh bơ tràn đầy tự trọng vừa tuân phục
khiến lòng ngưỡng mộ của D' Artagnan cũng bị kích thích khi nhìn thấy trong
những con người ấy, những vị bán thần và trong thủ lĩnh của họ, một thần
Juypite của núi Ôlempơ vũ trang toàn bằng sấm sét.
Hai
người ngự lâm đã đi vào, cửa đã đóng kín sau lưng họ, tiếng gọi vừa đừợc ban ra
chắc chắn đem lại cho tiếng thì thầm lao xao trong tiền sảnh một dế mục mởi.
Ông De Treville di đi lại lại ba bốn lán dọc chiều dài căn phòng qua trước mặt
Porthos và Aramis. Cả hai thẳng đơ và câm miệng như trong buổi diễu binh. Cuối
cùng ông bất thình lình dừng lại trước mặt họ, đưa mắt nhìn họ suốt từ đầu đến
chân tức giận và hét lên:
-
Các vị có biết nhà Vua nói gì với tôi không, và vừa mới tối qua thôi, có biết
không các vị?
-
Không, - cả hai đều đáp sau một phút im lặng - không, thưa ngài, chúng tôi
không biết.
Rồi
Aramis bằng một giọng lễ phép nhất và tôn kính nhất nói thêm:
-
Nhưng tôi hy vọng ngài làm ơn nói cho chúng tôi biết.
-
Nhà Vua bảo tôi từ nay Người sẽ tuyển mộ ngự lâm quân trong số lính cận vệ của
Đức Giáo chủ!
-
Trong số cận vệ của Đức Giáo chủ ư? Tại sao lại thế? - Porthos hỏi lại ngay.
-
Bởi nhà Vua thấy rõ món vang chua của mình cần phải làm cho sắc nước hơn bằng
việc pha thêm vang quý.
Hai
chàng trai ngự lâm đỏ mặt lên đến tận lòng trắng đôi mắt. D' artagnan không
biết mình đang ở đâu nữa và chỉ muốn chui xuống đất.
-
Phải, phải - Ông De Treville tiếp tục một cách sôi nổi - và Hoàng thượng có lý,
bởi, ta thề danh dự đúng là ngự lâm quân đã tạo nên bộ mặt đáng buồn trong
triều. Hôm qua Đức Giáo chủ chơi bài với nhà Vua đã kể lại với vẻ chia buồn làm
ta rất khó chịu, rằng tối hôm kia những tên ngự lâm khốn kiếp, lũ quỷ hiện
thành người ấy, Giáo chủ nhấn mạnh những từ đó bằng một giọng mỉa mai khiến ta
càng bực mình hơn, những tên cắt xẻo thịt người ấy, ông ta vừa thêm vừa nhìn ta
bằng con mắt mèo rừng, la cà ở phố Fréjus trong một quán rượu, và rồi một toán
cận vệ của ông ta, ta tưởng như ông ta sắp cười vào mũi ta, buộc lòng phải bắt
giữ những tên càn quấy. Trời ơi? Các anh phải biết gì đó về việc ấy chứ? Bắt
giữ ngự lâm quân? Các anh trong bọn họ, các anh ấy, đừng có mà chống chế, người
ta đã nhận ra các anh và Giáo chủ đã chỉ đích danh các anh. Rõ ràng là lỗi của
ta, phải lỗi của ta, một khi chính ta chọn người. Xem nào, Aramis, vì chuyện
quái quỷ gì mà anh ta lại xin ta mặc áo lính, khi ta sắp sửa quá ư thích hợp
dưới cái áo thày tu? Còn anh, Porthos anh đã chẳng có một chiếc dải đeo gươm
thêu vàng chỉ để đeo một thanh gươm bằng dạ ư? Còn Athos nữa? Ta không thấy
Athos. Anh ta ở đâu?
-
Thưa ngài - Aramis trả lời buồn bã - Ông ấy ốm, ốm nặng.
-
Ốm, ốm nặng! Anh bảo thế sao? Bệnh gì?
-
Thưa ngài, e là bệnh đậu mùa nhẹ, - Porthos trả lời, đến lượt mình cũng muốn
xen vào câu chuyện - sẽ rất đáng buồn, bởi chắc chắn sẽ làm xấu bộ mặt ông ta.
