02. Đừng ghi sổ

CHƯƠNG 2: Đừng ghi sổ

Làm gì có khái niệm
con người độc lập. Chúng ta chịu ảnh hưởng của hàng ngàn người khác. Bất cứ ai
đã từng làm một điều tối cho ta, nói với ta một lời an ủi, cũng đã là có ảnh
hưởng đến tính cách, suy nghĩ, và thành công của ta.

_GEORGE BURTONADAMS

Khi tôi đến nói
chuyện với sinh viên đại học hay sau đại học, họ bao giờ cũng hỏi tôi, Bí mật nào dẫn
ông đến thành công? Những quy luật bất thành văn nào giúp ta thành công?

nhiên, họ muốn tôi đưa ra một câu trả lời đơn giản và gọn gàng như một hộp quà
thắt nơ. Mà sao lại không? Hồi tôi còn trẻ tôi cũng chỉ mong có thế.

“Vậy là các bạn muốn
biết bí mật chứ gì”, tôi trả lời. “Cũng được thôi. Tôi sẽ tóm tắt chìa khóa
thành công bằng một từ duy nhất: quảng đại.”

Sau đó tôi dừng lại, và
nhìn những gương mặt đang tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên. Phân nửa trong số này hẳn
đã cho rằng tôi đang nói đùa; nửa còn lại đang suy nghĩ phải chăng họ đã sai
lầm dành thời gian nghe tôi thuyết giảng thay vì đi uống bia với bạn bè.

Tôi bắt đầu giải thích
với họ rằng khi tôi còn nhỏ, cha tôi, một công nhân nhà máy thép tại Pennsylvania, đã luôn mong
muốn tôi đạt được nhiều thứ hơn ông. Và ông đã kể ước nguyện này cho một người
mà ông chỉ mới gặp lần đầu, Tổng giám đốc công ty, ông Alex McKenna. Ông
McKenna rất ấn tượng trước quyết tâm của cha tôi và giúp tôi đạt được học bổng
vào một trong những trường tư tốt nhất nước, nơi ông đang nằm trong ban điều
hành.

Sau này, Elsie Hillman,
chủ tịch Đảng cộng hòa tại bang Pennsylvania, đã cho tôi mượn tiền và
khuyến khích tôi theo học trường kinh doanh. Tôi gặp bà lần đầu tiên khi bà đọc
qua bài báo trên tờ New York Times viết về thất bại của tôi
tại Hội đồng thành phố New Haven khi tôi đang học năm thứ hai tại Yale.

Tôi nói với các sinh
viên, khi tôi bằng tuổi các bạn, tôi đã được hưởng những cơ hội theo học tại
những trường nổi tiếng nhất thế giới, hoàn toàn nhờ vào sự giúp đỡ rộng lượng
của người khác.

“Nhưng”, tôi nói tiếp,
“vấn đề khó khăn là: Bạn phải sẵn lòng nhận sự giúp đỡ của người khác. Thông
thường, bạn phải chủ động và yêu cầu được giúp đỡ.”

Nói đến đây, tôi thường
nhận ra những ánh mắt đồng cảm. Hầu như tất cả mọi người trong phòng đều đã
từng phải nhờ đến sự giúp đỡ để sắp xếp một cuộc phỏng vấn xin việc, hay một vị
trí thực tập, hay những lời khuyên quý báu. Và hầu như ai cũng rất ngại ngùng
khi phải cầu xin giúp đỡ. Nhưng bạn phải thật sự thoải mái sẵn sàng yêu cầu
được giúp đỡ cũng như sẵn sàng giúp đỡ, lúc đó bạn mới thật sự cân bằng hai
phía của phương trình.

Đây cũng chính là sự
kết nối. Kết nối là một quá trình liên tục cho và nhận – yêu cầu được giúp đỡ
và giúp đỡ người khác. Khi con người giao tiếp với nhau, chia sẻ thời gian và
kinh nghiệm cho nhau, mọi người đều hưởng lợi nhiều hơn.

