Con Nhân Mã ở trong vườn - Phần 11 chương 1

SAO PAOLO

MỘT QUÁN ĂN TUNISIA, QUÁN LẠC
VIÊN

21
THÁNG 9, 1973

Tất
nhiên, giờ đây khi tôi không còn móng ngựa nữa thì không thể được nữa rồi,
nhưng tôi vẫn thấy muốn đá và đập móng xuống sàn nhà cho đến lúc có một anh hầu
bàn nào đó chạy ra. Cái quán này phục vụ ngày càng tồi. Chẳng thấy mặt anh hầu
bàn nào cả. Trong khi đó thì ruồi nhặng bu quanh đầu tôi mỗi lúc một nhiều, cái
lối vo ve của chúng là để cố tình thử thách lòng kiên nhẫn của tôi.

Ngồi
đối diện với tôi, Tita vẫn đang chuyện trò với cô gái đeo kính đen. Tôi đã
thuộc lòng câu chuyện nàng đang kể. Đại khái nó cũng giống hệt như câu chuyện
mà nàng đã kể cho Bela. Điều làm tôi ngạc nhiên là Tita kể rất cặn kẽ và tiết
lộ cả những bí mật cho một người lạ hoàn toàn như cô gái này. Sao vậy? Vợ tôi
say rồi chăng? Hay nàng đã tìm được một người chị em tâm giao mới? Thì cũng
chẳng sao. Với tôi thì nàng có thể kể câu chuyện ấy kiểu gì cũng được. Anh
chàng Guedali mà nàng đang nói đến kia chỉ là một giả tưởng đối với tôi, cũng
như một con nhân mã với bất kỳ ai khác vậy. Thế nhưng câu chuyện mà Tita đang
kể kia lại rất thật, ai nghe cũng phải tin. Không có con nhân mã nào trong các
cảnh cưỡi ngựa mà nàng mô tả. Có một thằng bé đang được sinh ra trong hạt
Quantro Irmaos, Rio Grande do Sul, nhưng không có con ngựa có cánh nào bay lượn
trên ngôi nhà gỗ lúc nó chào đời. Có thể là trước lúc ấy, một cái gì đó đã chập
chờn trên mái nhà, cái linh hồn nhỏ bé của đứa trẻ tương lai mà theo sách của
Zohar (51) thì nó đã có mặt ngay khi cha mẹ thằng bé ấy còn đang ôm ấp nhau
(dịu dàng hay dữ dằn, tuyệt vọng hay hy vọng, thờ ơ hay khao khát) để tạo nên
sự khởi đầu cho cuộc sống mới đó. Guedali không biết rằng Tita có đọc sách
Zohar, văn cảo bí hiểm mà những tín đồ Cabalist Do Thái đã săm soi để tìm kiếm
lời giải đáp cho những điều không thể biết được của vũ trụ. Nghĩa là: Tita nghĩ
rằng Guedali không biết là nàng đọc Zohar; giữa họ vẫn có những bí mật với
nhau. Nhưng Guedali biết. Hắn biết nhiều thứ. Trí thông sáng vốn có tận trong
lõi tủy của những bộ móng ngựa của hắn vẫn còn đó, mặc dù hắn đã giải phẫu.

Tita
kể về cuộc sinh nở khó khăn. Guedali bào thai nằm lộn ngược trong tử cung; đáng
nhẽ đầu hắn phải ra trước, thì lại là chân. (Chân. Với Tita thì đó là một cặp
chân người). Mụ đỡ kéo cái thai một cách tuyệt vọng. Dona Rosa rú lên, hai
người chị khóc lóc, tất cả hoảng loạn. Sau khi đứa trẻ ra đời, người mẹ bị một
trận suy nhược tinh thần trầm trọng. Bà nằm bất động nhiều ngày liền không nói
năng gì với bất kỳ ai và hầu như không ăn uống gì.