-
Bệnh đậu mùa ư? Lại thêm một chuyện tuyệt luân anh kể ta nghe đấy, Porthos ạ?
Ốm vì bệnh đậu mùa ở tuổi ông ta ư?
-
Không đâu?.. Nhưng bị thương là cái chắc. Có thể bị giết nữa. Chà! Nếu ta biết
chắc! Trời ơi! Thưa các vị ngự lâm quân, ta không bằng lòng việc các vị lui tới
những nơi tồi tệ ấy, không bằng lòng các vị cãi cọ nhau trên đường phố và đọ
gươm ở các ngã tư. Ta không muốn, cuối cùng bị đem làm trò cười cho bọn cận vệ
của Đức Giáo chủ. Là những con người dũng cảm, điềm đạm, khôn khéo, không bao
giờ để bị rơi vào trường hợp bị bắt giữ, hơn nữa chính họ cũng chẳng chịu để bị
bắt giữ, ta tin chắc như vậy. Họ thích thà chết ngay tại chỗ còn hơn lùi một
bước. Chạy trốn, lủi, tránh, thật đẹp mặt cho ngự lâm quân của nhà Vua, thế
đấy! Porthos và Aramis giận run lên, có nhẽ họ sẵn sàng bóp cổ ông De Treville,
nếu như trong sâu thẳm của chuyện này, họ không cảm thấy tình yêu lớn lao ông
dành cho họ nên mới nói họ như vậy. Họ dậm chân lên thảm trải, cắn môi đến bật
máu và dùng hết sức siết chặt chuôi gươm.
Như
đã nói, phía bên ngoài người ta đã nghe thấy gọi Athos, Porthos và Aramis, và
đã đoán ra qua giọng nói của ông De Treville là ông đang tức giận tột cùng.
Mươi cái đầu tò mò áp vào tấm thảm bọc cửa, tái đi vì giận giữ, vì tai họ dính
vào cánh cửa không để sót một lời nào, trong khi miệng họ nhắc lại lần lượt
những lời sỉ vả của ông đại úy cho tất cả mọi người ngoài tiền sảnh nghe.
Trong
phút chốc từ ngoài cửa văn phòng đến cửa mở ra phố, tất cả tòa nhà sôi lên sùng
sục.
-
A, lính ngự lâm của nhà Vua lại để cho bọn cận vệ của Giáo chủ bắt giữ! - Ông
De Treville cũng giận dữ như quân lính ngự lâm của mình tiếp tục nhưng giật
giọng từng lời, và có thể nói như đâm từng nhát ngần ấy mũi dao vào ngực thính
giả của mình. - Mẹ kiếp sáu cận vệ của Đức ông bắt giữ sáu ngự lâm quân của
Hoàng thượng! Trời đất! Ta đã quyết định rồi. Ta sẽ đến thẳng điện Louvre, ta
sẽ xin từ chức đại úy ngự lâm quân của nhà Vua để xin được làm phó úy trong cận
vệ của Giáo chủ, và nếu ngài từ chối, mẹ kiếp, ta sẽ làm tu viện trưởng.
Trước
những lời lẽ đó, tiếng thì thào phía ngoài trở thành một tiếng nổ. Đâu đâu
người ta cũng chỉ nghe thấy tiếng chửi rủa và phỉ báng. Những tiếng mẹ kiếp!
Khốn kiếp! Chết mẹ chúng bay đi! Vấp nhau trong không khí. D' artagnan kiếm một
tấm thảm treo; núp sau đó và tự cảm thấy một sự ham muốn vô hạn là rúc dưới gầm
bàn.
Porthos
không kiềm chế nổi nữa nói:
-
Thế nào, ngài đại úy của tôi, sự thật là sáu chọi sáu đấy, nhưng chúng tôi bị
phản và trước khi chúng tôi kịp rút gươm thì hai người chúng tôi đã bị giết
chết, và Athos thì bị thương nặng, cũng chẳng hơn gì mấy. Bởi vì ngài cũng biết
đấy, thưa đại úy, Athos đã hai lần cố vùng dậy rồi lại ngã xuống hai lần. Tuy
vậy, chúng tôi không đầu hàng, không. Chúng dùng sức mạnh lôi chúng tôi đi. Dọc
đường chúng tôi chạy thoát. Còn Athos chúng tưởng chết nên để mặc trên bãi
chiến trường, không nghĩ bõ công mang đi, chuyện là thế. Quỷ chưa thưa đại uý!