Quan điểm vạn vật vận
hành theo vòng luân hồi nghiệp chướng kiểu này nghe có vẻ buồn cười đối với
những người đã mất niềm tin vào thế giới kinh doanh. Nhưng thực tế là mặc dù
quyền năng của lòng độ lượng chưa được công nhận hay áp dụng triệt để tại các
công ty Mỹ, giá trị tạo mạng lưới của nó đã được chứng minh.

Ví dụ, tôi thích được
tư vấn nghề nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm. Nó gần như một thú vui của tôi. Tôi
đã từng tư vấn cho hàng ngàn bạn trẻ, và tôi rất vui mừng được tin tức của họ
sau này khi sự nghiệp của họ phát triển. Đôi lúc tôi thấy mình đóng góp được
rất lớn cho cuộc sống của các bạn. Tôi có thể giúp họ mở một cánh cửa, hoặc sắp
xếp một đợt thực tập – những hành động đơn giản nhưng có thể thay đổi vận mệnh.
Nhưng thường thì lời đề nghị của tôi bị từ chối.

Người được nhận sẽ trả
lời, “Cám ơn, nhưng tôi không thể chấp nhận hàm ơn này vì tôi không biết mình
có thể đáp trả lại ông sau này được không.”, hoặc “Tôi không thích phải chịu ơn
ai cả, nên tôi không dám nhận đâu.” Đôi khi, họ cố gắng thuyết phục tôi rằng họ
sẽ đáp trả lại bằng cách này hay cách khác. Đối với tôi, không có gì bực bội
hơn là chứng kiến họ chẳng hiểu gì về cách thức vận hành của thế giới. Mà đây
cũng không phải là vấn đề trọn gói trong một thế hệ. Tôi đã bắt gặp cách phản
ứng tương tự từ những người ở đủ mọi độ tuổi, đủ mọi thành phần kinh tế.

Mạng lưới chỉ hoạt động
được khi người ta nhận thấy mình cần nhau. Tuy không nói ra, nhưng ai cũng hiểu
là thời gian và công sức đầu tư xây dựng mối quan hệ cá nhân ngày hôm nay sẽ mang
lại lợi ích trong tương lai. Những người thuộc nhóm “một phần trăm”, như cách
tôi gọi những người cực kỳ giàu có và thành công mà chúng ta luôn ngưỡng mộ,
vẫn duy trì được vị thế của mình là vì họ hiểu được cơ chế này, bởi vì, thực tế
họ đã sử dụng quyền năng của các mối quan hệ và bè bạn để đạt thành công như
ngày hôm nay.

Để đạt được như họ,
trước tiên bạn phải bỏ ngay việc ghi sổ nợ. Bạn không thể tạo ra được một mạng
lưới rộng rãi nếu không giới thiệu những nhóm người này với nhau. Bạn càng giúp
đỡ nhiều người, thì bạn sẽ càng nhận được nhiều sự giúp đỡ, và bạn sẽ có khả
năng giúp được nhiều người hơn. Cứ thế mạng lưới phát triển. Giống như mạng
Internet. Mạng Internet chỉ thật sự mang lại giá trị nếu có nhiều người truy
cập và sử dụng thông tin của nó. Tôi có một danh sách những người tôi đã giúp
đỡ trước đây, thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau, và hiện đang giúp tôi
đỡ đầu cho những thành viên khác tìm đến tôi.

Những gì tôi nói trên
đây không phải là chuyện tình cảm vẩn vơ; đây là sự hiểu biết mà những nhà
doanh nghiệp “mặt lạnh” nhìn nhận một cách nghiêm túc. Chúng ta đang sống trong
một thế giới quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Các tổ chức ngày càng gọn nhẹ và thiết
lập những liên minh chiến lược bất cứ lúc nào có thể. Ngày càng có nhiều nhà tư
vấn tự do nhận thấy mình phải liên kết với nhau để đạt mục tiêu. Và càng ngày,
những kịch bản/tình huống một mất một còn, bên được bên thua, càng thể hiện
rằng, về lâu dài, cả hai bên cùng thua. Những mối quan hệ đôi bên cùng có lợi
đã trở nên thiết yếu trong một thế giới “nối mạng”. Trong một thương trường
siêu-kết-nối, sự hợp tác đã giành chỗ của sự cạnh tranh.