Ngay
khi bà đã đỡ hơn, người cha quyết định làm lễ cắt bì cho đứa trẻ. Lại thêm một
cảnh hỗn loạn nữa: thầy Mohel, một lão già nghiện rượu, lúc nào cũng nhìn thấy
những ảo ảnh. Lúc đến nhà, ông ta không nhìn thấy một đứa trẻ bình thường, mà
là một đứa bé có thân mình với bốn cái chân ngựa. Ông ta hoảng hốt định bỏ
chạy. Leon Tartakhôngvsky ngăn ông ta lại và họ tranh cãi. Cuối cùng khi nhìn
thấy cái cần dái của đứa bé (một cái cần dái khổng lồ dưới con mắt của ông ta)
thầy Mohel mới chịu tiến hành nghi lễ ấy. Rõ ràng ông ta bị cuốn hút vào một cơ
hội được cắt bì cho một cái dương vật độc nhất vô nhị như vậy.

(Cô
gái kia cười. Hai hàm răng khỏe mạnh hoàn hảo. Chắc chúng đã nghiền rất nhiều
thịt bò, những cái răng ấy. Và hẳn đã ngoạm rất nhiều bờ vai con đực)

Guedali
lớn lên tại một nông trại. Là một đứa trẻ ít nói, hắn thích đi bộ, mặc dầu bị
một dị tật bẩm sinh, hắn có một bàn chân hơi giống như chân ngựa, và vì vậy
phải đi giày loại đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ. Đi bộ có hơi khó khăn,
nhưng hắn cưỡi ngựa tuyệt giỏi, thường phi nước đại như bay trên đồng cỏ. Leon
không thích con trai đi chơi ra xa nhà, nhưng Guedali chỉ thấy thoải mái khi ở
ngoài trời. Ở ngoài đó, hắn có thể trò chuyện với một người bạn tưởng tượng, một
thằng bé người Indian tên là Peri. Quả thực, ở một nơi hẻo lánh như thế, hắn
chẳng có người bạn nào khác.

Hắn
thích cưỡi ngựa và chơi vĩ cầm. Nhiều lần hắn vừa phi vừa kéo đàn, khiến cho
cha mẹ hắn rất thán phục. Họ hy vọng. Liệu con trai họ có phải là một nhạc công
vĩ đại hay không? Một Mischa Elman, một Yehudi Menuhin, một Zimbalist? (52).
Nhưng họ có biết đâu: một hôm, chẳng có lý do gì, Guedali quẳng cây vĩ cầm
xuống dòng nước bùn lầy của con sông gần nhà. Hắn là thế đấy, không biết đâu mà
lần. Cha mẹ và hai chị vẫn yêu thương hắn lắm. Nhưng anh Bernardo của hắn thì
ghét hắn rất vô cớ, và không để lỡ một cơ hội nào để hành hạ hắn. Thế vẫn chưa
đủ, Guedali còn có thêm một kẻ thù nữa là Pedro Pento, con trai nhà trại chủ
láng giềng. Thằng bé có đầu óc bệnh hoạn này bắt Guedali phải bò bốn chân cho
hắn cưỡi lên lưng như cưỡi ngựa. Chuyện đó là giọt nước cuối cùng làm tràn bát
nước của Dona Rosa. Đã từ lâu bà muốn rời bỏ cuộc sống nông trại. Chuyện này
chứng tỏ chúng ta không thể nuôi dạy con cái giữa những quân súc sinh nhan nhản
xunh quanh như thế được, bà nói với chồng.

Họ
dọn về Porto Alegre, sống tại một ngôi nhà trong khu Teresopolis. Guedali vào
tuổi vị thành niên, vẫn nhút nhát và hay cáu bẳn, đến nỗi lễ bar mitzvah của
hắn phải cử hành ở nhà, chỉ có người trong gia đình tham dự.

Hắn
thông minh nhất nhà, nhưng không chịu đến trường học, khiến cha mẹ hắn tuyệt
vọng không biết làm thế nào. Họ mong cho hắn có một tương lai tốt đẹp hơn là
việc thu ngân ở cửa hàng rau quả của gia đình. Nhưng Guedali đọc rất nhiều
sách, lấy nhiều phương trình hàm thụ, và học nhiều ngoại ngữ bằng phương pháp
Berlitz. Hắn có một thú chơi đặc biệt: hắn thích quan sát bầu trời bằng kính
viễn vọng.