Người ta không thể trận nào cũng thắng đâu. Pompê vĩ đại (1) đã thua ở Phác
Xan, và vua Frăngxoa đệ nhất, tôi nghe nói ngang tài thiên hạ tuy vậy cũng bị
thất bại ở Pavi(2).
(1)
Pompeé - Tướng La Mã, cùng với Caesar và Crassus họp thành tam hùng chống lại
hạ viện, sau đối địch với Caesar, người được hạ viện và giới quý tộc nưởc Cộng
hòa ủng hộ. Sau một cuộc chiến khủng khiếp bị bại ở Pharsale và khi đến Ai Cập
tìm nơi trú thân thì bị ám sát
(2)
Pavi: Nơi François I, bị người Tây Ban Nha đánh bại và bị bắt làm tù binh
ngày 24-2-1525 viết thư cho mẹ: "Tất cả bị mất hết trừ danh dự".
-
Và tôi có vinh dự cam đoan với ngài tôi đã giết chết một tên bằng chính gươm
của nó - Aramis nói - bởi gươm của tôi bị gãy ngay từ miếng đánh đầu tiên. Giết
hay đâm bằng dao găm, thưa ngài, ngài thích thế nào xin tùy.
Ông
De Treville đáp giọng hơi dịu bớt:
-
Ta không biết việc đó. Theo như ta thấy, Đức Giáo chủ đã cường điệu thêm.
Aramis
thấy đại úy của mình đã nguôi ngoai đánh bạo đưa ra một thỉnh cầu:
-
Nhưng xin ngài, ngài làm ơn đừng nói chính Athos chứ không ai khác bị thương.
Việc đó đến tai nhà Vua sẽ làm ngài thất vọng, và vì vết thương vào loại nặng
nhất, sau khi đã xuyên qua vai, nó đâm sang ngực, sẽ đáng ngại đấy.
Đúng
lúc ấy màn cửa được nâng lên, và một khuôn mặt đẹp và cao quý, nhưng xanh xao
khủng khiếp hiện ra dưới mép rèm.
-
Athos! - Hai chàng ngự lâm kêu lên.
-
Athos!- Bản thân ông De Treville cũng nhắc lại.
-
Thưa ngài, ngài cho đòi tôi - Athos nói với ông De Treville bằng một giọng yếu
ớt, nhưng hoàn toàn bình thản. Theo các bạn tôi nói, ngài đã cho đòi tôi, và
tôi vội đến nhận lệnh của ngài. Vậy thưa ngài muốn gì ở tôi?
Vừa
nói, người lính ngự lâm quần áo chỉnh tề và nai nịt như thường lệ này cả quyết
bước vào trong văn phòng. Ông De Treville xúc động đến tận đáy lòng trước bằng
chứng của tính can trường, nhảy bổ đến người này, và nói:
-
Tôi đang nói với các vị này rằng tôi cấm binh lính ngự lâm của tôi không được
phơi mạng mình ra một cách không cần thiết, bởi những con người dũng cảm rất
quý đối với nhà Vua, và nhà Vua biết những ngự lâm quân của mình là những người
dũng cảm nhất trên trái đất. Nào Athos xin bắt tay ông.
Và
không đợi người mới đến tự mình đáp lại bằng chứng của sự thân thương, ông De
Treville nắm bắt bàn tay phải và siết rất mạnh, không nhận thấy Athos dù đang
hết sức kiềm chế bản thân vẫn không thoát khỏi một biểu hiện đau đớn và lại tái
người đi, điều mà người ta có thể tin không thể có được.
