Trăm năm cô đơn - Chương 01 - Phần 2
Những người trong
đoàn thám hiểm cảm thấy buồn phiền vì những ký xe cổ xưa nhất của mình trỗi dậy
trong cái thiên đường ẩm ướt và quạnh hiu này, cái thiên đường còn xa xưa hơn cả
cái thiên đường ở đó giống người đã phạm tội tổ tông, là nơi ủng ngập sâu trong
thứ nước bùn giống như dầu bốc hơi và những con dao rựa phải hạ xuống chém
ngang thân những cây hoa loa kèn trắng và những chú kỳ nhông vàng ươm. Trong suốt
cả một tuần, hầu như không ai mở miệng nói lấy một lời, với bộ ngực tức thở bởi
thứ không khí khô nóng tanh mùi máu, bọn họ đi như những kẻ mắc chứng mộng du
trong một thế giới ảm đạm, hầu như chỉ được soi sáng nhờ lùa đom đóm lập loè.
Họ không thể quay lui
được vì con đường được mở ra theo dấu chân họ chẳng bao lâu đã bị thứ cây cỏ mới,
lớn nhanh tưởng như nhìn thấy được, lấp mất lối. “Đừng sợ.” Hôsê Accađiô
Buênđya nói: “Cất nhất đừng để mất phương hướng”. Không lúc nàn rời mắt khỏi la
bàn, ông hướng đạo mọi người trong đoàn đi về phương bắc, cho tới khi họ ra tới
một vùng đất thú vị. Đó là một đêm tối mịt mùng, không một vì sao, nhưng lại là
một đêm thoáng đãng nhờ không khí mới mẻ và trong trẻo. Qua chuyến xuyên rừng
dài ngày, mọi người đều mệt phờ vội đi mắc võng và lần đầu tiên trong hai tuần
liền họ say sưa ngủ. Khi thức dậy, mặt trời đã lên cao. Họ đều hào hứng. Trước
họ là một chiếc tàu Tây Ban Nha khổng lồ, màu trắng và bụi bặm, nổi lên giữa những
cây dương xỉ và chà là trong ánh sáng ban mai dịu dàng.
Nó nằm nghiêng về mạn
phải. Những mảnh buồm rách còn treo trên những cột buồm nguyên vẹn, nằm giữa những
thừng chão có kết hoa nguyệt quế. Thân tàu, được lớp vẩy cá ép đã hoá đá và lớp
rêu xanh phủ kín, hoàn toàn bị gắn chặt xuống nền đá.
Toàn bộ cấu trúc của
nó dường như chiếm cứ cả một khung cảnh riêng, cái khung cảnh cô đơn và lãng
quên, cái khung cảnh được bảo vệ trước sự phá phách của thời gian và chim chóc.
Ở bên trong tàu mà những người thám hiểm đã khéo léo mở được cửa, không có gì
khác hơn là một rừng hoa chen kín.
Việc bắt gặp con tàu
này, dấu hiệu tỏ rằng biển đã gần kề, như một gáo nước lạnh dội vào ngọn lửa
nhiệt tình của Hôsê Accađiô Buênđya. Ông cho rằng việc này như một lời nhạo
báng cái số phận trớ trêu của mình: khi đi tìm biển, dù phải trả giá đắt với biết
bao hi sinh và khó nhọc, thì không thấy, còn giờ đây không đi tìm thì lại thấy
nó lù lù hiện ra trên con dường của mình như một trở ngại không thể nào vượt nổi.
Rất nhiều năm sau, đại tá Aurêlianô Buênđya có dịp trở lại vùng này khi nó đã
có một đường bưu điện bình thường, vật duy nhất của chiếc tàu ấy mà chàng bắt gặp
là một mạn tàu cháy nham nhở nằm giữa cánh đồng hoa mỹ nhân thảo, chỉ đến lúc
này, chàng nhận ra rằng cái câu chuyện ấy chẳng qua chỉ là một sản phẩm của trí
tưởng tượng của cha mình. Chàng tự hỏi làm sao con tàu ấy đã có thể tiến sâu
vào cái địa điểm nằm ngay trên đất liền này.