“Cũng
vì thế mà anh ấy có được mối tình đầu”, Tita nói. “Với một người hàng xóm mà anh
ấy chỉ biết qua kính viễn vọng; thử tưởng tượng mà xem, anh ấy chưa bao giờ nói
với cô ta một lời. Cùng lắm thì anh ấy chỉ có thể gửi cho cô ấy một lá thư tình
qua trung gian con bồ câu đưa thư tên là Columbo. Chỉ hiềm một nỗi, đáng nhẽ
phải chuyển lá thư đó thì Columbo lại lợi dụng cơ hội ấy để bỏ trốn mất tăm”.


gái mỉm cười. Cô ta thật đáng yêu, cái cô gái này. Thực ra thì cô ta không trẻ
đến thế, khó có thể đoán tuổi cô vì cặp kính đen kia. Có khi cô ta còn lớn tuổi
hơn tôi; tôi chỉ biết rằng cô ta đang làm cho tôi cương cứng lên thật khổ sở.
Tôi còn tưởng tượng ra nhiều cảnh: tôi đuổi theo cô trên những quả núi ở
Tunisia, lừa cô vào một thung lũng không có lối ra. Tôi tiến đến gần cô, vừa đi
vừa cười. Cô cũng vừa cười vừa cởi cúc áo. Rồi cô nhảy chồm lên tôi như một con
sư tử cái, điên cuồng vì thèm muốn, và chúng tôi làm tình trong thung lũng ấy ở
Tunisia.

Một
cảnh khác: hai chúng tôi tế ngựa bên nhau trên thảo nguyên, cả hai đều khỏa
thân. Tôi nhảy ra khỏi con ngựa của mình, và phóc lên con ngựa của cô; hai
chúng tôi ngã lăn xuống nền cỏ mềm, cười ầm ĩ. Rồi sau đó, mọi chuyện lại diễn
ra hệt như trong thung lũng nọ tại Tunisia.

Cảnh
thứ ba: ngay đây trong quán ăn này. Cô ta chợt nhớ đã quên cái gì rất quan
trọng ở trong ô tô, có thể là thẻ tín dụng chẳng hạn. Cô nhờ tôi cùng đi với cô
ra ngoài để lấy chúng. Tôi đồng ý. Trời đang mưa nhè nhẹ. Mình chạy đi, cô nói,
và chúng tôi chạy, tôi hơi loạng choạng một chút vì hơi men. Nào, cô nói, cầm
lấy tay tôi. Tôi quàng tay ôm lấy sườn cô và chúng tôi cùng chạy đến chỗ cái
xe, một chiếc Galaxy đậu trên sườn đồi. Cô mở cửa xe và ngồi ngay sau tay lái.
Tôi ngồi cạnh cô. Trong giây lát, chúng tôi cùng hổn hển và nhìn nhau cười
loáng thoáng. Đèn pha của những chiếc xe thỉnh thoảng chạy qua rọi lên mặt cô,
cổ cô, một thoáng đôi vú cô dưới lần ngực áo để phanh hơn một nửa. Mưa nặng hạt
hơn; bấy giờ đã trút xuống ầm ầm lên nóc xe. Làm thế nào để ra khỏi đây bây
giờ? Cô hỏi. Ra làm gì vội, tôi nói, mình sẽ chờ mưa tạnh đã. Khi cô cúi người
sang để lấy mấy cái thẻ tín dụng trong hộp để găng tay ở đầu xe, ngực áo cô
tuột hết ra và một bầu vú bật hẳn ra ngoài. Rồi cô nằm trong tay tôi. Chúng tôi
hôn nhau cuồng nhiệt. Cô nằm xuống ghế xe và tôi nằm đè lên cô, cả hai cử động
rất khó khăn vì chật chỗ quá. Tôi tốc váy cô lên, mặc kệ những lời phản kháng
yếu ớt của cô (điên quá, Guedali, điên quá rồi!) và rồi có một bất ngờ xảy ra
khiến cho tình huống của chúng tôi càng thêm hứng thú. Tôi gạt phải cái cần số,
và chiếc xe, không kéo phanh tay bảo hiểm, bắt đầu trôi xuống dốc. Nhưng tôi
không thể dừng lại. Tôi sắp rồi, và cô rú lên, Guedali! Cái xe trôi! Và lúc ấy
tôi cũng đã xong, liền vụng về duỗi một chân xuống đạp vào phanh. Tôi nhìn cô.
Cô tái mặt, hai mắt trợn tròn. Em có đau ở đâu không? Tôi hỏi. Không, cô nói,
chỉ sợ thôi. Rồi cô nói thêm: Tiếc quá, Guedali, em đang sắp thích. Không sao,
tôi nói, mình làm lại nhé. Thế là chúng tôi làm lại. Và lần này thì cô ta sướng
đến cực cảm. Chúng tôi ngồi lên và nhìn nhau. Rồi bắt đầu phá lên cười. Cười rú
lên. Tôi đập tay vào bánh lái, làm phát ra một hồi còi ầm ĩ khiến chúng tôi
càng cười khỏe hơn. Rồi vẫn cứ khúc khích với nhau, chúng tôi quay lại quán.