Cửa
vẫn còn hé mở, mặc dầu bí mật được giữ kín, nhưng vết thương mọi người vẫn
biết, và Athos vừa đến đã gây ra xúc động cho mọi người. Một tiếng xôn xao thỏa
mãn hoan nghênh những lời nói cuối cùng của đại úy, và vài ba cái đầu bị lông
nhiệt tình cuốn theo đã hiện ra ở mấy chỗ cửa rèm, chắc chắn ông De Treville
đang định quở trách sự vi phạm luật lệ về lễ nghi này bằng những lời lẽ gay gắt
thì bất thình lình ông cảm thấy bàn tay của Athos co quắp trong bàn tay ông và khi
ngước nhìn lên, ông thấy Athos, đang sắp ngất. Cũng ngay lúc ấy, Athos thu hết
sức lực để đấu tranh chống lại sự đau đớn, cuối cùng đã bị thua, ngã vật xuống
sàn nhà như đã chết.
-
Một nhà phẫu thuật - Ông De Treville kêu to - Của ta, tốt hơn là của nhà Vua!
Một phẫu thuật gia? Chó chết? Athos dũng cảm của ta sắp gay rồi.
Nghe
tiếng kêu của ông De Treville, mọi người đổ xô vào văn phòng của ông, ông cũng
chẳng còn bụng dạ nào đóng cửa ngăn ai, ai nấy đều chạy đến xung quanh người bị
thương. Nhưng mọi người xăng xái đều vô ích nếu như bác sĩ được yêu cầu không
được tìm thấy ngay trong dinh quán. Ông ta rẽ đám người ra, lại gần Athos vẫn
đang mê man và vì tất cả ồn ào và nháo nhào kia gây trở ngại lớn cho ông ta,
ông ta yêu cầu việc đầu tiên và cũng là khẩn thiết nhất là người lính ngự lâm
phải được khênh sang phòng bên cạnh. Ông De Treville ngay tức khắc mở một cái
cửa và chỉ đường cho Porthos và Aramis khênh bạn mình đi, theo sau là nhà phẫu
thuật và cuối cùng cánh cửa khép lại sau nhà phẫu thuật. Lúc đó văn phòng của
ông De Treville, cái địa điểm thường ngày được tôn kính thế, tạm thời trở thành
một phòng phụ của tiền sảnh. Người thuyết giải, ba hoa, to tiếng, chửi bới văng
tục, coi Giáo chủ và lũ cận vệ của ông là một lũ quỷ tha ma bắt.
Một
lát sau, Porthos và Aramis trở ra. Chỉ còn nhà phẫu thuật và ông De Treville
còn lại bên người bị thương.
Cuối
cùng ông De Treville đến lượt mình cũng ra. Người bị thương đã tỉnh, nhà phẫu
thuật tuyên bố tình trạng của người lính ngự lâm không có gì có thể khiến bạn
bè mình phải lo lắng, sự ốm yếu của ông ta chỉ là tạm thời do mất máu.
Rồi
ông De Treville giơ tay ra hiệu, mọi người rút lui trừ D' artagnan, không hề
quên mình phải yết kiến và với tính kiên trì của dân Gátxcông, chàng ở nguyên
tại chỗ.
Khi
mọi người đã ra hết và cửa đã được đóng lại, ông Treville quay lại và thấy chỉ
còn riêng mình với chàng trai trẻ. Sự kiện vừa qua khiến ông lãng quên đôi chút
dòng suy nghĩ của mình.
Ông
hỏi người thỉnh cầu gan bướng này muốn gì ở ông, D' artagnan lúc đó mới xưng
tên, và ông De Treville lập tức nhớ lại mọi kỷ niệm của hiện tại và quá khứ của
mình và hiểu ra ngay vị thế trong mình.
-
Xin lỗi - Ông vừa nói vừa cười - xin lỗi anh bạn đồng hương thân mến của ta, ôi
ta quên khuấy mất anh. Anh muốn gì nào?
Một
đại úy chẳng khác gì một người cha trong gia đình, có một trách nhiệm lớn lao
hơn một người cha trong gia đình thông thường nhiều. Binh lính là những đứa con
lớn, nhưng vì ta phải giữ sao cho những mệnh lệnh của nhà Vua, nhất là của Đức
ông Giáo chủ phải được thi hành...
