Cuộc Lữ Hành Kỳ Diệu Của Nilx Holyerxon Qua Suốt Nước Thụy Điển - Chương XVII - XVIII
Chương XVII: Bà Lão Nông
Dân
Thứ năm, 14 tháng Tư
Trời đã khuya mà ba kẻ lữ khách mệt mỏi đang ở ngoài
trời, đi tìm một chỗ trú đêm. Họ đi qua mọi vùng nghèo khổ và hoang vắng của
miền Bắc tỉnh Xmôlanđ.
Và tất nhiên là họ phải tìm được một nơi nghỉ thích
hợp, vì họ không phải là những kẻ sống ẻo lả trong nhung lụa, đòi phải có những
chiếc giường êm ấm và những buồng ngủ kín đáo,
Một kẻ nói:
- Giá trong số các sông núi dài kia mà có một đỉnh
nhọn đủ cao để cho một con cáo không thể leo lên được,
thì ở đấy chúng ta sẽ yên ổn mà ngủ đêm.
- Giá chỉ một trong các đầm lầy rộng kia mà đã tan
băng đủ để cho một con cáo không dám liều thân ra đấy thì đó sẽ là một nơi trú
ẩn rất tốt, - kẻ thứ hai nói.
- Giá băng trên mặt một trong các chiếc hồ mà chúng ta
đi qua mà đã rời ra khỏi bờ để cho một con cáo không thể với tới được, thì
chúng ta sẽ tìm được cái mà ta cần, - kẻ thứ ba nói.
Lại không may hơn nữa là mặt trời vừa lặn là hai trong
các lữ khách đã hết sức khó mà chống lại được buồn ngủ, đến nỗi cứ mỗi lúc một suýt ngã xuống đất. Kẻ thứ ba có thể thức đêm càng khuya càng lo lắng:
"Nguy quá, vì mình đến một miền mà hồ và đầm lầy đều còn đóng băng, và con
cáo có thể đi qua khắp nơi. Ở những nơi khác băng đã tan, nhưng đây chúng mình lại ở miền cao tình Xmôlanđ và mùa xuân chưa đến.
Làm sao tìm được một chỗ ẩn nấp chắc chắn? Mình mà chẳng tìm được chỗ nào thì
trước khi trời sáng Xmirrê đã nhảy lên cổ mình rồi".
Kẻ ấy cố nhìn suốt qua bóng đêm, nhưng chẳng một chỗ
nào thấy có chốn trú ngụ để đỗ xuống. Trời tối và buồn, có gió và mưa nhỏ hạt.
Mỗi một lúc các lữ khách càng cảm thấy mệt mỏi và hoảng sợ thêm.
Cuối cùng, đã muộn rồi, khi không còn một vệt sáng nào
dưới gầm trời nữa thì họ đến một cái trại trơ trọi. Rất xa tất cả các trại
khác. Không những hẻo lánh, mà hình như hoang vắng nữa: chẳng chút khói nào từ
lò sưởi bốc lên, các cửa sổ đều chẳng có ánh sáng và trong sân chẳng một ai
nhúc nhích. Khi trông thấy cái nhà thì kẻ trong ba lữ khách có thể thức đêm kia nghĩ rằng: "Gì thì gì, chúng mình phải xuống
đây thôi. Chẳng kiếm ra cái gì hơn nữa đâu".
Chỉ lát sau là họ đã ở trong sân. Hai trong ba lữ
khách vừa có thể dừng lại là đã ngủ ngay, nhưng kẻ thứ ba đưa mắt tìm một chỗ
trú. Cái trại này không nhỏ. Ngoài khu nhà ở, chuồng ngựa và chuồng bò, còn có
những vựa thóc rộng, những sân phơi, những nhà xe và những kho đồ vật. Nhưng mà
mọi thứ đều có vẻ khổ sở và đổ nát. Các tường nhà xám xịt địa y gậm nát, ngả
nghiêng như sắp đổ. Các mái nhà để lộ những lỗ thủng toang hoác, và các cánh
cửa nằm trèo ngang lủng lẳng ở những bản lề gẫy. Rõ ràng là đã nhiều năm rồi
chẳng ai còn đóng một cái đinh vào tường để giữ cho những nhà cửa kia khỏi xiêu
vẹo.
Nhưng mà kẻ lữ khách không ngủ đã xem chuồng bò ở đâu. Nó lay các bạn dậy và dẫn họ đến đấy. Cửa chỉ cài
then, dùng một cái gậy là nó mở ra được. Nó đã thở dài một cái như trút được
gánh nặng; nhưng đúng lúc cánh cửa quay với một tiếng rít ken két thì một con
bò cái kêu lên từ cuối chuồng bò nói: "Giờ bà mới đến đây à, bà chủ? Tôi
tưởng là bà định không cho tôi ăn tối nay".