Đau
khổ vì say đắm không thành, Guedali bỏ nhà ra đi. Hắn lang thang trên những ngả
đường nhỏ ít người qua lại trong vùng Rio Grande, thường xuyên đói khát. Hắn
phải ăn trộm để có cái ăn. Cuối cùng hắn xin được việc làm trong một gánh xiếc.
Vận dụng trí tưởng tượng phong phú của mình để sáng tạo một màn diễn khôi hài,
hắn làm một bộ giả trang hình nhân mã bằng một tấm da ngựa. Hai chân trước là
chân hắn, phần thân ngựa và hai chân sau nhồi rơm. Công chúng sướng phát cuồng
mỗi khi con nhân mã Guedali xuất hiện trong vòng diễn.

Thế
rồi đến mối tình thứ hai của hắn.

“Với
một bà dạy sư tử!”, Tita nói, rồi vừa cười vừa nói thêm, “Ít nhất thì cũng
không phải là một con sư tử cái!”


dạy sư tử: một người đàn bà bí hiểm và có sức cuốn hút đầy ma thuật. Bà ta
thích Guedali. Một đê, bà ta mò vào chỗ ngủ của hắn. Chàng trai chưa từng biết
mùi đời nhào vào bà, muốn dùng sức mạnh chiếm cứ bà. Sợ hãi, bà dạy sư tử kêu
ầm lên. Một con ngựa. Một con ngựa thực sự! Guedali chạy trốn. Một lần nữa hắn
lại lang bạt không nhà, cuối cùng đến tận vùng biên ải. Chính ở đó hắn gặp
Tita, cô con gái nuôi của nhà điền chủ Zeca Fagundes và phu nhân Dona Cotinha.

“Cha
tôi là một người rất khó tính”, Tita nói, bỗng nhiên nghiêm giọng đến mức u
hoài. “Ông cai trị nông dân trong trại như một nhà độc tài. Và rất hám đàn bà,
một con người thực sự đồi bại. Ngay cả tôi cũng phải ngờ rằng không phải lúc
nào ông ta cũng coi tôi là một đứa con gái trong gia đình. Ông ta chết vì một
cơn đau tim, tội nghiệp, đúng vào cái ngày mà Guedali đến trại chúng tôi”.

Ngày
hôm đó: còn rất sớm Guedali đã đến khu trại. Hắn thấy một con ngựa đang gặm cỏ.
Nhớ đến gia đình và nông trại xưa ở nhà, hắn thèm được cưỡi ngựa. Hắn nhảy lên
lưng con ngựa, không yên cương. Con vật hơi dữ dằn, nhưng cũng chấp nhận người
cưỡi. Bị thúc bởi đôi gót chân nóng nảy của Guedali, nó phóng nước đại trên
cánh đồng.

Trong
khi ấy, Tita cũng ra ngoài làm một cuộc phi ngựa. Hôm đó là sinh nhật nàng, và
nàng muốn được cả ngày ở ngoài trời.

Nhà
điền chủ nhìn thấy nhìn thấy nàng cưỡi con ngựa màu hạt dẻ qua màn sương nhẹ
của buổi sáng mùa đông. Vẫn còn chưa tỉnh rượu (sau một đêm vui chơi nhậu nhẹt)
ông ta không thấy đó là con gái nuôi của mình, mà là một con mái ngon lành,
khỏa thân đến tận ủng – một tiên nữ của đồng cỏ. Nhanh như chớp, ông đóng yên
một con ngựa và phóng đuổi theo nàng.