D'
artagnan không giấu nổi một nụ cười. Thấy nụ cười đó ông De Treville cho rằng
chả tội gì lôi thôi với một thằng ngốc, nên đi thẳng vào việc và xoay hẳn câu
chuyện sang hướng khác.
-
Ta rất quý cụ thân sinh ra anh. Ta có thể làm gì cho người con của cụ đây? Vào
nhanh lên, thời gian không cho phép ta đâu?
-
Thưa ngài - D' artagnan nói - tôi rời Tácbơ đến đây là cốt để xin ngài, vì tình
bằng hữu mà ngài sẽ không quên, ban cho tôi chiếc áo ngự lâm quân, nhưng sau
mọi chuyện mà tôi vừa chứng kiến hai tiếng đồng hồ trước đây, tôi hiểu ra rằng
một sự ưu ái như thế sẽ là rất lớn lao, và tôi run lên vì sợ mình không chủt
xứng đáng.
-
Đó quả là một sự ưu ái, anh bạn trẻ ạ - Ông De Treville đáp - nhưng nó có thể
không vượt quá tầm anh như anh tưởng hoặc có vẻ như anh tưởng đâu. Tuy nhiên
một đạo dụ của Hoàng Thượng đã tiên liệu trường hợp này. Và ta lấy làm tiếc mà
báo cho anh biết, người ta không nhận bất kỳ ai làm ngự lâm quân trước khi có
sự thử thách tiên quyết trong một vài trận đánh, một số chiến công sáng chói hoặc
tại ngũ hai năm trong một binh đoàn nào khác kém ưu ái hơn binh đoàn của chúng
ta.
D'
artagnan nghiêng mình không đáp. Chàng cảm thấy còn khao khát được khoác lên
mình bộ đồng phục ngự lâm hơn cả khi chàng thấy có bao nhiêu khó khăn lớn lao
để đạt được.
-
Nhưng - Ông Treville nói tiếp vừa nhìn thẳng vào người đồng hương bằng con mắt
sắc nhọn, như thể muốn đọc sâu trong tim gan chàng - Nhưng, thể tình cha anh,
người bạn đồng ngũ cũ của ta, như ta đã nói với anh, ta muốn làm một cái gì đó
cho anh, anh bạn ạ. Những người lính trẻ miền Bearn chúng ta thường không giàu
có gì và ta ngờ rằng từ khi ta đi khỏi tỉnh nhà, mọi sự không được cải thiện
mấy. Vậy với số tiền anh mang theo, hẳn là anh không có thừa thãi để đủ sống.
D'
artagnan vươn thẳng người với một vẻ kiêu hãnh như muốn nói rằng chàng không
hỏi xin bố thí của ai.
-
Được lắm, anh bạn trẻ, được lắm - Ông Treville tiếp tục - Ta thừa hiểu cái thói
ấy: Ta đến Paris với bốn đồng tiền vàng trong túi và ta sẽ đánh nhau với bất kỳ
ai bảo ta rằng, lấy gì mà mua nổi điện Louvre.
D'
artagnan mỗi lúc càng thẳng người lên. Nhờ bán con ngựa chàng vào nghề với bốn
đồng vàng nhiều hơn ông De Treville khi bắt đầu sự nghiệp của mình.
-
Vậy ta nói cho anh hay, anh cần dành dụm cái mà anh có, dù món tiền đó lớn đến
mấy, nhưng anh cũng cần luyện tập để tự hoàn thiện sao cho xứng với một người
quý tộc. Ngay hôm nay, ta sẽ viết cho ông giám đốc Hàn lâm viện hoàng gia, và
ngay ngày mai ta sẽ nhận anh không mất chút thù lao nào. Đừng có từ chối sự ưu
ái nhỏ bé này. Những nhà quý tộc dòng dõi cao quý nhất và giàu có nhất đôi khi
mong được thế mà không được đấy. Anh sẽ học điều khiển ngựa, đấu gươm và khiêu
vũ? Ở đây, anh sẽ được làm quen với những người tốt, thỉnh thoảng anh trở lại
gặp ta cho ta biết anh đã tiến bộ đến đâu, và ta có thể làm điều gì đó giúp
anh.
