Bẽ bàng, chương kết 02
Không muốn thấy vẻ khổ sở, đớn đau của Bình và cũng không muốn đê? Bình trông thấy nét suy tư của mình, ông sáu Ngưu vặn hạ bớt ngọn đèn xuống.
Sau một lúc nghĩ ngợi, đột ngột, ông Sáu đổi giọng quả quyết để trấn an Bình:
− Không! Tôi không tin ông Nam Phát độc ác đến nước đó. Tôi đinh ninh rằng thằng nhỏ vẫn bình yên và hiện giờ nó đang sống trong sự bảo bọc của một bà vú. Tôi sẽ cố phăn ra tung tích của bà vú đó rồi tôi cho cậu biết chồ giấu thằng nhỏ.
Bình ngẩn đầu lên nhìn thẳng ông Ngưu:
− Có bằng cớ gì để bác tin chắc...
Ông sáu Ngưu gật đầu hớt nhanh:
− Có chớ! Tối hôm đó, theo ông Nam Phát có hai người đàn ông còn trẻ như cậu và một người đàn bà trọng tuổi, cở chừng bốn mươi ngoài, đi trên một chiếc Trắc-xong chạy sau xe ông Nam Phát. Ông Nam Phát có nói với vợ chồng tôi rằng, ông gởi thằng nhỏ cho người đàn bà đó nuôi vú. Tôi cho đó là hành động mờ ám, nên tôi đã theo dõi từ đầu tới cuối, nhưng tôi thấy ba người lạ mặt không có vẻ gì gọi là bất lương hết, nhứt là người đàn bà rất hiền lành, chất phát. Chính tay bà ta đã bồng thằng nhỏ đem lên xe và bà ta không ngớt nựng nịu, hôn hít thằng nhỏ tỏ ra thương yêu nó lắm.
Thấy Bình bớt phần thiểu não, ông tiếp:
− Cậu nên tin tôi. Cậu hãy yên tâm chờ tôi tìm kiếm thằng nhỏ cho cậu, cậu không mất con đâu mà sợ. Không lâu đâu, nội tuần sau, chắc chắn tôi sẽ biết chỗ ở của bà vú.
Bình hỏi nhanh:
− Bác còn nhớ số xe hôn?
− Chiếc Trắc-xong?
đạ!
− Tôi có biên...
Vừa nói, ông sáu Ngưu vừa lật đật mở bì thuốc ra, chỉ cho chàng xem mấy con số ghi đậm ở mặt trong cái bì đựng thuốc, ông cúi xuống nheo nheo mắt:
đdây nè!
Bình vói tay vặn cao ngọn đèn lên. Đôi mắt chàng bỗng rực sáng hy vọng:
− EX-5555!
Ừ! Không biên, tôi cũng nhớ rõ bốn số năm, bù trất!
Chàng gật lia:
− EX-5555! Tôi không thể truy ra nguồn gốc của chiếc xe này một cách dễ dàng. Biết sở hữu chủ của nó là ai rồi, tôi tìm con tôi không khó. Trong những ngày sắp tới, xin bác tận tâm giúp chúng tôi việc này.
Ông sáu Ngưu gượng cười tạo niềm tin cho chàng:
đdó là bổn phận của tôi mà, cậu khỏi nhờ cậy, tôi cũng phải làm. Nếu có ai quen làm ơ? Công chánh, cậu nhờ người ta coi dùm trong sô/ bộ coi chủ chiếc Trắc-xong bốn con xăm là của ai, rồi cậu sớm cho tôi biết để tôi lãnh phần truy tầm tung tích của bà vú cho.
Chàng chép miệng thở dài:
− Tôi lại sợ số đó là số giả chớ.
− Có phải xe ăn cướp hay là bắc cóc đâu mà họ dùng số giả.
− Quả là họ bắt cóc con tôi chớ còn gì nữa, bác. Họ đem con tôi đi xa mẹ nó, mà không biết đi đâu, không biết thằng nhỏ sống hay chết, thì hành động của họ còn đáng khiếp sợ hơn bọn mẹ mìn chuyên môn bắt cóc con nít.
− Nếu xe mang số giả thì tôi nghĩ ra cách khác.
− Cách gì?
− Sau này sẽ hay.
Bình cúi mặt, tia hy vọng lóe lên trong tâmột rí chàng lại vụt tắt.
− Phải trường hợp xe mang số giả thì tôi không mong buồn rầu nữa.
− Thằng nhỏ được mấy ngày thì nó phải xa mẹ nó vậy bác?