Ba kẻ lữ khách đứng khựng lại khi thấy không phải là
chuồng bò bỏ trống, nhưng lúc nhận ra rằng ở đây chỉ có mỗi một con bò cái và
ba hay bốn con gà, thì họ bạo dạn trở lại. Một trong ba lữ khách nói:
- Chúng tôi là ba lữ khách tội nghiệp muốn tìm một chỗ
trú đêm, mà ở đó con cáo không thể tấn công chúng tôi và loài người không bắt
lấy chúng tôi. Ở đây chúng tôi không được như thế à?
- Tôi nghĩ được đấy, - bò cái trả lời. - Các bức tưởng
đều hỏng cả, nhưng dẫu sao thì cũng không phải là con cáo đã có thể đi xuyên
qua được, và trại này thì chỉ có một bà già thôi, mà bà ta thì chẳng có thể bắt
lấy bất cứ một ai được. Nhưng mà các bạn là ai? Bò nói tiếp và quay lại để cố
nhìn xem các vị khách.
- Tôi là Nilx Hôlyerxon ở Vextra Vemmenhơg đã bị biến
thành gia thần, kẻ đi vào đầu tiên trả lời; tôi đem theo một ngỗng nhà để cưỡi
và một con ngỗng xám.
- Đây là lần đầu tiên tôi được tiếp những vị khách
danh tiếng như thế này, bò cái nói; tôi xin chúc mừng các vị, dù có lẽ là tôi
đã mong bà chủ tôi đến mang tôi cái ăn bữa tối hơn.
Chú bé đẩy các con ngỗng vào chuồng bò và đặt nằm
trong một cái máng ăn bỏ không; ở đó chúng lại ngủ ngay tức khắc.
Rồi chú vun cho mình một ổ rơm nhỏ và sửa soạn làm theo các bạn.
Nhưng chú chẳng thể làm được, vì con bò cái đáng
thương chưa được ăn bữa tối, đâu có chịu đứng yên lấy một lát. Nó lắc lắc cái
dây xích, dậm chân trong cái khoang của nó và kêu là đói. Nilx không thể chợp
mắt được, hồi tưởng lại tất cả những gì đã xảy ra cho chú trong mấy ngày vừa
qua.
Chú nghĩ đến Axa, cô bé chăn ngỗng, và đến bé Matx mà
chú đã gặp một cách bất ngờ đến thế; chú hiểu rằng chiếc nhà nhỏ mà chú đã làm
cháy chính là nhà cũ của chúng nó ở Xmôlanđ. Chú nhớ là đã nghe chúng nói tới
một chiếc nhà nhỏ ở ven một cái truông. Axa và Matx đã đến thăm nhà cũ của
chúng và vừa đến là chúng đã thấy nhà cháy. Chắc chắn là Nilx đã làm cho chúng buồn lắm. Chú ngao ngán và quyết t may mắn trở lại làm người, thì sẽ cố
gắng đền bù lại cho chúng hết sức mình.
Rồi chú lại nghĩ đến lũ quạ và Phumlê- Đrumlê đã cứu
chú, nhưng bị giết chết sau khi vừa được bầu làm thủ lĩnh, nghĩ mà ứa nước mắt.
Đúng, chú đã đau khổ mấy ngày vừa qua và may mà ngỗng
đực và Lông-Tơ-Mịn đã tìm được chú. Ngỗng đực đã kể lại là vừa thấy Tí Hon biến
mất, đàn ngỗng trời liền đi hỏi các vật nhỏ trong rừng về số phận của chú. Như
vậy họ biết được rằng một lũ quạ tỉnh Xmôlanđ đã bắt cóc chú. Nhưng chẳng ai
biết lũ quạ đi về phía nào. Akka liền lệnh cho đàn ngỗng phân tán ra, cứ từng
đôi một đi tìm chú, Akka lại hẹn là sau hai ngày tìm tòi dù có thấy hay không
cũng phải đến gặp nhau ở mạn Tây-Bắc tỉnh Xmôlanđ, trên đỉnh một ngọn núi nom giống như cái tháp bị phá, ngọn Tabey. Sau khi chỉ
dẫn cho họ tường tận cách tìm đến ngọn núi ấy, Akka chúc may mắn và họ chia tay
nhau.