D'
artagnan còn hoàn toàn xa lạ với cung cách nơi triều đình, cảm thấy sự lạnh
nhạt trong tiếp đón.
-
Than ôi, thưa ngài - chàng nói - lúc này tôi mới thấy bức thư giới thiệu viết
cho ngài mà cha tôi đã trao cho tôi gây hại cho tôi đến mức nào!
Ông
Treville đáp:
-
Quả thật, ta ngạc nhiên là anh đã làm một cuộc hành trình dài đến thế mà lại
không cỏ thứ bánh thánh bắt buộc ấy, phương sách duy nhất của người Bearn chúng
ta.
-
Tôi có chứ, thưa ngài, có Chúa chứng giám, đúng thể thức - D' artagnan kêu lên
- nhưng họ đã tráo trở lột mất của tôi.
Và
chàng kể lại mọi chuyện ở Măng, tả lại gã quý tộc không quen biết với những chi
tiết nhỏ nhất một cách sôi nổi và thật thà khiến ông De Treville rất mê.
-
Thế thì lạ nhỉ - Ông trầm ngâm nói - Tức là anh đã gióng tên tôi lên?
-
Vâng, thưa ngài, chắc hẳn tôi đã mắc phải một điều bất cẩn. Nhưng ngài bảo sao,
một cái tên như tên ngài phải được dùng như một cái khiên cho tôi trên đường
đi. Ngài thử xét xem liệu tôi có luôn được che chở không?
Sự
tâng bốc thật quả đúng lúc, và ông De Treville cũng thích sự tán tụng như một
ông vua và như một Giáo chủ. Ông không kìm giữ nổi một nụ cười lộ vẻ thỏa mãn,
nhưng nụ cười lại sớm tắt ngay, và chính ông lại quay lại câu chuyện phiêu lưu
ở Măng.
-
Nào, anh nói xem, cái gã quý tộc ấy không có một vết sẹo ở má chứ?
-
Có chứ ạ, như một vết đạn xước.
-
Không phải là một người phong độ nho nhã chứ?
-
Phải ạ.
-
Người cao lớn?
-
Vâng.
-
Da tái râu tóc nâu?
-
Vâng, vâng, chính thế đó. Thưa ngài. Làm thế nào ngài lại biết được con người
đó? Chà, nếu bao giờ tôi gặp hắn, mà tôi sẽ gặp lại, tôi xin thề với ngài đấy,
dù ngay ở địa ngục...
-
Hắn đợi một phụ nữ! - Ông Treville tiếp tục.
-
Ít nhất hắn cũng chuyện trò một lúc với người đàn bà hắn đợi rồi mới ra đi.
-
Anh không biết câu chuyện của họ xoay quanh chủ đề gì ư?
-
Hắn đưa cho người đàn bà một cái hộp, và bảo trong hộp có những chỉ thị của hắn
và dặn đến London mới được mở.
-
Người đàn bà đó là người Anh?
-
Hắn gọi là Milady.
-
Chính hắn! - Ông Treville lẩm bẩm - Đúng hắn? Ta cứ ngỡ hắn còn ở Bruxelles?
-
Ồ thưa ngài, nếu ngài biết kẻ đó là ai - D' artagnan kêu lên. - Xin hãy chỉ rõ
tên hắn là gì, hắn ở đâu, tôi sẽ bỏ hết những điều tôi xin ngài, kể cả lời hứa
của ngài cho tôi xung vào ngự lâm quân, bởi trên hết mọi điều, tôi muốn trả
thù.
-
Hãy cẩn thận đấy, chàng trai trẻ - Ông Treville nói - Trái lại, nếu như thấy
hắn ta đến từ đầu phố này, hãy qua ngay sang đầu phố kia! Chớ có húc đầu vào
tảng đá ấy. Nó sẽ đập vỡ anh như một hòn thủy tinh.
-
Điều đó không ngăn nổi có ngày tôi gặp lại hắn.
-
Trong khi chờ đợi - Ông Treville nói - đừng có đi tìm hắn, ta có lời khuyên anh
đấy.