Guedali,
đi từ phía đối diện, đã nhìn thấy cả hai đang từ xa tiến đến mỗi lúc một gần. Hắn
vội vàng xuống ngựa và cả người lẫn ngựa lẩn vào trong một túp lều hoang, theo
dõi hai người kia qua một kẽ hở trên vách lều. Khi thấy một cô gái không được
bảo vệ đang bị một người đàn ông rượt đuổi, hắn không chần chừ gì hết. Hắn lên
ngựa và phóng ào ra khỏi cửa. Nhìn thấy hắn, nhà điền chủ kêu thét lên một
tiếng và ngã ngựa, chết ngay lập tức.

Guedali
phóng đi cứu cô gái, vì con ngựa của cô đang phi hết tốc lực không thể ghìm lại
được. Hắn khống chế con vật, đỡ cô xuống ngựa và đưa cô vào túp lều. Cô gái
đáng thương đang khủng hoảng tinh thần, run bần bật, mắt không còn thấy gì.
Guedali cố trấn tĩnh cô. Tita bật lên nức nở không kìm lại được và đầy vẻ hàm
ơn. Hắn để cho nàng khóc, thì thầm nhưng lời âu yếm, và lau nước mắt cho nàng.
Hắn nhẹ nhàng hôn nàng. Nàng lưỡng lự, rồi hôn trả lại. Rồi hắn làm tình với
nàng, lần này thì không vụng về nữa. Ngược lại, được dẫn dụ bởi một kho kiến
thức bí hiểm mà chính hắn cũng phải ngạc nhiên, hắn là một nghệ sĩ với những
cái vuốt ve của mình, và dần dần đánh thức niềm khát khao giống cái của nàng.
Run rẩy vì khoái lạc, nàng lẩm bẩm, em thích, em thích quá…

“Nhưng
tôi không cảm thấy đó là tình yêu”, Tita nói với cô gái. “Không phải tình yêu
theo đúng nghĩa của từ này, chị có hiểu không? Nó có vẻ giống một sự đam mê,
một cái gì đấy có tính biểu tượng. Theo một nghĩa nào đó, Guedali đang thay thế
người cha quá cố của tôi, chị thấy không? Mãi sau tôi mới nhận ra điều này qua
những buổi phân tâm của mình”

Nàng
dụi tắt điếu thuốc lá.

“Thực
sự là anh chàng vô tích sự ấy ở lại như thể để lợi dụng mọi cơ hội hoang tưởng
ấy của tôi. Mà thậm chí anh ta không nói gì đến hôn nhân hết. Chị biết đấy, tôi
không phải là người Do Thái, anh ta không muốn cha mẹ mình phải phiền lòng. Anh
ta sợ họ lắm”

Dona
Cotinha là một người mẹ thực sự của cả hai. Guedali và Tita không phải lo lắng
gì. Họ chạy khắp đồng cỏ, chạy bộ hoặc cưỡi ngựa, và làm tình. Họ làm tình
thường xuyên, bất kỳ lúc nào cơn thèm muốn ập đến. Một lần, họ thấy con ngựa
đực của Guedali nhảy con ngựa cái của Tita. Cảnh ấy kích thích họ, và thế là họ
cười váng lên, họ trút bỏ hết quần áo và nằm ngay ra đó, trên đỉnh đồi, giữa
thanh thiên bạch nhật.

Những
ngày hạnh phúc đó đột ngột bị gián đoạn.

Guedali
cho đến lúc ấy là một thanh niên khỏe mạnh, tự nhiên ngã bệnh. Hắn bị những cơn
đau đầu khủng khiếp kèm theo những cảm giác kỳ lạ. Hắn thấy dường như thân thể
hắn đang to ra ghê gớm, da bàn chân hắn cứ dày lên mãi và cứng lại, như móng
ngựa. Hắn có những hành vi khiến người khác phải lo ngại, cứ nửa đêm lại choàng
dậy và chạy ù ra cánh đồng. Tita phải chạy theo giữ hắn lại; hắn không muốn về
nhà. Hắn nghĩ hắn là một con nhân mã.