Nhưng Hôsê Accađiô
Buênđya không cần phải bận tâm như vậy khi mà sau bốn ngày đi bộ, ông đã gặp được
biển cách chỗ con tàu khoảng mười hai kilômét. Những mơ ước của ông tan biến
trước cái biển màu xám tro, ngầu bọt và bẩn tưởi, thật không bõ cái công ông đã
khó nhọc trong chuyến mạo hiểm của mình.
- Con c…? - Ông gào -
Macônđô đã bị nước vây quanh rồi.
Cái ý niệm về một bán
đảo Macônđô cứ lớn lên trong thời gian dài, được thể hiện trên tấm bản đồ nhiều
sai lầm mà Hôsê Accađiô Buênđya đã vẽ nó vào lúc đoàn thám hiểm của ông trở về
ông vẽ nó mà lòng đầy giận dữ, do đó đã quá cường điệu những khó khăn giao lưu
với bên ngoài. Ông làm thế như là để trừng phạt ngay chính mình vì tội thiếu
cân nhắc cặn kẽ khi chọn địa điểm này để lập làng. “Sẽ chẳng bao giờ chúng ta
đi tới đâu được.” Ông thở than trước mặt Ucsula. “Chúng ta đến mục xác trong
khi còn sống ở đây mà chẳng thể nào được hưởng những lợi ích của khoa học đem lại”.
Cái ý nghĩ sáng tỏ ấy, được nung nấu vài tháng trong phòng thí nghiệm dã dẫn
ông tới việc thai nghén một kế hoạch chuyển Macônđô đến một địa điểm thích hợp
hơn. Nhưng lần này Ucsula phản đối những kế hoạch vội vàng của ông. Trong quá
trình vận dộng thầm lặng và khéo léo của một người đàn bà cần mẫn, bà chuẩn bị cho các bà phụ nữ
trong làng chống lại mọi sự hời hợt của những ông chồng đã bắt đầu chuẩn bị để
di chuyển. Hôsê Accađiô Buênđya không biết từ bao giờ và vì sức mạnh chống đối
nào mà các kế hoạch của ông cứ lộn nhào trong mớ bòng bong những nguyên cớ và
mâu thuẫn để rết cục chúng chỉ còn là một ảo tưởng đơn thuần.
Ucsula chăm chú theo
dõi ông, theo dõi ông cho đến khi bà mủi bòng thương. Ấy là buổi sáng bà gặp
ông trong căn phòng ở cuối nhà. Trong lúc sắp xếp dụng cụ của phòng thí nghiệm
vào các hòm, ông lải nhải dự tính những mơ ước khi di chuyển được làng. Bà để
cho ông làm xong. Bà để cho ông đóng đinh các hòm lại và dùng cành bài hương chấm
mực viết tắt tên họ mình lên trên mà không hề than với ông một lời, nhưng bà hiểu
rằng ông thừa biết (vì bà nghe thấy ông nói ra trong các cuộc độc thoại) rằng
những người đàn ông trong làng sẽ không tham gia kế hoạch di chuyển. Chỉ đến
khi ông gỡ cánh cửa phòng ra, lúc ấy bà mới dám hỏi vì sao ông làm thế, và ông
chua xót trả lời bà: “Bởi vì không ai đi thì chúng mình cứ đi”. Ucsula vẫn bình
tĩnh:
- Chúng mình cũng
không đi đâu hết. - Bà
nói. - Chúng mình ở tại đây bởi vì ở đây chúng mình đã sinh hạ được một đứa
con.
- Một khi chúng ta
chưa có người thân chết để chôn dưới đất thì chúng ta vẫn cứ là những kẻ không
quê hương bản quán.
Với lòng kiên nhẫn,
bà nhẹ nhàng cãi lại:
- Nếu cần thiết tôi
phải chết để các người ở lại đây, tôi sẽ chết.
Hôsê Accađiô Buênđya
không tin rằng quyết tâm của vợ mình lại nghiêm túc đến thế. Ông cố thuyết phục
bà bằng phép mầu nhiệm của mình, bằng lời hứa về một thế giới huyền ảo nơi chỉ
cần rỏ mấy giọt nước thần xuống đất là đủ để cây đơm trái theo ý nguyện của con
người, nơi mọi thuốc men và phương tiện chữa bệnh cho con người được bán với
giá rẻ. Nhưng Ucsula vẫn điềm nhiên trước những lời đường mật có sức thôi miên
của ông:
- Thôi đi, xin ông
hãy bỏ những ý nghĩ viển vông ấy đi và hãy lo cho các con, - bà nói. - Hãy nhìn
chúng kìa, có thảm không! Ôi những đứa trẻ không được chăm sóc theo đúng ý lành
của Thượng đế. Chúng chẳng khác gì những con lừa.