Thế trận đã thay đổi.

Trong thời đại ngày
nay, chúng ta thật sự cần nhau.

Tiếc thay, nhiều người
vẫn còn mang tư tưởng của những năm 1950. Chúng ta có khuynh hướng lãng mạn hóa
sự độc lập. Nhiều trường phái trong kinh tế vẫn đề cao sự tự chủ, làm như thể
giao tiếp, tinh thần đồng đội và hợp tác không phải là các đức tính. Đối với
những người nè, sự phụ thuộc lẫn nhau chỉ là cách nói khác của sự lệ thuộc.
Theo kinh nghiệm của tôi, lối suy nghĩ này sẽ giết chết sự nghiệp của bạn ngay
lập tức.

Sự tự chủ chỉ là chiếc
áo giáp được làm bằng cát. Những cá nhân độc lập không có khả năng tư duy và
hành động theo lối phụ thuộc lẫn nhau có thể là những nhà sản xuất giỏi đơn lẻ,
nhưng họ không bao giờ được xem là những người lãnh đạo giỏi hay có tinh thần
đồng đội cao. Sự nghiệp của họ chẳng chóng thì chầy sẽ vấp váp và khựng lại.

Để tôi chỉ ra đây một
ví dụ. Khi tôi còn làm việc tại Deloitte, tôi tham gia vào một dự án của tổ
chức y tế lớn nhất nước Mỹ, Kaiser Permanente. Công việc buộc tôi phải bay qua
bay lại giữa hai trụ sở chính của họ tại San Francisco và Los
Angeles, trong khi tôi vẫn phải về nhà tại Chicago vào cuối tuần.

Ngay từ đầu tôi đã muốn
làm việc trong ngành tư vấn để hiểu thêm một số ngành kinh tế khác nhau. Khi
tôi đến Los Angeles, tôi bắt đầu suy nghĩ làm thế nào để thâm nhập được
vào ngành công nghiệp giải trí. Tôi chưa đề ra một mục tiêu gì cụ thể cả, tôi
chỉ biết là mình thích ngành công nghiệp này, và khi cơ hội đến, tôi chỉ muốn
đường hoàng tiến vào Hollywood chứ không phải chỉ là chú bé giao thư cho những
nhà đại diện.

Ray Gallo là bạn thân
của tôi khi còn học đại học, và đang hành nghề tư vấn luật tạiLos Angeles; vì
vậy tôi đã gọi cho anh ta để tham khảo ý kiến.

“Này, Ray. Anh có biết
ai trong ngành giải trí có thể cho tôi vài lời khuyên làm thế nào thâm nhập và
ngành công nghiệp này không? Anh có biết ai sẵn sàng đi ăn trưa với chúng ta
không?”

“Tôi có biết một anh
chàng tên David, cũng là bạn bè bình thường, ngày xưa cũng học tại HBS. Anh thử
gọi hắn xem.”

David là một doanh nhân
nhạy bén thực hiện một số công việc sáng tạo tại Hollywood. Nói cục thể hơn,
David có mối liên hệ mật thiết với một nhà điều hành cấp cao của một xưởng
phim; ngày xưa hai người học chung trường. Tôi hi vọng mình có may mắn gặp luôn
cả hai người.

David và tôi ngồi uống
cà phê tại một quán cà phê ngoài trời tại Santa Monica. David ăn mặc rất
bụi theo kiểu Los Angeles. Tôi mặc áo khoác và thắng cà vạt, đúng hình ảnh
một nhà tư vấn đến từ vùng trung tây nước Mỹ.