Bất
ngờ, ông Treville dừng lại, bàng hoàng vì một mối nghi ngờ đột ngột. Hận thù
lớn lao mà chàng du khách trẻ đã lớn tiếng bày tỏ với cái kẻ, có lẽ phần nào
đúng, đã tước đoạt bức thư của cha chàng, lòng hận thù ấy liệu có không che
giấu một sự tráo trở nào chăng? Con người trẻ tuổi này liệu có phải do Đức ông
phái đến không? Anh ta không đến để giăng bẫy ông chứ? Cái kẻ giả vờ là D'
artagnan này phải chăng là một mật sứ của Giáo chủ tìm cách lọt vào nhà ông, để
ở gần ông, chiếm lấy lòng tin của ông rồi về sau hại ông, như đã được áp dụng
hàng nghìn lần rồi? Ông chăm chú nhìn D' artagnan lần này kỹ hơn lần đầu. Ông
không được yên tâm lắm trước bộ mặt ánh lên vẻ giảo hoạt và sự khiêm nhường dễ
thương.
Ông
nghĩ. Ta biết thừa hắn người Gátxcông nhưng hắn có thể tốt cho ta cũng như cho
Giáo chủ. Để xem, hãy thử thách hắn đã.
-
Anh bạn này - Ông từ tốn nói - vì anh là con trai ông bạn cũ của ta, ta coi
chuyện mất thư là chuyện thực, để sửa chữa vẻ lạnh nhạt lúc đầu anh nhận thấy
trong sự tiếp đón của ta. Ta muốn phơi bày cho anh biết những bí mật về chính
sách của chúng ta. Nhà Vua và Giáo chủ là những người bạn tốt nhất. Những vẻ
ngoài tưởng như kỵ nhau của họ chỉ là để lừa những tên ngốc. Ta không muốn một
người đồng hương, một kỵ sĩ đẹp trai dũng cảm đầy sức thăng tiến lại bị lừa bởi
những trò vờ vĩnh đó rồi chui vào lưới như một kẻ ngớ ngẩn, theo sau biết bao
kẻ khác đã đâm đầu vào. Hãy nghĩ rằng ta trung thành với cả hai vị chúa tể
quyền lực vô biên đó, và rằng những bước đi nghiêm túc của ta bao giờ cũng
không ngoài mục đích phụng sự nhà Vua, và Đức Giáo chủ, một trong những thiên
tài lỗi lạc nhất mà nước Pháp đã sinh ra. Giờ đây, anh bạn trẻ hãy xử sự đúng
như thế, và nếu như vì gia đình, họ hàng hoặc do ngay cả bản năng, anh có mang
một trong những mối hận thù nào đó chống lại Giáo chủ, giống như chúng ta thấy
bùng nổ ở những chàng quý tộc vừa rồi, thì hãy vĩnh biệt ta rồi chia tay nhau:
Ta sẽ giúp anh trong mọi tình thế nhưng không ràng buộc anh với bản thân ta. Ta
hy vọng lòng thành thật của ta dẫu sao cũng sẽ khiến anh thành bạn ta, bởi cho
đến nay anh là chàng trai trẻ duy nhất mà ta cho biết những điều như vừa rồi.
Treville
lại tự nhủ:
"Nếu
như Giáo chủ phái đến ta con cáo non này, chắc hẳn lão đã không quên dặn tên
gián điệp của lão cách tốt nhất để tán tỉnh ta là bôi nhọ lão, vì lão thừa biết
ta ghét lão độc địa đến mức nào. Cho nên mặc dầu những phản kháng của ta, thằng
cha nham hiểm này hẳn sẽ trả lời ta hắn kinh hãi Đức ông".
Nhưng
hoàn toàn khác hẳn điều ông Treville mong đợi, D' artagnan trả lời quá giản dị:
-
Thưa ngài, tôi đến Paris với những ý định hoàn toàn như vậy. Cha tôi đã khuyên
răn tôi chỉ chịu đựng nhà Vua, Đức Giáo chủ và ngài mà ông coi như ba người
đứng đầu nước Pháp.
