Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông - Chương 12 (phần 1)
Đời sống của kẻ khác
1.
LÚC Y XUẤT HIỆN, mọi người đổ dồn mắt về phía anh. Rồi họ nhìn nhau. Lại đưa mắt quan sát xem thái độ của anh như thế nào. Liệu có một câu nói độc địa hay một quả đấm tồi tệ nào được tung ra giữa bàn tiệc trang trọng này hay không. Nhưng anh
vẫn bình thản rót rượu Bordeaux vào ly rồi nhã nhặn: “Cảm ơn mọi người
đã đến vui với tôi, à không, với đứa con èo uột của tôi...” Ở bàn bên kia, vợ anh thở phào. Sự lịch lãm và bặt
thiệp của anh đã bước qua sai khiến của những xúc cảm thói thường cay
độc. Anh nhấc ly rượu tiến vê góc phòng mời y với một thái độ trân
trọng. Anh đi được vài bước
thì y đã chủ động tiến lại gần, đón nhận ly rượu. Anh lịch lãm trong
màu áo carô xanh dương trang nhã, phong thái ân cần và gần gũi như thể
giữa anh và y chưa từng xảy ra một khúc mắc gì.Trong khi y vẫn thế. Mắt vẫn liên láo ngó nghía khắp phòng như thế luôn cảnh giác, xăm xoi. Khuôn mặt phì nộn và dáng đứng hơi gù vai, có cảm giác như cái trục cổ ngắn kia không đỡ được khuôn mặt
phì nộn bị trĩu xuống bởi thượng đế đã đính lên đó một đôi mắt của con
thú yếu luôn rình rập, vừa kiếm mồi vừa lo ngại bị tấn công. Y bắt được cái nhìn hòa nhã nhưng bắn đi một tín hiệu khắt khe của anh trong khi anh lại nhận được cái sụp mắt
ái ngại của y. Rõ ràng đêm nay, trước y, trong mắt mọi người, anh là
một kẻ mã thượng, một kẻ cố quyền tha thứ chứ không phải là một người
cầu cạnh để được làm hòa. Anh đã đi một thế cờ cao. Thế cờ của bậc kỳ
thủ khiến mọi người ngước lên kính trọng.
Nhưng
hây giờ thì anh bật khóc. Anh khóc to tiếng. Như thể vở kịch mang tên
lịch thiệp này đang đến lúc báo hiệu cái kết chẳng tốt lành chút nào,
thậm chí có thể lộ tẩy.
Điều gì đang xảy ra? Anh dốc hết ly rượu Bordeaux đỏ và hít tràn lồng ngực. Anh chỉnh lại cravate và đi về phía quầy sách, đang trưng bày ba đầu tiểu thuyết mới của mình, cái thứ mà trước đây vài phút, anh đã gọi là “những đứa con èo uột”.
“Có chuyện
gì vậy anh? Anh có sao không?” - vợ anh hốt hoảng. Mọi người dồn mắt về
phía vợ chồng anh. Anh ngồi thừ xuống ghế. Chiếc ghế mây anh đã chọn từ trước buổi lễ ra mắt sách, anh rất vừa ý nhưng nay lại quá rộng đối với thân hình đang muốn co nhúm của anh. Anh thu mình nhỏ lại, phô bày vẻ khổ hạnh thường ngày. Anh lọt thỏm trong lòng ghế và muốn tan biến ngay tức thời. Y cùng bước lại ở góc bàn, ly Bordeaux vừa cạn. Y nhìn anh, ánh nhìn chao đảo. Anh cảm nhận được sự lo lắng thành thực hiện lên trong đôi mắt y lần đầu nhìn thẳng vào mình.
“Ảnh trúng gió?”
“Nhà văn có sao không?”
“Hay anh ấy uống nhiều mà chưa kịp ăn tối?” “Hoặc là bị lên huyết áp?”
“Hãy gọi bác sĩ...”