“Nhân
mã!” Cô gái thốt lên đầy kinh ngạc. “Thôi đi nào!”. Có thể thấy cô ta đang muốn
cười phá lên, nhưng rồi phải ghìm lại, không biết chuyện này có khôi hài như vẻ
hơi đùa bỡn trong giọng kể của Tita hay không, hay lại là dấu hiệu của một cái
gì nghiêm trọng đang sắp được tiết lộ. Gì thì gì, có vẻ như cô ta không thể tin
có ai lại cứ choàng dậy nửa đêm để chạy ù ra ngoài cánh đồng vì tưởng rằng mình
là một con nhân mã.

Thật
thế ư? Cô không tin ư? Thế còn đôi chân này, suốt ngày chúng không ngừng nhấp
nhổm và suốt đêm không cho tôi ngủ lấy một phút nào thì sao? Tại sao những cái
chân này không bao giờ yên như thế, hả cô gái? Năng lượng vô tận nào khích động
chúng như thế? Cô gái ơi, có những đêm tôi chạy hết dặm này đến dặm khác. Không
phải tôi muốn thế, nhưng chân tôi không chịu dừng lại. Tất nhiên tôi có thể
ngoắc chúng lại với nhau, lấy chính cái này áp đảo cái kia. Chỉ hiềm là nếu làm
vậy tôi có thể sẽ khiến chúng liền vào nhau mất. Cô có tưởng tượng được hai
chân tôi bị liền vào nhau thành như một dải thịt thừa không? Cô có thể tưởng
tượng cái đuôi kiểu mới ấy sẽ mọc vảy và biến tôi thành một thứ thậm chí còn
bất khả dĩ hơn cả một con nhân mã, tức là một con nhân ngư không?

Tita
không biết nghĩ sao, nhưng Dona Cotinha ngờ rằng Guedali mắc một chứng bệnh
nghiêm trọng. Bà cho mời nhiều bác sĩ; họ đều đồng ý với nhau rằng đó là một
chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng, có thể do một khối u não gây ra, nhưng họ
không thể biết chắc được. Dona Cotinha sốt ruột, đòi họ phải có một chuẩn đoán
hoàn chỉnh, tiền nong không thành vấn đề. Họ liền giới thiệu bệnh nhân đến một
chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, một bác sĩ giải phẫu hành nghề ở Paris,
nhưng lúc ấy ông ta vừa dọn sang Morocco. Không thể thuê một chuyên cơ, Dona
Cotinha thuê một chiếc tàu thủy. Chuyến đi thật kinh khủng, Guedali nôn ọe suốt
dọc đường, nhưng Tita và hắn cuối cùng cũng đến nơi. Ông bác sĩ khám cho hắn và
quyết định phải mổ ngay.

“Và
quả thật đó là một khối u não”, Tita nói “Khổng lồ! Ông bác sĩ nói chưa bao giờ
thấy một khối u to đến thế ở đúng vị trí ấy và với một hình dáng lạ lùng như
thế”.

Khối
u. Hay thật. Khối u. Một cái khối u có chức năng khiến người ta phải tưởng
tượng mình là một con nhân mã. Hãy tưởng tượng hắn đang bất động, trong tư thế
sẵn sàng phi nước đại, đầu vươn ra phía trước, hai bàn tay nắm chặt, gân cốt
căng thẳng. Hình ảnh ấy, mặc dù chỉ là tưởng tượng, tất nhiên sẽ phát ra một
nguồn năng lượng khổng lồ xâm nhập qua hai đồng tử nở rộng, tràn theo mạch thần
kinh thị giác vào trong não, và tụ lại ở đó như nước trong một cái đập. Khi
nguồn năng lượng ấy cuối cùng tràn ngập cả con đập thì nó lập tức làm cho những
tế bào vốn vẫn im lìm từ xưa tự nhiên hoạt động trở lại một cách phi thường,
khiến cho chúng điên cuồng sinh sôi nảy nở theo kiểu những đám dân cư bị bóc
lột và không có đặc quyền đặc lợi vậy. Chẳng mấy chốc ta sẽ có những cái mầm và
chúng cứ thế mọc ra, phát triển thành những thứ giống như chân ngựa, bộ ngực
người, hai cánh tay, cái đầu người, và thế là ta đã có nó rồi đấy. Một hình mẫu
nhỏ xíu của một con nhân mã ngay trong não bộ. Tất nhiên nó sẽ ở tư thế lộn
ngược, vì nó giống hệt với cái hình ảnh đã sản sỉnh ra nó theo cái kiểu ấy,
theo con đường lộn ngược của thị giác (53). Chỉ có điều là nó có thật, rất
thật, chí ít thì cũng đối với Tita, người thậm chí đã chụp cả X - quang để có
tài liệu về hiện tượng này.