D'
artagnan đã đưa thêm ông Treville vào hai người kia, nhưng chàng nghĩ việc thêm
thắt này chẳng hại gì và nói tiếp:
-
Vậy nên tôi rất tôn sùng Đức Giáo chủ và kính trọng sâu sắc những hành vi của
người. Thưa ngài, nếu như ngài nói với tôi với lòng thành thực như ngài nói thì
càng hay cho tôi, bởi ngài làm cho tôi được vinh dự tự hào về sự giống nhau về
sở nguyện này, nhưng nếu ngài còn có chút nghi ngại nào, cũng là tự nhiên thôi,
thì tôi cảm thấy mình dại dột khi nói lên sự thật. Nhưng không sao, rồi ngài sẽ
không tránh khỏi quý mến tôi đâu. Đấy chính là điều tôi phải giữ hơn tất cả mọi
thứ ở trên đời.
Ông
De Treville bị ngạc nhiên tới cực điểm. Bấy nhiêu thăm dò, bấy nhiêu thành
thực, cuối cùng chàng trai đã gây được lòng ngưỡng mộ, nhưng chưa hoàn toàn gạt
đi hết những mối nghi ngờ của ông. Chàng trẻ tuổi này càng ở mức trên những
chàng trai trẻ khác bao nhiêu ông càng sợ mình bị nhầm lẫn bấy nhiêu. Tuy nhiên
ông siết chặt tay D' artagnan và bảo:
-
Anh là một chàng trai trung thực, nhưng trong lúc này, ta chỉ có thể làm được
điều mà ta đã hứa với anh lúc nãy. Nhà ta luôn mở rộng cửa với anh. Sau này, có
thể yêu cầu gặp ta bất cứ giờ nào và do đó hãy nắm lấy thời cơ, có thể anh sẽ
đạt được điều anh muốn đạt.
-
Thưa ngài, có nghĩa là ngài đợi tôi trở nên xứng đáng với điều đó? - D'
artagnan nói thêm với lối thân mật của dân Gátxcông - Vậy, ngài yên tâm, ngài
không đợi lâu đâu.
Rồi
chàng chào và rút lui, như thể từ nay phần còn lại là trông mong ở chính mình.
-
Nhưng đợi đã - Ông De Treville vừa nói vừa ngăn chàng lại - Ta đã hứa gửi một
bức thư cho ông giám đốc Viện Hàn lâm. Anh có quá kiêu hãnh mà không nhận nó
không, nhà quý tộc trẻ của ta?
-
Không, thưa ngài - D' artagnan nói - Tôi xin trả lời ngài rằng sẽ không có
chuyện bức thư này như bức thư trước đâu. Tôi sẽ giữ nó thật cẩn thận, nó sẽ
đến đúng địa chỉ, tôi xin thề với ngài đó, và sẽ bất hạnh cho kẻ nào định tước
đoạt nó của tôi.
Ông
Treville mỉm cười trước sự huênh hoang đó và để người đồng hương trẻ chờ ở
khung cửa sổ nơi họ gặp nhau và nói chuyện với nhau, ông bắt đầu viết thư giới
thiệu như đã hứa.
Trong
lúc đó, D' artagnan không có việc gì để làm, bèn nện gót trên gạch lát nền,
nhìn những ngự lâm quân, người nọ nối người kia đi khỏi đấy. chàng đưa mắt nhìn
theo tới khi họ biến mất ở chỗ ngoặt của đường phố.
Viết
xong và niêm phong bức thư, ông đứng lên, đến gần và đưa nó cho chàng. Nhưng
đúng lúc D' artagnan chìa tay ra nhận, ông De Treville hết sức lạ lùng thấy con
người được ông che chở nhảy vọt lên, bừng bừng giận dữ và vừa lao ra khỏi văn
phòng vừa la hét:
-
A! Đồ chết dẫm! Lần này nó không thoát khỏi tay ta đâu.
-
Mà ai mới được chứ? - Ông De Treville hỏi.
-
Nó, tên ăn cắp của tôi! - D' artagnan trả lời - A, đồ phản!
Rồi
chàng biến mất.
-
Tên điên này! - Ông De Treville lẩm bẩm - Tuy nhiên trừ phi - ông thêm - đó chỉ
là một thủ đoạn khôn khéo để chuồn, khi thấy mình đã bị lộ.