Lần nữa, Hôsê Accađiô
Buênđya chăm chú nghe từng lời của vợ mình. Ông nhìn qua cửa sổ và thấy hai đứa
trẻ đi chân đất ở ngoài vườn nắng và ông có cảm giác rằng chỉ đến lúc ấy chúng
mới bắt đầu tồn tại. Ông để ý tới chúng nhờ lời khẩn cầu của Ucsula. Vậy là có
một cái gì đó đã xảy ra trong tâm trạng ông, cái gì đó thiêng liêng và có thực
đôi ông ra khỏi thời hiện tại của mình và đưa ông trôi dần vào cõi nguyên sơ của
dòng ký ức.
Trong lúc Ucsula quét
nhà, ngôi nhà mà giờ đây chắc chắn bà sẽ gắn cả đời mình với nó, ông ngồi đắm
đuối nhìn những đứa trẻ cho đến khi mắt ông đẫm lệ. Ông lấy mu bàn tay chùi đi,
thở phào một cách nhẹ nhõm rồi đĩnh đạc nói:
- Thôi được, nào bà
hãy bảo chúng nó đến giúp tôi ôi các thứ trong hòm ra?
Hôsê Accađiô, đứa lớn,
đã lên mười bốn tuổi. Cậu có cái đầu vuông vức, tóc rễ tre và có đức tính làm
theo sở thích riêng y hệt tính cha. Mặc dù cậu to lớn và có sức mạnh cơ bắp
nhưng rõ ràng ở tuổi này cậu đã để mất trí tưởng tượng. Cậu được hoài thai và
sinh ra trong lúc mọi người đang khó nhọc vượt núi, ấy là lúc trước khi thành lập
làng Macônđô. Cha mẹ cậu cảm tạ thượng đế khi xem khắp người cậu không thấy có
bộ phận nào là bộ phận của con vật. Aurêlianô, người đầu tiên sinh ra ở
Macônđô, sẽ lên sáu tuổi vào tháng ba tới. Cậu bé lặng lẽ và cô ơn. Cậu đã khóc
trong bụng mẹ và lọt lòng với đôi mắt mở thao láo. Trong lúc người ta cắt rốn
cho cậu thì cậu ngọ nguy cái ẩu từ bên này sang bên kia để làm quen với các vật
bày trong phòng và với tính tò mò không sợ hãi, dò xét khuôn mặt của đám đông.
Sau đó, mặc kệ những ai đến gần để xem mình, cậu bé cứ chăm chăm nhìn lên mái
nhà ọp ẹp xuýt sập xuống dưới sức ép khủng khiếp của cơn mưa. Một ngày nọ, cậu
bé Aurêlianô, mới lên ba tuổi, bước vào nhà bếp giữa lúc Ucsula lắc nồi canh ra
khỏi bếp và đặt nó lên bàn, chính trong ngày ấy, bà mới nhớ lại sức nặng của
cái nhìn ấy. Cậu bé thập thò ở hoài cửa, nói: “Nó sẽ đổ đấy…”
Cái nồi đã được đặt
che chắn trên bàn, nhưng bỗng nhiên, đúng như lời cậu báo trước, nó bắt đầu
rung lên bần bật rồi lăn ra mép bàn như có sức đẩy từ bên trong, và nó vỡ toang
từng mảnh trên sàn nhà. Ucsula hoảng sợ, kể lại câu chuyện với chồng mình,
nhưng ông giải thích cái hiện tượng ấy như một hiện tượng tự nhiên. Ông vẫn thường
như thế, luôn luôn không để ý đến sự có mặt của các con mình, phần vì coi tuổi
thơ như một giai đoạn thiếu trí tuệ và phần vì lúc nào ông cũng quá đam mê
trong những lý thuyết hư vô.