− Không đầy hăm bốn giờ. Cô Mỹ Dung sanh hồi một giờ rưỡi khuya đêm trước, qua chín giờ tối hôm sau thì ôngNam Phát dắt mấy người lạ mặt lên đây...
Bình nghẹn ngào:
− Nghĩa là... con tôi chưa nếm sữa mẹ thì người ta lại vội vàng rứt nó ra khỏi vòng tay ấp yêu của tình thương thiêng liêng!
Bà sáu Ngưu liền chạy qua đứng ngay sau lưng Bình khều vai chàng, bảo bằng giọng vô cùng nghiêm trong:
− Nè cậu! cậu nhớ, đừng bao giờ hở môi cho cô Mỹ Dung biết chuyện gì hết nghen. Hễ cậu nói thiệt với cổ thì cổ che6't không kịp trối à! Đàn bà sanh đẻ còn non ngày tháng khó lòng lắm, cậu biết hôn?
Chàng quắc mắt:
− Bộ hồi người ta bắt thằng nhỏ đi, Mỹ Dung không hay biết gì hết hay sao mà còn phải giấu giếm nữa. Vắng con một ngày, Mỹ Dung còn có thể tin ở lời nói dối của người chung quanh. Mất con đến bảy tám ngày, thì tự nhiên Mỹ Dung phải nghi ngờ...
Bà Sáu chận lời chàng:
− Không! Hồi đi ẳm thằng nhỏ, chỉ có một mình bà vú đi với ông Nam Phát chớ hai người đàn ông kia không có theo. Ngay trong lúc thằng nhỏ vừa lọt lòng mẹ, bà Nam Phát có cho con gái biết rằng bà đã mướn sẵn vú em rồi, bà sẽ cho vú đe6'n ẵm về nhà, nếu khi ông Nam Phát dắt người đàn bà lạ mặt đó vô gặp cô Mỹ Dung, cổ không có chút gì ngạc nhiên hết, cổ tin bà đó là bà vú lãnh nhiệm vụ nuôi thằng nhỏ. Mà có lẽ đúng đó là bà vú.
− Bởi vậy cho nên tôi căn dặn cậu đừng hớ hênh tiếng nào làm cho cô Mỹ Dung lo sợ. Lát nữa, cậu ra gặp cổ, cậu cứ làm mặt vui mừng như thường, đừng có lộ diện băn khoăn như lúc nảy. Còn non ngày tháng như cô Mỹ Dung mà đem chuyện buồn rầu đến cho cổ là nguy hại lắm nghe cậu. Cậu nên dè dặt lắm mới được.
Nghe tiếng chàng, cô Hạnh hớn hở chạy ra mở cửa. Vừa thấy mặt chàng, nàng lia miệng líu lo:
− Trời ơi! Cậu! Cậu không lên sớm mà coi hoàng tử của cậu thấy ghét ghê vậy đó! Tôi nói nó giống cậu từ đầu tới chân, không sai chỗ nào hết. Nhìn nó một hồi, mình thấy y như là... cắt đầu của cậu để qua vậy hà!
Bình lách mình bước ngay vào trong, đoạn khép trái cánh cửa cho cô Hạnh khóa lại. Buồn lo đang chồng chất trong lòng mà nghe cô Hạnh nói như vậy chàng cũng phải bật cười, thảng thốt:
− Sao cô đòi cắt đầu tôi?
Hạnh nhoẻn cười:
− Tôi nói, thằng nhỏ giống y hệt..
− Thì người ta ví như là đem mặt cha để qua cho con, chớ ai lại nói nghe rùng rợn là cắt đầu để qua. Đầu tôi mà cô đòi cắt thì còn gì mạng tôi.
Hạnh lanh le bưng đèn đi trước:
− Bộ mặt với đầu rời nhau hay sao mà cậu cải. Cắt đầu hay cắt mặt gì cũng vậy hà! Rất tiếc vì cậu lên quá trễ cô hai đã gởi thằng nhỏ về nhà vú đúng một tuần lễ rồi.
Chàng sốt ruột chen vai Hạnh, tiến lên trước:
− Tôi có nghe bác sáu nói, Mỹ Dung ngủ chưa, cô Hạnh?
− Chưa! Tôi đang thoa dầu, bóp tay chân cho cô hai thì nghe cậu kêu cửa. Cô hai trông ngóng cậu lắm, cổ mới vừa nhắc cậu đó.