Anh vẫn ngồi thu mình trên chiếc ghế, gầy gò và khổ hạnh, đớnđau và quằn quại. Tiếng khóc bắt đầu bật ra khỏi miệng. Anh khóc gào lên như một đứa trẻ. Anh bứt đầu rút tóc như một kẻ đang tỉnh táo đột ngột phải chống lại cơn động kinh gửi về từ tiền kiếp. “Anh, anh đừng làm em sợ..” chị ghé sát tai anh “hãy nói em nghe, có chuyện gì xảy ra?. Anh lắc đầu và khóc một lúc, tiếng khóc vỡ ra như một khối mủ mung lâu ngày dưới lớp
thịt chai lì. Rồi anh im bặt, đứng lên. Anh đi về phía y. Y trố mắt
nhìn trân trối như đang chuẩn bị đối phó với hành động bất thường
nhất từ một gã tâm thần. Những quý ông khỏe mạnh cô mặt cũng đang nắn
lại cơ bắp để nhảy vào can thiệp một cuộc ẩu đả hoặc vật lộn của hai kẻ
mà họ biết từ lâu chẳng bao giờ chịu đội chung vòm trời. Nhưng, anh làm
họ chưng hửng một lần nữa. Anh lại rót rượu và cụng ly với y. Anh nâng ly cao lên mặt và cười rất buồn, trong nước mắt: “Không sao, tôi chỉ hơi choáng. Tôi thấy tóc anh bạc nhiều quá!” - anh phát ra những lời ấy ở một cung bậc trầm ấm nhất.
Y như một kẻ đứng trân mình sẵn sàng chịu trận bỗng cười giả lả: “Tui cũng già mẹ nó rồi!”
Mười tám cuốn tiểu thuyết của anh với hàng chục lần tái bán và dịch thuật, nếu xếp chồng lên nhau, các ấn bản có thể cao hơn chiều cao của con người y.
Vậy mà thật không thể ngờ được, một lúc nào đó, y đã ra sức làm những trò đồi bại đối với anh.
Và
bây giờ, đám tóc bạc lại khiến anh thương cảm và nhắc anh nhớ những
chuyện cũ, những chuyện mà từ lâu, anh cố gắng quên đi như những trò tầm
phào để tập trung vào việc viết lách, sống với riêng mình một cõi.
“Chẳng phải một lúc nào đó của
thời tuổi trẻ, mình với hắn từng cặp kè đi chơi gái chung, uống rượu
chung và nói chuyện văn chương với tất cả say mê nông nổi. Chẳng phải
một lúc nào đó, trước khi có cái sự cố khiến mình tuyệt giao, mình đã từng coi hắn là một người bạn thân. Chẳng phải lúc nào đó, hắn cũng từng làm
thơ, những câu thơ rất mượt mà và tài hoa, và viết văn, những trang văn
thật bay bổng. Văn chương ấy tưởng chừng chỉ có thể được sinh ra từ một
tâm hồn đẹp, biết quý trọng ký ức và giá trị tinh thần nói chung (chứ không phì nộn và ăn nói bạt mạng hời hợt như chính con người ngoài đời của
hắn). Ngẫm từ mình, mình vốn không tin những đứa lêu lổng văn chương
cho lắm. Nhưng tin tín hiệu từ mạch nguồn nội tâm, cái thiện vẫn ẩn sâu trong con người hắn. Và mình tin hắn trong những ngày tháng cả hai cùng chưa có gì, chìm tên tuổi, chưa sự nghiệp, văn chương chỉ là một thứ ước vọng chói lói ở trên đầu, một khát vọng khiến con tim rạng rỡ, nhịp đập mạnh hơn, bơm nhiều sinh khí hơn cho cơ thể cường tráng.
Nhưng
dĩ nhiên, cũng không thế lường trước được những trận cao huyết áp bất
thường mà hắn gây ra trước đó. Ví dụ cái sự kiện ấy. Đó là điều không
mong muốn ấy, cho đến bây giờ, mình vẫn nghĩ rằng, là lỗi tại hắn, cái lỗi ấy làm cho hắn và mình đánh mất một tình bạn đẹp. Mình tự cho mình cái quyền xóa khỏi đầu hình ánh của hắn, xóa khỏi trí não cái quá khứ tình thân với hắn.
Vì
thế, sự tuyệt giao như một cách kết án hắn. Nhìn vẻ mặt lạnh nhạt của
mình, hắn sẽ biết rằng, hắn đã không còn hiện diện trong cái thế giới
cuộc sống của mình. Hắn đã bị xóa trắng nhân diện và hình hài. Mặc cho
hắn tiếp tục viết nhăng cuội và mặc sức lôi kéo dư luận, mình không hề
đoái hoài và quan tám trả lời công khai. Mình khinh bỉ bắn như khinh bỉ một
cục phân. Người ta không thể nhớ tới cục phân trong khi đi đứng, ăn
uống hay làm tình. Mình tự đặt mình cao hơn hắn một bậc. Hắn cứ việc
phịa chuyện bêu xấu tên tuổi và công việc của mình trên các báo, tạp chí và bới móc scandal lôi kéo dư luận tẩy chay, nghĩ xấu về mình nhưng đừng mong có thể nhận lấy một lời phản hồi. Sự tranh luận và đối chất chỉ xảy ra với những kẻ đồng đảng hoặc những kẻ để cho sự háo thắng làm mất đi khả năng tự chủ cảm xúc.