Sau vài câu đưa đẩy,
tôi đặt câu hỏi với David.

“Tôi muốn một lúc nào
đó sẽ chuyển sang ngành công nghiệp giải trí. Anh có biết ai có thể giúp tôi
một vài lời khuyên không?” Tôi là bạn thân của một người bạn thân của anh ta.
Điều này có vẻ như là một yêu cầu đơn giản nếu xét đến mối quan hệ của chúng
tôi.

“Tôi có biết một người”, anh ta bảo
tôi. “Cô ấy là nhà điều hành cấp cao tại Paramount.”

“Tuyệt quá, tôi rất
muốn gặp cô ấy”, tôi nói một cách hào hứng. “Anh có thể giúp tôi sắp xếp một
cuộc gặp gỡ giới thiệu thôi? Hay anh có thể cho tôi địa chỉ email?”

“Tôi không thể”, anh ta
nói với tôi cộc lốc. Tôi bị sốc, và nó thể hiện ra trên gương mặt tôi. “Keith,
tình hình là thế này. Có thể một lúc nào đó tôi sẽ cần đến sự giúp đỡ của người
này. Và tôi không muốn chia sẻ mối quan hệ của mình cho anh hay bất cứ ai là vì
vậy. Tôi phải để dành cho bản thân mình. Tôi hi vọng anh hiểu.”

Nhưng thực tế là tôi
không hiểu. Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu. Câu nói đó của anh ta đi ngược lại
với tất cả những gì tôi được biết. Anh ta xem mối quan hệ như một điều gì đó có
giới hạn, như một cái bánh chỉ có thế cắt ra thành một số miếng nhất định. Nếu
anh lấy đi một miếng, nghĩa là anh mất một miếng. Tuy nhiên theo tôi thì mối
quan hệ cũng như cơ bắp của chúng ta, chúng ta càng luyện tập, cơ bắp càng săn
chắc.

Nếu tôi dành thời gian
để gặp gỡ ai đó, tôi muốn giúp người đó thành công. Nhưng David thì ghi sổ tất
cả. Anh ta xem mỗi lần gặp gỡ xã giao sẽ làm giảm dần lợi tức. Đối với anh ta,
sự tốt bụng giúp đỡ có giới hạn cũng như số vốn chủ sở hữu hay vốn thế chấp có
giới hạn vậy.

Một điều anh ta không
hiểu được là bài tập vốn sinh vốn. Đó là một nguyên tắc đáng ngạc nhiên mà
David có lẽ không bao giờ học được.

Jack Pidgeon, nguyên
hiệu trưởng trường Kiski ở miền tây nam Pennsylvania, ngôi trường hồi bé
của tôi, đã dạy cho tôi bài học này. Ông đã xây dựng một thói quen yêu cầu mọi
người không được hỏi “Anh có thể giúp tôi không?” mà phải hỏi “Tôi giúp gì được
cho anh không?”

Jack đã nhiều lần xuất
hiện để giúp tôi, và một lần là khi tôi đang học năm hai tại đại học. Tôi đăng
ký trong kỳ nghỉ hè được làm việc cho một phụ nữ đang tranh cử Quốc hội, cạnh
tranh với một anh chàng Kennedy trẻ tuổi. Tranh cử với Kennedy tại Boston,
giành chiếc ghế quốc hội của
Jack Kennedy trước đây, một công việc chỉ nghe thôi cũng đã làm nhiều
người bỏ cuộc. Nhưng lúc đó tôi còn trẻ, khờ khạo, và sẵn sàng tranh đấu.

Đáng tiếc là chúng tôi
chưa kịp mặc áo giáp đánh trận thì đã bị buộc phải giương cờ trắng đầu hàng.
Chỉ mới vận động tranh củ được một tháng thì chúng tôi đã cạn nguồn tài chính.
Tôi và tám người bạn đại học khác gần như bị đuổi ra khỏi khách sạn vào giữa
đêm, nơi chúng tôi dùng làm trụ sở chính, vì ông chủ đã không nhận được tiền
thuê phòng quá lâu rồi.