Bước vô buồng chợt thất Mỹ Dung đang nằm thoải mái, đô, tay ấp lên ngực, mắt nhắm như ngủ, chàng rón rén đến bên giường, nhẹ đặt tay lên trán nàng:
− Em! Mỹ Dung!
Nàng vẫn không nhúng nhích.
Chàng ngoảnh lại nhìn Hạnh:
− Mỹ Dung ngủ hay trong mình làm sao?
Đem đèn đặt giữa bàn, vặn tỏ thêm, rồi Hạnh dần lùi ra:
− Có sau đâu cậu. Cô hai mới nói chuyện với tôi đó mà ngủ rồi. Coi bộ cổ ngủ ngon hơn lúc chưa sanh. Thôi, cậu ở đây với cô hai, tôi vô à!
Bình sửng sốt:
− Cô vô đâu?
Hạnh cười tế nhị:
đa... , vô nhà, về đằng nhà ngủ. Có cậu bên cạnh cô hai rồi, tôi còn ở đây chi nữa, không có ích gì cho cô hai, mà lại quấy rầy cho cậu.
Chàng đưa tay vẫy nhẹ:
− Không! Cô cứ ở đây với Mỹ Dung cần gì, cô biết rành hơn tôi, cô giúp đỡ được. Tôi là đàn ông mà làm sao săn sóc cho sản phụ được.
− Có gì khó khăn đâu cậu.
− Mà tôi yêu cầu cô ở lại với Mỹ Dung. Nếu cô cần về nhà, thì tôi phải nhờ bác gái, cô kêu bác gái ra dùm to6i.
Hạnh ra vẻ ngạc nhiên:
− Cậu không ở lại, cậu về Sàigòn liền à?
− Về liền sao được, tôi cần ở lại trên này vài ngày.
Hạnh đến gần chàng, trớ trên hỏi nhỏ:
− Cậu bắt tôi ở đây mà không cógì trở ngại cho cậu sao?
Bình lắc đầu cười:
− Cô khéo xử sự lắm, tế nhị lắm! Cám ơn cô! Lúc trước khác, tôi và Mỹ Dung đang cần sự có mặt của cô ở đây. Nếu không đủ chỗ ngủ, tôi trải giấy nằm dưới đất cũng được, cô đừng lo, nghe hôn.
đạ! Cậu biểu ở lại thì tôi mới dám ở lại. Chắc cậu chưa ăn cơm chiều hả? Còn cơm nguội với cá trê kho tiêu... Bà già đi chợ lựa cá thật ngon mua kho tiêu sọ thật cay cho cô hai ăn cơm. Lở bữa, cậu dùng đỡ...
Chàng khoa tay ngăn:
− Thôi khỏi, cô Hạnh! Tôi đã ăn cơm chiều rồi.
Thế rồi, cô Hạnh cũng lặng lẽ rút lui, ra ngoài bắc ghế ngồi canh cửa, để cho chàng với nàng được tự do nói chuyện nhớ thương!
Bình len lén ngồi xuống chiết ghế phía trên đầu giường, lặng ngắm nàng thở đề trong giấc ngủ chớ không dám lay gọi nữa. Chàng nhận thấy bây giờ Mỹ Dung càng đẹp hơn trước nhiều, nét đẹp đều đặn, quyến rũ của một người con gái đã... thành đàn bà!
Nghe vắng tiếng Hạnh, đoán biết Hạnh đã ra khỏi buồng rồi, Mỹ Dung mới mở mắt tìm chàng:
− Anh!
Bình lật đật sang qua giường ngồi ve vuốt nàng:
− Em! Khỏe hả?
Nàng tươi cười như hoa hồng nở trên môi:
đạ, em vẫn khỏe như thường. Cô Hạnh đi rồi hả anh?
− Ngoài trước! Thấy em ngủ, anh không dám là động...
Vừa nói, chàng vừa cúi xuống làm con ong mật say sưa hút hương nhụy của đóa hoa môi.
Mỹ Dung chếch choáng với men tình càng thắm, càng nồng. Nàng cảm thấy dật dờ như vừa uống một ly Champagne lúc ban chiều. Nàng cài những ngón tay tháp bút vào tóc chàng:
− Vì sợ anh dè dặt.. trước mặt cô Hạnh, nên em mới nhắm mắt giả ngủ vậy chớ, anh vô từ lúc nào, anh với cô Hạnh nói chuyện gì, em điều nghe hết.
− Bô em muốn ngồi dậy hả?
− Anh cho em ngồi vậy một chút, nằm hoài, nóng lưng quá anh ơi.