Mình không thể tha thứ cho những chuyện phịa mà hắn
đã từng vận dụng hết trí tưởng tượng khiêm tốn để nặn ra, viết trong
một bài báo, rằng có thời mình từng tìm đến và cầu cạnh hắn để mua danh
(điều này dĩ nhiên là khó tin
vì nếu ai biết được rằng, hắn với mình là người cùng thời, cùng xuất
phát điểm, nếu mình thực là người đang tận dụng những mối quan hệ thì
hắn không phải là một địa chỉ đó). Mình không thể nhìn vào cái bản mặt
phì nộn
của hắn mà nói rằng, này anh, tôi tha thứ cho anh vì những trò xấu mà
anh vừa làm cho tôi, vì cái loạt bài đầy tình tiết bịa đặt để hạ nhục
tôi trước vân giới
vốn nhiễu sự, bây giờ xem nh không có gì nhé, chúng ta vẫn là bạn nhé,
chúng ta cùng nhau đi chơi gái và nhậu nhẹt như xưa nhé? Không, mình
chưa hao giờ là một kẻ tha thứ dễ dãi kiểu Đức Jesus (nếu ai đó tát má
bên trái của con, hãy đưa thêm má bên phải cho người ta tát). Mình là
một người phàm. Một người phàm có quyền
xét xử một người phàm, ít ra trong cái cách mà mình nhìn về Rẻ ấy,
trong cách mà mình nghĩ về người ấy. Kết án trong cách nhìn và cách nghĩ
mới thật là cách kết án triệt để nhất mà con người dành cho nhau.
Và hắn biết điều đó. Một vài lần hắn vẫn xênh
xang đến gần mình, gật đầu chào, chủ động đến cụng ly nhưng, mình khịt
mũi ngửi thấy mùi ô nhiễm, bẩn tưởi và ngẩng mặt bước đi. Mình trở thành
một kẻ dị ứng với tất cả những gì thuộc về hắn. Đối với mình, loại xe
mà hắn đi, chiếc toyota không mui ấy trở thành biểu tượng gắn với những
kẻ lưu manh. Tờ báo mà hắn viết, mình gọi đó là tờ báo lả cải nhất ở cái
đất nước có đời sống báo chí chập chờn này. Những quán xá mà hắn lui
tới, ngày xưa mình thích nhưng nay đang gọi đó là loại quán kém vệ sinh
luôn đầy rẫy những bọn ruồi nhặng, thực khách văn nghệ rởm đời các kiểu
bâu bám. Còn những người bạn vẫn thường ngồi với hắn, mình dán lên đầu
họ hai chữ đần độn và bất tài (vì những kẻ đần độn, kém trí tuệ thưởng
kết thành đám đông với nhau để thông đồng, bảo vệ nhau). Và nữa, mình
còn nghĩ đến vợ của hắn, có lẽ đó là một phụ nữ bất hạnh nhất cuộc đời
chỉ vì hàng đêm phải nằm dưới một đống thịt nhão và bốc mùi của chồng mà
không cách nào giãy thoát ra được.
Hắn biến mất khỏi cuộc đời của mình theo cách đó. Dù thể xác của hắn vẫn đi lỏng vòng đâu đó, vẫn nói những câu bông đùa cù léc hời hợt như chính những bán tin mà hắn
viết ra. Hắn thực sự biến khỏi não trạng của mình, tưởng không còn can
dự. Nhưng mình biết, hắn vẫn thường hành hạ mình, gây ra một thứ cảm
giác nhợn tanh lay động trí não mỗi khi nhìn thấy hắn, nghĩ về hắn.
Mình đã giết hắn trong ý nghĩ nhưng ở chỗ hắn chết, cũng trong vùng ý nghĩ của mình, hãy còn một đống tử thi mà mãi mãi mình chưa bao giờ dọn sạch được, luôn bốc mùi, tởm lợm.”
3.
Vợ anh nói rằng, đàn ông các anh bước ra đường là như thể bước vào chiến trường, mỗi ngày sống là một cuộc chiến đấu. Và những kẻ mất sức với các trận chiến thường nhật kia có khi chẳng bảo vệ được điều gì thiết thực cả, chẳng để làm gì với mấy cái mớ chữ nghĩa, quan niệm, tư tưởng không đâu vào đâu. Ấy là nàng muốn ám chỉ rằng mọi cuộc tranh luận ở các quán cà phê cóc về người A, người B, về cuốn sách X, Y, Z nào đó hay về một luận điểm, chủ đề triết học, tôn giáo, nhân sinh nào đó hoàn toàn là chuyện tầm phào. Mà đã là tầm phào thì sao lại vơ vào người như một thứ đau thương, như một sự dằn vặt lương tâm rồi vật vã bản thân?