Chúng tôi quyết định
dọn quần áo đồ đạc, thuê một chiếc xe tải nhỏ, và không biết làm gì hơn, nên
chúng tôi tiến thẳng về thủ đô Washington D.C. Chúng tôi ngây thơ nghĩ rằng
mình có thể kiếm được việc cho một cuộc tranh cử khác. Trời ạ, lúc đó bọn tôi
mới ngu ngốc làm sao.

Giữa đêm tối, tại một
trạm xăng vô danh trên đường đến Washington, tôi gọi điện cho ông Pidgeon
từ một trụ điện thoại công cộng. Khi nghe tôi kể về tình hình tồi tệ của chúng
tôi, ông không thể không phá lên cười. Sau đó ông làm một việc mà ông đã làm
cho rất nhiều thế hệ cựu học sinh trường Kiski. Ông mở quyển danh bạ điện thoại
và bắt đầu gọi điện cho một số người.

Một trong số những
người ông nhờ đến là Jim Moore, một cựu học sinh tại Kiski, cựu Phụ tá Bộ
trưởng Bộ Thương mại dưới thời Reagan. Đến khi chiếc xe cọc cạch của chúng tôi
đến được D.C., chúng tôi đã được sắp xếp chỗ nghỉ ngơi và có một công việc mới
đang đợi. Tôi tin chắc rằng ông Pidgeon đã từng gọi điện cho Jim nhiều lần như
thế rồi.

Ông Pidgeon hiểu được
giá trị của việc giới thiệu người với người, giới thiệu cựu học sinh Kiski với
nhau. Ông hiểu rõ ảnh hưởng của chúng tôi đến cuộc sống riêng của chúng tôi, và
lợi ích mà sự trung thành này mang đến cho ngôi trường nhỏ bé ông đang cố xây
dựng, gồm năm dãy nhà, đang tiến gần đến phá sản tại miền tây nam Pennsylvania.

Và sự thật là thế. Jim
và tôi hiện nằm trong Ban điều hành của ngôi trường cũ này. Và nếu bạn đã từng
chứng kiến ngôi trường khi Jack mới bắt đầu mua lại, ngày nay bạn không thể nào
nhận ra ngôi trường cũ nữa. Giờ đây nó có cả khu trượt tuyết, khi chơi golf,
trung tâm mỹ thuật, và những công nghệ phức tạp không khác gì MIT.

Điều tôi muốn nói ở đây
là: Mối quan hệ ngày càng được củng cố bằng niềm tin. Các thể chế được xây dựng
từ niềm tin. Bạn xây dựng niềm tin bằng cach không hỏi người khác phải làm gì
cho bạn, mà như Kennedy từng nói, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho người khác.

Nói cách khác, giao
dịch trong mạng lưới không đặt nền tảng trên sự tham lam mà bằng sự rộng lượng.

Khi tôi ngồi nghĩ lại
tất cả những người đã dạy cho tôi nhiều bài học quý báu về việc kiến tạo những
mối quan hệ lâu bền – cha tôi, Elsie, những sinh viên tôi nhận đỡ đầu, Ray, ông
Pidgeon, những người tôi từng làm việc chung – tôi rút ra được một số quan sát
và hiểu biết cơ bản như sau:

1. Hôm qua chúng ta
phải đối mặt với nền kinh tế mới. Hôm nay chúng ta đang quay lại đối mặt với
nền kinh tế cũ, và không ai có thể tiên đoán được cái gì sắp tới. Chu kỳ
kinh doanh đi lên đi xuống; chỉ có bạn bè và những người cộng sự đáng tin cậy
vẫn còn mãi với bạn. Có thể một ngày nào đó bạn bước vào phòng của sếp và nghe
người ta nói với bạn: “Tôi lấy làm tiếc phải nói với anh điều này, nhưng…” Tôi
dám cá đó là một ngày không vui. Chuyện này sẽ dễ chịu hơn nhiều, nếu bạn có
thể gọi vài cuộc điện thoại và bước vào văn phòng của một người nào đó không
lâu sau, để được người ta nói với bạn: “Tôi đã đợi ngày này lâu lắm rồi. Xin
chúc mừng…”