Chàng rất cẩn thận:
− Ngồi dậy có sao hôn?
đdâu có sao. Má với bà Sáu không cho em đi tới, đi lui, chớ đâu có cấm em ngồi.
Bình nhè nhẹ luồn tay dưới cô? Mỹ Dung, đỡ nàng ngồi dậy:
− Nhớ con hôn?
Gương mặt nàng tươi vui vụt sa sầm buồn:
− Sao lại không. Có khi, nửa đêm thức giấc, em nhớ tới con mà không ngủ lại được. Em không muốn giao cho vú, nhưng ba má cương quyết không cho em nuôi con, sợ em mất sức khỏe. Mà em xa con như vậy, thương nhớ con quá, em ăn ngủ không được lại càng ảnh hưởng nhiều cho sức khỏe hơn nữa. À, anh biết nhà vú chưa? Anh ghé thăm con chưa?
Bình cũng không vui:
− Chưa! Ơ? Sàigòn, anh đi thẳng lên đây. Bác sáu nói, mai mốt bác sáu sẽ đưa anh đi thăm con. Em đặt tên cho con là gì đó?
− Cái tên do anh chọn lựa trước kia đó.
− Minh!
− Ừ! Cha Bình, con Minh! Bình Minh là nguồn vui của đời em, nhưng đời em chưa thoát khỏi ngõ tối của đêm dài vô tận. Mộng ước của em, cũng như của anh chưa tìm thấy bình minh!
Đến đây, Mỹ Dung đưa đôi tay bưng mặt chàng xoay lại kiểm điểm từng nét mày, vành môi của chàng, rồi bỗng nhiên nàng vui sướng tươi cười:
đdứng như lời cô Hạnh nói với anh lúc nảy, con giống anh chẳng khác nào cắt cái đầu để qua! Có lần, em nghe má nói, trong chuyện... dan díu thầm lén..., đứa con sinh ra rất giống cha, giống đến nổi dù có giữ kín thế mấy, người ta cũng biết cha nó là i.
Bình giật mình, lo lắng:
− Vậy sao? Mọi người đã biết anh...
Nàng ngã đầu tựa vai chàng:
− Không! Anh yên tâm! Nói vậy chớ nét mặt của một hài nhi mới sanh làm gì giống y hệt với một nét mặt hai ba mươi tuổi được
Đột ngột chàng trớ trêu hỏi:
− Bé Minh có một nét nào giống ông Bửu Châu hay không?
Bất bình ra mặt, Mỹ Dung giãy nảy:
− Bậy nha! Giống ông Bửu Châu sao được mà giống! Anh hỏi em câu đó, tức là anh nghi bậy bạ cho em rồi đó. Nếu anh không tin đó là con anh, mang huyết nhục của anh thì thôi, hai đứa nên ngoảnh mặt chia ly từ hôm nay. Anh về cưới vợ khác đi. Còn em, em bằng lòng.. về với ông Bửu, để cha mẹ em khỏi có buồn lo gì nữa hết.
Chàng liền đem những nụ hôn nồng nàn làm cống lễ cầu hòa với nàng:
− Anh nói đùa, trêu em cho vui, vậy mà giận hà!
Nàng vẫn còn giãy đỏng:
− Bộ hết chuyện để anh trêu đùa rồi sao mà hỏi kỳ cục vậy?
− Thôi, anh xin lỗi em đó. Đừng giận anh nữa, em cưng! Cười đi cho anh vui.
Nàng nghiêm giọng:
− Nghe em hỏi nè! Anh có cần thử máu hôn?
− Thử máu gì? Thử máu ai?
− Thử máu con với anh... để anh không còn ngờ vực nữa.
− Khổ quá! Anh nói chơi mà em mãi cố chấp. Anh có nghi ngờ gì đâu mà em bảo thử máu. Đừng nói vậy nữa, anh buồn lắm à, nghe hôn.
− Ai biểu anh hỏi... con có giống Bửu Châu hay không. Nếu anh là con gái đứng vào hoàn cảnh của em, thử hỏi anh có đau lòng vì câu hỏi đó hay không.
Bình khéo lo lót thêm:
− Anh nhận lỗi! Anh hớ hênh nói đùa như vậy chớ không hề có y nghĩ gì hết. Bỏ ra, đừng chấp nhứt nữa, nghe cưng! Cười tươi đi cưng!
Nàng cười thỏa mãn:
− Trong luc' đau đẻ mà nghe anh nói đến Bửu Châu chắc em chết luo6n à!