Anh
nói rằng, cũng chính nhờ suy nghĩ thực tế rõ ràng như vậy cho nên em
mới là đàn bà. Đôi lúc sự đàn bà của em làm cho anh mệt. Có nói thì em cũng không thể nào hiểu được đâu. Đơn giản, vì đàn bà thì không phải là đàn ông và đàn ông thì cũng không thể là đàn bà. Mà ngay đàn ông cũng không thể hiểu nổi đàn ông nói gì chuyện đàn bà có thể hiểu được đàn ông.
Chuyện cứ thế mà lẩm cẩm kéo dài. Và đời sống hôn nhân, là chấp nhận những cái bất tri luận, những cái hết sức phi lí và lẩm cẩm đó. Biết cách kéo dài
để nó trở nên vô tận như một bộ phim dài tập thì nhất thiết rằng phải
lặp đi lặp lại những tình tiết vụng về ngớ ngấn mãi cho đến khi không
còn cách nào khác, thì cũng là lúc ngỏm. Hết phim. Hạ màn.
Biết làm sao được.
“Vậy là anh tha thứ cho thằng cha đó?”
“Anh thấy tóc hắn bạc nhiều quá. Chẳng hiểu sao anh lại có thể khóc chỉ vì mái tóc của hắn!”
“Nhưng tóc bạc không có nghĩa là nó bớt xấu tính, Em vẫn còn nghe thiên hạ nói rằng, thằng chả vẫn hay đưa lên báo những mẩu vu oan bôi nhọ bới móclá
cải, coi thường danh dự người khác. Đừng nói là anh đang muốn trở thành
nạn nhân của hắn thêm một lần nữa nhé?” “Không. Chuyện qua rồi. Anh cũng quên rồi. Anh nghĩ nó có bệnh. Không dưng sao tóc nó bạc nhiều vậy,,.”
“Mắt anh có bị gì không? Em thì chả thấy bạc gì nhiều. Chính ra tóc anh mới bạc nhiều. Anh còn ốm yếu hơn cả hắn ta. Anh làm gì mà nhận cái quyền được tha thứ? Bấy lâu nay anh tưởng mình là kẻ mã thượng và có thể xử tội hắn à? Giả sử hắn cũng nghĩ vậy thì sao?” “Ừm...”
“Em
nói cho anh biết, ngay từ khi nghĩ đến chuyện viết bài báo bôi nhọ anh
vô cớ là hắn đã cố ý giết chết anh trong đầu của hắn rồi. Hắn làm cái công việc đó một cách táng tận lương tâm như cách một người bạn đẩy một người bạn xuống hố cứt
cho thiên hạ vỗ tay reo mừng và màn diễn ấy đến nay vẫn còn đầy dấu ấn
trong óc mọi người. Có hôm em còn nghe lén được câu chuyện đám phóng
viên nhắc lại bài báo của hắn viết về anh như là một giai thoại trong
làng văn, làm rôm trò cho những cuộc nhậu! Rõ ràng, hắn đã tự tạo ra
điều tiếng muôn đời cho anh. Hắn đã nắm bắt rất tài tình cái đặc tính yêu thương giai thoại và chuyện bếp núc của làng văn để tấn công anh. Hắn tính rất kỹ. Anh chỉ là một nhân vật tệ hại, cơ hội và hèn kém mà hắn tạo ra, sống động và hết sức dễ nhớ...”
“Nhưng
anh không cần biết người ta sẽ nhìn anh thế nào. Vì anh tin rằng người
ta sẽ nhận ra anh trong tác phẩm của anh và quên hết anh trong bài viết
của hắn. Qua tiểu thuyết, qua tác phẩm và những tiểu luận sâu sắc của
anh, họ sẽ nhận ra hắn ]à một kẻ bịa đặt bố láo, một kẻ xấu tính vu vạ
bạn bè. Họ sẽ tẩy chay hắn. Và rõ ràng, sau bấy nhiêu năm làm một nhà thơ, một nhà báo, hắn đâu để lại dấu ấn gì?”