Nhưng kể từ buổi sáng
gọi bọn trẻ đến giúp mình tháo dỡ các dụng cụ của phòng thí nghiệm ra khỏi
thùng, ông đã dành cho chúng những giờ quí nhất của mình. Trong căn phòng biệt
lập mà trên các tường của nó ngày một dày đặc các bản đồ khó hiểu và các bức hoạ
huyền thoại, ông dạy chúng đọc, viết, làm toán và ông nói với chúng về những điều
kỳ diệu của thế giới không chỉ dừng lại trong khuôn khổ những hiểu biết mà nhiều
khi còn vượt xa trí tưởng tượng của ông. Đây là điều mà bọn trẻ vừa học được: ở
một miền đất tận cùng Nam châu Phi, có những người rất đỗi thông tuệ và hiền
lành đến mức niềm vui duy nhất của họ là được ngồi suy tư; và rằng người ta có
thể lội qua biển Egiê[7] bằng cách nhảy từ đảo này sang đảo khác cho đến tận cảng Xalônich[8]. Những
buổi học kỳ thú ấy đọng lại như khắc vào ký ức những đứa trẻ, đến mức nhiều năm
sau này, một phút trước khi viên sĩ quan của quân đội Bảo hoàng ra lệnh cho đội
hành hình nổ súng, đại tá Aurêlianô Buênđya đã sống lại buổi chiều tháng ba êm
đềm, cái buổi chiều cha chàng bỏ dở bài học vật lý, đầy hào hứng với một tay giơ
lên không và đôi mắt lim dim để đón nghe từ xa vọng đến tiếng kèn, tiếng trống,
tiếng lục lặc của người digan đã nhiều lần tới làng đang rùm beng quảng cáo
phát minh mới nhất đầy kình ngạc của các nhà thông thái sứ Memphi[9].
[7] Biển Egiê là
một phần của Địa Trang Hái, nằm giữa bán đáo Ban căng và Anatôli.
[8] Cảng Xalônich
thuộc Hy Lạp trong vịnh cùng tên được biển Egiê tạo nên, là mót trung tâm công
nghiệp quan trọng.
[9] Memphi, thuộc
Hoa Kỳ, một trung tâm công nghiệp nằm trên bờ sông Misisipi
Đó là những người
digan mới. Những người đàn ông và dàn bà trẻ, chỉ biết chính thứ tiếng mẹ đẻ của
mình. Họ là những vật mẫu khả ái về nước da bóng mịn và bàn tay thông minh, mà
những điệu nhảy và âm nhạc của họ gieo niềm vui ồn ào trên mọi nẻo đường làng.
Họ mang theo những chú vẹt lông nhuộm đủ màu có thể ngâm những bài dân ca Ý;
con gà mái đẻ trăm quả trứng vàng theo nhịp trống panđêrêta; con khỉ đã được dạy
dỗ đoán điều anh đang suy nghĩ; cỗ máy vạn năng vừa đơm cúc vừa làm hạ cơn sốt;
chiếc máy dể quên đi những ký ức buồn, dữ; lá cao để quên thời gian và hàng
nghìn những phát minh khác, tất cả đều rất khéo léo và kỳ thú đến mức Hôsê
Accađiô Buênđya cũng muốn chế ra cái máy nhớ để có thể nhớ tất cả. Chỉ trong chốc
lát, người digan làm cho làng thay đổi. Những người dân Macônđô bỗng chốc cũng
bị lạc đường ở ngay chính quê hương mình, vì họ đang ngây ngất trước hội chợ
phong phú này.