Chàng ôm ngang Mỹ Dung:
− Nghe bà Sáu nói, em đau bụng tới hai ngày, hai đêm phải hôn?
− Chớ sao? Em đau đến ngất không biết bao nhiêu lần. Thanh giường mà em bóp nghe mềm thì anh đủ biết em đau bụng đến mức nào. Qua rồi, em tưởng như chết đi sống lại.
Bình sảng sốt:
đdau dữ vậy sao? Vậy mà anh tưởng... như đau bụng thường.
Đôi mắt nàng ứa lệ:
− Trong lúc em muốn ngất đi, em ước ao được nằm trên cánh tay anh, để tìm nơi anh chút an ủi, vỗ về... Nhưng em hoàn toàn thất vọng. Tất cả mọi người chung quanh em đều nhìn em bằng tia mắt thản nhiên, lạnh lùng. Cho đến ba má cũng vậy, không có một ai tỏ ra xót thương em hết.
Thấy vậy, em tủi thân quá, anh ơi! Bao nhiêu lần em muốn gọi tên anh thật to cho bớt đau đớn, nhưng em kịp nhớ ra, em làm như vậy tức là em cung khai tất cả sự thật mà em cần giữ bí mật cho đến ngày anh thành danh.
Chàng kề môi uống cạn lệ viền mi nàng:
− Tội nghiệp em cưng của anh quá! Bây giờ, em không còn buồn nữa phải hôn?
− Hết buồn rồi, nhưng chưa được trọn vui.
− Sao vậy?
− Vì không có con của chúng mình ở đây để em bế nó lên cho bú, rồi em trao sang cho anh ẵm để anh nựng con. Hai đứa mình chụm đầu lại ngắm con, vừa tính chuyện tương lai cho con. Được vậy thì còn gì vui sướng cho bằng phải không anh?
Bình nhẹ cắn môi ra dáng trầm ngâm không đáp.
Nàng lay lay vai chàng và tiếp:
− À! Nè, anh! Hay là anh chạy vô nhà bà Sáu đến gặp vú, bảo vú đem con lại đây cho hai đứa mình ngay đi. Mau mau did, nha anh!
Chàng thiểu nảo lắc đầu.
Dáng điệu của chàng làm cho Mỹ Dung băn khoăn:
− Sao vậy? Sao anh lắc đầu? Sao anh không muốn rước con về đây với mình?
Bình gượng cười:
đdêm tối có sương xuống lạnh, không nên bảo vú bế con đi, rủi nó bị nhiễm sương, nhiễm gió thì khố. Mình có nhớ con thì... ráng chịu đi, nên bảo trọng sức khỏe cho con mới được.
Chàng kéo ghế vải ngồi quay mặt ra biển, mắt đăm đăm theo dõi hai cái bóng, một già mặc quần đùi xanh bên một thiếu nữ mặc monokini hồng, so vai nhau chẫm rãi đi bọc theo mé nước.
Không có một hành động hay một cử chỉ nhỏ nhặt nào của hai người ấy lọt ra khỏi tầm mắt của chàng cả. Điếu thuốc trên tay cháy đến gần hết mà chàng chẳng hút được hơi nào, chừng nóng bỏng hai ngón tay, chàng mới vứt tàn đi.
Ngoài kia, thiếu nữ monokini hồng dần trầm mình xuống nước đùa nghịch với sóng biểng. Còn ông già thì bơi loanh quanh theo bên nàng.
Anh bồi kéo sửa cái bàn đặt ngay lại gây tiếng động làm cho chàng giật mình. Chàng ngoảnh lại, đưa tya vẫy. Anh bồi lật đật chạy lại tỏ ra lễ phép trước mặt chàng:
− Thưa ông, ông cần chi?
Thấy anh bồi có dáng khá đẹp trai, chàng dè dặt:
− Xin lỗi! Anh có phải là chủ quán hay khôgn?
Anh bồi chỉ mông lung:
− Thưa không, chủ quán là ông già mập mập vừa đi ra đó ông, còn tôi là cháu của ông chủ, tôi ở giúp việc cho chú tôi cũng như là người làm công. Ông cần gặp ông chủ?
− Thôi, khỏi! Anh cho tôi hỏi, có phải cái phòng phía đầu trên đã có người thuê... ?
Anh bồi gật đầu đáp nhanh:
đạ phải!
− Là hai người vừa đi tắm đó phải hôn?