Guedali
vẫn còn mê man trong phòng hậu phẫu thì một tai nạn xảy đến với Tita. Một cái
xe thùng đâm thẳng vào bệnh viện và tông phải nàng, chỉ vì sự bất cẩn của tài
xế. Bị hắt văng đi một quãng xa, nàng bị gẫy vỡ nhiều chỗ ở xương hông và hai
chân. Ông bác sĩ Morocco phải cấp cứu mổ ngay cho nàng.

“Và
thế là cả hai chúng tôi đều phải nằm bệnh viện. Nằm ngay cạnh nhau, tôi thì nửa
người bó bột. Nếu không đau đớn thì cảnh ngộ của chúng tôi lúc ấy thật hài
hước”.

***

Guedali
bình phục nhanh, Tita thì chậm hơn. Mọi việc có vẻ ổn, nhưng chẳng mấy chốc họ
lại bị một thử thách nữa: tin Dona Cotinha từ trần khiến họ đau buồn vô hạn.

Ngày
ra viện đã đến. Trước mặt tất cả mọi người trong bệnh viện, họ nhảy một điệu
luân vũ giã biệt. Họ quay về Brazil, không về điền trang nữa vì nó chẳng còn ý
nghĩa gì với họ, mà về Sao Paolo. Với món tiền được thừa hưởng, họ mua một ngôi
nhà và Guedali mở một hãng buôn. Lúc đầu mọi việc đều khó khăn. Guedali đôi khi
vẫn có những cơn đau đầu và hoang tưởng; Tita thì đi lại vẫn khó khăn, và cũng
như hắn, nàng phải đi giày điều trị ở cả hai chân. Vì những vấn đề ấy, Guedali
không muốn có con. Tuy nhiên, hắn đồng ý chính thức hóa cuộc sống chung của họ
bằng hôn nhân. Đám cưới được tổ chức ở Pôrto Alegre. Cả hai đều vui, duy có mẹ
hắn chưa tin tưởng ở con dâu.

Khi
Tita tuyên bố nàng có mang, Guedali lên một cơn khủng hoảng tinh thần. Rồi thì
hắn cũng trấn tĩnh lại được, nhưng yêu cầu phải nhờ mụ đỡ già đã đỡ cho hắn ra
đời trước đây giúp cho việc sinh nở. Mụ đỡ, lúc ấy, đã rất già, phải tìm mãi
mới ra và phải đưa mụ đến Sao Paolo bằng máy bay. Mọi việc suôn sẻ, Guedali trở
thành cha của hai thằng con trai sinh đôi.

“Hắn
đã không muốn làm cha”, Tita nói, giọng bỡn cợt, “và thế là để trừng phạt, hắn
có hẳn hai thằng con sinh đôi”.

Họ
bắt đầu có thêm bạn bè. Trước đó, họ bị coi là một cặp khác người. Họ không bao
giờ ra bãi biển vì Tita rất hay thẹn, không muốn ai thấy mình mặc áo tắm, nhất
là với những vết sẹo mổ trên người. Hơn nữa, vì phải đi giày điều trị chân, lúc
nào nàng cũng phải mặc quần dài. Tuy vậy, bạn bè họ rồi cũng quen đi và để họ
được hoàn toàn tự nhiên theo ý mình. Quần dài và ủng đang thành mốt, và Tita
lại đâm ra được mọi người khâm phục vì vẻ thanh lịch của nàng.

Trong
không khí thân ái ấy, ý tưởng thành lập một khu chung cư biệt thự đến với họ
rất tự nhiên. Trong cuộc sống mới bắt đầu, hạnh phúc và yên bình. Chỉ có một
vấn đề khi họ dọn nhà: Guedali gặp Pedro Bento, kẻ thù xưa của hắn, bấy giờ lại
là trưởng nhóm bảo vệ khu nhà. Guedali suýt nữa thì lâm vào tâm trạng khủng
hoảng, nhưng hắn nhớ đến lời của đức Jehova: ân oán là việc của ta. Hắn muốn
hòa giải với quá khứ và không có một Pedro Bento nào có thể ngăn được hắn làm
việc đó.