“Làm sao anh đo được điều đó. Cuộc sống là cuộc sống. Hán đã chọn đúng cái chìa khóa để tạo ra dư luận, đó là bắt đầu từ nhân cách một con người đang được chú ý, một triển
vọng văn chương mọi người đang dồn mắt chú ý. Hắn ta cầm tù anh, kết án
anh ngay trong khi anh tưởng mình đứng vững. Vậy mà anh còn ngây thơ
tin rằng, anh không phải là cuộc sống của anh chính là tiểu thuyết của anh. Anh có tưởng tượng được tâm trạng của em thế nào không trong những ngày anh suy sụp chỉ vì bài báo của hắn và tiếp theo sau là những phản hồi té nước theo mưa của bầy đàn hắn? Anh có tưởng tượng được rằng, khi anh đóng sập cánh cửa một mình thui thủi với trang viết, cắt đứt mọi mối quan hệ đời sống, ngày càng cảnh giác và hoài nghi với bạn bè, hoài nghi cả tình yêu vợ chồng bao năm nay
thì ngay chính anh cũng đã thiệt thòi và mất mát không gì bù đắp lại
hay không? Chúng ta đã mất mát quá lớn sau sự cố mà hắn và bầy đàn, đồng
bọn gây ra cho anh. Hôm thấy hắn xuất hiện ở chỗ ra mắt sách, em định
đến và hất cả chiếc bánh kem vào cái bản mặt giả tạo và phì nộn ươn tởm của hắn. Em không hiểu sao hắn lại có thể lê cái xác thối đến đó...”
Anh
lặng im và rít một hơi thuốc dài. Khói thuốc ứ trong lồng ngực. Một cảm
giác ghi nặng trì níu toàn thân khiến đầu óc, mất tháng hằng. Anh ho
sặc sụa và đưa tay vịn chặt vào giá sách. Nàng vẫn đứng đó với sự bực tức được giải tỏa xối xả sau nhiều ngày dồn nén.
Nàng bước đến sau lưng và ôm lấy bụng, tựa mặt vào lưng anh như một con mèo. Anh còn nghe nhịp tim nàng đập mạnh và hơi nóng ấm từ hai đầu vú lan nhẹ sang mình. Rõ ràng, những ngày tháng qua anh chỉ nghĩ rằng sự cố ấy chỉ tổn hại đến anh nhưng không hình dung được rằng, dư chấn mà nó tạo ra cho vợ anh là quá lớn, những vết thương mà cô ấy phải mang lấy đã tạo thành những lằn sẹo không gì có thể gọi là lành lặn được.
Anh nắm lấy hai bàn tay của vợ và nghe nước mắt ướt trên bờ lung mình.
“Em
nói đúng, có lẽ cuộc sống là cuộc sống. Không phải là tiểu thuyết. Tiểu
thuyết không làm nên, càng không thay thế được đời sống chúng ta...”
“Em sẽ ra đi. Em không thể hình dung được một ngày thằng cha tanh rình ấy lại có thể bước vào ngôi
nhà chúng ta và hiện diện trong suy nghĩ, can dự vào cuộc đời của chúng
ta. Em không thể tha thứ cho hắn, anh hiểu không? Thậm chí, sự căm thù
trong em ngày càng lớn dần lên đến độ đã có lúc nhìn thấy hắn, em nghĩ
tới chuyện mình sẽ cầm dao và chọc vào da thịt hắn để lũ dòi bọ bên
trong nhung nhúc đổ ra lũ lượt. Lúc đó, em sẽ gọi mọi người đến chứng
kiến: này đây, hắn không phải là một con người, hắn chỉ là một con dòi
lớn chứa ti tỉ con dòi nhỏ,
này, đây, hãy xem, cuộc sống hắn là một quá trình phân rã và sinh sôi,
bốc mùi ghê nhợn. Rồi lúc nào đó, hắn sẽ bắn vô vàn tin xấu cho người
khác, cho đồng loại, những kẻ thân tín và gần gũi hắn. Mỗi tin xấu sẽ
như một con dòi rúc rỉa tận xương tủy và tâm hổn con người khiến cho kẻ ấy sống trong đau đớn và tê liệt. Vả những tin xấu ấy không ngửng nảy nở để rồi biến kẻ xấu số kia trở thành như hắn, một con người là hóa thân của một con dòi vĩ đại, bên trong sản sinh vô số những con dòi nhỏ. Rồi mùi hôi sẽ tỏa ra. Và kẻ ấy sẽ đi tấn công kẻ khác theo cái dây chuyền lây lan khủng khiếp. Cuộc sống sẽ là một chuỗi những cuộc dòi hóa, nhiễm bẩn bất tận, đẩy dạt nhân tính về phía triệt tiêu.