Anh bồi toe toét cười:
đạ! Cặp chồng già vợ trẻ đó ông. Lúc hai người mới vô đây, tôi lại tưởng là cha con chớ. Chừng nghe ông già nọ kêu cô kia bằng em ngọt xớt, tôi mới nổi da gà! Thiệt đó, ông! Nghe hai người xưng hô ngọt ngào với nhau, tôi thấy ốc ác nổi cùng mình. Chắc là... cặp tình tự gì đó chớ hổng phải vợ chồng chánh thức đâu. Cô gái mê ông già là vì tiền...
Hơi khó chịu, Bình nghiêm giọng chận ngang:
− Biết đâu người ta vì hoàn cảnh nào đó mà người ta phải chấp nhận mối tình ngang trái. Mà anh phải biết, chồng già vợ trẻ là tiên; vợ già chồng trẻ là duyên ba đời! Thiên hạ chẳng mấy ai được vậy đâu.
Nhưng thôi, chuyện người ta làm sao, mặc người ta, mình không nên xoi mói. Hiện giờ, căn phòng đầu trên đã có đôi vợ chồng đó chiếm rồi phải hôn?
đạ! Căn phòng đó là căn phòng lý tưởng à!
Chàng nhẹ cau mày:
− Lý tưởng làm sao?
Anh bồi ngập ngừng:
− Thì... đủ tiện nghi... cho một đôi vợ chồng, hay một cặp tình nhân, vừa mát mẻ, vừa kín đáo, lại có buồng tắm nước nóng, nước lạnh ngay trong đó.
Bình cười gằn!
− Hừ! Thì ra vậy! Đủ tiện nghi cho những ai cần làm tình phải hôn?
− Bởi vậy cho nên cái phòng đó không có ngày nào bỏ trống hết. Ngày thường cũng như ngày chủ nhựt, hễ vừa mở cửa thì có người dặn trước hà.
Bình rắn giọng:
− Họ chưa trả tiền phòng mà phải hôn?
đạ! Chừng nào về, khách mới trả tiền phòng, tiền ăn luôn một lượt
− Vậy thì anh lấy phòng đó lại để cho tôi mướn, với giá nào tôi cũng chịu hết.
Anh bồi thảng thốt:
đdâu được ông! Người ta đã để đồ đạc trong đó rồi, tôi đâu có dám làm mích lòng khách. Xin ông cảm phiền nghỉ tạm ngoài này, ở đây có ghế vải, trên kia có đi văng, ông muốn nằm chỗ nào cũng được hết, quán không có tính tiền. Mà ông đi có một mình, cần gì phải thuê phòng.
Chàng gằn giọng:
− Không phải tôi cần một phòng kín đáo và tiện nghi để làm tình, mà tôi chỉ cần một chỗ nghĩ ngơi lịch sự thôi. Nếu anh xét thấy không thể buộc vợ chồng ông kia nhường căn phòng đầu trên lại cho tôi, thì anh dọn căn phòng ở bên cạnh cho tôi.
Anh bồi ngẩn ngơ:
đạ thưa... , phòng ở bên nào?
Bình hất hàm:
− Cạnh phòng của vợ chồng ông già đó.
Anh bồi lắc đầu:
− Thưa ông, ở đây là nhà hàng nhỏ, là chỗ khách ăn trưa, chớ không phải khách sạnh, nên chỉ có một phòng đó tho6i, không có phòng thứ hai.
Bình nhăn mặt:
Vậy rồi tôi làm sao đây? Tôi ăn cơm trưa tại đây mà nhà hàng không thể dành cho tôi một phòng nhỏ hay sao? Tôi thấy có cái buồng ở bên cạnh...
Chàng chưa dứt lời thì anh bồi bật cười:
− Buồng đó là buồng tắm nước ngọt đó à ông. Nếu có một phòng nào khác thì ông khỏi phải nói đến tiếng thứ hai. Thôi thì để lát nữa, tôi đem nệm trải trên đi văng cho ông nằm nghỉ. Lần sau, ông đến chơi, tôi sẽ dành chỗ tốt cho ông.
− Biết đâu tôi không có dịp trợ ra đa6y nữa. Anh nói với ông chu/ nên xây cất thêm chừng cả chục phòng nữa thì nhà hàng mới càng đông khách, mặc sức hốt bạc! Ở đây tiện lợi, khách vừa ăn, vừa tắm... tắm rồi ăn tại chỗ, ngũ tại chỗ khỏi mất thì giờ dắt nhau lên khách sạnh.