Cũng
khoảng thời gian này, Guedali bắt đầu bị những cơn ghen tuông hành hạ. (Trong
khi hắn là kẻ mà ai cũng biết là đã tình tang với Fernanda!). Hắn nghi ngờ mọi
cuộc điện thoại của Tita, nghi ngờ mọi giây phút im lặng của nàng. Mãi sau này
hắn mới thấy là những cơn ghen tuông ấy hoàn toàn vô căn cứ và rất bệnh hoạn.
Nhưng trong khi ấy thì cứ tuần này tháng nọ trôi qua. Một tình trạng đã khổ sở
rồi lại còn bị câu chuyện Ricardo làm cho thêm nghiêm trọng nữa.

Tita
kể câu chuyện về Ricardo. Với nàng, anh ta không phải là một con nhân mã, mà là
một chàng trai trẻ đã bị giết chết tại khu biệt thự vào ngày 15 tháng 7 năm
1972. Nhân mã ư? Không, không phải nhân mã tý nào.

Hắn
ra đời, cái anh chàng Ricardo ấy, tại một ngôi nhà bên bãi biển vùng Santa
Catarina, nơi mà cha mẹ hắn, vốn là người ở Curitiba, đang nghỉ hè. Cũng hệt
như Guedali, hắn được thụ lễ cắt bì khi được tám ngày tuổi. Nhưng không như
Guedali, hắn được nuôi dạy trong cảnh xa hoa đủ mọi bề. Cha hắn, một nhà công
nghệ giàu có, không muốn con trai mình thiếu thốn một thứ gì. Cũng như Guedali,
Ricardo tính tình nhút nhát và chỉ thích ở nhà, mê mải với đám đồ chơi và (sau
này) với đống sách vở. Chính những cuốn sách ấy (như mẹ hắn đã lên án một cách
phẫn nộ) đã làm quay cuồng đầu óc hắn: những tiểu thuyết của Michael Gold,
Howard Fast, và Jorge Amado, chưa kể đến những tác phẩm của Marx và Engels. Hắn
trở nên giận dữ, muốn cải tạo cả thế giới. Không ngồi yên được, hắn bắt đầu
suốt ngày ở ngoài phố, phải, chính hắn, cái thằng trước đó lúc nào cũng ở nhà.
Hắn lang thang khắp các quán bar ở Curitiba, đánh đu với một nhóm những tên
cuồng tín trẻ tuổi như mình, và nguyện hiến cả đời mình cho cuộc cải cách xã
hội bằng vũ lực. Hắn trở thành một tên khủng bố đô thị. Mặc dù không biết dùng
đến cả một khẩu súng lục, hắn định cùng đồng bọn tấn công một ngân hàng ở Sao
Paulo. Đó là vào năm 1967. Hắn bị bắt và tống giam. Rồi vượt ngục và bí mật
trốn sang Algeria. Hắn sống ở đó vài năm, làm bồi bàn để kiếm miếng ăn. Dần dần,
lòng nhiệt thành cách mạng của hắn nhường chỗ cho một mối u hoài. Hắn nhớ
Brazil, nhớ bạn bè, và nhất là nhớ cha mẹ mà hắn vẫn thư từ thông qua một người
họ hàng ở Pháp. Hắn muốn về nhà. Nhưng làm cách nào? Về đến nơi là hắn sẽ lập
tức bị bắt giam; các cơ quan an ninh quốc gia đều có ảnh và vân tay của hắn.
Một tên chuyên làm giấy tờ giả mạo người Anh mà hắn bắt quen được tại một quán
ăn gợi ý cho hắn một kế hoạch. Hắn phải đổi dạng nét mặt và vân tay bằng một
cuộc giải phẫu thẩm mỹ. Nhưng ai có thể làm việc này? Ricardo hỏi, sẵn sàng
nghe theo ý kiến đó mặc dầu thấy nó có phần quá đáng. Người Anh nọ liền cho hắn
tên tuổi địa chỉ của một bác sĩ Morocco, một bác sĩ giải phẫu có thể làm bất kỳ
việc gì miễn là được trả công xứng đáng bằng ngoại tệ mạnh.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3