Dắt tay từng đứa trẻ
để chúng khỏi bị lạc trong đám đông hỗn độn, đụng hoài phải những người làm trò
ảo thuật có hàm răng mạ vàng và những người múa rối có sáu cánh tay, ngột ngạt
trong mùi dầu hồi và mùi bạc hà do đám đông phả ra, Hôsê Accađiô Buênđya đi tìm
Menkyađêt khắp nơi để ông ta giảng giải cho mình nghe những bí mật không lường
hết được của nỗi trăn trở huyễn hoặc ấy. Đi mãi, đi mãi, rồi cuối cùng ông cũng
đến nơi Menkyađêt vẫn thường dựng lều, nhưng ông lại gặp một người Acmêni lầm lì nói tiếng Tây Ban Nha
đang quảng cáo một thứ nước xi rô có phép tàng hình. Ông ta uống đánh ực một cốc
nước pha hổ phách trong lúc Hôsê Accađiô Buênđya rẽ đám đông đang trố mắt xem
trò ảo thuật và ông đã đến tận nơi để hỏi thăm Menkyađêt. Người digan ngạc
nhiên nhìn ông, trước khi tàng hình vào một vũng nước hắc ín đặc sánh và nóng hổi,
từ đó vọng lên câu trả lời: “Menkyađêt đã chết rồi ị. Hoảng hốt trước cái tin dữ
này, Hôsê Accađiô Buênđya chết lặng người, cố vượt qua nỗi thống khổ, cho đến
khi đám người xem bỏ đi theo lời mời chào của các trò ảo thuật khác, và vũng nước
của người Acmêni hoàn toàn bay hơi. Sau đó những người digan khác cũng khẳng định
với ông rằng quả đúng thế. Menkyađêt đã chết vì sốt rét tại những cồn cát ở Xinhgapo
và thi hài của ông ta đã được ném xuống vùng nước sâu nhất của biển Giava. Bọn
trẻ không để ý đến tin này.
Chúng đang nũng nịu
đòi cha dẫn đi xem phát minh mới lạ của các nhà thông thái xứ Memphi, được quảng
cáo ở ngay cửa ra vào của quán hàng, theo như lời đồn, nó thuộc về hoàng đế
Xalômông. Chúng đòi da diết đến mức Hôsê Accađiô Buênđya phải trả ba mươi đồng rêan vào cửa để dẫn
các con mình vào ngay giữa quán hàng là nơi có một người khổng lồ thân thể lông
lá có cái đầu cạo nhẵn, mũi đeo một chiếc khuyên đồng, cổ chân đeo một chiếc xiềng
sắt nặng trịch, đang canh giữ một chiếc hòm bí mật. Khi người khổng lồ mở nắp,
từ trong hòm phả ra một luồng hơi lạnh buốt. Trong hòm chỉ có một khối trong suốt
với những lỗ nhỏ li ti mà khi ánh hoàng hôn chiếu vào bỗng lấp lánh đủ sắc màu
như các vì sao. Lòng đầy hoang mang vì biết rằng bọn trẻ nhà ông đang đợi một lời
giải thích ngay tức thì, Hôsê Accađiô Buênđya chỉ dám thầm thì nói:
- Đó là một viên kim
cương lớn nhất thế giới.
- Không phải. - Người
digan chữa lại. - Đó là nước đá.
Không hiểu gì, Hôsê
Accađiô Buênđya giơ tay định sờ vào tảng nước đá, nhưng gã khổng lồ gạt phắt
tay ông đi. “Muốn sờ nó, phải đưa thêm năm đồng rêan nữa!” gã
nói. Hôsê Accađiô Buênđya đưa năm đồng rêan rồi đặt bàn tay
lên tảng nước đá. Ông để nguyên tay vài phút trong lúc tìm ông đập dồn dập đầy
vẻ vừa lo sợ vừa thích thú khi được tiếp xúc vôi vật diệu kỳ này.
Không biết nói gì
hơn, ông móc túi trả thêm mười đồng rêan nữa để cho các con
ông cũng được sống cái cảm giác diệu huyền này. Cậu bé Hôsê Accađiô không dám sờ
tảng nước đá. Trái lại, Aurêlianô tiến lên phía trước một bước, đặt bàn tay vào
tảng nước đá nhưng rụt ngay ra. “Eo ơi, bỏng kinh.” Cậu hốt hoảng thốt lên.
Nhưng cha cậu không để ý đến lời cậu. Lòng đầy cảm kích thước sự hiển nhiên của
vật kỳ ảo, lúc này ông quên đi sự thất bại của những công việc viển vông của
mình, quên đi cái tử thi Menkyadêt bị ném xuống biển làm mồi cho cá mực. Ông trả
thêm năm đồng rêan nữa, rồi với bàn tay đặt trên tảng nước đá,
như để trình bày một lời chứng trên Kinh Thánh, ông thốt lên:
- Đây là một phát
minh lớn nhất của thời đại chúng ta.