Ngỗng đực đã chọn Lông-Tơ-Mịn làm bạn đồng hành và lên
đường, lòng rất lo ngại. Đi lang thang không có cái gì làm đích, chúng nghe một
con sáo đậu trên chóp một cái cây, kêu và rủa kẻ nào đó xưng tên là Bị-
quạ-bắt-trộm đã chế giễu nó quá đáng. Ngỗng đực và Lông-Tơ-Mịn đã bắt chuyện
với con sáo và được biết là kẻ Bị-quạ-bắt- trộm đó đã đi về phía nào. Xa ít
nữa, chúng đã gặp một con chim gáy, một con sẻ đá và sau hết là một con vịt
trời, tất cả đều phàn nàn về một kẻ bất lương đã ngắt bài hát của chúng và làm
chúng hoảng sợ và tên là Bị- quạ-bắt, Bị-quạ-cướp-đi, Tù-nhân-của-lũ-quạ. Cứ
thế chúng đã lần theo dấu vết của Tí Hon đến tận cái truông trong xã Xunnerbô.
Ngỗng đực và Lông-Tơ-Mịn đã tìm lại được Tí Hon là tức
khắc lê đường đi Tabey để đến với đàn ngỗng trời. Đường bay xa lắm, và gặp phải
đêm tối. "Nhưng mà ngày mai, về với đàn ngỗng là phiền muộn sẽ tiêu tan
hết", Nilx vừa chui vào ổ rơm cho ấm vừa nghĩ vậy.
Con bò cái đã thôi vùng vẫy. Bỗng nó cất tiếng nói với
chú bé:
- Hình như một trong các bị khi vào đây có nói với tôi
rằng mình là gia thần. Nếu có thể thì chắc là phải biết săn sóc một con bò cái.
- Thế bò thiếu cái gì? Nilx hỏi
- Tôi thiếu đủ mọi thứ, - bò cái đáp,- Người ta không
vắt sữa, cũng không chải lông cho tôi. Rơm cũng không trải cho tôi nằm, và
người ta cũng không đem cỏ cho tôi ăn bữa tối. Bà chủ tôi có đến một lát lúc hoàng hôn săn sóc tôi, nhưng bà thấy mình ốm quá và lại đi ra
sau trở lại nữa.
- Tôi lấy làm tiếc là mình bé nhỏ và yếu đuối như thế
này. Tôi không tin là có thể giúp bò được, - Chú nói.
- Thần không làm cho tôi tin được là thần yếu đuối dù
thần có bé nhỏ, - bò cái đáp lại. Tất cả các gia thần mà tôi đã nghe nói đều
khỏe đến mức một mình kéo cả một xe cỏ khô, và đấm một cái là chết con bò đực.
Nilx không thể không cười được. Chú nói:
- Đó là những yêu lùn thuộc một loài khác tôi. Tôi nói
những gì tôi có thể làm là tháo xích và mở cửa chuồng cho bò. Như thế bò có thể
ra sân uống nước. Trước đó, tôi sẽ leo lên chỗ để cỏ khô và cố ném một ít xuống
máng cho bò ăn.
- Thế cũng được, - bò cái nói.
Nilx làm như đã nói và khi mà bò đã được yên vị trước
máng ăn đầy cỏ, thì chú nghĩ là có thể ngủ được rồi. Nhưng chú vừa chui xuống ổ
rơm là bò lại nói:
- Tôi chắc làm phiền thần, nếu tôi xin thần một điều
nữa.
- Không phiền gì, nếu tôi có thể làm bò vui lòng
- Tôi muốn nhờ thần vào cái nhà trước mặt xem bà chủ
ốm thế nào. Tôi sợ có điều bất hạnh xảy đến cho bà.
- Không thể được. Tôi không dám ra mắt loài người, chú
bé đáp.
- Nhưng mà thần sợ gì một bà lão ốm đau? - Bò nói, -Vả
lại, cũng chẳng cần vào nhà, thần chỉ việc nhìn qua khe cửa.
- Nếu chỉ có thế thì tôi không thể từ chối không giúp
bò, - sau cùng chú bé bằng lòng như vậy.
Chú dậy và chạy ra sân. Đêm tối thật khủng khiếp,
không trăng, không sao, gió rít và gầm, mưa rơi tầm tã. Ghê gớm nhất là tám con
cú xếp thành hàng, đứng cạnh nhau trên nóc nhà. Tiếng rúc của chúng, tiếng
chúng than phiền về thời tiết nghe thật hung gở, và Nilx tự nhủ rằng một con
trong bọn chúng mà trông thấy chú thì thế là chú đi đời.