Công việc ổn định? Kinh
nghiệm sẽ không giúp gì được cho bạn trong lúc khó khăn, kể cả sự chăm chỉ hay
năng lực. Nếu bạn cần một công việc, cần tiền, cần lời khuyên, cần giúp đỡ, cần
được an ủi, hay cần bán được hàng, thì chỉ có một nơi an toàn, chắc chắn – đó
là trong số những người bạn và cộng sự của mình.

2. Chẳng có lý do gì
phải suy nghĩ đến lượt ai trả tiền ăn trưa. Chẳng có lý do gì phải ghi sổ những
việc bạn giúp hay nợ người khác. Có ai quan tâm đâu?

Bạn có ngạc nhiên không
nếu tôi kể cho bạn nghe rằng anh chàng David “Hollywood” không còn ăn nên làm
ra nữa rồi? David cố bảo vệ số vốn quan hệ của mình đến lúc anh ta nhìn quanh
và nhận thấy không còn gì để bảo vệ nữa. Từ sau lần gặp gỡ tại quán cà phê
ở Santa Monica đó đến nay đã mười năm, và tôi không hề nghe nhắc đến
anh ta. Và thực tế là không ai trong số những người tôi biết còn nhắc đến anh
ta. Cũng giống như những ngành công nghiệp khác, công nghiệp giải trí cũng là
một thế giới bé nhỏ.

Kết luận: Tốt hơn bạn
nên cho trước khi nhận. Và đừng ghi sổ. Nếu những hành động của bạn xuất phát
từ sự rộng lượng, bạn sẽ nhận được lợi ích sau này.

3. Cộng đồng kinh doanh
là một thế giới cạnh tranh và hay thay đổi; một người hôm qua làm trợ lý hôm
nay đã thành một người đầy thế lực. Những chàng trai cô gái trước kia chuyên
chuyển điện thoại cho tôi bây giờ rất vui lòng được nhận điện thoại của tôi.
Hãy nhớ rằng bạn dễ dàng vượt lên khi được sự ủng hộ của những người bên dưới
hơn là nếu họ chỉ mong muốn thấy bạn té ngã.

Mỗi chúng ta bây giờ
đều là một thương hiệu riêng. Thời kỳ mà giá trị của nhân viên gắn chặt với sự
trung thành và thâm niên đã không còn nữa. Các công ty ngày nay vận dụng thương
hiệu để phát triển những mối quan hệ chặt chẽ và bền vững với khách hàng. Trong
nền kinh tế liên tục thay đổi như hiện nay, bạn cũng phải học cách áp dụng
tương tự với mạng lưới của bạn.

Tôi tin rằng mối quan
hệ của bạn với mọi người chính là sự thể hiện rõ nét và đáng tin cậy nhất cho
biết bạn là ai, và bạn có gì. Không gì sánh được với mối quan hệ.

4. Đóng góp. Giống như
bạn dùng hormone tăng trưởng Miracle-Gro cho mạng lưới vậy. Hãy dành thời gian,
tiền bạc, và kinh nghiệm của bạn để phát triển cộng đồng người thân quen.

5. Khi tôi nghĩ đến
những gì Jack Pidgeon và nhiều người khác đã làm, cũng như di sản ông để lại từ
hành động này, tôi càng tin tưởng hơn bao giờ hết rằng cách trả ơn hay nhất là
chia sẻ những gì tôi đã học được từ ông đến những người khác. Xin cám ơn ông
một lần nữa, ông Pidgeon.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3