"Khốn khổ cho ai bé bỏng!" chú vừa than thở
vừa liều mình đi ra ngoài. Chú nói thật không sai. Hai lần gió quật chú ngã
nhào, trước khi chú đến được ngôi nhà, và chú bị xô nhào xuống một vũng nước
sâu đến nỗi thiếu tí nữa là chết đuối. Tuy vậy, chú vẫn đến đích.
Chú leo lên mấy bậc thềm, khó nhọc trèo qua ngưỡng cửa
và bước vào phòng áo. Cử bếp đóng kín, nhưng một góc phía dưới có khoét một lỗ
cho con mèo nhà chui qua chui lại. Thế là Nilx chẳng khó nhọc gì mà không nhìn
vào gian phòng được.
Vừa ghé mắt nhìn vào, chú giật mình và vội rụt đầu
lại. Một bà lão tóc bạc nằm sóng soài dưới đất. Bà không nhúc nhích, cũng không
rên xiết: mắt bà sáng lên, trắng một cách dị thường. Có thể nói là được ánh
sáng bàng bạc của một mảnh trăng vô hình chiếu vào.
Nilx nhớ rằng ông mình khi chết cũng có khuôn mặt
trắng cái màu lạ thường ấy và chú hiểu rằng bà lão nằm dưới sàn kia đã chết
rồi. Cái chết chắc đã đến bất ngờ làm bà không kịp nằm xuống giường.
Chú sợ quá khi nghĩ đến cảnh phải ở một mình trong đêm
tối với một người chết. Chú lao vội xuống thềm nhà và chạy cuống cuồng về
chuồng bò.
Chú kể cho bò cái nghe những gì chú trông thấy trong
nhà; bò ngừng lại không ăn nữa. Thở dài, bò nói:
- À! Bà chủ, bà mất rồi. Thế là chẳng bao lâu lại đến
lượt tôi.
- Thế nào cũng có ai đó chăm sóc bò chứ - Nilx nói để
cố an ủi bò.
- Thần không biết rằng tuổi tôi đã gấp đôi tuổi những
bò cái mà người ta thường đem làm thịt, - bò đáp lại. - Vả lại bây giờ bà chủ
tôi không còn đến săn sóc tôi nữa thì tôi cũng chẳng thiết sống làm gì.
Bò lặng yên một lát, nhưng Nilx thấy là bò không ngủ cũng không ăn. Rồi bò lại tiếp tục câu chuyện.
- Thần bảo là bà nằm trên sàn nhà không chăn đệm gì à?
- Vâng, Nilx đáp.
- Bà có thói quen thường đến đây, trong chuồng này,
nói với tôi về những sự đã làm bà buồn phiền: tôi hiểu rõ những điều bà nói, dù
tôi không thể nào trả lời là được. Mấy hôm nay bà nói bà sợ phải nằm một mình
khi bà mất. Bà sợ không có ai đến vuốt mắt cho bà, và để hai tay bà khoanh
trước ngực sau khi bà mất. Hay là thần có muốn làm giúp không?
Nilx do dự: chú nhớ rằng khi ông chú ra chết, mẹ chú
đã hết sức thận trọng đặt ông nằm theo đúng lễ thức. Chú biết rằng đó là một
việc phải làm. Nhưng mà chú lại tự thấy là không thể lại vào bên
cạnh người chết được. Chú không vâng cũng không không, nhưng không bước lấy một
bước ra phía
Bò cái già lặng thinh một lúc, như chờ đợi một câu trả
lời. Chẳng nghe thấy gì, bò không nhắc lại lời cầu xin nhưng bắt đầu nói chuyện
bà chủ của mình.
Bò có nhiều chuyện để nói lắm. Trước hết nói đến tất
cả các đứa con của người chết đã nuôi nấng. Ngày nào họ cũng vào chuồng bò và
mùa hè đưa bò đi ăn trên các bãi lầy và đồng cỏ, cho nên bò cái giờ này rất
quen họ. Tất cả họ đều rất tốt, vui vẻ và chăm làm. Một con bò cái hiểu những
người chăn nó giá trị như thế nào lắm.
Bò lại còn có nhiều chuyện để kể về cái trại. Dinh cơ
này xưa nay đâu có nghèo như giờ đây. Đất rộng lắm: phần lớn là đầm lầy, rừng cây và bãi cỏ lẫn đá. Không nhiều cánh đồng để trồng lúa mì, nhưng
khắp nơi là những bãi cỏ tốt. Đã có thời mà không một máng ăn nào bỏ trống,
chuồng bò chất đầy những con vật rất đẹp. Chỗ nào cũng vui vẻ và năng nổ. Khi
bà chủ đến chuồng bò, bà khe khẽ hát, rồi hát to, và tất cả các bò cái kêu lên
vì vui mừng khi nghe tiếng chân bà đến.
Nhưng ông chủ chết, lúc các con đều còn nhỏ vì chưa
thể làm gì hết, thế là bà chủ đảm đang phải gánh vác cái trại, gánh vác tất cả
công việc, và tất cả những mối lo âu. Bà khỏe như đàn ông, bà đi cấy và đi gặt.
Buổi tối, đến vắt sữa các bò cái, lắm khi mệt quá bà khóc. Nhưng chỉ nghĩ đến
đàn con là đủ để cho bà can đảm trở lại. Bỗng nhiên, quên hết lo phiền, bà lau
nước mắt, lắc mình cho hết buồn ngủ và lẩm bẩm: "Thôi kệ. Đến lúc đám trẻ
lớn thì cả mình nữa mình cũng được thảnh thơi. À! đến lúc
chúng lớn lên..."
Nhưng mà khi các con bà đã lớn thì thế là một nỗi buồn
nhớ lạ lùng xâm chiếm tâm hồn họ: họ không muốn ở nhà nhà, họ muốn đi ra nước
ngoài. Mẹ họ chẳng bao giờ được họ giúp chút gì. Vài người trong bọn họ lấy vợ,
lấy chồng rồi ra đi; họ để con mọn lại nhà. Lại đến lượt những đứa trẻ ấy theo bà
chủ chúng tôi vào chuồng bò như những đứa con của bà trước kia. Chúng đưa bò đi
ăn và cũng trở nên những kẻ trung hậu và giỏi giang. Và buổi tối, trong khi vắt
sữa các bò cái, gần như ngủ thiếp đi vì mệt, bà chủ chúng tôi lại lấy sức bằng
cách nghĩ đến chúng nó: "Mình nữa, mình cũng sẽ được thảnh thơi. Khi chúng
lớn lên", bà vừa nói vừa lắc lắc mình.
Nhưng, thế là những đứa trẻ ấy một khi khôn lớn, lại đi theo bố mẹ chúng ở đất khách quê người. Chẳng một ai trở
lại. Chỉ là bà chủ nhà ở lại trại một mình. Bao giờ yêu cầu một ai trong bọn họ ở lại nhà. "Thế nào, con Lông Hung
à, mày nghĩ rằng ta lại bảo chúng nó ở với ta, trong khi chúng có thể tiến thủ
ở bên đó hay sao? Ở đây, ở tỉnh Xmôlanđ này, chúng chỉ có thể hy vọng cảnh
nghèo khổ mà thôi", bà nói với bò cái già như thế.
Nhưng khi đứa cháu cuối cùng của bà đã ra đi là bà chủ
chúng tôi liền quỵ xuống. Trông bà bỗng nhiên còng lưng và bạc đầu; bà lảo đảo
tưởng chừng không thể bước được nữa, và bà thôi làm lụng. Bà không trông nom
cái trại nữa, bà để nhà cửa tả tơi, bà bán gia súc đi, chỉ giữ lại con bò cái
già nhất. Bà để cho nó sống, bởi vì tất cả các con bà đều lần lượt chăn dắt nó.
Bà có thể thuê đàn ông, đàn bà đến làm, nhưng mà trông
thấy những người lạ quanh bà, trong khi con cháu bà đã bỏ bà mà đi, điều đó làm
bà không chịu nổi. Cái trại có hoang phế đi thì cũng cần gì, bởi vì hết đời bà
còn có một đứa con nào của bà sẽ nhận lấy nữa đâu.
Các con bà thường viết thư khẩn khoản mời bà đến với
họ, nhưng bà không chịu. Bà không muốn trông thấy cái nước đã cướp các con bà
đi.
Bà chỉ nghĩ đến đám con, và nghĩ rằng họ phải ra đi để
kiếm miếng ăn. Mùa hè đến, bà dắt bò cái ra bãi cỏ trong đầm lấy lớn. Chính bà
ngồi suốt ngày bên bờ đầm, hai tay khoanh trên đầu gối, và chiều về bà nhắc lại
những ý nghĩ của bà như sau:
- Thấy không, Lông Hung, giá ở đây mà có những cánh
đồng màu mỡ chỗ cái bãi lầy rộng lớn mà người ta không thể trồng trọt
được ấy, thì chúng đã không cần gì mà phải ra đi.
Bà tức giận cái đầm lầy vì nó lan ra xa đến thế và
không dùng được vào một việc gì hết cả. Bà lẩm bẩm rủa nó, buộc tội nó đã là
nguyên nhân làm cho các con bà bỏ bà ra đi.
Buổi tối cuối cùng này, bà hình như yếu đuối và lấy
bẩy hơn bao giờ hết. Bà không thể tự vắt xong sữa cho con Hung nữa. Bà đã
đứng tựa vào cái máng ăn, một hồi, và đã nói chuyện với hai người nông dân đến
gặp bà để hỏi mua cái đầm lầy. Họ tính tiêu nước cho nó, gieo hạt vào đó, và
gặt hái được mùa màng ở đó. "Mày nghe chưa, con Hung, mày nghe chưa: họ
nói là lúa mạch cho thể mọc lên trên đầm lầy. Ta sẽ viết thư ngay lập tức cho
con cháu ta để chúng nó trở về. Chúng chẳng cần ở lại nước ngoài
làm gì nữa, chúng sẽ kiếm được miếng ăn ở đây, tại nhà này".
Để viết thư bà đã đi vào nhà...
Chú bé không nghe thêm bò cái nữa. Chú đã mở cửa
chuồng bò, đã lên nhà trên, đến với người chết. Chú đứng một hồi trên ngưỡng
cửa, nhìn tất cả mọi vật một lượt. Cái nhà không nghèo như người ta tưởng. Có
rất nhiều đồ đạc mà người ta thường thấy ở những người có bà con ở bên Mỹ.
Trong một góc có một chiếc ghế "Xích đu" Mỹ; cái bàn trước cửa sổ có
trải một tấm vải nhung lông dài; giường phủ một chiếc đệm thêu đẹp; trên tường
treo những ảnh của các con và cháu bà lão, lồng trong những khung thếp vàng
đẹp; trên cái hòm lớn bày những bình to và mỗi đôi chân đèn cắm những cây nến
mầu dài.
Nilx tìm thêm diêm và thắp nến, không phải vì chẳng
trông thấy gì mà vì đối với chú hình như thế là một cách tôn
trọng người chết.
Rồi chú đến gần bà lão, vuốt mắt cho bà, khoanh hai
tay bà lại trước ngực, và rẽ các lọn tóc bạc thưa thớt lòa xòa trước trán bà.
Chú không hề nghĩ cả đến việc sợ bà nữa. Nghĩ đến việc
bà đã sống tuổi già cô quạnh và buồn bã, lòng chú xót xa sâu sắc. Ít ra chú sẽ
túc trực đêm nay bên thi hài bà.
Chú tìm tập Thánh thi, ngồi xuống đọc khe khẽ. Nhưng
đến giữa chừng chú ngừng lại, vì bỗng chú chợt nhớ đến bố mẹ mình.
Ra bố mẹ có thể nhớ thương con cái đến thế! Cả cuộc
đời đối với họ hình như đã hết khi con cái bỏ ra đi! Giá ở nhà chú, bố chú, mẹ
chú nhớ chú bằng bà lão này đã tiếc nhớ con bà! Ý nghĩ ấy làm chú sung sướng, nhưng mà chú không dám nghĩ thế lâu nữa. Chú đã ăn ở phải chăng được chút
nào đâu, để che chở bất kỳ ai cũng có thể tiếc thương chú.
Chú chưa được như thế, nhưng mà rồi có lẽ chú có được.
Khắp chung quanh chú, chú trông thấy chân dung của những người vắng mặt. Đó là
những người đàn ông cao lớn, khỏe manh và những người đàn bà có bộ mặt trang
nghiêm. Đó là những cô dâu trùm khăn voan đỏ và những ông mặc áo đen dài đi
phố, và đó là những trẻ con tóc uốn xoăn, mặc những áo dài trắng đẹp. Và Nilx
thấy hình như tất cả, họ nhìn chằm chằm trong không, với những đôi mắt người mù
không muốn thấy.
"Những kẻ khốn khổ! Nilx nói với các bức chân
dung. Mẹ của các người đã chết. Các người không thể nào chuộc lại cái tội đã ra đi xa mẹ. Nhưng mẹ ta, mẹ của ta, bà đang sống!".
Chú ngừng lại, gật đầu và mỉm cười. Chú nhắc lại
"Mẹ ta còn sống! Bố ta và mẹ ta, cả hai đều còn sống!".
Chương XVIII: Từ Núi
Tabey
Đến Husv
Thứ sáu, 15 tháng Tư
Chú bé suốt đêm không ngủ; nhưng sáng ra chú thiếp đi
và mê thấy bố mẹ. Chú chỉ hơi nhận ra bố mẹ thôi. Cả hai đều đã tóc bạc da mồi.
Bố mẹ nói với chú là họ già như thế vì đã tiếc nhớ chú quá chừng. Chú cảm động
và ngạc nhiên, vì chú vẫn tưởng là bố mẹ sẽ hài lòng khi tống được chú đi.
Lúc Nilx thức giấc thì buổi sáng đẹp trời và trong
trẻo.Chú ăn một miếng bánh mì tìm được trong bếp. Rồi lấy cỏ, rơm cho con bò
cái và hai con ngỗng, sau cùng mở cửa chuồng bò cho bò cái có thể sang cái trại
bên cạnh. Những người hàng xóm trông thấy bò liền hiểu rằng
đã có việc gì đó xảy ra cho bà chủ nó. Họ chạy sang, thấy thi hài bà và chôn
cất cho bà.
Đôi ngỗng và chú bé cất cánh lên không; chẳng mấy chốc
họ trông thấy một quả núi cao, sườn gần thẳng đứng và đỉnh như bị cắt cụt;
chúng hiểu rằng đó phải là núi Tabey. Trên đỉnh, Akka cùng Uykxi và Kakxi,
Kôlmê, Nelyô, Viixi, Kuuxi và sáu con ngỗng non đang chờ. Thật là vui, những
tiếng tục tục, những tiếng kêu và những tiếng vỗ cánh không thể tả được, khi
người ta thấy ngỗng đực và Lông-Tơ-Mịn đưa Tí Hon trở về.
Rừng mọc theo các sườn núi lên rất cao, nhưng trên
đỉnh thì trơ trụi và từ đấy tầm mắt nhìn ra rất rộng. Phía Đông, phía Nam và phía
Tây chỉ thấy có một cao nguyên khá nghèo với những rừng tùng màu nâu sẫm, những mặt hồ còn đóng băng và những sông núi xanh xanh dần, những cái đó
cho thấy rằng đấng Sáng Thế đã làm việc vội vàng và không chút chuyên
chú. Nhưng mà nhìn về phía Nam thì khác hẳn. Ở đây, đất đai tựa hồ được xếp đặt
một cách âu yếm và chăm chút hết sức. Khắp nơi, những ngọn núi đẹp, những thung
lũng dịu dàng và những dòng sông uốn lượn chảy đến tận hồ lớn Vettern mà băng
đã tan và đang lóng lánh ánh dương qua, tưởng chừng không phải chứa nước mà
chứa đầy ánh sáng xanh lơ.
Hồ Vettern làm đẹp hẳn tất cả mạn Bắc; có thể nói rằng
một ánh hồi quang màu thanh thiên đã hiện lên từ đó và tỏa ra khắp mặt đất.
Những khóm cây, những ngọn đồi, những mái nhà, những mũi tên, thành phố
Yơntsiơping tất cả đều đắm mình trong một ánh quang minh biêng biếc dịu dàng,
như vuốt ve mắt người ngắm cảnh.
Ngày hôm sau, tiếp tục cuộc lữ hành, đàn ngỗng bay
ngược thung lũng xanh biếc kia. Khí sắc vui vẻ hết sức, chúng kêu không ngớt,
đến nỗi chẳng một ai có đôi tai mà có thể tự nhiên không nghe chúng được.
Với lại trong miền này, hôm nay là ngày xuân đẹp đầu
tiên. Cho đến lúc ấy, mùa xuân đã là công việc của mình nhờ những cơn mưa và
những trận bão; phải buổi đẹp trời, như thế này thì nỗi nhớ nhung mùa hè nắng
ấm và rừng xanh mới xâm chiếm lòng người, khiến họ thấy công việc hàng ngày
thật là nặng nhọc. Khi các ngỗng trời bay qua, tự do và nhẹ nhàng, nhanh nhẹn
trên kia, bên trên mặt đất, thì chẳng một ai là không bỏ dở công việc mà nhìn
theo.
Những kẻ đầu tiên ngày hôm đó trông thấy ngỗng là
những thợ mỏ núi Tabey đang đào quặng ở sát mặt đất.
Nghe ngỗng kêu, họ ngưng đào, và một người trong bọn họ kêu lên: "Đi
đâu đấy? Đi đâu đấy?"
Đàn ngỗng nghe không hiểu mấy lời ấy, nhưng chú bé
nghiêng mình xuống và kêu "Đi đến nơi không có cuốc chim và cũng không có
búa tạ".
Nghe thấy thế, những người thợ mỏ tưởng rằng chính nỗi
nhớ nhung của họ đã làm cho họ nghe tiếng những con ngỗng mà như một tiếng
người.
- Cho chúng tôi đi với! Cho chúng tôi đi với! - Họ gọi
- Năm nay chưa được, năm nay chưa được. - Nilx đáp lại
Đàn ngỗng trời vẫn kêu ầm ĩ, bay theo dòng sông Tabey
sang phía hồ Munkxyơ. Trên eo đất dài và hẹp giữa hồ
Munkxyơ và Vettern mọc lên thành phố Yơntsiơping với những nhà máy lớn. Trước
tiên đàn ngỗng bay trên nhà máy giấy Munkxyơ. Đúng là giờ vào làm việc lại sau
bữa ăn trưa, những toán công nhân đi về phía cổng nhà máy. Nghe tiếng ngỗng, họ
dừng lại một lát, lắng tai. "Đi đâu đấy? Đi đâu đấy?" một công nhân
hỏi.
Đàn ngỗng không hiểu những mà chú bé trả lời:
- Đi đến nơi không có máy cũng không có nồi hơi
Những người công nhân tưởng nghe tiếng của chính nỗi
nhớ nhung của họ
- Cho chúng tôi đi với! Cho chúng tôi đi với! - nhiều người trong số bọn họ kêu lên
- Năm nay chưa được, năm nay chưa được. - Nilx trả lời.
Đàn ngỗng bay trên nhà máy diêm nổi tiếng nằm bên hồ
Vettern, to tựa một tòa thành lũy, dang thẳng lên trời những ống khói cao.
Chẳng một ai nhúc nhích ngoài sân, nhưng trong một phòng họp rộng, những cô thợ
trẻ đang đóng diêm vào hộp. Vì trời đẹp nên các cô đã mở ra một cửa sổ và qua
cửa sổ ấy nghe tiếng đàn ngỗng vang đến tận các cô. Một cô gái nghiêng mình ra
ngoài, tay cầm cái hộp hỏi lên: ""Đi đâu đấy? Đi đâu đấy?"
- Đến xứ không cần ánh sáng, cũng không cần diêm! Nilx
nói xuống
Cô gái nghĩ là cô nghe rõ tiếng tục tục của ngỗng,
nhưng tưởng như có nghe ra vài tiếng người, nên cô đáp lời
- Cho chúng tôi đi với! Cho chúng tôi đi với!
- Năm nay chưa được, năm nay chưa được. - Nilx trả
lời.
Ở phía Đông các nhà máy, Yơntsiơping mọc lên giữa một
cảnh trí đẹp nhất mà một thành phố có thể ao ước. Hồ Vettern hẹp, bờ cao và dốc
đứng bên Đông cũng như bên Tây, nhưng mà ở mũi phía Nam, nhưng lũy cát hình như
đã bị phá đi để thông một cái cổng lớn đi ra bờ hồ. Ở chính giữa cổng, thành
phố trải ra với núi bên Đông và núi bên Tây, với hồ Munkxiơ phía sau và hồ
Vettern phía trước.
Đàn ngỗng bay qua Yơntsiơping vẫn kêu inh ỏi như vậy,
nhưng mà trong thành phố, chẳng có một ai để ý. Đừng mong thấy những người dân
thành thị đứng lại giữa đường phố để gọi những con ngỗng trời.
Cuộc lữ hành tiếp tục dọc hồ Vettern; đàn ngỗng đến trên viện điều dưỡng Xanna. Vài người bệnh ra ngoài sân để hưởng
không khí mùa xuân, họ nghe tiếng ngỗng. Một người trong bọn họ hỏi, giọng yếu
đến nỗi chỉ khẽ nghe thấy mà thôi.
- Đi đâu đấy? Đi đâu đấy?
- Đến xứ không có đau đớn, cũng không có khổ sở - Chú
bé đáp lại
- Cho chúng tôi đi với!
- Năm nay chưa được, năm nay chưa được. - Nilx trả
lời.
Xa tí nữa, đàn ngỗng đến Husvarna ở cuối một thung
lũng. Núi đẹp, hiểm trở bao quanh. Một dòng sông đổ xuống thành một chuỗi thác
dài và hẹp. Những nhà máy lớn và những xưởng thợ dựa vào các sườn núi; trong
thung lũng dựng lên những nhà ở của công nhân, có vườn nhỏ
bao quanh, và ở giữa các nhà là trường học. Lúc đàn ngỗng bay đến thì một cái
chuông đánh lên; một đàn trẻ con xếp hàng ra khỏi trường. Chúng đông đến nỗi
sân chơi chẳng mấy chốc mà chật ních. Nghe tiếng ngỗng, đàn trẻ kêu:
- Đi đâu đấy? Đi đâu đấy?
- Đến nơi không có sách vở cũng không có học bài - Chú
bé đáp lại
- Cho chúng tôi đi với! Đem chúng tôi đi
- Năm nay chưa được, năm khác vậy! Năm nay chưa được,
năm khác vậy! - Nilx trả lời.